Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Giáo trình Hòa thanh - Trường Cao đẳng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.48 KB, 55 trang )

UBND TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ
MƠN HỌC/MƠ ĐUN: HỊA THANH
NGÀNH: THANH NHẠC, ORGAN, BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

Lưu hành nội bộ
Năm 2019
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI GIỚI THIỆU
Hòa âm là sự kết hợp các âm lại thành những chồng âm và sự liên hệ nối tiếp nhau
của các chồng âm đó.
Hịa âm có một tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của tác phẩm Âm nhạc
và làm cho sức biểu hiện của tác phẩm được sâu sắc và phong phú hơn. Hòa âm là phương
tiện làm cho giai điệu có nhiều sắc thái và màu sắc xúc cảm khác nhau nhất, điều này được
thể hiện rõ ràng nhất trong những trường hợp khi những giai điệu vang lên, có sự kết hợp
của phần đệm kèm theo bằng nhiều lối nối tiếp các chồng âm khác nhau.
Để định nghĩa cho gọn từ ngữ “hịa âm” có nghĩa là mơn học nghiên cứu về sự cấu
tạo và nối tiếp các chồng âm với nhau.


Chồng âm là sự kết hợp cùng một lúc của một số âm. Chồng âm gồm từ ba, bốn
hoặc năm âm… có độ cao khác nhau và tên gọi khác nhau tập hợp lại thành hợp âm.
Mơn học hịa âm cung cấp cho học sinh, sinh viên những kiến thức về điệu thức và
các chức năng trong điệu thức, từ đó học sinh có thể nối tiếp được các hợp âm với nhau
theo đúng quy luật hịa âm và có sự cảm nhận về thẩm mĩ hòa âm để phục vụ, bổ chợ cho
các mơn học chun ngành.
Giáo trình này được chia thành hai chương
Chương I; Cung cấp cho học sinh kiến thức về hệ thống, chức năng của các hợp âm
năm chính cùng những thể đảo của chúng và phương pháp kết hợp các hợp âm năm chính
với nhau đúng quy tắc. Từ đó có thể phối hịa âm cho một giai điệu bằng các hợp âm năm
chính.
Các loại kết câu nhạc, đoạn nhạc và các vòng hòa âm trong kết. Hợp âm bảy át và
các thể đảo, các loại hợp âm sáu bốn thêu và lướt.
Chương II; Hệ thống chức năng đầy đủ của điệu trưởng và điệu thứ hòa âm. Sự
chuẩn bị và giải quyết cho các hợp âm năm phụ.
Lào Cai, năm 2019
Người biên soạn
Kiều Đức Thăng

3


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP ÂM NĂM VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HỢP ÂM NĂM
CHÍNH............................................................................................................................. 8
Bài 1. Hợp âm năm trưởng và hợp âm năm thứ trong hòa âm bốn bè .........................8
1. Định nghĩa. ...........................................................................................................8
2. Cách sắp xếp của hợp âm. ....................................................................................9
3. Lỗi chéo bè, rỗng bè. ............................................................................................ 9
Bài 2: Hệ thống chức năng của các hợp âm năm chính ................................................11

1. Điệu thức.............................................................................................................11
2. Hệ thống chức năng của các hợp âm năm chính (T-S-D). .................................11
3. Vịng hịa âm - các cơng thức vịng hịa âm........................................................11
Bài 3: Sự kết hợp các hợp âm năm gốc......................................................................13
1. Khái niệm sơ bộ. .................................................................................................13
2. Sự tiến hành bè. ..................................................................................................13
3. Sự chuyển động của các bè. ................................................................................13
4. Tương quan giữa các hợp âm. ............................................................................14
5. Phương pháp kết hợp các hợp âm năm. .............................................................. 14
Bài 4: Phối hòa âm cho giai điệu bằng các hợp âm năm chính .................................17
1. Khái niệm............................................................................................................17
2. Cách phối hịa âm cho giai điệu bằng các hợp âm năm chính............................ 17
Bài 5: Sự thay đổi vị trí các âm của hợp âm .............................................................. 19
1. Vai trò của sự thay đổi vị trí âm. ........................................................................19
2. Các cách thay đổi vị trí âm. ................................................................................19
3. Hướng dẫn thực hành..........................................................................................20
Bài 6: Phối hòa âm cho bè Bass .................................................................................21
1. Áp dụng kết hợp theo lối hòa âm........................................................................21
2. Áp dụng kết hợp theo lối giai điệu. ....................................................................21
3. Áp dụng sự thay đổi vị trí âm. ............................................................................21
4. Hướng dẫn cách phối hòa âm cho bè Bass. ........................................................21
Bài 7: Bước nhảy của các âm năm .............................................................................23
1. Khái niệm............................................................................................................23
2. Bước nhảy âm năm ở bè Soprano. ......................................................................23
3. Bước nhảy âm năm ở bè Tenor...........................................................................23
Bài 8: Kết - đoạn nhạc - câu nhạc ..............................................................................25
1. Sự phân chia trong tác phẩm âm nhạc. ............................................................... 25
2. Đoạn nhạc, câu nhạc. .......................................................................................... 25
4



3. Kết trong đoạn nhạc. ........................................................................................... 25
4. Các hình thức chủ yếu của kết. ...........................................................................25
5. Những biến dạng khác của kết hồn tồn và khơng hồn tồn. .........................26
Bài 9: Hợp âm bốn sáu trong vòng kết (K6/4) ........................................................... 27
1. Định nghĩa và kí hiệu. .........................................................................................27
2. Cách sử dụng. .....................................................................................................27
Bài 10: Hợp âm sáu của các hợp âm năm chính ........................................................29
1. Định nghĩa và kí hiệu. .........................................................................................29
2. Cách sử dụng. .....................................................................................................29
3. Cách nối tiếp hợp âm năm với hợp âm sáu. .......................................................30
Bài 11: Các bước nhảy khi kết hợp các hợp âm năm với hợp âm sáu .......................32
1. Các dạng bước nhảy khi kết hợp các hợp am năm với hợp âm sáu. ..................32
2. Các lỗi năm ẩn tám ẩn. .......................................................................................32
Bài 12: Cách nối tiếp hai hợp âm sáu ........................................................................34
1. Khái niệm chung. ................................................................................................ 34
2. Tương quan quãng bốn - năm (T6 <–> S6; T6 <–> D6). ...................................34
3. Tương quan khoảng hai (S6 -> D6). ...................................................................34
Bài 13: Các hợp âm bốn sáu lướt và thêu ..................................................................35
1. Khái niệm sơ bộ. .................................................................................................35
2. Hợp T6/4 và D6/4 lướt. .....................................................................................35
3. Hợp âm S6/4 và T6/4 thêu. ................................................................................35
Bài 14: Hợp âm bảy át gốc D7 ...................................................................................37
1. Kết cấu và kí hiệu. .............................................................................................. 37
2. Sự chuẩn bị của hợp âm bảy át (T(6), S(6), D(6), K6/4. ....................................37
3. Giải quyết cho D7. .............................................................................................. 37
Bài 15: Các thể đảo của hợp âm bảy át ......................................................................39
1. Tên gọi và kí hiệu. .............................................................................................. 39
2. Chuẩn bị cho hợp âm D7 đảo. ............................................................................39
3. Giải quyết cho D7 đảo. .......................................................................................39

4. Thay đổi vị trí âm. .............................................................................................. 39
5. Vịng lướt T – D4/3 – T6. ...................................................................................40
Bài 16: Những bước nhảy khi giải quyết hợp âm bảy át về hợp âm chủ ...................41
1. Bước nhảy âm một và âm năm. ..........................................................................41
2. Các khoảng tám song song và ngược hướng ở kết hẳn. .....................................41
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CHỨC NĂNG ĐẦY ĐỦ CỦA ĐIỆU TRƯỞNG VÀ ĐIỆU
THỨ HÒA ÂM ..............................................................................................................42
5


Bài 17: Hệ thống chức năng đầy đủ của điệu trưởng và điệu thứ hòa âm .................42
1. Điệu trưởng. ........................................................................................................42
2. Điệu thứ hòa âm. .................................................................................................42
Bài 18: Hợp âm sáu và hợp âm năm bậc II; SII6, SII ................................................44
1. Hợp âm sáu bậc II (SII6). ...................................................................................44
2. Hợp âm năm gốc ở bậc II. ..................................................................................44
3. Hợp âm chủ lướt đứng giữa các hợp âm SII, SII6 và S6. ...................................45
Bài 19: Hợp âm năm ở bậc VI – kết ngắt...................................................................46
1. Đặc điểm chức năng. .......................................................................................... 46
2. TSVI mang chức năng hạ át. ..............................................................................46
3. TSVI mang chức năng chủ khi đứng trước D, D7..............................................46
Bài 20: Hợp âm bảy hạ át SII7 + đảo .........................................................................48
1. Định nghĩa và ký hiệu. ........................................................................................48
2. Các thể đảo của hợp âm bảy hạ át. .....................................................................48
3. Sự chuẩn bị của SII7 + đảo. ................................................................................48
4. Giải quyết cho SII7 + đảo. ..................................................................................48
5. SII7 trong các vòng thêu và lướt. .......................................................................49
Bài 21: Hợp âm bảy dẫn DVII7 + đảo .......................................................................50
1. Định nghĩa và ký hiệu. ........................................................................................50
2. Sự chuẩn bị của hợp âm bảy dẫn. .......................................................................50

3. Cách giải quyết hợp âm bảy dẫn. ........................................................................50
4. Vòng lướt sử dụng hợp âm DVII7. .....................................................................51
Bài 22: Những hợp âm nhóm át ít dùng .....................................................................52
1. Hợp âm sáu của hợp âm năm giảm ở bậc VII (DVII6). .....................................52
2. Hợp âm năm bậc III của điệu trưởng (DTIII). ....................................................52
3. Hợp âm át có âm sáu (D7 sáu treo). ...................................................................52
Bài 23: Hợp âm chín át D9.........................................................................................54
1. Định nghĩa và ký hiệu. ........................................................................................54
2. Chuẩn bị cho hợp âm chín át. .............................................................................54
3. Giải quyết cho hợp âm chín át. ...........................................................................54

6


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Hịa thanh
Mã mơn học: MHT15
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: Hịa thanh là học phần trong khối các môn học lý thuyết cơ sở ngành bắt buộc của
chương trình đào tạo Trung cấp và Cao đẳng Âm nhạc chuyên nghiệp – Chuyên ngành; Thanh nhạc,
Organ, Nhạc cụ truyền thống.
Học phần nghiên cứu những vấn đề cơ bản về điệu thức và cách phối hòa âm bốn bè.
- Tính chất: Mơn học lý thuyết cơ sở ngành bắt buộc
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Mơn hịa thanh có ý nghĩa và vai trị quan trọng
trong việc trang bị cho học sinh những nền tảng kiến thức về phương pháp phối hòa âm
bốn bè, từ đó học sinh có thể sáng tác được tác phẩm Âm nhạc ở những thể loại nhất
định. Đồng thời nó cịn có sự bổ trợ quan trọng cho các chun ngành của học sinh.
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức: Trang bị cho học sinh kiến thức về cách phối hòa thanh cho giai điệu bằng các
loại hợp âm và các vòng hòa thanh.

- Về kỹ năng: Sau khi học xong học phần này, học sinh nắm được các kĩ năng về phối hòa thanh
bốn bè.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong giờ lên lớp HSSV phải có trách nghiệm tham gia góp
ý xây dựng bài, thái độ học tập nghiêm túc.

7


CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP ÂM NĂM VÀ SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC HỢP ÂM
NĂM CHÍNH
Bài 1. Hợp âm năm trưởng và hợp âm năm thứ trong hòa âm bốn bè
Mục tiêu
Kiến thức: Cung cấp định nghĩa về hợp âm năm, các loại hợp âm và cách sắp xếp
hợp âm năm trưởng và năm thứ trong hòa âm bốn bè. Các lỗi rỗng bè và chéo bè phải
tránh trong khi xây dựng cũng như nối tiếp hợp âm.
Kỹ năng: Học sinh xây dựng được hợp âm năm trưởng và năm thứ ở các giọng
khác hau.
1. Định nghĩa.
Hợp âm năm là hợp âm gồm có ba âm, được sắp xếp chồng lên nhau bằng các
quãng ba.
Có bốn loại hợp âm năm:
Hợp âm năm trưởng; Là hợp âm gồm một quãng năm trưởng và một quãng năm
thứ chồng lên nhau.

Hợp âm năm thứ; Là hợp âm gồm một quãng ba thứ và một quãng ba trưởng
chồng lên nhau.

Hợp âm năm tăng; Là hợp âm gồm có hai quãng ba trưởng chồng lên nhau.

Hợp âm năm giảm; Là hợp âm gồm có hai quãng ba thứ chồng lên nhau.


8


2. Cách sắp xếp của hợp âm.
Trong âm nhạc, các hợp âm được trình bày dưới hình thức bốn bè, thích ứng tự
nhiên với sự phân chia giọng hát của người ra thành bốn loại; Soprano, Alto, Tenor, Bass
(tính từ trên xuống). Như vậy, hợp âm năm sẽ phải tăng đơi một trong ba âm của nó,
thường là âm một (âm một là âm gốc).
Hợp âm năm có hai cách sắp xếp chính:
Xếp hẹp; Là khoảng cách giữa ba bè trên không quá một quãng bốn (từ quãng một
đúng đến quãng bốn).

Xếp rộng; Là khoảng cách giữa ba bè trên từ quãng năm đến quãng tám.

3. Lỗi chéo bè, rỗng bè.
Trong hòa âm bốn bè, ba bè trên Soprano, Alto, Tenor, được cách nhau tối thiểu là
quãng một đúng, tối đa là một quãng tám. Hai bè dưới Tenor, Bass, cách nhau tối thiểu là
quãng một đúng, tối đa là hai quãng tám.
Lỗi chéo bè; Là khi để bè Alto cao hơn bè Soprano, bè Tenor cao hơn bè Alto (Bè
dưới cao hơn bè trên).

Lỗi rỗng bè; Là khi để khoảng cách giữa các bè của ba bè trên Soprano, Alto,
Tenor, rộng quá một quãng tám, hai bè dưới Tenor và Bass rộng quá hai quãng tám.
9


Củng cố
Định nghĩa hợp âm năm
Cách sắp xếp hợp âm

Lỗi rỗng bè, chéo bè
Bài tập về nhà
Lấy âm Đô, Fa, Sol của giọng C-dur, âm La, Rê, Mi của giọng a-moll, thành lập
các hợp âm ở hai cách sắp xếp rộng và hẹp trong hòa âm bốn bè.
Thực hành: Đánh trên đàn để nghe âm thanh thực.
Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia
Việt Nam.

10


Bài 2: Hệ thống chức năng của các hợp âm năm chính
Mục tiêu
Kiến thức: Hệ thống chức năng của các hợp âm năm chính.
Kỹ năng: Học sinh xây dựng được các hợp âm năm chính.
1. Điệu thức.
Là hệ thống các hợp âm có quan hệ lẫn nhau, kết hợp lại bởi sức hút về hợp âm
năm chủ.
2. Hệ thống chức năng của các hợp âm năm chính (T-S-D).
Hợp âm năm cấu tạo ở bậc I của gam, tức là trên âm chủ gọi là hợp âm năm chủ,
dùng chữ (T) lớn làm kí hiệu trong điệu trưởng và chữ (t) nhỏ kí hiệu trong điệu thứ.
Hợp âm năm cấu tạo ở bậc V của gam là hợp âm năm át, được kí hiệu bằng chữ
(D) lớn ở cả điệu trưởng và điệu thứ.
Hợp âm năm cấu tạo ở bậc IV của gam là hợp âm năm hạ át, được kí hiệu bằng
chữ (S) lớn ở điệu trưởng và chữ (s) nhỏ trong điệu thứ.
Trong điệu trưởng tự nhiên, các kí hiệu hợp âm là T, S, D.

Trong điệu thứ hòa âm, các hợp âm năm đó được kí hiệu bằng chữ t, s, D.

3. Vịng hịa âm - các cơng thức vòng hòa âm.

Sự nối tiếp mạch lạc của một số hợp âm tạo thành vòng hòa âm. Những sự nối tiếp
đơn giản nhất và lôgic của chúng dựa trên cơ sở là; Sau hợp âm chủ, đưa vào một hay vài
hợp âm không ổn định, tạo nên sự căng thẳng nào đó mà muốn giải quyết thì cho quay về
hợp âm chủ.
11


Các vịng hịa âm có tên gọi như sau:
Vịng chính cách; gồm hợp âm át và chủ (D-T; T-D-T) nếu dừng lại ở D thì gọi là
vịng nửa chính cách (T-D; S-D).
Vòng biến cách; Gồm hợp âm hạ át và chủ (S-T; T-S-T) nếu dừng lại ở S thì gọi là
vòng nửa biến cách.
Vòng đầy đủ; gồm cả năm chức năng (T-S-D-T).
Như vậy về mặt hịa âm ta cũng có những loại kết sau:
Kết chính cách; D-T; S-D-T
Kết nửa chính cách; T-D; S-D
Kết biến cách; S-T; T-S-T
Kết nửa biến cách; T-S
Bài tập thực hành
Xây dựng các hợp âm T, S, D với cách sắp xếp rộng hẹp ở các giọng C-dur, amoll.
Xây dựng các hợp âm T, S, D với cách sắp xếp rộng hẹp ở các giọng D-dur, hmoll.
Xây dựng các hợp âm T, S, D với cách sắp xếp rộng hẹp ở các giọng sau; d-moll,
E-dur, g-moll, A-dur. Sau đó đánh trên đàn để nghe và cảm thụ âm thanh thực.
Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia
Việt Nam.

12


Bài 3: Sự kết hợp các hợp âm năm gốc

Mục tiêu
Kiến thức: Sự tiến hành bè, sự chuyển động của các bè, tương quan giữa các hợp
âm, phương pháp kết hợp các hợp âm năm.
Kỹ năng: Nối tiếp được các hợp âm năm gốc với nhau theo đúng nguyên tắc.
1. Khái niệm sơ bộ.
Sự kết hợp các hợp âm được thực hiện theo các nguyên tắc và quy luật nhất định,
phát sinh từ trong thực tiễn nghệ thuật.
2. Sự tiến hành bè.
Sự chuyển động của mỗi bè riêng biệt có thể đi theo bước lần hay bước nhảy.
Bước lần (bước đi bình ổn); là sự chuyển động của các bè theo quãng hai, quãng
năm.

Bước nhảy; Là sự chuyển động của các bè từ quãng bốn đến quãng tám.

3. Sự chuyển động của các bè.
Có năm hình thức;
Cùng hướng; Là sự chuyển động của các bè theo một hướng đi lên hoặc đi xuống.

Một biến dạng của chuyển động cùng hướng là chuyển động song song, khi
khoảng cách giữa các bè sau khi chuyển động không thay đổi.

13


Ngược hướng; Là sự chuyển động của các bè phân tán hay tụ lại.

Chếch hướng; Là sự chuyển động chỉ một trong hai bè đi lên hay đi xuống, còn bè
kia đứng yên.

4. Tương quan giữa các hợp âm.

Tương quan giữa các hợp âm là khoảng cách giữa các âm gốc của chúng (cũng
như giữa các âm năm và âm năm của chúng).
Tương quan quãng bốn - năm; (T-S;T-D) có một âm chung.
Tương quan quãng năm, quãng sáu; Có hai âm chung.
Tương quan qng hai, qng bảy; Khơng có âm chung.
5. Phương pháp kết hợp các hợp âm năm.
Các hợp âm có thể kết hợp theo hai lối, hịa âm và giai điệu.
a, Lối hòa âm.
Là sự kết hợp các hợp âm mà trong đó các âm chung được giữ nguyên ở cùng một
bè.
Kết hợp hai hợp âm có tương quan khoảng bốn - năm (T-S; T-D) bè Bass đi quãng
bốn hoặc năm, âm chung đứng yên, hai bè còn lại đi bình ổn.

14


b, Lối giai điệu.
Là sự kết hợp các hợp âm mà trong đó khơng có bè nào đứng n, kể cả có âm
chung.
Kết hợp các hợp âm có tương quan quãng bốn - năm; Bè Bass phải đi quãng bốn,
ba bè trên đi bình ổn ngược hướng với bè Bass.

Kết hợp các hợp âm có tương quan quãng hai (S-D); Bè phải đi lên quãng hai, ba
bè trên đi bình ổn ngược hướng với bè Bass.

Bài tập về nhà
Nối tiếp T-S; T-D; S-D theo hai lối hòa thanh và giai điệu ở các giọng; h-moll, Ddur, A-dur. Sau đó đánh trên đàn để nghe hiệu quả của âm thanh thực.
Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia
Việt Nam.


15


16


Bài 4: Phối hòa âm cho giai điệu bằng các hợp âm năm chính
Mục tiêu:
Kiến thức: Phối hịa âm cho giai điệu bằng các hợp âm năm chính.
Kỹ năng: Phối được hòa âm cho giai điệu bằng các hợp âm năm chính đúng
ngun tắc.
1. Khái niệm.
Phối hịa âm cho giai điệu là kết hợp vào giai điệu đó những hợp âm với sự nối
tiếp chặt chẽ hợp lý.
2. Cách phối hòa âm cho giai điệu bằng các hợp âm năm chính.
a. Xác định giọng cho giai điệu.
Xác định chức năng; Xem xét từng âm trên giai điệu là âm một, âm năm hay âm
năm của của hợp âm năm T hay S hay D, nếu âm nào có thể giải thích bằng hai chách thì
phải xem âm tiếp theo, để tránh ngược công năng ( D-> S ).
Hợp âm đầu tiên và cuối cùng, thường phải là hợp âm thuộc chức năng ổn định, ta
phối bằng T.
Syncope hòa âm là lỗi phải tránh, lỗi này sảy ra khi nối tiếp cùng một chức năng
từ phách yếu của nhịp trước, sang phạnh của nhịp sau.
b. Bè Bass.
Cần được tiến hành theo đường làn sóng, giữ trong phạm vi từ một đến một quãng
tám rưỡi, trong trường hợp bất đắc dĩ mới đến hai quãng tám.
Cấm hai bước nhảy quãng bốn, quãng năm liên tiếp về một hướng vì nó làm kém
tính chất giai điệu.
Ngoài bước nhảy quãng bốn và quãng năm, bè bass có thể nhảy lên hoặc nhảy
xuống một quãng tám khi nhắc lại hợp âm.

Củng cố
Phối hòa âm cho giai điệu bằng các hợp âm năm chính
Khái niệm
Cách phối
Hướng dẫn thực hành
Bài tập về nhà

Bài tập: (SGK - trang 40).
Thực hành: Đánh trên đàn để nghe âm thanh thực.

17


Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia
Việt Nam.

18


Bài 5: Sự thay đổi vị trí các âm của hợp âm
Mục tiêu:
Kiến thức: Sự thay đổi vị trí các âm của hợp âm
Kỹ năng: Biết thay đổi được vị trí các âm của hợp âm.
1. Vai trị của sự thay đổi vị trí âm.
Thay đổi vị trí các âm của hợp âm là sự nhắc lại hợp âm đó nhưng ở cách sắp xếp
khác. Thay đổi vị trí âm của hợp âm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển giai điệu,
đơi khi có ý nghĩa về kỹ thuật, làm thuận tiện, đúng đắn, trôi chảy cách tiến hành các bè.
2. Các cách thay đổi vị trí âm.
Có bốn cách
a. cách thứ nhất.

Bè Bass đứng yên, ba bè trên tiến cùng hướng đổi vị trí cho nhau, vào những âm
gần nhất của hợp âm (thay đổi vị trí cùng hướng).

b. Cách thứ hai.
Bè Bass và bè Alto đứng yên, hai bè Tenor và Soprano tiến ngược hướng đổi vị trí
cho nhau (thay đổi vị trí ngược hướng).

c. Cách thư ba.
Bè Bass và bè Tenor đứng yên, hai bè Soprano và Alto tiến cùng hướng đổi vị trí
cho nhau.

19


d. Cách thứ tư.
Bè Bass và bè Soprano đứng yên, hai bè Alto và tenor tiến cùng hướng đổi vị trí
cho nhau.

3. Hướng dẫn thực hành.
Xác định bước tiến khoảng năm nào, có dấu hiệu thay đổi vị trí âm trong phạm vi
một hợp âm năm.
Đánh dấu tất cả các trường hợp thay đổi vị trí âm, ghi những chỗ nhảy quãng bốn
trong bè giai điệu cho xẵn.
Chú ý đến bước nhảy quãng năm hay quãng sáu đi lên, đòi hỏi cách sắp xếp từ hẹp
sang rộng, và đi xuống thì từ rộng sang hẹp. Trong những lúc như thế cần phải chuẩn bị
trước cách sắp xếp cần thiết.
Bài tập thực hành
Bài 1 -> 7 (SGK - tr 44). Đánh trên đàn để nghe hiệu quả âm thanh thực.
Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc quốc gia
Việt Nam.


20


Bài 6: Phối hòa âm cho bè Bass
Mục tiêu:
Kiến thức: Phối hòa âm cho bè Bass.
Kỹ năng: Học sinh phối được hòa âm bốn bè cho bè Bass.
1. Áp dụng kết hợp theo lối hòa âm.
Phối hòa âm cho bè Bass, khơng có gì khó khăn về mặt chọn hợp âm; Nếu là bậc I
của giọng cho sẵn thì là hợp âm chủ (T), bậc IV là hợp âm hạ át (S) và bậc V là hợp âm
át (D).
2. Áp dụng kết hợp theo lối giai điệu.
Hiệu quả sẽ tốt hơn nhiều, nếu như kết hợp song song lối nối tiếp hịa âm với lối
nối tiếp giai điệu, vì như vậy giai điệu sẽ được linh hoạt hơn.
3. Áp dụng sự thay đổi vị trí âm.
Phối hịa âm cho bè Năm theo lối hịa âm và giai điệu, tuy khơng khó về mặt chọn
hợp âm nhưng lại khó để sắp xếp được một giai điệu hay, vậy chúng ta nên chú ý sử dụng
thêm các bước nhảy, bằng cách áp dụng sự thay đổi vị trí âm của hợp âm, để có được giai
điệu phong phú và hay hơn.
4. Hướng dẫn cách phối hòa âm cho bè Bass.
Sự thay đổi vị trí âm áp dụng được thích hợp trong những trường hợp, khi bè năm
được nhắc lại hoặc đứng yên, tuy nhiên khơng nên lạm dụng q cách này, vì nó sẽ gây
nên sự xáo lộn và rườm rà trong hịa âm.
Bài tập thực hành
Bài 1

Bài 2

Bài 3


Sau đó đánh trên đàn để nghe âm thanh thực.
Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc

21


22


Bài 7: Bước nhảy của các âm năm
Mục tiêu:
Kiến thức: Các bước nhảy của âm năm khi tiến hành nối tiếp.
Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các bước hảy của âm khi tiến hành nối tiếp.
1. Khái niệm.
Khi nối tiếp hai hợp âm năm có tương quan quãng bốn - năm (T <-> S; T <-> D),
có thể cho âm năm của hợp âm này nhảy vào âm năm của hợp âm kia theo các quãng bốn
hoặc quãng năm, sau bước nhảy bè giai điệu hầu như luôn luôn tiến hành ngược hướng
với bước nhảy.
Khi sử dụng bước nhảy vẫn nối tiếp theo lối hòa âm. Bước nhảy âm năm chỉ xảy
ra ở bè Soprano và bè Tenor, không xảy ra ở bè Alto vì sẽ tạo nên lỗi.

2. Bước nhảy âm năm ở bè Soprano.
Bước nhảy âm năm ở bè Soprano, được thực hiện bằng việc âm năm của hợp âm
này nhảy vào âm năm của hợp âm kia theo các quãng bốn, quãng năm đi lên hoặc đi
xuống. Bước nhảy xuống thì hợp âm đầu xếp rộng, nhảy lên thì hợp âm đầu xếp hẹp. Sau
bước nhảy, bè giai điệu hầu như luôn luôn tiến hành ngược hướng với bước nhảy.

3. Bước nhảy âm năm ở bè Tenor.
Nếu bước nhảy đi lên thì hợp âm đầu xếp rộng, bước nhảy đi xuống thì hợp âm

đầu xếp hẹp.

23


* Chú ý: Tất cả các quãng bốn tăng, năm tăng bị cấm phải đổi thành bốn giảm,
năm giảm.

Bài tập về nhà
Bài 1,2,3,4 (SGK - tr 51).
Thực hành: Đánh trên đàn để nghe âm thanh thực.
Tài liệu tham khảo: SGK Hòa âm bốn tác giả tập I - Học Viện Âm nhạc

24


Bài 8: Kết - đoạn nhạc - câu nhạc
Mục tiêu:
Kiến thức: Kết - đoạn nhạc - câu nhạc.
Kỹ năng: Nhận biết được các hình thức kết trong âm nhạc.
1. Sự phân chia trong tác phẩm âm nhạc.
Tác phẩm âm nhạc được biểu hiện theo thời gian, đồng thời được phân chia ra
những phần riêng biệt hợp lại thành nó, gọi là những cơ cấu. Những cơ cấu ấy được phân
biệt lẫn nhau bởi chỗ ngắt. Chỗ ngắt là giây phút tách chỗ cuối cơ cấu này ra khỏi chỗ bắt
đầu cơ cấu sau, không lệ thuộc vào quy mô của chúng.
2. Đoạn nhạc, câu nhạc.
Đoạn nhạc là mẫu đơn giản nhất của cơ cấu âm nhạc, một tư tưởng âm nhạc.
Thường nó có tám nhịp gồm hai câu, mỗi câu bốn nhịp (gọi là đoạn nhạc cân phương),
những câu nhạc này được phân biệt bởi chỗ ngắt và được kết thúc bởi hai vịng kết khác
nhau, nhưng có quan hệ về chức năng.

3. Kết trong đoạn nhạc.
Kết là vòng hòa âm có cơ cấu âm nhạc riêng biệt và kết thúc sự trình bày một tư
duy âm nhạc. Do địa vị của nó trong đoạn nhạc, kết được chia làm hai loại; Kết nửa (cuối
câu thứ nhất về D không ổn định) và kết hẳn (cuối câu thứ hai, kết đoạn nhạc về T ổn
định). Cách kết này, làm cho chúng phụ thuộc nhau và góp phần hợp nhất cả hai câu,
thành một cơ cấu âm nhạc
4. Các hình thức chủ yếu của kết.
Về mặt hòa âm, tất cả các vịng kết chia làm hai nhóm chức năng chủ yếu; kết ở
hợp âm ổn định - T và kết ở hợp âm không ổn định - D hay S.
a. Kết ở hợp âm ổn định.
Kết chính cách; Là kết về vòng hòa âm D - T ở cuối câu hay cuối đoạn.
Kết biến cách; Là kết về vòng hòa âm S - T ở cuối câu hay cuối đoạn.
Kết đầy đủ; Là vịng hịa âm có sự kết hợp của cả ba chức năng chính S - D - T.
b. Kết ở hợp âm không ổn định (D hay S) gọi là kết nửa và có thể chia làm hai
nhóm sau đây.
Kết nửa chính cách; Là kết thúc câu thứ nhất bằng hòa âm át (T - D; S - D).
Kết nửa biến cách; Là chấm dứt câu thứ nhất bằng hịa âm hạ át (T - S).
Ngồi các cách kết trên cịn có kết biến cách bổ sung, được đưa vào sau kết chính
cách của đoạn nhạc,hoặc để mở rộng quy mô của đoạn nhạc, hoặc để củng cố điệu tính
chính.

25


×