Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho điện lực minh hóa tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.14 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

..

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HÀ QUỐC VIỆT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO
ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN
CHO ĐIỆN LỰC MINH HĨA TỈNH QUẢNG BÌNH

C

ỹ thuật điện
: 8520201

U N V N THẠC

N

i

Ỹ THU T

T . ĐOÀN ANH TUẤN

Đ N

- Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả tính toán trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

H Q

Việt


MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TRANG TĨM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tên đề tài .............................................................................................................2
2. Lý do chọn đề tài .................................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC MINH HÓA ..4
1.1. ĐẶC DIỂM LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI KHU VỰC HUYỆN MINH
HÓA ........................................................................................................................4

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội.........................................................................4
1.1.2. Đặc điểm lưới điện phân phối ....................................................................5
1.1.2.1. Nguồn điện: .........................................................................................7
1.1.2.2. Lưới điện: ............................................................................................7
1.2. PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH CƠ BẢN ........................................................9
1.2.1. Các vị trí liên lạc giữa các xuất tuyến ........................................................9
1.2.2. Các vị trí phân đoạn trong từng xuất tuyến .............................................10
1.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA PHỤ TẢI ..................................................11
1.3.1. Đặc điểm phụ tải ......................................................................................11
1.3.1.1. Phụ tải tiêu dùng nông, lâm nghiệp ..................................................11
1.3.1.2. Phụ tải công nghiệp, xây dựng, khu kinh tế ......................................11
1.3.2. Yêu cầu của phụ tải ..................................................................................13
1.3.2.1. Chất lượng điện năng ........................................................................13
1.3.1.2. Độ tin cậy cung cấp điện ...................................................................13
1.4. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG Q TRÌNH VẬN HÀNH LƯỚI
ĐIỆN ĐIỆN LỰC MINH HĨA .............................................................................13
1.4.1. Những điều kiện thuận lợi .......................................................................14
1.4.2. Những hạn chế của lưới phân phối ảnh hưởng đến độ tin cậy ................14
1.4.3. Những giải pháp khắc phục .....................................................................17
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................17
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG
CẤP ĐIỆN ................................................................................................................19


2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN .......................19
2.1.1. Định nghĩa về độ tin cậy cung cấp điện ...................................................19
2.1.2. Các tham số liên quan ..............................................................................19
2.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI
ĐIỆN......................................................................................................................21
2.2.1. Phương pháp đồ thị - giải tích..................................................................21

2.2.1.1. Sơ đồ các phần tử nối tiếp .................................................................22
2.2.1.2. Sơ đồ các phần tử song song .............................................................23
2.2.1.3. Sơ đồ hỗn hợp ...................................................................................23
2.2.2. Phương pháp không gian trạng thái .........................................................24
2.2.3. Phương pháp cây hỏng hóc ......................................................................25
2.2.4. Phương pháp Monte – Carlo ....................................................................25
2.3. CÁC TIÊU CHÍ TÍNH TOÁN ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI
ĐIỆN......................................................................................................................26
2.3.1. Tần suất mất điện trung bình của hệ thống: SAIFI ..................................26
2.3.2. Thời gian ngừng cung cấp điện trung bình của hệ thống: SAIDI ...........26
2.3.3. Tần suất mất điện trung bình của khách hàng: CAIFI .............................27
2.3.4. Thời gian mất điện trung bình của khách hàng: CAIDI ..........................27
2.4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ TIN CẬY
CUNG CẤP ĐIỆN. ................................................................................................27
2.4.1. Yếu tố về độ tin cậy của mỗi phần tử trên lưới điện................................27
2.4.2. Yếu tố về cấu trúc của lưới điện vận hành...............................................27
2.4.3. Yếu tố về tổ chức của đơn vị quản lý vận hành .......................................28
2.4.4. Yếu tố về môi trường vận hành lưới điện và phụ tải sử dụng điện .........28
2.4.5. Yếu tố về con người .................................................................................28
2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................28
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TỐN ĐỘ TIN CẬY ĐỂ LỰA
CHỌN GIẢI PHÁP KẾT LƯỚI TỐI ƯU LƯỚI ĐIỆN ĐIỆN LỰC MINH HĨA ..30
3.1. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TỐN ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP
ĐIỆN......................................................................................................................30
3.1.1. Giới thiệu chung ......................................................................................30
3.1.2. Sơ đồ áp dụng triển khai ..........................................................................31
3.1.3. Giao diện của phần mềm .........................................................................31
3.1.4. Các chức năng của phần mềm .................................................................32
3.2. MODULE PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY DRA.................................................32
3.2.1 Giới thiệu chung .......................................................................................32

3.2.2. Giao diện đồ họa của DRA ......................................................................33
3.2.3. Trình tự sử dụng DRA .............................................................................35


3.3. TÍNH TỐN CÁC CHỈ TIÊU ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI 22KV ĐIỆN LỰC MINH HÓA. ..................................................................37
3.3.1. Xác định các thơng số đầu vào của bài tốn độ tin cậy. ..........................37
3.3.2. Các chỉ số tại các nút tải trong hệ thống phân phối .................................38
3.3.3. Tính tốn , r và U ...................................................................................39
3.3.4. Kết quả tính tốn các chỉ tiêu độ tin cậy ..................................................39
3.4. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
ĐIỆN LỰC MINH HÓA .......................................................................................40
3.4.1. Phân tích về chỉ số độ tin cậy ..................................................................40
3.4.2. Đánh giá thiệt hại do mất điện .................................................................40
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...............................................................................41
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN
KHU VỰC HUYỆN MINH HÓA ............................................................................42
4.1.CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ VÀ TỔ
CHỨC VẬN HÀNH ..............................................................................................42
4.1.1. Nhóm giải pháp đầu tư.............................................................................42
4.1.1.1. Sử dụng các vật tư thiết bị điện có độ tin cậy cao ............................42
4.1.1.2. Sử dụng các thiết bị tự động hóa cao và điều khiển được từ xa .......42
4.1.1.3. Sử dụng các thiết bị cảnh báo sự cố thông minh FCI (Fault
Ciruit Indicators) ............................................................................................43
4.1.1.4. Xây dựng các mạch vòng liên lạc giữa các xuất tuyến. ....................44
4.1.2. Nhóm giải pháp vận hành ........................................................................44
4.1.2.1. Thiết kế sử dụng linh hoạt các sơ đồ đi dây, kết dây ........................44
4.1.2.2. Áp dụng công tác sửa chữa nóng (Hotline) và xử lý nhanh sự
cố ....................................................................................................................44
4.1.2.3. Kế hoạch BTBD và đăng ký công tác trên lưới điện. .......................45

4.2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY
CHO LƯỚI ĐIỆN HUYỆN MINH HÓA ..............................................................46
4.2.1. Các giải pháp nâng cao độ tin cậy cho xuất tuyến 471 Quy Đạt .............46
4.2.1.1. Phân tích chế độ vận hành hiện trạng ...............................................46
4.2.1.2. Phân tích hạn chế của sơ đồ cấp điện................................................46
4.2.1.3. Đề xuất giải pháp để nâng cao độ tin cậy. ........................................47
4.2.1.4. Đánh giá hiệu quả về giải pháp đề xuất ............................................48
4.2.2. Các giải pháp nâng cao độ tin cậy cho xuất tuyến 472 Quy Đạt .............49
4.2.2.1. Phân tích chế độ vận hành hiện trạng ...............................................49
4.2.2.2. Phân tích hạn chế của sơ đồ cấp điện................................................51
4.2.2.3. Đề xuất giải pháp để nâng cao độ tin cậy. ........................................51
4.2.2.4. Đánh giá hiệu quả về giải pháp đề xuất ............................................51
4.2.3. Các giải pháp nâng cao độ tin cậy cho xuất tuyến 473 Quy Đạt .............53


4.2.3.1. Phân tích chế độ vận hành hiện trạng ...............................................53
4.2.3.2. Phân tích hạn chế của sơ đồ cấp điện................................................53
4.2.2.3. Đề xuất giải pháp để nâng cao độ tin cậy .........................................55
4.2.2.4. Đánh giá hiệu quả về giải pháp đề xuất ............................................55
4.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4................................................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................59
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


TRANG TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN C Y CUNG CẤP ĐIỆN CHO ĐIỆN ỰC

INH HĨA TỈNH QUẢNG BÌNH
- Học viên: HÀ QUỐC VIỆT

- Chuyên ngành: Kỹ thuật điện

- Mã số: 8520201

- Khóa:

K34 - Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN

Tóm tắt - Độ tin cậy là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng quản lý,
vận hành hệ thống điện , các phần tử trong hệ thống điện là các máy phát điện, máy biến
áp, đường dây…Nhiệm vụ của hệ thống điện là sản xuất, truyền tải và phân phối điện
năng đến các phụ tải và điện năng phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng như điện áp, tần
số và độ tin cậy theo quy định.
- Luận văn nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện huyện
Minh Hóa nhằm áp dụng vào thực tế, vận dụng các thiết bị đóng cắt hiện có, phối hợp
với các thiết bị mới nhằm tối ưu hóa trong thao tác và giảm thời gian mất điện công tác
hoặc sự cố trên lưới điện.
- Luận văn sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính tốn các chỉ tiêu độ tin cậy, phân tích
số liệu, thơng tin mất điện khách hàng trên từng xuất tuyến cho lưới điện phân phối trung
áp Điện lực Minh Hóa. Căn cứ vào đó, đề xuất giải pháp để nâng cao độ tin cậy cho lưới
điện phân phối trung áp Điện lực Minh Hóa
Từ

ó - Hệ thống điện; độ tin cậy; phần mềm tính tốn

SOLUTION TO IMPROVE THE RELIABILITY OF ELECTRICITY SUPPLY TO
MINH HOA POWER COMPANY IN QUANG BINH PROVINCE

Summary - Reliability is one of the basic criteria for evaluating the management and
operation ability of the electrical system including the generators, transformers, and
transmission lines. The purpose of power system is to generate, transmit and distribute
the electricity to the loads. The electricity should ensure the quality standards such as
voltage, frequency and reliability as regulated.
- The thesis aims to propose solutions to improve the reliability of electricity supply in
Minh Hoa district in order to apply in practice by using the existing switchgear devices
and coordinating with the updated devices to optimize the operation and reduce the time
of power outages or problems on the power grid.
- The thesis uses the PSS/ADEPT software to calculate reliability data, data analysis and
information on power outages on each route for medium voltage distribution network
under the management of Minh Hoa Power Company. Based on that data, the solutions
are proposed to improve the reliability of Minh Hoa power distribution network.
Keywords - Power systems; reliability; calculation software.


DANH
EVN
ENCPC
PCQB
QLVH
MBA
MC
REC
LBS
DCL
FCO
XT
TTG
TĐL

FCI
SCADA
Hotline
BTBD
XLSC

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tổng Công ty Điện lực Miền trung
Công ty Điện lực Quảng Bình
Quản lý vận hành

Máy biến áp
Máy cắt
Máy cắt tự động đóng lại
Dao cắt có tải
Dao cách ly
Cầu chì tự rơi
Xuất tuyến
Trạm trung gian
Tự đóng lại
Thiết bị chỉ thị cảnh báo sự cố
Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu
Cơng tác sửa chữa điện nóng
Bảo trì bảo dưỡng
Xử lý sự cố


DANH

T

iệ
1.1

ỤC CÁC BẢNG

bả

Khối lượng đường dây và TBA thuộc Điện lực Minh Hóa
quản lý đến đầu năm 2018, bao gồm:


Trang
6

1.2

Thơng số kỹ thuật của các tuyến 22kV

12

1.3

Thông số phụ tải của các tuyến trung áp 22kV

13

1.4

Chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện độ tin cậy các năm 2016, 2017

16

1.5

Kế hoạch thực hiện độ tin cậy theo quý của Điện lực Minh
Hóa năm 2018

17

3.1


Kết quả tính tốn độ tin cậy bằng phần mềm PSS/ADEPT

40

4.1

Đánh giá về độ tin cậy XT 471 sau giải pháp

49

4.2

Đánh giá về độ tin cậy XT 472 sau giải pháp

53

4.3

Đánh giá về độ tin cậy XT 473 sau giải pháp

57


DANH MỤC CÁC HÌNH

iệ
1.1
1.2
1.3
2.1

2.2
2.3
3.1
3.2
3.3
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7
4.8

Tên hình

Trang

Bản đồ hành chính huyện Minh Hóa – Tỉnh Quảng Bình
Sơ đồ mặt bằng lưới điện thuộc Điện lực Minh Hóa
Sơ đồ TTG Quy Đạt Điện lực Minh Hóa
Sơ đồ độ tin cậy các phần tử nối tiếp
Sơ đồ độ tin cậy các phần tử song song
Sơ đồ độ tin cậy các phần tử hỗn hợp
Sơ đồ áp dụng triển khai chương trình PSS/ADEPT
Màn hình giao diện của DRA – PSS/ADEPT 5.0
Các giai đoạn cường độ hỏng hóc của thiết bị cơng suất
Thiết bị cảnh báo sự cố thơng minh FCI
Cơng tác sửa chữa điện nóng (Hotline) trên đường dây
22kV đang mang điện

Sơ đồ nguyên lý xuất tuyến 471 TTG Quy Đạt hiện trạng

5
6
9
22
23
23
31
33
39
43

Sơ đồ nguyên lý xuất tuyến 471 TTG Quy Đạt sau giải pháp
Sơ đồ nguyên lý xuất tuyến 472 TTG Quy Đạt hiện trạng

48

Sơ đồ nguyên lý xuất tuyến 472 TTG Quy Đạt sau giải pháp
Sơ đồ nguyên lý Xuất tuyến 473 TTG Quy Đạt hiện trạng
Sơ đồ nguyên lý Xuất tuyến 473 TTG Quy Đạt sau giải
pháp

52

45
47
50
54
56



1

MỞ ĐẦU
Với yêu cầu cung cấp điện liên tục, ổn định cho khách hàng ngày càng
cao như hiện nay. EVN, EVNCPC đặc biệt quan tâm đến độ tin cậy cung cấp
điện với mục tiêu giảm các chỉ số ĐTC. Điều đó yêu cầu ngành điện phải đảm
bảo chất lượng sản phẩm của mình khi bán cho khách hàng, dẫn đến việc nâng
cao độ tin cậy trong cung cấp điện là điều tất yếu.
Độ tin cậy cung cấp điện là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh
giá chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng
điện. Chất lượng điện năng ngoài đáp ứng yêu cầu các thông số kỹ thuật cơ bản
về điện áp, tần số, sóng hài... cũng cần phải đảm bảo các chỉ tiêu độ tin cậy
cung cấp điện như: tính liên tục, độ ổn định, an toàn, giảm thiểu thời gian mất
điện và khôi phục cấp điện nhanh cho khách hàng khi có sự cố xảy ra trên hệ
thống lưới điện.
Trong những năm trước đây, việc đánh giá và nâng cao độ tin cậy lưới
điện phân phối ít được quan tâm đặc biệt là nghiên cứu đề cập đến một khu vực
cụ thể thì hầu như rất ít.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch
sản xuất kinh doanh đựợc giao như chỉ tiêu về giảm tổn thất, nâng cao độ tin
cậy cung cấp điện, hàng năm ngành điện luôn quan tâm đầu tư, nâng cấp cải
tạo nguồn, lưới nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải, nâng cao chất lượng
điện năng và độ tin cậy cung cấp điện.
Riêng đối với lưới điện phân phối Điện lực Minh Hóa – tỉnh Quảng Bình
đã được đầu tư xây dựng từ rất lâu chủ yếu cấp điện cho các khu vực nông thôn
với cấu trúc lưới chủ yếu vận hành hình tia, bán kính cấp điện dài, tiết diện dây
dẫn nhỏ, thiết bị đóng cắt, phân đoạn còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và
những cơng nghệ cịn hạn chế, ứng dụng tự động hố trong lưới điện hầu như

chỉ dừng lại ở mức độ bảo vệ đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp điện
cho khách hàng do khơng cịn phù hợp với tốc độ phát triển phụ tải và tính chất
phụ tải trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, độ tin cậy trong lưới điện phân phối
trung áp Điện lực Minh Hóa là vấn đề cần quan tâm để nghiên cứu các giải
pháp nâng cao độ tin cậy cho lưới điện ở huyện này nhằm đảm bảo cung cấp
điện tốt hơn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.


2

1. Tên đề tài
Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện cho Điện lực
Minh Hóa tỉnh Quảng Bình”.
2. Lý do chọn đề tài
- Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cung cấp điện cho khách hàng với chất
lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện.
- Nâng cao độ tin cậy cho lưới điện tốt sẽ hạn chế thiệt hại do việc gián
đoạn cung cấp điện, đồng thời đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh
điện năng.
- Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối được đặt ra
trong giai đoạn hiện nay như một yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ cho việc phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các giải pháp nâng cao độ tin cậy cung
cấp điện.
- Từ mục tiêu nghiên cứu như trên, nên nhiệm vụ của luận văn bao gồm
các vấn đề sau:
a. Các phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy lưới điện phân
phối.
b. Chương trình tính tốn độ tin cậy lưới điện phân phối.

c. Phân tích và đánh giá độ tin cậy lưới điện phân phối hiện trạng ở Điện
lực Minh Hóa.
d. Các giải pháp nâng cao độ tin cậy trong lưới điện phân phối ở Điện lực
Minh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lưới điện phân phối trung áp Điện lực
Minh Hóa quản lý vận hành.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu tính
tốn kết lưới cho các xuất tuyến 22kV theo các phương án đề xuất, nhằm nâng
cao năng lực cấp điện, đảm bảo độ ổn định tin cậy trong quá trình vận hành và
chất lượng cung cấp điện năng cho khu vực địa bàn huyện Minh Hóa.


3

5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu và thực nghiệm:
- Trên cở sở lý thuyết về ĐTCCCĐ trong Hệ thống điện, các chỉ tiêu được
Công ty Điện lực Quảng Bình (PCQB) giao cho Điện lực Minh Hóa (ĐLMH).
Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, giáo trình,…viết về vấn đề tính tốn xác
định các chỉ tiêu độ tin cậy.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ĐTCCCĐ, tính tốn thực tế, qua
đó sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính tốn các chỉ tiêu độ tin cậy cung
cấp điện cho từng xuất tuyến từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
trong công tác sản xuất, vận hành lưới điện Điện lực Minh Hóa.


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC MINH HÓA
1.1. ĐẶC DIỂM LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI KHU VỰC HUYỆN MINH
HĨA
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội
Minh Hố là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng
Bình. Phía Tây giáp nước Cộng hồ Dân chủ nhân dân Lào với 89 km đường
biên giới, phía Bắc giáp huyện Tun Hố, phía Nam và Đơng Nam giáp huyện
Bố Trạch. Tồn huyện có 15 xã và 01 thị trấn với diện tích tự nhiên là 1.410
km2. Dân số trên 49 nghìn người, trong đó, dân số ở độ tuổi lao động trên 27
nghìn người. Minh Hố có dân tộc Kinh chiếm đa số và các dân tộc ít người
Bru - Vân Kiều, Chứt với 6.500 người, tập trung ở các xã biên giới (Dân Hoá,
Trọng Hoá, Thượng Hoá và Hố Sơn) (Hình 1.1).
Minh Hố là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Huyện có cửa khẩu
quốc tế Chalo - Nà Phàu các đầu mối và tuyến giao thơng quan trọng đi qua
như đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, đường 12C là tuyến
đường ngắn nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua Lào, về QL1A, đến
cảng biển Hịn La (Quảng Bình), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Bên cạnh đó,
Minh Hố cịn có nhiều di tích lịch sử như đèo Đá Đẽo, Mụ Dạ, Ngầm Rinh,
Khe Ve, Chalo, Cổng Trời…, các khu rừng tự nhiên, sơn thuỷ hữu tình có thể
xây dựng thành khu du lịch sinh thái như hang động Tú Làn ở xã Tân Hóa,
Thác Mơ ở xã Hố Hợp, Nước Rụng ở xã Dân Hố, phía Bắc đèo Đá Đẽo và
các hang động ở các xã Thượng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh. Đây là điều kiện
thuận lợi phát triển sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu,
thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng kin h
tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Tình hình Kinh tế - Xã hội của huyện giữ được tốc độ tăng trưởng khá qua
hàng năm. Trung tâm thương mại cửa khẩu Quốc tế Cha Lo hình thành và đi
vào hoạt động có hiệu quả, trở thành đầu mối quan trọng cho việc giao lưu
hàng hóa với các nước Lào, Thái Lan.



5

Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Minh Hóa – Tỉnh Quảng Bình
Các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, sản xuất sản phẩm được
tập trung phát triển như chế biến nơng lâm sản, dịch vụ sửa chữa cơ khí nhỏ,
hàng mộc dân dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, nuôi ong, trồng nấm... Từ đó, tìm
được thị trường tiêu thụ, thu hút được lao động. Tập trung sản xuất các sản
phẩm, VLXD như đá, cát, sạn, gia cơng bao bì, đóng gói các sản phẩm xuất
nhập khẩu qua cửa khẩu Quốc tế Chalo.
Bên cạnh đó, huyện sẽ phát huy lợi thế về du lịch, chú trọng việc tôn tạo
các di tích lịch sử như: Cổng Trời, đèo Mụ Dạ, trận địa Nguyễn Viết Xuân, cửa
khẩu Quốc tế Cha Lo, đèo Đá Đẽo, ngầm Rinh, Khe Ve, khu du lịch sinh thái
thác Mơ, đình Kim Bảng, thác Bụt, giếng Tiên và các hang động Tú Làn, Tố
Mộ để thu hút du khách. Với những cảnh quan và địa danh sẵn có, trong tương
lai, Minh Hóa sẽ là điểm đến lý tưởng về du lịch văn hóa, sinh thái và hang
động
1.1.2. Đặc điểm lưới điện phân phối


6

Điện lực Minh Hóa được giao Quản lý vận hành và kinh doanh bán điện
trên địa bàn huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình bao gồm 15 xã, 01 thị trấn và xã
Lâm Hóa thuộc huyện Tun Hóa. Ngồi khu vực thị trấn Quy Đạt thì lưới điện
chủ yếu đi qua nhiều khu vực có địa hình khá phức tạp, do đường dây đi qua
vùng đồi núi, vực thẳm nên gây ra nhiều sự cố và tổn thất cho lưới điện. [3]

Hình 1.2: Sơ đồ mặt bằng lưới điện thuộc Điện lực Minh Hóa
Bảng 1.1: Khối lượng đường dây và TBA thuộc Điện lực Minh Hóa quản lý

đến đầu năm 2018, bao gồm:
Chi tiết

TT
1

Trạm trung gian

2

TBA phân phối

3

4

ĐVT
trạm

Số

Ghi chú

lượng
1

5700 kVA

127


14781,5 kVA

Điện lực

Trạm

98

10165 kVA

Khách hàng

Trạm

29

4616,5 kVA

Lưới điện 35 kV

16,92

Điện lực

Km

16,77

Khách hàng


Km

0,15

Lưới điện 22 kV

196,78


7

Chi tiết

TT

5

6

7

8

ĐVT

Số

Ghi chú

lượng


Điện lực

Km

183,13

Khách hàng

Km

13,65

Lưới 0,4 kV và 0,2kV

216,27

Điện lực

Km

215,71

Khách hàng

Km

0,56

Tụ bù 0,4 kV


96

2520 kVAr

Điện lực

Cụm

84

1020 kVAr

Khách hàng

Cụm

12

1500 kVAr

Máy cắt phân đoạn (Recloser)

8

Điện lực

bộ

7


Khách hàng

bộ

1

LBS

4

Điện lực

bộ

3

Khách hàng

bộ

1

* Các thông tin về nguồn và lưới điện của điện lực Minh Hóa như sau:

1.1.2.1. Nguồn điện:
Lưới điện Minh Hóa nhận điện từ trạm 110kV Sông Gianh, bao gồm
16,92 km đường dây 35kV và 03 xuất tuyến 22kV nhận điện từ Trạm trung
gian Quy Đạt.


1.1.2.2. Lưới điện:
Lưới điện 35kV chủ yếu làm nhiệm vụ truyền tải công suất từ XT 371
trạm 110kv Sông Gianh đến Trạm trung gian Quy Đạt và một số trạm biến áp
của khách hàng. Lưới điện 22kV chủ yếu làm nhiệm vụ phân phối cấp điện cho
thị trấn Quy Đạt và 15 xã thuộc huyện Minh Hóa và xã Lâm Hóa thuộc huyện
Tuyên Hóa, cụ thể:
- Đường dây 35kV sau MC 381 Tuyên Minh thuộc xuất tuyến 371 Sông
Gianh có tổng chiều dài 16,92 km là tuyến đường dây độc đạo cấp điện cho 11


8

trạm biến áp phụ tải có cơng suất đặt là 1150 kvA và 01 trạm trung gian Quy
Đạt có cơng suất đặt là 5700 kvA. Trục chính 11,567 km sử dụng dây AC-95,
các nhánh rẽ sử dụng dây AC-70.
- Trạm trung gian Quy Đạt (5700 kVA):
+ Xuất tuyến 471: Cấp điện cho khu vực các tổ dân phố 1, 2, 3, 4 thị trấn
Quy Đạt và xã Yên Hóa. Tổng chiều dài toàn tuyến 13,623 km sử dụng chủ yếu
dây AC-70, với 17 trạm biến áp phụ tải có cơng suất đặt là 2540 kVA. Các thiết
bị đóng cắt, phân đoạn trên đường dây chủ yếu là dao cắt có tải (LBS) và dao
cách ly (DCL).
+ Xuất tuyến 472: Cấp điện cho khu vực các tổ dân phố 5, 6 thị trấn Quy
Đạt; các xã Xuân Hoá, Hoá Hợp, Hoá Tiến, Hoá Thanh, Hoá Phúc, Hoá Sơn,
Dân Hoá, Trọng Hoá; Cửa Khẩu Cha Lo và xã Lâm Hoá thuộc huyện Tun
Hóa. Tổng chiều dài tồn tuyến 117,009 km sử dụng chủ yếu dây AC-70 trong
đó có một số đoạn hành lang phức tạp sử dụng dây A/XLPE-70, với 64 trạm
biến áp phụ tải có cơng suất đặt là 7680 kvA. Các thiết bị đóng cắt, phân đoạn
trên đường dây chủ yếu là Recloser (REC), dao cắt có tải (LBS), dao cách ly
(DCL) và cầu chì tự rơi (FCO).
+ Xuất tuyến 473: Cấp điện cho khu vực các tổ dân phố 7, 8, 9 thị trấn

Quy Đạt; các xã Quy Hoá, Tân Hoá, Trung Hoá, Minh Hoá, Thượng Hoá. Tổng
chiều dài toàn tuyến 66,118 km sử dụng chủ yếu dây AC-70 trong đó có một số
đoạn hành lang phức tạp sử dụng dây A/XLPE-70, với 38 trạm biến áp phụ tải
có cơng suất đặt là 3931,5 kVA. Các thiết bị đóng cắt, phân đoạn trên đường
dây chủ yếu Recloser (REC), dao cắt có tải (LBS), dao cách ly (DCL) và cầu
chì tự rơi (FCO).
Hầu hết các xuất tuyến 22kV lưới phân phối khu vực huyện Minh Hóa vận
hành dưới dạng hình tia và dạng xương cá. Do đặc thù lịch sử để lại nên các
xuất tuyến cấp điện cho phụ tải dân dụng và sinh hoạt có bán kính cấp điện lớn,
nhiều nhánh rẽ. Điều này gây ra tổn thất điện năng cao, xác suất xảy ra sự cố
lớn. Đặc biệt, XT 371 Sông Gianh là tuyến đường dây 35kV độc đạo duy nhất
cấp điện cho huyện Minh Hóa, đường dây lại đi qua vùng đồi núi hiểm trở gây
rất nhiều khó khăn trong việc quản lý vận hành, khi có sự cố sẽ làm mất điện
toàn huyện gây ảnh hưởng rất lớn đến độ tin cậy cung cấp điện.


9

1.2. PHƯƠNG THỨC VẬN HÀNH CƠ BẢN
Lưới điện Điện lực Minh Hóa có phương thức kết dây giữa các xuất tuyến
như sau:
1.2.1. Các vị trí liên lạc giữa các xuất tuyến
- Xuất tuyến 471, 473 TG Quy Đạt nhận điện từ thanh cái C41 trạm trung
gian Quy Đạt liên lạc với xuất tuyến 472 tại vị trí DCL 412-1 TG Quy Đạt
(DCL đang mở). [4]

Hình 1.3: Sơ đồ TTG Quy Đạt Điện lực Minh Hóa


10


1.2.2. Các vị trí phân đoạn trong từng xuất tuyến
* Xuất tuyến 471:
- Trục chính có 01 vị trí phân đoạn: Vị trí cột M32 (DCL32-1 n Hóa,
kèm LBS32 n Hóa đang đóng).
- Các nhánh rẽ có 03 vị trí phân đoạn: Vị trí cột M13 (DCL 13-4 Tiểu Khu
3 đang đóng); vị trí cột M40/1 (LBS1 Cơng An, kèm DCL 1-1 Cơng An đang
đóng); vị trí cột M40/18/1 (DCL 1-4 Vi Ba đang đóng).
* Xuất tuyến 472:
- Trục chính có 06 vị trí phân đoạn: Vị trí cột M16 (DCL 16-4 Bến Sú
đang đóng); vị trí cột M71 (MC 482 Hóa Hợp, kèm DCL 482-2 Hóa Hợp đang
đóng); vị trí cột M213 (MC 482 Hóa Thanh, kèm DCL 482-2 Hóa Thanh và
DCL 482-7 Hóa Thanh đang đóng); vị trí cột M241 (DCL 241-4 Khe Ve đang
đóng); vị trí cột M403 (MC 482 Dân Hóa, kèm DCL 482-2 Dân Hóa và DCL
482-7 Dân Hóa đang đóng); vị trí cột M427 (DCL 424-4 Hạ Vi đang đóng).
- Các nhánh rẽ có 09 vị trí phân đoạn: Vị trí cột M34/1 (DCL 1-4 Xn
Hóa đang đóng); vị trí cột M56 (DCL 56-4 Hóa Sơn đang đóng); vị trí cột
M56/81 (FCO 81-4 Tăng Hóa đang đóng); vị trí cột M160 (DCL 160-4 Hóa
Phúc đang đóng); vị trí cột M232/1 (L1 Lâm Hóa, kèm DCL 1-4 Lâm Hóa đang
đóng); vị trí cột M294 (DCL 294-4 Bản Roong đang đóng); vị trí cột M343/1
(FCO 1-4 Ơng Tú đang đóng); vị trí cột M383/1 (FCO 1-4 Ra Mai đang đóng);
vị trí cột M404/1 (FCO 1-4 Ba Lc đang đóng).
* Xuất tuyến 473:
- Trục chính có 05 vị trí phân đoạn: Vị trí cột M38 (DCL 38-4 Thanh
Long đang đóng); vị trí cột M72, 74 (MC 483 Tân Lý, kèm DCL 74-4 Tân Lý
đang đóng); vị trí cột M169 (MC 483 Liêm Hóa, kèm DCL 483-1 Liêm Hóa
đang đóng); vị trí cột M172 (DCL 172-4 Liêm Hóa đang đóng); vị trí cột M308
(DCL 308-4 Phù Minh đang đóng).
- Các nhánh rẽ có 07 vị trí phân đoạn: Vị trí cột M71/5 (MC 483 Kim
Bảng, kèm DCL 483-1 Kim Bảng đang đóng); vị trí cột M71/8 (DCL 28-4 Kim

Bảng đang đóng); vị trí cột M89/1 (DCL 1-4 Bình Minh đang đóng); vị trí cột
M258 (FCO 258-4 Bản Ĩn đang đóng); vị trí cột M258/5 (MC483 Rục, kèm
DCL 483-1 Rục đang đóng); vị trí cột M258/38 (FCO 38-4 Mị O đang đóng);
vị trí cột M258/104 (FCO 104-4 Đồn 585 đang đóng).


11

1.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA PHỤ TẢI
1.3.1. Đặc điểm phụ tải
Với những đặc điểm Kinh tế - Xã hội như đã trình bày ở trên, lưới điện
phân phối Điện lực Minh Hóa chủ yếu cấp cho các nhóm phụ tải sau:
a. Phụ tải nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: trồng trọt, chăn nuôi sơ chế.
b. Phụ tải thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, bao gồm: văn phòng, cửa
hàng, khu du lịch nghỉ dưỡng, cửa khẩu...
c. Phụ tải công nghiệp, xây dựng, bao gồm: gia công, chế biến, khai thác
đá....
d. Phụ tải tiêu dùng và các hoạt động khác.
* Sản lượng điện thương phẩm:
+ Thực hiện 2011-2015:

56.845.376 kWh

+ Thực hiện 2016:

15.239. 737 kWh

+ Thực hiện 2017:

17.823.431 kWh


+ Thực hiện 6 tháng 2018:

9.454.732 kWh

+ Ước thực hiện 2018:

19.500.000 kWh

+ Ước giai đoạn 2016-2018: 52.563.168 kWh
+ Kế hoạch 2019:

21.450.000 kWh

+ Mục tiêu 2016-2020:

87.750.000 kWh

1.3.1.1.Phụ tải tiêu dùng nông, lâm nghiệp
Phụ tải tiêu dùng nông, lâm nghiệp cấp điện chủ yếu bằng các xuất tuyến
471, 473. Sản lựợng điện sinh hoạt chiếm 66,28% tổng sản lựợng của Điện lực.
Trong đó, các cơ quan hành chính, trựờng học, bệnh viện chiếm sản lựợng điện
7,05% tổng sản lựợng của Điện lực và các khách sạn nhà hàng chiếm khoảng
4,4% tổng sản lựợng điện của Điện lực.

1.3.1.2.Phụ tải công nghiệp, xây dựng, khu kinh tế
Các phụ tải công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm của tỉnh đựợc qui hoạch
thành những khu công nghiệp. Sản lượng chiếm khoảng 22,27% trên tổng sản
lựợng của Điện lực.
Thông số kỹ thuật chính của các xuất tuyến trung áp, các trạm biến áp

thuộc tuyến theo bảng sau:


12

Bảng 1.2: Thông số kỹ thuật của các tuyến 22kV

TT

1

2

3

Trạm biến áp

Xuất

Chiều

tuyến

dài

Số

Công suất

22kV


(km)

lượng

đặt (MVA)

13,623

17

2,5

117,009

64

7,7

66,118

38

3,9

196,75

85

14,1


XT 471
Quy Đạt
XT 472
Quy Đạt
XT 473
Quy Đạt

Tổng cộng

Đặc điểm phụ tải

Trung tâm hành chính
TT Quy Đạt
Khu di tích và khu kinh
tế cửa khẩu Cha Lo
Nơng, lâm nghiệp, chăn
ni, trồng trọt

Theo bảng 1.2 trên ta có thể nhận thấy:
- Xuất tuyến 471 có bán kính cấp điện ngắn. Số lượng TBA phụ tải ít, tập
trung chủ yếu khu vực thị trấn Quy Đạt.
- Xuất tuyến 472 có bán kính cấp điện rất lớn. Số lựợng TBA tương đối,
do đây là tuyến cấp điện cho khu vực cửa khẩu Quốc tế Cha Lo giáp ranh với
biên giới nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đây là phụ tải rất quan trọng,
là đầu mối và là tuyến giao thông quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh
chạy suốt chiều dài của huyện, đường 12C là tuyến đường ngắn nhất nối các
tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua Lào, về QL1A, đến cảng biển Hịn La
(Quảng Bình), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Bên cạnh đó, cịn có nhiều di tích
lịch sử như Khe Ve, Chalo, Cổng Trời..... Đây chính là nơi giao lưu kinh tế

giữa địa phương với các vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Do đó
việc đảm bảo cấp điện liên tục, ổn định tại đây là một mục tiêu hàng đầu.
- Xuất tuyến 473 có bán kính cấp điện trung bình, có số lựợng TBA phụ
tải tương đối, đây là tuyến trung áp cấp điện một phần trung tâm thị trấn Quy
Đạt và chủ yếu cấp điện cho các xã có nguồn chăn ni trồng trọt và sinh hoạt.
Tình hình phụ tải của một ngày đặc trưng tháng 7 năm 2018 thể hiện phụ
tải của một ngày nắng nóng trong tháng. Mức cao Pmax đạt từ 5-5,4 MW. Tuy
nhiên vào giờ thấp điểm thì tất cả các tuyến đều vận hành trong khoảng từ 1,5
MW. Điều đó cho ta thấy sự chênh lệch phụ tải giữa giờ cao điểm và thấp điểm
là rất lớn.


13

Bảng 1.3: Thông số phụ tải của các tuyến trung áp 22kV
STT

Xuất tuyến

Pmax (MW)

1
2
3

471
472
473

1,2

2,1
2,2

P19h00
(MW)
1,14
2,1
2,2

Pmin (MW)
0,3
0,6
0,6

1.3.2. Yêu cầu của phụ tải
Với tình hình yêu cầu cấp điện như trên, để đảm bảo vận hành kinh tế,
đảm bảo chất lượng điện năng và đảm bảo cung cấp điện liên tục cho phụ tải,
trong thời gian qua Điện lực đã đầu tư, lắp đặt các thiết bị đóng cắt, thay một
số đoạn tuyến từ dây trần sang dây bọc do hành lang đi qua nhiều khu vực phức
tạp, đổi mới công tác quản lý vận hành...
Một số yêu cầu đối với phụ tải:[1]

1.3.2.1. Chất lượng điện năng
Mặc dù, nhu cầu khách hàng sử dụng điện đã đựợc đáp ứng về số lượng,
cũng như chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng điện năng cần phải được đòi hỏi
ngày càng nâng cao để đáp ứng các phụ tải địi hỏi chất lượng điện năng khơng
làm ảnh hưởng đến sản phẩm, hàng hóa và dây chuyền sản xuất tại các khu
công nghiệp khai thác đá, khu du lịch, cửa khẩu....

1.3.1.2. Độ tin cậy cung cấp điện

Độ tin cậy cung cấp điện là một yếu tố cần thiết để đánh giá chất lượng
cung cấp điện. Những yếu tố chính thường được dùng để đánh giá độ tin cậy
cung cấp điện tới khách hàng là tần suất mất điện hay cường độ mất điện và giá
trị thiệt hại của khách hàng chính là khoảng thời gian khơng được cung cấp
điện. Những yếu tố này phụ thuộc vào độ tin cậy của các phần tử thiết bị, cấu
trúc lưới điện, sự tự động hóa của lưới điện, cơng suất có thể chuyển tải, hệ
thống tổ chức quản lý vận hành, ảnh hưởng của môi trường…
1.4. NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH LƯỚI
ĐIỆN ĐIỆN LỰC MINH HĨA
Dựa trên thực trạng cơ sở hạ tầng hiện có của lưới điện và yêu cầu của
phụ tải công tác đầu tư, tái cấu trúc lưới cũng cần phải được tính tốn đảm bảo
hài hòa hiệu quả về mặt kinh tế, ổn định cơng tác vận hành. Tuy nhiên, ngồi


14

những hiệu quả mang lại trong quá trình triển khai thực hiện đồng bộ, vẫn còn
phát sinh những hạn chế cần phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp thực hiện.
1.4.1. Những điều kiện thuận lợi
Hàng năm, Điện lực Minh Hóa cũng như Cơng ty Điện lực Quảng Bình đã
bỏ ra nguồn kinh phí khá lớn giành cho việc đầu tư hoàn thiện hệ thống lưới
điện như: nâng cấp, cải tạo hệ thống dây dẫn để nâng cao năng lực cấp điện,
thay thế dần các thiết bị vận hành lâu năm, không đảm bảo chất lượng, xuống
cấp dễ gây sự cố trên lưới điện (MBA, CSV, FCO, cột, xà, sứ...), xây dựng mới
các đường dây trung áp, trạm biến áp;
Lắp đặt bổ sung các thiết bị đóng cắt trung áp Recloser, LBS, DCL, FCO
tại các vị trí thường xuyên có đóng cắt phân đoạn. Các thiết bị đóng cắt loại tự
động kèm chức năng đóng lặp lại, điều khiển từ xa tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình vận hành, thu hẹp phạm vị mất điện, rút ngắn thời gian khi thi công
công tác, sửa chữa lưới điện và dễ dàng chuyển đổi linh hoạt phương thức vận

hành trong các trường hợp khi có sự cố xảy ra và công tác trên lưới;
Tại đơn vị được trang bị khá đầy đủ thiết bị kiểm tra (máy đo nhiệt độ mối
nối, Camera đo nhiệt độ hồng ngoại, máy đo cách điện, đo điện trở tiếp đất...)
nhằm sớm phát hiện các khiếm khuyết trên lưới để có giải pháp khắc phục kịp
thời hạn chế sự cố mất điện. Sử dụng cộng nghệ sửa chữa điện nóng (Hotline)
phục vụ cơng tác sửa chữa, vệ sinh và đấu nối cơng trình đang mang điện;
Điện lực Minh Hóa cũng đã thành lập tổ chỉ đạo giảm suất sự cố và nâng
cao độ tin cậy cung cấp điện và tổ giải quyết vi phạm hành lang an tồn lưới
điện để phụ trách cơng tác kiểm tra, theo dõi các xuất tuyến trung áp và TBA.
1.4.2. Những hạn chế của lưới phân phối ảnh hưởng đến độ tin cậy
- Lưới điện khu vực huyện Minh Hóa chủ yếu có cấu trúc dạng hình tia,
phân đoạn bằng dao cách ly hoặc cầu chì tự rơi. Do đặc điểm là vùng núi, địa
hình hiểm trở gây khó khăn trong công tác quản lý vận hành và một số thiết bị
trên lưới sử dụng lâu dài trong nhiều năm nên xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến
suy giảm cách điện, giảm chất lượng, dễ sinh hỏng hóc. Ngồi ra, hiện tượng
phóng điện bề mặt sứ cách điện do sương muối cũng thường xuyên xảy ra gây
sự cố ngắn mạch và làm mất điện trên diện rộng;
- Các xuất tuyến hầu hết có cấu trúc hình tia đi độc lập dẫn đến thời gian
thao tác nhằm phục hồi cấp điện cho các phụ tải sau khi khắc phục sự cố


15

thường kéo dài, cấu trúc lưới điện đa số là đường dây đi trên không nên thỉnh
thoảng xảy ra sự cố ngắn mạch dẫn đến độ tin cậy trên lưới điện phân phối
chưa cao;
- Tình trạng thiếu ý thức của người dân tự ý chặt cây ngã đỗ vào đường
dây, các đơn vị thi cơng xây dựng các cơng trình dân dụng vi phạm khoảng
cách hành lang an toàn lưới điện gây ra phóng điện, sự cố ngắn mạch làm ảnh
hưởng đến việc cung cấp điện ổn định liên tục cho khách hàng vẫn còn diễn ra

ở nhiều nơi trên địa bàn, mặc dù Điện lực có thơng báo an toàn, văn bản nhắc
nhở, phối hợp cơ quan ban ngành xử lý vi phạm;
- Xuất hiện sự cố do các vị trí tiếp xúc, kẹp nối, ống nối, đầu cốt, do
chủng loại vật tư, thiết bị không đảm bảo, do thi cơng tại các vị trí đấu nối
chưa đảm bảo kỹ thuật gây phát nhiệt, tuột lèo, tuột khóa néo dây dẫn.... Đối
với đường dây trên không vẫn xảy ra sự cố đứt dây trong quá trình vận hành do
chất lượng dây dẫn vận hành trong thời gian dài, quá trình vận chuyển thi cơng
làm tổn thương dây dẫn, giơng sét đánh trực tiếp vào đường dây tại các vị trí xà
cột khơng được nối đất, hoặc có nối đất nhưng không đạt trị số điện trở đất;
- Một số đường dây của khách hàng công nghiệp như khai thác đá trong
quá trình khai thác nổ mìn đất đá rơi vào đường dây gây sự cố. Không thường
xuyên vệ sinh nên tiếp xúc kém gây phát nhiệt dẫn đến tổn thất và sự cố lưới
điện;
- Thiết bị đóng cắt lắp đặt trên lưới trung áp cịn ít, cịn nhiều cơng tác
phải tháo/đấu lèo tăng thời gian mất điện cho khách hàng. Hiện tại, một số
thiết bị đóng/cắt chưa được kết nối về Trung tâm điều khiển, chỉ được thực
hiện thao tác tại chỗ làm tăng thời gian mất điện của khách hàng khi xử lý sự
cố;
- Lưới điện trung, hạ áp phần lớn được tiếp nhận từ lưới điện nông thôn
đã xuống cấp, tiết diện dây nhỏ, sử dụng loại dây dẫn trần AC dẫn đến thường
xuyên bị sự cố các thiết bị trên lưới, sự cố vi phạm khoảng cách hành lang an
toàn lưới điện do cây cối va quẹt, sự cố do động vật xâm nhập...;
- Khó khăn trong công tác quản lý vận hành do nhiều lưới điện vướng vào
địa hình dân cư, đền bù hành lang, giải phóng mặt bằng thi cơng lưới điện và
chưa có quy hoạch phụ tải. Đặc biệt là xuất tuyến 472 cấp điện cho khu vực
Cừa khẩu Cha Lo đi qua địa hình rất phức tạp, qua nhiều nồi núi, vực thẳm…


×