Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Luận văn thạc sĩ khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh trên xe toyota corolla 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 70 trang )

Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010
..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ GIAO THƠNG

TÍNH TỐN VÀ THIẾT KẾ MƠ HÌNH XE GOM RÁC
TRÊN ĐƯỜNG TRONG KHUÔN VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN XUÂN ĐẠI

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

Đà Nẵng – Năm 2018

1


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của công nghệ chiếu sáng trên xe gắn liền với lịch sử ra đời và
phát triển kéo dài hơn 120 năm của ngành cơng nghiệp ơ tơ. Với vai trị như đơi mắt
cho người lái xe vào ban đêm, công nghệ chiếu sáng trên xe luôn được quan tâm và
chú trọng nghiên cứu.


Những năm gần đây công nghệ chiếu sáng ô tô đã có những phát triển bước ngoặt.
Với sự xuất hiện của bóng đèn tăng áp Xenon với cường độ sáng mạnh và tầm chiếu
sáng xa, cho ánh sáng như ánh sáng ban ngày, các nhà sản xuất ô tô đã giải được bài
tốn về nguồn chiếu sáng. Khơng ngừng ở đó, để đáp ứng những địi hỏi chính đáng
của người sử dụng về một mơi trường lái xe an tồn, thân thiện hơn vào ban đêm, gần
đây các nhà sản xuất đã giới thiệu công nghệ chiếu sáng chủ động trên xe với tham
vọng hồn tồn đánh bật bóng đêm. Nổi bật trong đó là giải pháp chiếu sáng chủ động
theo góc bẻ lái của xe, với cơng nghệ này các tài xế khơng cịn phải lo lắng việc
thường xun phải đối mặt với những vùng tối đột ngột hoặc nguy hiểm hơn là việc
bất ngờ xuất hiện các chướng ngại vật khi lái xe vào ban đêm gặp những cung đường
cong hoặc các đoạn rẽ.
Hệ thống chiếu sáng chủ động đã dần trở nên thông dụng đối với các nước phát
triển, coi trọng vấn đề an tồn giao thơng cịn đối với Việt Nam ta hiện nay thì chiếu
sáng chủ động vẫn còn khá mới mẻ, chỉ được trang bị trên các xe hạng sang, vì vậy
việc sinh viên ngành cơ khí ơ tơ được tiếp cận cơng nghệ mới này còn rất hạn chế, chủ
yếu qua Internet và qua các tạp chí ơ tơ.
Vì vậy, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên
cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh trên xe Toyota Corolla 2010”
làm đề tài đồ án tốt nghiệp.

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

2


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010


Chương 1.

TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA COROLLA 2010

1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Thiết kế
Với thông điệp “quyến rũ mọi ánh nhìn” Corolla 2010 tạo nên một chuẩn mực tồn
cầu cho dòng xe hạng nhỏ cao cấp, mang đến một hình ảnh hồn tồn mới với thiết kế
hiện đại, năng động, sang trọng và thể thao cùng hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu triệt để
và khả năng vận hành mạnh mẽ. Corolla có nghĩa là “tràng hoa” và cái tên Altis có
nghĩa là “vượt trội”. Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1966, trải qua 10 thế hệ cải tiến
và trong suốt 44 năm phát triển, Corolla đã nổi tiếng toàn cầu về khả năng vận hành
mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu thực sự đã làm hài lòng khách hàng với doanh thu 36
triệu xe tính tới 8/2010.
1.1.2. Nội thất
Nội thất tiện nghi sang trọng với khoảng cách ghế trước và sau kết hợp với khoảng
trống trên đầu tạo sự thoải mái cho hành khách. Tay lái ba chấu bọc da kết hợp với lẫy
chuyển số. Đồng thời trang bị các nút âm thanh, màn hình tạo cảm giác thuận tiện khi
lái. Hệ thống âm thanh DVD 6 loa, hổ trợ các định dạng MP3, WMA tích hợp cổng
USB và AUX luôn sẳn sàng phục vụ bạn trong mọi hành trình. Bảng đồng hồ optitron
và màn hình hiển thị đa thông tin kết hợp thiết kế tăng cường hiệu quả chiếu sáng cũng
như tích hợp hệ thống tiết kiệm nhiên liệu ECO.
1.1.3. Động cơ, hộp số

Hình 1.1 Động cơ xe Toyota Corolla 2010
Corolla Altis 2010 sử dụng động cơ 3ZR – FE 4 xy-lanh , 2.0L, Dual VVT-i, công
suất cực đại đạt 107 mã lực tại tốc độ động cơ 6000 vịng/phút, mơ-men xoắn cực đại
187 Nm tại tốc độ 4400 vòng/phút. Sự kết hợp động cơ 2L và công nghệ VVT – i kép
mang đến nhiều sự vượt trội cho xe, giúp khả năng đốt cháy tối đa hỗn hợp khí – nhiên
liệu, tối đa hóa cơng suất, tiết kiệm nhiên liệu, thải khí sạch hơn, tăng tốc nhanh hơn

và mượt hơn.
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

3


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

1.1.4. An toàn
Corolla Altis 2010 vẫn được trang bị hệ thống an toàn như thế hệ trước. Phanh
trước sử dụng đĩa thơng gió, phanh sau đĩa thường. Tồn bộ hệ thống phanh đảm bảo
an toàn nhờ hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phẩn bổ lực phanh EBD. Cột chữ A
thiết kế nhỏ hơn nhằm tăng cường khu vực quan sát cho lái xe. Cả 2 vị trí ghế trước
được trang bị 2 túi khí tiêu chuẩn, đặc biệt Altis mới được trang bị thêm hệ thống cảm
biến lùi.
1.2 Thông số kỹ thuật
Bảng 1.1. Thông số kĩ thuật chi tiết xe Toyota Corolla 2010
TT

Thơng số

Đơn vị

Giá trị

1


Kích thước tổng thể (dài x rộng x cao)

mm

4540x1760x1465

2

Chiều dài cơ sở

mm

2600

3

Chiều rộng cơ sở

mm

1520

4

Khoảng sáng gầm xe

mm

155


5

Bán kính quay vịng tối thiểu

m

5,3

6

Trọng lượng khơng tải

Kg

1240 - 1300

7

Trọng lượng tồn tải

Kg

1675

8

Động cơ

3ZR - FE


9

Số xylanh và cách bố trí

4 xilanh thẳng hàng

10

Cơ cấu xu-pap

16 van DOHC

11

Dung tích xi lanh

12

Tỷ số nén

13

Đường kính x hành trình xy lanh

mm

80,5 x 97,6

14


Cơng suất tối đa

HP/rpm

107/6000

15

Momen xoắn tối đa

Nm/rpm

187/4400

16

Tốc độ tối đa

km/h

200

17

Dung tích bình nhiên liệu

lit

55


Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

cc

1987
10,0:1

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

4


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

Bảng 1.2 Các hệ thống được trang bị trên xe Toyota Corolla 2010
TT

Tên gọi

Trang bị

1

Kính chiếu hậu ngồi chỉnh điện



2


Hệ thống kiểm sốt hành trình



3

Hệ thống âm thanh

CD 1 đĩa, 6 loa AM/FM

4

Hệ thống mở khóa thơng minh



5

Khóa từ xa



6

Hệ thống khởi động bằng nút bấm



7


Hệ thống chống trộm

Mã hóa động cơ

8

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS



9

Hệ thống phân phối lực phanh điện từ EBD



10

Hệ thống hỗ trợ khẩn cấp BA



11

Hệ thống treo trước

Độc lập Macpherson

12


Hệ thống treo sau

Dầm xoắn

13

Hệ thống phanh trước

Phanh đĩa

14

Hệ thống phanh sau

Phanh đĩa

1.3. Giới thiệu các hệ thống trên xe Toyota Corolla 2010
1.3.1. Hệ thống khởi động
Việc khởi động động cơ là chức năng quan trọng của hệ thống điện ôtô. Hệ thống
khởi động thực hiện chức năng này bằng cách thay đổi năng lượng điện từ ắc quy
thành cơ năng của máy khởi động. Máy khởi động chuyển cơ năng qua bánh răng tới
bánh đà trên trục khuỷu động cơ.
Hệ thống khởi động bằng điện với phương pháp điều khiển gián tiếp bằng rơle điện
từ. Để tránh khả năng không kịp tách bánh răng ra khi động cơ khi đã nổ, người ta làm
kiểu truyền động bằng khớp ly hợp một chiều, bảo vệ cho motor khởi động không bị
hỏng khi momen từ động cơ truyền qua bánh răng đến phần ứng của motor.

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái


5


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

Hình 1.2 Kết cấu máy khởi động
1. Bánh răng máy khởi động; 2. Cuộn giữ; 3. Cuộn đẩy;
4. Vành tiếp điểm; 5. Ắc quy.
Khi người lái bật khóa điện, ECU cho dòng điện đi vào cuộn dây mà lõi thép của nó
được nối với cần gạt. Cuộn dây có điện trở thành nam châm hút lõi thép sang phải,
đồng thời làm quay cần gạt dịch chuyển bánh răng truyền động vào ăn khớp với bánh
đà. Khi bánh răng của khớp truyền động đã vào ăn khớp với bánh đà, thì vành tiếp
điểm cũng nối các tiếp điểm, đưa dòng điện lớn hơn từ accu vào các cuộn dây của máy
khởi động. Máy khởi động quay, kéo trục khuỷu của động cơ quay theo. Khi động cơ
đã nổ thì có tín hiệu tốc độ động cơ và nhiệt độ nước làm mát truyền đến ECU, ECU
sẽ điều khiển ngắt dịng khởi động thơng qua relay. Người lái sẽ khơng khởi động xe
được nếu khơng đóng cơng tắt đỗ xe.
1.3.2. Hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu trên xe Toyota Corolla 2010 là hệ thống bơm xăng đa cổng
khép kín SFI (Sequential Multiport Fuel Injection). Mỗi kim phun cho mỗi xilanh
được nối với một mạch cung cấp nhiên liệu riêng. Kết quả lượng khí thải tốt hơn.
Cụm bơm nhiên liệu được kết hợp thành một chi tiết, do đó khơng có đường hồi
nhiên liệu và giúp ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ trong bình nhiên liệu. ECU điều
khiển bơm nhiên liệu dừng khi túi khí nổ.
1.3.3. Hệ thống đánh lửa động cơ 3ZR – FE trên Toyota Corolla 2010
Toyota đã trang bị cho động cơ 3ZR – FE hệ thống đánh lửa trực tiếp DIS. Thay vì
sử dụng bộ chia điện, hệ thống này sử dụng cuộn đánh lửa đa bội để cung cấp điện cao
áp trực tiếp cho bu – gi. Thời điểm đánh lửa được điều khiển bởi ESA (đánh lửa sớm

bằng điện tử) của ECU động cơ. Hệ thống đánh lửa được điều khiển bằng điện tử ECU
đánh lửa trực tiếp. Mỗi xylanh có một bugi loại đầu dài và một cuộn dây đánh lửa
được điều khiển bằng mạch bán dẫn dùng transitor. Hệ thống đánh lửa điện tử cung
cấp tia lửa điện và góc đánh lửa phù hợp với góc phun của nhiên liệu nhờ các cảm biến
để thực hiện quá trình đốt cháy và nhiên liệu, nhờ đó hỗn hợp khơng khí – nhiên liệu
cháy hoàn toàn, giảm được tiêu hao nhiên liệu, tăng cơng suất động cơ, chất thải ít độc
hại.Được trang bị hệ thống đánh lửa trực tiếp DIS, giúp cải thiện tốt hơn thời gian
đánh lửa, giảm tổn thất điện áp cao và làm tăng cường độ tin cậy tổng thể của hệ
thống. Thứ tự đánh lửa trên động cơ 3ZR – FE là: 1 – 3 – 4 – 2.
1.3.4. Hệ thống điều khiển động cơ
Với yêu cầu ngày càng cao về mặt kỹ thuật cũng như tính kinh tế của động cơ, do
đó động cơ 3ZR – FE sử dụng hệ thống điều khiển động cơ bằng điện tử. ECU nhận
các tín hiệu từ các cảm biến, xử lý và truyền tín hiệu điều khiển thích hợp đến các hệ
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

6


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

thống trong động cơ. Nhờ đó động cơ luôn hoạt động với độ ổn định cao và phù hợp
với từng chế độ hoạt động.
Hệ thống điều khiển động cơ điều khiển các hệ thống SFI, ESA, góc mở bướm ga
tối ưu theo góc mở bàn đạp chân ga và trạng thái động cơ, góc trục cam nạp tối ưu
theo trạng thái của động cơ, bơm xăng, duy trì nhiệt độ thích hợp cho cảm biến bằng
cách điều khiển dòng điện chạy qua bộ sấy, cắt điều hòa, kiểm soát hơi xăng, cắt nhiên
liệu và cắt đánh lửa khi được khởi động bằng chìa khóa lạ, ghi lại và phát mã hư hỏng

khi có sự cố trong hệ thống điều khiển điện tử, chế độ an toàn cho xe.
1.3.5. Hệ thống làm mát động cơ 3ZR – FE
Hệ thống làm mát trên động cơ 3ZR – FE là kiểu làm mát bằng áp suất nước tuần
hoàn cưỡng bức. Van hằng nhiệt được lắp ở đường dẫn nước vào để duy trì nhiệt độ
thích hợp cho hệ thống làm mát. Bộ tản nhiệt được sử dụng lõi nhôm và roto bơm
nước được làm bằng nhựa vì vậy giảm được trọng lượng. Bộ làm mát hộp số tự động
được là loại nhôm nhiều lớp.
1.3.6. Hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn trên động cơ 3ZR – FE theo kiểu bôi trơn cưỡng bức bơm dầu,
bơm dầu là loại bánh răng trochoid ăn khớp trong. Bơm dầu được dẫn động bởi trục
khuỷu qua bộ truyền dây xích. Bộ làm mát dầu bằng nước làm mát của động cơ.
1.3.7. Hệ thống lái
Trên xe Corolla 2010, Toyota đã lắp hệ thống lái kiểu thanh răng bánh răng kết hợp
bộ trợ lực điện (EPS). Cơ cấu loại này có ưu điểm là tỉ số truyền nhỏ, kết cấu đơn giản,
hiệu suất cao.

Hình 1.6 Các bộ phận hệ thống lái
1. Cơ cấu giảm tốc trục vít-bánh răng 2. Động cơ điện DC
3. Trục thứ cấp 4. Cụm cảm biến momen 5. Trục lái
1.3.8. Hệ thống phanh
Với hệ thống chống bó cứng phanh ABS, cơ cấu phân bổ lực phanh EDB và hỗ trợ
lực phanh khẩn cấp BA, hệ thống phanh trên xe Corolla được hoàn thiện tối đa, bảo
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

7


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh

trên xe Toyota Corolla 2010

đảm sự an toàn tuyệt đối cho người lái và hành khách trên xe ở mọi điều kiện địa hình.
Phanh đĩa thơng gió lớn 15 inch ngăn chặn hiện tượng mất phanh và giảm quãng
đường phanh, giúp hạn chế tối đa khả năng va chạm và gia tăng tính an tồn
Hệ thống phanh chính (phanh chân): Phanh trước và phanh sau là phanh đĩa điều
khiển bằng thuỷ lực trợ lực chân không.
Phanh dừng (phanh tay): Là phanh cơ khí tác dụng lên bánh sau. Các cơ cấu phanh
có cơ cấu điều chỉnh khe hở tự động.
1.3.9. Hệ thống treo
Hệ thống treo trên xe gồm:
• Treo trước: Thanh giằng Macpheson có khối lượng phần khơng được treo là
nhỏ, êm dịu trong khi di chuyển và có tính ổn định tốt.
• Treo sau: loại dầm xoắn có cấu tạo đơn giản, mang lại tính êm dịu cao.

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

8


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

Chương 2. KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA COROLLA 2010

2.1. Tổng quan hệ thống điện thân xe Toyota Corolla 2010
Ngày nay, hệ thống điện trên ô tô được phát triển một cách mạnh mẽ, mức độ tự
động hóa, điện tử hóa ngày càng cao. Mặc khác, do yêu cầu ngày càng cao về tính tiện

nghi và an toàn chuyển động cao nên hệ thống điện trên ô tô ngày càng hiện đại và
phức tạp. Để thực hiện hàng loạt các chức năng trên, trên ô tô bao gồm có các hệ thống
điện như:
• Hệ thống cấp điện ( Charging System): gồm ắc qui, máy phát điện, chỉnh lưu...
• Hệ thống khởi động ( Starting System): gồm máy khởi động, các loại rơ – le...
• Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Lighting Và Signal System): gồm các đèn đầu,
đèn báo rẽ, rơ – le, ...
• Hệ thống đo đạc và kiểm tra (Gauging System): gồm các đồng hồ trên bảng tablo
(đồng hồ báo nhiệt độ nhớt, đồng hồ đo tốc độ động cơ, nhiệt độ nước làm mát, tốc độ
xe...
• Hệ thống điều khiển động cơ ( Vehicle Control System): gồm hệ thống chống bó
cứng phanh ABS, hệ thống hộp số, hệ thống phanh, hệ thống treo...
• Hệ thống điều hịa nhiệt độ ( Air Conditioning System): gồm máy nén, giàn nóng,
lạnh, lọc gas, van tiết lưu và thieetss bị hệ thống điều khiển.
• Hệ thống các thiết bị tiện nghi: gồm quạt gió, hệ thống gạt nước rửa kính, nâng hạ
kính, nâng hạ ghế, âm thanh, hình ảnh, chống trộm,...
2.2. Hệ thống thơng tin
Hệ thống thông tin trên xe bao gồm bảng đồng hồ tableau, màn hình hiển thị đa
chức năng và các đèn báo giúp tài xế và người sửa chữa biết được thông tin về tình
trạng hoạt động của các hệ thống chính trong xe.
2.2.1. Bảng đồng hồ và các đèn báo trên bảng táp-lơ
Ngồi các đồng hồ báo chính trên táp-lơ, xe cịn được bố trí kết hợp nhiều loại đèn
báo khác hiển thị các thông số của các hệ thống hoạt động trên xe như đèn báo áp suất
nhớt, đèn báo nạp, đèn báo có phanh ABS hoạt động…., điều này giúp cho người điều
khiển dễ dàng kiểm soát được xe làm tăng tính an tồn và tiện nghi khi điều khiển xe.
Bảng 2.1 Các đèn báo trên bảng táp-lô

TT

Biểu tượng


Ý nghĩa

1

Đèn chiếu xa

2

Đèn báo hộp số tự động

3

Đèn báo túi khí SRS

4

Đèn báo cửa trước mở

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

9


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

TT


Biểu tượng

Ý nghĩa

5

Đèn báo dây đai an toàn chưa đóng

6

Đèn báo phanh

7

Đèn báo sạc

8

Đèn báo có phanh ABS

9

Đèn kiểm tra động cơ

10

Đèn báo nhiên liệu thấp

11


Đèn báo xe bị trượt trên đường trơn

12

Đèn báo xe chạy lập trình tự động

13

Đèn báo có đèn chiếu sáng trước

14

Đèn báo đỗ xe

15

Đèn báo rẽ trái hoặc phải

16

Tín hiệu cuộn cảm biến hệ thống túi khí tắt

17

Đèn cảnh báo áp suất lốp

18

Đèn báo có sự cố nguy hiểm trên xe


19

Đèn báo có hổ trợ leo dốc

20

Đèn báo công tắc khởi động ở vị trí ON

2.2.2. Hệ thống truyền thơng tin MPX
Hệ thống MPX được ứng dụng trên các dòng xe của TOYOTA. MPX là một hệ
thống thông tin phức hợp (Multiplex Communication System), đó là một phương pháp
thơng tin liên lạc, nó truyền và/hay nhận hai hay nhiều dữ liệu sử dụng một đường
truyền. MPX có những ưu điểm sau:
• Giảm số lượng dây điện

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

10


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

• Bằng cách chia sẽ thơng tin sẽ giảm được số lượng các bộ phận như công tắc,
cảm biến, bộ chấp hành, ...
• Do ECU nằm gần cơng tắc và cảm biến sẽ đọc thơng tin của tín hiệu và truyền
tín hiệu đến các ECU khác, chiều dài của dây điện có thể rút ngắn lại.


1

7

9

2

8

3

4

5

6

10

11

Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống truyền thông tin MPX
1. Giắc nối 2. ECU xác nhận 3. Giắc nối 4. ECM 5. Cụm chấp hành phanh
6. Cụm khuyếch đại A/C 7. Cụm cảm biến túi khí trung tâm 8. Giắc nối
9. Cụm ECU trợ lực lái 10. Cụm đồng hồ tổ hợp
2.3. Hệ thống chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng trên ô tô là một phương tiện cần thiết giúp tài xế có thể nhìn
thấy trong điều kiện tầm nhìn hạn chế, dùng để báo các tình huống dịch chuyển để mọi

người xung quanh nhận biết. Ngồi ra, hệ thống cịn hiển thị các thông số hoạt động
của các hệ thống trên ô tô đến tài xế thông qua bảng táp-lô và soi sáng không gian
trong xe.
Hệ thống chiếu sáng trên xe Toyota Corolla là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có
chức năng khác nhau:
• Đèn đầu (Headlight): đây là đèn lái chính, dùng để chiếu sáng khơng gian phía
trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn
chế.
• Đèn sương mù (Fog light): trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha
chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và
người đi đường. Vì vậy người ta sử dụng đèn sương mù để giải quyết vấn đề trên. Các
đèn sương mù thường chỉ sử dụng ở các nước có nhiều sương mù.
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

11


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

• Đèn trong xe (Interior Light): gồm nhiều đèn có cơng suất nhỏ, ở các vị trí khác
nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất xe hơi.
• Đèn lùi (Back-Up Light): đèn này được chiếu sáng khi xe gài số lùi, nhằm báo
hiệu cho các xe khác và người đi đường.
• Đèn kích thước trước và sau xe (Front Side & Rear Light): được sử dụng thường
xuyên, đặc biệt là vào ban đêm nhằm giúp cho tài xế xe phía sau biết được kích thước
và khoảng cách của xe đi trước.
Hình 2.2 Vị trí các chi tiết trong hệ thống chiếu sáng

2.4. Hệ thống tín hiệu
Hệ thống tín hiệu bao gồm hệ thống còi điện, hệ thống báo rẽ và báo nguy, hệ thống
đèn phanh và hệ thống báo sự cố hệ thống đèn tín hiệu. Ngồi ra, cịn có hệ thống đèn
kích thước, bao gồm các đèn kích thước được lắp sau xe, trước xe, bên hông xe, trên
nắp cabin để chỉ báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe.
2.4.1 Hệ thống cịi

Hình 2.3. Cấu tạo cịi điện
1. Loa còi; 2. Khung thép; 3. Màng thép; 4. Vỏ còi; 5. Khung thép; 6. Trụ đứng; 7.
Tấm thép lò xo; 8. Lõi thép từ; 9. Trụ điều khiển; 10. Ốc hãm; 11. Cuộn dây;
12. Cần tiếp điểm tĩnh; 13. Cần tiếp điểm động; 14. Trụ đứng của tiếp điểm;
15. Tụ điện; 16. Đầu bắt dây còi; 17. Rơ le cịi; 18. Núm cịi; 19. Cầu chì; 20. Ắc quy
Khi ấn núm còi (18) sẽ nối mass cho rơ le còi (17) cho dòng điện từ (+) ăcquy vào
cuộn dây tạo ra lực từ trường hút tiếp điểm đóng lại cho dòng điện chạy theo mạch
sau: (+) ăcquy → cầu chì → khung từ → tiếp điểm → cuộn dây (11) → cần tiếp điểm
động (13) → cần tiếp điểm tĩnh (12) → mass.
Cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung (3) làm tiếp
điểm mở ra → dòng qua cuộn dây mất → màng rung đẩy lõi thép (8) lên → tiếp điểm
đóng lại. Do đó, lại có dịng qua cuộn dây nên lõi thép đi xuống. Sự đóng mở của tiếp
điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250 ÷ 400 (Hz ) → màng rung tác động
vào không khí, phát ra tiếng kêu. Sở dĩ phải dùng rơ le cịi vì khi mắc nhiều cịi thì
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

12


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010


dịng tiêu thụ rất lớn (10 ÷ 20 A ) nên rất dễ làm hỏng cơng tắc, vì vậy khi dùng rơ le
cịi thì dịng qua cơng tắc chỉ còn khoảng 0,1 (A).
2.4.2. Hệ thống đèn rẽ và báo nguy
Giúp cho người lái xe ra tín hiệu báo rẽ và báo tình trạng hư hỏng của xe cho các xe
khác tránh
2.4.3. Hệ thống đèn phanh
Khi lái xe giảm tốc độ hoặc muốn dừng, đỗ, hệ thống đèn phanh giúp cho lái xe
thơng báo cho các phương tiện phía sau kịp thời nhằm tránh xảy ra va chạm.

4
2

1

3

2

5
2

STOP/TAIL

1
2

6

E1


1

9

8

7

L3

10

Hình 2. Sơ đồ hệ thống đèn phanh
1. Rơ-le điều khiển đèn dừng 2. Giắc nối 3. Công tắc đèn dừng 4. Cầu chì
5. Giắc nối 6. Lọc nhiễu 7. Cụm đèn tổ hợp sau, trái 8. Cụm đèn dừng trung tâm
9. Cụm đèn tổ hợp sau, phải 10. Giắc nối
2.5. Hệ thống an tồn
Đây là hệ thống trang bị cho ơ tơ có thêm các tính năng bảo vệ cho người ngồi trên
xe cũng như những người xung quanh, đồng thời tăng khả năng điều khiển cho lái xe.
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

13


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010


Hệ thống an tồn gồm có hệ thống phanh ABS (Antiblock Brake System) kết hợp điều
hòa lực phanh EBD cùng hổ trợ lực phanh khẩn cấp BA và hệ thống túi khí SRS
(Supplementary Restraint System).
2.5.1. Hệ thống phanh chống bó cứng ABS kết hợp EBD và BA
Bên cạnh các chức năng của ABS xe Toyota Corolla cịn có kết hơp hệ thống
phân bố lực phanh điện tử EBD (Electric Brake Force Distribution) phân phối lực
phanh phù hợp cho các bánh trước và sau tùy theo điều kiện chạy xe, ngồi ra trong
khi phanh để quay vịng EDB cịn cũng điều khiển các lực phanh của bánh bên phải
và bên trái giúp duy trì sự ổn định cho xe.
Hệ thống hổ trợ phanh khẩn cấp BA (Brake Assist) có các chức năng sau:
• Nhận được tình trạng phanh gấp, để tăng áp suất phanh được theo yêu cầu của
lái xe đến mức áp suất phanh cao ở các bánh xe sao cho tất cả các bánh xe có thể đạt
tới giá trị độ trượt giới hạn.
• Nhận được điểm kết thúc của trạng thái phanh gấp để áp lực điều khiển phanh
giảm về trạng thái yêu cầu của người lái.
2.5.2. Hệ thống túi khí
Các túi khí được thiết kế để bảo vệ lái xe và hành khách ngồi phía trước được tốt
hơn ngồi biện pháp bảo vệ chính bằng dây an tồn. Trong trường hợp va đập mạnh từ
phía trước túi khí làm việc cùng với đai an tồn để tránh hay làm giảm sự chấn thương
bằng cách phồng lên, nằm làm giảm nguy cơ đầu hay mặt của lái xe hay hành khách
phía trước đập thẳng vào vành tay lái hay bảng táp lơ.
(BAT)

(IG)

7
5

6


8

11
10

9

1

2

3

4

Hình 2. Sơ đồ điện hệ thống túi khí
1. Mạch điều khiển kích nổ túi khí 2. Mạch kích nổ túi khí hành khách trước
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

14


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

3. Cụm dây đai an toàn trước LH 4. Cụm dây đai an toàn trước RH
5. Cụm cảm biến túi khí trước LH 6. Cụm cảm biến túi khí trước RH
7. Cụm cảm biến túi khí trung tâm 8. Màn hình hiển thị

9. Chng báo 10. CPU 11. Cụm điều khiển LED
2.6. Hệ thống khóa cửa trên xe
Hệ thống điều khiển khóa cửa khơng đơn thuần đóng/mở các cửa xe bằng cơng tắt
cơ khí, mà cịn điều khiển mô tơ điện tùy theo sự vận hành của công tắt điều khiển
khóa cửa và chìa khóa. Hệ thống cũng có chức năng chống quên khóa cửa, mở khóa 2
bước và chức năng bảo vệ. Hệ thống gồm có những chức năng sau:
• Chức năng khóa/mở khóa khóa bằng tay: Khi ấn cơng tắt về phía khóa hay mở
khóa thì thì tất cả các cửa đều khóa hay mở khóa.
• Chức năng khóa/mở khóa bằng chìa: Khi cho chìa khóa và ổ khóa của cửa phía
người lái và hành khách và xoay về vị trí khóa/mở khóa thì tất cà các cửa sẽ khóa/mở
khóa.
• Chức năng mở khóa 2 bước: Đây là chức năng mở khóa bằng chìa. Khi chìa
khóa dùng để mở một cửa, thì duy nhất chỉ có cửa đó được mở bằng thao tác thứ nhất.
Khi muốn mở khóa tiếp tục các cửa khác thì người dùng phải làm tiếp một thao tác
tiếp theo.
• Chức năng chống qn chìa khóa: Khi mở cửa phía người lái và chìa khố đang
ở trong ổ khố điện, việc xoay núm khố cửa về vị trí khố (với cơng tắc vị trí khố tắt
OFF) sẽ mở tất cả các cửa nhờ mạch chống qun chìa. Khi cơng tắc điều khiển khố
cửa hoạt động để khoá cửa như ở điều kiện trên, thì tất cả các cửa được khố một lần
và mở lại do được kích hoạt bởi mạch chống qn chìa khố.
• Chức năng bảo vệ: Để ngăn khơng cho cửa mở khố bằng cách ấn cơng tắc điều
khiển khố cửa bằng một thanh hoặc một dụng cụ tượng tự qua khoảng trống giữ kính
cửa và khung cửa, khi cửa sổ đang mở, thực hiện thao tác khố cửa bằng chìa hoặc bộ
điều khiển từ xa (bộ điều khiển khoá cửa từ xa) sẽ thiết lập chức năng bảo vệ khoá cửa
và loại bỏ chức năng mở khố nhờ cơng tắc điều khiển cửa.
• Chức năng điều khiển cửa sổ điện khi tắt khóa điện: Ở một số hệ thống điều
khiển khoá cửa, rơle cấp nguồn nằm trong rơle tổ hợp điều khiển cấp điện cho hệ
thống cửa sổ điện khi chức năng điều khiển cửa sổ điện khi tắt khóa điện được kích
hoạt.
2.7. Hệ thống âm thanh

Để rút ngắn hành trình và đem lại cảm giác thư giãn cần thiết khi ngồi trên xe thì hệ
thống âm thanh hiện đại với đầy đủ các chức năng radio AM/FM, cassette và bộ CD
sáu đĩa kèm theo đó sáu loa chất lượng cao được bố trí trên xe Corolla 2010. Các nút
điều chỉnh âm thanh được bố trí tích hợp trên tay lái làm gia tăng tính tiện nghi của và
hiện đại của xe.

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

15


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

1

16

2
3

5

17

61

4


7

13

15

11

9

8

10

12

V

14

Hình 2. Hệ thống âm thanh trên xe
1,2 Cầu chì 3. Ăng-ten 4. Bộ khuyếch đại ăng-ten 5,6 Cụm loa sau RH, LH
7. Cụm thu Radio 8. Công tắc trên tay lái 9,11. Cụm loa trước số 2
10,12. Cụm loa trước số 1 13. Cụm chấp hành phanh 14. Cảm biến tốc độ
15. Cụm đồng hồ tổ hợp 16. Cầu chì
2.8. Hệ thống gạt nước và rửa kính
Hệ thống gạt nước và rửa kính trên xe Toyota Corolla gồm các bộ phận sau: Cần gạt
nước; motor và cơ cấu dẫn động gạt nước; vòi phun của bộ rửa kính; bình chứa nước
rửa kính (có motor rửa kính); cơng tắc gạt nước và rửa kính (Có relay điều khiển gạt

nước gián đoạn).
Ơ tơ dùng các kiểu hệ thống gạt nước và rửa kính sau đây:
• Gạt nước
Hệ thống gạt nước có các chế độ làm việc như sau:
– Gạt nước một tốc độ.
– Gạt nước hai tốc độ.
– Gạt nước gián đoạn.
– Gạt nước gián đoạn có hiệu chỉnh thời gian gián đoạn
– Gạt nước kết hợp với rửa kính
• Rửa kính: Mơ tơ rửa kính trước

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

16


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010
3

4

7

5
1

2


M

6

Hình 2. Sơ đồ điện hệ thống gạt nước và rửa kính
1. Cơng tắc gạt nước 2. Cơng tắc rửa kính 3. Cụm rơ-le gạt nước
4. Cầu chì rửa kính 5. Mơ-tơ rửa kính 6. Cụm mơ-tơ gạt nước 7. Cầu chì gạt nước
2.9. Hệ thống điều khiển ghế lái và ghế hành khách
Hệ thống điều khiển ghế lái dùng để nâng hạ và di chuyển ghế trượt về phía trước
hay phía sau … tạo tư thế thoải mái tốt nhất cho người lái và hành khách khi ở trên xe.

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

17


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

2

3

4

1


2
DOWN

M

5

UP

M

M

M

M

7
1

10

9

8

6

Hình 2. Sơ đồ điện hệ thống nâng hạ ghế lái
1. Cụm mô-tơ nâng ghế trước 2. Cầu chì bảo vệ 3. Giắc nối

4. Cơng tắc điện điều khiển ghế 5. Công tắc điều chỉnh lưng ghế
6. Cụm mô-tơ điều khiển lưng ghế 7. Giắc nối 8. Cụm mô-tơ trượt ghế trước
9. Cụm mô-tơ nâng đệm ghế trước 10. Cụ m mô-tơ bật ghế trước

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

18


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

2.10. Hệ thống nâng hạ kính
Hệ thống nâng hạ kính là hệ thống điều khiển mở và đóng các cửa sổ bằng công tắc.
Mô tơ quay khi người dùng nhấn công tắc điện điều khiển cửa sổ điện. Chuyển động
quay của mô tơ sẽ được chuyển thành chuyển động lên xuống nhờ bộ phận nâng hạ.
2

B
6

1

2

3

5


4

11
13
M

CPU

7

6

8

9

10

12

15

14

M

16

M


M

1

17

18

19

Hình 2. Sơ đồ điện nâng hạ kính
1,2,3,4,5,8,9,11 Cầu chì 6. ECU 7. Rơ-le 10. Cầu chì tổng
12. Cụm mơ-tơ nâng hạ kính trước LH 13. Cụm cơng tắc nâng hạ kính
14. Cụm cơng tắc nâng hạ kính trước 15 Cụm cơng tắc nâng hạ kính sau LH
16. Cụm cơng tắc nâng hạ kính sau RH 17. Cụm mơ-tơ nâng hạ kính trước
18. Cụm mơ-tơ nâng hạ kính sau LH 19. Cụm mơ-tơ nâng hạ kính sau RH

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

19


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

Chương 3. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CƠ BẢN VÀ HỆ THỐNG
CHIẾU SÁNG THÔNG MINH


3.1. Hệ thống chiếu sáng cơ bản
3.1.1 Hệ thống đèn đầu
Hệ thống đèn đầu là hệ thống đèn chiếu sáng cơ bản, là hệ thống quan trọng nhất
trong các hệ thống đèn trên xe, với các nhiệm vụ đảm bảo điều kiện lái xe cho người
điều khiển vào ban đêm, đảm bảo an tồn giao thơng.
Hệ thống đèn đầu bao gồm đèn pha, đèn cốt. Một số loại đèn phổ biến hiện nay
được trang bị trên xe là: đèn sợi đốt, đèn Halogen, đèn Xenon, đèn LED. Các nhà
nghiên cứu luôn cố gắng cải tiến và nâng cấp cho hệ thống đèn này để đảm bảo khả
năng chiếu sáng cũng như tính thẩm mỹ cho xe ơ tơ.
Hệ thống đèn đầu phải có những thông số kỹ thuật theo những tiêu chuẩn nhất
định, đảm bảo cường độ sáng lớn nhưng khơng làm chóa mắt người đi ngược chiều,
công suất chiếu sáng khi chiếu gần là 35 – 40W, chiếu xa là từ 45 – 70W, ở chế độ
chiếu gần vùng chiếu sáng là từ 50 – 75m, chiếu xa từ 180 – 250m.
3

5
3

5

4

3

1

2

1


2

2

3

5

1

2

7

6

1

T
OFF

H

EL

HF

HU


HL

ED

5

4

FLASH

TAIL

LOW

HEAD

HIGH

10
9

8

Hình 3.1 Sơ đồ điểu khiển đèn đầu loại âm chờ
1. Rơ-le đèn đuôi 2. Rơ-le đèn đầu 3. Rơ-le đèn pha-cốt
4. Đèn pha 5. Đèn cốt 6. Đèn báo pha 7. Đèn đuôi
8. Công tắc pha-cốt-flash 9. Công tắc tổng 10. Ắc-quy

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh


Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

20


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010
4

3

5

1

2

5

3

3

5

1

2

6

2

T

H

EL

OFF

HF

HU

HL

ED

FLASH

TAIL

LOW

HEAD

HIGH

1
8


7

Hình 3.2 Sơ đồ điểu khiển đèn đầu loại dương chờ
1. Ắc-quy 2. Rơ-le đèn đuôi 3. Rơ le đèn đầu 4. Đèn cốt 5. Đèm pha
6. Đèn đuôi 7. Công tắc pha-cốt-flash 8. Công tắc tổng
3.1.2. Hệ thống đèn hậu
Đèn hậu có hai loại bao gồm hệ thống đèn hậu có sử dụng relay và hệ thống đèn hậu
khơng sử dụng relay.
2

OFF
TAIL
HEAD

3

4

1

Hình 3.3 Sơ đồ điều khiển hệ thống đèn hậu loại nối trực tiếp
1. Ắc-quy 2. Công tắc tổng 3. Đèn hậu RH 4. Đèn hậu LH

Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

21



Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010
5
2
OFF
TAIL
HEAD

3

4

1

Hình 3.4 Sơ đồ điểu khiển đèn hậu loại có rơ-le
1. Ắc-quy 2. Rơ-le 3. Đèn hậu RH 4. Đèn hậu LH 5. Công tắc tổng
3.1.3. Hệ thống đèn sương mù
Bao gồm đèn sương mù phía trước và đèn sương mù phía sau
• Ngun lý hoạt động đèn sương mù phía trước
Đèn sương mù phía trước hoạt động khi cơng tắc điều khiển đèn ở vị trí TAIL
hoặc HEAD. Khi cơng tắc đèn sương mù phía trước được bật ON, sẽ có dịng điện đi
qua cuộn dây relay đèn sương mù phía trước, đóng tiếp điểm relay đèn sương mù, có
dịng điện qua bóng đèn sương mù phía trước, đèn sương mù phía trước bật sáng
4

3

6


2

8
7

5

OFF
TAIL
HEAD
OFF
Fr

9

Fr+ Rr

1

Hình 3.5 Sơ đồ điều khiển đèn sương mù phía trước
1. Ắc-quy 2,3. Cầu chì 4. Rơ-le đèn sương mù 5. Các đèn sương mù trước
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

22


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010


6. Đèn báo trong bảng tap-lô 7. Các đèn sương mù phía sau
8. Cơng tắc điều khiển tổng 9. Cơng tắc đèn sương mù
• Ngun lý hoạt động đèn sương mù phía sau
Đèn sương mù phía sau cũng hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí Tail
hoặc Head giống như đèn sương mù phía trước.
4

3

6

2

8
7

5

OFF
TAIL
HEAD
OFF
9

Fr
Fr+ Rr

1


Hình 3.6 Sơ đồ điểu khiển đèn sương mù phía sau
1. Ắc-quy 2,3. Cầu chì 4. Rơ-le đèn sương mù 5. Các đèn sương mù trước
6. Đèn báo trong bảng tap-lơ 7. Các đèn sương mù phía sau
8. Cơng tắc điều khiển tổng 9. Công tắc đèn sương mù
3.2. Hệ thống chiếu sáng thông minh
Những năm gần đây cùng với sự phổ biến rộng rãi của đèn Xenon, hệ thống đèn
chiếu sáng góc cua đã dần được đưa vào sử dụng trên các xe đời mới.
Xuất phát từ thực tế, người ta tìm cách khắc phục hiện tượng thiếu ánh sáng khi xe
vào cua hoặc chạy trên những con đường khúc khuỷu, khi đó đèn chiếu sáng thơng
thường khơng đảm nhận được việc chiếu sáng ở những góc gần bên phải hoặc bên trái
của chiếc xe, tình trạng cũng tương tự khi người ta chạy trên những cung đường hẹp
và không thẳng .... Việc thường xuyên đối mặt với những vùng tối đột ngột xuất hiện
trước mũi xe làm cho người lái cực kỳ căng thẳng, khả năng gây tai nạn cũng cao đơn
giản là do khơng kịp nhìn thấy mặt đường trong các khúc quanh tối tăm. Các nhà sản
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

23


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

xuất đã tìm ra các giải pháp để thay đổi vùng chiếu sáng của xe tùy theo điều kiện
đường xá, tiêu biểu là các hệ thống chiếu sáng góc rẽ tĩnh và hệ thống chiếu sáng góc
rẽ động được trình bày dưới đây.
3.2.1. Hệ thống chiếu sáng góc rẽ tĩnh

Hình 3.7 Hiệu quả chiếu sáng đối với hệ thống chiếu sáng góc rẽ tĩnh

Hệ thống chiếu sáng góc rẽ tĩnh, thực chất của nó là bố trí nguồn sáng phụ bên cạnh
đèn cốt thông thường, nguồn sáng phụ này có nhiệm vụ chiếu sáng góc rẽ khi xe rẽ mà
vùng sáng của đèn cốt không chiếu tới.
Giới thiệu các chế độ hoạt động của hệ thống chiếu sáng góc rẽ tĩnh

(a)

(b)

Hình 3.8 Đèn chiếu sáng góc rẽ tắt khi đi thẳng (a) và bật cùng với tín hiệu xi nhan (b)
Việc bật tắt đèn chiếu sáng góc rẽ được dựa vào 3 yếu tố để đảm bảo rằng, đèn này
chỉ được kích hoạt khi vào rẽ gấp hoặc rẽ phải, rẽ trái, 3 yếu tố đó là:
- Góc đánh tay lái
- Tình trạng của đèn Signal (bật hoặc tắt)
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

24


Khảo sát hệ thống điện thân xe và nghiên cứu thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng thông minh
trên xe Toyota Corolla 2010

- Tốc độ xe chạy
Ưu điểm làm cho hệ thống chiếu sáng góc rẽ tĩnh trở nên thơng dụng hơn là giá
thành thấp hơn và nó có thể lắp thêm cho những xe đời cũ hoặc những xe khơng trang
bị hệ thống chiếu sáng góc rẽ một cách dễ dàng, chỉ cần thay thế đèn sương mù trên xe
bằng hai đèn chiếu sáng góc rẽ và lắp đặt bộ điều khiển cùng các cảm biến, giắc cắm,
Nhưng nhược điểm của hệ thống này là chiếu sáng không linh hoạt bằng hệ thống

chiếu sáng góc rẽ động.
3.2.2. Hệ thống chiếu sáng góc rẽ động( AFS)
Khác với hệ thống chiếu sáng góc rẽ tĩnh, để thay đổi vùng chiếu sáng người ta chỉ
cần sử dụng một nguồn sáng (không sử dụng thêm đèn chiếu phụ như hệ thống đèn
chiếu sáng góc rẽ tĩnh), nói rõ hơn là thay vì khi vào rẽ thì bật thêm đèn chiếu phụ bổ
sung ánh sáng theo góc rẽ thì người ta sử dụng chính nguồn sáng của bóng đèn cốt để
làm điều này.
Với hệ thống này sự thay đổi vùng chiếu sáng có mức uyển chuyển hơn hệ thống
chiếu sáng góc rẽ tĩnh, và có thể kích hoạt ở những cung đường hơi cong, cũng như
chuyển làn, làm cho việc sử dụng đèn liếc hoàn hảo hơn một cách rõ rệt
Sở dĩ sử dụng nguồn sáng của bóng đèn cốt để thay đổi vùng chiếu theo góc rẽ là vì
với cung đường cong thường người ta chỉ sử dụng đèn cốt và ngược lại nếu sử dụng
đèn pha mà sự thay đổi vùng chiếu sáng khơng kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến tầm
quan sát của người đi ngược chiều.
Việc thay đổi vùng chiếu sáng của đèn cốt được thực hiện dựa vào 2 tín hiệu để
đảm bảo rằng ánh sáng đèn cốt thay đổi theo cung đường và thay đổi kịp thời:
- Tín hiệu cảm biến góc lái.
- Tín hiệu cảm biến tốc độ.

Hình 3.9 Vùng chiếu sáng đèn cốt thay đổi khi xe chạy trên cung đường cong
Hệ thống đèn chiếu sáng góc rẽ động chỉ có thể thay đổi góc của vùng chiếu sáng
150 qua mỗi bên, chính vì vậy hiệu quả lớn nhất của hệ thống này là khi xe chạy trên
những cung đường cong (với góc thay đổi 150 qua mỗi bên là đã đáp ứng được cho các
cung đường có độ cong lớn), cịn khi xe rẽ trái hoặc rẽ phải thì vùng chiếu sáng của hệ
Sinh viên thực hiện: Cao Văn Thạnh

Hướng dẫn: Ts. Phạm Quốc Thái

25



×