Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay quan điểm, chính sách của đảng và nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.25 KB, 38 trang )

Tiểu luận

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đang sống những năm đầu tiên của một thiên niên kỉ mới – thiên niên kỉ
thứ ba. Xã hội loài người đã có những bước tiến vơ cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực:
kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật,…Trong một xã hội như vậy,
luôn tồn tại một bộ phận quan trọng không thể thiếu được, bởi nó chính là bộ phận cấu
thành nên thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở của một xã hội, đó chính là tơn giáo.
Tơn giáo, tưởng chừng như là một vấn đề vô cùng cũ kĩ, nhưng thực chất nó
ln ln mới mẻ. Từ lâu, vấn đề tôn giáo đã là một vấn đề nhạy cảm khơng chỉ
đối với Việt Nam mà cịn với nhiều quốc gia trên thế giới. Vì thế ln cần có
những hiểu biết thấu đáo một cách khách quan khoa học về bản chất cũng như sự
thay đổi từng ngày của vấn đề tơn giáo. Mang trong mình là bản chất của một hiện
tượng xã hội phức tạp, tham gia rất nhiều vào các lĩnh vực của đời sống tinh thần,
các tôn giáo lớn thường khơng chỉ có ảnh hưởng sâu sắc trong phạm vi một quốc
gia đơn lẻ mà tầm ảnh hưởng cịn mang tính quốc tế.
Vấn đề tơn giáo đã từng là công cụ để chủ nghĩa đế quốc lợi dụng phục vụ
cho âm mưu xâm lược và chống phá cách mạng Việt Nam nói riêng và các nước
Xã hội chủ nghĩa nói chung. Các thế lực thù địch sử dụng tôn giáo như một chiêu
bài trong âm mưu diễn biến hịa bình hịng chống phá sự nghiệp xây dựng Chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều hình thức, tín ngưỡng tơn giáo khác nhau
song song cùng tồn tại và đang có chiều hướng phát triển trên phạm vi cả nước. Vì
vậy, trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, để thực hiện
thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước, trước hết, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta cần
căn cứ vào tình hình, đặc điểm tơn giáo ở Việt Nam, từ đó có cái nhìn đúng đắn
những vấn đề lí luận, thực tiễn về tơn giáo cũng như có những chính sách về tơn
giáo một cách phù hợp và linh hoạt trong tình hình hiện nay. Xuất phát từ lí do trên
và để phục vụ cho việc học tập môn Các chuyên đề Chủ nghĩa xã hội khoa học,
trong phạm vi nhỏ, hẹp của một tiểu luận, tác giả chỉ tập trung phân tích đề tài:


“ Xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay. Quan điểm, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay.”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ngơ Thị Thúy Huyền

Page 1


Tiểu luận
Xoay quanh vấn đề về tơn giáo, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài
viết về vấn đề này, điển hình là một số tác phầm và bài viết như sau:
- Chính sách tơn giáo của Nhà nước Việt Nam là Đồn kết, hịa hợp, dân
tộc, tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, , ngày
8/07/2009, cập nhật lúc 11h 07’
- Cái nhìn mới về tơn giáo của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay,
Phạm Huy Thơng, ngày 16/4/2010
- Tơn giáo và chính sách tơn giáo của Nhà nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Thứ năm, ngày 28/04/2011, cập nhật lúc 20h 45’
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo và sự vận dụng để giải
quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện
nay, Mai Thị Quý – Bùi Thị Hằng, , ngày
14/11/2011, cập nhật lúc 11h 10’
- Tơn giáo và vấn đề mê tín, Trần Chung Ngọc, , ngày
18/4/2012.
- Những quan điểm cơ bản về tôn giáo, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ,
, ngày 13/5/2012
- Tu tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nguyễn Đức Lữ,
Nxb Tơn giáo, Tr.73
Và cịn rất nhiều tài liệu khác, song các nghiên cứu này chưa thật sự đầy đủ

về xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, đây cũng
là một nguồn tài liệu bổ ích để giúp tác giả thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nhằm mục tiêu làm rõ lý luận về xu hướng phát triển của tôn giáo
trong thời đại ngày nay. Từ đó, tìm hiểu rõ hơn về quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu đó, tác giả xác định cần hoàn thành những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống lại lý luận về tôn giáo qua theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác –
Lênin và Tư tưởng của Hồ Chí Minh
- Trình bày quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo
- Đánh giá tình hình, đặc điểm tơn giáo ở nước ta, từ đó rút ra ý nghĩa của
vấn đề.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 2


Tiểu luận
Quá trình làm tiểu luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu, trong
đó chủ đạo là:
- Phương pháp luận: Dựa vào những nguyên tắc phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nhận thức, phân tích, logic lịch sử,
nghiên cứu tư liệu, chọn lọc tổng hợp các tư liệu, hệ thống hóa các tri thức.
5. Kết cấu nội dung
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2
chương và 4 tiết.

NỘI DUNG

Chương 1: TÔN GIÁO VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TÔN GIÁO
TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 3


Tiểu luận
1.1. Quan điểm mác xít về bản chất tơn giáo
1.1.1. Quan điểm của Mác – Ăngghen
Nếu chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong ba phát minh quan
trọng nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin, thì những quan điểm về tôn giáo là một
trong những biểu hiện rõ nét nhất lập trường duy vật về lịch sử của học thuyết
này. Nó thể hiện thơng qua các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về cả
bản chất, nguồn gốc lẫn chức năng của tôn giáo. Trong khi các nhà duy tâm,
thần học cho rằng tôn giáo có nguồn gốc siêu nhiên, thế giới tự nhiên, xã hội
loài người cũng như toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân con người đều chịu sự
chi phối, điều khiển của các lực lượng siêu nhiên, thần thánh thì các nhà duy
vật, vơ thần đã có quan điểm hồn tồn đối lập. L.Phơibắc – nhà triết học duy
vật người Đức, đã khẳng định rằng, không phải thần thánh sáng tạo ra con
người mà con người sáng tạo ra thần thánh theo hình mẫu của mình, rằng: “
Thượng đế siêu hình khơng phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là tồn bộ
những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người nhờ vào sức
tưởng tượng… lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay thực thể độc
lập.”[19, 71]. Tuy nhiên, Phoiơbắc chưa chỉ ra được bản chất thực sự của tôn
giáo và ở khía cạnh này, ơng vẫn chưa thốt khỏi quan điểm duy tâm khi chỉ
phê phán thứ tôn giáo hiện thời chứ khơng phê phán tơn giáo nói chung, càng
chưa hề đề cập đến sự phê phán những điều kiện hiện thực làm nảy sinh tơn
giáo. Thậm chí, ơng cịn cho rằng người ta rất cần một thứ tôn giáo thay thế,
đó là “tơn giáo tình u” để xóa bỏ đi những áp bức, bất công trong xã hội.

Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vật trước
đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin đã đứng vững trên lập trường duy vật
lịch sử để lý giải vấn đề bản chất của tơn giáo. Theo đó, ý thức xã hội là sự phản
ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết đinh. Mặc dù có tính độc lập tương đối
nhưng mọi hiện tượng trong đời sống tinh thần, xét đến cùng đều có nguồn từ đời
sống vật chất.
Tơn giáo là một hiện tượng tinh thần của xã hội và vì vậy, nó là một trong
những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch
sử nhất định. Nhưng khác với những hình thái ý thức xã hội khác, sự phản ánh của
tôn giáo đối với hiện thực là sự phản ánh đặc thù, đó là sự phản ánh “lộn ngược”,
“hoang đường” thế giới khách quan. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, “Tôn giáo là
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 4


Tiểu luận
những sự rút hết toàn bộ nội dung của con người và thế giới tự nhiên, là sự chuyển
nội dung đó sang cho bóng ma. Thượng đế ở bên kia thế giới, thượng đế này, sau
đó, do lịng nhân từ, trả lại về cho con người và giới tự nhiên một chút ân huệ của
mình”.[3, 815]
Tơn giáo là sản phẩm của con người, với những điều kiện lịch sử tự nhiên và
lịch sử xã hội nhất định. Do đó, xét về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội
phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Trong tác phẩm
“Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, C.Mác viết: “Sự nghèo nàn
của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng
chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức,
là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những
trật tự khơng có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.”[3, 570].
Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác khơng chỉ

muốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tơn giáo, mà cịn nhấn mạnh
đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách là một thứ thuốc giảm đau được
dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau
khi người ta bị đau đơn và chừng nào cịn đau đớn, thì chừng đó cịn có nhu cầu
dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn
giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, dù đó chỉ là những hạnh
phúc ảo tưởng, chỉ là sự “đền bù hư ảo”.
Do vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh
hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó
khơng phải là khơng có những yếu tố tích cực. Tơn giáo chỉ là những “bông hoa
giả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích. Nhưng nếu như khơng
có những “bơng hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ cịn lại xiềng xích mà
thơi. Và nếu như khơng có “thứ thuốc giảm đau” ấy thì con người sẽ phải vật vã
đau đớn với đầy rẫy áp bức, bất công và bạo lực.
Trong khi các nhà duy vật vô thần chỉ biết phê phán bản chất của tôn giáo thì
C.Mác lại khơng phê phán tơn giáo mà phê phán chính cái hiện thực làm nảy sinh tơn
giáo, tức là phê phán sự áp bức, bất công, bạo lực… trong xã hội đã đẩy những con
người phải tìm đến với tơn giáo và ru ngủ mình trong tơn giáo. C.Mác đã nhận thấy
rất rõ quan hệ nhân – quả trong vấn đề này. Vì tơn giáo là một hiện tượng tinh thần có
nguyên nhân từ trong đời sống hiện thực nên muốn xóa bỏ tơn giáo, khơng có cách
Ngơ Thị Thúy Huyền

Page 5


Tiểu luận
nào khác là phải xóa bỏ cái hiện thực đã làm nó nảy sinh. Theo C.Mác, vấn đề khơng
phải là vứt những “bơng hoa giả” đi mà là xóa bỏ đi bản thân cái xiềng xích được
trang điểm bởi những bơng hoa giả đó để con người có thể “giơ tay hái những bơng
hoa thật” cho mình, tức là tìm kiếm được hạnh phúc thực sự ngay trong thế giới hiện

thực. Từ đó, C.Mác đã khẳng định rằng, muốn xóa bỏ tơn giáo và giải phóng con
người khỏi sự nơ dịch của tơn giáo thì trước hết phải đấu trang giải phóng con người
khỏi những thế lực của trần thế, xóa bỏ chế độ áp bức bất cơng, nâng cao trình độ
nhận thức cho người dân và xây dựng một xã hội mới khơng cịn tình trạng người bóc
lột người, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác – Lênin cũng thừa nhận tơn giáo cịn tồn tại lâu dài, tơn
trọng quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân. Sự khác nhau
giữa chủ nghĩa hiện thực và “thiên đường” mà các tôn giáo thường hướng tới là ở
chỗ trong quan niệm tôn giáo, “thiên đường” không phải là hiện thực xã hội mà là
ở thế giới bên kia, trên “thượng giới”(tức là cái hư ảo). Còn người cộng sản chủ
trương và hướng con người vào xã hội văn minh, hạnh phúc ngay ở thế giới hiện
thực, do mọi người xây dựng và vì mọi người. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Đối với chúng
ta, sự thống nhất của cuộc đấu tranh thực sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức
để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý
kiến của những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường.”[18, 174]
Với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, tôn giáo là sự phản ánh một cách
biến dạng, sai lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, các quan hệ xã hội. Chính
con người đã khốc cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất
của mình để rồi, từ đó con người có chỗ dựa, được che chở, an ủi – dù đó chỉ là
chỗ dựa “hư ảo”. Chỉ ra bản chất sâu xa của hiện tượng đó, Ph.Ăngghen đã viết: “
Con người vẫn chưa hiểu rằng họ đã nghiêng mình trước bản chất của chính mình
và đã thần thánh hóa nó như một bản chất xa lạ nào đó”[3, 815]. Chủ nghĩa Mác –
Lênin coi tín ngưỡng, tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách
hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình thức phản ánh của tơn giáo,
những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và đều trở thành thần bí. Lột tả bản chất
của tơn giáo, trong tác phẩm “Chống Đuyrinh”, Ph. Ăngghen đã viết: “Tất cả mọi
tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – và đầu óc của con người – của
những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản
Ngô Thị Thúy Huyền


Page 6


Tiểu luận
ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu
trần thế.”[4, 437]
Từ những phân tích trên có thể tóm tắt rằng, quan niệm về bản chất tôn giáo
trong chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ giới hạn ở chỗ khẳng định hiện tượng này
phản ánh một cách hư ảo hiện thực khách quan; mà sự phản ánh đó cịn bắt nguồn
từ những điều kiện hiện thực, do nhu cầu cần phải khắc phục những giới hạn hiện
thực mà năng lực thực tiễn của con người trong những điều kiện lịch sử - cụ thể
nào đó chưa đạt tới. Điều đó cắt nghĩa tính chất vừa thực, vừa hư của tơn giáo và
quy định tính phức tạp của nó trong đời sống xã hội và nhận thức của con người.
1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh
Vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin về tôn giáo và giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trong điều kiện cụ thể của Việt
Nam, chủ tich Hồ Chí Minh đã nêu nhiều quan điểm thể hiện thái độ, cách giải
quyết vấn đề tơn giáo ở Việt Nam.
Đồn kết tơn giáo, hịa hợp dân tộc, tinh thần tơn trọng, bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, thể hiện thái độ trân trọng những giá trị văn
hóa, đạo đức của các tôn giáo là những nội dung căn bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về tơn giáo.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Lực lượng tồn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết.
Không ai chiên thắng được lực lượng đó”. Đồn kết tồn dân, trong đó có đồn kết
dân tộc và tôn giáo là yếu tố cơ bản đưa tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Tư
tưởng ấy nằm trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Với tinh
thần đồn kết lương giáo, hịa hợp dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được
đơng đảo chức sắc, tín đồ các tơn giáo hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước,
kiến quốc, từ đó xóa dần những định kiến, mặc cảm do lịch sử để lại và âm mưu
chia rẽ tôn giáo của các thế lực thù địch. Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết lương

giáo là đoàn kết lâu dài và toàn diện, là vấn đề chiến lược lâu dài chứ khơng phải
một thủ đoạn chính trị nhất thời. Người khẳng định: “Đồn kết của ta khơng
những rộng rãi, mà cịn đồn kết lâu dài. Đồn kết là một chính sách dân tộc,
khơng phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và
độc lập của Tổ quốc, ta cịn phải đồn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức,
có sức, có lịng phục sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta phải đồn kết với
họ.”[7, 438]. Thái độ chân tình, cởi mở, bao dung và ln thấu hiểu nỗi trăn trở,
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 7


Tiểu luận
suy tư của đồng bào nơi Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng các tín
đồ tơn giáo.
Vậy, muốn đồn kết tơn giáo, hịa hợp dân tộc thì phải làm thế nào, đó là
điều Hồ Chí Minh rất quan tâm. Người ln nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ cả
nước phải quan tâm, chăm sóc cho cuộc sống vật chất và tinh thần của đồng bào
các tôn giáo. Người căn dặn: “các cấp ủy phải thật quan tâm đến phần đời và
phần đạo của đồng bào Công giáo”, làm thế nào để “sản xuất ngày càng phát
triển, phần xác ta ấm no thì phần hồn cũng được n vui.”[8, 285]. Muốn đồn kết
những người có tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích
tồn dân lên trên hết, phải tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, khắc
phục những mặc cảm, định kiến, đồng thời đấu tranh chống phần tử phản động lợi
dụng tín ngưỡng, tơn giáo. Muốn đoàn kết phải chú ý kế thừa giá trị nhân bản của
tơn giáo, có thái độ trân trọng những sáng lập các tôn giáo, tranh thủ giáo sĩ, quan
tâm đến giáo dân; độ lượng, vị tha đối với những người lầm lỗi; đấu tranh kiên
quyết đối với bọn phản động tơn giáo.
Tư tưởng tự do tín ngưỡng, tơn giáo được thể hiện nhất quán cả trong lý luận
và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành nguyên tắc nền tảng xuyên

suốt trong chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Năm 1945, chỉ
sau một ngày đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Đình, trong phiên họp
đầu tiên của Chính phủ (3-9-1945), Hồ Chí Minh đã phát biểu “…Tơi đề nghị
Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do, Lương giáo đồn kết.”[14, 123]. Về vấn
đề tự do tín ngưỡng, tơn giáo, Hồ Chí Minh viết: “ Mọi cơng dân Việt Nam có
quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc khơng theo một tơn giáo nào.”[9, 593]. Mọi
cơng dân có hay khơng có tín ngưỡng, tơn giáo đều được bình đẳng trên mọi lĩnh
vực. Tơn trọng tự do, tín ngưỡng nhưng kiên quyết chống lại những kẻ lợi dụng
tôn giáo để đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Người đã nhấn mạnh: “Bảo vệ tự do
tín ngưỡng, nhưng kiên quyết trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo để phản Chúa,
phản nước.”[Báo nhân dân, ngày 16-20/10/1953]. Thực hiện tự do tín ngưỡng, tín
ngưỡng nhưng phải bài trừ mê tín dị đoan. Theo Hồ Chí Minh, mê tín dị đoan là tệ
nạn đồng bóng, bói tốn, cầu trời, cầu đoản, rước sách quá linh đình, cúng bái xa
xỉ, tốn kém và tin vào những điều nhảm nhí. Việc bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan phải
đi đơi với việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng thuần phong mỹ tục,
việc đấu tranh nhằm khắc phục tệ nạn mê tín dị đoan phải tế nhị, tránh thô bạo.
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 8


Tiểu luận
Dù với tư cách là chủ tịch Đảng, người đứng đầu Chính phủ, hay với tư cách
là một cơng dân, Hồ Chí Minh ln thể hiện là một con người mẫu mực trong việc
tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo của quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh là
người mác xít chân chính theo quan điểm duy vật nhưng khơng ai tìm được dù là
một biểu hiện rất nhỏ của sự bài xích, chế giễu với một tơn giáo nào bất kỳ. Ngược
lại, Hồ Chí Minh đã tiếp cận tơn giáo, coi nó như một di sản văn hóa của lồi
người, và tìm thấy ở đấy những mặt tích cực nhất định, những nhân tố hợp lý để kế
thừa, tiếp thu những giá trị nhân bản, nhân văn của tôn giáo. Người coi tôn giáo là

một yếu tố cấu thành và là di sản văn hóa của nhân loại. Có được sự nhìn nhận ấy
phải là con người đã trải qua một quá trình trải nghiệm trong thực tiễn cách mạng
và sự am hiểu các tôn giáo một cách tường tận, để khái quát, chắt lọc những giá trị
tinh túy của nó nhằm tiếp thu, kế thừa.
Trước hết, Hồ Chí Minh trân trọng những tư tưởng xóa bỏ các áp bức, bất
cơng, tư tưởng hịa bình của các tôn giáo. Người cho rằng, lý tưởng Cộng sản và
các tơn giáo đều muốn xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và bất cơng. Người viết:
“Thích ca và Giê-su đều muốn mọi người có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng tự do và
thế giới đại đồng.” Còn bản thân Người suốt đời “chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”[6, 261].
Người cũng cho rằng, Chủ nghĩa xã hội cũng như các tơn giáo đều mong
mọi người được sống trong hịa bình, hữu nghị và lịng nhân ái. Tinh thần bình
đẳng, yêu thương đồng loại của các tôn giáo, nhất là của Phật giáo, Cơng giáo
được Hồ Chí Minh đánh giá cao. Mối quan hệ chặt chẽ giữ dân tộc và tôn giáo một
cách giản dị, dễ hiểu, độc đáo nhưng cũng rất sâu sắc khi được Người nói tới: kính
Chúa gắn liền với yêu nước, phụng sự Thiên chúa và phụng sự Tổ quốc, nước có
vinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do. Theo quan
niệm của Người, đối với người có tơn giáo thì đức tin tơn giáo với lịng u nước
khơng hề mâu thuẫn. Mọi người dân Việt Nam đều có thể vừa là một người dân
yêu nước, đồng thời cũng vẫn là một tín đồ chân chính.
Và hơn thế, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người thấy rõ và trân trọng những
giá trị văn hóa đạo đức và tinh thần của các tơn giáo. Vì ở đó có những giá trị đọa
đức nhân bản, có vai trị to lớn trong việc hồn thiện con người. Do đó, mọi người
phải tiếp thu những yếu tố tích cực về văn hóa và đạo đức trong các tôn giáo.
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 9



Tiểu luận
Người viết: những người Việt Nam ta hãy tự hồn thiện mình về mặt tinh thần
bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặt cách mạng thì đọc các tác
phẩm của Lênin. Chúa Giê-su dạy đạo đức là bác ái, Phật Thích ca dạy: đạo đức là
từ bi, Khổng Tử dạy đạo đức là nhân nghĩa. Đó là những điểm mà chúng ta cần
học tập và noi theo.
Quan điểm nhất quán của Người trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt
Nam là phải thật sự coi trọng quyền tự do tín ngưỡng, khơng tín ngưỡng của nhân
dân, đồng thời phải kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng
vấn đề tôn giáo để kích động quần chúng, chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc, cản trở
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặt vấn đề tơn giáo như nhu cầu tinh thần gắn
liền với nhu cầu vật chất của đồng bào có đạo. Người thường xuyên nhấn mạnh
việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các vùng có tơn giáo, coi đó là điều kiện
để xấy dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” cho quần chúng tín đồ: “Phải ra sức
củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên. Đồng thời đảm
bảo tín ngưỡng tự do. Nhưng hoạt động tôn giáo không được cản trở sản xuất của
nhân dân, khơng được trái với chính sách và pháp luật của Nhà nước.”[HCM, Bài
nói chuyện tại Đại Hội Đảng bộ Hà Nội], [10, 273].
Theo quan điểm của Người, đối với công tác tôn giáo, Đảng và Nhà nước
phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ trọng tâm là công tác vận động quần chúng,
thường xuyên củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ bằng việc đưa
cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến toàn thể nhân dân.
1.2.Xu hướng phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay
1.2.1.Đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay
Thời đại là một khái niệm khoa học dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân
biệt những nấc thang phát triển của xã hội loài người.
Sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã mở đầu một
thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm
vi toàn thế giới.

Thời đại ngày nay đang diễn ra với 4 đặc điểm cơ bản sau đây:
• Đấu tranh giai cấp và dân tộc đang diễn ra gay gắt trên phạm vi toàn
thế giới
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 10


Tiểu luận
Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản diễn ra
quyết liệt trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội vẫn là đối trọng chính của chủ nghĩa tư
bản. Do vậy, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa xụp đổ ở Liên Xô và Đơng Âu, các
nước tư bản chủ nghĩa tìm mọi cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên cả lý luận và thực
tế. Giai cấp tư sản tìm nhiều biện pháp để chia rẽ, phá hoại phong trào công nhân,
bằng cách giành đặc quyền, đặc lợi cho đội ngũ công nhân có trình độ cao: “cơng
nhân cổ cồn, cơng nhân áo trắng”.
Nguy cơ chiến tranh thế giới đã bị đẩy lùi, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo
xảy ra gay go, quyết liệt và diễn biến phức tạo trên thế giới. Chạy đua vũ trang,
chủ nghĩa khủng bố đang gây ra hậu quả rất lớn làm tổn thất vầ cả người và của
cho nhiều dân tộc.
• Cách mạng khoa học và công nghệ đang gây ra những thay đổi to lớn
trên thế giới.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra điều kiện nhanh chóng phát triển lực
lượng sản xuất trên thế giới. Trung bình từ 10 – 15 năm của cải nhân loại tăng lên gấp
đơi, do vậy, nhìn chung mức sống của con người không ngừng được nâng cao.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang tạo ra những thay đổi trong nhiều
quan niệm của đời sống xã hội từ kinh tế đến chính trị, văn hóa,… địi hỏi chúng ta
phải nghiên cứu, nắm vững và thích ứng.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra xu hướng tồn cầu hóa
trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia đang

ngày gia tăng; khoảng cách sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước ngày càng lớn.
• Những vấn đề tồn cầu đòi hỏi sự hợp tác giải quyết của các quốc gia.
Hiện nay, cộng đồng quốc tế đang đứng trước những vấn đề có tính tồn cầu,
địi hỏi các quốc gia, các tổ chức quốc tế phải cũng nhau giải quyết, không phân biệt
chế độ xã hội, biên giới như: khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và
nước nghèo càng gia tăng; sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư; tình trạng
khan hiếm nguồn nhân lực, cạn kiệt tài nguyên, môi trường sinh thái bị hủy hoại;
xung đột tôn giáo, sắc tộc gia tăng; khí hậu trái đất diễn biến ngày càng xấu, thay đổi
thất thường kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các bệnh dịch lớn, các tội phạm
xuyên quốc gia có chiều hướng phát triển. Tất cả những điều đó địi hỏi phải có sự
hợp tác, liên kết giữa các quốc gia để cùng nhau giải quyết.
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 11


Tiểu luận
• Khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năng
động, khả năng phát triển với tốc độ cao, đồng thời cũng đang tiềm ẩn một số
nhân tố có nguy cơ gây mất ổn định.
Khu vực này có khả năng phát triển với tốc độ cao, vì tài nguyên của khu
vực chưa bị khai thác nhiều, giá lao động rẻ tạo điều kiện cho các nước trong khu
vực thu hút vốn đầu tư từ nước ngồi; thế mạnh nơng nghiệp nhiệt đới giúp cho
các nước mở rộng giao lưu quốc tế, tranh thủ công nghiệp hiện đại.
Song, trong khu vực luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như những
chanh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên
giữu các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở từng nước…
Tóm lại, tình hình thế giới hiện nay đang đan xen những yếu tố phức tạp,
phát triển và suy thoái, hơp tác và đấu tranh, ổn định và mất ổn định. Tuy rằng,
hiện nay sự vận động của thế giới đang diễn ra phức tạp như vậy, nhưng chúng ta

cần phải thấy được những xu thế chủ yếu, trên cơ sở đó mà đề ra những đường lối
chính sách đúng nhằm tranh thủ những thuận lợi, vượt qua những thử thách để
nhanh chóng đưa đất nước phát triển lâu bền.
1.2.2.Các xu thế phát triển của tôn giáo trong thời đại ngày nay
Nghiên cứu tôn giáo trên thế giới hiện nay, người ta khơng chỉ chú ý đến sự
tăng nhanh số lượng tín đồ, sự mở rộng địa bàn hoạt động và phạm vi ảnh hưởng
của tơn giáo mà cịn chú ý tới các xu hướng mới của tôn giáo. Thực tế là dưới tác
động của tồn cầu hóa, của sự phát triển khoa học kỹ thuật, giữa các tôn giáo và
trong nội bộ từng tôn giáo đã xuất hiện những biểu hiện mới, những xu hướng mới.
Có thể nêu lên một số xu hướng sau:
1.2.2.1.Xu thế tồn cầu hóa tơn giáo
Tồn cầu hóa là sự mơ tưởng của của tất cả những tơn giáo dù là những tơn
giáo thế giới có bề dày lịch sử lâu đời hay chỉ là những hiện tượng tơn giáo mới ra
đời gần đây. Ý nghĩa tồn cầu hóa trong lĩnh vực tơn giáo thật ra khơng phải là mới
mẻ, bởi lẽ, bất kỳ tôn giáo nào cũng có sứ mạng đưa giáo lý của mình đến quảng
đại quần chúng sanh, giúp con người đạt trạng thái quân bình và hướng xã hội
nhân loại tới chân thiện mỹ. “Phổ thông giáo lý Đại Đạo cần được truyền bá sâu
rộng đến mọi người để giúp người giác ngộ tìm một lối đi, một hướng tiến như
đèn cần cho đêm tối, thuốc cần cho bệnh nhân; có thuốc mà khơng chữa, thì có đèn
có thuốc cũng chẳng lợi cho ai. Phải hịa mình vào thế tục mới độ được người đời.”
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 12


Tiểu luận
Thời đại tồn cầu hóa hiện nay, “bệnh nhân” rất nhiều, “bệnh lý” cũng đa
dạng, từ sa sút đạo đức, lối sống, cho đến các vấn đề sắc tộc, mơi trường, …Cái
“thuốc”, cái “đèn” đó chính là giáo lý; đem cái giáo lý đến với mọi người là trách
nhiệm của tôn giáo.

Một ý nghĩa khác của tôn giáo với tồn cầu hóa là nhu cầu giao lưu liên kết
giữa chính các tơn giáo với nhau, nhu cầu đó đã và đang thể hiện rất rõ trong hoàn
cảnh xã hội nhân loại ngày nay. Trách nhiệm đem giáo lý cứu độ toàn nhân loại là
sứ mạng rất lớn lao và quan trọng; phải có sự liên kết, khơng phải trên phương diện
hình thức tổ chức mà là tinh thần giáo lý.
Thực tế đã chứng minh rằng sự tồn tại và phát triển của tôn giáo phụ thuộc
vào sự bành trướng của một thế lực chính trị có trong tay một tiềm lực kinh tế nhất
định. Trong thời đại ngày nay, vấn đề tồn cầu hóa tơn giáo chủ yếu phụ thuộc vào
chính sách bá quyền của một số cường quốc, muốn gắn vấn đề nhân quyền với tự
do tôn giáo cho từng quốc gia, dân tộc, tộc người để tìm cách can thiệp vào các
nước không chịu đi theo con đường mà các cường quốc đã vạch ra cho họ. Tính
tồn cầu hóa dẫn đến sự có mặt của hầu hết các tôn giáo lớn nhỏ trong một quốc
gia. Từng tơn giáo đều muốn và cố gắng có mặt trên khắp tồn cầu.
Hơn lúc nào hết, tơn giáo cần thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống
nhân loại. Từ muôn đời, đối tượng của tôn giáo luôn là cộng đồng nhân loại và
mục đích chính là xã hội thanh bình, tâm linh con người thăng hoa.
1.2.2.2.Xu thế đa dạng hóa tơn giáo
Từ xu thế tồn cầu hóa tơn giáo dẫn đến xu thế đa dạng hóa trong tơn giáo.
Điều này phản ánh được nguyên tắc của thời đại: thống nhất trong đa dạng.
Ngày nay, dân trí được nâng cao, không gian xã hội của cá nhân đã vượt ra
khỏi biên giới quốc gia, của khu vực. Con người không chỉ tiếp cận với các tơn
giáo truyền thống mà cịn với các tôn giáo khác. Sự tiếp cận ấy không hề thụ động
mà cịn có sự phê phán, tiếp thu. Từ đó dẫn đến sự phân hóa tín đồ các tôn giáo
thành 3 loại: khô đạo, nhạt đạo, đậm đạo và nảy sinh hiện tượng song hành tôn
giáo trong một con người. Nghĩa là một cá nhân cùng một lúc theo nhiều tôn giáo
khác nhau, ngay cả ở những nước vốn có truyền thống độc thần. Trong điều kiện
đó từng tơn giáo cũng có sự phân rẽ các giáo phái, thậm chí có giáo lý xa lạ với
giáo lý ban đầu. Nội bộ các tôn giáo bị phân chia thành 3 bộ phận: bộ phận toàn
thống, bộ phận bảo thủ cực đoan, bộ phận ơn hịa.
Ngơ Thị Thúy Huyền


Page 13


Tiểu luận
Hiện nay, sự đa dạng hóa của tơn giáo cũng thể hiện ở sự đa dạng phân hóa
thành những nhóm nhỏ mà có học giả viết, trong xã hội hiện nay tơn giáo có xu
hướng ngày càng trở thành một chuyện riêng tư, cá thể hóa, được trải nghiệm dưới
hình thức ngần ẩm. Thánh thần, tiên, Phật,… được thay đổi hình dạng cho phù hợp
với tâm lý, tập quán và sở thích của từng người, của mỗi cộng đồng và khu vực
nhất định.
1.2.2.3.Xu thế khoan dung, hòa hợp, liên tôn
Nếu như trong lịch sử đã từng xảy ra hiện tượng một số tôn giáo lớn quay
lưng, đối đầu nhau, thậm chí gây nên những cuộc “thánh chiến” đẫm máu, thì ngày
nay có nhiều tơn giáo biết tơn trọng, nhìn nhận giá trị của các tôn giáo khác. Các
tôn giáo tỏ ra cố gắng tìm kiếm tiếng nói chung, những điểm tương đồng, thừa
nhận và tôn trọng những sự khác biệt về nhận thức, tư tưởng và loại bỏ dần sự nghi
kỵ, miệt thị, xúc phạm lẫn nhau.
Trước thềm thế kỷ XXI có một sự kiện được các nhà bình luận coi như một
bước ngoặt lịch sử trong hệ thống tơn giáo quốc tế, đó là Hội nghị thế giới của các
giáo hội và các tôn giáo lớn tổ chức tại Vaticăng từ ngày 25 đến 28 tháng 10 năm
1999. Hội nghị gồm 230 đại biểu của các tôn giáo lớn như: Cơng giáo, Chính
thống giáo, Tin lành, Hồi giáo, đạo Sikh và một số tôn giáo địa phương. Hội nghị
đã tuyên bố: “ Sự cộng tác giữa các tôn giáo khác nhau phải được dựa trên việc
khước từ tuyệt đối chủ nghĩa quá khích, cực đoan và thù địch chống cự
nhau.”[Cơng giáo và dân tộc, số Canh thìn, 2000]
1.2.2.4.Xu thế thế tục hóa tơn giáo
Đó là xu thế thích nghi của giáo hội các tôn giáo với những thay đổi của thế
giới hiện đại. Xu hướng thế tục hóa tôn giáo làm cho nhiều điều huyễn hoặc ngay
trong kinh thánh cũng bị nghi ngờ, cách giải thích thiếu khoa học khó được chấp

nhận; những nghi lễ rườm rà, phiền toái bị phê phán; giáo luật quá nghiêm ngặt,
khắt khe bị bác bỏ. Những dấu ấn của xã hội hiện đại ngày càng in đậm trong tôn
giáo. Tất cả những điều đó làm cho tính thiêng, màu sắc của tơn giáo giảm dần và
tôn giáo trở nên gần gũi, thiết thực, hữu ích hơn đối với cuộc sống.
Đặc biệt là xu thế thế tục hóa tơn giáo được biểu hiện bằng những hành vi
nhập thế của các tôn giáo. Giáo hội nhiều tôn giáo trên thế giới đang nỗ lực tham
gia các hoạt động xã hội như là phản đối phân biệt chủng tộc, giàu nghèo, phản đối
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 14


Tiểu luận
bóc lột, chiến tranh; hoạt động từ thiện, giáo dục, ý tế, kế hoạch dân số, bảo vệ môi
trường… nhằm giúp ích cho con người, cho cuộc đồi ngay trong thế giới thực tại.
Nhiều tôn giáo ngày nay không chỉ chuyên chăm lo về mặt đạo đức, tinh
thần mà còn trực tiếp can dự vào hoạt động kinh tế. Đạo Tin lành coi lao động là
trách nhiệm hàng ngày, là nghĩa vụ trước Chúa. Giáo hội Tin lành tuyên truyền tiết
kiệm, không say rượu… Đối với đạo Tin lành, lười lao động, không chịu kiếm
tiền, dẫn đến cảnh bần cùng, lang thang, ăn xin,… là “có tội”, là khơng thực hiện
“lời răn của Chúa”.
Xu thế thế tục hóa tơn giáo cịn biểu hiện ở vai trị của tơn giáo vị giảm sút, đặc
biệt là ở các nước công nghiệp, nhất là ở các cư dân thành thị và tầng lớp thanh niên.
Họ cho rằng cuộc sống bản thân được quyết định chủ yếu là tự thân, ít phụ thuộc và
không phụ thuộc vào thần linh. Mặt khác, xu thế này cũng có mặt trái, thể hiện rất rõ
vào việc tham gia vào các hoạt động chính trị của một số tổ chức tôn giáo nhằm bảo
vệ trực tiếp hay gián tiếp quyền lợi của các thế lực chính trị phản động.
1.2.2.5.Xu thế dân tộc hóa tơn giáo
Tơn giáo và dân tộc có mối liên hệ gần gũi với nhau. Chính là thơng qua dân
tộc mà tơn giáo được phổ cập hóa và thấm sâu vào các giá trị, các sinh hoạt văn

hóa của dân tộc. Ngược lại chính tơn giáo đã thiêng liêng hóa các giá trị dân tộc và
làm cho nó có thêm sức sống lâu dài và ảnh hưởng rộng lớn. Biểu hiện của xu thế
này là hướng trở về với tôn giáo truyền thống phổ biến ở các nước đang phát triển,
lan rộng sang cả châu Âu. Các tơn giáo dân tộc khơng có tính phổ quát nhưng lại
gắn chặt và bền vững với từng dân tộc. Hiện nay, bên cạnh những tác động như
khơi dậy những yếu tố truyền thống cũ kỹ, lạc hậu, sa vào mê tín dị đoan, có hiện
tượng các tơn giáo bên ngồi chứa đựng trong đó nhiều yếu tố phi nhân tính, phản
nhân đạo được truyền bá một cách nhanh chóng sang các quốc gia khác với những
cách thức khác nhau. Vì vậy, tơn giáo dân tộc hay tơn giáo truyền thơng được coi
là một thứ vũ khí để bảo vệ bản sắc dân tộc trước sự uy hiếp của các tơn giáo thế
giới, thường được các thế lực chính trị sử dụng như một phương tiện để đồng hóa
văn hóa, đồng thời là chỗ dựa để các tơn giáo ngoại sinh được dân tộc hóa.
Đó cũng chính là ngun nhân ngày nay, để chống lại nguy cơ bị đồng hóa
văn hóa, nhiều quốc gia dân tộc tìm cách khơi phục lại các tín ngưỡng tơn giáo
truyền thống, làm cho tôn giáo trở về cội nguồn dân tộc.
1.2.2.6.Xu thế duy trì và gia tăng quan hệ chính trị - tơn giáo
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 15


Tiểu luận
Từ khi xã hội xuất hiện giai cấp, chính trị và tơn giáo có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Nhưng ở mỗi thời kỳ lịch sử xác định, mối quan hệ này cũng khác
nhau. Ở thời kỳ Trung cổ tơn giáo chi phối chính trị. Thời kỳ Cận đại, ở nhiều nơi
chính trị có tính độc lập. Nhiều quốc gia đã luật hóa quan hệ này theo hướng tách
hoạt động tơn giáo ra khỏi chính trị, tách nhà thờ ra khỏi trường học, mà điển hình
nhất là “ luật phân ly” của Cộng hòa Pháp năm 1905.
Mặc dù thế, trong điều kiện xã hội còn tồn tại những giai cấp khác nhau,
chính trị vẫn có những quan hệ nhất định đối với tơn giáo. Bằng chứng là, chính

phủ ở nhiều nước tư bản đã tìm cách hỗ trợ cho các hoạt động tơn giáo phù hợp với
lợi ích của họ. Trong trường hợp họ đã lợi dụng tôn giáo như là một trong những
công cụ trong cuộc đấu tranh giai cấp. Ví dụ điển hình là các thế lực đế quốc
cường quyền hiếu chiến lợi dụng tôn giáo nhằm thực hiện “diễn biến hịa bình” với
ý đồ xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và
đông âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, các thế lực đế quốc cường quyền hiếu
chiến đã lợi dụng tôn giáo như một công cụ để chống các nước xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, gia tăng quan hệ chính trị - tơn giáo, tái chính trị hóa vấn đề tơn
giáo mà kẻ chủ động là các thế lực đế quốc cường quyền hiếu chiến được hậu
thuẫn bởi các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia,…là một xu thế đáng lưu ý hiện nay.
Tuy thế, về phía các giáo hội tơn giáo – với tư cách người đại diện cho đức
tin của nhiều triệu tín đồ và có trong tay những cơ sở vật chất khổng lồ - cũng luôn
biểu hiện thái độ chính kiến riêng.
Giáo hội Cơng giáo có lúc có mặt ủng hộ Mỹ, nhưng có lúc, có mặt khơng
đồng tình với Mỹ và có ý muốn cải thiện diện mạo của mình trong con mắt của
những người có lương tri. Việc giáo hoàng La Ma phê phán Mỹ trong cuộc chiến
tranh Mỹ - Irac vừa qua chính tỏ điều đó và giáo hội Cơng giáo muốn cải thiện
quan hệ với giáo hội Hồi giáo.
Tơn giáo chắc chắn sẽ cịn tồn tại lâu dài trong nhiều thế kỷ và vấn đề tơn
giáo sẽ cịn là vấn đề nổi cộm trong tiến trình phát triển của nhân loại. Bởi vì, ở
một phương diện nào đó, những giá trị nhân bản – những giá trị tượng trưng cho
cái thiện trong tôn giáo – đã và sẽ tiếp tục được lồi người gìn giữ, chân trọng trên
mọi nấc thang từ thấp đến cao trên hành trình khơng ngưng nghỉ đi tới văn minh,
tiến bộ. Những giá trị đích thực của tơn giáo đã “ hóa thân” và nền văn hóa của
mỗi quốc gia, dân tộc cũng như đã đóng góp vào nền văn minh nhân loại sẽ trường
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 16



Tiểu luận
tồn. Tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội ở xã cơ sở hiện thực nhất, nó là sự
phản ánh hiện thực mang nhiều tính hoang đường, ảo tưởng hơn tất cả mọi hình
thái ý thức xã hội khác. Do đó, sự thay đổi trong ý thức tôn giáo thường chậm
nhiều sự thay đổi hiện thực. Ở một phương diện khác, trong xã hội có phân chia
giai cấp, tơn giáo ln gắn liền với chính trị, khơng tách rời khỏi cuộc đấu tranh
chính trị giữa các lực lượng cách mạng, tiến bộ vì mục tiêu bảo vệ con người, bảo
vệ những giá trị tốt đẹp của con người, và xây dựng nên một xã hội tốt đẹp,… Với
các lực lượng bảo thủ, phản động đi ngược lại mục tiêu, xu hướng đó. Trong khi
các lực lượng cách mạng, tiến bộ bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của tơn
giáo thì các lực lượng bảo thủ, phản động,… lại tìm mọi cách duy trì và lợi dụng
mặt hạn chế, lạc hậu của tôn giáo. Do đó, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tơn giáo
giữa thiện và ác, tốt và xấu, nhân bản và phi nhân bản, sẽ còn diễn ra lâu dài,…

Chương 2
Ý NGHĨA CỦA VIỆC NHẬN THỨC VẤN ĐỀ NÀY TRONG VIỆC GIẢI
QUYẾT VẤN ĐỀ TƠN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tình hình, đặc điểm tơn giáo ở Việt Nam
2.1.1.Tình hình tơn giáo ở nước ta
Việt Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tơn giáo. Với vị trí
địa lý nằm ở khu vực Đơng Nam Á có 3 mặt giáp biển, nằm giữa hai lục địa với
hai nền văn minh lớn đó là Trung Quốc và Ấn Độ nên Việt Nam rất thuận lợi trong
mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nới rất dễ cho việc thâm nhập
các luồng văn hóa, tơn giáo trên thế giới.
Việt Nam có thể coi là bảo tàng về tơn giáo, tín ngưỡng của thế giới. Ở đây,
có đủ từ các tín ngưỡng truyền thống như đồng, cốt, xem bài, xóc thẻ đến các tơn
giáo hiện đại. Nguồn gốc của những tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng: có tơn giáo
ngoại nhập như: Cơng giáo, Hồi giáo, Tin lành, Phật giáo, Baha’i, Đạo Minh sư…;
có tơn giáo nội sinh như: Cao đài, Phật giáo Hòa hảo, Tứ ân hiếu nghĩa, Bửu sơn
Ngô Thị Thúy Huyền


Page 17


Tiểu luận
kỳ hương, Minh lý Tam tông miếu, Tịnh độ cư sĩ Phật hội những tơn giáo này đều
có hệ thông giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội. Có tơn giáo đã phát triển
và hoạt động ổn định; có những tơn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm
kiếm đường hướng mới cho phù hợp.
Theo số liệu thống kê của Ban tơn giáo Chính phủ năm 2011, nước ta có hơn
25 triệu tín đồ (chiếm hơn ¼ dân số), trong đó, có 6 tơn giáo lớn cụ thể:
• Phật giáo: khoảng 10 triệu người
Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công
nguyên, là tôn giáo tiến bộ, khơng duy
tâm, chủ trương bình đẳng con người, giải
thốt con người khỏi khổ đau thông qua
việc con người phải tu học, nâng cao nhận
thức về chính mình và thế giới, dần dứt bỏ
tiến tới đoạn tuyệt tham lam, ngu dốt, sân
hận để thực hiện cuộc sống trong sự ơn
hồ, đồn kết, tương trợ nhau để cùng đạt
tới hạnh phúc, an lạc. Triết lý đó của Phật
giáo tương đồng với tư tưởng của nhân loại tiến bộ là hồ bình, hữu nghị, hợp tác,
cùng phát triển, bởi vậy vào ngày 15/12/1999, Đại Hội Đồng Liên hợp quốc (LHQ)
đã Nghị quyết lấy ngày Tam hợp Đức Phật - Ngày sinh, ngày thành đạo, ngày mất
của Đức Phật, nhằm ngày trăng tròn tháng Vesak, là ngày văn hố tơn giáo thế giới
để đề cao tư tưởng tiến bộ của Phật giáo (còn gọi là Đại lễ Vesak).
Phật giáo tới Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ II sau Công nguyên. Hiện nay
Phật giáo ở Việt nam có trên 10 triệu tín đồ, gần 17 ngàn ngôi chùa, 45 ngàn nhà
sư. Phật giáo được đánh giá là tôn giáo yêu nước đồng hành cùng dân tộc. Phật

giáo có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đơng
nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Đà
Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hịa, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm
Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần
Thơ.
• Cơng giáo: khoảng hơn
6,1 triệu người
có nguồn gốc từ Ki-tơ giáo
ra đời ở phía đơng đế quốc
Ngơ Thị Thúy Huyền

Page 18


Tiểu luận
La Mã cổ đại. Đạo công giáo vào Việt Nam từ năm 1533 do các giáo sĩ phương
tây truyền vào. Cơng giáo là tơn giáo có số lượng tín đồ xếp thứ hai ở Việt
Nam(sau Phật giáo), hiện nay với hơn 6,1 triệu tín đồ, 1 Hồng y, 43 giám mục,
3.462 linh mục cai quản 3.100 giáo xứ. Công giáo ở Việt Nam thực hiện
phương châm “Kính chúa yêu nước”, tuyệt đại đa số chức sắc, tín đồ là công
dân tốt thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo”. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, công
giáo ở Việt Nam có liên quan với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, một bộ phận giáo sĩ và tín đồ bị các thế lực phản động lợi dụng
để chống lại sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, chống lại tiến trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có một số tỉnh tập trung đơng
như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phịng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà
Nẵng, Kon Tum, Đắk Lawsk, Khánh Hịa, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.Hồ Chí
Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ.
• Đạo tin lành 1,5 triệu người

Tách ra từ Công giáo vào
đầu thế kỉ XVI. Đạo Tin lành
ra đời khẳng định sự khủng
hoảng của Cơng giáo, nó
chống lại quyền lực của Giáo
hồng và quyền lực của Giáo
triều, nó đề cao tự do cá nhân,
đề cao dân chủ, chống lại thần
quyền, thần tính. Đạo Tin lành
vào Việt Nam vào cuối thế kỉ
XIX. Trước năm 1975, ở miền
Bắc Tin lành có vài ngàn tín đồ với 20 mục sư, miền Nam hơn 200 ngàn tín đồ
với 500 mục sư. Tới năm 2009, Việt Nam có 9 tổ chức Tin lành được công
nhận tư cách pháp nhân với trên 980 ngàn tín đồ với 749 chức sắc. Xuất phát
Tin lành là sản phẩm của xã hội công nghiệp phát triển nhưng hiện tạo Đạo Tin
lành đang rất tích cực phát triển ở vùng sâu, vùng núi của Việt Nam. Tín đồ tập
trung ở các tỉnh, thành phố như: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP.Hồ Chí Minh, Bến
Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lawsk, Gia Lai, Đắk Nơng, Bình Phước, Cà
Mau, An giang…
• Đạo Cao Đài 2.471.000 người
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 19


Tiểu luận
Ra đời 15/10/1926 tại Tây Ninh. Tôn chỉ của đạo Cao đài là “Tam giáo quy
nguyên, ngũ chi hiệp nhất”. Tam
giáo quy nguyên là thực hiện tôn
chỉ của ba tôn giáo, Nho-PhậtLão là công bằng-từ bi-bác ái.

Ngũ chi hiệp nhất là thống nhất
năm ngành đạo: Nhân đạo của
Khổng Tử, Thần đạo của
Khương Tử Nha, Thánh đạo của
Giê – su, Tiên đạo của Lão tử,
Phật đạo của Thích ca. Sau thời
gian hình thành khơng lâu, đạo
Cao đài đã chia tách ra nhiều hệ phái. Hiện tại Cao đài Việt Nam có 9 tổ chức Cao
đài với 1.209 cơ sở thờ tự. Có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như: Tây Ninh,
Long An, Bến Tre, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ,…
• Hồi giáo 72.732 tín đồ
Ra đời ở Ả - rập vào đầu thế kỷ thứ VII. Hồi giáo truyền vào Đông Nam Á thế kỉ
thứ XI, XII theo các nhà bn, theo con
đường hịa bình, khác với thời kỳ thánh
chiến trước đó. Đơng Nam Á là một
trong những khu vực Hồi giáo phát triển,
ước tính có hơn 60% dân số các quốc gia
khu vực này theo Hồi giáo. Ở Việt Nam,
tỉ lệ người theo Hồi giáo khơng nhiều,
chỉ có người Chăm theo Hồi giáo, hiện
nay, theo số liệu thống kê của các địa
phương có Hồi giáo, số lượng tín đồ Hồi
giáo khoảng hơn 72.000 người (bao gồm cả Chăm Bàni và Chăm Islam), cư trú trên địa
bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước. Hồi giáo ở nước ta hình thành hai dịng:
- Một là: Cộng đồng Hồi giáo tuân thủ tương đối giáo lý Hồi giáo nguyên
thuỷ gọi là Chăm Islam, sống tập trung ở 12 tỉnh, thành phố: An Giang, TP. Hồ
Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền
Giang, Long An, Bình Dương, Bình Phước và Thủ đơ Hà Nội.
- Hai là: Cộng đồng theo Hồi giáo đã bị “Chăm hoá” gọi là Chăm Bàni,
sống tập trung ở ba tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước

Ngơ Thị Thúy Huyền

Page 20


Tiểu luận
• Phật giáo Hịa Hảo 1.260.000 người
Phật giáo Hồ Hảo là một tôn giáo ra đời ở Nam
bộ năm 1939, có số lượng tín đồ tương đối lớn và
là một trong những tơn giáo ở Việt Nam đã có tổ
chức hoạt động hợp pháp.Là một tơn giáo cách
tân, có xu hướng nhập thế, đạo rất coi trọng hoạt
động từ thiện xã hội. Vì vậy, trong Hiến chương
của Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo đã xác định
đường hướng hành đạo là "vì Đạo pháp, vì Dân
tộc". Tơn chỉ hành đạo là học Phật, tu Nhân, tại gia cư sĩ, giáo huấn tín đồ về Tứ
ân; thực hiện 8 điều răn cấm, cứu giúp người nguy khó, tương trợ trong quan, hơn,
tang, tế và hoạt động từ thiện hữu ích cho xã hội.Theo thống kê của Vụ Các tôn
giáo khác - Ban Tơn giáo Chính phủ, hiện nay Phật giáo Hồ Hảo có gần 1,3 triệu
tín đồ. Về tổ chức, Giáo hội Phật giáo Hồ Hảo có tổ chức 2 cấp: cấp tồn đạo có
tên gọi là Ban Trị sự TW Phật giáo Hoà Hảo; cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là Ban
Trị sự Phật giáo Hoà Hảo cơ sở. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ
như An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân của 13 tôn giáo với 33 tổ chức
tôn giáo và đang xem xét hồ sơ một số tôn giáo nữa. Bên cạnh 6 tơn giáo lớn nêu
trên, số lượng tín đồ của các tơn giáo cịn lại, tính đến tháng 2 năm 2011, cụ thể
như sau:
• Đạo Baha’i: 7.000 tín đồ, được truyền vào Việt Nam từ năm 1954 tại Sài
Gòn, tới nay có mặt ở 45 tỉnh, thành phố. Là tôn giáo nhất thần thờ Thượng Đế, ra
đời năm 1863 tại Ba Tư( nay là Iran), chủ chương của đạo Baha’i là xóa bỏ hận thù

mâu thuẫn, xây dựng sự cảm thơng và hợp tác, xóa bỏ đói nghèo và sự tích lũy quá
mức. Baha’i được truyền vào Việt Nam từ năm 1954, tại Sài Gịn, nay có mặt ở 45
tỉnh, thành phố.
• Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa: 70.000 tín đồ, với 409 chức sắc và 78 cơ sở thờ
tự ở 12 tỉnh, thành phố. Ra đời tháng 5/1867 tại Cù lao Ba, An Phú, An Giang. Tôn
chỉ là “Tu nhân – học Phật” thực hiện “ Tứ đại trọng ân”, lấy báo hiếu làm đầu,
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 21


Tiểu luận
không thừa nhận ly gia cắt ái, không đặt ra giới luật khắt khe và không phân biệt,
kiêng kị khác nhau giữa chức sắc và tín đồ.
• Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương: 15.000 tín đồ, với 90 vị chức sắc và 19 cơ sở
thờ tự chủ yếu ở tỉnh An Giang. Ra đời năm 1849 tại Tây An cố tự, Chợ Mới, An
Giang, thực hành theo phương châm “ Học Phật – tu nhân” để báo đáp tứ trọng ân
( ân Trời, ân Vua, ân Cha mẹ, ân Thầy dạy), sau này được cải biến là: Ân tổ tiên
cha mẹ, ân Đấy nước, ân Tam bảo, ân đồng bào nhân loại.
• Tịnh độ Cư sĩ Phật hội: 1.500.000 tín đồ, với 4.800 chức sắc và 206 cơ sở
thờ tự. Ra đời năm 1934 tại Sa Đéc Đồng Tháp, là tơn giáo có nguồn gốc từ Phật
giáo, kinh điển giáo lý được lược hóa, thơ hóa cho dễ hiểu, dễ học phù hợp với
người dân Nam Bộ lúc bấy giờ. Thực hiện phương châm “ Phước huệ song tu”. Tu
phước là làm thuốc Nam để trị bệnh cứu người, Tu huệ là học và hành theo giáo lý
của Đức Phật để tự giải thoát khỏi khổ đau. Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam là tôn
giáo yêu nước, gắn bó với dân tộc.
• Phật đường Minh sư đạo: 11.124 tín đồ, với 300 chức sắc và 54 cơ sở thờ
tự, lấy Phật đường tại số 17-Trần Quang Khải, Thành phố Hồ Chí Minh làm trụ sở.
Là tơn giáo thờ đa thần, có nguồn gốc từ Trung Quốc, truyền vào Việt Nam từ năm
1863, hoạt động theo tôn chỉ “Từ bi – Giác ngộ - Giải thoát” hiệp nhất tinh hoa của

ba tơn giáo lớn Nho – Phật – Lão.
• Minh lý Tam tơng miếu: 1.058 tín đồ, với 72 chức sắc và 4 cơ sở thờ tự
sinh hoạt ở thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ra đời năm
1924 tại miền Nam. Giáo lý là sự kết hợp tinh hoa của đạo Phật – Nho – Lão để
hướng dẫn tín đồ tu hành, tự độ, vị tha, xây dựng xã hội hịa bình an lạc.
• Bàlamơn: 54.068 tín đồ, với 158 chức sắc và 37 cơ sở thờ tự.
(Nguồn: Ban Tơn giáo Chính phủ, 2011)
2.1.2.Đặc điểm tơn giáo ở Việt Nam
•Do những đặc thù về địa lý, dân cư, lịch sử, văn hóa nên tôn giáo ở Việt
Nam hết sức đa dạng và phong phú:
Tính đa dạng và phức tạp của tơn giáo ở Việt Nam thể hiện trước hết, Việt
Nam là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tơn giáo cùng tồn tại. Từ các
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 22


Tiểu luận
tôn giáo nguyên thủy, sơ khai đến các tôn giáo thế giới, ngồi ra có các hình thức
tơn giáo mới và rất nhiều hình thức thờ cúng khác.
Tơn giáo ở Việt Nam không chỉ phát triển ở vùng người Kinh mà còn phát
triển ở vùng dân tộc thiểu số. Cụ thể là cộng đồng người Khơme theo Phật giáo
Nam tông, hay cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo và gần đây là Đạo Tin lành
và Cơng giáo có sự phát triển đột biến ở vùng dân tộc thiểu số các tỉnh Tây
Nguyên, Tây Bắc và một số các tỉnh Dun hải miền Trung. Ở Việt Nam có cả
những tơn giáo của phương Đông như Ấn giáo, Phật giáo… và cũng có cả những
tơn giáo của phương Tây (như Cơng giáo, Tin lành…)có những tơn giáo được du
nhập từ ngồi vào như Phật giáo, Cơng giáo và cũng có những tơn giáo nội sinh
như Cao đài, đạo Hịa hảo.
Hiện nay, ở Việt Nam có những tơn giáo đã ổn định về tổ chức, mọi sinh

hoạt tôn giáo được thực hiên theo hiến chương mới với đường hướng hành đạo tiến
bộ; có tơn giáo chưa ổn định về tổ chức và đang trong q trình hồn thiện hiến
chương và đường hướng hành đạo.
•Tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam có tính đan xen, hòa đồng và sự
khoan dung trong sinh hoạt tơn giáo.
Tính đan xen, hịa đồng thể hiện ở sự tồn tại hịa bình của nhiều loại tín
ngưỡng, tơn giáo trong đời sống tinh thần của người Việt. Trong lịch sử, người
Việt đã từng tiếp nhận nhiều tôn giáo như Đạo giáo hay Khổng giáo từ Trung hoa
xuống; Ấn giáo hay Phật Giáo từ Ấn độ sang…Ngày nay là cả những tôn giáo du
nhập từ phương Tây như Công giáo hay Tin lành…
Tính đan xen, hịa đồng thể hiện ở sự hiện diện của nhiều loại thần, thánh,
tiên, phật,…trên điện thờ của một số tôn giáo như Điện thờ Phật giáo đại thừa, mà
điển hình hơn cả là Điện thờ của đạo Cao đài.
Tính đan xen, hịa đồng thể hiện ở tâm thức đa thần giáo của người Việt. Có
thể thấy, ở người Việt, một cá nhân cũng có thể tham gia vào nhiều hành vi tơn
giáo khác nhau.
Tính đan xen, hòa đồng còn thể hiện ở một số giáo sĩ, chức sắc các tôn giáo
thông hiểu, am tường giáo lý của nhiều tôn giáo khác nhau.
Ngô Thị Thúy Huyền

Page 23


Tiểu luận
•Tín ngưỡng tơn giáo Việt Nam ln thần thánh hóa những người có
cơng với nước
Việt Nam là một quốc gia luôn phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt,
đặc biệt là đấu tranh chống nạn ngoại xâm, do đó các vị thánh thần được người
Việt tôn thờ phải là những người có cơng với nước, với dân,(ngoại trừ một số ít các
vị thần của Đạo giáo hay Phật giáo…). Vì vậy, từ xa xưa ở Việt Nam đã hình thành

nên một hệ thống tín ngưỡng, tơn giáo tương ứng với mối quan hệ giữa nhà-làngnước, đó là thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dịng họ; thờ cúng Thành hoàng của
làng; và thờ Vua Hùng- tổ chung của cả dân tộc.
Trong thời gian gần đay, những người có cơng lao to lớn trong chống Pháp,
chống Mỹ cũng được quần chúng nhân dân tạc tượng, thờ phụng, trong đó có cả
những người cộng sản (Nguyễn Văn Trỗi, Các cô gái Đồng Lộc…)
•Tín đồ tơn giáo ở Việt Nam khá đơng nhưng đa số là nhân dân lao
động, trong đó chủ yếu là nơng dân, vốn có tinh thần u nước, có niềm tin
tơn giáo và có nhu cầu sinh hoạt tơn giáo bình thường.
Với hơn 25 triệu tín đồ chiếm hơn ¼ dân số như hiện nay thì có khoảng 80%
trong số đó có thành phần xuất thân từ nhân dân lao động. Phần lớn, tín đồ các tơn
giáo Việt Nam có tinh thần u nước, ln gắn bó với dân tộc, với đất nước, đi
theo sự lãnh đạo của Đảng và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách
mạng của tồn dân.
Nhưng về tín ngưỡng tơn giáo, họ là tín đồ của một tơn giáo nên họ có đức
tin tơn giáo và thuộc về một tổ chức tôn giáo, hành vi của họ chịu sự chi phối của
giáo luật và đạo đức tôn giáo. Nên giữa họ vối chính quyền có một khoảng cách.
Đây chính là điểm rất nhạy cảm, dễ bị kích động và thường bị các thế lực thù địch
lợi dụng, lôi kéo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Mặt khác, do đời sống dân sinh, trình độ dân trí của ở một số vùng đồng bào
tơn giáo cịn thấp so với mặt bằng chung, nên họ rất dễ tin, dễ bị các chức sắc tôn
giáo chi phối, đặc biệt ở một số nơi do lịch sử để lại và do một bộ phận cuồng tín
nên bị các phần tử xấu khai thác chống Đảng, chống chế độ.

Ngô Thị Thúy Huyền

Page 24


Tiểu luận
•Đội ngũ chức sắc, nhà tu hành – những người hoạt động tơn giáo

chun nghiệp khá đơng và có sự phân hóa.
Theo thơng kê của Ban Tơn giáo Chính phủ, tính đến tháng 2 năm 2012, cả
nước có khoảng hơn 86.000 chức sắc. Cụ thể, Phật giáo có 42.000; Cơng giáo có
20.000; Tin lành có 3.000; Cao đài có 12.722; Hồi giáo có 700; Phật giáo Hịa Hảo
có 2.579.
Ngồi ra cịn có hơn 200.000 chức việc là những tín đồ hoạt động tôn giáo
không chuyên nghiệp ở các cơ sở của tôn giáo như Ban chấp hành Giáo sứ của
Công giáo, Ban Hộ tự của Phật giáo, Ban Cai quản của Cao đài, Bna Chấp sự cảu
Tin lành, Ban Quản trị của Hồi giáo…
Nhìn chung, thái độ của các chức sắc tơn giáo hiện phân hóa thành 3 bộ
phận: số đơng (khoảng 60-65%) có thái độ tích cực với chính quyền, có tinh thần
u nước, gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật; một bộ phận (khoảng 15-20%) có
mặc cảm về tội lỗi trong quá khứ và với chế độ ln né tránh sự quản lý của chính
quyền, chỉ tuân thủ các quy định khi bị bắt buộc; một bộ phận nhỏ (kkhoangr 1520%) là các chức sắc có thái độ cực đoan, có mối quan hệ với các tổ chức, thế lục
phản động trong và ngồi nước.
•Phần lớn các tơn giáo ở Việt Nam có quan hệ quốc tế rộng rãi và liên
quan chặt chẽ với các tổ chức tơn giáo ở nước ngồi.
Về mặt tổ chức, tự thân các tơn giáo ở Việt Nam đã có quan hệ theo hệ thống
với các tổ chức tôn giáo thế giới. Như Giáo hội Công giáo Việt Nam, về mặt tổ chức
là một bộ phận của Giáo hội Công giáo hoàn vuc do Vatican trực tiếp điều hành. Các
hệ phái Tin lành ở Việt Nam đều có mối quan hệ đa chiều với các tổ chức Tin lành
trên thế giới nhất là với Tin lành Bắc mỹ và gần đây là Tin lành Hàn Quốc. Giáo hội
Phật giáo Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với Phật giáo các nước trong khu vực nhất là
với Phật giáo Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchia,…ngồi ra, Phật giáo Việt Nam
cịn có quan hệ với các tổ chức Phật giáo quốc tế như tổ chức Phật giáo Châu Á vì
hịa bình (ABCP), tổ chức Thân hữu Phật tử thế giới (WFB)…
Ngoài những mối quan hệ nói trên, các tơn giáo ở Việt Nam cịn có quan hệ
với một số cá nhân, tổ chức tơn giáo của người Việt Nam ở nước ngồi. Nhìn
Ngơ Thị Thúy Huyền


Page 25


×