Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyên Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.85 KB, 94 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Sỹ Hùng
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến q Thầy, Cơ trường Đại học kinh tế
Huế, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em,
đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vơ cùng q giá, là bước đầu
tiên cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Đặc biệt là thầy Lê Sỹ Hùng
thầy đã cho em rất nhiều kiến thức bổ ích. Cảm ơn thầy đã tận tuỵ quan tâm giúp đỡ
em trong bốn tháng qua, giải đáp những thắc mắc của em trong q trình thực tập. Nhờ
đó em có thể hồn thành bài báo cáo thực tập này.
Bên cạnh đó em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Trưởng phòng và
các anh chị trong Phòng tài chính - kế hoạch huyện Minh Hố đã tạo cơ hội cho em có
thể tìm hiểu rõ về mơi trường làm việc thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em
chưa được biết. Em xin chân thành cảm ơn chú Đinh Minh Tưởng - Phó phòng tài
chính - kế hoạch dù chú rất bận rộn với cơng việc nhưng vẫn dành thời gian chỉ bảo,
hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể tìm hiểu, thu thập thơng tin phục
vụ cho bài báo cáo này.
Trong q trình thực tập và làm báo cáo vì chưa có kinh nghiệm thực tế chỉ dựa
vào lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo khơng tránh khỏi
những sai sót. Kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý của Q Thầy, Cơ cũng như
Chú, các anh chị trong Phòng tài chính - kế hoạch huyện Minh Hố để kiến thức của
em nhày càng hồn thiện hơn và rút ra những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào
thực tiễn một cách hiệu quả.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Huế ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Đinh Nữ Hà Phương
1
SVTH: Đinh Nữ Hà Phương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Sỹ Hùng
MỤC LỤC
Lời cảm ơn


Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các bảng
2
SVTH: Đinh Nữ Hà Phương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Sỹ Hùng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ TỰ
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐBKK Đặc biệt khó khăn
KTXH Kinh tế - xã hội
TTCX Trung tâm cụm xã
UBND Ủy ban nhân dân
NSTW Ngân sách trung ương
KNKL Khuyến nơng khuyến lâm
ĐCĐC Định canh định cư
BCĐ Ban chỉ đạo
HĐND Hội đồng nhân dân
CN-TCN Cơng nghiệp – thủ cơng nghiệp
TM – DV Thương mại – dịch vụ
THCS Trung học cơ sở
NSNN Ngân sách nhà nước
VHTT Văn hóa thơng tin
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
3
SVTH: Đinh Nữ Hà Phương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Sỹ Hùng
4
SVTH: Đinh Nữ Hà Phương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Sỹ Hùng

DANH MỤC BẢNG
TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Qua chuyến thực tế tại các xã thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, chúng
tơi đã thấy được sự đổi thay rõ rệt về cuộc sống của bà con dân tộc nơi đây. Đó là nhờ
vào đường lối chỉ đạo của đảng và nhà nước quan tâm thật sự đến đời sống kinh tế xã
hội của vùng miền núi mà cụ thể nhất là thơng qua các chính sách với mục tiêu xóa đói
giảm nghèo, góp phần nâng cao mức sống nhân dân, chương trình 135đã đóng góp to
lớn vào sự phát triển đó.
Xuất phát từ thực trạng đó tơi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao
hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn hun Minh Hố, tỉnh Quảng Bình”
Mục tiêu chính của nghiên cứu:
Xem xét tình hình thực hiện các dự án xây dựng cơ bản; dự án hỗ trợ phát triển
sản xuất; dự án hỗ trợ dịch vụ, trợ giúp pháp lý và VHTT; đào tạo nâng cao nâng lực
cán bộ và cộng đồng. Đánh giá hiệu quả đạt được về mặt kinh tế, xã hội và mơi trường
và từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị thực hiện dự án sao cho có hiệu quả nhất.
Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu:
Thơng qua các tạp chí, sách báo, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
báo cáo tình hình thực hiện….liên quan đến nội dung thực hiện chương trình 135 ở 3
xã Xn Hóa, Hồng Hóa, Trọng Hóa thuộc huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
5
SVTH: Đinh Nữ Hà Phương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Sỹ Hùng
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn các người dân
- Phương pháp nghiên cứu thực tế hiện trường
Kết quả nghiên cứu đạt được
Chương trình 135 thực hiện từ năm 2010 - 2012 với 4 dự án tại 3 xã nghiên cứu Xn
Hóa, Hồng Hóa, Trọng Hóa. Các dự án bao gồm “Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng”, “Dự

án hỗ trợ dịch vụ, cải thiện nâng cao đời sống, trợ giúp pháp lý và văn hố thơng tin
(VHTT) ”, “Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất”, “Dự án đào tạo cán bộ thơn, bản”. Sau 4
năm thực hiện hiệu quả của các dự án thành phần thể hiện ngày một rõ rệt đời sống
tinh thần và vật chất của người dân ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh đến trường tăng
hàng năm, hệ thống điện, nước đã dần kéo đến từng thơn bản, chất lượng của hệ thống
các trạm y tế xã, đường giao thơng ngày càng được nâng cấp….góp phần làm giảm sự
chênh lệch giữa các vùng miền.
Như vậy qua khố luận tốt nghiệp này, tơi muốn gửi đến những người đang và sẽ quan
tâm đến cơng tác xố đói giảm nghèo ở vùng miền núi nói chung và huyện Minh Hố
nói riêng biết và hiểu thêm về chương trình 135. Mặc dù chương trình đã sắp vào giai
đoạn kết thúc nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Đây cũng là bài học cần rút kinh
nghiệm cho các chương trình dự án tiếp theo.
6
SVTH: Đinh Nữ Hà Phương
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Minh Hoá là một huyện biên giới, vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Bình với
gần 1/5 dân số là dân tộc thiểu số. Kể từ ngày 01/07/1990, sau hơn 18 năm tái thành
lập và thực hiện công cuộc đổi mới, tình hình Kinh tế xã hội (KTXH) nói chung và bộ
mặt nông thôn miền núi Minh Hoá, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, song
cuộc sống đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độ sản xuất thấp kém, lạc hậu, thiếu
thốn, thiếu tư liệu sản xuất, nhiều nơi thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, cơ sở hạ tầng
(CSHT) thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, nhiều vùng chưa có đường ô tô đến xã,
chưa có trạm phủ sống truyền hình, thông tin báo chí đến chậm. Nhìn chung đồng bào
dân tộc đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vần chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chưa hoà
nhập được với dân tộc trong cộng đồng.
Theo quyết định số 1232/QĐ - TTg ngày 24/12/1991 của thủ tướng chính phủ
về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn và biên giới thuộc phạm vi chương
trình phát triển kinh tế xã hội.
Huyện Minh Hoá hiện có 12 xã đặc biệt khó khăn, những xã ngày có vị trí đặc

biệt quan trọng về an ninh quốc phòng. Vì vậy phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc
biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xã là nhiệm vụ của chương trình.Xuất phát từ
ý nghĩ và yêu cầu đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng
cao hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng, cơ sở vật chất của 12 xã ĐBKK thuộc chương trình 135
của chính phủ tại huyện Minh Hoá
- Đánh giá kết quả đạt được cũng như tìm ra bài học để rút kinh nghiệm trong
việc thực hiện chương trình trong những năm tiếp theo
- Đề xuất những kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn và phát huy hiệu quả hơn lợi
ích từ chương trình 135 trên địa bàn huyện Minh Hoá trong giai đoạn III (2011 -2015)
7
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng nhiều phương pháp điều tra khảo sát trong đó chú trọng các phương
pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng: Sử dụng phương pháp này để xem xét, nhìn
nhận giải quyết vấn đề trong mối quan hệ biện chứng và biến đổi không ngừng để thấy
được sự tác dộng của của chương trình đến dời sống của nhân dân và với kinh tế xã
hội của huyện nói chung và các xã 135 nói riêng.
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu và thông tin cần thiết, hệ thống hoá số liệu
có liên quan để đưa ra một số giải pháp khả thi.
- Phương pháp phỏng vấn người dân chịu tác động của chương trình
- Phương pháp phân tích số liệu: Thống kê mô tả và phân tích định tính được sử
dụng để phân tích số liệu
- Phương pháp điều tra điển hình: lấy ý kiến của người dân tại địa điểm nghiên
cứu là những người trực tiếp hưỏng lợi từ chương trình và ý kiến của các cán bộ thực
hiện chương trình 135
- Phương pháp thống kê: sử dụng để thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, phân

tích số liệu theo mục đích nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu:
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, tình hình phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là sự
tác động của chương trình 135 trong vùng để chọn địa điểm điểm điều tra và nghiên
cứu. Theo danh sách do huyện cung cấp có 12 xã trong toàn huyện thực hiện chương
trình 135, xem xét điều kiện thực tế về kinh tế xã hội trong toàn huyện tôi chọn ra 3 xã
đại diện cho 3 vùng kinh tế xã hội, cụ thể là:
- Xã Xuân Hoá đại diện cho vùng trung tâm văn hoá, cơ sở hạ tầng phát triển, có
điều kiện tiếp cận với thị trường và những tiến bộ của xã hội nên đời sống ở đây được
tốt hơn so với các vùng khác
- Xã Hồng Hoá đại diện cho vùng tiếp giáp giữa vùng trung tâm và vùng xa của
huyện thấp kém, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã
8
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
- Xã Trọng Hoá đại diện cho vùng sâu vùng xa của huyện, điều kiện đi lại khó
khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, khả năng tiếp cận thị trường, thông tin văn hoá xã hội
thấp kém, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong xã.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu là kết quả thực hiện chương trình 135 từ năm 2010-2012 trên
địa bàn 3 xã Yên Hoá, Hồng Hoá, Hoá Tiến thuộc huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.
- Đối tượng điều tra, trao đổi là các hộ gia đình, cán bộ xã thuộc địa bàn nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Chương trình 135 là một chương trình lớn, thời gian thực hiện chương trình dài.
Ở đây tôi chỉ tập trung vào 3 xã mang 3 tính chất đặc trưng tiêu biểu của huyện Minh
Hoá để nghiên cứu trong thời gian 2010 - 2012. Với thời gian thực tập 4 tháng, nên đề
tài chỉ mang tính khái quát, chưa thể đánh giá sâu vào từng dự án cụ thể và còn nhiều
thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý, giúp đỡ của quý thầy cô giáo và các bạn để khoá luận
được hoàn thiện hơn.
9

SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm về dự án, chương trình mục tiêu quốc gia
Theo Celand và King (1975): Dự án là sự kết hợp giữa các yếu tốnhân lực, trí lực
trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu cụ thể.
Tiến sĩ Đỗ Bá Khang thuộc trường quản lý AIT (Asian Institute of Technology
Viện công nghệ Châu Á) cho rằng: Dự án là quá trình gồm nhiều hoạt động liên quan
lẫn nhau nhằm đạt được một tập hợp các mục tiêu đã được xác định trước, trong một
thời gian và nguồn lực có hạn.
Mặc dù với nhiều định nghĩa, quan niệm và cách nhìn khác nhau về dự án nhưng
nó cùng chung một đặc điểm:
Tính phức tạp:
+ Nhiều hoạt động liên quan lẫn nhau
+ Liên quan đến nhiều người
+ Đòi hỏi nhiều kĩ năng đa dạng
- Tính tạm thời: Có một vòng đời xác định và trải qua các giai đoạn đặc trưng
như thiết kế, hoạch định, thực hiện và kết thúc.
- Tính duy nhất: Khác nhau về mục tiêu nhiệm vụ, đối tượng và địa phương, con
người,…
- Thường có nhiều thay đổi và rủi ro
+ Thay đổi trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời dự án
+ Thay đổi khách quan của hoàn cảnh dự án, chính sách của địa phương, tiến bộ
kỹ thuật
+ Thay đổi nhân sự và môi trường làm việc
Xuất phát từ cụm từ “dự án” chúng ta xem xét đến thuật ngữ “dự án phát triển”là mô
dự án nhân đạo và phi lợi nhuận, các kết quả thu được là vô hình, với mục tiêu mang
tính chất bền vững. Các đối tượng tham gia vào dự án có cùng chung mục đích, thực
hiện trong một khoảng thời gian, chi phí không có tính quyết định.

10
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
“Dự án phát triển” tồn tại với đặc thù sau:
- Các mục tiêu phát triển khó đánh giá và nhìn nhận cụ thể
- Các khoảng cách về văn hoá, lối sống, trình độ, nhận thức…
- Mối quan hệ phức tạp của các bên liên quan đến dự án.
- Các khoảng cách về địa lý và điều kiện làm việc không thuận lợi
Từ khái niệm dự án và dự án phát triển trên, ta có khái niệm chương trình:
“chương trình bao gồm các dự án được thực hiện trong một thời gian dài hơn nhằm đạt
đước các ảnh hưởng lâu dài đối với đối với đối tượng hưởng lợi”
(Theo bài giảng của tiến sĩ Đỗ Bá Khang viện công nghệ Châu Á AIT)
Chương trình mục tiêu của quốc gia ở nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài bước
đi chung đó. Đảng và Nhà nước ta luôn có chính sách giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân đặc biệt là
các xã miền núi vùng sâu vùng xa giúp họ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần tạo điều
kiện để đưa nông dân các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát
triển, hoà nhịp vào sự phát triển chung của đất nước, góp phần đảm bảo trật tự, an ninh
quốc phòng. Chương trình 135 là một trong những chính sách đúng đắn giúp rút ngắn
khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng.
1.1.2. Tầm quan trọng của chương trình 135
Trước thực trạng kinh tế - xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn thì sự ra đời
của chương trình 135 đóng vai trò to lớn cho sự phát triển của huyện. Mức độ quan
trọng của chương trinh 135 nằm trong nội dung của 5 dự án thành phần, cụ thể là:
a. Quy hoạch bố trí lại dân cư ở những nơi ần thiết, từng bước tổ chức hợp lí đời
sống sinh hoạt của đòng bào các bản làng tạo điều kiện để đồng baò nhanh chóng ổn
định sản xuất và đời sống
b. Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản
phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ tạo thêm nhiều cơ hội
về việc làm và tăng thu nhập ổn định đời sống , từng bước phát triển sản xuất hàng hoá
c. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phù hợp quy hoạch sản xuất và bố trí lại dân
cư, trước hết là hệ thống đường giao thông, nước sinh hoạt, hệ thống điện ở những nới

có điều kiện kể cả thuỷ điện nhỏ
11
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
d. Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các trung
tâm cụm xã, đầu tư xây dựng các công trình về y tế, giáo dục thương mại, cơ sở sản xuất
thủ công nghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình.
e. Đào tạo cán bộ xã, bản, làng giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ quản lí hành
chính về kinh tế để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.
Nhưng vấn đề quan trọng và mục tiêu chủ yếu củ chương trình 135 ở huyện Minh
Hóa, tỉnh Quảng Bình là làm sao nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số lên
mức thoát khỏi nghèo đói nhờ vào việc khai thác đúng mức các công trình của dự án.
Chẳng hạn, phần lớn các công trình giao thông mới chỉ phục vụ cho nhu cầu đi
lại của người dân trong vùng, còn việc phục vụ cho nhu cầu giao lưu hàng hóa còn ít
do việc đẩy mạnh sản xuất theo điều kiện giao thông đã tạo ra còn yếu và chưa thật
chú trọng. Vì vậy, đẩy mạnh sản xuất tạo ra nhiều nông sản hàng hóa là một trong
những biện pháp quản lý nhà nước đối với việc khai thác các công trình giao thông.
Nếu từng bước làm tốt các công việc ấy trong từng dự án thành phần thì chương trình
mới thực sự phát huy tác dụng. Đây mới là mục tiêu chủ yếu và quan trọng của
chương trình 135.
1.1.3. Khái quát chương trình 135
1.1.3.1. Quan điểm
1. Phát triển kinh tế xã hội khu vực dân tộc thiểu số và miền núi phải được thực
hiện trên nguyên tắc tập trung nguồn lực đầu tư tổng thể, phát triển kinh tế xã hội bền
vững đi đôi với tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị,
nâng cao chất lượng sống của người dân;
2. Các nội dung đầu tư của Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã, thôn,
bản đặc biệt khó khăn khu vực dân tộc thiểu số và miền núi phải được tiến hành có
trọng tâm, trọng điểm; giải quyết những khó khăn, trở ngại trước mắt và những thách
thức tiềm tàng lâu dài; đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội đơn thuần mà còn

là cơ sở vững chắc để phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững an ninh chính trị
quốc gia;
3. Giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng dân tộc thiểu số và
12
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
miền núi là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các
ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết
tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia;
4. Các quan điểm chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển
kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phải được tích hợp vào các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ở các cấp, các ngành, các địa phương, cả
trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như tổ chức thực hiện;
5. Thực hiện nguyên tắc tập trung nguồn lực tổng thể, triển khai thực hiện việc
huy động phối hợp các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, vốn
huy động quốc tế và sự tham gia, đóng góp của các thành phần kinh tế, người dân
trong quá trình triển khai thực hiện.
6. Quan điểm tổ chức thực hiện:
Do có sự khác biệt đáng kể về đặc thù kinh tế, văn hoá, xã hội theo vùng miền,
khu vực dân tộc thiểu số và miền núi cần được đầu tư theo nhu cầu của vùng, miền. Từ
đó đặt ra sự cần thiết của tiếp cận văn hoá trong phát triển, tiếp cận giải quyết các vấn
đề theo vùng miền
1.1.3.2. Mục tiêu của chương trình
Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến nhanh, hiệu quả về trình độ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có thu nhập cao; cải thiện và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã và thôn bản đặc
biệt khó khăn ( ĐBKK ) một cách bền vững, giảm tốc độ chênh lệch khoảng cách phát
triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.
Phấn đấu mỗi năm giảm từ 3 - 5% tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã, thôn bản đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Mục tiêu cụ thể.
+ Mục tiêu về phát triển kinh tế:
Phát triển sản xuất
Tạo sự chuyển biến cơ bản, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc,
tạo sự chuyển dịch rõ rệt cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh
của từng vùng, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao thu nhập;
13
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
Phát triển cơ sở hạ tầng:
Các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản
xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất tăng thu nhập.
+ Mục tiêu về xã hội
Nâng cao đời sống văn hóa xã hội cho nhân dân ở các xã ĐBKK miền núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, giảm sự chênh
lệnh giữa các dân tộc.
Giữ vững và tăng cường sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng, cải thiện và
nâng cao chất lượng dịch vụ công nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân.
1.1.3.2. Chỉ tiêu cơ bản cần đạt được đến 2015
Chương chình 135 là một chương trình phát triển kinh tế xã hội cần đặt trong
mối tương quan với các chương trình, chính sách lớn về giảm nghèo khác như Chương
trình giảm nghèo nhanh và bền vững đầu tư theo Nghị Quyết 30A, Chương trình Nông
thôn mới, Vì vậy, chỉ đưa ra những tiêu chí cụ thể cần đạt được, tác động trực tiếp
bới các nội dung đầu tư của chương trình.
Mặt khác, từ kinh nghiệm của việc triển khai thực hiện Chương trình 135 giai
đoạn II, chương trình cũng cần xây dựng được một bộ tiêu chí đơn giản, thực tế hơn để
có thể đo lường, đánh giá hiệu quả triển khai thực hiện các nội dung đầu tư của
chương trình theo chu kỳ hàng năm và cho cả giai đoạn. Ở cấp trung ương, các tiêu chí
cơ bản, tổng quát sẽ được xây dựng chung mang tính chất định hướng. Các tỉnh căn cứ
xây dựng lộ trình chi tiết với các tiêu chí cần đạt được cụ thể để triển khai thực hiện
theo chu kỳ hàng năm và cả giai đoạn để triển khai và giám sát, đánh giá kết quả thực

hiện chương trình.
a) Chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
+ 80% thôn, bản có đường giao thông được cứng hoá theo cấp kỹ thuật của Bộ
Giao thông Vận tải;
+ 80% vùng sản xuất tập trung có diện tích 30ha trở lên (riêng khu vực Tây
Nguyên và Nam bộ có diện tích 50ha trở lên) có đường giao thông được cứng hóa theo
cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải;
+ 100% các xã có điện lưới trong đó có trên 80% các thôn, bản trong xã được sử
14
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
dụng điện phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất;
+ Cơ bản các công trình thủy lợi vừa và nhỏ được đầu tư đáp ứng nhu cầu sản
xuất nông nghiệp và dân sinh;
b) Chỉ tiêu về đào tạo, nâng cao năng lực
+ Đào tạo nghề cho 80% thanh niên trong độ tuổi lao động có nhu cầu;
+ 80% người nông dân được tập huấn, đào tạo nghề (nông, lâm, ngư nghiệp, sơ
chế bảo quản chế biến sau thu hoạch, để thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu tiếp cận
với tập quán sản xuất mới);
+ 100% cán bộ hành chính cấp xã được tập huấn các kỹ năng quản lý, lập kế
hoạch có sự tham gia, phát triển cộng đồng, trong đó có 80% số cán bộ qua đào tạo
nắm được quy trình, kiến thức được đào tạo phục vụ công việc.
c) Chỉ tiêu về phát triển xã hội
+ Đảm bảo cung cấp công cụ lao động, sản xuất và giải quyết việc làm cho 80%
dân số trong độ tuổi lao động;
+ Đạt tỷ lệ nhập học tiểu học đúng tuổi lên 99%;
+ Đạt tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đúng tuổi lên tới 80%;
+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 20%;
+ 80% người dân được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
1.1.3.3. Nguyên tắc chỉ đạo
Phát triển kinh tế- xã hộicác xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa,

trước hết phải dựa trên cở sở phát huy hết nội lực của từng hộ gia đình và sự giúp đỡ
của cộng đồng, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước để khai thác nguồn lực
tại chỗ về đất đai, lao động và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong vùng, tạo
ra bước chuyển biến mới về sản xuất và đời sống của đồng bào.
Nhà nước tạo môi trường pháp lý và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ưu
tiên đầu tư vốn ngân sách, nguồn vốn thuộc chương trình, dự án trên địa bàn và nguồn
vốn viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn.
Việc thực hiện chương trình phải có giải pháp toàn diện, trước hết là tập trung
phát triển sản xuất nông lâm ngư, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đồng thời thúc
đẩy phát triển giáo dục, y tế, văn hóa xã hội trong vùng.
15
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Bộ, ngành có trách nghiệm giúp các xã
thuộc phạm vi chương trình; khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân trong cả nước, đồng
bào Việt Nam ở nước ngoài…tích cực đóng góp, ủng hộ thực hiện chương trình.
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các dự án thành phần thuộc
chương trình 135
Đoá là các chỉ tiêu về kinh tế, văn hoá xã hội
- Thu nhập bình quân đầu người
- Diện tích canh tác
- Tỷ lệ hộ đói nghèo
- Số phòng học
- Tỷ lệ số học sinh đến trường
- Số bác sĩ
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
- Lương thực bình quân đầu người
1.1.5. Ảnh hưởng tập quán văn hoá của đồng bào dân tộc đến chương trình 135
Hầu hết bà con dân tộc ít người ở vùng sâu vùng xa có trình độ dân trí thấp, khả
năng tiếp thu khoa học kĩ thuật của lao động kém chính vì thế các hộ dân tộc đa số đều

nằm trong diện đói nghèo, tình trạng đói ăn vẫn diễn ra thường xuyên.
Bà con có suy nghĩ đơn giản, ít quan tâm đến quy hoạch sản xuất, tổ chức đời
sống. Nhiều nơi yếu tố mê tín dị đoan, tập quán cũ, thủ tục lạc hậu của bản làng, gia
đình cũng làm bà con hạn chế đến việc bà con tiếp nhận cái mới, thay đổi cách làm ăn,
tổ chức đời sống làm cho nền sản xuất và đời sống bà con vẫn còn thấp kém, lạc hậu,
chưa thoát ra được cảnh nghèo đói.
Tình trạng du canh du cư đã gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh
tế nói chung và chương trình 135 nói riêng. Tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số
vẫn theo kiểu “phát, cốt, đốt, trỉa”. Điều này không những không cải thiện được đời
sống của bà con mà còn làm tổn hại đến toàn xã hội. Bởi vì hiện tượng chặt phá rừng
bừa bãi sẽ làm cho tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt dẫn đến mưa lũ kéo dài
triền miên và ảnh hưởng toàn cầu về môi trường sinh thái bị suy thái.
16
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
Mặt khác cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa thường rất yếu kém gây cản trở không
nhỏ đến đời sống sản xuất cũng như sinh hoạt của bà con trong vùng. Điều kiện giao
thông khó khăn gây cản trở cho quá trình giao lưu, buôn bán giữa các vùng, hệ thống
thuỷ lợi vẫn chưa được đầu tư nhiều.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Tình hình chung về kinh tế xã hội của huyện Minh Hóa
Với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân trong huyện, sự chỉ đạo
điều hành của Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện, trong điều kiện có nhiều khó khăn,
thách thức, tình hình Kinh tế - Xã hội huyện nhà vẫn tiếp tục ổn định, có những lĩnh vực
tăng trưởng và phát triển khá, các lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn hoá - Xã hội có
những chuyển biến tiến bộ, Quốc phòng - An ninh tiếp tục được giữ vững, ổn định.
Nông nghiệp: Huyện đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất cao phù hợp với thổ
nhưỡng và khí hậu vào sản xuất bằng cách xây dựng các mô hình và nhân rộng mô
hình, từng bước đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng sản xuất
hàng hóa.

Lâm nghiệp:Vớilợi thế của rừng và đất trồng rừng phát triển kinh tế và thực hiện
đề án trồng rừng kinh tế của Đại hội Đảng bộ huyện, các cấp ủy đảng, chính quyền địa
phương đã tập trung chỉ đạo tích cực, có nhiều biện pháp hữu hiệu và đã có những
chuyển biến rõ rệt.
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn: Từng
bước phát triển về cả quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các cơ sở sản xuất đã
tạo ra được một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu tại chỗ và giải quyết việc làm cho một
số lao động trên địa bàn. Đã tập trung khôi phục lại một số nghề truyền thống, phát
triển một số nghề mới.
Thương mại, dịch vụ và du lịch:
Hoạt động thương mại, dịch vụ trong những năm
qua ngày càng được phát triển và hoàn thiện, hệ thống chợ đưa vào sử dụng và phát huy
hiệu quả, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông giữa các vùng miền. Đặc biệt trung tâm
17
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
Thương mại Cửa khẩu quốc tế Cha lo đi vào hoạt động là đầu mối quan trọng cho việc
giao lưu hàng hoá với các nước bạn Lào, Thái Lan. Các hoạt động thương mại, dịch vụ
được mở rộng, nhiều cơ sở kinh doanh được thành lập.
Giáo dục - Đào tạo:Công tác Giáo dục đã quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp
vụ chuyên môn, xây dựng kế hoạch trong việc triển khai các Nghị quyết của Đảng và
chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, đồng thời cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm
vụ trong từng giao đoạn nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm của ngành.
Công tác xóa đói, giảm nghèo:Thực hiện Chương trình xóa đói, giảm nghèo,
những năm qua đã thu được những kết quả khả quan. Năm 2010 tỷ lệ hộ đói nghèo là
57,7%, năm 2011 là 51,7% vàđến cuối năm 2012 tỷ lệ hộ đói nghèo trên địa bàn huyện
là 48,7% tương ứng với 4.881 hộ. Nhưng vẫn còn một số tồn tại như: Chưa phát huy
tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý nhà nước trong công tác xóa đói
giảm nghèo.
1.2.2. Các chính sách, chương trình dự án khác tác động đến kinh tế-xã hội trên địa
bàn huyện Minh Hóa

Ngay từ khi giành được độc lập năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói
nghèo như là một thứ “giặc” cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm nên đã nêu ra được
mục tiêu phấn đấu để nhân dân lao động thoát khỏi nạn bần cùng, làm cho mọi người
có công an việc làm, ấm no hạnh phúc.
Giảm đói nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản được nhà
nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng cuả mục tiêu
phát triển, chính vì vậy trong những năm qua, nước ta đã đề ra và thực hiện lồng ghép
các chương trình, dự án với mục tiêu trên:
- Dự án trồng 5 triệu ha rừng: Mục tiêu và nguồn gốc của chương trình này hầu hết
dành cho người nghèo và xã nghèo được hưởng lợi thông qua tạo việc làm, tăng thu
nhập, góp phần vào việc ổn định dân cư cho đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu
- Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn II
18
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
- Chương trình y tế: Chữa các bệnh về sốt rét, bướu cổ, phong,…, nâng cao trang
thiết bị về y tế.
- Chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình: Cung cấp các phương tiện về, dịch vụ
tránh thai cho nhân dân nói chung trong đó có người nghèo, xây dựng các trạm y tế xã.
- Chương trình theo Nghị quyết 30a của Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo
phát triển nhanh và bền vững
- Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,
nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó
khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy nhanh tiến
độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- Chương trình phủ sóng truyền thanh - truyền hình.
- Dự án giảm nghèo Miền Trung do ADB tài trợ
Nhìn chung các chương trình dự án đã góp phần cải thiện đáng kể tình hình kinh
tế - xã hội ở huyện Minh Hoá, đặc biệt đã hỗ trợ đầu tư làm mới và nâng cấp nhiều
công trình cơ sở hạ tầng ở các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn; cơ bản đảm
bảo giao thông nông thôn, trường học, trạm y tế, mạng lưới điện sinh hoạt, nguồn nước

sạch, nước tự chảy cho nhiều xã trên địa bàn huyện; góp phần cải thiện việc của người
dân với tiến bộ khoa học kỹ thuật, thúc đẩy trao đổi, lưu thông hàng hoá; thông qua đó
tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người dân từng bước
chuyển đổi nhận thức về sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới, tiếp thu và từng bước
áp dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao hơn, thúc đẩy sản xuất phát triển
1.2.3. Tình hình thực hiện chương trình 135 ở một số tỉnh trên cả nước
Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
Theo số liệu của Ban chỉ đạo chương trình135 Giai đoạn 2006 - 2010, các địa
phương dự kiến xây dựng 23.700 công trình hạ tầng cơ sở tại các xã, thôn bản ĐBKK;
tổng nhu cầu vốn 22.957 tỷ đồng. Trong đó:
- Đường giao thông thôn bản 7.560 công trình (chiếm 31,9%);
- Thủy lợi 5.546 công trình (chiếm 23,4%);
- Trường lớp học 3.532 công trình (chiếm 14,9%);
19
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
- Nước sinh hoạt 2.298 công trình (chiếm 9,7%); điện 1.730 công trình (chiếm
7,3%), chợ 1.114 công trình (chiếm 4,7%), trạm y tế 925 công trình (chiếm 3,2%), nhà
sinh hoạt cộng đồng 995 công trình (chiếm 4,2%).
Kết quả năm 2006 - 2009 đã triển khai đầu tư xây dựng 12.646 công trình đạt 53,4%
so với kế hoạch, với số vốn đã thực hiện 7.892,737 tỷ đồng; trong đó: Đường giao thông
3.375 công trình, thủy lợi 2.393 công trình, trường học 2.478 công trình, nước sinh hoạt
1.573 công trình, điện 995 công trình, chợ 367 công trình, trạm y tế 489 công trình, nhà
sinh hoạt cộng đồng 976 công trình. Đến 31/12/2009 đã có 10.242 công trình hoàn thành
đưa vào sử dụng, trong đó giao thông 2.925 công trình, trường học 2.113 công trình, thủy
lợi 1.987 công trình,
Duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư: Từ năm 2008, ngân sách trung ương
(NSTW) đã bố trí vốn bằng 6,3% kế hoạch vốn đầu tư cho các địa phương thực hiện
công tác duy tu bảo dưỡng công trình hạ tầng sau đầu tư. Đa số các địa phương triển
khai thực hiện khá tốt, có khoảng 5 - 7% công trình sau đầu tư được duy tu, bảo
dưỡng, góp phần nâng cao tính bền vững công trình.

Những kết quả trên đã làm thay đổi nhanh và thay đổi cơ bản diện mạo của nông
thôn vùng dân tộc và miền núi, thực sự là lượng vật chất to lớn, góp phần thúc đẩy
nhanh công tác xoá đói giảm nghèo ở vùng này.
Trong xây dựng cở sở hạ tầng các địa phương đã gắn quy hoạch sắp xếp lại khu
dân cư với phát triển sản xuất. Sau khi có công trình hạ tầng nhiều địa phương đã sắp
xếp cho hàng nghìn hộ từ vung cao vùng sâu vùng xa đến nơi ở mới có đủ điều kiện sản
xuất và sinh hoạt định canh định cư như các tỉnh Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Hà Giang
Xu hướng thực hiện phân cấp quản lý đầu tư ngày càng tăng, số địa phương phân
cấp quyết định đầu tư, phê duyệt dự toán đến 1 tỷ đồng và nhất là các xã làm chủ đầu
tư đang tăng lên. Một số tỉnh đã phân cấp 100% cho xã làm chủ đầu tư Như Phú Thọ,
Hà Tĩnh
Nhiều địa phương đã dần khắc phục được tồn tại trong tổ chức thực hiện, làm tốt
công tác chuẩn bị đầu tư, khảo sát thiết kế sớm nên thực hiện kế hoạch ngay từ đầu
năm nên tiến độ thi công nhanh: Phú Thọ, Nghệ An, Lào Cai
Cơ quan chuyên trách thực hiện chương trình 135 đã tham mưu chỉ đạo thực hiện
Chương trình hiệu quả hơn. Các Ban Quản lý dự án đã theo xu hướng chuyên trách, các
20
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
Ban giám sát đã tăng cường và ngày càng nâng cao công tác giám sát. Nhiều tỉnh đã bổ
sung cơ chế quản ly cho phù hợp với thực tế của địa phương.
Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất
Theo kế hoạch 5 năm (2006 – 2010), dự án hỗ trợ sản xuất cho 1,6 triệu hộ nông
dân (trong đó hộ nghèo 1,3 triệu hộ) và xây dựng trên 4.500 mô hình sản xuất, nhu cầu
vốn khoảng 4.080 tỷ đồng. Kết quả từ 2006 - 2010, đã bố trí được 2.301,3 triệu đồng,
đạt 56,4% nhu cầu kế hoạch, trong đó NSTW 1.946,25 tỷ đồng (bằng 87,4%), ngân sách
trung ương (NSĐP) 355 tỷ đồng. Từ năm 2006 - 2009, NSTW bố trí 1.280,01 tỷ đồng,
hỗ trợ cho 1.534.281 hộ đạt 96% kế hoạch, với 4.088 tấn giống mới cây lương thực, 493
triệu cây công nghiệp, cây đặc sản và cây lâm nghiệp, 119.437 con gia súc, 113.699 tấn
phân bón hóa học, 4.125 mô hình phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, 42.632 máy móc
phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm, 264.519 lượt người được tập huấn khuyến nông

khuyến lâm (KNKL)
Quá trình thực hiện Dự án đã được lồng ghép một số chương trình, chính sách
khác trên địa bàn (như: chương trình khuyến nông, khuyến lâm trồng rừng, khoanh
nuôi bảo vệ rừng, vốn vay ) đến nay có 100% xã, thôn bản thuộc diện hỗ trợ của
Chương trình 135 được tiếp cận với giống cây trồng vật nuôi mới, trên 50% hộ nghèo
được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kinh nghiệm sản xuất. Với kết quả hỗ trợ của dự
án, nhận thức và tập quán sản xuất của đồng bào có nhiều chuyển biến rõ nét, năng lực
sản xuất được nâng lên một bước; nhiều dịch vụ xã hội (thông tin, tín dụng, thị
trường, ) đã đến được với người dân.
Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch cả về cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tạo
ra cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng cùng một lúc nhiều nhu cầu. Đi đôi với việc đảm bảo
an ninhlương thực trên địa bàn, nông nghiệp vùng đồng bào các dân tộc thiểu số miền
núi đã có điều kiện bố trí cơ cấu cây trồng đa dạng, linh hoạt, chuyển hướng sản xuất
hoặc đổi giống, đổi thời vụ đối với diện tích cây trồng kém hiệu quả, kể cả một bộ phận
trồng lúa. Phát triển mạnh một số cây trồng mà miền núi có điều kiện sản xuất hiệu quả
nhưng hiện nay còn dựa vào nhập khẩu khối lượng lớn như: bông, thuốc lá, đậu tương
Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng
21
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
Ủy ban Dân tộc đã hướng dẫn các địa phương về kế hoạch, nội dung, đối tượng,
hình thức đào tạo và biên soạn bộ tài liệu khung đào tạo làm cơ sở để địa phương cụ
thể hóa nội dung đào tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Các địa phương đã rà soát, xác định 4.350 cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện; 218.394
cán bộ cấp xã, thôn bản; 386.980 lượt người dân cần đào tạo, bồi dưỡng trong giai
đoạn 2006 - 2010; với nhu cầu kế hoạch vốn 750 tỷ đồng.
Đến hết năm 2010, NSTW đã bố trí 430,44 tỷ đồng; Uỷ ban Dân tộc đã tập huấn
cho 3.500 lượt cán bộ từ tỉnh đến huyện tham gia quan lý, chỉ đạo Chương trình 135;
các địa phương đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý hành chính, kinh tế,
quản lý dự án, giám sát các dự án của chương trình cho 178.000 lượt cán bộ xã, thôn,
bản; đào tạo, tập huấn cho 279.793 lượt người dân về các nội dung của Chương trình

135, về tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng, kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ
trợ dạy nghề cho thanh niên người dân tộc thiểu số. Qua đào tạo, bồi dưỡng đã nâng
cao một bước về trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia quản lý và thực hiện
Chương trình từ cấp tỉnh đến cơ sở, đặc biệt đã có 65,7% số xã làm chủ đầu tư dự án
phát triển cơ sở hạ tầng, trên 80% số xã làm chủ đầu tư dự án phát triển sản xuất; trình
độ dân trí được nâng lên, người dân hiểu rõ hơn chính sách của Đảng, nhà nước và nội
dung Chương trình 135, tích tham gia thực hiện và giám sát các hoạt động của Chương
trình với chất lượng ngày càng cao hơn.
Như vậy ta có thể đánh giá tổng quát rằng: Chương trình 135 đã đầu tư đúng mục
tiêu, đúng đối tượng; chương trình đã hội tụ được tình cảm và sự giúp đỡ của nhân dân cả
nước; thu hút sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể
chính trị từ trung ương đến địa phương; kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn có bước
phát triển mạnh, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh; tăng cường đoàn kết dân tộc; rút ngắn
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền trên cả nước góp phần thực hiện
công bằng xã hội, góp phần cũng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc vào đường lối chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
1.2.4. Tổ chức quản lý và thực hiện chương trình
Thực hiện Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 về việc thành lập
chương trình 135, Quyết định 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của thủ tướng chính
22
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
phủ về việc hợp nhất các chương trình dự án trên cùng một địa bàn các dự án xây dựng
các TTCX miền núi, vùng cao, dự án ĐCĐC, dự án hỗ trợ sản xuất huyện Minh Hoá
đã quyết định thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) chương trình 135 của huyện. Công việc cụ
thể được phân theo các cấp từ cấp huyện đến cấp xã với sự phân công công việc hợp lý
cho từng đơn vị chức năng.
- Cấp huyện: Phân công đồng chi chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban phụ
trách chung, đồng chí phó chủ tịch UBND huyện làm Phó ban chỉ đạo, lãnh đạo các
ban ngành có liên quan làm thành viên BCĐ
- Cấp xã: do chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, kế toán ngân sách xã và ban

ngành liên quan là thành viên; xã thành lập ban giám sát, do Chủ tịch hoặc phó Chủ
tịch HĐND làm trưởng ban, các thành viên gồm: mặt trận, hội phụ nữ, hội nông dân,
đoàn thanh niên và người dân có uy tín trong cộng đồng.
23
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
CHƯƠNG II
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa
lý: Từ 17
0
28’30’’ đến 18
0
02’13’’ vĩ độ Bắc và từ 105
0
05’25’’ đến 106
0
20’30’’ kinh độ
Đông, có ranh giới:
- Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Tuyên Hóa;
- Phía Nam giáp huyện Bố Trạch;
- Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã (có 95 thôn và 31 bản) và 1 thị
trấn (có 9 tiểu khu) với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 141.270 ha, xếp thứ 3
toàn tỉnh. Dân số trung bình năm 2010 là: 47.083 người, xếp thứ 7 toàn tỉnh. Mật độ
dân số: 33 người/km
2
. Năm 2011 dân số trung bình toàn huyện là 47.533 người (trong

đó nữ 23.646 người), mật độ dân số: 34 người/km
2
.
Huyện Minh Hóa nằm trên trục đường quốc lộ 12A từ cảng Vũng Áng, cảng Hòn
La theo đường Quốc lộ 12A đi qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo với 3 nước: Lào - Thái
Lan và Myanma; đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc - Nam suốt chiều dài của
huyện, đường Quốc lộ 12C chạy qua trung tâm huyện, nối Quốc lộ 12A với đường Hồ
Chí Minh. Do có 3 trục đường quốc lộ đi qua, có cửa khẩu Quốc tế Cha Lo nên Minh
Hóa rất có lợi thế về vận chuyển hàng hóa và giao thương với các tỉnh Bắc – Nam cũng
như các nước trong hành lang Đông Tây.
Huyện Minh Hóa nằm trên sườn Đông dãy Trường Sơn, có biên giới giáp với nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có địa hình núi rừng hiểm trở. Trước đây, trong các
cuộc chiến tranh vệ quốc, đây là chiến khu kháng chiến an toàn của cách mạng. Trong
kháng chiến chống Mỹ, đây là mạch máu giao thông của hậu phương miền Bắc và các
nước bạn bè chi viện cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ.
24
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương
Minh Hóa là 01/62 huyện được hưởng chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và
bền vững đối với huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
2.1.1.2. Địa hình
Huyện Minh Hóa nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, phía Tây là dãy núi
Giăng Màn có độ cao gần 1.000 m như bức tường thành án ngữ biên giới phía Tây của
Tổ quốc; địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Do bị ảnh hưởng của đứt gẫy Bắc -
Nam (chạy theo đường Hồ Chí Minh) và Đông Bắc - Tây Nam (theo đường quốc lộ 12
Khe Ve - Cha Lo) nên toàn huyện có thể phân chia thành 2 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi cao và trung bình: Dạng địa hình này ở sát biên giới Việt - Lào, bao
gồm dãy núi Giăng Màn ở 2 xã Dân Hóa và Trọng Hóa; dãy núi phía Tây các xã Hóa
Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa và dãy núi phía Đông xã Tân Hóa; chiếm 57% diện tích
tự nhiên. Địa hình núi cao có đặc điểm là chạy theo hướng Bắc - Nam, độ chia cắt
mạnh, ở các thung lũng có các khối núi đá vôi đan xen. Độ cao trung bình vùng núi từ

300 - 500 m, có một số đỉnh cao trên 700 - 1.000 m. Có thể chia vùng này thành 2 dạng
chính là địa hình núi đất và địa hình núi đá vôi.
+ Địa hình núi đất phân bố chủ yếu ở phía Tây - Bắc và Đông của huyện, gồm
các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Thanh Hóa, Hồng Hóa, Tân Hóa… có đặc điểm sườn núi
thoải, ít bị chia cắt, lớp phủ thực vật còn khá.
+ Địa hình núi đá vôi phân bố chủ yếu ở các xã Trung, Thượng, Minh, Yên Hóa…
có đặc điểm là núi có độ cao trung bình 200 - 300 m. Đan xen vùng núi đá vôi là các
thung lũng khá bằng phẳng, hàng năm được phù sa bồi đắp, đất đai phì nhiêu nên đây là
vùng trồng cây công nghiệp, màu lương thực chủ yếu của huyện.
- Địa hình gò đồi đan xen đồng bằng: Chủ yếu ở khu vực các xã Hồng Hóa, Xuân
Hóa, Trung Hóa, Minh Hóa, Quy Hóa. Địa hình có đặc điểm có độ cao 50 - 100 m,
sườn thoải. Do canh tác lâu ngày nên đất bị xói mòn, rửa trôi. Hiện là vùng trồng lúa,
màu, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc chủ yếu của huyện. Trong vùng gò
đồi có đồng bằng chiếm 6,5% diện tích. Đây là vùng đồng bằng hẹp nằm kẹp giữa các
khối núi đá vôi và núi đất. Vùng đồng bằng có đặc điểm có độ cao từ 20 - 30 m, tương
đối bằng phẳng, do địa hình vùng này thấp trũng nên hàng năm thường bị ngập lũ và
25
SVHD: Đinh Nữ Hà Phương

×