Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của điểm tới lòng trung thành của khách du lịch: nghiên cứu trường hợp điểm đến du lịch TP. HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------------

PHÙNG VŨ BẢO NGỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỂM TỚI LÒNG TRUNG
THÀNH CỦA KHÁCH DU LỊCH: NGHIÊN CỨU
TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TP.HCM
Chuyên ngành : Thương mại

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGƠ CƠNG THÀNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................1
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................1


1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................3

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu: ..............................................................................3

1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................3

1.3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................4

1.3.1.

Đối tƣợng nghi n cứu .............................................................................4

1.3.2.

Đối tƣợng khảo sát ..................................................................................4

1.3.3.

Ph m vi nghi n cứu ................................................................................4

1.4.


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................4

1.4.1.

Nghiên cứu định tính: .............................................................................4

1.4.2.

Nghiên cứu định lƣợng: ..........................................................................5

1.5.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI...........................5

1.6.

Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU ..............6

1.6.1.

Ý nghĩa của nghiên cứu ..........................................................................6

1.6.2.

Đ ng g p mới của nghi n cứu ................................................................7

1.7.

KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU................................................7


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU...................9
2.1.

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .........................................................................9

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch ............................................................9
2.1.2. Khái niệm về khách du lịch ......................................................................12


2.1.3. Khái niệm về điểm đến của khách du lịch ...............................................13
2.2.

HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ............................................................15

2.2.1. Khái niệm về hình ảnh điểm đến du lịch ..................................................15
2.2.2. Các thành phần của hình ảnh điểm đến du lịch ........................................17
2.3.

LỊNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH DU LỊCH ..................................19

2.3.1. Khái niệm về lòng trung thành của khách hàng .......................................19
2.3.2. Khái niệm lòng trung thành của khách du lịch đối với điểm đến ............20
2.4. ẢNH HƢỞNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN TỚI LỊNG TRUNG THÀNH
ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH ..................................................22
2.4.1. Mơ hình của TS. Hồ Huy Tựu và Nguyễn Xuân Thọ (2012) ..................22
2.4.2. Mơ hình kết quả nghiên cứu của Girish Prayag và Chris Ryan (2011) ...23
2.4.3. Mơ hình nghiên cứu tác động của nhận thức du khách, hình ảnh điểm đến
và sự hài lòng khách du lịch đối với lòng trung thành điểm đến (R Rajesh,
2013) ...................................................................................................................26
2.5. MƠ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA HÌNH ẢNH ĐIỂM

ĐẾN TỚI LỊNG TRUNG THÀNH ĐỐI VỚI ĐIỂM ĐẾN TP.HCM CỦA
KHÁCH DU LỊCH ................................................................................................28
2.5.1. Đặc điểm của điểm đến du lịch TP.HCM ................................................28
2.5.2. Đề xuất mơ hình lý thuyết của nghiên cứu...............................................34
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................36
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................37
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................37
3.2. PHÁT TRIỂN THANG ĐO NHÁP 1 ............................................................38
3.2.1. Thang đo hình ảnh điểm đến ....................................................................38
3.2.2. Thang đo lịng trung thành của khách du lịch .........................................40
3.3. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ...................................................................................40
3.3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................40
3.3.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ........................................................................41
3.4. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC......................................................................43
3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu ..........................................................................43
3.4.2. Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu..........................................................44


3.4.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ................................................................44
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................49
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................50
4.1. THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................50
4.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ CÁC THANG ĐO BẰNG CRONBACH „S ALPHA VÀ
EFA ........................................................................................................................52
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach „s alpha ......................52
4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................54
4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY .................................................................................57
4.3.1. Kiểm tra hệ số tƣơng quan .......................................................................57
4.3.2. Kiểm định mơ hình hồi qui và các giả thuyết nghiên cứu........................58
4.3.3. Kiểm tra sự vi ph m các giả định của mơ hình hồi qui ............................61

4.3.4. Kiểm định sự khác biệt về lòng trung thành của khách du lịch đối với
điểm đến Tp. HCM theo các đặc điểm nhân khẩu học ......................................63
4.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................68
Tóm tắt chương 4 ......................................................................................................73
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .................................................................75
5.1. KẾT LUẬN.....................................................................................................75
5.2. MỘT SỐ HÀM Ý NHẰM NÂNG CAO HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN TỪ ĐĨ
GIA TĂNG LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH DU LỊCH ĐỐI VỚI
TP.HCM .................................................................................................................76
5.2.1.

Mở rộng các lo i hình và nâng cao chất lƣợng, dịch vụ giải trí ...........77

5.2.2.

Cải thiện và nâng cao mơi trƣờng cảnh quan thành phố Hồ Chí Minh 78

5.2.3.

Ổn định mơi trƣờng kinh tế, chính trị ...................................................79

5.2.4.

Cải thiện và nâng cấp cơ sở h tầng thành phố Hồ Chí Minh ..............80

5.2.5.

Phát triển ẩm thực – mua sắm thành phố Hồ Chí Minh .......................82

5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU - HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..83

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
HCMC

Tên đầy đủ tiếng Anh
Ho Chi Minh city

Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy ban nhân dân

UBND
ASEAN

Tên đầy đủ tiếng Việt

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Asia Nations
Statistical Package for the

Chƣơng trình máy tính phục vụ cơng

Social Sciences


tác thống k

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

Regression Analysis

Phân tích hồi quy

WOM

Word of mouth

Truyền miệng

USD

United State Dollar

Đô la Hoa Kỳ


WTO

World Trade Organization

Tổ chức thƣơng m i thế giới

WTTC

World Travel and Tourism

Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới

SPSS

RA

Council


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm về hình ảnh điểm đến

15

Bảng 4.1: Thơng tin về mẫu nghi n cứu phân bố theo đặc điểm nhân khẩu

50


học của khách du lịch tr n địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach‟s alpha

53

Bảng 4.3: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett

54

Bảng 4.4: T m tắt hệ số khi phân tích nhân tố

55

Bảng 4.5: Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

55

Bảng 4.6: Ma trận hệ số tƣơng quan

57

Bảng 4.7: T m tắt mơ hình hồi qui

59

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi qui

59

Bảng 4.9: Các thơng số thống k của mơ hình hồi qui


60

Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Mann - Whitney U về sự khác biệt lòng

63

trung thành đối với điểm đến TP. HCM theo giới tính của khách du lịch.
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt lòng trung

64

thành đối với điểm đến TP. HCM theo độ tuổi của khách du lịch
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Mann - Whitney U về sự khác biệt lòng

65

trung thành đối với điểm đến TP. HCM theo quốc tịch của khách du lịch
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định Mann - Whitney U về sự khác biệt lòng

65

trung thành đối với điểm đến TP. HCM theo tình tr ng hơn nhân của
khách du lịch.
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt lòng trung

66

thành đối với điểm đến TP. HCM theo trình độ học vấn của khách du lịch
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt lòng trung


67

thành đối với điểm đến TP. HCM theo nghề nghiệp của khách du lịch
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định Kruskal-Wallis về sự khác biệt lòng trung
thành đối với điểm đến TP. HCM theo thu nhập hàng tháng của du khách

68


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang

Hình 2.1: Sơ đồ bốn nh m nhân tố du lịch

10

Hình 2.2: Mơ hình tác động của nhận thức du khách, hình ảnh điểm

27

đến và sự hài lòng khách du lịch đối với lòng trung thành điểm đến
(R Rajesh, 2013)
Hình 2.3: Mơ hình do ngƣời nghi n cứu đề xuất

34

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghi n cứu

37


Hình 4.1: Đồ thị phân tán phần dƣ chuẩn h a

61

Hình 4.2: Biểu đồ tần số của các phần dƣ chuẩn h a

62

Hình 4.3: Biểu đồ tần số P-P plot của phần dƣ chuẩn h a

62


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Du lịch là ngành công nghiệp khơng khói mang l i những lợi ích vơ cùng to

lớn cho mỗi quốc gia. Du lịch đ ng g p phần lớn vào doanh thu của đất nƣớc, mang
l i hàng triệu việc làm cho ngƣời dân. Đặc biệt, du lịch cịn là một phƣơng tiện
quảng bá hình ảnh đất nƣớc m nh mẽ nhất.
Từ năm 2001, Du lịch Việt Nam đã đƣợc chính phủ quy họach, định hƣớng
đầu tƣ và phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với tiềm năng sẵn có và
sự hỗ trợ tích cực của chính phủ trong hơn 10 năm qua, Việt Nam ngày nay đã trở
thành tâm điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngòai nƣớc đến tham quan và
khám phá. Theo hội đồng lữ hành và du lịch thế giới (WTTC), trong 181 quốc gia,

vùng lãnh thổ thì du lịch Việt Nam đứng thứ 47 trên thế giới về phát triển tổng thể,
đứng thứ 54 vì những đ ng g p cho nền kinh tế quốc gia và đứng thứ 12 về sự tăng
trƣởng dài h n trong vòng 10 năm tới (CafeF, 2010). Riêng trong khu vực Đông
Nam Á, du lịch Việt Nam đứng thứ 2 về tốc độ tăng trƣởng, đứng thứ 4 về tỷ trọng
đ ng g p vào nền kinh tế quốc dân và thứ 5 về kết quả tuyệt đối. Điều này khẳng
định sức hấp dẫn, vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thế
giới (Nguyễn Hằng, 2011).
Do đ , ngành du lịch Việt Nam đang đứng trƣớc sự c nh tranh quyết liệt về
thu hút du khách hơn bao giờ hết. Không chỉ c nh tranh trong nội bộ ngành hay
giữa các địa phƣơng du lịch, sự c nh tranh còn diễn ra gay gắt giữa các công ty du
lịch lữ hành quốc tế và trong nƣớc. Vì vậy, việc quan trọng nhất của các công ty du
lịch trong nƣớc là làm thế nào để thu hút khách đến và quan trọng hơn là quay l i
điểm đến, đồng nghĩa với việc nâng cao lòng trung thành của khách du lịch đối với
điểm đến du lịch trong giai đọan hiện nay.
Đặc biệt, điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đang ngày càng phát
triển, thu hút ngày càng nhiều lƣợt khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Theo báo cáo
của UBND TP. HCM trong 6 tháng đầu năm 2014, lƣợng khách quốc tế đến Thành
phố ƣớc đ t 2,1 triệu lƣợt, tăng 10% so cùng kỳ năm trƣớc, đ t 48% kế ho ch năm


2

2014 4,4 triệu lƣợt khách). Tổng doanh thu du lịch (khách s n, nhà hàng và du lịch
lữ hành) ƣớc đ t 44.299 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ năm 2013, đ t 45% kế
ho ch năm 2014 99.000 tỷ đồng).
Tuy nhiên so với tiềm năng vốn có thì du lịch TP. HCM vẫn chƣa phát triển
đúng mức và hình ảnh TP. HCM trong mắt du khách đang ngày càng xấu đi.
Nguyên nhân một phần là do những ngƣời làm du lịch vẫn chỉ quan tâm đến lợi ích
ngắn h n và chƣa thật sự hiểu cảm nhận của khách làm ảnh hƣởng không tốt đến
đánh giá của khách đối với điểm đến TP. HCM cũng nhƣ du lịch Việt Nam. Tình

tr ng chặt chém vẫn xảy ra. Một số họat động du lịch còn do tự phát, chƣa chú trọng
đến chất lƣợng dịch vụ, chƣa định hƣớng phát triển bền vững, n n khách thƣờng có
xu hƣớng “một đi không trở l i”.
Bên c nh đ , một số nghiên cứu nƣớc ngòai cũng đã c đề cập rằng hình ảnh
điểm đến c li n quan đến lịng trung thành của khách du lịch. Trong khi đ , TP Hồ
Chí Minh cùng với thủ đơ Hà Nội, phố cổ Hội An và vịnh H Long đƣợc đánh giá
là những địa chỉ du lịch hấp dẫn nhất châu Á năm 2013 do du khách bình chọn trên
website Trip Advisor. Nhƣng với thực tr ng hình ảnh TP.HCM khơng mấy đẹp đẽ
trong mắt khách du lịch nhƣ hiện nay. Vậy cơ sở nào để nâng cao hình ảnh điểm
đến TP. HCM? Mức độ ảnh hƣởng của hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành
khách du lịch nhƣ thế nào? Nguồn lực chung là h n chế, phải ƣu ti n giải quyết
thành phần nào của hình ảnh điểm đến nhằm gia tăng lòng trung thành du khách?
Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài:
“Ảnh hƣởng của hình ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách du lịch:
Nghiên cứu trƣờng hợp điểm đến du lịch TP. HCM”.
Bài nghiên cứu này sử dụng mơ hình định lƣợng để khám phá và khẳng định
những yếu tố quan trọng của hình ảnh điểm đến tác động tới lịng trung thành của
khách du lịch, từ đ đƣa ra các giải pháp thu hút khách du lịch và nâng cao lòng
trung thành của du khách đối với điểm đến Thành phố Hồ Chí Minh.


3

Đồng thời, tác giả hy vọng những thông tin về các yếu tố hình ảnh điểm đến
tác động đến lịng trung thành của khách du lịch sẽ góp phần là tài liệu tham khảo
cho các nhà lãnh đ o, các tổ chức du lịch và ngƣời làm du lịch t i TP.HCM.
Hơn thế nữa, ngƣời nghiên cứu hy vọng có thể tổng hợp về phƣơng diện lý
luận trong mảng du lịch TP.HCM từ đ làm cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp
mong muốn gia nhập lĩnh vực du lịch hoặc muốn khai thác tiềm năng du lịch t i
đây.

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
-

Xác định các thành phần của hình ảnh điểm đến tác động tới lòng trung
thành của khách du lịch và phát triển thang đo những yếu tố này.

-

Xây dựng và kiểm định mơ hình lý thuyết về mối quan hệ giữa thành phần
của hình ảnh điểm đến với lịng trung thành của khách du lịch – áp dụng
cho trƣờng hợp điểm đến TP.HCM, từ đ xác định cƣờng độ tác động
(tầm quan trọng) của các yếu tố này.

-

Đề xuất một số hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu để xây dựng hình ảnh
điểm đến TP. HCM tốt đẹp trong mắt du khách, tr n cơ sở đ gia tăng
lòng trung thành của khách du lịch đến với TP.HCM.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Từ mục tiêu nghiên cứu tr n, ngƣời nghiên cứu đặt ra câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Hình ảnh điểm đến du lịch là gì? Gồm những thành phần nào? Áp dụng
cho trƣờng hợp TP.HCM thì những thành phần đ là gì?
2) Quan hệ giữa các thành phần của hình ảnh điểm đến với lịng trung thành
của khách du lịch t i TP. HCM nhƣ thế nào?
3) Giải pháp nào giúp xây dựng và cải thiện hình ảnh điểm đến TP.HCM

nhằm nâng cao lịng trung thành du khách đối với điểm đến này? (Cần làm
gì để nâng cao tính hấp dẫn của hình ảnh điểm đến, từ đ gia tăng lòng
trung thành của khách du lịch?)


4

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.

1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
-

Hình ảnh điểm đến, các thành phần của hình ảnh điểm đến, lòng trung
thành của khách du lịch và mối quan hệ giữa chúng: lý thuyết và thực tiễn
áp dụng t i TP.HCM.

1.3.2. Đối tƣợng khảo sát
-

Khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đã và đang du lịch
TP.HCM.

1.3.3. Ph m vi nghiên cứu
-

Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tập trung t i TP.HCM. Cụ thể
khảo sát t i các điểm du lịch, địa điểm ăn uống thƣờng đƣợc khách du lịch
lui tới.


-

Về th i gi n Các tài liệu đƣợc sử dụng trong bài là các tài liệu trong và
ngoài nƣớc trong khoảng thời gian 1941 – 2014. Thời gian thực hiện bài
nghiên cứu từ tháng 01/2014 – 09/2014.

-

Về n i ung Từ dữ liệu thứ cấp, bài nghiên cứu tổng hợp lý thuyết Hình
ảnh điểm đến và Lịng trung thành của khách du lịch, tổng hợp tình hình
ngành du lịch từ những báo cáo của Tổng cục du lịch, Sở Du Lịch
TP.HCM, báo cáo của Ủy ban nhân dân TP.HCM. Dữ liệu sơ cấp đƣợc
thu thập từ bảng khảo sát thực tế 360 khách du lịch t i TP.HCM.

1.4.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1. Nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là phƣơng
pháp thảo luận nh m. Phỏng vấn hai đối tƣợng, đối tƣợng thứ nhất là các
chuyên gia du lịch, doanh nghiệp đang ho t động trong lĩnh vực du lịch. Đối


5

tƣợng thứ hai là một số khách du lịch đã và đang tham quan và sử dụng dịch
vụ du lịch t i TP.HCM.
1.4.2. Nghiên cứu định lƣợng:

Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và
bảng câu hỏi qua thƣ điện tử đến các đối tƣợng mục tiêu.
Kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy
Cronbach alpha. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) thơng qua phần
mềm SPSS 20.0 để xây dựng mơ hình và các giả thuyết về các yếu tố hình ảnh
điểm đến tác động đến lòng trung thành của khách du lịch đối với TP.HCM.
Dùng phƣơng pháp phân tích hồi quy với các quan hệ tuyến tính để
kiểm định các nhân tố hình ảnh điểm đến có ảnh hƣởng quan trọng lịng trung
thành của khách du lịch đối với TP.HCM, dựa vào đ tính mức độ quan trọng
của từng yếu tố.
1.5.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trên thế giới, hình ảnh điểm đến đƣợc nghiên cứu bắt đầu từ những năm 1970

và sau đ trở thành chủ đề đƣợc quan tâm phổ biến trong lĩnh vực du lịch. Những
bài viết nghiên cứu về hình ảnh điểm đến ở nƣớc ngồi khá nhiều nhƣng nghi n cứu
về mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến và lòng trung thành của khách du lịch hầu
nhƣ rất hiếm.
Các nghiên cứu nƣớc ngòai c đề cập đến mối quan hệ giữa hình ảnh điểm đến
và lịng trung thành của khách du lịch có thể kể đến nhƣ:
-

Nghiên cứu của Girish Prayag và Chris Ryan (2011): Tiền đề lòng trung
thành du khách đối với đảo Mauritius – Vai trị và ảnh hƣởng của hình ảnh
điểm đến, gắn kết địa điểm, sự tham gia cá nhân và sự hài lòng của khách du
lịch.

-


Và nghiên cứu gần đây: Nghi n cứu của R. Rajesh (2013) về tác động của
nhận thức du khách, hình ảnh điểm đến và sự hài lòng khách du lịch đối với
lòng trung thành điểm đến.

Trong nƣớc:


6

-

Nghiên cứu của Hồ Huy Tựu và Nguyễn Xuân Thọ: Ảnh hƣởng của hình ảnh
điểm đến và cảm nhận rủi ro đến ý định quay l i và truyền miệng tích cực
của du khách đối với khu du lịch biển Cửa Lị, tỉnh Nghệ An.

Nhìn chung, các cơng trình thƣờng đề cập đến khái niệm hình ảnh điểm đến,
khái niệm lòng trung thành mà chƣa thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa hình ảnh điểm
đến và lịng trung thành của khách du lịch. Cụ thể là hiện t i ở Việt Nam chƣa c
cơng trình nào nghiên cứu trực tiếp đề tài này.
Chính vì thế mà đề tài này khơng trùng lặp và mang tính cấp thiết. Ngƣời nghiên
cứu cho rằng cần thiết phải nghiên cứu về vấn đề này.
1.6.

Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU

1.6.1. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về phương i n h c thu t
- Hệ thống h a lý thuyết về hình ảnh điểm đến và lòng trung thành của khách
du lịch đối với điểm đến.
- Kiểm nghiệm mơ hình của nghiên cứu trƣớc, hồn thiện mơ hình các yếu tố

hình ảnh điểm đến tác động đến lòng trung thành của khách du lịch đối với
điểm đến TP.HCM.
Về phương i n th c ti n
- Trong bối cảnh c nh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp du
lịch, hình ảnh điểm đến đối với khách du lịch n i ri ng đƣợc coi là nhân tố
đ ng vai trò quyết định trong việc thu hút và giữ chân du khách. Do vậy,
kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc ho ch định các chiến
lƣợc nâng cao hình ảnh điểm đến và các giải pháp nhằm thu hút và giữ chân
khách du lịch t i TP.HCM.
- Tổng hợp kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin giá trị cho
việc ra quyết định của các nhà lãnh đ o góp phần giúp phát triển ngành du
lịch thành phố mang tên Bác.


7

- Làm cơ sở tham khảo cho các doanh nghiệp mong muốn gia nhập lĩnh vực
du lịch. Đặc biệt là các doanh nghiệp muốn phát triển dịch vụ du lịch đối
với TP.HCM.
1.6.2. Đ ng g p mới của nghiên cứu
- Nghiên cứu lòng trung thành của nhân viên, của khách hàng là đề tài rất
phổ biến nhƣng trong lĩnh vực du lịch, nghiên cứu về ảnh hƣởng của hình
ảnh điểm đến tới lòng trung thành của khách du lịch còn rất ít và chƣa cụ
thể; đặc biệt ở Việt Nam, qua q trình ngƣời nghiên cứu tìm tịi, hiện t i
chƣa c đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này.
- Đề tài tổng hợp một số lý thuyết về hình ảnh điểm đến và lịng trung thành
của khách du lịch, đồng thời xây dựng mơ hình các yếu tố hình ảnh điểm
đến tác động đến lịng trung thành của khách du lịch từ đó phát triển mơ
hình t i điểm đến TP.HCM.
1.7.


KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nhƣ tr n, nội dung đề tài đƣợc thiết kế thành

5 chƣơng với nội dung chính của các chƣơng đƣợc mơ tả dƣới đây:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu củ đề tài
Trình bày lý do chọn đề tài, đối tƣợng và ph m vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghi n
cứu, ý nghĩa nghi n cứu và bố cục của đề tài nghiên cứu.
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết về khách du lịch, hình ảnh điểm đến và lòng trung thành
của khách du lịch. Đặc điểm của điểm đến du lịch TP. HCM. Khám phá và giải
thích các yếu tố hình ảnh điểm đến tác động đến lòng trung thành của khách du lịch
từ những bài báo, nghiên cứu trƣớc. Đề xuất thêm những yếu tố hình ảnh điểm đến
tác động đến lịng trung thành của khách du lịch. Từ đ đặt ra giả thuyết nghiên cứu
và đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Chương 3 Thiết kế nghiên cứu
Trình bày qui trình nghiên cứu, phƣơng pháp nghi n cứu định tính và định lƣợng,
đƣa ra mơ hình nghiên cứu điều chỉnh và xây dựng thang đo.


8

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu gồm kiểm định độ tin cậy của các thang đo các biến,
phân tích nhân tố EFA, mơ hình hồi qui đa biến và kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu.
Chương 5: Kết lu n và hàm ý
Trình bày kết luận và giới h n nghiên cứu. Đƣa ra các hàm ý cho các nhà quản trị
du lịch, doanh nghiệp, tổ chức du lịch và đề xuất hƣớng nghiên cứu sắp tới.



9

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

2.1.

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của du lịch
2.1.1.1. Khái niệm du lịch:
Hiện nay tồn t i rất nhiều định nghĩa về du lịch tùy thuộc vào g c độ tiếp cận
hay mục đích nghi n cứu và sau đây là một số định nghĩa đƣợc nhiều nghiên cứu sử
dụng.
* Tiếp c n từ góc đ khách du lịch, theo Liệp hiệp quốc (1963)1: “Du lịch là
tổng hợp các mối quan hệ, hiện tƣợng và các ho t động kinh tế bắt nguồn từ các
cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập thể ở b n ngoài nơi ở thƣờng xuyên
của họ hay ngồi nƣớc họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lƣu trú không phải là
nơi làm việc của họ”.
Theo Hunziker và Krapf (1941): Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện
tƣợng phát sinh trong cuộc hành trình và lƣu trú của những ngƣời ngồi địa phƣơng,
nếu việc lƣu trú đ không phải thƣờng xuy n và khơng dính dáng đến ho t động kiếm
lời.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), Điều 4, Khoản 1 quy định: “Du lịch là các
ho t động c li n quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên
của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
* Tiếp c n từ các bên có liên quan, Coltman (1989) định nghĩa: Du lịch là sự kết
hợp và tƣơng tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ khách du lịch bao gồm:
khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cƣ dân sở t i và chính quyền nơi đ n
khách du lịch (hình 2.1).


1

Theo Mr. R. D. Piesse, B.A., LL. B. (Melb.), (1966), Director of Travel Development, Australian National
Travel Association.


10

Khách du lịch

Dân cƣ sở t i

Nhà cung ứng
dịch vụ du lịch

Chính quyền địa
phƣơng nơi đ n
khách du lịch

Hình 2.1: Sơ đồ bốn nhóm nhân tố du lịch
(Nguồn:Michael M. Coltman, 1989)
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hịa (2008, tr. 8, 9):
* Tiếp c n từ góc đ khách du lịch: “Du lịch là cuộc hành trình và lƣu trú
thƣờng xuyên của cá thể, nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau, với mục đích hịa
bình và hữu nghị. Với họ, du lịch nhƣ là một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm
sống và sự thỏa mãn một số nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình”.
* Tiếp c n từ góc đ doanh nghi p kinh doanh dịch vụ du lịch: “Du lịch là quá
trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu
cầu của khách du lịch. Các doanh nghiệp coi du lịch nhƣ là cơ hội để bán các sản

phẩm mà họ sản xuất ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch”. Nghĩa là,
các doanh nghiệp du lịch không những phục vụ khách du lịch thông qua các dịch vụ
của họ, đồng thời họ cũng đang bán chính sản phẩm của doanh nghiệp để đ t đƣợc
doanh thu và lợi nhuận
* Tiếp c n từ góc đ cơ qu n quản lý: “Du lịch là quá trình tổ chức các điều
kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của ngƣời đi du
lịch”.
Nhƣ vậy, mặc dù cách biểu đ t chƣa thống nhất, nhƣng tựu trung l i, du lịch là
tổng thể các mối quan hệ li n quan đến sự tham gia và lợi ích của nhiều bên (khách
du lịch; nhà cung cấp dịch vụ du lịch; dân cƣ sở t i; chính quyền địa phƣơng sở t i
và nhà nƣớc) phát sinh trong cuộc hành trình và lƣu trú của khách du lịch ngoài nơi cƣ


11

trú thƣờng xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng, vv, trong một
khoảng thời gian nhất định.
2.1.1.2. Đặc điểm của du lịch:
Xuất phát từ việc quan điểm về du lịch đƣợc trình bày tr n đây mục 2.1.1.1),
kết hợp tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu và chuyên gia trong ngành du
lịch, ngƣời nghiên cứu khái quát các đặc điểm của du lịch, bao gồm:
 Du lịch là ngành công nghiệp dịch vụ không khói
Các ngành cơng nhiệp khác với đặc điểm là t o ra những sản phẩm nhất định
nhƣ: các thiết bị điện tử, ơ tơ, máy móc, vv, và q trình t o ra những sản phẩm này
là quá trình nhà xƣởng, máy móc, thiết bị ti u hao năng lƣợng và thải ra môi trƣờng
một lƣợng “kh i” nhất định. Trong khi đ , ngành cơng nghiệp du lịch thì có sự khác
biệt rõ rệt, dịch vụ du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp c tác động qua l i với các
ngành nghề khác (chẳng h n nhƣ: xây dựng, giao thông vận tải, ngân hàng, giáo
dục, vv.), nhƣng không t o ra các sản phẩm nào cụ thể. Sản phẩm của du lịch chính
là dịch vụ, dịch vụ đ đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần của khách du lịch.

Sản phẩm du lịch không thể di chuyển nên các nhà kinh doanh không thể mang sản
phẩm du lịch đến nơi c khách du lịch mà chỉ có khách du lịch mới là ngƣời có thể
tới nơi c sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu. Đ là quá trình cải t o tự nhiên,
giữ gìn các di tích, di sản văn h a, cùng truyền thống, bản sắc của quốc gia, dân tộc
và các địa phƣơng; đ khơng phải là q trình sản xuất hàng ngày thải ra môi
trƣờng các chất độc h i nhƣng doanh thu mà n đem l i có thể cịn cao hơn cả một
ngành cơng nghiệp sản xuất trong xã hội.
 Du lịch là ngành công nghiệp tạo ra phản ứng dây chuyền
Theo Bhatia 2005),“Du lịch không tồn t i một mình. Nó bao gồm một số
thành phần, ba trong số đ c thể coi là cơ bản. Ba phần cơ bản t o nên du lịch
gồm: giao thông vận tải, miền địa phƣơng và chỗ ở”. Từ thuở ban đầu, trƣớc khi
con ngƣời c đi du lịch họ đã c những nhu cầu nhƣ chỗ ở, ăn uống. Đ cũng chính
là lý do sự phát triển rộng khắp của các khách s n, nhà nghỉ, nhà hàng trên thế giới.
Khi con ngƣời xuất hiện nhu cầu đi du lịch thì cũng chính là cơ hội cho các doanh


12

nghiệp vận tải phát triển với nhiều lo i phƣơng tiện: máy bay, tàu hỏa, xe buýt, ô tô,
xe khách, xích lơ. T i mỗi điểm đến, địa phƣơng sẽ có những gói kích thích t o
dựng thƣơng hiệu điểm đến. Sẽ không là đủ nếu thiếu đi công tác xây dựng, thiết kế
t o nên những cơng trình kiến trúc t i điểm đến, vì thế du lịch cũng kéo theo sự phát
triển của ngành xây dựng. Sự phát triển không ngừng của ngành du lịch kéo theo sự
thay đổi trong công tác giảng d y, đào t o lao động phục vụ ngành du lịch, vì thế du
lịch l i kéo theo sự phát triển của giáo dục, vv. , và còn nhiều lĩnh vực mà du lịch
tác động đến nhƣ sự phát triển cơ sở h tầng, dịch vụ tiện ích nhƣ máy rút tiền, ngân
hàng, vv. Nhƣ thế có thể thấy du lịch c tác động tích cực tới các ngành kinh tế
khác và đặc điểm, sự phát triển của những ngành này tác động ngƣợc trở l i trong
việc hình thành hình ảnh điểm đến trong tâm tƣởng của khách du lịch.
 Ngành du lịch có tính chất là năng động và phát triển khơng ngừng

Sản phẩm du lịch tuy mang tính vơ hình nhƣng cũng c chu kỳ sống, vòng
đời sản phẩm nhƣ bao sản phẩm thông thƣờng khác, nhƣng điểm đặc biệt là chu kỳ
sống này rất ngắn. Chúng ta thấy rằng một sản phẩm du lịch t i những điểm đến
khác nhau thì sẽ mang nét đặc trƣng ri ng nhƣng một khi đƣợc ƣa thích, các sản
phẩm du lịch rất dễ bị bắt chƣớc. Th m vào đ , là nhu cầu thỏa mãn về vật chất tinh
thần của con ngƣời luôn phát triển và biến đổi theo thời gian, cũng nhƣ tùy vào đặc
điểm nhân khẩu học của khách du lịch mà đòi hỏi các sản phẩm du lịch, thậm chí
cùng một sản phẩm du lịch nhƣng ở những khơng gian, thời gian, đối tƣợng khách
du lịch khác nhau cũng phải có sự khác biệt. Chính vì thế ngành du lịch mang tính
chất năng động, năng động trong cách thay đổi hình ảnh, sản phẩm, nắm bắt thị
hiếu, tâm lý của khách du lịch.
2.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Cho đến ngày nay, vẫn chƣa c sự thống nhất về khái niệm khách du lịch. Có
rất nhiều nhà nghiên cứu đƣa ra định nghĩa về khách du lịch, chẳng h n nhƣ:
Nhà kinh tế học ngƣời Anh Odgil Vi khẳng định: để trở thành khách du lịch
cần c hai điều kiện:
+ Thứ nhất: phải rời xa nhà thời gian dƣới một năm.


13

+ Thứ hai: ở đ phải tiêu dùng những khoản tiền đã tiết kiệm ở nơi khác.
Bên c nh đ , Tổ chức du lịch thế giới đã hai lần đƣa ra định nghĩa về khách du
lịch. Định nghĩa thứ nhất đƣợc đƣa vào năm 1963 với nội dung khách du lịch là
“Bất kỳ ngƣời nào thăm viếng một quốc gia nào khác nơi cƣ trú thƣờng xuyên của
họ mà khơng quan tâm đến việc tìm kiếm lợi nhuận”.
Định nghĩa lần thứ hai 1993) đƣợc đƣa ra mang tính sửa đổi và bổ sung cho
định nghĩa thứ nhất:
- Khách du lịch quốc tế gồm: những ngƣời đang sống trong một quốc gia đi du
học nƣớc ngoài, những ngƣời đang sống trong một quốc gia đi du lịch nƣớc ngoài.

- Khách du lịch trong nƣớc gồm: những ngƣời là công dân của một quốc gia
và những nƣớc đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đ đi du lịch trong nƣớc.
- Khách du lịch nội địa: bao gồm khách du lịch trong nƣớc và khách du lịch
quốc tế đến.
- Khách du lịch quốc gia: bao gồm khách du lịch trong nƣớc và khách du lịch
quốc tế ra nƣớc ngoài.
Theo Luật Du Lịch Việt Nam 2005), Điều 4 khoản 2 quy định: “Khách du
lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc
hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Tóm lại, từ các định nghĩa và sự phân tích tr n đây, tựu trung l i có thể hiểu
khách du lịch, hay du khách c 3 đặc điểm đặc trƣng sau:
Thứ nhất, khách du lịch phải là ngƣời di chuyển rời khỏi nơi cƣ trú thƣờng
xuyên của họ.
Thứ hai, khách du lịch có thể đi du lịch với các mục đích khác nhau, trừ
trƣờng hợp đi học hay tìm kiếm lợi nhuận từ nơi đến.
Cuối cùng, thời gian lƣu trú không đƣợc vƣợt quá một năm.
2.1.3. Khái niệm về điểm đến của khách du lịch
Con thuyền đi đâu thì cũng có bến đỗ, du lịch cũng thế. Nếu con ngƣời không
du lịch thì sẽ khơng c điểm đến và ngƣợc l i. Chính vì tầm quan trọng của điểm


14

đến trong sự phát triển của du lịch mà từ rất lâu đã c những cơng trình nghiên cứu
về điểm đến của khách du lịch. Thế nên cũng c rất nhiều quan niệm về điểm đến:
Theo Burkart & Medlik 1974): “Điểm đến du lịch là một khu vực địa lý đƣợc
viếng thăm bởi khách du lịch, nó có thể là một trung tâm khép kín, một ngơi làng,
hay một thị trấn, hay một thành phố, một huyện hoặc một khu vực, một hòn đảo,
một quốc gia hay một lục địa”.
Mill & Morrison (1992, tr.263) l i cho rằng “Điểm đến du lịch là nơi c sự kết

hợp của các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau. Các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau, bởi vì để t o
ra một trải nghiệm kỳ nghỉ thỏa mãn cho khách du lịch, tất cả các yếu tố phải có
mặt. Điểm đến du lịch bao gồm: Điểm hấp dẫn – Trang thiết bị – Cơ sở h tầng –
Giao thông vận tải – Khách s n”.
Jensen, Hansen & Metz 1993) “Điểm đến du lịch là một khu vực địa lý, trong
đ c cảnh quan và đặc điểm văn h a và đ là ở vị trí để cung cấp một sản phẩm du
lịch bao gồm sự liên kết của giao thông vận tải – nơi ăn nghỉ – thực phẩm và ít nhất
một ho t động nổi bật hoặc trải nghiệm.
Theo Hu & Ritchie 1993) điểm đến du lịch nhƣ là một g i các cơ sở và dịch
vụ du lịch, giống nhƣ bất kỳ sản phẩm tiêu dùng khác. Một điểm đến là nơi đƣợc
kết hợp giữa cơ sở h tầng, kinh tế văn h a – xã hội và các doanh nghiệp cung cấp
các dịch vụ du lịch cho khách du lịch. Các điểm đến phải có khu vực vị trí xác định
rõ, chẳng h n nhƣ một quốc gia, một hòn đảo hoặc một thị trấn. Bên c nh đ là
chính quyền phải tích cực và phối hợp các ho t động t i điểm đến.
Theo Lumsdon 1997) điểm đến du lịch đƣợc hiểu nhƣ là tổng hợp một số yếu
tố, đƣợc kết hợp với nhau để thu hút khách du lịch đến cho một kỳ nghỉ hoặc ghé
thăm trong ngày cụ thể. Cụ thể là ông xác định bốn yếu tố cốt lõi của điểm đến: các
yếu tố thu hút cốt lõi; môi trƣờng đƣợc xây dựng ở d ng vật chất; các dịch vụ cung
cấp hỗ trợ; yếu tố văn h a – xã hội.
Tóm lại, điểm đến du lịch đƣợc xem nhƣ là tập hợp các tài nguyên tự nhiên,
văn h a, nghệ thuật. Mặt khác điểm đến còn là tổng thể của cấu trúc h tầng và
thƣợng tầng. Điểm đến khác nhau có thể dựa trên nhiều thuộc tính khác nhau. Điểm


15

đến rất quan trọng trong quá trình quyết định lựa chọn du lịch và tác động m nh đến
lòng trung thành của khách du lịch. Có thể nói rằng lịng trung thành của khách du
lịch phụ thuộc khá nhiều vào điểm đến. Chính vì thế, sự hấp dẫn điểm đến là yếu tố
quan trọng trong ngành du lịch.

2.2.

HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

2.2.1. Khái niệm về hình ảnh điểm đến du lịch
Qua q trình nghiên cứu, có rất nhiều khái niệm về hình ảnh điểm đến.
Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm về hình ảnh điểm đến
Tham khảo

Mục tiêu

Định nghĩa hình ảnh điểm
đến

Boulding (1956)

Đo lƣờng hình ảnh điểm Cảm nhận của khách du lịch
đến

về bất cứ thứ gì mà họ nhận
thức đƣợc

Hunt (1975)

Đo lƣờng hình ảnh của 4 Nhận thức của du khách tiềm
tiểu bang: Utah, Montana, năng về một vùng
Colorado, Wyoming

Crompton (1977)


Đo lƣờng hình ảnh Mexico

Sự mơ tả có tổ chức về một
điểm đến trong một hệ thống
nhận thức

Crompton (1979b)

Đo lƣờng hình ảnh Mexico Tổng hợp sự tin tƣởng, những
ở những bang khác nhau ấn tƣợng, những ý kiến và
của Mỹ

nhận thức của khách du lịch
hƣớng về một điểm đến cụ thể

Asael (1984)

Đo lƣờng hình ảnh điểm Tổng hợp những nhận thức
đến

của khách du lịch về điểm đến
thông qua q trình tiếp nhận
thơng tin từ các nguồn khác
nhau

Kale & Weir (1986)

Đo lƣờng hình ảnh Ấn Độ

Nhận thức hoặc ấn tƣợng về



16

một địa điểm
Phelps (1986)

Đo lƣờng hình ảnh trƣớc Hình ảnh một đất nƣớc trong
và sau khi du lịch Menorca nhận thức của những ngƣời
khác nhau

Gartner

&

(1987)

Hunt Đo lƣờng sự thay đổi hình Nhận thức về các thuộc tính
ảnh của Utah trong thời kỳ nghỉ
gian 12 năm

Richardson

& Khám phá sự khác biệt về Một sự kết hợp phức t p của

Crompton

hình ảnh của nƣớc Mỹ và các sản phẩm khác nhau và

(1988)


nƣớc Canada giữa ngƣời thuộc tính liên quan
Pháp và ngƣời Canada

Gartner(1989)

Đo lƣờng hình ảnh của 4 Nhận thức về điểm đến du lịch
tiểu bang: Utah, Montana, tiềm năng
Colorado, Wyoming (sử
dụng kỹ thuật đa chiều)

Calantone và cộng sự Đo lƣờng hình ảnh của 8 Không chỉ là đặc điểm cá nhân
(1989)

nƣớc vành đai Thái Bình mà cịn là tịan bộ ấn tƣợng về
Dƣơng bởi khách du lịch một thực thể.
từ các nƣớc có nguồn gốc
khác nhau

Echtner & Ritchie Đo lƣờng hình ảnh điểm Hình ảnh điểm đến khơng chỉ
(1991)

đến và đánh giá thực là nhận thức về các thuộc tính
nghiệm. Mục đích là để đơn lẻ của điểm đến mà còn là
kiểm tra các khái niệm về ấn tƣợng toàn diện đƣợc t o ra
hình ảnh điểm đến với mục bởi điểm đến. Hình ảnh điểm
tiêu thiết kế kỹ thuật đo đến bao gồm các đặc điểm
lƣờng thích hợp và nghiêm chức năng li n quan đến khía
ngặt hơn.


c nh hữu hình của điểm đến
và các đặc điểm tâm lý liên


17

quan đến các khía c nh vơ
hình
Fakeye & Crompton Đo lƣờng hình ảnh điểm Là cấu trúc tinh thần đƣợc
(1991)

đến

phát triển tr n cơ sở của một
vài ấn tƣợng chọn lọc trong
tòan bộ ấn tƣợng của khách du
lịch tiềm năng

Kotler và cộng sự Đo lƣờng hình ảnh điểm Tổng hợp niềm tin, ý kiến và
(1994)

đến

ấn tƣợng của một ngƣời về
một địa điểm

(Nguồn: Tài liệu do ngƣời nghiên cứu thu thập)
Mỗi một tác giả có một quan điểm khác nhau về hình ảnh điểm đến và càng về
sau các khái niệm này càng rõ ràng và hòan thiện hơn. Tựu trung l i, ngƣời nghiên
cứu cho rằng khái niệm chính xác, dễ hiểu và phù hợp cho đề tài này là:

Hình ảnh điểm đến là một hệ thống các niềm tin, ý kiến và ấn tƣợng của con
ngƣời về một nơi hay điểm đến nào đ

Crompton, 1979; Kotler, 1994).

2.2.2. Các thành phần của hình ảnh điểm đến du lịch
Về cấu trúc, hầu hết các nghiên cứu đều xác định hình ảnh điểm đến là một
khái niệm bậc hai, tuy nhi n theo Wang et al 2011) các điểm đến c các đặc trƣng
riêng, vì thế các thành phần của hình ảnh điểm đến có sự thay đổi. Chẳng h n,
Beerli & Martin (2004a) cho rằng sự hấp dẫn của hình ảnh điểm đến đƣợc xác định
theo 09 thành phần: (1) các nguồn lực tự nhi n; 2) cơ sở h tầng chung của điểm
đến; 3) cơ sở h tầng du lịch; 4) điều kiện nghỉ ngơi và giải trí; (5) văn h a, lịch sử
và nghệ thuật; (6) tình hình chính trị và kinh tế; (7) tình hình xã hội; 8) mơi trƣờng;
(9) bầu khơng khí. Trong đ :
- Các nguồn l c t nhiên bao gồm: thời tiết; bãi biển; khu bảo tồn thiên nhiên;
sự đa d ng và độc đáo của hệ động vật, thực vật, vv.


18

- Cơ sở hạ tầng chung bao gồm: sự phát triển của hệ thống đƣờng và phƣơng
tiện giao thông, sân bay, bến cảng; sự phát triển của dịch vụ y tế; viễn thông; cơ sở
h tầng kiến trúc xây dựng và thƣơng m i; vv.
- Cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm: hệ thống khách s n, nhà hàng, quán bar, vũ
trƣờng; các cuộc du ngo n; trung tâm lữ hành; m ng lƣới thông tin du lịch; vv.
- Điều ki n nghỉ ngơi giải trí: cơng viên giải trí; các ho t động giải trí, thể
thao; sịng b c; các ho t động m o hiểm; mua sắm; vv.
- Mơi trư ng văn hó , lịch sử và ngh thu t: bảo tàng, di tích lịch sử, văn h a;
các lễ hội; hàng thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật nấu ăn; phong tục tập quán, tôn giáo;
vv.

- Môi trư ng chính trị- kinh tế: sự ổn định chính trị và các khuynh hƣớng
chính trị; sự phát triển kinh tế, giá cả; sự an tồn tính m ng và tài sản của khách du
lịch; vv.
- Môi trư ng t nhiên: vẻ đẹp thi n nhi n, môi trƣờng cảnh quan đơ thị; mức
độ ơ nhiễm mơi trƣờng khơng khí; tắc nghẽn giao thông; vv.
- Môi trư ng xã h i: sự hiếu khách và thân thiện của cƣ dân địa phƣơng; chất
lƣợng cuộc sống; rào cản ngôn ngữ; vv.
- Bầu khơng khí củ điểm đến: sự sang trọng, tiện nghi; định hƣớng của điểm
đến mang đến sự bí ẩn, kỳ l , thƣ giãn, thú vị; vv.
Trong khi đ , Chi & Qu 2008) cũng xếp lo i các đặc trƣng của hình ảnh điểm
gồm 09 thành phần, nhƣng c sự thay đổi các thành phần này so với Beerli &
Martin 2004a) đ là: 1) môi trƣờng du lịch; (2) sự thu hút từ cảnh đẹp tự nhiên;
(3) ho t động giải trí và sự kiện; 4) văn h a; 5) cơ sở h tầng; (6) khả năng tiếp
cận điểm đến; 7) điều kiện thƣ giãn; 8) những họat động ngoài trời; (9) giá cả và
giá trị nhận đƣợc.
Kokkali et al 2009) xác định các đặc trƣng của hình ảnh điểm theo 06 thành
phần: 1) văn h a và phong cảnh; (2) sản phẩm địa phƣơng; 3) kỳ nghỉ và chỗ ở;
(4) các ho t động thay đổi; (5) ẩm thực và giải trí; (6) thời tiết và mơi trƣờng.


×