Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Giáo trình Hát dân ca - Trường Cao đẳng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 71 trang )

UBND TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ
MÔN HỌC: HÁT DÂN CA
NGÀNH: THANH NHẠC; BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG; ORGAN

Lào Cai, năm 2019

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng
ngun bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI NÓI ĐẦU
Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, được lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác và được nhân dân ca hát theo phong tục tập quán của từng địa
phương, từng dân tộc. Dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu truyền trong
dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên bài hát có thể do một người
nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng
vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững
cùng với thời gian. Do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục.
Trong sinh hoạt cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường trong làng xóm
hay rộng hơn cả một miền. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với


cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn thường thường là lễ hội, hát làng nghề.
Thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình u đơi
lứa, trong tình cảm giữa người và người.
Việt Nam là đất nước phong phú về văn hoá, với hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh
sống. Dân ca mỗi dân tộc, tỉnh thành của Việt Nam lại có âm giọng và ca từ khác nhau
nên dân ca cũng có thể phân theo tỉnh nhưng gọi chung cho dễ gọi vì nó cũng có tính
chung của miền bắc, miền Trung, miền Nam.
Tring bối cảnh của thời kì hội nhập và tồn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp
biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào
lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng khơng ít tới sự hình thành và
phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc
truyền thống, trong đó có dạy hát dân ca hình thành cho thế hệ trẻ những tình cảm đúng
đắn với âm nhạc nói chung, với âm nhạc truyền thống nói riêng và để hình thành nhân
cách của con người Việt Nam chân chính.
học hát các làn điệu dân ca sâu lắng mượt mà người học có thể cảm nhận được vẻ
đẹp của quê hương, đất nước, tình cảm giữa người với người. Bên cạnh đó, việc thấm
nhuần các giai điệu dân ca cịn giúp người sinh khơng chỉ biết thưởng thức cái đẹp mà
vận dụng vào chuyên ngành khi xử lý, diễn tấu các bài bản có âm hưởng dân ca, biết sáng
tạo, từ đó hình thành nên những người có năng lực sáng tạo về nghệ thuật và có khả năng
đem cái đẹp vào đời sống trên mọi phương diện, học tập, lao động, ứng xử…
Giáo trình Hát dân ca chỉ lựa chọn một số bài dân ca tiêu biểu của một số dân tộc,
vùng miền trải dài từ bắc tới nam. Cấu trúc mỗi bài đều có 2 phần là giới thiệu một số nét
văn hoá dân tộc hoặc địa phương liên quan đến bài dân ca và phần 2 là hướng dẫn thực hành.
Trong quá trình biên soạn, chúng tơi đã cố gắng tìm hiểu chọn lọc các nội dung
chính xác, ngắn gọn. Tuy nhiên giáo trình vẫn chưa thể hồn hảo, vì vậy rất mong ý kiến
phản hồi của chuyên gia và người học để giáo trình hồn thiện hơn.
Lào Cai, năm 2019
Người biên soạn
Lê Quang Chiến
3



MỤC LỤC
Bài 1. Dừng chân (dân ca Mông) ....................................................................................8
1. Lý thuyết ...................................................................................................................... 8
1.1. Khái quát về dân tộc ..........................................................................................8
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................12
2. Thực hành ................................................................................................................... 13
3. Hướng dẫn tự học ............................................................................................... 14
Bài 2. Mưa rơi (dân ca Xá) ............................................................................................ 15
1. Lý thuyết .................................................................................................................... 15
1.1. Khái quát về dân tộc La Chí ............................................................................15
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................18
2. Thực hành ................................................................................................................... 19
3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 20
Bài 3. Soi bóng bên hồ (Dân ca Giáy) ...........................................................................21
1. Lý thuyết .................................................................................................................... 21
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................23
2. Thực hành ................................................................................................................... 24
3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 25
Bài 4. Inh lả (Dân ca Thái) ............................................................................................ 26
1. Lý thuyết .................................................................................................................... 26
1.1. Khái quát về dân tộc Thái ................................................................................26
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................29
2. Thực hành ................................................................................................................... 29
3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 30
Bài 5. Bà rằng bà rí (Dân ca Phú Thọ) ..........................................................................31
1. Lý thuyết .................................................................................................................... 31
1.1. Khái quát về dân tộc ........................................................................................31
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................35

2. Thực hành ................................................................................................................... 35
3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 36
Bài 6. Bèo dạt mây trôi (Dân ca Quan họ) ....................................................................37
1. Lý thuyết .................................................................................................................... 37
1.1. Khái quát về dân ca Quan họ ..........................................................................37
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................39
2. Thực hành ................................................................................................................... 39
4


3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 40
Bài 7. Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa) ................................................................................41
1. Lý thuyết .................................................................................................................... 41
1.1. Khái quát về văn hoá tỉnh Thanh Hoá ............................................................. 41
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................46
2. Thực hành ................................................................................................................... 47
3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 48
Bài 8. Tát nước đêm trăng (Dân ca Chăm)......................................................................49
1. Lý thuyết .................................................................................................................... 49
1.1. Khái quát về dân tộc ........................................................................................49
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................52
2. Thực hành ................................................................................................................... 52
3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 53
Bài 9. Ru em (Dân ca Xơ Đăng) ...................................................................................54
1. Lý thuyết .................................................................................................................... 54
1.1. Khái quát về dân tộc ........................................................................................54
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................56
2. Thực hành ................................................................................................................... 56
3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 57
Bài 10. Lý thương nhau (Dân ca Nam trung bộ) .....................................................58

1. Lý thuyết .................................................................................................................... 58
1.1. Khái quát về văn hoá Nam Trung bộ ............................................................... 58
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................60
2. Thực hành ................................................................................................................... 60
3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 61
Bài 11. Lý dĩa bánh bò (Dân ca Nam bộ) ......................................................................62
1. Lý thuyết .................................................................................................................... 62
1.1. Khái quát về văn hoá vùng Nam bộ .................................................................62
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................65
2. Thực hành ................................................................................................................... 65
3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 66
Bài 12. Lý chiều chiều (Dân ca Nam bộ) ......................................................................67
1. Lý thuyết .................................................................................................................... 67
1.1. Một vài đặc điển văn hoá Nam bộ ...................................................................67
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca .......................................................................70
2. Thực hành ................................................................................................................... 70
5


3. Hướng dẫn tự học ....................................................................................................... 71

6


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC

Tên mơn học: Hát dân ca
Mã mơn học: MH28
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học
Vị trí: Sau khi hồn thành mơn Lý thuyết âm nhạc 1; Ký xướng âm 1

Tính chất: Mơn học thuộc khối kiến thức, kỹ năng chuyên môn
Mục tiêu mơn học
Sau khi học xong mơn này, người học có khả năng:
Kiến thức: kể tên được một số bài dân ca thuộc các vùng miền; trình bày được
đặc điểm một số bài dân ca.
Kỹ năng: Hát được các bài dân ca trong giáo trình.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Người học biết cách tìm hiểu và phương pháp
hát các bài dân ca khơng năm trong chương trình học. u thích dân ca Việt Nam.
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA GIÁO TRÌNH:

7


Bài 1. Dừng chân (dân ca Mông)

MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Kiến thức: trình bày được một số đặc điểm về văn hố dân tộc Mơng; trình bày
được đặc điểm bài dân ca Dừng chân
- Kỹ năng: Hát được giai điệu của bài hát
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự học, tự tiểm hiểu các bài dân ca
DUNG CHÍNH:
1. Lý thuyết
1.1. Khái quát về dân tộc
Tên tự gọi: Mông, Na Miẻo.
Tên gọi khác: Mẹo, Mèo, Miếu Hạ, Mán Trắng.
Nhóm địa phương: Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Ðỏ, Mông Ðen, Mông Xanh,
Na Miẻo.
Ngơn ngữ: Tiếng nói thuộc ngơn ngữ hệ Mơng - Dao.
Hoạt động sản xuất: Nguồn sống chính là làm nương định canh hoặc nương du

canh trồng ngô, lúa, lúa mạch. Nơng dân có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng
với cây trồng chính là các cây ý dĩ, khoai, rau, lạc, vừng, đậu...

Vẽ bằng sáp ong, nhuộm chàm là một cách tạo hoa văn đặc trưng của người Mông hoặc
Dao. Người phụ nữ dùng bút chấm sáp ong nóng chảy để vẽ vào những hoa văn trên tấm
vải lanh trắng. Vẽ xong, tấm vải đó được nhuộm chàm nhiều lần cho đến khi được màu
đen vừa ý. Sau đó người ta đem vải nhúng vào nước nóng cho sáp ong tan ra, để lại
những hoa văn màu trắng trên nền chàm xanh.
Chiếc cày của người Hmông rất nổi tiếng về độ bền cũng như tính hiệu quả. Trồng
lanh, thuốc phiện (trước đây), các cây ăn quả như táo, lê, đào, mận, dệt vải lanh là những
hoạt động sản xuất đặc sắc của người Hmông.

8


Người Mơng chăn ni chủ yếu trâu, bị, lợn, gà, ngựa. Ngựa thồ là phương tiện
vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá. Con ngựa rất gần gũi và thân thiết với
từng gia đình Mơng.
Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên cương ngựa, đồ
gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu
của người dân. Các thợ thủ công Mông phần lớn là thợ bán chuyên nghiệp làm ra những
sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng súng, các đồ đựng bằng gỗ ghép.Chợ ở vùng
Mông thoả mãn vừa nhu cầu trao đổi hàng hoá vừa nhu cầu giao lưu tình cảm, sinh hoạt.
Ăn: Người Mơng thường ăn ngày hai bữa, ngày mùa ăn ba bữa. Bữa ăn với các
thực phẩm truyền thống có mèn mén (bột ngơ đồ) hay cơm, rau xào mỡ và canh. Bột ngô
được xúc ăn bằng thìa gỗ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo vào
những ngày tết, ngày lễ.
Mông quen uống rượu ngô, rượu gạo, hút thuốc bằng điếu cày. Ðưa mời khách
chiếc điếu do tự tay mình nạp thuốc là biểu hiện tình cảm quý trọng. Trước kia, tục hút
thuốc phiện tương đối phổ biến với họ.


Chợ phiên, nơi giao lưu trao đổi hàng hoá, gặp gỡ của anh em, bạn bè trai gái, là một
sinh hoạt đặc trưng của người Mông ở vùng cao biên giới. Người ta thồ trên lưng ngựa
đến chợ đủ mọi thứ hàng hố như: ngơ, rau, củi... Ðàn ngựa thồ được quần tụ trên bãi để
ngựa ở chợ Bắc Hà (Lao Cai), Ðồng Văn (Hà Giang) là nét văn hoá đẹp ở vùng cao.
Mặc: Trang phục của người Mông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm.
Phụ nữ Mơng Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa văn ở
cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành.
Phụ nữ Mông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ nách,
trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả.
Phụ nữ Mông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.
Phụ nữ Mông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Mơng Xanh đã có chồng cuốn tóc lên đỉnh đầu,
cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngồi tạo thành hình như hai cái sừng.Trang trí
trên y phục chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn thêu chủ yếu hình con ốc, hình
vng, hình quả trám, hình chữ thập.

9


Ở: Người Mông quần tụ trong từng bản vài chục nóc nhà. Nhà trệt, ba gian hai
chái, có từ hai đến ba cửa. Gian giữa đặt bàn thờ.
Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay quả bí, mái lợp ngói,
sàn gác lát ván. Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái tranh.
Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lương thực ở ngay
cạnh nhà.
Chuồng gia súc được lát ván cao ráo, sạch sẽ.

Thắng cố (chảo canh) là món ăn được ưa thích của người Hmơng. Ðây là món canh gồm
các loại thịt, xương, lịng, gan, tim, phổi bò (dê) cắt thành từng miếng nhỏ được nấu
chung trong chảo to. Người Hmông thường nấu Thắng cố khi nhà có bữa đám hay trong

các chợ phiên.
Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà có một khn viên riêng cách nhau bằng bức tường
xếp đá cao khoảng gần 2 mét.
tiện vận chuyển: Người Mông quen dùng ngựa thồ, gùi có hai quai đeo vai.
Quan hệ xã hội: Bản thường có nhiều họ, trong đó một hoặc hai họ giữ vị trí chủ đạo, có
ảnh hưởng chính tới các quan hệ trong bản. Người đứng đầu bản điều chỉnh các quan hệ
trong bản, trước kia, cả bằng hình thức phạt vạ lẫn dư luận xã hội. Dân mỗi bản tự
nguyện cam kết và tuân thủ quy ước chung của bản về sản xuất, chăn nuôi, bảo vệ rừng
và việc giúp đỡ lẫn nhau. Quan hệ trong bản càng gắn bó chặt chẽ hơn thông qua việc thờ
cúng chung thổ thần của bản.
Người Mơng rất coi trọng dịng họ bao gồm những người có chung tổ tiên. Các
đặc trưng riêng với mỗi họ thể hiện ở những nghi lễ cúng tổ tiên, ma cửa, ma mụ... như
số lượng và cách bày bát cúng, bài cúng, nơi cúng, ở các nghi lễ ma chay như cách quàn
người chết trong nhà, cách để xác ngồi trời trước khi chơn, cách bố trí mộ...
Người cùng họ dù không biết nhau, dù cách xa bao đời nhưng qua cách trao đổi các đặc
trưng trên có thể nhận ra họ của mình. Phong tục cấm ngặt những người cùng họ lấy
nhau. Tình cảm gắn bó giữa những người trong họ sâu sắc. Trưởng họ là người có uy tín,
được dịng họ tơn trọng, tin nghe.
Gia đình nhỏ, phụ hệ. Cô dâu đã qua lễ nhập môn, bước qua cửa nhà trai, coi như
đã thuộc vào dòng họ của chồng. Vợ chồng rất gắn bó, ln ở bên nhau khi đi chợ, đi
nương, thăm hỏi họ hàng. Phổ biến tục cướp vợ.
Thờ cúng: Trong nhà có nhiều nơi linh thiêng dành riêng cho việc thờ cúng như nơi thờ
tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma bếp. Những người biết nghề thuốc, biết làm thầy còn lập bàn
10


thờ cúng những vị tổ sư nghề của mình. Nhiều lễ cúng kiêng cấm người lạ vào nhà, vào
bản. Sau khi cúng ma cầu xin ai thường đeo bùa để lấy khước.
Học: Chữ Mông tuy được soạn thảo theo bộ vần chữ quốc ngữ từ những năm sáu
mươi nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự phổ biến.

Lễ tết: Trong khi người Việt đang hối hả kết thúc tháng cuối cùng trong năm thì
người Mơng đã bước vào Tết năm mới truyền thống từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn tết
Nguyên đán một tháng theo cách tính lịch cổ truyền của người Mông, phù hợp với nông
lịch truyền thống.
Ngày Tết, dân làng thường chơi còn, đu, thổi khèn, ca hát ở những bãi rộng quanh
làng. Tết lớn thứ hai là Tết 5 tháng năm (âm lịch). Ngoài hai tết chính, tuỳ từng nơi cịn
có các Tết vào các ngày 3 tháng 3, 13 tháng 6, 7 tháng 7 (âm lịch).
Văn nghệ: Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa múa. Khèn, trống còn được
sử dụng trong đám ma, lúc viếng, trong các lễ cúng cơm. Kèn lá, đàn môi là phương tiện
để thanh niên trao đổi tâm tình.

Mỗi gia đình Mơng đều có bàn thờ ở gian
giữa nhà. Biểu trưng cho nơi thờ là vài tờ
giấy bản có tráng kim ở giữa đóng trên
vách được thay vào dịp Tết hàng năm. Mỗi
khi cúng người ta lấy lông gà chấm vào tiết
rồi dán lên tờ giấy bản đó.

Ngày Tết, trai gái Mơng vui chơi ca hát,
múa khèn, tung cịn, đánh cầu lơng gà,
đánh quay. Chơi quay là một trị chơi phổ
biến ở hầu hết các dân tộc ở miền Bắc,
nhưng mỗi dân tộc có cách đánh quay
riêng

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Mông là một trong những dân tộc
và giữ được những nét độc đáo riêng về bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong cuộc
sống hội nhập hiện nay.
Người Mông được phân biệt thành nhiều nhóm: Mơng Đơ (Mơng Trắng), Mơng
Đu (Mơng Đen), Mơng Lềnh (Mông Hoa), Mông Si (Mông Đỏ), Mông Dua (Mông

Xanh), Mơng Xúa (Mơng Mán) và nhóm Na Mẻo. Sở dĩ người Mơng được phân biệt
thành các nhóm như vậy là dựa trên sự khác nhau về trang phục và ngôn ngữ giữa các
nhóm Mơng. Ví dụ người Mơng Trắng mặc váy màu trắng, người Mơng Đen thì mặc váy
thiên về màu đen nhiều hơn. Ngồi ra, các nhóm người Mơng còn được phân biệt dựa
11


trên ngơn ngữ. Mỗi nhóm Mơng có những từ vựng cơ bản giống nhau nhưng cũng có rất
nhiều từ địa phương khác nhau.
Người Mông sống ở rất nhiều tỉnh ở Việt Nam nhưng ở mỗi tỉnh, họ sống tập
trung ở một vài huyện trong tỉnh đó. Họ rất ít khi sống xen kẽ với các dân tộc khác mà
thường cư trú tập trung trong dân tộc mình. Nhà của người Mông bao giờ cũng dựng trên
các triền núi, nơi mà phía trước có suối, có nguồn nước, phía sau có núi che chở. Hầu hết
người Mông ở các vùng dùng gỗ pơ mu để làm nhà, riêng nhà người Mông ở Hà Giang
làm bằng đất trình tường. Do sinh sống ở vùng khí hậu lạnh nên nhà của người Mơng
thường thấp và khơng có cửa sổ.
Người Mơng cho rằng mọi vật đều có linh hồn và ngơi nhà cũng như vậy. Trong
ngơi nhà có thần cửa, thần cột, thần bếp, ma nhà để bảo vệ người Mông trước mọi thế
lực. Khi đã ra khỏi nhà thì khơng có các thần trong ngơi nhà bảo vệ nữa thì thường dễ
gặp phải rủi ro, bất trắc hoặc có thể bị ma quỷ hãm hại. Vì vậy, khi ra khỏi nhà, người ta
phải có một vật gì đó đem theo mình như thứ bùa để bảo vệ họ khỏi ma quỷ.
Người Mông là dân tộc theo chế độ phụ hệ. Tính phụ quyền trong gia đình người
Mơng rất mạnh, người đàn ơng đóng vai trị quyết định mọi việc trong gia đình và là
người thừa kế tài sản trong gia đình. Người phụ nữ khơng được thừa kế tài sản trong gia
đình, khi lấy chồng thì thứ tài sản duy nhất người con gái được mang về nhà chồng là
những đồ trang sức bằng bạc và váy áo. Người Mơng thường có quan hệ hơn nhân trong
nội tộc, cịn hơn nhân với các dân tộc bên ngồi thì cũng có nhưng rất ít. Việc dựng vợ gả
chồng là để có con cái nối dõi tơng đường đồng thời nâng cao uy tín của dòng họ cũng
như tăng lực lượng lao động cho gia đình nên người Mơng sinh rất nhiều con. Bố mẹ bao
giờ cũng ở với người con trai út. Người con trai út đảm nhiệm vai trị thờ cúng ơng bà tổ

tiên trong gia đình.
Đối với người Mơng thì thiết chế dịng họ đóng vai trị rất quan trọng. Trong một
họ bao giờ cũng có một người trưởng họ, mỗi khi có vấn đề gì xảy ra trong làng thì người
ta có thể tìm đến người trưởng họ là người am hiểu luật lệ, lí lẽ nhất trong họ đó. Mỗi họ
lại có quy định, luật lệ khác nhau, mọi người trong họ phải tuân theo quy định, luật lệ đó.
Chị Trần Thu Thủy cho biết thêm: “Dòng họ rất quan trọng với người Mơng cịn thể hiện
ở chố nếu như cùng một họ có thể sống và chết trong nhà nhau. Cách bố trí việc thờ cúng
cũng như cách cúng trong nhà là cách để nhận biết người cùng họ. Con gái khi đi lấy
chồng thì người ta quan niệm đã thuộc về dòng họ nhà chồng khi đến kỳ sinh nở về nhà
bố mẹ mình thì cũng khơng được sinh trong nhà bố mẹ mình, khi chết cũng khơng được
chết trong nhà bố mẹ mình".
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca
- Tính chất: bài có tính chất buồn man mác, thương nhớ, hoài mong.
- Tốc độ: chậm vừa
- Thang âm, điệu thức:
+ Hàng âm của chỉ có 5 âm có cấu tạo cụ thể:

12


+ Xét về cấu tạo hàng âm, thì điệu thức của bài giống điệu thức Thương (cụ thể
Son thương) trong hệ thống điệu thức ngũ cung.
Do vậy khi đọc gam của bài, thì nên đọc theo hàng âm trên.
- Cách hát
+ Nhẹ nhàng, mộc mạc, chú ý các âm luyến các âm có nốt hoa mỹ.
+ Đối với nốt ở âm khu cao không cần cố nén hơi, gồng sức mà chỉ đấy nhẹ hơi
tới đúng cao độ.
2. Thực hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Bản nhạc, tư liệu nghe bài dân ca

- Xác định âm vực phù hợp cho giọng hát.
Bước 2: Đọc Gam rải.
- Đọc gam rải đi lên, đi xuống
- Chú ý đọc chậm và nhớ âm các bậc của gam
Bước 3: Xướng âm.
- Xướng âm từng phần, đoạn của bài.
- Chú ý: phải xướng âm cả các nốt hoa mỹ, đọc chậm. Khi xướng âm bị sai hoặc
lạc giọng cần đọc lại gam rải của bài.
Bước 4: Ghép lời, hát theo giai điệu.
Trên cơ sở giai điệu xướng âm, ghép lời theo đúng vị trí trên bản nhạc.
- Chú ý: hát từng phần với tốc độ chậm vừa. Cần hát đúng đủ các âm luyến, láy và
sắc thái của bài.
Bước 5: Hát hoàn thiện cả bài
- Hát đầy đủ bài đúng tốc độ, sắc thái
- Chú ý phần sắc thái như các rung, láy, luyến vì sắc thái là đặc trưng, cái hồn của
bài.
Nội dung thực hành: bài dân ca Dừng chân- Dân ca Mông

13


3. Hướng dẫn tự học
- Tìm và nghe bài dân ca Dừng chân để cảm nhận sâu hơn về bài.
- Tìm hiểu và nghe thêm bài dân ca Tiếng Sáo Xa lá – Dân ca Mông

14


Bài 2. Mưa rơi (dân ca Xá)


MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Kiến thức: trình bày được một số đặc điểm về văn hố dân tộc Xá (La Chí); trình
bày được đặc điểm bài dân ca Mưa rơi
- Kỹ năng: Hát được giai điệu của bài hát
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự học, tự tiểm hiểu các bài dân ca
NỘI DUNG CHI TIẾT:
1. Lý thuyết
1.1. Khái quát về dân tộc La Chí
Tên tự gọi: Cù tê.
Tên gọi khác: Thổ Ðen, Mán, Xá.
Dân số: 13.158 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).
Ngơn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngơn ngữ Ka Ðai (ngữ hệ Thái – Ka Ðai), cùng
nhóm với tiếng La Ha, Cơ Lao, Pu Péo.
Lịch sử: Người La Chí có lịch sử cư trú lâu đời ở Hà Giang, Lào Cai.

Người La Chí đan những đơi hịm bằng tre vng vức, cái hoa văn rất đẹp dành riêng
cho cô dâu đựng tư trang khi về nhà chồng. Những chiếc hịm tre đó trở thành biểu tượng
của hạnh phúc lứa đôi. Chỉ trong những trường hợp vợ chồng ly dị, đơi hịm tre mới có
thể bị bỏ rơi, cịn khơng họ dùng đến lúc chết thì chơn theo.
Hoạt động sản xuất: Người La Chí giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang,
trồng lúa nước. Họ gặt lúa nếp bằng hái nhắt còn gặt lúa tẻ bằng liềm, đập lúa vào máng
gỗ lấy thóc ngay ở ngoài ruộng. Họ sử dụng cả ba loại nương với các công cụ sản xuất
khác nhau: gậy chọc lỗ, cuốc, cày. Người ta dành nương tốt nhất để trồng chàm, bơng.
Ăn: Người La Chí có cách nấu và ghế cơm bằng hơi nước rất độc đáo. Cơm nấu
trong chảo to, cơm sơi thì vớt lên cho vào chõ đồ như đồ xôi. Cơm dỡ ra không bị nát mà
khô dẻo nhờ được đồ chín bằng hơi nước nóng. Có nhiều cách giữ thực phẩm để ăn dần
như sấy khô, làm thịt chua là phổ biến nhất. Da trâu sấy khơ là món ăn rất được ưa
chuộng.
15



Họ thích để răng đen. Răng càng đen càng đẹp. Thanh niên thích bịt răng vàng coi đó là
hình thức làm duyên làm dáng, dấu hiệu của sự trưởng thành.
Mặc: Ðàn ông mặc áo dài năm thân, cài khuy bên nách phải, tóc dài quá vai, đội
khăn cuốn hay khăn xếp, thích đeo túi vải chàm có viền đỏ xung quanh để đựng diêm
thuốc và các thứ lặt vặt.
Phụ nữ mặc quần, một số ít cịn mặc váy. Bộ y phục truyền thống là chiếc áo dài
tứ thân xẻ giữa, yếm thêu, thắt lưng bằng vải. Vào dịp tết, lễ người ta còn diện ba chiếc
áo dài lồng vào nhau. Nữ giới ưa dùng khăn đội đầu dài gần 3 mét. Màu chàm đen rất
được ưa thích. Nữ đeo vịng tai, vịng tay.

Ruộng bậc thang của người La Chí.
Nam chỉ đeo vịng tay. Thầy cúng mỗi khi hành lễ có y phục riêng. Ðó là bộ quần
áo thụng, dài quá mắt cá chân, xẻ giữa, có thắt lưng bằng vải, đầu đội mũ vải rộng, có
quai. Trong một số nghi lễ, người hành lễ đeo một miếng da trâu khô hoặc đội nón.
Ở: Họ thường sống từng làng ở vùng núi đất các huyện Hồng Su Phì, Xín Mần
(Hà Giang). Nhà của mỗi gia đình là một quần thể kiến trúc gồm nhà sàn - nhà trệt - kho
thóc trong một phạm vi không gian hẹp.
Kiểu kiến trúc kết hợp chặt chẽ giữa sàn và nhà trệt là một sáng tạo văn hoá độc đáo. Mỗi
nhà gồm hai phần bằng nhau, mái lồng vào nhau, phần nhà sàn để ở, phần nhà trệt là nơi
làm bếp.
Lên nhà mới phải mời thầy cúng về cúng xua đuổi ma bằng cách dùng ba cây cỏ lá
khua bốn góc nhà, bắt đầu từ góc của bố mẹ trước. Nếu người con trai đã có bàn thờ ở
nhà cũ thì tháo bàn thờ đó về lắp ở nhà mới trong vị trí của người chủ gia đình. Trong
suốt 13 ngày kể từ hơm lên nhà mới, bếp lửa ln ln sáng thì mới may mắn.

Dùng đũa là thói quen của người La Chí, ngay cả khi ăn nhanh ở trên đường.
16



Phương tiện vận chuyển: Có sự kết hợp giữa cách vận chuyển của cư dân vùng
cao và cư dân vùng thung lũng. Phụ nữ phổ biến dùng địu đan bằng giang hoặc địu vải.
Cái địu đều có quai đeo trên trán để chun trở. Ðàn ơng dùng địu có hai quai đeo
vai kiểu địu của người Hmơng hoặc dùng địn gánh đơi dậu. Người La Chí địu trẻ em trên
lưng khi đi xa hoặc lúc làm việc.
Chiếc máng lần là phương tiện dẫn nước phổ biến về đến tận nhà hay gần nhà. Từ
bến nước người ta chứa nước vào những ống bương dài tới 1,5m và vác lên nhà sàn để
gần chạn bát dùng dần.
Dùng ngựa để thồ hàng cũng là một phương tiện phổ biến.
Các quan hệ xã hội: Gia đình ba thế hệ hay các cặp vợ chồng cùng thế hệ chung
sống với nhau là phổ biến. Mỗi họ có người đứng chăm lo việc cúng. Ðó không phải là
trưởng họ mà chỉ là người biết cúng. Người ta chọn người giữ vị trí này bằng cách bói
xem xương đùi gà.

Ði xa người La Chí thường đeo túi vải nhuộm chàm vắt chéo qua vai.
Người La Chí có cách gọi tên theo nguyên tắc phụ tử liên doanh với công thức là:
họ - pô (bố) - tên con - tên riêng của người được gọi. Người phụ nữ có con được gọi theo
cơng thức sau: Mìa (mẹ) - tên con cả - tên chồng.
Tục nhận bố mẹ nuôi cho trẻ sơ sinh khá phổ biến. Trẻ chào đời sau ba buổi sáng,
gia chủ đặt một sợi chỉ đỏ trên một trên một bát nước đầy ở trên bàn thờ, chờ ai đó vào
nhà trước sẽ được làm bố mẹ ni, đặt tên cho cháu bé. Trẻ khóc nhiều được quan niệm
là tên chưa hợp, phải bói tìm dịng họ thích hợp làm bố mẹ ni đặt tên cho con.
Thờ cúng: Người ta cúng tổ tiên vào các dịp lễ tết. Tổ tiên được cúng ba đời đối
với nam, hai đời đối với nữ. Theo phong tục, bố mẹ chôn ngày nào con cái nhớ suốt đời
không được gieo giống hay cho vay, mượn vào ngày đó. Ðó khơng phải là ngày sinh sơi,
phát triển.
Trong một nhà có nhiều bàn thờ cho mỗi người đàn ông.

17



Trong lễ cưới của người dân tộc La Chí, khi đón dâu về tới chân cầu thang nhà sàn, nhà
trai chuẩn bị sẵn một thùng nước ấm để người phù dâu rửa chân cho cơ dâu và rửa chân
mình trước lúc bước lên cầu thang vào nhà.
Bàn thờ dựng theo thứ tự của bố, con trai út, các con trai thứ, trong cùng của con
trai cả. Mỗi bàn thờ được coi là hoàn thành phải qua ba lần cúng dỡ đi lập lại bàn thờ
mới.
Học: Các kiến thức và kinh nghiệm dân gian được trao truyền giữa các thế hệ
bằng miệng. Thần thoại, cổ tích đặc biệt phong phú giải thích cho thế hệ trẻ nhiều hiện
tượng thiên nhiên và xã hội theo quan niệm dân gian.
nghệ: Ngày tết, lễ trai gái thường hát đối đáp, chơi đàn tính 3 dây, đàn môi.
Trống, chiêng được dùng phổ biến.
Chơi: Tết Nguyên đán nam nữ thường tập trung ở bãi rộng chơi ném còn, đánh
quay, chơi đu thăng bằng. Tết tháng tám họ chơi đu dây. Trẻ em thích chơi ống phốc.
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca
- Tính chất: có tính vui tươi nhẹ nhàng
- Hàng âm, điệu thức
+ Hàng âm bài này khá đặc biệt chỉ có 4 âm cụ thể:

+ Ba âm đầu của hàng âm tạo thành hợp âm 3 trưởng, hay nói cách khác ba âm
đầu là 3 âm chính của điệu thức trưởng.
Khi xướng âm bài này không nhất thiết phải đọc hàng âm, hay gam rải mà chỉ cần
đọc đúng 3 âm chính của giọng trưởng (cụ thể là các bậc I, III, V của giọng Pha trưởng)
là được
- Cách hát
+ Hát nhẹ nhàng, không cần dùng nhiều kỹ thuật Thanh nhạc.
+ Chú ý các âm luyến và những đoạn giai điệu có nhảy quãng xa.

18



2. Thực hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Bản nhạc, tư liệu nghe bài dân ca ….
- Xác định âm vực phù hợp cho giọng hát.
Bước 2: Đọc Gam rải.
- Đọc gam rải đi lên, đi xuống
- Chú ý đọc chậm và nhớ âm các bậc của gam
Bước 3: Xướng âm.
- Xướng âm từng phần, đoạn của bài.
- Chú ý: phải xướng âm cả các nốt hoa mỹ, đọc chậm. Khi xướng âm bị sai hoặc
lạc giọng cần đọc lại gam rải của bài
Bước 4: Ghép lời, hát theo giai điệu.
- Trên cơ sở giai điệu xướng âm, ghép lời theo đúng vị trí trên bản nhạc.
- Chú ý: hát từng phần với tốc độ chậm vừa. Cần hát đúng đủ các âm luyến, láy và
sắc thái của bài
Bước 5: Hát hoàn thiện cả bài
- Hát đầy đủ bài đúng tốc độ, sắc thái
- Chú ý phần sắc thái như các rung, láy, luyến vì sắc thái là đặc trưng, cái hồn của
bài.
Nội dung bài dân ca: Mưa rơi (Dân ca Xá)

19


3. Hướng dẫn tự học
Tìm và nghe bài dân ca Mưa rơi
Tìm hiểu và nghe thêm các bài dân ca khác


20


Bài 3. Soi bóng bên hồ (Dân ca Giáy)

MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Kiến thức: trình bày được một số đặc điểm về văn hố dân tộc Giáy; trình bày
được đặc điểm bài dân ca Soi bóng bên hồ
- Kỹ năng: Hát được giai điệu của bài hát
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự học, tự tiểm hiểu các bài dân ca
NỘI DUNG CHÍNH
1. Lý thuyết
1.1. Khái quát về dân tộc Giáy
Tên tự gọi: Giáy
Tên gọi khác: Nhắng, Giẳng
Dân số: 58.617 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).
Ngôn ngữ: Tiếng Giáy thuộc ngữ hệ Thái - Ka Ðai.
Lịch sử: Người Giáy từ Trung quốc di cư sang Việt Nam cách đây khoảng 200
năm.

Làm ngói là một trong những nghề thủ công của người Giáy ở Hà Giang. Ngói Âm
dương (ngói máng) được tạo dáng bằng bàn xoay tạo hình ống, phơi khơ rồi cắt lát trước
khi đưa vào lò nung.
Hoạt động sản xuất: Người Giáy có nhiều kinh nghiệm canh tác lúa nước trên
những triền ruộng bậc thang. Bên cạnh đó họ cịn làm thêm nương rẫy trồng ngơ, lúa, các
loại cây có củ và rau xanh. Chăn ni theo lối thả rơng. Có một số nghề thủ công nhưng
chưa phát triển.
Ăn: Ăn cơm tẻ. Gạo được luộc cho chín dở rồi mới cho vào chõ đồ lên như đồ xôi.
Nước luộc gạo dùng làm đồ uống. Cách chế biến món ăn, nhất là ăn trong ngày lễ, ngày

tết chịu ảnh hưởng sâu sắc của người Hán.
Mặc: Trước kia phụ nữ mặc váy xoè giống như váy của người Hmông. Ngày nay
họ mặc quần màu chàm đen có dải vải đỏ đắp trên phần cạp, áo cánh 5 thân xẻ tà, dài quá
mông, cài khuy bên nách phải, hò áo và cổ tay áo viền những dải vải khác màu. Tóc vấn
quanh đầu với những sợi chỉ hồng thả theo đi tóc. Vai khốc túi thêu chỉ màu với hoa
văn là những đường gấp khúc. Nam giới mặc quần lá toạ, áo cánh xẻ tà, mở khuy ngực.
21


Ở: Người Giáy cư trú ở các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương (Lào
Cai), Yên Minh, Ðồng Văn (Hà Giang), Phong Thổ, Mường Tè (Lai Châu). Nhà sàn là
nhà ở truyền thống. Hiện nay, kiểu nhà sàn vẫn phổ biến trong bộ phận người Giáy ở Hà
Giang, còn bộ phận ở Lao Cai và Lai Châu ở nhà đất nhưng phía trước nhà vẫn là sàn
phơi. Nhà thường có 3 gian, bàn thờ đặt ở gian giữa.
Phương tiện vận chuyển: Họ gánh bằng dậu, dùng ngựa thồ, trâu kéo.

Nữ phục Giáy mang phong cách từng địa phương khá đậm. Chẳng hạn, phụ nữ ở Hà
Giang thì mặc váy và áo dài, gần với chiếc áo của người Nùng. Ngược lại, như trong
ảnh, nữ giới ở Lào Cai lại mặc quần và áo ngắn.
Quan hệ xã hội: Trước Cách mạng tháng Tám, xã hội người Giáy có sự phân hố
giai cấp rõ rệt. Tầng lớp trên là những chức dịch trong bộ máy chính quyền ở xã, thơn
bản, nhiều người được hưởng ruộng cơng do dân cày cấy, có rừng thảo quả do dân trồng,
có lính phục dịch, có người lo việc tang, việc cưới, đơi khi có cả đội x. Nơng dân,
ngồi đóng thuế cịn phải làm lao dịch và cống nạp cho các chức dịch.
Cưới xin: Gồm nhiều nghi lễ: dạm hỏi, thả mối, ăn hỏi, cưới và lại mặt. Trong lễ
ăn hỏi nhà trai đưa cho nhà gái một vòng cổ và một vòng tay để "đánh dấu". Trong lễ
cưới ngồi chi phí cho ăn uống, nhà trai còn phải mang cho nhà gái một số thực phẩm và
tiền để làm quà tặng họ hàng gần; mỗi người một con gà, một con vịt và một đồng bạc
trắng. ở người Giáy cũng có tục kéo vợ như người Hmơng.
Sinh đẻ: Khi có thai phụ nữ phải kiêng nhiều thứ: không đun củi từ ngọn lên gốc

(sợ đẻ ngược), không đến đám tang hay nơi thờ cúng (sợ mất vía). Gần đến ngày đẻ, họ
phải cúng mụ. Trẻ đầy tháng cúng báo tổ tiên, đặt tên và lập lá số cho trẻ để sau này đem
so tuổi khi lấy vợ, lấy chồng và chọn giờ nhập quan, hạ huyệt khi chết đi.
Ma chay: Người Giáy cho rằng khi người ta chết, nếu ma chay chu đáo thì sẽ
được lên trời sống sung sướng cùng với tổ tiên, nếu không sẽ bị đưa xuống âm ti hoặc
biến thành con vật. Vì thế, ở những gia đình khá giả đám tang có thể kéo dài tới 5-7 ngày
và có thêm một số nghi lễ như thả đèn trôi sông, rước hồn đi dạo... Con cái để tang bố mẹ
một năm. Lễ đoạn tang thường được tổ chức vào dịp cuối năm.

22


Cũng giống như các dân tộc khác thuộc nhóm ngơn ngữ Tày - Thái, người Giáy thường
cư trú ở các thung lũng, nơi có nhiều điều kiện làm ruộng nước. Cảnh quan quê hương
thường trù phú được vẻ đẹp trữ tình.
Thờ cúng: Bàn thờ đặt ở gian giữa, thường có ba bát hương theo thứ tự từ trái
sang phải thờ táo quân, trời đất và tổ tiên. Trong trường hợp chủ nhà là con nuôi hay con
rể thừa tự muốn thờ họ bố mẹ đẻ thì đặt thêm một bát hương ở bên trái. Những gia đình
khơng thờ bà mụ trong buồng thì đặt thêm một bát hương ở bên phải. Ở một số gia đình
ngồi bàn thờ lớn cịn đặt một bàn thờ nhỏ để thờ bố mẹ vợ. Phía dưới bàn thờ lớn ngay
trên mặt đất đặt một bát hương cúng thổ địa, ở hai bên cửa chính có hai bát hương thờ
thần giữ cửa.
Lễ tết: Người Giáy ăn Tết như các dân tộc ở vùng Ðông Bắc: Tết Nguyên đán,
Thanh minh, Ðoan ngọ....
Lịch: Người Giáy theo âm lịch.
Học: Người Giáy chưa có văn tự, chỉ có một số rất ít người biết chữ Hán.
Văn nghệ: trong kho tàng văn nghệ của người Giáy có truyện cổ, thơ ca, tục ngữ,
đồng dao, phong dao... Ở người Giáy có ba kiểu hát mà họ gọi là "vươn" hay "phướn" hát
bên mâm rượu, hát đêm và hát tiễn dặn...
1.2. Một vài đặc điểm về bài dân ca

- Tính chất: Giai điệu có tính vui tươi nhẹ nhàng, đơi lúc mang chút mong chờ
- Hàng âm điệu thức
+ Hàng âm của bài có năm âm cụ thể:

+ Xét về cấu tạo hàng âm thì hàng âm trên giống với điệu thức Cung (cụ thể Pha
cung) trong điệu thức ngũ cung. Màu sắc của điệu thức này gần với điệu thức trưởng.
- Nhịp: bài có nhịp biến đổi giữa nhịp 2/4 và nhịp ¾.
Khi hát cần chú ý các âm hoa mỹ, tiết nhịp đối với những lần ch

23


2. Thực hành
Bước 1: Chuẩn bị
- Bản nhạc, tư liệu nghe bài dân ca ….
- Xác định âm vực phù hợp cho giọng hát.
Bước 2: Đọc Gam rải.
- Đọc gam rải đi lên, đi xuống
- Chú ý đọc chậm và nhớ âm các bậc của gam
Bước 3: Xướng âm.
- Xướng âm từng phần, đoạn của bài.
- Chú ý: phải xướng âm cả các nốt hoa mỹ, đọc chậm. Khi xướng âm bị sai hoặc
lạc giọng cần đọc lại gam rải của bài
Bước 4: Ghép lời, hát theo giai điệu.
- Trên cơ sở giai điệu xướng âm, ghép lời theo đúng vị trí trên bản nhạc.
- Chú ý: hát từng phần với tốc độ chậm vừa. Cần hát đúng đủ các âm luyến, láy và
sắc thái của bài
Bước 5: Hát hoàn thiện cả bài
- Hát đầy đủ bài đúng tốc độ, sắc thái
- Chú ý phần sắc thái như các rung, láy, luyến vì sắc thái là đặc trưng, cái hồn của

bài.
Nội dung bài: Soi bóng bên hồ (Dân ca Giáy)

24


3. Hướng dẫn tự học
Tìm và nghe bài dân ca …
Tìm hiểu và nghe thêm các bài dân ca

25


×