Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án quốc lộ 1a đoạn qua huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.78 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN NAM

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ
TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
ĐẤT TẠI DỰ ÁN QUỐC LỘ 1A ĐOẠN QUA
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Văn Vân

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi, số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào và thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nam

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy cơ cùng sự giúp đỡ nhiệt tình, đóng góp ý kiến
của một số cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Phạm Văn Vân - khoa
Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cơ giáo Khoa
Quản lý đất đai - Học viện Nông nghiệp Việt Nam giúp tơi hồn chỉnh luận văn.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An,
Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Quỳnh Lưu, Ban giải phòng mặt bằng huyện
Quỳnh Lưu, UBND các xã ở huyện cùng các hộ dân đã tham gia trả lời phỏng vấn đã
giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện về
mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nam


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài................................................................................. 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................ 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu..................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất.......................................................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư..................................................... 4

2.1.2.

Vai trị của cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất . 5

2.1.3.

Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ......................................... 7

2.1.4.

Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ...........8

2.2.

Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở một số nước và một số tổ

chức trên thế giới........................................................................................................ 9
2.2.1.

Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số nước trên thế giới và

các nước trong khu vực.............................................................................................. 9

2.2.2.

Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Ngân hàng Thế giới (World

bank) và Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank) ................13
2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại
Việt Nam.................................................................................................................... 13

2.3.

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở việt nam qua các thời kỳ ...........14

2.3.1.

Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1993.................................................... 14

2.3.2.

Giai đoạn Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực..................................................... 15

iii


2.3.3.

Giai đoạn Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực..................................................... 16


2.3.4.

Giai đoạn Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay...................................... 18

2.4.

Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất ở Việt Nam và ở tỉnh Nghệ An.

2.4.1.

Tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất ở Việt Nam

2.4.2.

19
19

Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất ở Nghệ An.

21

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 25
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 25


3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 25

3.3.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 25

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 25

3.4.1.

Tổng quát về địa bàn nghiên cứu........................................................................... 25

3.4.2.

Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện Quỳnh Lưu giai
đoạn 2013 đến năm 2017

3.4.3.

25

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất triển khai dự án “ Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc Lộ 1A đoạn qua
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”

3.4.4.


25

Đề xuất một số giải pháp về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất 25

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 26

3.5.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp..................................................... 26

3.5.2.

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp...................................................... 26

3.5.3.

Phương pháp thống kê phân tích, xử lý số liệu.................................................... 27

3.5.4.

Phương pháp so sánh................................................................................................ 27

Phần 4. Kết quả nghiên cứu................................................................................................ 28
4.1.

Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu...................................... 28


4.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Quỳnh Lưu............................................................ 28

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Quỳnh Lưu.............................. 31

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội huyện Quỳnh Lưu ......36

4.2.

Đánh giá công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện Quỳnh Lưu giai
đoạn 2013 đến nay

iv

39


4.2.1.

Tình hình thực hiện cơng tác giao, cho th, thu hồi đất, bồi thường hỗ
trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu

39


4.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quỳnh Lưu năm 2017................................. 43

4.3.

Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1a đoạn qua
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

44

4.3.1.

Khái quát về Dự án nghiên cứu.............................................................................. 44

4.3.2.

Đánh giá công tác BT, HT, TĐC khi thực hiện dự án......................................... 46

4.3.3.

Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thương, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng dự án nghiên cứu qua ý kiến người dân 53

4.3.4.

Kết quả điều tra ý kiến của cán bộ trực tiếp thực hiện dự án. ........................... 63

4.3.5.


Kết quả điều tra các hộ dân nhận tái định cư....................................................... 65

4.3.6.

Đánh giá chung về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án ............66

4.4.

Đề xuất một số giải pháp về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất

69

4.4.1.

Về công tác quản lý đất đai.................................................................................... 69

4.4.2.

Về cải cách thủ tục hành chính............................................................................... 70

4.2.3.

Tuyên truyền vận động nâng cao ý thức của người dân..................................... 70

4.2.4.

Về chính sách bồi thường........................................................................................ 71


4.4.5.

Về chính sách hỗ trợ................................................................................................. 71

4.4.6.

Về cơng tác tái định cư............................................................................................ 72

4.4.7.

Giải pháp chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh........................ 72

4.4.8.

Các giải pháp khác:.................................................................................................. 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 74
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 74

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 75

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 76
Phụ lục...................................................................................................................................... 78

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐG TS

Bán đấu giá tài sản

BĐS

Bất động sản

BLDS

Bộ Luật Dân sự

BT

Bồi thường

CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

CN - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp


CN QSD

Chuyển nhượng Quyền sử dụng

CNH

Cơng nghiệp hố

CSHT

Cơ sở hạ tầng

GCN

Giấy chứng nhận

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐBĐG

Hội đồng Bán đấu giá

HĐH


Hiện đại hoá

HT

Hỗ trợ

KDC

Khu dân cư

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QSH

Quyền sở hữu

SDĐ

Sử dụng đất

TĐC

Tái định cư

UBND

Uỷ ban nhân dân


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.0. Bảng tính chọn số hộ điều tra............................................................................. 26
Bảng 4.1. Phân bố dân cư của huyện Quỳnh Lưu năm 2017 .......................................... 35
Bảng 4.2. Bảng cơ cấu các hộ bị ảnh hưởng trên địa bàn nghiên cứu........................... 46
Bảng 4.3. Tổng hợp các đối tượng được BT, HT, TĐC................................................... 47
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác bồi thường TĐC của dự án ................................. 49
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện công tác hỗ trợ của dự án .................................................... 50
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện công tác tái định cư của dự án ........................................... 52
Bảng 4.7. Tổng hợp đánh giá về việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt
bằng và tái định cư tại dự án Quốc Lộ 1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu 54
Bảng 4.8. Tổng hợp đánh giá về ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình
sau khi bị thu hồi đất 56
Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến điều tra cán bộ trực tiếp thực hiện công tác BT, HT,
TĐC của dự án.

64

Bảng 4.10. Tổng hợp các ý kiến người dân đủ điều kiện nhận tái định cư ....................65

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An...................................... 29
Hình 4.2: Hình biểu thị tốc độ phát triển giá trị tăng thêm ............................................. 31
Hình 4.3: Biểu thị cơ cấu kinh tế qua các năm................................................................. 32
Hình 4.4: Cơ cấu lao động................................................................................................... 32
Hình 4.5. Cơ cấu sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu............................................................. 44
Hình 4.6. Sơ đồ Quốc Lộ 1A đoạn qua 04 xã và 1 thị trấn. ............................................ 45
Hình 4.7. Quốc lộ 1A đọan qua huyện Quỳnh Lưu đã được đưa vào sử dụng. ...........45
Hình 4.8. Khu tái định cư đã bàn giao cho các hộ dân.................................................... 53
Hình 4.9. Đánh giá của người dân về giá đất bồi thường so với giá thị trường ..........57
Hình 4.10. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến kinh tế
hộ gia đình

59

Hình 4.11. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến tình
trạng việc làm 60
Hình 4.12. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến tình
trạng an ninh trật tự xã hội

61

Hình 4.13. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sự tiếp
cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội

62

Hình 4.14. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến tình
trạng mơi trường

viii


63


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Nam
Tên đề tài:“Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi
đất tại dự ánQuốc Lộ 1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
Ngành: Quản lý Đất đai

Mã số: 8.850103

Khoa: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua
huyện Quỳnh Lưu;
Xác định những tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện tốt
chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất triển khai thực hiện
dự án mở đường, nâng cấp hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra thu
thập số liệu thứ cấp; Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp thống
kê phân tích, xử lý số liệu; Phương pháp so sánh; Phương pháp tham khảo, kế thừa các
tài liệu sẵn có
3. Kết quả chính và kết luận
Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 43.615,5 ha và dân số 253.858 người, bình
2


quân 262.380 người/km .Nền kinh tế phát triển nhanh và toàn diện, cơ cấu kinh tế
thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm
tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Tổng chiều dài đã bàn giao
là 4.75 km đạt 100% so dự án. Tái định cư cho 45 hộ gia đình bị thu hồi đất ở. Tổng
kinh phí bồi thường của dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1Aqua 04 xã và 01
2

thị trấn là 53.603,247 Tr. đồng. Với số hộ dân 399 hộ dân, diện tích 38.526,7 m .
Tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án thực hiện chậm vì một số
ngun nhân chính như: Đơn giá giá bồi thường đất thấp hơn với giá thực tế từ 2-5
lần; Hộ dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Bố trí các khu TĐC cịn
chậm, chưa phù hợp (vị trí TĐC xa trung tâm, chất lượng nhà TĐC thấp, các hộ dân
không đủ tiền mua nhà TĐC...).

ix


Để thực hiện công tác bồi thường, GPMB hiệu quả thì cần thực hiện đồng bộ
các giải pháp: Hồn thiện chính sách pháp luật về đất đai nói chung và chính sách về
cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nói riêng; Tăng cường vai trị cộng đồng trong
việc tham gia công tác GPMB; Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của
ban bồi thường và GPMB.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Van Nam
Thesis title: Evaluation of compensation, support and resettlement when the State

recovers land at the National Highway 1A project section through Quynh Luu district,
Nghe An province.
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To evaluate the implementation of the policy on compensation, support and
resettlement when the State recovers land to implement the project on rehabilitation,
upgrading and expansion of the National Highway 1A section through Quynh Luu
district, Nghe An province.
To identify the shortcomings, propose solutions to contribute the good
implementation of compensation and resettlement policies when the State recovers
land to implement the projects on paving the way, upgrading the transport system in
the area of Quynh Luu district, Nghe An province.
Materials and Methods
The thesis used the following methods: Method of secondary data collection
survey; method of investigation and collection of primary data; Methods of data
statistical, analysis and processing; Method of comparative; Methods of reference,
inherited materials available.
Main findings and conclusions
The district has a total natural area of 43,615.5 hectares and a population of
253,858 people, averagely 262,380 people / km2. The economy is developing rapidly
and comprehensively, the economic structure changes in the direction of increasing the
proportion of industry, trade, services, reducing the proportion of agriculture.
Results of compensation, support and resettlement: The total length of the
handover was 4.75 km, reaching 100% of the project. Resettled for 45 households
which had land recovered. The total compensation cost of the project of rehabilitation,
upgrading and expansion of National Highway 1A section through 04 communes and

01 township was 53,603,247 million VND, with a total of 399 households, the area of
38,526.7 m2.
The progress of compensation, support and resettlement of the project was delayed
because of some main reasons such as: Unit price of land compensation price is

xi


lower than actual price of 2-5 times; Households did not receive compensation,
support and resettlement; Arrangement of resettlement sites was slow, not suitable
(resettlement location is far from the center, quality of resettlement house was low,
households had not enough money to buy a resettlement house...).
In order to implement the work of compensation and land clearance effectively, it
is necessary to implement measures synchronously to improve the land legislation in
general and policies on compensation, support and resettlement in particular.
Strengthening community role in taking part in the work of site clearance; Improve staff
capacity and work efficiency of the compensation and clearance department.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, tư liệu sản xuất đặc biệt,
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hố, xã hội, an ninh - quốc phịng. Ngày nay đất đai trở thành nguồn nội lực để
thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa hướng tới việc đưa nước ta trở thành
một nước công nghiệp vào năm 2020. Trong quá trình CNH - HĐH việc GPMB
tạo quỹ đất sạch thực hiện các dự án nhằm phát triển kinh tế và cho các mục đích

xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng nghiệp, xây dựng, đơ thị hóa, đặc biệt cho việc phát
triển hệ thống giao thông phục vụ các hoạt động xã hội là điều không tránh khỏi.
Trong điều kiện quỹ đất có hạn nhu cầu đất đai để thực hiện CNH - HĐH trong đó
có nhu cầu phát triển, xây dựng hạ tầng cơ sở ngày càng tăng làm cho đất đai ngày
càng hiếm và có giá từ đó dẫn đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất đang trở thành vấn đề lớn, bức xúc, đối với cả người dân có đất bị
thu hồi cũng như gây áp lực với các cấp chính quyền và các tổ chức có liên quan.
Theo quy định hiện hành của pháp luật Đất đai nước ta, đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; Nhà nước thống nhất quản lý
đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và công cụ để thực hiện việc quản lý
là pháp luật đất đai. Quyền định đoạt của Nhà nước được thực hiện thông qua các
chức năng như: giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, định giá đất,
thu hồi đất phục vụ lợi ích quốc gia cơng cộng, kinh tế và quốc phịng an ninh.
Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi giải phóng
mặt bằng là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời
sống kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước đến từng địa phương, cơ sở. Có nhiều
nơi trở thành điểm nóng, nguyên nhân của những vụ khiếu kiện đông người và kéo
dài. Đặt ra những yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để
có giải pháp giải quyết khả thi. Trong những năm qua, cơng tác bồi thường giải
phóng mặt bằng (GPMB. là một trong những vấn đề then chốt trong việc triển khai
dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm. Nếu chủ

1


đầu tư làm tốt, đúng tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì đây chính
là yếu tố chính, quyết định thành cơng của dự án.
Cơng tác giải phóng mặt bằng mang tính quyết định đến tiến độ của các dự
án, là khâu đầu tiên trong triển khai thực hiện dự án. Có thể nói: “Giải phóng mặt
bằng nhanh là một nửa dự án”. Tiến độ của cơng tác giải phóng mặt bằng tác động

trực tiếp đến hiệu quả dự án đầu tư nói riêng và hiệu quả xã hội nói chung, đặc biệt
là ảnh hưởng đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của những người bị thu hồi
đất và tái định cư.
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng của tỉnh Nghệ An, cùng với những thế
mạnh của mình, Quỳnh Lưu đang ngày càng phát triển trở thành một trung tâm
công nghiệp của tỉnh Nghệ An. Nhiều dự án được triển khai và xây dựng nên cơng
tác giải phóng mặt bằng, đền bù và hỗ trợ tái định cư ở đây cần được nâng cao.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
tại dự án quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án cả tạo nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A trên địa
bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An;
-

Xác định những tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện

tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất triển khai
thực hiện các dự án án mở đường, nâng cấp hệ thống giao thông trên địa bàn
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Không gian nghiên cứu: huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Phạm vi nghiên cứu: Dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
-


Phạm vi thời gian: năm 2014-2017.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.
* Đóng góp mới
Đánh giá cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi

2


đất tại dự án quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Trên cơ sở
phân tích, bổ sung thêm cơ sở thực tiễn cho huyện Quỳnh Lưu trong việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện trong giai
đoạn tới.
*

Về khoa học: Là căn cứ giúp các nhà quản lý, hoạch định các chính sách

tham khảo, cân nhắc để thực hồn thiện chủ trương, chính sách khi Nhà nước thu
hồi đất. Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ
sở thực tiễn để đánh giá chung tình hình của người dân trước và sau khi bị Nhà
nước thu hồi đất.
*
+

Về thực tiễn: Nghiên cứu này giúp:

Giúp cho các nhà quản lý, quản lý về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi

nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện. Chỉ ra điểm hợp lý và chưa hợp lý của hệ
thống chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

+
Kết quả nghiên cứu đã giúp người dân hiểu rõ thêm về quyền lợi và nghĩa
vụ của mình về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI
ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT.
2.1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
2.1.1.1. Bồi thường
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Bồi thường là đền trả lại các sự tổn
hại” (Khang Việt, 2009). Như vậy, bồi thường là trả lại tương xứng với giá trị hoặc
công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì hình vi của chủ thể khác mang lại.
Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với
diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất (Luật đất đai 2013).
2.1.1.2. Hỗ trợ
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Hỗ trợ là giúp thêm vào” (Khang Việt,
2009).
Hỗ trợ là một hành động thể hiện tinh thần đồn kết tương thân, tương ái
thơng qua sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần để giúp đỡ một thành viên hoặc một
nhóm người trong xã hội có thể vượt qua những khó khăn hay những rủi ro mà họ
gặp phải để sớm ổn định cuộc sống.
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất
thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Luật đất đai, 2013).
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, lâm nghiệp, vừa là tư
liệu tiêu dùng của con người. Do vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng
đất sẽ mất tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng dẫn đến hiện tượng người SDĐ lâm
vào hồn cảnh khó khăn như mất công ăn việc làm, mất nơi sinh sống, mất đi nền

tảng văn hóa nơi sinh sống ... buộc người dân phải thích nghi với những thay đổi
sau khi bị thu hồi đất. Để giúp cho họ vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và ổn
định đời sống thì bên cạnh việc bồi thường, Nhà nước thực hiện hỗ trợ ổn định đời
sống, sản xuất và tạo việc làm cho người có đất bị thu hồi.
2.1.1.3. Tái định cư
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tái định cư được hiểu là đến một nơi nhất định để
sinh sống lần thứ hai (lại một lần nữa).” (Khang Việt, 2009).

4


Mặc dù thuật ngữ tái định cư được pháp Luật Đất đai đề cập nhưng lại chưa
có quy định nào giải thích cụ thể nội hàm của khái niệm này. Luật Đất đai năm
2013 chỉ quy định: “Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được
UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thơng
báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến
phương án bố trí tái định cư và niêm yết cơng khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở
UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại
nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố
trí tái định cư...trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi
thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước
hỗ trợ tiền đủ để mua một xuất tái định cư tối thiểu...” (Luật đất đai, 2013).
Như vậy, tái định cư là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh
tế - xã hội đối với bộ phận dân cư phải gánh chịu vì sự phát triển chung. Tái định
cư là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong chính sách
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Các dự án tái định cư cũng được coi là dự án phát
triển và phải được thực hiện như các dự án phát triển khác.
2.1.2. Vai trị của cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất
Thông qua việc thu hồi đất Nhà nước tạo được một quỹ đất sạch cần thiết để

phục vụ vào phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuât, đảm bảo an ninh quốc phòng, an
sinh xã hội và phát triển kinh tế; phát triển các cơ sở kinh tế, các khu, cụm công
nghiệp, các cơ sở sản xuất – kinh doanh, khu đô thị, khi vui chơi giải trí, cơng viên
cây xanh v.v.. Qua đó làm tăng thêm khả năng thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư
trong nước và ngoài nước, phục vụ phát triển kinh tế (Trần Quang Huy, 2013).
Việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tốt làm tăng tiến độ
thu hồi đất góp phần gián tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất cơng nghiệp, dịch vụ.
Khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, Nhà nước thực hiện
các biện pháp hỗ trợ cho người nông dân bị mất đất sản xuất trong việc đào tạo
chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới. Qua đó, góp phần rút bớt một lực
lượng lao động ở nông thôn chuyển sang làm việc trong khu vực sản xuất phi nông
nghiệp và dịch vụ.

5


Việc thu hồi đất của Nhà nước đối với người SDĐ để sử dụng vào các mục
đích khác nhau sẽ gây ra những thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của
những người bị thu hồi đất. Nếu không thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư cho người bị thu hồi đất sẽ dẫn đến tình trạng khi các cơng trình phúc
lợi được xây dựng trên những diện tích đất bị thu hồi mang lại lợi ích cho cộng
đồng thì trái ngược lại người bị thu hồi đất lại rơi vào tình trạng khó khăn về sản
xuất và đời sống do bị mất đất sản xuất hoặc mất nhà ở (Hoàng Thị Nga, 2010).
Khi thay đổi nơi ở đó là phải chuyển đến khu tái định cư, việc quy hoạch khu tái
định cư không quan tâm đến phong tục tập quán sinh hoạt của người dân dẫn đến
nhiều khó khăn hơn cho người dân phải tái định cư, chất lượng cơng trình tái định cư
cũng là một trong những nỗi ám ảnh của người dân phải tái định cư. Do đó, vấn đề bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải giải quyết hài hòa các mối
quan hệ về lợi ích của Nhà nước, của xã hội vừa để đảm bảo nhu cầu sử dụng đất đai

phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; vừa
bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người SDĐ, bồi hồn cho họ những thành
quả lao động, kết quả đầu tư bị thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra.

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có vai trị quan trọng
trong sự phát triển của đất nước. Các cơng trình phục vụ mục đích an ninh, quốc
phịng, lợi ích quốc gia, mục đích phát triển kinh tế đều cần tới mặt bằng. Có thể
nói công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện nhanh và hiệu quả thì
cơng trình thực hiện đã hồn thành được một nửa. Q trình thực hiện công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân tại
thời điểm bị thu hồi đất và sau này. Do diện tích đất sản xuất của người dân bị thu
hồi dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, người dân khơng có thu nhập làm ảnh hưởng
đến kinh tế của mỗi hộ gia đình cá nhân. Thiếu việc làm là nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng mất trật tự an ninh. Đời sống của nhân dân sau khi bị thu hồi đất có
thể được nâng cao một cách nhanh chóng nhưng khơng bền vững do người dân
không biết sử dụng khoản tiền hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến tình trạng
ăn tiêu lãng phí dễ dàng mắc phải các tệ nạn xã hội (Đặng Thái Sơn, 2014).
Việc thu hồi đất khơng đúng mục đích, các dự án treo dẫn đến mất đất sản
xuất, người dân khơng có việc làm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến
tình trạng người dân bị kích động bởi các thế lực chống đối gây mất trật tự an ninh
quốc phòng, mất niềm tin của Nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, vai
trị của cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư không chỉ là làm thế

6


nào để thực hiện thu hồi đất một cách nhanh chóng mà phải tạo ra được bài tốn ổn
định và phát triển bền vững cho người dân sau khi bị thu hồi đất.
Việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện từ việc thực hiện bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho thấy nếu không giải quyết tốt việc bồi

thường tổn thất, hỗ trợ tái định cư nhằm hỗ trợ họ vượt qua khó khăn trước mắt để
nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất thì sẽ phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu
kiện kéo dài, vượt cấp với số đông người dân tham gia. Đây cũng là nguyên nhân
cơ bản phát sinh những tụ điểm gây mất ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội
và dễ bị kẻ xấu lợi dụng kích động. Do vậy thực hiện tốt cơng tác bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư góp phần vào ổn định chính trị, trật tự, an tồn xã hội, tránh nguy
cơ nảy sinh các xung đột trong xã hội.
2.1.3. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
2.1.3.1. Tính phức tạp
Đất đai là tài sản đặc biệt, có giá trị cao và vai trò cực kỳ quan trọng trọng
đời sống kinh tế - xã hội. Việt Nam với xuất phát là đất nước nông nghiệp, dân cư
chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do vậy, khi Nhà nước thu
hồi đất để thực hiện các dự án phát triển người dân thường bị thụ động trong việc
chuyển đổi nghề nghiệp, khó khăn trong việc ổn định đời sống, việc làm. Mặt
khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến cơng tác tuyên truyền,
vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ
trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này
(Phạm Phương Nam và Nguyễn Thanh Trà, 2011).
Đối với đất ở công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư lại càng phức tạp hơn
do những nguyên nhân sau: Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời
sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán của người dân là ngại di
chuyển chỗ ở; cơ chế chính sách chưa đồng bộ, sự quản lý lỏng lẻo, giải quyết
khơng dứt điểm, kéo dài của các cấp chính quyền nhất là chính quyền cấp cơ sở
dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai, xây nhà trái phép diễn ra; thiếu quỹ đất do
xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo
được yêu cầu; dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống
bám vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển
đến ở khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ không muốn di
chuyển.


7


2.1.3.2. Tính đa dạng
Mỗi dự án được tiến hành theo mục đích khác nhau trên một vùng đất khác
nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành,
mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực
ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động
sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ;
khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nơng
nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng và được tiến
hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm của mỗi khu vực và
từng dự án cụ thể (Phạm Phương Nam và cs., 2013).
2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một quá trình
phức tạp chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có cả yếu tố khách quan
và yếu tố chủ quan.
2.1.4.1. Yếu tố khách quan
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể:
+

Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện một

cách đúng nguyên tắc, chính xác để khi tiến hành xét duyệt đối tượng được bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư được dễ dàng và khách quan.
+

Công tác chỉnh lý biến động, công tác này rất quan trọng vì chỉ có chỉnh lý

biến động kịp thời thì việc kiểm kê diện tích sử dụng đất mới chính xác, khơng xảy

ra hiện tượng bồi thường, hỗ trợ chồng chéo giữa các các quyết định thu hồi đất
của nhiều dự án khác nhau trong cùng một thời điểm và cùng một chủ sử dụng đất.
+
Công tác thống kê, kiểm kê: Công tác này cần phải được thực hiện nghiêm
túc có trách nhiệm, khơng gây thiệt hại cho người bị thu hồi đất và chủ đầu tư.
Việc kiểm kê sai dẫn tới khiếu nại kéo dài thời gian thực hiên công tác bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư dẫn đến chậm bàn giao mặt bằng, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh
hưởng an ninh trật tự.
+
Các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
Việc xác định nguồn gốc đất, đối tượng và điều kiện được bồi thường; đối tượng
và điều kiện được hỗ trợ; đối tượng và điều kiện được tái định cư.
- Giá đất để tính bồi thường: Đây là nguyên nhân chính ảnh hưởng lớn đến

8


công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trên thực tế giá đất do UBND tỉnh ban
hành hàng năm chưa sát với giá thị trường, do vậy sẽ xảy ra hiện tượng người bị
thu hồi đất không đồng ý và phải xác định lại giá đất dẫn đến kéo giài thời gian
thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tốn kém kinh phí.
2.1.4.2. Yếu tố chủ quan
Năng lực tài chính của chủ đầu tư: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới công
tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chủ đầu tư có năng lực tài chính mạnh việc
giải ngân diễn ra nhanh chóng, kịp thời đẩy nhanh được tiến độ bồi thường, hỗ trợ
tái định cư;
-

Phương thức quản lý lưu trữ hồ sơ; khả năng tổ chức và thực hiện công tác


bồi thường hỗ trợ, tái định cư; trình độ hiểu biết pháp luật của người dân; công tác
tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
-

Phong tục, tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất của người dân vùng bị thu

hồi đất. Khi tìm hiểu rõ được phong tục tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất của
người dân vùng bị thu hồi đất việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ được thực
hiện theo nhu cầu thực tế của người dân, giảm bớt được tình trạng các hộ gia đình
cá nhân chuyển đến khu tái định cư nhưng không thực hiện được sản xuất, và
phong tục sống bị đảo lộn;Trình độ, năng lực, và trách nhiệm của người trực tiếp
thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Cán bộ trực tiếp làm công tác
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư rất quan trọng, các cán bộ có trình độ và làm việc có
trách nhiệm sẽ đẩy nhanh được tiến độ thực hiện, thơng qua cán bộ có thể tun
truyền phổ biến quy định của pháp luật.
2.2. QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ Ở MỘT SỐ
NƯỚC VÀ MỘT SỐ TỔ CHỨC TRÊN THẾ GIỚI
2.2.1. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở một số nước trên thế giới và
các nước trong khu vực
2.2.1.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Australia
Luật Đất đai của Australia quy định đất đai của quốc gia thuộc sở hữu Nhà
nước và sở hữu tư nhân. Luật Đất đai bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của
chủ sở hữu đất đai. Chủ sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa
kế theo di chúc mà khơng có sự cản trở nào, kể cả việc tích luỹ đất đai. Theo Luật
về thu hồi tài sản của Australia năm 1989 có hai loại thu hồi đất, đó là thu đất bắt

9



buộc và thu đất tự nguyện. Trong đó: Thu hồi đất tự nguyện được tiến hành khi
chủ đất cần được thu hồi đất. Trong thu đất tự ngun khơng có quy định đặc biệt
nào được áp dụng mà việc thoả thuận đó là nguyên tắc cơ bản nhất. Chủ có đất cần
được thu hồi và người thu hồi đất sẽ thoả thuận giá bồi thường đất trên tinh thần
đồng thuận và căn cứ vào thị trường. Khơng có bên nào có quyền hơn bên nào
trong thoả thuận và cũng khơng bên nào được áp đặt đối với bên kia; thu hồi đất
bắt buộc được Nhà nước Australia tiến hành khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng đất
cho các mục đích cơng cộng và các mục đích khác. Thơng thường, nhà nước có
được đất đai thơng qua đàm phán.
Ngun tắc của bồi thường được quy định tại điều 55 Đạo luật quản lý đất
đai như sau: giá trị đặc biệt do sở hữu hoặc việc SDĐ bị thu hồi; thiệt hại về tiếng
ổn hoặc các thiệt hại khác; khơng tính đến phần giá trị tài sản tăng thêm hay giảm
đi do bị thu hồi. Giá tính mức bồi thường là giá thị trường hiện tại, được quyết
định với cơ quan quản lý với sự tư vấn của người đứng đầu cơ quan định giá. Giá
thị trường được xác định là mức tiền mà tài sản đó có thể bán được một cách tự
nguyện, sẵn sàng ở một thời điểm nhất định giá là công bằng và theo giá thị
trường.
Theo Luật về thu hồi tài sản năm 1989 và Luật quản lý đất đai WA1997
Australia chỉ có một hình thức bồi thường duy nhất là bồi thường bằng tiền mặt.
(Bộ Tài ngun và mơi trường, 2012).
2.2.1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Hàn Quốc

Hàn Quốc, vào những năm 70 của thế kỷ trước, trước tình trạng di dân ồ ạt
từ các vùng nông thôn vào đô thị, thủ đơ Xơ-un đã phải đối mặt với tình trạng
thiếu đất định cư trầm trọng trong thành phố. Để giải quyết nhà ở cho dân nhập cư,
chính quyền thành phố phải tiến hành thu hồi đất của nông dân vùng phụ cận. Việc
bồi thường được thực hiện thông qua các cơng cụ chính sách như hỗ trợ tài chính,
cho quyền mua căn hộ do thành phố quản lý và chính sách TĐC (Nguyễn Thắng
Lợi, 2008).
Luật bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất của Hàn Quốc được chia thành hai

thể chế. Một là “đặc lệ” liên quan đến bồi thường thiệt hại cho đất công cộng đã
đạt được theo thủ tục thương lượng của pháp luật được lập vào năm 1962. Hai là
luật “sung công đất” theo thủ tục quy định cưỡng chế của công pháp được lập vào
năm 1975. Tuy nhiên, dưới hai thể chế luật và trong q trình thực hiện luật “đặc
lệ” thương lượng khơng đạt được thoả thuận thì luật “sung cơng đất” được

10


thực hiện bằng cách cưỡng chế nhưng như thế thì được lặp đi lặp lại và đôi khi bị
trùng hợp cho nên thời gian có thể kéo dài và chi phí bồi thường sẽ tăng lên.
Đặc trưng của luật bồi thường: Thực hiện luật bồi thường của Hàn Quốc thực
hiện theo ba giai đoạn:
Thứ nhất: Định giá theo quy định tức là tiền bồi thường đất đai sẽ được giám
định viên công cộng đánh giá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ
cho cơng trình cơng cộng. Mỗi năm, Hàn Quốc cho thi hành đánh giá đất hơn 27
triệu địa điểm trên toàn quốc và chỉ định 470.000 địa điểm làm tiêu chuẩn và thông
qua đánh giá của giám định để dựa theo đó hình thành giá quy định cho việc đền
bù. Giá quy định không dựa vào những lợi nhuận khai thác, do đó có thể bảo đảm
khách quan trong việc bồi thường.
Thứ hai: Pháp luật có quy định khơng gây thiệt hại nhiều cho người có quyền
sở hữu đất trong q trình thương lượng chấp nhận thu hồi đất. Quy trình chấp
nhận theo thứ tự là cơng nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai, thương
lượng chấp nhận thu hồi.
Thứ ba: Đối với trường hợp tái định cư, ngoài khoản bồi thường, người bị di
dời có thể chọn khu vực nhà, nhà ở hoặc khoản trợ cấp di dời. Một khu vực tái
định cư phải có đầy đủ dịch vụ do chủ dự án chi trả kể cả chi phí di chuyển. Đất
cấp cho người tái định cư có mức giá bằng 80% chi phí phát triển (mức này thấp
hơn rất nhiều so với mức giá thị trường. Kết quả là phần lớn đất cho người tái định
cư được bán lại ngay) (Nguyễn Thị Nga, 2011).

Luật Bồi thường của Hàn Quốc được thực hiện theo ba nguyên tắc trên đối
với đất đai, bất động sản và các quyền kinh doanh, nông nghiệp, ngư nghiệp,
khoáng sản... để cung cấp tiền bồi thường và chi phí di dời.
Chế độ và luật khi thu hồi đất GPMB: Theo luật sung cơng đất đai thì nếu
như đã trả hoặc đặt cọc tiền bồi thường xong nhưng khơng chịu di dời thì được
xem như gây hại cho lợi ích cơng cộng do đó phải thi hành cưỡng chế giải toả thì
được thực hiện quyền thi hành theo luật thực hiện thi hành hành chính và quyền thi
hành này phải theo thủ tục pháp lệnh cảnh cáo theo quy định. Thực chất biện pháp
GPMB thường bị các thường dân hoặc các người ở thuê phản đối và chống trả
quyết liệt gây ảnh hưởng xấu đến xã hội cho nên tốt nhất là phải có sự nghiên cứu
tìm ra biện pháp cho dân tự nguyện di dời là hay hơn cả. (Phạm Phương Nam và
cs., 2013).

11


2.2.1.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Thái Lan


Thái Lan, cũng giống như ở nhiều nước khác trong khu vực châu Á, q trình

đơ thị hố diễn ra nhanh chóng, mọi giao dịch về đất đai đều do cơ chế thị trường điều
tiết. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý, việc bồi thường được tiến
hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân; định giá đền bù.

Giá bồi thường phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án
mang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước bồi thường với giá rất cao so với giá
thị trường. Nhìn chung, khi tiến hành lấy đất của dân, nhà nước hoặc cá nhân đầu
tư đều bồi thường với mức cao hơn giá thị trường (Đào Trung Chính, 2014).
Pháp Luật Đất đai Thái Lan cho phép tồn tại hình thức sở hữu tư nhân về đất

đai. Do vậy nguyên tắc khi Nhà nước hoặc các tổ chức lấy đất để làm bất kỳ một
dự án nào, cơng trình nào đều phải có sự thoả thuận về sử dụng đất giữa chủ dự án
và chủ sở hữu khu đất trên cơ sở một hợp đồng.
Năm 1987, Thái Lan ban hành luật về trưng dụng bất động sản áp dụng cho
việc trưng dụng đất phục vụ vào các mục đích xây dựng cơng cộng, an ninh quốc
phịng. Luật quy định những ngun tắc thu hồi đất, nguyên tắc tính giá trị bồi
thường các loại tài sản được bồi thường, trình tự lập dự án, duyệt dự án, lên kế
hoạch bồi thường trình các cấp phê duyệt. Luật còn quy định thủ tục thành lập các
cơ quan, uỷ ban tính tốn bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi
thường, trình tự khiếu nại, giải quyết khiếu nại, trình tự đưa ra tòa án.


Thái Lan việc tuyên truyền vận động đối với các đối tượng bị di dời được

thực hiện rất tốt, gần như ngay từ đầu, xấp xỉ 100% các hộ dân đã hiểu và chấp
hành các chính sách bồi thường, GPMB của Nhà nước (Đào Trung Chính, 2014).
Về giá đất làm căn cứ bồi thường thiệt hại: căn cứ vào giá do một Uỷ ban của
Chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá trên thị trường chuyển nhượng bất động
sản. Việc bồi thường chủ yếu bằng tiền mặt. Nếu phải di chuyển nhà đến nơi mới,
Uỷ ban này sẽ chỉ đạo cho người dân biết mình đến đâu, phải trả tiền một lần,
được cho thuê hay mua trả góp... Tuy nhiên cũng có trường hợp bên bị thu hồi
khơng chấp nhận, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra, xem xét một lần
nữa xem đã hợp lý chưa và dù đúng hay không nếu người bị thu hồi không chuyển
đi sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Việc khiếu nại sẽ tiếp tục do toà án giải quyết.

12


×