Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ TUYẾT PHƢƠNG

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BÁNH - BÚN HỦ TIẾU MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG THEO
HƢỚNG BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THỊ TUYẾT PHƢƠNG

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BÁNH - BÚN HỦ TIẾU MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG THEO
HƢỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Kinh doanh Thƣơng mại
Mã số: 8340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA KHỌC:
GS. TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phát triển làng nghề bánh - bún hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo hƣớng bền vững” là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Ngƣời nghiên cứu

Nguyễn Thị Tuyết Phƣơng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
ABSTRACT

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3

4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 3
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp .............................................................................................. 3
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp ................................................................................................ 4
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
4.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ................................................................. 4
4.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng.............................................................. 5
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................. 7
6. Kết cấu của đề tài ................................................................................................ 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ .. 8
1.1. Làng nghề ......................................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm làng nghề ...................................................................................... 8
1.1.2. Phân loại làng nghề ........................................................................................ 9
1.1.3. Tiêu chí cơng nhận làng nghề ...................................................................... 10
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển làng nghề ............................................ 11


1.2. Lý luận về phát triển bền vững làng nghề ....................................................... 14
1.2.1. Phát triển bền vững ...................................................................................... 14
1.2.2. Phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững ................................................... 18
1.3. Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề từ một số quốc gia ...................... 21
1.3.1. Kinh nghiệm từ Nhật Bản ............................................................................ 21
1.3.2. Kinh nghiệm từ Thái Lan ............................................................................. 24
1.4. Kinh nghiệm phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ninh ........................................ 25
1.5. Bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề tỉnh Tiền Giang theo hƣớng bền
vững ...................................................................................................................... 27
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 29
Chƣơng 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BÁNH - BÚN - HỦ
TIẾU MỸ THO TỈNH TIỀN GIANG ................................................................ 30
2.1. Khái quát về tỉnh Tiền Giang .......................................................................... 30
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện ................................................................. 30

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 32
2.2. Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho .......................................................... 38
2.2.1. Giới thiệu làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho........................................ 38
2.2.2. Các tổ chức kinh tế trong làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho ................ 41
2.2.3. Quy hoạch làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho ...................................... 43
2.2.4. Chuỗi cung ứng bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho .............................................. 43
2.3. Đánh giá các tiêu chí phát triển bền vững LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho .... 48
2.3.1. Phát triển kinh tế tại LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho .................................. 49
2.3.2. Phát triển xã hội tại LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho ................................... 58
2.3.3. Hiện trạng về môi trƣờng trong LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho ................. 60
2.3.4. Nhận xét chung về phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho theo
hƣớng bền vững..................................................................................................... 63
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 68
Chƣơng 3. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ BÁNH BÚN - HỦ TIẾU MỸ THO THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ................................ 69
3.1. Kết luận .......................................................................................................... 69


3.2. Giải pháp phát triển LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho theo hƣớng bền vững ... 69
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế ........................................................................... 69
3.2.2. Giải pháp về xã hội ...................................................................................... 75
3.2.3. Giải pháp về môi trƣờng .............................................................................. 76
3.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 78
3.3.1. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh ....................................................... 80
3.3.2. Kiến nghị đối với các ngành chức năng........................................................ 80
3.4. Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................. 81
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ........................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Các ký hiệu, từ viết tắt

Diễn giải

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CDS

Ủy ban Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc

ĐBSCL

Đồng bằng song Cửu Long

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh

HTX

Hợp tác xã

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

LN


Làng nghề

MICE

Khách hội nghị, hội thảo, hội chợ

OVOP

Mỗi làng môt sản phẩm

OTOP

Mỗi cộng đồng một sản phẩm

OCOP

Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm



Quyết định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TW

Trung ƣơng


UBND

Uỷ ban nhân dân

UNCED

Hội nghị về môi trƣờng và phát triển của Liên Hợp
Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Dân số tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2018 ....................................... 33
Bảng 2.2 Cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015 - 2018 ............................ 35
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh đời sống - xã hội tỉnh Tiền Giang ................... 37
Bảng 2.4. Các nghề sản xuất của các hộ tại làng nghề............................................ 41
Bảng 2.5. Các hình thức tổ chức SXKD tại làng nghề............................................ 41
Bảng 2.6. Thông tin cơ bản của các hộ sản xuất bánh, bún, hủ tiếu trong LN......... 42
Bảng 2.7. Lợi nhuận bình quân của các hộ sản xuất hủ tiếu ................................... 49
Bảng 2.8. Lợi nhuận bình quân của các hộ sản xuất bún ........................................ 49
Bảng 2.9. Lợi nhuận bình quân của các hộ sản xuất bánh ...................................... 49
Bảng 2.10. Quy mô lao động làm nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho ..................... 51
Bảng 2.11. Quy mô SXKD của các hộ dân LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho ......... 52
Bảng 2.12. Số hộ tại LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho đã có chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm ...................................................................... 52
Bảng 2.13. Máy móc thiết bị chủ yếu sản xuất hủ tiếu Mỹ Tho.............................. 54
Bảng 2.14. Máy móc thiết bị chủ yếu sản xuất bún ................................................ 54
Bảng 2.15. Thu nhập của ngƣời lao động tại LN bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho ....... 59
Bảng 2.16. Đánh giá của ngƣời dân trong làng nghề về ô nhiễm môi trƣờng ......... 62



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 4. Sơ đồ quy trình nghiên cứu luận văn ......................................................... 6
Hình 2.1. Chuỗi cung ứng bánh ............................................................................. 44
Hình 2.2. Chuỗi cung ứng bún ............................................................................... 45
Hình 2.3. Chuỗi cung ứng hủ tiếu .......................................................................... 46


TÓM TẮT
Tiêu đề: Phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang
theo hƣớng bền vững.
Từ khóa: Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu.
Nội dung tóm tắt:
+ Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Tỉnh Tiền Giang có nhiều sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trƣng riêng của địa
phƣơng; trong đó, phải kể đến sản phẩm hủ tiếu Mỹ Tho, một sản phẩm đã đạt giá
trị ẩm thực châu Á. Đây là một trong những sản phẩm đƣợc sản xuất bởi Làng nghề
bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho. Vì vậy, để tìm hiểu hiện trạng phát triển làng nghề này
và đƣa ra các giải pháp phát triển làng nghề theo hƣớng bền vững, tác giả chọn đề
tài “Phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo
hướng bền vững”.
+ Mục tiêu nghiên cứu:
Hệ thống hóa các lý luận về phát triển bền vững làng nghề. Phân tích, đánh giá
hiện trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho. Từ đó, Đề xuất các giải
pháp chủ yếu phát triển làng nghề này theo hƣớng bền vững.
+ Phƣơng pháp nghiên cứu:
Tác giả đã sử dụng các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để phục cho việc phân tích đề
tài. Dữ liệu sơ cấp đƣợc lấy từ các báo cáo thống kê tỉnh Tiền Giang, dữ liệu thứ
cấp thu thập đƣợc bằng phƣơng pháp điều tra xã hội học và phƣơng pháp phỏng vấn
trực tiếp. Phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng đƣợc sử dụng trong

việc phân tích hiện trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho dựa trên
ba khía cạnh là kinh tế, xã hội và mơi trƣờng.
+ Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã tìm ra đƣợc những điểm mạnh và những hạn chế trong việc phát
triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho, đƣa ra những giải pháp khắc phục
những hạn chế nhằm giúp cho làng nghề này phát triển theo hƣớng bền vững.


+ Kết luận và hàm ý:
Những kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với các hộ làm
nghề bánh, bún, hủ tiếu tại làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho nói riêng và các
làng nghề truyền thống khác trên điạ bàn tỉnh Tiền Giang nói chung. Thơng qua đề
tài, đã có những đề xuất giải pháp về liên kết chuỗi cung ứng liên quan đến sản
phẩm của làng nghề. Đồng thời, đề tài này cũng làm tiền đề cho việc nghiên cứu và
triển khai thực hiện Chƣơng trình “Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” tại tỉnh Tiền
Giang.


ABSTRACT
Title: Developing the My Tho cake - noodle village in Tien Giang province
towards sustainability.
Keywords: My Tho cake - noodle village.
Abstract:
+ Reason for writing:
Tien Giang Province has many unique products, with its own local
characteristics; Among of them, must mention the product of the My Tho noodle
soup, a product that has got the value of Asian cuisine award. This is one of the
products produced by the My Tho cake - noodle village. Therefore, in order to find
out the current situation of developing this craft village and propose solutions to
develop craft villages in a sustainable way, the author chooses the topic

“Developing the My Tho cake - noodle village in Tien Giang province towards
sustainability”.
+ Problem:
Systematizing the theories of sustainable village development. Analyzing and
assessing the current status of development of My Tho cake - noodle village.
Therefrom, proposing major solutions to develop this craft village in a sustainable
way.
+ Methods:
The author used primary and secondary data to support the topic analysis.
Primary data is taken from the statistical reports of Tien Giang province, secondary
data collected by sociological survey methods and direct interview methods.
Qualitative methods and quantitative methods are used in analyzing the current state
of developing the My Tho cake - noodle village based on three aspects: economy,
society and environment.


+ Results:
The thesis has found the strengths and limitations in the development of the
My Tho cake - noodle village, offering solutions to overcome the limitations to help
this village develop towards sustainability.
+ Conclusion:
The research results of the thesis have practical implications for the
stakeholders making cakes and noodles in the My Tho cake - noodle village in
particular and other traditional villages in Tien Giang province in general. Through
the topic, there were suggestions on solutions to link supply chains related to
products of craft villages. At the same time, this topic is also a premise for the
research and implementation of the Program “One commune, one product” in Tien
Giang province.



-1-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, cùng với q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa,
làng nghề nƣớc ta đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng và chủng loại
ngành nghề sản xuất tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm
nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có thể nói làng nghề có tác động mạnh mẽ
làm thay đổi đời sống và bộ mặt nhiều vùng nơng thơn, mang lại lợi ích kinh tế và
là nguồn thu chủ yếu của nhiều hộ gia đình, góp phần thúc đẩy bộ mặt kinh tế, xã
hội nơng thơn phát triển.
Cùng với q trình hội nhập quốc tế, làng nghề đã trở thành mơi trƣờng văn
hóa - kinh tế - xã hội truyền thống lâu đời của dân tộc. Làng nghề là nơi bảo lƣu
những tinh hoa nghệ thuật và các kỹ thuật đƣợc truyền từ đời này sang đời khác, từ
lâu làng nghề đã làm phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc. Ngồi những
lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa dân tộc đặc sắc, làng nghề truyền
thống cũng rất thích hợp để phát triển du lịch bởi mỗi làng nghề mang một nét độc
đáo riêng của từng địa phƣơng. Vì vậy, làng nghề cần phải đƣợc bảo tồn và phát
triển theo hƣớng bền vững nhằm duy trì và giữ gìn giá trị văn hóa đặc sắc của địa
phƣơng. Tuy nhiên, hiện nay làng nghề Việt Nam đang đứng trƣớc rất nhiều khó
khăn cần đƣợc giải quyết nhƣ: thiếu vốn sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất
lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, chất lƣợng sản phẩm không cao, tổ chức quản lý yếu
kém, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm khó khăn,... đặc biệt là việc xây dựng thƣơng
hiệu sản phẩm chƣa đƣợc chú trọng. Để phát triển bền vững làng nghề cần có nhiều
giải pháp về kinh tế, xã hội, môi trƣờng.
Ngày nay, một trong những giải pháp phát triển bền vững làng nghề và xây
dựng nơng thơn mới chính là thực hiện Chƣơng trình “Mỗi xã, phƣờng một sản
phẩm” (OCOP). Do đó, vào ngày 7/5/2018, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 490/QĐ-TTg về phê duyệt Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm
(OCOP) giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó, Chƣơng trình OCOP sẽ đƣợc tiến hành

đồng bộ trên cả nƣớc nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hƣớng phát


-2-

huy nội lực và gia tăng giá trị. Trọng tâm của Chƣơng trình OCOP là phát triển sản
phẩm nơng nghiệp, phi nơng nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phƣơng theo chuỗi
giá trị, do các thành phần kinh tế tƣ nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Chƣơng trình
“Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” đã đƣợc triển khai thành công ở nhiều quốc gia
với những tên gọi khác nhau nhƣ: Chƣơng trình “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP)
ở Nhật Bản, Chƣơng trình “Mỗi cộng đồng một sản phẩm” (OTOP) ở Thái Lan và
đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện rất thành cơng Chƣơng trình “Mỗi xã,
phƣờng một sản phẩm” (OCOP). Thông qua việc thực hiện chƣơng trình đã phát
triển đƣợc các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ độc đáo, mang đậm nét đặc trƣng của
địa phƣơng; đồng thời gắn kết đƣợc các hoạt động sản xuất nông nghiệp với chế
biến nông sản, tạo ra nhiều việc làm, nâng giá trị gia tăng trong các sản phẩm, tăng
khả năng cạnh tranh, từ đó tăng thu nhập cho ngƣời dân nông thôn.
Tại Tiền Giang, phong trào “Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” vẫn còn mới
mẻ và chƣa đƣợc triển khai một cách đồng bộ. Tỉnh Tiền Giang có nhiều sản phẩm
độc đáo, mang nét đặc trƣng riêng của địa phƣơng, từ các sản phẩm trái cây đặc sản
đến các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ và món ăn đặc sản. Trong đó, phải kể đến sản
phẩm hủ tiếu Mỹ Tho, một sản phẩm đã đƣợc vinh danh tại Hội ngộ Kỷ lục gia lần
thứ 27 của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, khi vinh dự đƣợc nhận Bằng cơng nhận xác
lập món ăn ẩm thực đạt giá trị ẩm thực châu Á. Đây là một trong những sản phẩm
đƣợc sản xuất bởi Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang. Vì vậy,
để tìm hiểu hiện trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho, từ đó đƣa
ra các giải pháp phát triển làng nghề này theo hƣớng bền vững, tác giả chọn đề tài
“Phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo hƣớng
bền vững”. Bằng cách khảo sát trực tiếp 42 hộ làm nghề tại làng nghề bánh - bún hủ tiếu Mỹ Tho để thấy đƣợc hiện trạng phát triển làng nghề trên ba lĩnh vực kinh
tế, xã hội và môi trƣờng. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, sẽ góp phần làm

tiền đề cho việc nghiên cứu và triển khai thực hiện đồng bộ Chƣơng trình “Mỗi xã,
phƣờng một sản phẩm” tại tỉnh Tiền Giang nhằm phát triển các sản phẩm đặc trƣng,
có lợi thế của tỉnh.


-3-

2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các lý luận về phát triển bền vững làng nghề.
Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ
Tho tỉnh Tiền Giang.
Đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ
Tho tỉnh Tiền Giang theo hƣớng bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển làng nghề bánh - bún
- hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang theo hƣớng bền vững.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu hiện trạng và xu hƣớng phát triển làng nghề bánh bún - hủ tiếu Mỹ Tho về kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Trong đó, chú ý nghiên cứu
hiệu quả kinh tế của các hộ dân tham gia làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho và
sự liên kết giữa các hộ dân trong làng nghề. Thơng qua đó nhằm đƣa ra các giải
pháp chủ yếu để phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang
theo hƣớng bền vững.
Về không gian: Nghiên cứu làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tại ấp Hội
Gia, ấp Mỹ Hòa thuộc xã Mỹ Phong và khu phố 2 thuộc phƣờng 9, thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang.
Về thời gian: Nghiên cứu trong vòng 3 tháng từ tháng 01/2019 đến tháng
03/2019.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp đƣợc thu thập từ:
- Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang từ năm 2015 đến 2018 của Cục thống
kê tỉnh Tiền Giang.


-4-

- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang từ năm 2015 đến năm
2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang.
- Các báo cáo liên quan đến làng nghề tỉnh Tiền Giang.
- Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website chuyên ngành.
- Các cơng trình nghiên cứu đã đƣợc cơng bố, báo cáo khoa học, tạp chí, luận
văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ có liên quan.
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học và phƣơng pháp phỏng vấn trực
tiếp để điều tra tình hình cơ bản của các hộ làm nghề tại Làng nghề bánh - bún - hủ
tiếu Mỹ Tho (số nhân khẩu, tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn
của chủ hộ,….); kết quả sản xuất sản phẩm bánh, bún, hủ tiếu Mỹ Tho (sản lƣợng,
doanh thu, thu nhập của các hộ dân sản xuất bánh, bún, hủ tiếu trong làng nghề);
mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín
dụng; thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm; sự liên kết giữa các thành phần kinh tế trong
làng nghề; tình hình về xử lý ô nhiễm tại các làng nghề; những mong đợi về chính
sách của ngƣời dân trong làng nghề nhằm khuyến khích sự phát triển làng nghề
thơng qua hệ thống bảng hỏi đã đƣợc thiết kế sẵn theo mục đích nghiên cứu.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
+ Phương pháp chuyên gia
Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc tác giả sử dụng là kỹ thuật phỏng vấn sâu một
số nhà quản lý liên quan đến làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho bao gồm: Giám

đốc Sở Công Thƣơng tỉnh Tiền Giang; Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tiền
Giang.
Các chuyên gia đƣa ra quan điểm để định hƣớng phát triển làng nghề theo
hƣớng bền vững, các yếu tố tác động và hƣớng giải pháp. Những gợi ý có đƣợc từ
phỏng vấn sâu với các chuyên gia - các nhà quản lý thuộc lĩnh vực nghiên cứu sẽ rất
hữu ích cho việc xác định đƣợc chính xác đầy đủ, tồn diện về các hiện tƣợng, các
quan điểm liên quan đến vấn đề nghiên cứu.


-5-

4.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
+ Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng để mơ tả các đặc tính cơ bản của dữ
liệu thu thập đƣợc trong quá trình khảo sát. Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu là chỉ
tiêu bình quân, chỉ tiêu lớn nhất, chỉ tiêu nhỏ nhất, độ lệch chuẩn,… để phân tích,
phản ánh thực trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền
Giang ở các mốc thời gian nghiên cứu theo hƣớng bền vững về kinh tế, xã hội, và
môi trƣờng.
+ Phương pháp so sánh
So sánh theo thời gian để thấy đƣợc sự phát triển và tính bền vững trong phát
triển Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho về kinh tế, xã hội và mơi trƣờng.
+ Phương pháp phân tích tài chính
Phƣơng pháp phân tích tài chính để tính tốn hiệu quả hoạt động sản xuất và
kinh doanh của các hộ làm nghề tại Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho.
Phƣơng pháp này còn đƣợc sử dụng trong việc tổng hợp, phân tích chi phí, doanh
thu, lợi nhuận của các hộ làm nghề tại Làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh
Tiền Giang.
Phương pháp nghiên cứu được thể hiện rõ qua Sơ đồ nghiên cứu sau:



-6-

Hình 4. Sơ đồ quy trình nghiên cứu luận văn
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ

Dữ
liệu
thứ
cấp
THU
THẬP
DỮ LIỆU
Dữ
liệu sơ
cấp

- Niên giám thống
kế
- Báo cáo KT- XH
- Báo cáo liên
quan đến LN
- Các cơng trình
nghiên cứu đã
đƣợc cơng bố,…

Xử lý dữ
liệu bằng
Excel,
SPSS


Phân tích
đánh giá
hiện trạng
phát triển
LN

Đề xuất
giải pháp
phát triển
bền vững
LN

- Phƣơng pháp điều
tra xã hội học
- Phƣơng pháp
phỏng vấn trực tiếp
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


-7-

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Luận văn là nghiên cứu đầu tiên của tỉnh Tiền Giang về làng nghề bánh - bún
- hủ tiếu Mỹ Tho có kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp
nghiên cứu định lƣợng.
Luận văn phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển làng nghề bánh - bún hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang dựa trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và mơi trƣờng.
Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ
Tho theo hƣớng bền vững.
Luận văn sẽ làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm thực hiện và

triển khai đồng bộ Chƣơng trình “Mỗi xã, phƣờng một sản phẩm” tại tỉnh Tiền
Giang nhằm phát triển các sản phẩm đặc sản, mang nét đặc trƣng và có lợi thế sản
xuất của tỉnh.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc
bố cục thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững làng nghề.
Chƣơng 2. Hiện trạng phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ Tho tỉnh
Tiền Giang.
Chƣơng 3. Kết luận và giải pháp phát triển làng nghề bánh - bún - hủ tiếu Mỹ
Tho tỉnh Tiền Giang theo hƣớng bền vững.



×