Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH smart shirts bắc giang năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 91 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LUYỆN THỊ HÀ

THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE
CỦA CÔNG NHÂN MAY CÔNG TY TNHH SMART SHIRTS
BẮC GIANG NĂM 2016

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Châu Thùy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Luyện Thị Hà

i

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.
Phạm Châu Thùy - Giảng viên bộ môn Công nghệ Môi trường, Khoa Môi trường, Học
viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Công nghệ môi trường, Khoa Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Bs.CKII Đặng Thanh Minh - Giám đốc, Bs. CKI Lâm
Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bắc Giang, những người
ln dành cho tôi sự quan tâm và tạo mọi điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể lãnh đạo và phịng quản lý nhân sự Cơng ty TNHH
SMARTS SHIRT Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực
hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khích lệ tơi trong suốt q
trình học tập và công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Luyện Thị Hà

ii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................................ v
Danh mục bảng ..................................................................................................................... vi
Danh mục biểu đồ, hình ....................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn .............................................................................................................. viii
Thesis abtract ......................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 2


1.3.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.4.1.

Phạm vi thời gian .................................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi không gian ................................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................................. 4
2.1.

Tổng quan về ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam ........................................ 4

2.1.1.

Tình hình xuất, nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam ............................................. 4

2.1.2.


Năng lực sản xuất của một số doanh nghiệp dệt may ............................................. 6

2.1.3.

Thực trạng áp dụng công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may ......................... 7

2.2.

Môi trường, điều kiện lao động ngành công nghiệp dệt may.................................. 9

2.3.

Tổng quan các nghiên cứu về sức khỏe, bệnh tật của người lao động ngành
dệt may .................................................................................................................. 12

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ...................................................................... 12

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước ....................................................................... 15

2.4.

Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao
động tới sức khỏe người lao động ......................................................................... 17

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................... 22


iii


3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 22

3.2.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 22

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 22

3.3.1.

Phương pháp điều tra, thu thập thông tin .............................................................. 22

3.3.2.

Phương pháp chọn cỡ mẫu nghiên cứu điều tra .................................................... 22

3.3.3.

Phương pháp đo đạc môi trường lao động ............................................................ 25

3.3.4.


Phương pháp khảo sát tình trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật ................................. 27

3.3.5.

Phương pháp phân tích số liệu và xử lý thơng tin ................................................. 27

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ........................................................................ 28
4.1.

Đặc điểm sản xuất và điều kiện nhà xưởng của công ty ....................................... 28

4.1.1.

Đặc điểm sản xuất: ................................................................................................ 28

4.1.2.

Đặc điểm về điều kiện nhà xưởng và môi trường lao động .................................. 31

4.2.

Thực trạng một số yếu tố môi trường lao động tại công ty TNHH Smart
Shirts Bắc Giang ................................................................................................... 32

4.2.1.

Thực trạng môi trường lao động tại chuyền may .................................................. 32

4.2.2.


Thực trạng môi trường lao động tại khu vực nhà lông ......................................... 34

4.3.3.

Thực trạng môi trường lao động tại khu vực chuyền thêu .................................... 37

4.3.

Thực trạng sức khỏe người lao động của công ty TNHH Smart Shirts Bắc
Giang từ năm 2015-2017 ...................................................................................... 39

4.3.1.

Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................................ 39

4.3.2.

Phân loại sức khỏe, bệnh tật qua khám ................................................................. 43

4.4.

Ảnh hưởng một số yếu tố môi trường lao động tới sức khỏe của người lao động. ...... 52

4.4.1.

Bệnh lý về chức năng hô hấp ................................................................................ 52

4.4.2.

Bệnh lý cơ xương khớp ......................................................................................... 54


4.4.3.

Suy giảm thị lực .................................................................................................... 55

4.4.4.

Triệu chứng đau đầu .............................................................................................. 57

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 59
5.1.

Kết luận ................................................................................................................. 59

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 60

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động


BHLĐ

Bảo hộ lao động

BPB

Bụi phổi bông

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BYT

Bộ Y tế

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CN

Công nhân

CNHH

Chức năng hô hấp

CS


Cộng sự

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKND

Chăm sóc sức khỏe nhân dân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHMT & PTBV

Khoa học Môi trường và Phát triển bền vững

MTLĐ

Môi trường lao động

NC

Nghiên cứu

NLĐ

Người lao động


SGCNHH

Suy giảm chức năng hô hấp

SL

Số lượng

STT

Số thứ tự

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVSCP

Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNLĐ

Tai nạn lao động

WHO


World Health Organization/Tổ chức Y tế Thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Bảng tóm tắt năng lực của một số công ty dệt may ........................................... 6

Bảng 4.1.

Môi trường lao động tại chuyền may ............................................................... 33

Bảng 4.2.

Môi trường lao động tại nhà lông .................................................................... 36

Bảng 4.3.

Môi trường lao động tại chuyền thêu ............................................................... 38

Bảng 4.4.

Bệnh lý về CNHH tại 03 chuyền nghiên cứu .................................................. 52

Bảng 4.5.

Bệnh lý về CNHH tại nhà lông ........................................................................ 53


Bảng 4.6.

Bệnh lý về CNHH tại chuyền may .................................................................. 53

Bảng 4.7.

Bệnh lý cơ xương khớp tại 03 khu vực nghiên cứu ......................................... 54

Bảng 4.8.

Bệnh lý cơ xương khớp tại chuyền thêu .......................................................... 54

Bảng 4.9.

Bệnh lý cơ xương khớp tại chuyền may .......................................................... 55

Bảng 4.10. Suy giảm thị lực tại 03 khu vực nghiên cứu .................................................... 55
Bảng 4.11. Suy giảm thị lực tại chuyền may ..................................................................... 56
Bảng 4.12. Suy giảm thị lực tại chuyền thêu ..................................................................... 56
Bảng 4.13. Triệu chứng đau đầu tại 03 khu vực nghiên cứu.............................................. 57
Bảng 4.14. Triệu chứng đau đầu tại chuyền may ............................................................... 57
Bảng 4.15. Triệu chứng đau đầu tại chuyền thêu ............................................................... 58
Bảng 4.16. Triệu chứng đau đầu tại nhà lông .................................................................... 58

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ 2.1.


Giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam .................................................... 5

Biểu đồ 2.2.

Nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu dệt may ................................................ 5

Biểu đồ 4.1.

Thực trạng tỷ lệ lao động theo giới tính........................................................ 39

Biểu đồ 4.2.

Thực trạng phân loại sức khỏe ở lao động nữ............................................... 40

Biểu đồ 4.3.

Thực trạng phân loại sức khỏe ở lao động nam ............................................ 40

Biểu đồ 4.4.

Thực trạng tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi ............................................ 41

Biểu đồ 4.5.

Thực trạng phân loại sức khỏe ở nhóm tuổi dưới 30 .................................... 42

Biểu đồ 4.6.

Thực trạng phân loại sức khỏe ở nhóm tuổi trên 30 ..................................... 42


Biểu đồ 4.7.

Phân loại sức khỏe của công nhân tại chuyền may ....................................... 43

Biểu đồ 4.8.

Phân loại sức khỏe của công nhân tại nhà lông ............................................ 44

Biểu đồ 4.9.

Phân loại sức khỏe của công nhân tại chuyền thêu ....................................... 44

Biểu đồ 4.10. Thực trạng bệnh lý cơ xương khớp tại chuyền may ..................................... 45
Biểu đồ 4.11. Thực trạng bệnh lý cơ xương khớp tại nhà lông ........................................... 46
Biểu đồ 4.12. Thực trạng bệnh lý cơ xương khớp tại chuyền thêu ..................................... 46
Biểu đồ 4.13. Thực trạng về triệu chứng chức năng hô hấp tại chuyền may ...................... 47
Biểu đồ 4.15. Thực trạng về thị lực tại chuyền may ........................................................... 49
Biểu đồ 4.16. Thực trạng về thị lực tại nhà lông ................................................................. 50
Biểu đồ 4.17. Thực trạng về thị lực tại chuyền thêu ........................................................... 50
Biểu đồ 4.18. Thực trạng về triệu chứng đau đầu tại chuyền may ...................................... 51
Biểu đồ 4.19. Thực trạng về triệu chứng đau đầu tại nhà lông ........................................... 51
Biểu đồ 4.20. Thực trạng về triệu chứng đau đầu tại chuyền thêu ...................................... 51
Hình 3.1.

Sơ đồ tuyển chọn cơng nhân trong nghiên cứu ............................................. 24

Hình 4.3.

Quy trình sản xuất của cơng ty ..................................................................... 28


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Luyện Thị Hà
Tên luận văn: Thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao động tới sức
khỏe của công nhân may công ty TNHH SMART SHIRTS Bắc Giang năm 2016.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60 44 03 01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng một số yếu tố mơi trường lao động của cơng ty TNHH SMART
SHIRTS Bắc Giang.
Tìm hiểu thực trạng sức khỏe của công nhân may công ty TNHH SMART SHIRTS
Bắc Giang.
Đánh giá mối liên quan giữa một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe người
lao động của công nhân may công ty TNHH SMARTS SHIRT Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thu thập thông tin.
Phương pháp chọn cỡ mẫu nghiên cứu điều tra.
Phương pháp đo đạc môi trường lao động
Phương pháp khảo sát tình trạng sức khỏe, cơ cấu bệnh tật.
Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin.
Kết quả chính và kết luận
Công ty TNHH Smart Shirts Bắc Giang là cơng ty có 100% vốn đầu tư nước ngồi
với hơn 600 lao động với quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn khác nhau với quy mô
lớn, sản lượng khoảng 30000 sản phẩm/tháng. Do được xây mới hoàn toàn và sản phẩm
chủ yếu xuất khẩu đi nước ngoài nên hệ thống nhà xưởng, thiết bị công nghệ hiện đại.

Kết quả khảo sát về yếu tố ánh sáng cho thấy khu vực chuyền may và nhà lơng có
126/200 mẫu đo (5 lần đo trong 3 năm) thấp hơn TCVSCP từ 1-160 Lux; Cường độ tiếng
ồn chung ở khu vực chuyền may, nhà lông và chuyền thêu đều vượt TCVSCP từ 2.5-37
dBA; Nồng độ bụi tồn phần có 30/200 mẫu đo (đo trong 3 năm) không đạt TCVSCP, tập

viii


chung ở khu vực nhà lông và vào các mùa đơng (sản xuất hàng đơng xn); Nồng độ hơi
khí CO2 có 150/200 mẫu vượt TCVSCP.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số lao động thuộc nhóm lao động có độ tuổi dưới 30
tuổi tương đương với nhóm lao động có độ tuổi trên 30 tuổi. Tuy nhiên cả 2 nhóm tuổi, đối
tượng thuộc sức khỏe loại I&II chiếm tỷ lệ cao trong khám đầu vào, giảm dần qua các năm.
Trong khi đó, tỷ lệ lao động có sức khỏe loại III, IV&V tăng dần qua các năm. Cụ thể,
nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nhóm lao động có độ tuổi trên 30 tuổi cũng có xu hướng tương
tự, sau 3 năm lao động thì kết quả cho thấy: số lao động có sức khỏe loại I&II giảm từ 99%
xuống 80,2%; số lao động loại III tăng từ 1% lên 15,8%; số lao động loại IV&V tăng từ 0%
lên 4%. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu chúng tơi cịn thấy, số lao động có sức khỏe loại I&II
trong nhóm tuổi trên 30 giảm nhanh hơn so với số nhóm tuổi dưới 30; Trong số 200 đối
tượng nghiên cứu có 175 lao động là nữ giới chiếm 87,5% và 15 lao động là nam giới và
chiếm 12,5%. Trong công nghiệp may mặc, công việc yêu cầu tính tỉ mỉ, khéo tay, chăm
chỉ, cần cù nên việc này phù hợp với nữ giới hơn là nam giới.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ công nhân mắc một số triệu chứng, bệnh lý khi
làm việc trong tại chuyền may, chuyền thêu và nhà lơng so với nhóm cơng nhân đối
chứng (làm việc hành chính, văn phịng, bảo vệ) đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Cụ
thể là triệu chứng đau đầu, suy giảm thị lực, bệnh lý về chức năng hô hấp và bệnh lý về
cơ xương khớp.

ix



THESIS ABTRACT
Full name: Luyen Thi Ha
Thesis title: Situation and inpact of some elements of working environment to the health of
sewing workers SMART SHIRTS LTD Bac Giang in 2016.
Major: Environmental Science

Code: 60 44 03 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives:
Understaning of some factor of working environment of SMART SHIRTS Co. Ltd
Bac Giang.
Understaning of the health status of the garment workers SMART SHIRTS Co. Ltd
Bac Giang.
Evaluate the relationship between some factors of labor environment and workers'
health of the garment workers of SMARTS SHIRT Co. Ltd Bac Giang.
Materials and Methods:
Method of investigation, information collection.
Sample size survey sample selection.
Measurement of labor environment
Methods of surveying health status, disease structure.
Methods of analyzing and processing information.
Main results and conclusions
Smart Shirts Limited Company Bac Giang is a 100% foreign invested company with
more than 600 employees with production process of various stages with large scale,
output about 30000 products / month. Due to the completely new construction and the
products are mainly exported to foreign countries, the system of workshops, equipment
and modern technology.
Survey results on light elements showed that the sewing and fur shop area had

126/200 samples (5 measurements in 3 years) lower than Standards enable from 1-160
Lux; General noise intensity in the sewing area, fur house and embroidery line exceeded
Standards enable from 2.5-37 dBA; The total dust concentration was 30/200 samples

x


(measured in 3 years) did not reach the Standards enable, concentrated in the fur house
and in the winter (winter-spring production); CO CO2 emissions are 150/200 over
Standards enable.
The results show that the number of laborers under 30 years of age is equivalent to
that of workers over 30 years of age. However, in both age groups, subjects in the health
category I & II accounted for high rates in the examination of the input, decreasing over
the years. At the same time, the proportion of healthy people in grades III, IV & V has
increased over the years. In particular, the study also found that over 30-year-olds had the
same tendency. After three years of employment, the number of healthy people in the I &
II decreased by 99%. 80.2%; Number of workers increased from 1% to 15.8%; The
number of IV & V workers increased from 0% to 4%. In addition, the results of our study
also found that the number of health workers in the age group of 30 and over in the age
group over 30 decreased faster than the number of under 30 years; Of the 200
respondents, 175 were female, 87.5% female and 15 male and 12.5% male. In the apparel
industry, the work required meticulous, skillful, diligent, hardworking so this is more
suitable for women than men.
Research results show that the proportion of workers experiencing some symptoms,
working conditions in the sewing line, embroidery and fur house compared to the control
group (administrative, office, security protection) were statistically significant (p <0.05).
Specific symptoms include headache, visual impairment, respiratory disease and
musculoskeletal disorders.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dệt may được hình thành và phát triển từ thời thượng cổ. Tuy nhiên, đến thời
hiện đại, điều kiện lao động của công nhân ngành công nghiệp này tại nhiều nước
vẫn tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ bất lợi đối với sức khỏe.
Ở nước ta ngành công nghiệp dệt may đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt
chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, song vẫn cịn nhiều vấn đề
về mơi trường và sức khỏe chưa được giải quyết thỏa đáng. Cũng như nhiều
nước đang phát triển, do đặc điểm ngành nghề, công việc, đặc thù của ngành may
ở nước ta là lao động nữ, chiếm khoảng 80-90% lực lượng sản xuất, thời gian
làm việc trung bình thường trên 8 giờ/ngày, nhiều khi cơng nhân phải làm việc
tăng ca tới 10-12 giờ/ngày. Môi trường lao động của ngành may ở nước ta
thường bị ô nhiễm do bụi kết hợp với vi khí hậu bất lợi... Tất cả các yếu tố trên
đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Nếu phơi nhiễm lâu ngày,
người lao động dễ mắc các rối loạn bệnh lý nghề nghiệp, đặc biệt là các bệnh hô
hấp nghề nghiệp (Đỗ Hàm, 2007).
Để góp phần chăm sóc, bảo vệ mơi trường và sức khỏe người lao động dệt
may, phòng chống các bệnh liên quan đến yếu tố nghề nghiệp, cũng đã có nhiều
nghiên cứu của các tác giả trong nước được tiến hành từ nhiều năm nay. Các nghiên
cứu cho thấy có nhiều yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm gia tăng nhiều
bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là gia tăng các bệnh đường hơ hấp (Hồng Minh Hiền và
cs, 2010). Tuy nhiên, cịn ít các nghiên đầy đủ mang tính hệ thống, đặc biệt là thiếu
các nghiên cứu can thiệp chăm sóc sức khỏe người lao động.
Bắc Giang là một tỉnh có nhiều nhà máy, xí nghiệp và được coi là tỉnh công
nghiệp phát triển cả về quy mô sản xuất cũng như y tế lao động từ những năm 90
của thế kỷ XX và phát triển mạnh trong những năm gần đây. Hiện nay trên địa bàn
tỉnh có khoảng trên 20 Cơng ty, xí nghiệp may mặc lớn với khoảng 2 vạn lao
động. Công ty TNHH SMART SHIRTS Bắc Giang có địa chỉ tại KCN Vân Trung

- Việt Yên - Bắc Giang là một trong những công ty may lớn, với số lượng hơn 600

1


công nhân. Tuy nhiên, công tác y tế lao động của ngành cơng nghiệp dệt may nói
chung và của cơng ty TNHH SMART SHIRTS Bắc Giang nói riêng lại đang tồn
tại nhiều bất cập cả về môi trường lao động và các vấn đề về sức khỏe của người
lao động lại chưa được qua tâm nhiều. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu đầy
đủ nào về mơi trường, sức khỏe, bệnh tật cũng như các yếu tố ảnh hưởng đối với
sức khỏe người lao động được tiến hành trên địa bàn. Vì vậy, chúng tơi thực hiện
nghiên cứu đề tài:"Thực trạng và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lao
động tới sức khỏe của công nhân may công ty TNHH SMART SHIRTS Bắc
Giang năm 2016".
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chúng ta hãy xem xét phương trình sau:
Lao động

<=> Sức khỏe

(work)

(health)

Lao động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Ví dụ bụi có thể gây tổn thương
đến phổi của cơng nhân. Mặt khác, sức khỏe có thể ảnh hưởng tới lao động: Rõ ràng
rằng một công nhân ốm đau khơng thể lao động như bình thường được. Như vậy,
mối quan hệ giữa sức khỏe và lao động là hai vế của phương trình, đó là hai mặt của
vấn đề. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi giả thiết rằng, môi
trường lao động ở một số phân xưởng của cơng ty may có nhiều yếu tố ảnh hưởng

tới sức khỏe người lao động. Để chứng minh giả thiết trên có đúng hay khơng, đúng
ở mức độ nào, nghiên cứu của chúng tôi sẽ đưa ra thực trạng môi trường lao động và
sức khỏe người lao động tại một số phân xưởng của cơng ty. Từ đó, tìm ra mối
tương quan giữa một số yếu tố mơi trường và sức khỏe người lao động.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu thực trạng một số yếu tố mơi trường lao động của công ty TNHH
SMART SHIRTS Bắc Giang.
- Tìm hiểu thực trạng sức khỏe của cơng nhân may công ty TNHH SMART
SHIRTS Bắc Giang.
- Đánh giá mối liên quan giữa một số yếu tố môi trường lao động và sức khỏe
người lao động của công nhân may công ty TNHH SMART SHIRTS Bắc Giang.

2


1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu, thu thập kết quả khám sức khỏe và kết quả đo môi trường lao
động định kỳ từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2017.
1.4.2. Phạm vi không gian
Tiến hành nghiên cứu tại các chuyền may, nhà lông và chuyền thêu của Công
ty TNHH SMART SHIRTS Bắc Giang. Địa chỉ: Lô CN03 - KCN Vân Trung - Việt
Yên - Bắc Giang.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học về hiện trạng môi trường lao động và
sức khỏe của người lao động trong ngành may mặc. Những kết quả điều tra của đề
tài có tính đại diện nên có độ tin cậy để hỗ trợ quá trình đưa ra những giải pháp nâng
cao việc bảo vệ sức khỏe người lao động ngành may mặc tại một số doanh nghiệp.
Ngồi ra, những số liệu phân tích cũng giúp cảnh báo về mức độ an toàn cũng
như tác động của môi trường lao động đến sức khỏe người lao động, giúp giảm thiểu

được các rủi ro xấu, bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp có thể xảy ra.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài các nhà sử dụng lao động, các cơ
quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học có thể tham khảo để áp dụng vào các
nhiệm vụ mà mình triển khai.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CƠNG NGHIỆP DỆT MAY TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình xuất, nhập khẩu ngành dệt may Việt Nam
Cùng với điện thoại và linh kiện, dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam trong những năm qua. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất khẩu đến
hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt 17,9 tỷ USD; chiếm
13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam và 10,5% GDP cả nước. Tốc độ tăng
trưởng dệt may trong giai đoạn 2008-2013 đạt 14,5%/năm đưa Việt Nam trở thành
một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh
nhất thế giới.
Hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao
động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo
số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho
150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt
may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác. Phần lớn các
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ
(60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số
doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%).
Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng đều qua các năm và hiện trở
thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn thứ 2 của nước ta. Năm 2013, kim ngạch
xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 17,9 tỷ USD; tăng 18,5% so với cùng kỳ; chiếm
13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Nếu tính cả giá trị xuất khẩu xơ, sợi với

2,15 tỷ đồng; tổng giá trị xuất khẩu dệt may và xơ, sợi năm 2013 đạt 20,1 tỷ đồng;
thấp hơn 1,15 tỷ đồng so với nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là điện
thoại các loại và linh kiện (Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 2014).
Xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
đạt kim ngạch cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Năm 2005, xuất khẩu
dệt may của doanh nghiệp FDI chỉ đạt 2,14 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 44% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước. Xuất khẩu nhóm hàng này của doanh
nghiệp FDI liên tục tăng và chính thức vượt doanh nghiệp trong nước kể từ năm

4


2007. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 10,7 tỷ USD, tăng
18,5% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 59,4% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may.
Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước đạt 7,3 tỷ USD, thấp hơn 3,4 tỷ USD
so với doanh nghiệp FDI.

Nguồn: Vitas (2013)

Biểu đồ 2.1. Giá trị xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam

Nguồn: Vitas (2013)

Biểu đồ 2.2. Nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu dệt may

5


Giá trị nhập khẩu ngành dệt may liên tục tăng qua các năm với CAGR trong
giai đoạn 2009-2013 là 20,5%/năm (CAGR giá trị xuất khẩu dệt may trong cùng giai

đoạn là 18,4%/năm). Năm 2013, giá trị nhập khẩu dệt may đạt 13.547 triệu USD;
tăng 19,2% so với cùng kỳ; chiếm 10,25% tổng kim ngạch nhập khẩu Việt Nam
năm 2013. Giá trị nhập khẩu sử dụng cho xuất khẩu năm 2013 đạt 10.432 triệu
USD; theo đó tỷ lệ giá trị gia tăng đạt 48,1%. Trong cơ cấu nhập khẩu, vải chiếm tỷ
trọng chủ yếu. Năm 2013, giá trị nhập khẩu vải đạt 8,397 triệu USD; chiếm 62%
tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may Việt Nam (FPTS Securities, 2014).
2.1.2. Năng lực sản xuất của một số doanh nghiệp dệt may
Bảng 2.1. Bảng tóm tắt năng lực của một số cơng ty dệt may

Nguồn:

Bảng 2.1. là bảng tóm tắt năng lực của một số doanh nghiệp dệt may 6 tháng
đầu năm 2014 cho thấy các doanh nghiệp may lớn như EVE, KMR, TNG,…chủ yếu

6


sản xuất ở phương thức xuất khẩu FBO (Free On Board). Sản xuất theo Theo
phương thức FOB, các doanh nghiệp chủ động tham gia vào quá trình sản xuất, từ
việc mua nguyên liệu đến cho ra sản phẩm cuối cùng; thị trường chủ yếu là nước
ngồi và cơng suất khá cao.
2.1.3. Thực trạng áp dụng công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may
Trong ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam, hiện tồn tại nhiều loại hình sản
xuất khác nhau. Đối với mỗi loại hình sản xuất lại có các khía cạnh gây ơ nhiễm mơi
trường khác nhau.
 Ơ nhiễm nước: Đối với các cơng ty dệt may có các công đoạn sản xuất dệt và
nhuộm thường gây ô nhiễm nguồn nước. Quá trình dệt, nhuộm cần sử dụng một
lượng lớn hố chất, thuốc nhuộm mà chỉ có một phần thuốc nhuộm được lưu lại trên
vải, sợi, phần còn lại cuốn theo nước thải. Trên 80 % các chất trợ cũng thải vào môi
trường. Đặc trưng quan trọng nhất của nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm là sự dao

động lớn cả về lưu lượng và thải lượng các chất ơ nhiễm. Nó thay đổi theo mặt hàng
sản xuất và theo yêu cầu chất lượng của sản phẩm.
 Ô nhiễm khơng khí: Các tác nhân gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí chủ yếu
gồm khi thải lị hơi, nhiệt, và bụi bông từ các công đoạn chuẩn bị và dệt vải phát
sinh trong các cơng đoạn sản xuất. Nhìn chung vấn đề ơ nhiễm mơi trường khơng
khí tại các nhà máy dệt may cũng mới chỉ ở mức ô nhiễm cục bộ.
 Chất thải rắn thông thường bao gồm: Bụi và xỉ than lị hơi; bụi bơng xơ
trong cơng đoạn kéo sợi, dệt may; vải vụn ở các doanh nghiệp may; hóa chất và
thuốc nhuộm kém phẩm chất, hết thời gian sử dụng; các loại bao bì, phế liệu của
ngành cơ khí.
 Ơ nhiễm tiếng ồn: Do việc vận hành các thiết bị máy móc như máy may, máy
dệt, các thiết bị thơng gió, làm mát…
Các cơng ty dệt may hiện nay cũng đã thực hiện nhiều giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm nước thải, bụi, tiếng ồn cũng như chất thải rắn. Bước đầu tiên một công ty dệt
may muốn đi vào sản xuất phải tiến hành đánh giá tác động môi trường và sau khi
báo cáo được duyệt thì mới được đi vào sản xuất. Trong quá trình sản xuất các công
ty dệt may cũng đã thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm:

7


 Đối với nhiễm nước: Để xử lý nước thải ô nhiễm, các công ty dệt may đã áp
dụng nhiều phương pháp xử lý như Phương pháp cơ học: sàng, lọc, lắng để tách các
tạp chất thô như cặn bẩn, xơ sợi, rác, ...; Hóa lý như trung hịa các dịng thải có tính
kiềm, axit cao, đơng keo tụ để khử màu, các tạp chất lơ lửng và các chất khó phân
hủy sinh học, phương pháp oxy hóa, hấp phụ, điện hóa để khử màu thuốc nhuộm,...;
Sinh học để xử lý các chất ơ nhiễm hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học như một
số loại thuốc nhuộm, một phần hồ tinh bột hay các tạp chất tách từ sợi.
 Đối với ô nhiễm bụi: sử dụng thiết bị lọc bụi dạng ướt kết hợp với thiết bị
hấp thụ hơi khí độc dùng dung dịch hấp thụ là nước, vệ sinh công nghiệp, trồng

cây xanh, …
 Đối với chất thải rắn thông thường: các công ty dệt may thường thuê các
công ty môi trường đến thu gom và vận chuyển để xử lý.
 Đối với ô nhiễm do tiếng ồn: thường xuyên kiểm tra độ mòn của các thiết bị
và bơi trơn thường xun, đặt thiết bị có độ ồn cao ở xa khu vực làm việc, dùng nút
bịt tai chống ồn…
Ngồi ra, các cơng ty dệt may cịn có các thiết bị, hệ thống bảo vệ phịng
những rủi ro như cháy nổ, an toàn thiết bị, an toàn khu thử nghiệm và hệ thống
chống sét...
Tuy các công ty dệt may đã có những biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm nhưng
khơng phải tồn bộ các cơng ty dệt may đều có những biện pháp giảm thiểu hữu
hiệu. Các cơng ty dệt may ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do:
- Thiết bị và cơng nghệ sản xuất còn lạc hậu: Đây là nguyên nhân làm phát
sinh chất thải nhiều hơn gây ra ô nhiễm môi trường. Để đổi mới thiết bị cần phải có
vốn đầu tư lớn, đây là một khó khăn rất lớn, khơng dễ dàng vượt qua đối với một số
công ty dệt may có quy mơ vừa và nhỏ của nước ta.
- Nhà cửa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của ngành dệt may đã bị xuống cấp, không
đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là đối với môi trường vi khí hậu,
đối với phân xưởng phát sinh nhiệt nóng (phân xưởng lị hơi, phân xưởng hấp là,
phân xưởng nhuộm ...) thì tổ chức thơng gió tự nhiên chưa tốt. Đối với các phân
xưởng dệt may có sử dụng hệ thống thiết bị điều hịa khơng khí thì kết cấu bao che

8


chưa phù hợp với yêu cầu kết hợp hài hòa thơng gió tự nhiên và thơng gió nhân tạo,
chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo, nhằm tiết kiệm năng lượng.
- Trình độ, kỹ năng quản lý mơi trường còn yếu và chưa đồng bộ. Việc tiếp cận
và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường hiện hành ở Việt Nam tại một số doanh
nghiệp vẫn đang là vấn đề khá khó khăn, q trình thu phí nước thải cũng đã gây ra

nhiều áp lực đối với doanh nghiệp.
- Nhận thức về bảo vệ môi trường và sự tham gia bảo vệ môi trường của những
người lao động trong các cơng ty dệt may chưa cao
2.2. MƠI TRƯỜNG, ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG NGÀNH CƠNG NGHIỆP
DỆT MAY
Ngành cơng nghiệp dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm
của nhiều nước trên thế giới. Cơng nghệ dệt may đang có xu hướng chuyển dịch
sang các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển vì lợi thế về nguồn nhân
lực. Sự chuyển dịch của công nghệ dệt may sang các nước nghèo, đầu tư cơ sở hạ
tầng, máy lạc hậu sẽ là nguy cơ ô nhiễm môi trường, điều kiện lao động không đảm
bảo tại các nước nghèo gia tăng. Ngay tại nước Mỹ, một nước công nghiệp tiến bộ
vào loại bậc nhất thế giới, ô nhiễm bụi môi trường lao động và các điều kiện khác
của môi trường lao động cũng vẫn tồn tại nhiều vấn đề (Bianna D el al., 2014). Khi
nghiên cứu về môi trường lao động của công nhân dệt may tại các nước châu Á,
nhiều tác giả cho rằng vấn đề ô nhiễm bụi hỗn hợp hữu cơ, vơ cơ và vi khí hậu bất
lợi đang là vấn đề có nguy cơ cao đối với sức khỏe. Cũng từ những nghiên cứu này
đã ghi nhận mơi trường vi khí hậu bất lợi đang là rất phổ biến góp phần gây hậu quả
xấu cho sức khỏe người lao động. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều kiện lao
động khơng tốt, tư thế gị bó gặp trên 60% người lao động phải chịu đựng trong
công nghệ may mặc đang là nguy cơ cao đối với nhiều bệnh ở hệ thống cơ, xương,
khớp của công nhân.
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất có tiềm
lực phát triển khá mạnh. Hàng dệt may của chúng ta đã chiếm lĩnh nhiều thị trường
may mặc trên thế giới do nhiều ưu thế về nhân lực, có sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế khác nhau và kỹ thuật phù hợp. Cũng như trên thế giới, cơng nghệ dệt
may Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Dệt may là mặt hàng mũi nhọn của Việt

9



Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ngành may tuy liên tục đầu tư mở
rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu
cầu tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng tăng. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim
ngạch cao, nhưng chủ yếu là làm gia công.
Trong quá trình hội nhập, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như
nhiều ngành công nghiệp khác, công nghệ dệt may phát triển đi đôi với số người
phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ của nghề này tăng lên. Chính vì vậy, người lao
động dệt may cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc về môi trường và
điều kiện lao động. Theo nhiều tác giả, các nguy cơ khơng đảm bảo an tồn, nguy cơ
tai nạn và bệnh nghề nghiệp trong ngành công nghiệp dệt may nước ta còn khá phổ
biến (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Thực trạng điều kiện lao động và sức
khỏe công nhân may, 2012; Khúc Xuyền, 2005) . Nguyên nhân của các vấn đề về
sức khỏe là do nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng các công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn
đến ô nhiễm môi trường và điều kiện làm việc của người lao động không đạt tiêu
chuẩn vệ sinh cho phép. Nhiều nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm môi trường đã ảnh
hưởng tới sức khỏe, xuất hiện nhiều bệnh lạ và nguy hiểm đối với người lao động
(Nguyễn Bạch Ngọc, 1998; Nguyễn Đình Dũng, 2008)
Mặc dù lao động may mặc không quá nặng nhọc nhưng môi trường lao động ở
đây đang là những yếu tố cơ bản, thường xuyên ảnh hưởng đến sức khỏe người lao
động, dẫn đến mắc các bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Môi
trường lao động không đạt TCVSCP tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm
khả năng và năng suất lao động. Các yếu tố môi trường độc hại do cơng nghệ dệt
may có thể tác động cơ thể do tiếp xúc qua nhiều con đường, đặc biệt là đường hô
hấp. Tùy thuộc vào đặc thù của dây chuyền sản xuất mà các yếu tố độc hại có trong
mơi trường lao động dệt may có khác nhau. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phịng và
mơi trường, do môi trường ô nhiễm bụi nên các bệnh phổ biến ở người lao động dệt
may là các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Kết quả điều tra của Lê Văn Thành và cs. (2000) cho thấy ở những cơ sở sản
xuất, nhà máy, công ty may như TNG Thái Nguyên và Phú Lâm (Bắc Ninh) là nơi
có nguồn chất thải độc hại khá nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cộng


10


đồng (chất tẩy, chất nhuộm). Trong nước thải thường chứa các loại hoá chất như:
xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông, phẩm màu. Nước thải không qua xử lý mà
chảy thẳng vào nguồn nước làm cho toàn bộ khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng.
Trước đây ở nước ta cơng nghệ kéo sợi cịn rất lạc hậu vì vậy điều kiện lao
động rất xấu, tình trạng bụi vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) lên tới
hàng chục, hàng trăm lần, càng ở đầu dây chuyền nồng độ bụi càng cao, nguy cơ
mắc bệnh nghề nghiệp càng lớn.
Hiện nay do chính sách mở cửa của nhà nước nên dây chuyền công nghệ đã
được cải thiện và đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa thỏa mãn, đáp ứng được các yêu cầu
vệ sinh cho phép. Các khảo sát vào những năm 80; 90 của thế kỷ trước cho thấy kết
quả nồng độ bụi giảm rất nhiều. Nồng độ bụi trọng lượng tại các vị trí đều thấp hơn
TCVSCP. Nghiên cứu của Bùi Thị Tuyết Mai (1983), cho thấy hàm lượng bụi tổng
hợp đo đạc được là 12mg/m3 khơng khí. Nghiên cứu của Nguyễn Huy Đản (1988)
cho thấy hàm lượng bụi môi trường lao động thường là dao dộng từ 2,2 đến 56
mg/m3. Nồng độ bụi cao nên nguy cơ gây bệnh bụi phổi bông, viêm phế quản cấp,
viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp ln hiện hữu.
Nguyễn Duy Bảo - Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2008), cho
thấy tình hình ơ nhiễm bụi bơng ln là điều đáng lo ngại cho công nhân và khu vực
xung quanh. Để giải quyết vấn đề này, cần có các giải pháp chống bụi (trang bị
phòng hộ cá nhân) để làm giảm thấp nồng độ bụi trong môi trường sản xuất xuống
dưới nồng độ tối đa cho phép, nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe cơng nhân và đề phịng
mắc bệnh bụi phổi bơng (Tạ Tuyết Bình, 2003).
Nghiên cứu của Khúc Xuyền và CS (2005), trong các nhà máy dệt sợi tốc độ
lưu chuyển khơng khí trong nhà ở mức thấp, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép,
do điều kiện sản xuất trong nhà kín. Việc kém lưu thơng khí sẽ tăng nguy cơ tiếp
xúc của cơng nhân với bụi bơng và các loại bụi khác, điều này có ảnh hưởng không

nhỏ đến sức khỏe người công nhân. Về nồng độ bụi, hơi khí độc trong khơng khí
làm việc, nghiên cứu cho thấy trong các nhà máy dệt sợi, nồng độ bụi rất cao, có nơi
cao gấp 33 lần Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép kèm theo một số hơi khí độc (Nguyễn
Thị Bích Liên và Trịnh Đình Dũng, 2003).

11


Theo Phạm Văn Dịu năm 2006 “Tìm hiểu mơi trường lao động và sức khỏe
công nhân ở 2 doanh nghiệp may tại Thành phố Thái Bình”, cho thấy tốc độ gió <1,5
m/s, độ ẩm khơng khí <80%, nồng độ bụi dao động từ 0,2-0,8 mg/m3 khơng khí.
Khảo sát của Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ Lao động năm 2003
cho thấy: điều kiện chiếu sáng tại một số xưởng sản xuất của các cơ sở sản xuất
công nghiệp thuộc các công ty May Hữu Nghị, May Việt Tiến, May Sài Gịn, Nhà
Bè, Bình Minh, Minh Phụng: ánh sáng đều có độ rọi thấp, chỉ đạt 200 đến 280 lux.
Nguyễn Thị Bích Liên (2003), khi nghiên cứu về mơi trường lao động và sức
khỏe của công nhân Công Ty Dệt 8/3, đã cho kết quả: Tại một số khu như khu máy
cung bông, khu máy kéo sợi thụ nhiệt độ cao hơn bên ngoài từ 2-5 độ, trong những
ngày nóng, nhiệt độ trong những nơi này có thể lên tới 37- 40 độ. Tốc độ gió tại hầu
hết các điểm sản xuất được nghiên cứu đều thấp hơn Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép,
những yếu tố này đều có ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân.
Theo Dự án “Điều tra đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức
khỏe con người trong một số ngành nghề tập trung nhiều lao động và đề xuất các
giải pháp hạn chế nhằm bảo vệ nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập” của Viện
Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động, Trung tâm Khoa học Môi trường và Phát triển
bền vững (KHMT&PTBV) đã tổ chức điều tra, đánh giá về hiện trạng môi trường và
điều kiện làm việc trong một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, da
giày, sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa ở một số tỉnh phía Bắc. Các kết quả điều tra
trong năm 2005-2007 tại một số nhà máy dệt may, như: Công ty Dệt may Hà Nội,
Công ty May Việt Vương, Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh (Đà Nẵng) cho thấy mơi

trường lao động tại các nhà máy, xí nghiệp này bị ô nhiễm về nhiệt ẩm, tiếng ồn, bụi
và hơi khí độc.
2.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỨC KHỎE, BỆNH TẬT CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY
2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngồi cho thấy cơng nhân dệt may
thường bị nhiều các chứng bệnh đặc thù so với các ngành, nghề khác. Khi nghiên
cứu về các bệnh nghề nghiệp liên quan đến công việc đều cho rằng công nhân may

12


mặc dễ mắc nhiều chứng bệnh trong đó có các bệnh đường hô hấp (Barry S. Levy et
al., 2011). Nghiên cứu của Raymond D. Park V. (1965-1980) cho thấy công nhân
dệt may dễ bị các rối loạn sinh lý cấp và mạn tính (18-35%). Tác giả giải thích là
nguyên nhân do tiếng ồn và lao động gị bó thường xun tạo ra các stress nghề
nghiệp. Raymond D ParkV cũng nhận thấy có một tỷ lệ cao của người lao động may
mặc ở các nước Đơng Âu có hiện tượng suy giảm chức năng hô hấp kiểu tắc nghẽn
(15-20% trong tổng số những cơng nhân có từ 10 năm trở lên). Ơng cho rằng ngồi
các tiền triệu của bệnh Bysinoses thì hiện tượng viêm nhiễm khí, phế quản cũng làm
suy giảm chức năng hô hấp. Nghiên cứu Artamonova, Satalop (Nga) vào những năm
1960-1990, cho thấy 12% công nhân may ở Liên hiệp dệt may Kanilin grad bị bệnh
Bysinose, 38% bị viêm phế quản cấp và mãn tính. Các tác giả giải thích hiện tượng
kích thích tăng tiết và gây mất nước, rối loạn chuyển ho, bề mặt tế bào niêm mạc
đường hô hấp cùng với sự hiện diện thường xuyên của các vi sinh vật gây bệnh ở
mũi họng và phế quản là nguyên nhân gây nên các rối loạn bệnh lý đã được phát
hiện. Nghiên cứu của De Jong FM, De Snoo GR, LooriJ TP (2001), cho thấy có tới
10-20% người lao động dệt may ở Phần Lan bị stress nghề nghiệp ngay từ khi mới
lao động ở ngành này trong những năm đầu (dưới 5 năm).
Khi nghiên cứu về các bệnh phổi mạn tính thường gặp, theo thống kê của Tổ

chức Y tế Thế giới (WHO) đến năm 1997, trên thế giới có khoảng 300 triệu người
mắc bệnh viêm nhiễm phế quản trong đó viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
thường chiếm khoảng hơn 1/3. Bệnh Bụi phổi bông cũng có một tỷ lệ đáng lưu ý
trong số này.
Thơng thường người lao động trong ngành dệt may có thể bị một số rối loạn
bệnh lý nghề nghiệp đặc thù hoặc gia tăng một số bệnh thông thường so với các
cộng đồng khác. Theo Artamonova (1975-1995), công nhân may thường bị các bệnh
mũi họng và hô hấp nhiều hơn 2 đến 3 lần so với các đối tượng khác đặc biệt là các
bệnh dị ứng ở mũi họng. Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ của công nhân dệt may
thuộc liên hiệp dệt may Sinpeterbug các năm 1980-1990 cho thấy tỷ lệ bệnh mũi
họng ở đối tượng này thường xung quanh 75-85% trong khi các ngành khác thường
chỉ từ 30-50%. Người cơng nhân dệt may có thể bị bệnh viêm phế quản với tỷ lệ cao
hơn bình thường từ 1,2 -1,5 lần. Theo Megg (2004) tỷ lệ viêm phế quản trong công

13


×