Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm phyllosticta citriasiana trên cây có múi tại tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 106 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THANH HẢI

NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM NÂU DO NẤM
PHYLLOSTICTA CITRIASIANA TRÊN CÂY CÓ MÚI
TẠI TỈNH HỊA BÌNH
Chun ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số chun ngành:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hà Viết Cường

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Thanh Hải

ii


LỜI CẢM ƠN
Để bản luận văn được hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập, nghiên cứu,
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, của các tập
thể, cá nhân, sự động viên của gia đình và bạn bè.
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hà
Viết Cường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ
tận tình trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu hồn thành đề tài.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo Bộ môn Bệnh cây Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân và gia
đình đã ln động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành bản luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Thanh Hải


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục bảng......................................................................................................................... vi
Danh mục hình........................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề.................................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu....................................................................................................... 3

1.2.1.

Mục đích....................................................................................................................... 3

1.2.2.

Yêu cầu......................................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................. 4
2.1.


Tình hình sản xuất cây có múi tại Việt Nam và Hịa Bình ................................... 4

2.1.1.

Tình hình sản xuất cây có múi tại Việt Nam.......................................................... 4

2.1.2.

Tình hình sản xuất cây có múi tại tỉnh Hịa Bình.................................................. 5

2.2.

Bệnh đốm đen do nấm Phyllosticta citricarpa..................................................... 6

2.2.1.

Triệu chứng.................................................................................................................. 6

2.2.2.

Tầm quan trọng........................................................................................................... 8

2.2.3.

Phân bố......................................................................................................................... 9

2.2.4.

Phân loại....................................................................................................................... 9


2.2.5.

Hình thái..................................................................................................................... 10

2.2.6.

Sinh học...................................................................................................................... 11

2.2.7.

Dịch tễ........................................................................................................................ 12

2.2.8.

Phịng chống.............................................................................................................. 14

2.3.

Bệnh đốm nâu do nấm Phyllosticta ở Việt Nam................................................ 16

2.3.1.

Triệu chứng................................................................................................................ 16

2.3.2.

Đặc điểm hình thái.................................................................................................... 17

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................... 20

3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 20
iii


3.2.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 20

3.2.1.

Điều tra tình hình bệnh đốm nâu gây hại cây có múi tại tỉnh Hịa Bình ..........20

3.2.2.

Nghiên cứu về đặc điểm hình thái nấm đốm nâu P. citriasiana...................... 20

3.2.3.

Nghiên cứu về sinh học nấm đốm nâu P. citriasiana........................................ 20

3.2.4.

Nghiên cứu về phòng trừ nấm đốm nâu P. citriasiana...................................... 21

3.3.

Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 21


3.4.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 22

3.4.1.

Phương pháp điều tra đồng ruộng.......................................................................... 22

3.4.2.

Phương pháp thu thập mẫu...................................................................................... 22

3.4.3.

Phương pháp điều chế môi trường......................................................................... 23

3.4.4.

Phương pháp phân lập nấm..................................................................................... 23

3.4.5.

Phương pháp lây nhiễm kèm các chỉ tiêu đánh giá............................................. 24

3.4.6.

Phương pháp và các chỉ tiêu hình thái cần đánh giá ........................................... 25

3.4.7.


Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học.................................................... 26

3.4.8.

Phương pháp đánh giá biện pháp phòng chống bằng thuốc hóa học ...............27

Phần 4. Kết quả và thảo luận.......................................................................................... 32
4.1.

Triệu chứng bệnh...................................................................................................... 32

4.1.1.

Triệu chứng trên quả................................................................................................ 32

4.1.2.

Triệu chứng trên lá.................................................................................................... 34

4.2.

Diễn biến bệnh đốm nâu trên một số giống cây có múi tại tỉnh Hịa Bình .....35

4.2.1.

Diễn biến bệnh đốm nâu trên giống bưởi đỏ tại xã Thanh Hối – huyện
Tân Lạc năm 2015

4.2.2.


Diễn biến bệnh đốm nâu trên giống bưởi da xanh tại xã Thanh Hối –
huyện Tân Lạc năm 2015

4.2.3.

35
39

Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên giống bưởi diễn tại xã Ngọc Lương

– huyện Yên Thủy năm 2015 42
4.2.4.

Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên giống cam CS1 tại xã Tân Phong –

huyện Cao Phong

45

4.3.

Đặc điểm hình thái nấm P. citriasiana................................................................. 48

4.3.1.

Đặc điểm tản nấm trên mơi trường ni cấy........................................................ 48

4.3.2.

Đặc điểm hình thái nấm trên vết bệnh................................................................... 49


4.3.3.

Kiểm tra nguồn bệnh trên tàn dư............................................................................ 51

iv


4.4.

Một số đặc điểm sinh học của nấm đốm nâu....................................................... 53

4.4.1.

Ảnh hưởng của bề mặt giá thể đến nảy mầm bào tử và hình thành giác bám 53

4.4.2.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nảy mầm bào tử và hình thành giác bám...........55

4.4.3.

Ảnh hưởng của cơ chất đến nảy mầm bào tử và hình thành giác bám .............56

4.4.4.

Kết quả lây nhiễm nhân tạo bào tử phân sinh nấm đốm nâu P. citriasiana...58

4.5.


Phịng trừ bệnh đốm nâu P. citriasiana bằng thuốc hóa học............................ 62

4.5.1.

Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh đốm nâu P.
citriasiana trong điều kiện in vitro

4.5.2.

62

Khảo sát hiệu lực một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh đốm nâu P.
citriasiana trên vườn năm 2015 tại xã Thanh Hối – huyện Tân Lạc

66

Phần 5. Kết luận và kiến nghị......................................................................................... 68
5.1.

Kết luận...................................................................................................................... 68

5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 68

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 69
Phụ lục....................................................................................................................................... 73

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng xuất, sản lượng cây ăn quả có múi của cả nước và miền
Bắc 2001 – 2005

5

Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi trên địa bàn tỉnh Hịa Bình
giai đoạn 2010 -2012 6
Bảng 4.1. Kích thước vết bệnh đốm nâu trên quả cây có múi tại Hịa Bình ................ 34
Bảng 4.2. Diễn biến bệnh đốm nâu hại trên quả bưởi đỏ tại huyện Thanh Hối –
Tân Lạc – Hịa Bình

37

Bảng 4.3. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên lá bưởi đỏ tại xã Thanh Hối - huyện
Tân Lạc

38

Bảng 4.4. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên quả bưởi da xanh tại xã Thanh Hối
– huyện Tân Lạc

40

Bảng 4.5. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên lá bưởi da xanh tại xã Thanh Hối –
huyện Tân Lạc 41
Bảng 4.6. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên quả bưởi diễn tại xã Ngọc Lương
– huyện Yên Thủy


43

Bảng 4.7. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên lá bưởi diễn tại xã Ngọc Lương –
huyện Yên Thủy

44

Bảng 4.8. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên quả giống cam CS1 tại xã Tân
Phong – huyện Cao Phong

45

Bảng 4.9. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên lá của giống cam CS1 tại xã Tân
Phong – huyện Cao Phong

47

Bảng 4.10. Đặc điểm tản nấm P. citriasiana trên các môi trường.................................. 48
Bảng 4.11. Đặc điểm hình thái nấm trên vết bệnh............................................................. 50
Bảng 4.12. Kiểm tra nguồn bệnh đốm nâu trên tàn dư lá bưởi tại Hịa Bình .................52
Bảng 4.13. Tỷ lệ bào tử nảy mầm và hình thành giác bám của nấm đốm nâu trên hai
loại giá thể

53

Bảng 4.14. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm bào tử và hình thành giác bám
của nấm P. citriasiana (trên bề mặt ghét nước)

56


Bảng 4.15. Ảnh hưởng của cơ chất đến nảy mầm bào tử và hình thành giác bám của
bào tử nấm P. citriasiana
vi

57


Bảng 4.16. Thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo nấm đốm nâu P. citriasiana trên bưởi và
cam

61

Bảng 4.17. Khả năng ức chế nảy mầm bào tử và hình thành giác bám nấm P.
citriasiana của bảy thuốc hóa học

62

Bảng 4.18. Khả năng ức chế sinh trưởng nấm P. citriasiana của ba thuốc hóa học. .64
Bảng 4.19. Hiệu quả phịng trừ bệnh đốm nâu P. citriasiana bằng thuốc hóa học
trên quả ngồi đồng ruộng năm 2015 tại xã Thanh Hối–huyện Tân Lạc

vii

67


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Hình ảnh triệu chứng bệnh đốm nâu trên quả ................................................... 17
Hình 2.2. Một số hình ảnh về nấm Phyllosticta citriasiana (Wang et al., 2009).......17

Hình 2.3. Tản nấm P. citriasiana trên một số môi trường (Wang et al., 2009)...........19
Hình 4.1. Vết bệnh đốm nâu (P. citriasiana) trên quả bưởi (A), cam (B),...................33
Hình 4.2. Vết bệnh đốm nâu (P. citriasiana) trên lá bưởi (A), cam (B), chanh (C).
Vết bệnh quan sát bằng kính soi nổi (D)

34

Hình 4.3 Diễn biến bệnh đốm nâu hại trên quả bưởi đỏ tại huyện Thanh Hối - Tân
Lạc - Hịa Bình 37
Hình 4.4. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên lá bưởi đỏ tại xã Thanh Hối huyện
Tân Lạc

39

Hình 4.5. Diễn biến bệnh đốm nâu trên quả bưởi da xanh tại xã Thanh Hối– huyện
Tân Lạc

40

Hình 4.6. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên lá bưởi da xanh tại xã Thanh Hối –
huyện Tân Lạc 42
Hình 4.7. Diễn biến bệnh đốm nâu trên quả bưởi diễn tại xã Ngọc Lương – huyện
Yên Thủy

43

Hình 4.8. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên lá bưởi diễn tại xã Ngọc Lương –
huyện Yên Thủy

44


Hình 4.9. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên quả cam CS1 tại xã Tân Phong –
huyện Cao Phong

46

Hình 4.10. Diễn biến bệnh đốm nâu gây hại trên lá của giống cam CS1 tại xã Tân
Phong – huyện Cao Phong

47

Hình 4.11. Hình mặt trên (trái) và mặt dưới (phải) tản nấm P. citriasiana trên mơi
trường PDA và PCA

48

Hình 4.12. Hình thái nấm đốm nâu. Vết bệnh với quả cành (A); Quả cành và bào tử
phân sinh (B); Bào tử phân sinh phóng to với 1 râu (C); Túi ( D);

50

Hình 4.13 Tàn dư lá dùng để dùng để kiểm tra nguồn bệnh đốm nâu ............................ 52
Hình 4.14 Bào tử nấm P. citriasiana nảy mầm (A), hình thành giác bám (B, C, D)...54

viii


+2

Hình 4.15. Ảnh hưởng của nồng độ Ca đến sự nảy mầm và hình thành giác bám

của nấm P. ampelicida trên bề mặt ghét nước (Shaw and Hoch, 2000).
Bào tử phân sinh nấm tạo ống mầm dài ở nồng độ Ca
10 µM (d), tạo ống mầm rất ngắn ở nồng độ Ca

+2

+2

= 0.01 µM (c) và

=1000 µM (e)

55

Hình 4.16. Kiểm tra lớp tế bào bề mặt của lá bưởi Diễn được nhiễm với bào ..............60
Hình 4.17. Hiệu quả phịng trừ bệnh đốm nâu P. citriasiana bằng thuốc hóa..............67
Hình 4.18 Thí nghiệm ức chế sinh trưởng nấm đốm nâu P. citriasiana của................. 65

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Bùi Thanh Hải
Tên luận văn: Nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm Phyllosticta citriasiana trên

cây có múi tại tỉnh Hịa Bình.
Mã số: 60.62.01.12

Ngành: Bảo vệ thực vật


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu chính của đề tài là xác định hiện trạng bệnh
đốm nâu trên cây có múi tại tỉnh Hịa Bình và các đặc điểm sinh học cũng như xác
định được khả năng phòng trừ bệnh.
Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn được sử dụng phương pháp điều tra thực tế tại vườn trồng cây có

múi kết hợp với bố trí thí nghiệm tại vườn, trong phịng thí nghiệm, và phân tích kết
quả trong phịng thí nghiệm.
- Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê tốn học để bố trí thí nghiệm,

xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác cho
phép với sự hỗ trợ của một số phần mềm Excel 2003, IRRISTAT 4.03 B.
Kết quả chính và kết luận:
Nấm Phyllosticta citriasiana gây bệnh đốm nâu trên cả 3 cây có múi (bưởi,
cam, chanh) trồng tại Hịa Bình. Nấm tạo triệu chứng đặc trưng trên cả quả và lá và
gây hại chủ yếu giai đoạn trước thu hoạch (quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng –
chín) và sau thu hoạch. Bệnh đốm nâu hại nặng trên giống bưởi Đỏ và bưởi Diễn, hại
nhẹ trên giống bưởi Da xanh và giống cam CS1.
Quả cành và bào tử phân sinh chỉ quan sát thấy trên vết bệnh của quả bệnh
(trên cây và sau thu hoạch), trên lá bệnh trên cây. Giai đoạn sinh sản hữu tính tạo quả
thể và bào tử túi chỉ hình thành trên tàn dư lá rơi rụng.
Thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo, kiểm tra mô học, kết hợp với phát hiện thấy sự
hình thành quả thể của nấm trên tàn dư lá rơi rụng, cho thấy về mặt dịch tễ học, bào tử
phân sinh của nấm khơng khơng có ý nghĩa trong quá trình xâm nhiễm thứ cấp hình
thành vết bệnh trên quả.
Trong 3 loại thuốc được sử dụng để phun trừ bệnh đốm nâu trên đồng ruộng
(Score 250EC, Dipomate 80WP và Carbenzim 500FL) thì cả 3 loại thuốc đều có hiệu


x


quả, trong đó thuốc Score 250EC và Carbenzim 500FL có hiệu quả trừ nấm P.
citriasiana cao nhất. Cả 3 thuốc đều có khả năng ức chế tuyệt đối sinh trưởng nấm
trên mơi trường nhân tạo.
Trong 7 loại thuốc thí nghiệm, ngoại trừ Amistar top 325SC, 6 thuốc còn lại (Score
250EC, Nativo 750WG, Dipomate, Carbenzim 500FL, Isacop 65,2WG và Topan 70WP)
có khả năng ức chế nảy mầm bào tử và hình thành giác bám của nấm đốm nâu. .

xi


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Bui Thanh Hai
Thesis title: Research diseases tan spot by Phyllosticta citriasiana on citrus in Hoa
Binh province
Major: Plant protection

Code: 60.62.01.12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
The major aims of the project were survey of tan spot disease in Hoa Binh
province and identification of some biological characteristics and control methods of
this disease.
Materials and Methods:
- Thesis used the actual methods of investigation in citrus orchard layout


combined with experiments in the garden, in the laboratory, and analyze the results in
the laboratory.
- Application of statistical analysis methods to layout mathematical

experiments, data processing and evaluation of the results against the requirements of
objectivity and accuracy allows for the support of a number of software Excel 2003 ,
IRRISTAT 4:03 B.
Main findings and conclusions:
Field surveys identified the pathogenic fungus, P. citriasiana, are common on
three surveyed citrus, grapefruit, orange and lemon, grown in Hoa Binh. The fungus
produced characteristic symptoms on the leaves and fruits, mainly during the period of
fruit maturing and after harvest. The disease caused damage on Do and Dien grapefruit
cultivars more severely than on Da Xanh grapefruit and CS1 orange cultivars.
Asexual reproduction (pycnidia and pycnidiospores) of the fungus was observed
only on lesions of diseased fruits (on tree and after harvesting), of leaves on tree. Sexual
reproduction (pseudothecia and ascospores) was observed only on leaf litter.

Results of inoculation, histological test, in combination with the findings of
sexual reproduction of the fungus on the leaf litter indicated, in terms of the disease
epidemiology, indicated that the pycnidiospores have minor role in secondary
infection of fruits.

xii


Among 3 fungicides tested in the field trial, Score 250EC, Dipomate 80WP and
Carbenzim 500FL, two of them, the first and third ones, both are systemic, showed
control efficacies that were higher than that of Dipomate. All of three fungicides
completely inhibited P. citriasiana in vitro.
Of seven fungicides, excepting to Amistar 325SC top, 6 remaining fungicides

(Score 250EC, Nativo 750WG, Dipomate, Carbenzim 500FL, Topan 65,2WG, and
Isacop 70WP) were capable of inhibiting spore germination and appresorium
formation of P. citriasiana pycnidiospores.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ăn quả có múi nói chung (cam, quýt, chanh, bưởi…) thuộc bộ Rutales,
họ Rutaceae, họ phụ Aurantibideae (Nguyễn Hữu Đống, 2003; Dự án phát triển
chè và cây ăn quả, 1996) là nhóm cây ăn quả có múi quan trọng trong sản xuất
nơng nghiệp ở nước ta. Nghề trồng cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế lớn và đóng
góp khơng nhỏ vào nguồn thu của quốc gia từ đó làm giàu cho đất nước.
Cây ăn quả có múi mang lại giá trị dinh dưỡng cao nên nó là thực phẩm
được rất nhiều người ưu chuộng và sử dụng. Thành phần thịt quả có chứa 6 – 12
% đường ( chủ yếu là đường Saccaroza), hàm lượng vita min C có từ 40 – 90

mg/100g quả tươi và các axit hữu cơ từ 0,4 – 1,2 %, trong đó nhiều chất có hoạt
tính sinh học cao cùng với các chất khoáng và dầu thơm ( Hoàng Ngọc Thuận
2000; Phạm Văn Duệ, 2005). Do cây ăn quả có múi mang lại giá trị dinh dưỡng
cao nên được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như trong công nghiệp chế
biến thức ăn, công nghiệp chế biến nước giải khát hoặc được dùng làm đồ ăn trong
các bữa ăn trong các bữa ăn hàng ngày,... Ngồi ra một số bộ phân của cây có múi
cịn dùng để làm thuốc như quả, lá, rễ bưởi dùng để chữa bệnh cao huyết áp
( Phạm Văn Duệ, 2005).
Ở Việt Nam nghề trồng cây ăn quả đã có từ lâu đời. Trong những năm gần

đây do giá trị kinh tế của cây ăn quả lớn nên diện tích ngày một tăng. Theo Hồng

Ngọc Thuận, 2000 năm 1994 diện tích cây có múi cả nước khoảng 60.000 ha, đến
năm 2011 diện tích cây ăn quả có múi ở Việt Nam đạt 124.057 ha, trong đó diện
tích trồng cam qt là 70.300 ha, bưởi 45.000 ha, chanh là 18.000 ha.
Tại tỉnh Hịa Bình cây ăn quả cũng được người dân trồng từ lâu, đặc biệt là
cây cam, bưởi. Trong những năm qua thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông
nghiệp của Chính phủ và chủ trương phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao nên
diện tích cây ăn quả nói chung và diện tích cây ăn quả có múi nói riêng ngày một
tăng. Theo số liệu thống kê của tỉnh năm 2010 diện tích cây ăn quả có múi đạt
1.240 ha, 2011 diện tích 1.376 ha, 2012 diện tích 1.414 ha, đến năm
1


2014 diện tích đạt 2.694 ha. Trong đó diện tích cây cam, quýt đạt 1.774 ha, diện
tích cây bưởi đạt 875 ha.
Do diện tích cây ăn quả có múi ngày càng tăng tại tỉnh Hịa Bình cộng với
việc người dân đầu tư thâm canh và sự đa dạng về thời tiết là điều kiện thích hợp
cho nhiều lồi sâu bệnh phát sinh gây hại như nhện đỏ, sâu vẽ bùa, rệp sáp, bệnh
loét, bệnh sẹo, greening,.... Trong những đối tượng sâu bệnh hại trên thì năm 2014
tại các vùng trồng cây ăn quả có múi xuất hiện bệnh đốm trên quả. Bệnh gây hại
trên cây cam, chanh, bưởi nhưng chủ yếu gây hại nặng trên cây bưởi.
Dựa theo triệu chứng và hình thái nấm, ban đầu bệnh được chẩn đốn là
bệnh đốm đen (black spot) do nấm Phyllosticta citricarpa (giai đoạn hữu tính
Guignardia citricarpa) gây ra. Tuy nhiên dựa trên phân tích trình tự gen của các
mẫu nấm Phyllosticta thu thập trên cây có múi tại châu Á, bao gồm cả Việt Nam,
nấm gây bệnh tại khu vực này đã được xác định là một lồi mới, có tên là
Phyllosticta citriasiana (Wulandari et al., 2009). Triệu chứng vết đốm do nấm P.
citriasiana giống với bệnh đốm đen nhưng màu vết đốm nhạt hơn nên bệnh được
đặt tên là bệnh đốm nâu (tan spot) (Wulandari et al., 2009).
Mặc dù nghiên cứu về bệnh đốm đen (P. citricarpa) trên thế giới khá đầy
đủ nhưng có rất ít nghiên cứu về bệnh đốm nâu (P. citriasiana). Cho tới nay

(2016), mới chỉ có 2 công bố trên thế giới về bệnh đốm nâu trên cây có múi.
Nghiên cứu đầu tiên là định danh lại lồi P. citriasiana trên cây có múi tại châu Á,
kể cả Việt Nam (Wulandari et al., 2009). Nghiên cứu thứ hai khẳng định bệnh
đốm quả/lá trên cây bưởi tại Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, là bệnh
đốm nâu chứ không phải đốm đen (Wang et al., 2012).
Tại Việt Nam, bệnh đốm nâu (P. citriaciana) đã được quan sát thấy rất phổ
biến trên bưởi Phúc Trạch tại Hà Tĩnh (năm 2008) và có xu hướng ngày càng lan
rộng. Như đã trình bày ở trên, bệnh hiện đang phổ biến trên cây có múi, đặc biệt là
bưởi, tại tỉnh Hịa Bình. Mặc dù ngun nhân gây bệnh đốm nâu tại Việt Nam đã
được xác định là do nấm P. citriasiana gây ra (Wulandari et al., 2009) nhưng
trong nước chưa có cơng trình nghiên cứu về bệnh đốm nâu trên cây có múi để
giảm những thiệt hại do bệnh gây ra. Trước tình hình trên và do cây có múi là một
trong những cây trọng điểm của tỉnh Hịa Bình, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu bệnh đốm nâu do nấm Phyllosticta citriasiana trên cây có
múi tại tỉnh Hịa Bình”.
2


1.2. MỤC ĐÍCH, U CẦU
1.2.1. Mục đích
Đánh giá được hiện trạng bệnh đốm nâu do nấm Phyllosticta citriasiana
tại các vùng trồng cam qt chính tại Hịa Bình và xác định được khả năng phịng
trừ bệnh.
1.2.2. u cầu


Điều tra tình hình bệnh tại các vùng trồng cây có múi chính Hịa Bình




Nghiên cứu về đặc điểm hình thái và nấm gây bệnh



Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm



Tìm hiểu khả năng phịng trừ bằng biện pháp hóa học

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CĨ MÚI TẠI VIỆT NAM VÀ HỊA BÌNH
2.1.1. Tình hình sản xuất cây có múi tại Việt Nam
Ở Việt Nam cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi) là những loại cây ăn quả

có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được xác định là một trong những cây ăn quả
chủ lực trong việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, phục vụ tiêu dùng và xuất
khẩu. Trước đây người dân chủ yếu trồng cây có múi để phục vụ nhu cầu gia đình,
bản thân. Nhưng từ những năm 90 trở lại đây diện tích cây có múi ngày càng được
mở rộng, nhiều hộ dân đã sản xuất với quy mơ lớn để kinh doanh. Cây có múi
được trồng ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng chủ yếu tập trung
trồng tại hai miền là Trung du miền núi phía Bắc và Nam Bộ, phát triển mạnh nhất
tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng
sơng Hồng là địa phương có nhiều tiềm năng cho việc phát triển cam quýt. Các
tỉnh ở khu 4 cũ (Bắc Trung bộ) là một vùng cam quýt có truyền thống với các
giống nổi tiếng được nhập nội và chọn lọc qua nhiều năm, nên đến nay còn giữ

được nhiều giống cam ngon: Cam Bù, cam Sơng Con, cam Xã Đồi, cam Valencia,
cam Vân Du (Hoàng Ngọc Thuận, 2000). Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt
đới gió mùa ẩm, đất đai màu mỡ, nguồn nước và nhân lực dồi dào, đây là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng. Tuy vậy
sản xuất cây có múi của nước ta vẫn cịn phát triển chậm, manh mún, trình độ của
người sản xuất cịn thấp. Tuy diện tích tăng chậm nhưng năng suất luôn được cải
thiện, nên sản lượng cũng được tăng đáng kể. Số liệu sơ bộ năm 2010 cho thấy sản
lượng quả có múi có thể đạt 1,3 triệu tấn ( Tổng cục Thống kê, 2010).
Theo Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê năm 2005 diện tích cây có
múi của cả nước là 87.200 ha với năng xuất đạt 100,9 tạ/ ha, sản lượng đạt 606.400
tấn. Biến động về diện tích, năng xuất và sản lượng cây có múi của cả nước và
miền Bắc từ năm 2001 đến 2005 được thể hiện tại bảng 2.1.

4


Bảng 2.1. Diện tích, năng xuất, sản lượng cây ăn quả có múi của cả nước và
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005

Diện tích cây ăn quả có múi từ năm 2001 đến 2005 của cả nước tăng lên
đáng kể, đặc biệt là Miền núi phía Bắc diện tích năm 2001 chỉ có 5.198 ha nhưng
đến năm 2005 diện tích đạt 29.800 ha, tăng gấp 6 lần so với năm 2001. Sản lượng
cả nước tăng từ 451.184 năm 2001 lên 606.400 tấn năm 2005.

Mặc dù sản lượng quả có múi ở nước ta có tăng, song vẫn khơng đủ cho
tiêu dùng nội địa, do vậy hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng lớn quả có
múi từ nước ngoài (chủ yếu là từ Trung Quốc, Thái Lan) với giá trị nhập khẩu mỗi
năm một tăng. Năm 2008 là 72,4 triệu USD hơn 2 lần so với năm 2007 và hơn 3
lần so với năm 2005.
2.1.2. Tình hình sản xuất cây có múi tại tỉnh Hịa Bình
Trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012, diện tích cam và cây có múi của
tỉnh Hịa Bình tăng lên rất nhanh. Chỉ trong 3 năm diện tích cam và cây có múi
tăng 502 ha (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,4 %), trong đó diện tích trồng
mới trong thời kỳ kiến thiết cơ bản chiếm 329 ha.
Về năng suất: Đến năm 2012 năng suất cam và cây có múi của tỉnh mới đạt
trung bình 25 tấn/ha, thuộc diện cao so với bình qn chung cả nước nhưng vẫn
cịn thấp so với thực tế và tiềm năng (mơ hình đạt 50 - 60 tấn/ha). Nguyên nhân
chủ yếu là do hiện nay khoảng 1/3 diện tích mới bước vào thời kỳ cho thu hoạch
nên năng suất đạt được chưa cao, cộng thêm diện tích bưởi trồng quảng canh tại
các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, thành phố…cho năng suất thấp nên kéo theo năng
suất bình quân chung của cả tỉnh đều thấp. Tuy nhiên trong khoảng 2 –

5


3 năm tới khi diện tích cam bước vào thời kỳ kinh doanh cao điểm thi năng suất

cam của tỉnh sẽ tăng lên nhanh chóng.
Về sản lượng: Tính đến nay sản lượng cam và cây có múi bình qn của
tỉnh đạt khoảng 25,5 nghìn tấn, thuộc loại cao nhất của khu vực miền núi phía Tây
Bắc.
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây có múi trên địa bàn
tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2010 -2012


Diện
tích
(Ha)

cơ bản

Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (tấn)
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tại các phịng nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh

2.2. BỆNH ĐỐM ĐEN DO NẤM PHYLLOSTICTA CITRICARPA
2.2.1. Triệu chứng
Bệnh đốm lá do nấm Phyllosticta citricarpa hay còn gọi là bệnh đốm đen
(black spot) là một bệnh gây hại trên cây có múi, xảy ra ở nhiều vùng trồng cây có
múi bao gồm châu Á, Australia, Nam Mỹ, Nam Phi, Trung Mỹ và vùng Caribê.
Bệnh này chưa được ghi nhận ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Nó chủ yếu là bệnh hại
trên lá và quả. Các mầm bệnh ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế phần lớn do làm xấu


vỏ quả bên ngoài, làm ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ quả cây có múi. Nhiễm
nặng có thể gây rụng quả non (OEPP/EPPO, 2009).
6


Vết bệnh trên quả rất đa dạng, thay đổi ở nhiều mức độ, gây khó khăn cho
việc mơ tả đặc điểm và nhận dạng. Nhiều triệu chứng đa dạng xuất hiện chồng
chéo lên nhau, và tên gọi được sử dụng để chỉ các triệu trứng là không phù hợp .
Các triệu chứng được biết đến là hard spot, shot-hole spot, false melanose,
speckled blotch, freckle spot, virulent spot. Bốn loại triệu chứng chính thường xuất
hiện là:

Hard spot ( shot-hole spot): Vết bệnh cạn với một phần nhỏ ở giữa màu từ
nâu vàng đến nâu giống như miệng núi lửa, với viền màu nâu sẫm, đường kính từ
3 - 10 mm. Đây là triệu chứng đốm đen điển hình nhất và nó xuất hiện khi trái bắt
đầu trưởng thành, thậm chí trước khi quả thay đổi màu sắc. Thông thường, nhưng
không phải lúc nào cũng có thể tìm thấy những quả cành và bào tử túi bên trong
vết bệnh, có thể sử dụng kính lúp hoặc kính hiển vi để thấy rõ (Kotzé, 1981).
Freckle spot: Trên quả chín, thường là sau khi thu hoạch, vết bệnh nhỏ
( đường kính 1 - 3 mm), xuất hiện vết đốm hơi lõm xuống. Thông thường vết bệnh
có viền màu nâu sẫm hoặc màu đỏ. Các quả cành có thể xuất hiện ngẫu nhiên bên
trong vết bệnh. Freckle spots thường xuất hiện như những đốm thứ yếu xung
quanh vết bệnh hard spots, mức độ khác nhau theo thời gian xuất hiện vết bệnh
(Kotzé, 1981).
False melanose (speckled blotch): Thường xuất hiện trên quả cịn nhỏ hoặc
quả có màu xanh, có màu từ nâu sẫm đến đen, thường được bao quanh bởi các
đốm đen. Vết bệnh lớn dần theo kích thước của quả. Đây là triệu chứng được tìm
thấy ở những vùng trồng cam qt đã có sự xuất hiện của G. citricarpa trong
khoảng thời gian dài.
Virulent spot: Nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau tạo thành “virulent
spots”. Loại triệu chứng này thường xuất hiện vào cuối mùa thu hoạch và là hình
thức gây thiệt hại nhiều nhất vì nó phát triển sâu vào bên trong vỏ quả, gây rụng
quả non và tổn thất nghiêm trọng sau thu hoạch. Đốm bệnh có thể chuyển sang
màu nâu hoặc đen, phát triển vào bên trong thịt quả hay toàn bộ bề mặt quả, có thể
tìm thấy những quả cành bên trong những đốm bệnh (Kotzé, 1981; OEPP/EPPO,
2009).
Ngoài ra hai loại triệu chứng khác cũng được tìn thấy trên cây cam quýt,
mặc dù chúng không phổ biến như:
Lacey spot: Vết bệnh bề ngồi có màu vàng nâu và khơng có ranh giới rõ
ràng. Vết bệnh thường xuất hiện khi quả có màu xanh lá cây và có thể bao phủ
7



một phần lớn bề mặt của quả. Lacey spot được coi là một biến thể của False
melanose (OEPP/EPPO, 2009).
Cracked spot: Vết bệnh bề ngồi hơi nhơ lên, nứt, kích thước của vết bệnh
thay đổi khơng đều và khơng có quả cành. Loại triệu chứng này xuất hiện trên quả
trên 6 tháng. Tại Brazil, loại triệu chứng này có liên quan tới sự phá hoại của nhện
đỏ.
Vết bệnh trên quả do G. citricarpa có thể rất giống với những triệu chứng gây
ra bởi Phyllosticta citriasisana, Alternaria alternata pv. citri, Colletotrichum spp.,
Diaporthe citri, Mycosphaerella citri, Septoria spp., thiệt hại do cơ học và côn
trùng. Đặc biệt, A. alternata pv. citri và Colletotrichum spp. có thể gây ra những vết
bệnh nhỏ, có viền đen rõ rệt, vết bệnh lõm xuống gần giống như những vết bệnh đốm
đen có kích thước nhỏ. Do có triệu chứng khơng điển hình, vì vậy việc xác định nấm
gây hại dựa vào việc nuôi cấy nấm theo phương pháp cổ điển hoặc phương pháp PCR
trực tiếp từ các vết bệnh (OEPP/EPPO, 2009).

Triệu chứng trên lá và cành cây: Các triệu chứng đầu tiên xuất hiện trên lá
trưởng thành và cuống lá nhỏ, hình trịn, màu đỏ đến nâu đỏ, vết bệnh có thể nhìn
thấy trên cả hai bề mặt lá. Theo thời gian, giữa vết bệnh làm tối với một màu nâu
đen đến viền màu đen. Vết đốm nhỏ, không quá 3 mm. Vết bệnh trên lá thường có
quầng sáng màu vàng (OEPP/EPPO, 2009).
2.2.2. Tầm quan trọng
Đốm đen Phyllosticta citricarpa là bệnh gây hại nghiêm trọng đến cây có
múi, bệnh có tác động quan trọng đến giá trị kinh tế do làm cho quả không được
chấp nhận ở những thị trường quả cây sạch (Snowdon, 1990). Bệnh hại nặng ở ở
Australia, tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc và Nam Phi. Trong vùng Windsor và
sông Hawkesbury của Úc vào năm 1931, tất cả các vườn cam của cvs Washington
Navel, Joppa và White Siletta đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thiệt hại phổ biến
80 % trong các vườn tư nhân (EPPO, 1997). Trước khi áp dụng các biện pháp
kiểm soát, thiệt hại nặng trong giống cam Valencia đã được báo cáo ở các vườn

ven biển New South Wales. Ở Nam Phi, 90% quả từ cây không được bảo vệ đã
được khẳng định là không phù hợp cho xuất khẩu và thiệt hại hơn 80% các loại
quả đã được báo cáo là phổ biến. Ở Zimbabwe bệnh đốm đen được biết đến từ
năm 1965 nhưng đạt đến mức đại dịch vào năm 1978 (Kotzé, 1981). Ở Nam Phi,
những cơn mưa mùa hè trên vườn chanh là yếu tố quan trọng nhất trong việc thiết
lập dịch bệnh và bệnh đốm đen đã không được biết đến là sẽ biến
8


mất hoặc giảm một khi nó đã trở thành đại dịch (Kotzé, 1981). Nó chủ yếu là bệnh
hại quả và các vết bệnh không ảnh hưởng sau thu hoạch nhưng lại khiến quả không
bán được. Trong giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1939, là lúc bệnh gây hại mạnh
nhất tại Úc, thị trường bán buôn cam ở Sydney đã bị đình trệ do người trồng gây ra
sự dư thừa vì lo sợ quả của mình phát triển thành dịch bệnh (EPPO, 1997).
G. citricarpa được coi là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất trên cây có

múi ở Trung Quốc, Australia và Nam Phi, nơi mà ngành công nghiệp cam, quýt có
tầm quan trọng lớn (McOnie, 1964) .
2.2.3. Phân bố
Bệnh đốm đen cây có múi, có nguồn gốc ở Đơng Nam Á, lây lan sang
Australia, Nam Phi và Trung Quốc từ nhiều năm trước. Tại Châu Á bệnh xuất hiện
ở Bhutan, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Vân Nam, Triết Giang),

Hong Kong, Indonesia (Java), Philippines, Đài Loan. Châu Phi: Kenya, Mozambique,
Nam Phi, Zambia, Zimbabwe. Châu Đại Dương: Úc (New South Wales, Queensland,
Victoria; xuất hiện bệnh. Tuy nhiên tại Châu Âu và vùng EPPO không thấy xuất hiện
bệnh (EPPO,1997 ; OEPP/EPPO, 2009); (Wang et al., 2012).

2.2.4. Phân loại
Guinardia citricarpa Kiely có giai đoạn vơ tính là Phyllosticta citricarpa

(McAlpine) Van der Aa thuộc:
Giới: Fungi
Ngành: Ascomycota
Phân ngành: Pezizomycotina
Lớp: Dothideomycetes
Bộ: Dothideales
Họ: Botryosphaeriaceae
Chi: Guignardia
Loài: Guignardia citricarpa
Phân loại và danh pháp: Trên cơ sở đặc điểm hình thái, tên G. citricarpa đã
được áp dụng cho một số mẫu Guignardia và isolates có nguồn gốc từ cam
9


quýt và các ký chủ không phải cam quýt, không phân biệt có hoặc khơng có thể
gây ra bệnh đốm đen cam quýt (EPPO,1997 ; OEPP/EPPO, 2009; Wikee et al.,
2013; Wikee et al., 2011; Wulandari et al., 2009).
2.2.5. Hình thái
Quả thể: Chỉ hình thành đặc trưng trên xác thực vật từ lá, không xuất hiện
trên quả hoặc lá trên cành hoặc trên môi trường, mọc riêng lẻ hoặc tập hợp lại,
hình cầu hoặc hình quả lê, nằm hồn tồn trong mơ ký chủ, màu nâu sẫm đến đen,
đường kính từ 125 - 360 µm; chứa 5 túi bào tử xếp chặt nhau ở bên trong; quả thể
có miệng nhỏ, hình trịn, đường kính từ 10 - 17,5 µm (EPPO, 1997; OEPP/EPPO,
2009).
Túi bào tử: Hình trụ dạng chùy có kích thước 40 - 65 x 12 - 15 µm; cuống túi
ngắn, vách dày, trong mỗi túi chứa 8 bào tử túi (EPPO, 1997; OEPP/EPPO, 2009).

Bào tử túi: Đơn bào, trong suốt, có nhiều đốm màu trên bề mặt, hình trụ
nhưng phình to ra ở giữa, một đầu bào tử hơi tù, kích thước 12,5 - 16 x 4,5 - 6,5
µm; bào tử gắn với một phụ bộ hình trụ, khơng màu (EPPO, 1997).

Quả cành: Hình thành từ vết bệnh trên lá và trên quả, cũng hình thành trên
lá chết, riêng lẻ, có khi tổng hợp, hình cầu, nằm hồn tồn trong mơ ký chủ, màu
nâu sẫm, đường kính 70 - 330 µm, vách dày với 4 tế bào, miệng nhỏ, hình trịn,
đường kính 10 - 15 µm.
Bào tử vơ tính: Đơn bào, hình trứng hoặc hình elip, trong suốt, có nhiều
đốm trên bề mặt, phần đỉnh hơi dẹt ra giống cây giùi, kích thước 9,4 – 12,7 x 5 –
8,5 µm; bào tử được bao quanh bởi một lớp màng nhày trong suốt có thể nhìn thấy
được (độ dày nhỏ hơn 1,5 µm) tạo thành một lớp chồng khơng màu, một tế bào,
có cuống hình trụ dài 9 µm. Bào tử và vỏ bọc bào tử phần lớn được nghiên cứu
qua việc quan sát trên kính hiển vi, với việc điều chỉnh nhẹ ốc vi cấp hoặc nhuộm
màu để quan sát, khi đó vỏ bọc sẽ sáng hơn so với nền tối xung quanh
(OEPP/EPPO, 2009; Wikee et al., 2013; Wikee et al., 2011).
Bào tử giống: Được xếp vào chi Leptodothiorella; hình thành trên môi
trường giàu dinh dưỡng và trên ký chủ; bào tử giống có hình dạng quả tạ, hiếm khi
hình trụ, dạng thẳng hoặc hơi cong, kích thước 5 - 8 x 0,5 - 1 µm (EPPO, 1997;
OEPP/EPPO, 2009; Wikee et al., 2013; Wikee et al., 2011; Wulandari et al.,
2009).
10


×