SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
Môn: SINH HỌC; khối B
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể phát đề
Mã đề thi: 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen:
- Ở giới cái: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa
- Ở giới đực: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng là
A. 0,49 AA: 0,42 Aa: 0,09 aa. B. 0,42 AA: 0,49 Aa: 0,09 aa.
C. 0,09 AA: 0,42 Aa: 0,49 aa. D. 0,49 AA: 0,09 Aa: 0,42 aa.
Câu 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a
quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được
tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 nảy mầm.
Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là
A. 36%. B. 25%. C. 16%. D. 48%.
Câu 3: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%.
Biết rằng ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trội hoàn toàn
so với cánh ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của
quần thể trên?
A. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn. B. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn.
C. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn. D. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn.
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc sử dụng dòng thuần trong chọn giống ?
A. Dùng dòng thuần đồng hợp lặn để kiểm tra độ thuần chủng của giống trước khi đưa vào sản
xuất .
B. Duy trì tính ổn định về KG và KH mong muốn của một giống .
C. Là nguyên liệu để tạo ra ưu thế lai và lai tạo giống mới .
D. Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà .
Câu 5: Sự khác nhau ADN trong và ngoài nhân ở tế bào nhân thực là
1. ADN trong nhân có cấu trúc xoắn kép dạng sợi còn ADN ngoài nhân có cấu trúc kép dạng vòng.
2. ADN trong nhân có số lượng nuclêôtit lớn hơn so với ADN ngoài nhân.
3. ADN ngoài nhân nhân đôi độc lập so với ADN trong nhân.
4. ADN ngoài nhân có cấu trúc xoắn kép dạng sợi còn ADN trong nhân có cấu trúc kép dạng vòng.
A. 1,2,4. B. 1,3,4. C. 2,3,4. D. 1,2,3.
Câu 6: Giả sử trình tự một đoạn ADN thuộc gen mã hóa enzym amylaza được dùng để ước lượng mối
quan hệ nguồn gốc giữa các loài. Bảng dưới liệt kê trình tự đoạn ADN này của 4 loài khác nhau.
Loài A X A G G T X A G T T
Loài B X X G G T X A G G T
Loài C X A G G A X A T T T
Loài D X X G G T X A X G T
Hai loài gần nhau nhất là __(I)__ và xa nhau nhất là ___(II)___.
A. (I) B và D; (II) B và C B. (I) A và B; (II) C và D
C. (I) A và D; (II) B và C D. (I) A và C; (II) B và D
Câu 7: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là .
A. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất trong quần thể.
B. làm phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Quy định chiều hướng nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Sinh học B - Trang 1/9 - Mã đề thi 132
D. tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại.
Câu 8: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen : AB/ab X
M
Y. Trong thực tế khi giảm phân xảy ra hoán vị
thành phần gen của các loại tinh trùng đó là
A. AB X
M
, Ab X
M
, aB Y, ab Y B. AB X
M
và ab Y hoặc ab X
M
và AB Y
C. AB X
M
, AbY , aB Y , ab X
M
D. AB X
M
và ab X
M
hoặc ab Y và AB Y
Câu 9: Ở cây dâu tằm người ta dùng đột biến nào sau đây để làm tăng diện tích của lá:
A. Đột biến lệch bội B. Đột biến đa bội
C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến gen
Câu 10: Pt/c Bí quả tròn, xanh x quả tròn, vàng thu được F
1
100% quả dẹt, vàng .Cho F
1
tự thụ phấn
thu được F
2
: 56,25% quả dẹt,vàng: 18,75% quả tròn,vàng: 18,75% quả tròn, xanh : 6,25% quả dài, xanh
.Kiểu gen F
1
như thế nào nếu tính trạng màu sắc quả do alen D, d qui định.
A. AaDd B. AaBbDd C.
AD
Bb
ad
D.
Ab
Dd
aB
Câu 11: Giải phẫu chi trước của cá voi, dơi, mèo có cấu trúc tương tự nhau nhưng hình dạng bên ngoài
lại rất khác nhau. Giải thích nào đúng về hiện tượng trên?
A. Chúng là những cơ quan có cùng nguồn gốc nên thể thức cấu tạo chung giống nhau, nhưng do
thực hiện những chức năng khác nhau nên hình thái khác nhau.
B. Chúng là những cơ quan tương tự nhau nên có cấu trúc giống nhau, nhưng do sống trong các điều
kiện khác nhau nên hình thái khác nhau.
C. Chúng là những cơ quan ở những vị trí tương ứng trên cơ thể nên có cấu trúc giống nhau, nhưng
do nguồn gốc khác nhau nên có hình thái khác nhau.
D. Chúng là những cơ quan thực hiện các chức năng giống nhau nên cấu trúc giống nhau, nhưng do
thuộc các loài khác nhau nên hình thái khác nhau.
Câu 12: Trong một thí nghiệm của Men Đen, khi lai các cây đậu dị hợp tử về 2 cặp gen có kiểu hình
cây cao, hoa tím với nhau thì thu được 1600 hạt. Giả sử các cặp tính trạng phân li độc lập, tính trạng
trội hoàn toàn, tính theo lí thuyết số hạt khi gieo xuống không mọc thành cây cao và nở thành hoa tím
là
A. 600. B. 900. C. 700. D. 160.
Câu 13: Ở gà, gen A quy định lông đốm, a quy định lông đen liên kết trên NST giới tính X; B quy
định thân cao, b quy định thân thấp nằm trên NST thường. Tỉ lệ kiểu hình 9 gà lông đốm, thân cao : 3
gà lông đốm, thân thấp : 3 gà lông đen, thân cao : 1 gà lông đen, thân thấp có thể xuất hiện ở phép lai
A. X
A
X
a
Bb × X
A
YBb B. X
A
X
a
BB × X
A
Ybb C. X
A
X
a
Bb × X
A
YBB D. X
A
X
a
Bb × X
a
YBb
Câu 14: Có thể sử dụng phép lai thuận nghịch để phát hiện các quy luật di truyền nào sau
1. phân li độc lập. 2. liên kết gen và hoán vị gen 3. tương tác gen
4. di truyền liên kết với giới tính 5. di truyền qua tế bào chât.
A. 2,3,4. B. 2,4,5. C. 1,2,3. D. 1,3,5.
Câu 15: Một nhà hóa sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình
sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao
gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nucleotit.
Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?
A. ADN polymeraza. B. ADN ligaza. C. Các đoạn Okazaki. D. Primase.
Câu 16: Cho 3 cá thể X, Y và Z thuộc cùng một loài động vật sinh sản hữu tính. Tiến hành tách nhân
một tế bào sinh dưỡng của X ghép vào trứng đã loại bỏ nhân của tế bào của Y. Nuôi cấy tế bào lai
trong ống nghiệm tạo phôi sớm rồi chuyển vào tử cung của cá thể Z, tạo điều kiện để phôi phát triển
sinh ra con lai. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Phần lớn các đặc điểm của con lai giống cá thể X, một phần nhỏ tính trạng giống cá thể Z.
B. Con lai mang các đặc điểm giống với cá thể Z và một phần giống cá thể X và Y.
C. Con lai mang các đặc điểm của cá thể X, không biểu hiện các đặc điểm của cá thể Y và Z.
D. Phần lớn các đặc điểm của con lai giống cá thể X, một phần nhỏ tính trạng giống cá thể Y.
Câu 17: Trong một quần thể cân bằng di truyền có các alen T và t. 51% các cá thể là kiểu hình trội. Đột
nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó,
điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là
Sinh học B - Trang 2/9 - Mã đề thi 132
A. 0,58. B. 0,3 C. 0,7 D. 0,41.
Câu 18: Một loài có bộ NST 2n = 14, một hợp tử của loài đã nguyên phân ba đợt cần môi trường nội
bào cung cấp nguyên liệu tương đương 91 NST đơn. Bộ NST của hợp tử là
A. 3n = 21. B. 2n = 14 C. 2n + 1 = 15 D. 2n -1 = 13
Câu 19: Cho các thành tựu sau:
(1). Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất insulin người.
(2). Tạo chủng nấm men sinh trưởng nhanh thu sinh khối.
(3). Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4). Tạo giống kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chiụ hạn, chịu phèn, chiụ mặn, kháng bệnh….
(5). Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt.
(6). Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
(7). Tạo giống cừu sản sinh protêin huyết thanh của người trong sữa.
(8). Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua.
Các thành tựu trên được ứng dụng trong công nghệ tế bào là?
A. 1,2,4,5,8 B. 3,5,6,7 C. 2,4,6,8 D. 3,4,5,7,8
Câu 20: Ở ngô, tính trạng màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt đỏ giao phấn với
ngô hạt đỏ thu được F
1
có 728 hạt đỏ : 482 hạt vàng : 80 hạt trắng. Tính theo lý thuyết tỉ lệ hạt vàng ở
F
1
đồng hợp về cả 2 cặp gen trong tổng số hạt vàng ở F
1
là
A. 1/3. B. 3/16. C. 1/16. D. 3/8.
Câu 21: Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen,
gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể.
Trong một quần thể mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo
cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu?
A. 16% B. 2% C. 32% D. 8%
Câu 22: Ở ngô, sự có mặt kiểu gen A-B- quy định cây cao, các kiểu gen còn lại quy định cây thấp; gen
D quy định hạt đỏ, d- hạt trắng và các gen không alen này nằm trên các NST khác nhau.Khi lai hai
giống ngô thuần chủng cây cao, hạt trắng và cây thấp, hạt đỏ với nhau được F
1
dị hợp tử về 3 cặp gen.
Cho F
1
tiếp tục giao phấn với nhau, tỉ lệ cây thân cao, hạt đỏ F
2
là
A. 32,81% B. 14,1% C. 56,255 D. 42,19%
Câu 23: Khi cho lai hai thứ cây thuần chủng là hoa kép, màu trắng với hoa đơn, màu đỏ thì F
1
gồm
toàn cây hoa kép màu hồng. Cho F
1
tiếp tục giao phấn với nhau thì thu được F
2
có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ:
42% cây hoa kép, màu hồng; 24% cây hoa kép, màu trắng;
16% cây hoa đơn, màu đỏ; 9% cây hoa kép, màu đỏ;
8% cây hoa đơn, màu hồng; 1% cây hoa đơn, màu trắng.
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong tế bào sinh hạt
phấn và tế bào sinh noãn đều giống nhau. Như vậy tần số tái tổ hợp tồn tại trong bài toán trên là
A. 20% B. 36% C. 10% D. 40%
Câu 24: Một số gen trong hệ gen của vi khuẩn được sắp xếp trong các opêron. Điều khẳng định nào
sau đây về opêron là đúng?
A. Tất cả các gen của opêron không biểu hiện cùng một lúc.
B. Các prôtêin mã hóa bởi các gen cùng một opêron được dịch mã từ một phân tử mARN chung.
C. Tất cả các gen của opêron đều bắt đầu dịch mã tại cùng một bộ ba khởi đầu.
D. Sự dịch mã của tất cả các gen của cùng một opêron được kết thúc cùng một mã kết thúc.
Câu 25: Trong cơ chế tự nhân đôi và phiên mã, enzim ADN-polimeraza và enzim ARN - polimeraza
khác nhau cơ bản ở vai trò nào sau đây?
A. Enzim ARN-polimeraza chỉ có vai trò tháo xoắn và tách ADN mẹ còn enzim ADN -polimeraza
vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách ADN mẹ.
B. Enzim ARN-polimeraza chỉ có vai trò tổng hợp mạch mới còn enzim ADN -polimeraza vừa có
vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ.
C. Enzim ADN-polimeraza chỉ có vai trò tháo xoắn và tách ADN mẹ còn enzim ARN -polimeraza
vừa có vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách ADN mẹ.
Sinh học B - Trang 3/9 - Mã đề thi 132
D. Enzim ADN-polimeraza chỉ có vai trò tổng hợp mạch mới còn enzim ARN -polimeraza vừa có
vai trò tổng hợp mạch mới vừa có vai trò tháo xoắn và tách mạch ADN mẹ.
Câu 26: Loại vật chất di truyền của chủng virút có thành phần nuclêôtít nào sau đây thường kém bền
vững nhất:
A. Chủng virút có 22%A; 22%G; 28%T; 28%X.
B. Chủng virút có 22%A; 22%U; 28%G; 28%X.
C. Chủng virút có 22%A; 22%G; 28%U; 28%X.
D. Chủng virút có 22%A; 22%T; 28%G; 28%X.
Câu 27: Để chẩn đoán trước sinh, người ta sử dụng phương pháp chọc ối, rồi làm tiêu bản kiểm tra sự
bất thường nhiễm sắc thể và thiết lập kiểu nhân. Trong bộ NST của phôi thai nam có 1 thể barr, người
ta phát hiện điều gì?
A. Bé trai mắc hội chứng patau. B. Bé trai phát triển bình thường.
C. Bé trai mắc hội chứng claiphenter. D. Bé trai mắc hội chứng Đao.
Câu 28: Hoá chất 5BU thấm vào tế bào vi khuẩn đã gây ra đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X ở
một gen nhưng cấu trúc của phân tử protein do gen này tổng hợp vẫn không bị thay đổi so với ban đầu
nguyên nhân là do
A. gen có các đoạn intron. B. mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. gen có các đoạn exon. D. mã di truyền có tính thoái hoá.
Câu 29: Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng
hợp insulin của người như sau:
(1) Tách plasmit từ TB vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ TB người.
(2) Phân lập dòng TB chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người.
(3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào TB vi khuẩn.
(4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người
Trình tự đúng của các thao tác trên là:
A. (2) (4) (3) (1) B. (1) (4) (3) (2)
C. (2) (1) (3) (4) D. (1) (2) (3) (4)
Câu 30: Để tăng sinh sản động vật quý hiếm hoặc các giống động vật nuôi sinh sản chậm và ít, người
ta thực hiện
A. làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi phát triển.
B. phối hợp 2 hay nhiều phôi thành 1 thể khảm.
C. cắt phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần sau đó phát triển thành một phôi riêng biệt.
D. làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi phôi mới phát triển.
Câu 31: Một NST đơn có 1000 nucleoxom, số đoạn nối giữa các nucleoxom ít hơn số nucleoxom 1
đơn vị, mỗi đoạn nối trung bình có 50 cặp nucleotit và liên kết với 1 phân tử protein histon. Chiều dài
của phân tử ADN cấu tạo nên NST và số phân tử protein histon của NST này là
A. 666230A
0
và 8998. B. 666230A
0
và 8999. C. 146000A
0
và 8999. D. 19600 A
0
và 8000.
Câu 32: Tay - xách là một bệnh di truyền đơn gen ở người do gen lặn gây ra ,người có kiểu gen đồng
hợp tử về alen gây bệnh thường chết trước tuổi trưởng thành . Cho sơ đồ phả hệ sau đây:
Xác suất mỗi người con do cặp vợ, chồng người phụ nữ ở thế hệ III sinh ra mắc bệnh Tay-xách là
bao nhiêu? Biết rằng bố đẻ của người vợ đến từ một quần thể không có alen gây bệnh; không có đột
biến.
A.
1
4
. B.
1
6
. C.
1
12
. D.
1
18
.
Sinh học B - Trang 4/9 - Mã đề thi 132
Câu 33: Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Đột biến mất đoạn ở các đầu mút nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nặng nề hơn trường hợp mất
đoạn giữa đầu mút và tâm động.
B. Cơ thể mạng đột biến đảo đoạn có những biểu hiện nghiêm trọng trên kiểu hình mặc dù không có
sự mất hay thêm chất liệu di truyền.
C. Cơ thể mang đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn có thể không có biểu hiện trên kiểu hình nhưng
gây hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ sau do kết quả của sự tiếp hợp và trao đổi chéo bất thường ở tế
bào sinh dục của cơ thể mang đột biến.
D. Đột biến lặp đoạn xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa các NST thuộc các cặp đồng dạng
khác nhau.
Câu 34: Các gen tiền khối u có thể chuyển thành gen gây khối u dẫn đến phát sinh ung thư. Nguyên
nhân nào sau đây là phù hợp nhất để giải thích cho sự xuất hiện của những “trái bom hẹn giờ tiềm ẩn”
này trong tế bào sinh vật nhân thật?
A. Các gen tiền khối u bắt nguồn từ sự lây nhiễm của virut.
B. Các gen tiền khối u bình thường có vai trò giúp điều hòa sự phân chia tế bào.
C. Các gen tiền khối u là các dạng đột biến của các gen bình thường.
D. Các tế bào tạo ra các gen tiền khối u khi tuổi của cơ thể tăng lên.
Câu 35: Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh
nhưng các con của bà ta có người bị bệnh, có người không. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là
do
A. tế bào có nhiều bản sao của cùng một gen và chúng có thể không được phân li đồng đều về các tế
bào con.
B. các gen ti thể dễ bị thay đổi về mức độ và cách thức biểu hiện.
C. các gen ti thể đột biến cho nhiều alen khác nhau của cùng 1 gen trong tế bào.
D. ADN ti thể có dạng vòng và thường phân li không đều về các tế bào con.
Câu 36: Trong quá trình giải mã, thông tin di truyền dưới dạng trình tự các bộ ba ribonucleotit trên
phân tử mARN được truyền đạt chính xác sang dạng trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptit là nhờ
yếu tố nào sau đây?
A. Sự dịch chuyển của riboxom trên mARN theo chiều 5’ – 3’ và theo từng nấc, mỗi nấc là một bộ
ba.
B. Sự khớp bộ ba đối mã của các tARN với bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc bổ sung đã
giúp xác định vị trí đúng của từng axit amin do tARN mang tới để lắp ráp.
C. Các tARN mang các axit amin đã được hoạt hóa tới riboxom để lắp ráp.
D. Sự liên kết của các ribonucleotit tự do với các nucleotit trong mạch khuôn mẫu của gen theo
nguyên tắc bổ sung ;
Câu 37: Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố nào làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất?
A. Giao phối không ngẫu nhiên B. Quá trình đột biến.
C. Di nhập gen và CLTN D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 38: Ở chim P thuần chủng lông dài, xoăn lai với lông ngắn, thẳng đời F
1
thu được toàn lông dài,
xoăn. Cho chim trống F
1
giao phối với chim mái chưa biết kiểu gen, đời F
2
xuất hiện 20 chim lông
ngắn, thẳng: 5 chim lông dài, thẳng: 5 chim lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống F
2
đều có lông lông dài,
xoăn. Biết một gen quy định một tính trạng. Kiểu gen của chim mái lai với chim trống F
1
và tần số
hoán vị gen ở chim trống là
A. AaX
B
Y và f= 10%. B. X
AB
Y và f= 20%.
C. X
ab
Y và f= 30%. D. aaX
b
Y hay bbX
a
Y và f= 5%.
Câu 39: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả
năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có
kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A.
4
9
. B.
17
18
. C.
1
2
. D.
2
9
.
Sinh học B - Trang 5/9 - Mã đề thi 132