Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Ứng dụng phương pháp hình thức hóa trong việc thẩm định tính logic của các mệnh đề trong các văn bản pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.07 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------***------

NGUYỄN THỊ THU

ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP HÌNH THỨC HĨA
TRONG VIỆC THẨM ĐỊNH TÍNH LOGIC CỦA
CÁC MỆNH ĐỀ TRONG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

NGUYỄN THỊ THU

ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP HÌNH THỨC HĨA
TRONG VIỆC THẨM ĐỊNH TÍNH LOGIC CỦA
CÁC MỆNH ĐỀ TRONG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80


Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS Nguyễn Thuý Vân

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thuý Vân
Học viên
Nguyễn Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến PGS. TS Nguyễn Thuý Vân, người đã hết lòng giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn thạc sỹ.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô trong và ngồi trường
đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi. Đặc biệt,tôi xin cảm ơn các thầy cô
trong Khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn đã cung cấp
cho tôi nền tảng kiến thức q báu và sự giúp đỡ tận tình để tơi có thể hồn
thành luận văn của mình.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và cơ quan đã
luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện
luận văn.
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Thu



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ...................................................................... 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............ Error! Bookmark not
defined.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........... Error! Bookmark not defined.
6. Ý nghĩa của đề tài .................................... Error! Bookmark not defined.
7. Kết cấu..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
PHƢƠNG PHÁP HÌNH THỨC HỐ VÀ VĂN BẢN PHÁP LUẬT
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Một số vấn đề lý luận về phƣơng pháp hình thức hóa ......... Error!
Bookmark not defined.
1.1.1. Phương pháp hình thức hố và những u cầu của phương pháp
hình thức hóa ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Phương pháp hình thức hóa trong sự phát triển của logic học
............................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Sự biểu hiện phương pháp hình thức hố qua một số hình thức cơ
bản của tư duy ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Một số vấn đề lý luận về văn bản pháp luật Error! Bookmark not
defined.
1.2.1. Khái niệm văn bản pháp luật ...... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của văn bản pháp luật .................. Error!
Bookmark not defined.

1



1.2.3. Một số yêu cầu về nội dung và ngôn ngữ văn bản pháp luật nhìn
từ góc độ logic học ................................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Tính tất yếu của việc ứng dụng phƣơng pháp hình thức hóa vào
kiểm tra mức độ hoàn thiện của các văn bản pháp luật ............. Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Những yêu cầu về mặt logic để xác định chất lượng của các văn
bản pháp luật ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Tầm quan trọng của việc ứng dụng phương pháp hình thức hóa
vào kiểm tra tính hồn thiện của hệ thống văn bản pháp luật ...... Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. TÍNH LOGIC CỦA CÁC MỆNH ĐỀ TRONG VĂN
BẢN PHÁP LUẬT VÀ VIỆC ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP HÌNH
THỨC HỐ VÀO THẨM ĐỊNH TÍNH LOGIC CỦA CÁC MỆNH
ĐỀ ĐĨ ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Tính logic của các mệnh đề trong văn bản pháp luật........... Error!
Bookmark not defined.
2.1.1. Yêu cầu gắn kết hình thức của các mệnh đề văn bản pháp luật
với nội dung cần phản ánh.................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. u cầu đảm bảo tính nhất qn, tính khơng mâu thuẫn, tính xác
định và tính có căn cứ trong các văn bản pháp luật. Error! Bookmark
not defined.
2.2. Các bƣớc dùng phƣơng pháp hình thức hố để thẩm định tính
logic của mệnh đề trong các văn bản pháp luật . Error! Bookmark not
defined.

2



2.2.1. Chuyển đổi nội dung của các mệnh đề trong văn bản pháp luật
sang hình thức tư tưởng và mã hoá chúng .......... Error! Bookmark not
defined.
2.2.2. Dùng lý thuyết của phương pháp hình thức để kiểm tra tính đúng
đắn của nội dung và hình thức thể hiện của văn bản Error! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 7

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI, thế giới bước vào giai đoạn phát triển cao của tri thức khoa học
và công nghệ. Cùng với sự xâm nhập lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa… trong q trình tồn cầu hóa thì một sự xâm nhập khác cũng đang
diễn ra giữa các khoa học, các ngành khoa học khác nhau, giữa các lĩnh vực tri
thức khác nhau của nhân loại. Sự xâm nhập này một mặt giúp các khoa học gạt bỏ
những biên giới tuyệt đối giữa chúng, mặt khác nó giúp cho con người khắc phục
được những hạn chế của mỗi một ngành khoa học khi giải quyết những vấn đề hoàn
toàn mới mà bản thân mỗi một ngành khoa học không thể giải quyết được. Xu thế
liên kết giữa các lĩnh vực tri thức, hay nghiên cứu liên ngành là một xu thế tất
yếu của thời đại. Nó phản ánh đúng sự phát triển khách quan của lịch sử và tư
duy con người. Đã đến giai đoạn mà mỗi khoa học độc tơn trong phạm vi nhất
định nào đó phải nhường chỗ cho thời kỳ giao thoa và liên kết giữa các lĩnh vực
tri thức khác nhau.
Trong bối cảnh đó, sự giao thoa giữa logic học và luật học cũng không ngoại
lệ. Sự liên kết và bổ sung giữa hai lĩnh vực khoa học này thể hiện sự liên kết tất

nhiên và là sự bổ sung cần thiết cho nhau ở hai khía cạnh cơ bản: thứ nhất, logic
học giúp tinh chỉnh tính hợp logic và đúng đắn của các văn bản pháp luật; thứ
hai, chính sự vận động của thực tiễn và những vấn đề mới liên tục phát sinh
trong lĩnh vực pháp luật đặt ra yêu cầu các nhà logic học nhiệm vụ xây dựng các
phương pháp tư duy khoa học mới để giúp con người tiến hành các hoạt động
nhận thức và cải tạo thế giới có hiệu quả.
Trong lĩnh vực luật pháp, hoạt động xây dựng và ban hành các văn bản pháp
luật là hoạt động chủ yếu. Văn bản pháp luật có tác động trực tiếp và sâu sắc đến
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Do đó, nâng cao chất lượng của các văn bản
pháp luật được xác định là một trong những biện pháp quan trọng để tăng cường
năng lực hoạt động của các cơ quan nhà nước và nâng cao tính hiệu quả của việc
áp dụng các văn bản pháp luật trong thực tiễn đời sống. Cùng với đó, sự ổn định
và phát triển của xã hội có được hay khơng là phụ thuộc phần lớn vào tính hiệu

4


quả và đúng đắn của việc xây dựng một hệ thống pháp luật hồn chỉnh. Để thực hiện
chức năng đó, logic học chiếm một vai trị vơ cùng quan trọng. Nó đóng vai trị như
là cơng cụ để thẩm định tính đúng đắn của các văn bản pháp luật về mặt logic cũng
như sự đúng đắn, phù hợp của văn bản pháp luật đó với hiện thực cuộc sống.
Trên thực tế, nhiều văn bản pháp luật được xây dựng ở nước ta trong những
năm gần đây còn nhiều điểm bất cập như: thiếu tính thực tiễn, khơng chặt chẽ,
chính xác, mâu thuẫn với những văn bản pháp luật đã ban hành hoặc không điều
chỉnh được hết những vấn đề mới nảy sinh trong sự vận động của các quan hệ xã
hội..v.v. Vì thế, khi áp dụng vào thực tiễn, những văn bản pháp luật này khó đi
vào cuộc sống, hiệu quả áp dụng không cao. Nhiều mệnh đề trong các văn bản
không rõ ràng dẫn đến những cách hiểu và áp dụng khác nhau. Đây chính là
những “lỗ hổng” của pháp luật, là cơ hội để những người thực hiện pháp luật có
thể lách luật theo cách có lợi để đạt được mục đích của mình… Điều đó cho thấy

hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay cịn kém hiệu quả, chưa tồn diện,
chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vậy làm thế nào để tạo ra được
những văn bản pháp luật có tính chuyên nghiệp cao, đảm bảo tính hiệu quả khi đi
vào cuộc sống? Một trong những cách thức để giải quyết vấn đề này là vận dụng đúng
đắn các phương pháp và quy luật logic vào việc xây dựng và thẩm định tính logic của
các văn bản pháp luật, cụ thể là ứng dụng phương pháp hình thức hóa. Việc hình thức
hố các văn bản pháp luật có tác động rất quan trọng, nó vừa giúp kiểm tra sự tường
minh, chính xác về mặt nội dung của các văn bản pháp luật, đồng thời nó đảm bảo sự
cụ thể hóa các văn bản luật thành các văn bản dưới luật được chính xác, cụ thể và nhờ
thế đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình ban hành và thực hiện.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Ứng dụng phương pháp hình thức hố
trong việc thẩm định tính logic của các mệnh đề trong các văn bản pháp luật” để
nghiên cứu. Theo chúng tôi, đây không chỉ là một nhu cầu cấp thiết về mặt lý luận
mà còn là một địi hỏi có tính ngun tắc của thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta
hiện nay. Điều này sẽ ảnh hưởng quan trọng tới quá trình xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ phát triển mới.

5


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc ứng dụng phương pháp hình thức hố vào việc thẩm định tính logic của
các mệnh đề trong các văn bản pháp luật là một nhu cầu cấp thiết. Nhưng đây là
lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam nên chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực tiếp
về vấn đề này, chỉ có những cơng trình nghiên cứu có khả năng hỗ trợ gián tiếp
nằm rải rác trong hai lĩnh vực nghiên cứu:
- Những cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực luật pháp và các văn bản
pháp luật
Lĩnh vực luật học nghiên cứu rất nhiều vấn đề, nhưng trong phạm vi nghiên
cứu của mình, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn bản

pháp luật, các luật và các bộ luật cụ thể:
+ Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội,
Nhà xuất bản Cơng an nhân dân. Giáo trình đã lý giải được những vấn đề cơ bản về
văn bản pháp luật và những vấn đề thuộc về kỹ thuật pháp lý trong việc xây dựng
văn bản pháp luật, bao gồm: kỹ thuật xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây
dựng văn bản áp dụng pháp luật, xây dựng văn bản hành chính và kiểm tra, xử lý
văn bản hành chính. Cách tiếp cận của giáo trình này đã góp phần nâng cao chất
lượng của văn bản pháp luật hướng tới việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.
+ “Kỹ thuật lập pháp” của tác giả Phan Mạnh Hân, Nhà xuất bản Pháp lý,
xuất bản năm 1985. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày những vấn đề về
kỹ thuật lập pháp, văn bản pháp quy, các trình bày các quy phạm pháp luật, ngôn
ngữ, cách hành văn và tính logic của các văn bản pháp quy và hệ thống hóa các
văn bản pháp quy. Đặc biệt trong phần IV, tác giả đã phân tích khá chi tiết những
yêu cầu về cách dùng chữ, cách đặt vấn đề và bố cục rõ ràng, mạch lạc khi xây
dựng văn bản pháp quy.
+ Luận án “Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt” cuả NCS. Lê
Tiến Hùng. Luận án đã tập trung miêu tả các đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp
như: từ vựng, ngữ pháp và văn bản trong văn bản luật pháp tiếng Việt trong sự so
sánh với văn bản luật pháp tiếng Anh. Đồng thời tác giả cũng đã trình bày những

6


nét khái quát nhất về tình hình làm luật pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam, từ
đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
+ Đặc biệt, cuốn sách “Soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã hội dân chủ - sổ tay
cho nhà soạn thảo luật” do Ann Seidman, Robert B. Seidman và Nail
Abeyesekere biên soạn, Nhà xuất bản Kluwer Law International ấn hành và được
xuất bản ở Việt Nam bởi Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Nội dung cuốn sách đề
cập đến những vấn đề về phương pháp và kỹ thuật lập pháp, xác định vai trò và

trách nhiệm của nhà soạn thảo luật, nhwungx yếu tố cần quan tâm trong trình tự
lập pháp, quy trình xây dựng dự luật một cách khoa học… Cuốn sách đã trình
bày những kỹ năng soạn thảo văn bản cụ thể giúp các nhà làm luật có thể xây dựng
được một đạo luật có hiệu quả.
+ “Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay” của Tiến sĩ Luật
học Ngơ Huy Cương. Trong cơng trình này, tác giả đã trình bày khá tồn diện
các vấn đề lớn liên quan đến cơng cuộc cải cách pháp luật. Chúng ta có thể tìm
thấy trong cuốn sách này các quan niệm về cải cách pháp luật, kinh nghiệm của
một số công cuộc cải cách pháp luật lớn trên thế giới, sự cần thiết cải cách pháp
luật, các khiếm khuyết của hệ thống pháp luật của nước ta và các nguyên nhân,
các định hướng lớn, cách thức cải cách, chiến lược lập pháp, các quan điểm cải
cách cụ thể trong cả lĩnh vực luật tư và luật cơng.
- Những cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực lơgíc học, tốn học nghiên
cứu về phương pháp hình thức hố và sự ứng dụng tư duy logic trong một số
lĩnh vực của đời sống xã hội:
+ Giáo trình Lơgíc học đại cương của Vương Tất Đạt; Giáo trình Lơgíc hình
thức do GS. Bùi Thanh Quất làm chủ biên; Lơgíc học đại cương của PGS.TS.
Nguyễn Anh Tuấn và PGS.TS. Nguyễn Thuý Vân. Trong những giáo trình này,
các tác giả đã trình bày đầy đủ, sâu sắc những vấn đề cơ bản của Lơgíc học hình
thức, phương pháp hình thức hố cũng như những hình thức tư duy lơgíc. Từ đó,
người đọc được cung cấp đầy đủ, chi tiết những kiến thức cơ bản về các hình
thức của tư duy như: khái niệm, phán đoán, suy luận cũng như những cách suy
diễn để đạt được tri thức đúng đắn phù hợp với thực tiễn khách quan.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ann Seidman, Robert B. Seidman (2003), Soạn thảo luật pháp vì tiến bộ xã
hội dân chủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ luật dân sự nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ luật hình sự của nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
4. Bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994
(2007), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an
nhân dân, Hà nội.
6. Ngô Huy Cương (2006), Dân chủ và pháp luật dân chủ, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
7. Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam,
Nxb Tư pháp, Hà nội.
8. Hà Hùng Cường (2009), “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, 139 – 140
(2 + 3), 17 – 25.
9. Vương Tất Đạt, (2002), Logic học đại cương, Nxb Đại học quốc gia Hà nội, Hà nội.
10. Đặng Thị Thuý Diệu (2008), Vấn đề quy luật cơ bản của tư duy trong logic
học phương Tây, Luận văn thạc sĩ Triết học, Trường Đại học KHXH và NV
(ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
11. Edgar Morin (2008), Phương pháp 4: tư tưởng: nơi cư trú, cuộc sống, tập
tính, tổ chức của tư tưởng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12. E. V. Ilencơv (2003), Lơgic học biện chứng, Nxb Văn hố – Thông tin, Hà Nội.
13. Đỗ Ngọc Hải (2005), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt
động lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Phan Mạnh Hân (1985), Kỹ thuật lập pháp, Nxb Pháp lý, Hà Nội

8


15. Hồng Minh Hiếu, Trần Thị Ninh (2009), “Tiêu chí xem xét, đánh giá
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, tập 143

(số 6), 10 – 15.
16. Mai Thị Kim Huế (2009), “Một số quan điểm mới quan trọng của luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp,
tập138 (số 1), 28 – 32.
17. Nguyễn Lai (1997), Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương, tập 1, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội
18. L.Montesquineu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2008), Nxb Tư pháp, hà Nội
20. Luật giao thông đường bộ (2009), NXB Tư pháp, Hà Nội.
21. Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 (2006), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
22. Luật phòng, chống tham nhũng (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
23. Luật sở hữu trí tuệ (2010), NXB Lao động, Hà Nội.
24. Luật thi hành án dân sự (2010), NXB Lao động, Hà Nội
25. Ngơ Đức Mạnh (2009), Tiếp tục hồn thiện quy trình, thủ tục làm việc của
Quốc hội, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, 141 (4), 7 – 13.
26. Hồ Chí Minh (2000), Bàn về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
27. M.M.Rơđentan (1962), Ngun lý logic biện chứng, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
28. Phan Thanh Quang (1995), Giai thoại toán học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội
29. Nguyễn Duy Quang (2008), Đại cương về nhà nước và pháp luật, Nxb
ĐHQGHN, Hà Nội.
30. Bùi Thanh Quất, Nguyễn Tuấn Chi (1994), Giáo trình logic học hình thức,
Nxb Trường Đại học Tổng hợp, Hà nội.
31. Hồng Thị Kim Quế (2005), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp
luật. Nxb ĐHQGHN, Hà nội.

9



32. Bùi Ngọc Sơn (2005), Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp
quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
33. Bùi Ngọc Sơn (2006), Những góc nhìn lập pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Hà Thiên Sơn (1999), Mối quan hệ giữa quy nạp và diễn dịch trong nhận
thức khoa học, LATS Triết học, Viện Triết học
35. Stép-tu-lin (1989), Phương pháp nhận thức biện chứng, Nxb Tiến bộ và Nxb
Sự thật, Hà nội.
36. Nguyễn Thanh Tân (2005), Logic vận động của khái niệm trong tư duy lý
luận, LATS Triết học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
37. Phạm Thái (1986), Bình luận bộ luật hình sự (T1), Nxb Pháp Lý, Hà Nội.
38. Tìm hiểu bộ luật dân sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2005), Nxb Thống kê, Hà nội.
39. Trường Đại học Luật Hà nội (2006), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb
CAND, Hà Nội.
40. Trường Đại học Luật Hà nội (2009), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp
luật, Nxb CAND, Hà Nội.
41. Trường Đại học Luật Hà nội (2009), Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật,
Nxb CAND, Hà Nội.
42. Trường Đại học Luật Hà nội (2013), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập 1,
Nxb CAND, Hà Nội.
43. Nguyễn Anh Tuấn (2004), Ứng dụng logic học hình thức (trong quản lý hành
chính nhà nước), Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
44. Lê Hùng Tiến (1999), Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt,
Luận án Tiến sỹ Ngữ văn, Nxb Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
Hà Nội.
45. Nguyễn Thuý Vân, Nguyễn Anh Tuấn (2003), Logic học đại cương, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Nguyễn Thuý Vân, Tập bài giảng, Logic học trong luật pháp (Bản đánh máy)


10


47. Nguyễn Cửu Việt (2003), Giáo Trình lý luận chung về nhà nước và pháp
luật, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
48. Nguyễn Cửu Việt (1997), Nhà nước và Pháp luật đại cương, Nxb
ĐHQGHN, Hà Nội.
49. Vũ Văn Viên (1991), Logic học hình thức và tư duy chính xác, Tạp chí Triết
học, (4), 46 – 48.
50. Vũ Văn Viên (1997), Vấn đề chính xác các quy luật của logic học hình thức,
Tạp chí Triết học, tập 100 (số 6), 38-41.
51. Vũ Văn Viên (2006), Tư duy logic bộ phận hợp thành của tư duy khoa học,
Tạp chí Triết học, tập 187 (số12), 32-39.
52. Vũ Văn Viên (1998), Triết học Aristotle, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11



×