Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng và phát triển dòng bưởi ngọt HVN53 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ HỒNG THƠM

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ
ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG LÂN VÀ KALI BĨN ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊNG BƯỞI NGỌT
HVN53 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Mai Thơm

NHA XUẤT BẢN HỌC VIỆN NONG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019


Tác giả luận văn

Bùi Thị Hồng Thơm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Mai Thơm, Giảng viên Bộ môn Canh tác học, Giám đốc
Trung tâm thực nghiệm và Đào tạo nghề đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn trân trọng tới Bộ mơn Canh tác học, Khoa Nông học Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cám ơn Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề, nơi tôi
nghiên cứu và thực hiện đề tài đã tạo điều kiện về thời gian và vật chất trong q trình
tơi thực hiện đề tài tại Trung tâm.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2019
Tác giả luận văn

Bùi Thị Hồng Thơm

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................................................ iii
Danh mục bảng................................................................................................................................... v
Danh mục hình.................................................................................................................................. vii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. ix
Thesis abtract..................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 2

1.4 .

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................ 2

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học................................................................................................................ 2


1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................................. 3
2.1.

Nguồn gốc và phân loại bưởi........................................................................................... 3

2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam................................ 3

2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên Thế giới....................................................... 3

2.2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam......................................................... 8

2.3.

Tình hình nghiên cứu dinh dưỡng khống và phân bón cho cây có múi ở Việt
Nam và thế giới................................................................................................................ 10

2.3.1.

Yêu cầu về dinh dưỡng đối với cây có múi............................................................... 10


2.3.2.

Một số nghiên cứu trên thế giới.................................................................................... 14

2.3.3.

Một số nghiên cứu ở trong nước................................................................................... 16

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................................... 22
3.1.

Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................... 21

3.2.

Thời gian nghiên cứu....................................................................................................... 21

3.3.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu................................................................................. 21

3.3.1.

Đối tượng........................................................................................................................... 21

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu.......................................................................................................... 21


3.4.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 22

iii


3.5.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 22

Phần 4. Kết quả và thảo luận..................................................................................................... 28
4.1

Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất bưởi trên địa bàn Hà Nội và
huyện Gia Lâm................................................................................................................. 28

4.1.1

Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng sản xuất cây bưởi trên địa bàn Hà Nội.....28

4.1.2.

Kết quả điều tra đánh giá sản xuất cây bưởi trên địa bàn Huyện Gia Lâm........31

4.2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến các chỉ tiêu sinh
trưởng của dịng bưởi ngọt HVN53 tại Gia Lâm,Hà Nội....................................... 39


4.2.1.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến đường kính gốc, chiều cao cây,
đường kính tán của dịng bưởi ngọt HVN53............................................................. 39

4.2.2.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến đặc điểm và kích thước lá của dịng
bưởi ngọt HVN53............................................................................................................ 42

4.2.3.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến thời gian ra lộc, kích thước lộc của
dịng bưởi ngọt HVN53.................................................................................................. 48

4.3.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến các chỉ tiêu phát triển của dòng bưởi
ngọt HVN53 tại Gia Lâm, Hà Nội............................................................................... 58

4.3.1.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến thời gian ra hoa của dòng bưởi ngọt
HVN53............................................................................................................................... 58

4.3.2.

Ảnh hưởng của lân và kali bón đến động thái sinh trưởng quả của dòng bưởi
ngọt HVN53...................................................................................................................... 61


4.4.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến tình hình sâu, bệnh hại trên dòng
bưởi ngọt HVN53............................................................................................................ 62

4.4.1.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến tình hình sâu hại trên dịng bưởi ngọt
HVN53............................................................................................................................... 62

4.4.2.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến tình hình bệnh hại trên dịng bưởi
ngọt HVN53...................................................................................................................... 63

4.5.

Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật sử dụng chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến
các yếu tố cấu thành năng suất dòng bưởi ngọt HVN53 tại Gia Lâm, Hà Nội 64

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.................................................................................................... 66
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 66

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................................ 67

Tài liệu tham khảo............................................................................................................................ 68

Phụ lục................................................................................................................................................ 71

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất sản lượng bưởi ở một số nước trồng bưởi trên thế giới
năm 2017...................................................................................................................... 4

Bảng 2.2.

Sản lượng xuất khẩu bưởi trên thế giới giai đoạn 2012 - 2016........................ 5

Bảng 2.3.

Giá trị xuất khẩu bưởi trên thế giới giai đoạn 2012 - 2016............................... 6

Bảng 2.4.

Sản lượng nhập khẩu bưởi trên thế giới giai đoạn 2012-2016.........................7

Bảng 2.5.

Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017............................. 9

Bảng 2.6.

Tình hình xuất khẩu bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2012 -2016........................... 9


Bảng 2.7.

Thang dinh dưỡng lá của cây bưởi....................................................................... 14

Bảng 2.8.

Lượng phân bón cho bưởi....................................................................................... 17

Bảng 4.1.

Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả từ năm 2013 - 2015 của Hà Nội
30

Bảng 4.2.

Quy mô và cơ cấu hiện trạng sử dụng đất của huyện năm 2015-2017.........35

Bảng 4.3.

Diện tích và sản lượng bưởi tại huyện Gia Lâm- Hà Nội................................ 37

Bảng 4.4.

Tình hình sử dụng phân bón cây bưởi tại Gia Lâm.......................................... 37

Bảng 4.5.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến tăng trưởng đường kính gốc,
chiều cao cây, đường kính tán của dịng bưởi ngọt HVN53........................... 39


Bảng 4.6.

Ảnh hưởng tương tác của lân và kali đến tăng trưởng đường kính gốc,
chiều cao cây, đường kính tán của dòng bưởi ngọt HVN53........................... 42

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến đặc điểm và kích thước lá của
dòng bưởi ngọt HVN53.......................................................................................... 43

Bảng 4.8.

Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến đặc điểm và kích thước
lá của dịng bưởi ngọt HVN53.............................................................................. 44

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến động thái sinh trưởng
chiều dài lá của dòng bưởi ngọt HVN53............................................................ 46

Bảng 4.10. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến động thái sinh trưởng
chiều rộng lá của dòng bưởi ngọt HVN53.......................................................... 47
Bảng 4.11. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến thời gian ra lộc của
dòng bưởi ngọt HVN53.......................................................................................... 48
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến chiều dài, đường kính và số
lá/lộc của dịng bưởi ngọt HVN53........................................................................ 49

v



Bảng 4.13. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến chiều dài, đường kính
và số lá/lộc của dòng bưởi ngọt HVN53............................................................. 51
Bảng 4.14. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xuân của dòng bưởi ngọt HVN53
52
Bảng 4.15. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè của dòng bưởi ngọt HVN53.............53
Bảng 4.16. Động thái tăng trưởng đường kính lộc xuân của dòng bưởi ngọt HVN53 . 54
Bảng 4.17. Động thái tăng trưởng đường kính lộc hè của dịng bưởi ngọt HVN53
55
Bảng 4.18. Động thái tăng trưởng số lá/ lộc xuân của dòng bưởi ngọt HVN53...............57
Bảng 4.19. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến thời gian ra hoa của
dòng bưởi ngọt HVN53.......................................................................................... 58
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến khả năng giữ hoa, đậu quả của
dòng bưởi ngọt HVN53.......................................................................................... 59
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của lượng lân và kali bón đến khả năng giữ hoa, đậu quả của
dòng bưởi ngọt HVN53.......................................................................................... 60
Bảng 4.22. Ảnh hưởng tương tác của lân và kali bón đến động thái sinh trưởng đường
kính quả của dịng bưởi ngọt HVN53.................................................................. 61
Bảng 4.23. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến tình hình sâu hại của
dịng bưởi ngọt HVN53.......................................................................................... 63
Bảng 4.24. Ảnh hưởng tương tác của lượng lân và kali bón đến tình hình bệnh hại trên
dòng bưởi ngọt HVN53.......................................................................................... 64

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1

Bản đồ huyện Gia Lâm.............................................................................................. 32


Hình 4.2

Động thái sinh trưởng chiều dài lá của dòng bưởi HVN53............................... 46

Hình 4.3

Động thái sinh trưởng chiều rộng lá của dịng bưởi HVN53............................ 47

Hình 4.4. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc xn của dịng bưởi ngọt HVN53 52
Hình 4.5. Động thái tăng trưởng chiều dài lộc hè của dòng bưởi ngọt HVN53..............53
Hình 4.6. Động thái tăng trưởng đường kính lộc xn của dịng bưởi ngọt HVN53.....55
Hình 4.7. Động thái tăng trưởng đường kính lộc hè của dịng bưởi ngọt HVN53
56
Hình 4.8

Động thái tăng trưởng số lá/ lộc xuân của dòng bưởi ngọt HVN53..............57

Hình 4.9

Động thái tăng trưởng đường kính quả của dòng bưởi ngọt HVN53.............62

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Chiều cao

CD

Chiều dài

cs

Cộng sự

CV%

Hệ số biến động (Coefficient of Variation)

DHMT

Duyên Hải Miền Trung

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐBSH


Đồng Bằng Sông Hồng

ĐK

Đường kính

HQ

Hiệu quả

KH

Kế hoạch

KL

Khối lượng

KTCB

Kiến thiết cơ bản

LSD0,05

Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
(Least Significant differerence)

NSTT

Năng suất thực thu


SĐQ

Sau đậu quả

TB

Trung bình

TN

Thí nghiệm

TGBĐ

Thời gian bắt đầu

TGKT

Thời gian kết thúc

TKKD

Thời kỳ kinh doanh

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Thị Hồng Thơm

Tên Luận văn: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và ảnh hưởng của lượng lân và
kali bón đến sinh trưởng và phát triển dòng bưởi ngọt HVN53 tại Gia Lâm, Hà Nội”.

Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Xác định lượng biện pháp kỹ thuật và lân và kali bón phù hợp cho dịng bưởi
ngọt HVN53 ba năm tuổi tại Gia Lâm, Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố, phân lân gồm 3 mức (P1: 0,6 kg/cây, P2: 0,75
kg/cây, P3: 0,9 kg/cây) và phân kali gồm 3 mức (K1: 0,30 kg/cây; K2: 0,45 kg/cây; K3:
0,60 kg/cây;). Tổng số có 9 cơng thức P1K1; P1K2; P1K3; P2K1; P2K2; P2K3; P3K1;
P3K2; P3K3; được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 lần nhắc lại. Mỗi
công thức tiến hành trên 3 cây. Cây 3 năm tuổi. Tổng số cây thí nghiệm là: 3*9*3 = 81
cây. Thí nghiệm bón trên nền 0,6 kg N; 20 kg phân chuồng ủ hoai.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả điều tra tại thành phố Hà Nội và huyện Gia Lâm cho thấy diện tích trồng
cây ăn quả có xu hướng tăng và phát triển trên địa bàn, tính đến năm 2015 thành phố Hà
Nội đã có 17.534 ha trồng cây ăn quả. Trong đó có 2.436 ha trồng bưởi và cho năng suất
đạt 102,3 tạ/ha và sản lượng đạt 18.894 tạ/ năm, (năm 2015).
Tuy nhiên, diện tích bưởi trồng tại Hà Nội đang có một số hạn chế, đó là: (1)
Quy mơ nhỏ lẻ, việc trồng bưởi vẫn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể, chưa
có những đầu tư thỏa đáng để phát triển bưởi; (2) Việc canh tác bưởi chủ yếu dựa vào
những kinh nghiệm, người nông dân chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh;
(3) Nông dân chưa phát triển mạnh diện tích trồng bưởi, trong khi có tiềm năng đất đai,

lao động và thị trường để phát triển cây bưởi tại Hà Nội nói chung và huyện Gia Lâm

nói riêng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức P3K3 (0,9 kg P2O5 + 0,6 kg K2O) cho
hiệu quả tốt nhất đến chiều cao cây tăng 61,1cm tổng chiều cao đạt 246,7 cm; đường
kính tán đạt 158,7 cm; đường kính gốc cách mặt đất 10 cm đạt 7,9 cm; sinh trưởng lộc:
tăng chiều dài lộc, đường kính lộc và số lá/lộc. Sinh trưởng chiều dài lộc tăng từ 3,6 cm
– 27,36 cm (lộc Xuân) và 2,68 – 29,96 cm (lộc hè), đường kính lộc tăng từ 0,21 – 0,46
cm( lộc Xuân); từ 0,26 – 0,49 cm ( lộc hè), số lá/lộc đạt 8,6 lá/lộc, có số nụ hoa/ 4 cành

ix


theo dõi đạt 378,4 nụ, số quả cho thu hoạch/ 4 cành theo dõi đạt 16,30 quả, tỷ lệ đậu quả
đạt 4,31% cao hơn các công thức khác. Đồng thời tác động làm giảm tỷ lệ rụng quả qua
đó nâng cao năng suất cá thể cao hơn so với các công thức khác.

x


THESIS ABTRACT
Master candidate: Bui Thi Hong Thom
Thesis title: "Research on some technical measures and effects of phosphorus and
potassium fertilization on the growth and development of HVN53 sweet grapefruit line
in Gia Lam, Hanoi".
Major: Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives:
Determined suitable level of phosphorus and potassium for 3-year-old sweet

pomelo HVN53 in Gia Lam, Ha Noi
Materials and Methods
Two factor experients including: three level of nitrogen (P1: 0,6 kg/plant, P2:
0,75 kg/plant, P3: 0,9 kg/plant) and three level of potassium (K1: 0,3 kg/plant; K2: 0,45
kg/plant; K3: 0,6 kg/plant;). There are nine formula in total: P1K1; P1K2; P1K3; P2K1;
P2K2; P2K3; P3K1; P3K2; P3K3; following random complete block design (RCB) with
three replication. Three plant (3-year-old) per one formula. Total plant used for
experients was 3*9*3 = 81 cây. Basal application was 0,6 kg Nitrogen 20 kg of organic
fertilizer.
Main findings and conclusions
Survey results in Ha Noi City and Gia Lam District show that the area of fruit
trees tends to increase and develop in the area, as of 2015, Ha Noi City had 17.534
hectares of fruit. Including 2.436 hectares of pomelos and yield or 102,3 quintals/ha and
output of 18.894 quintals/year (2015).
However, the area of pomelos planted in Hanoi has a number of limitations,
including: (1) Small scale, the planting of pomelos is still spontaneous, there is no
specific plan, no satisfactory investment. worth growing grapefruit; (2) Grapefruit
cultivation is mainly based on experience, farmers have not applied intensive farming
techniques; (3) Farmers have not developed a large area of pomelos, while there is
potential for land, labor and market to develop pomelos in Hanoi in general and Gia
Lam district in particular.
The research results showed that the formula P3K3(0,9 kg/plant + 0,6 kg/plant)
gave the best effect to the tree height increased by 61,1cm to 246,7 cm; canopy diameter
reaches 158,3 cm; original diaeter reaches 7,9 cm; buds growth : increase bud length,

xi


buds diameter and number or leaves/buds. Growth of bud length increased from 3,6 cm
– 27,36 cm (in Spring) anh 2,68 -29,96 cm ( in Summer). In diameter increased from

0,21-0,46cm( in Spring); from 0,26-0,49 cm(in Summer), the number of leaves/ buds
reached 8,6 leaver /buds, the number of flower buds/ 4 stems monitored reached 378,4
buds, the number of fruits harvested/ 4 branches per 16,30 fruits, were tracked, the
fruiting tte was 4,31% higher than the other formula. At the same time, the effect of
reducing the fruit drop rate thereby improving individual productivity was highher than
the other formula.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây Bưởi (Citrus grandis L.Osbeck) là cây ăn quả có tác dụng bổ dưỡng và
có giá trị về mặt y học. Bưởi được trồng rộng rãi ở Việt Nam, tuy nhiên mỗi vùng
đều có một số giống bưởi khác nhau do kết quả của quá trình chọn lọc và ảnh
hưởng của các điều kiện sinh thái khác nhau. Ở nước ta từ lâu đã hình thành nên
những vùng trồng bưởi nổi tiêng như: Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ); bưởi Diễn
(Từ Liêm, Hà Nội); bưởi đường Hương Sơn (Hà Tĩnh); bưởi Phúc Trạch (Hương
Khê, Hà Tĩnh); bưởi da xanh, Năm Roi (Vĩnh Long). Các giống bưởi này về mặt
hình thái có sự khác nhau khơng đáng kể từ lá, hoa, hình dạng trái. Nhưng có sự
khác nhau được thể hiện ở mầu sắc của cùi quả, cách sắp xếp múi, mầu sắc và
mùi vị của tép.
Hiện nay bưởi là một trong những cây trồng phổ biến và mang lại thu nhập
cao cho người nông dân, ỏ những vùng trồng bưởi tập trung cây bưởi được coi là
cây trồng chính, với giá trị thu nhập hàng năm cao gấp nhiều lần so với các cây
trồng nông nghiệp khác, đồng thời cũng tạo ra được những vùng sản xuất bưởi
chuyên canh quy mô lớn.
Để góp phần đa dạng hóa các dịng/giống bưởi ở Việt Nam,gần đây nhóm
các nhà khoa học của Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tuyển chọn được dịng bưởi ngọt HVN53 có nhiều đặc tính

sinh trưởng, phát triển phù hợp với điều kiện sinh thái miền Bắc.
Giống bưởi HVN53 có đặc điểm cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh,
quả tròn cân đối, khi chín có màu vàng tươi, tép ráo, nhiều nước, chất lượng quả
ngon, có vị ngọt đậm.
Để nâng cao năng suất, chất lượng bưởi có thể sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật
canh tác như cắt tỉa, bón phân, ..., đặc biệt là bổ sung lân và kali, theo các nghiên
cứu có tác dụng làm tăng hàm lượng đường, vitamin giúp màu sắc quả đẹp hơn,
hương vị quả thơm hơn, làm tăng khả năng bảo quản nơng sản qua đó làm tăng
chất lượng bưởi khá rõ. Đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật và ảnh
hưởng của lượng lân và kali bón đến sinh trưởng và phát triển dịng bưởi ngọt
HVN53 tại Gia Lâm, Hà Nội” không chỉ với mục đích nâng cao năng suất chất

1


lượng bưởi HVN53 mà thông qua kỹ thuật sử dụng lân và kali sẽ bổ sung vào
quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc dịng bưởi HVN53.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng lân và kali đến sinh trưởng và phát
triển nhằm tìm ra lượng lân và kali bón thích hợp cho dịng bưởi ngọt HVN53 tại
Gia Lâm, Hà Nội.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu trên đối tượng dòng bưởi ngọt HVN53 ba năm tuổi, từ
tháng 2 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019 tại Gia Lâm, Hà Nội.
1.4 . NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về dòng bưởi ngọt HVN53, xác

định được các điều kiện phù hợp để dòng bưởi ngọt HVN53 sinh trưởng, phát
triển cũng như liều lượng bổ sung phân lân và kali thích hợp với dòng bưởi ngọt

tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật

trồng và chăm sóc bưởi ngọt HVN53 tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Bổ sung tài liệu tham khảo kỹ thuật trồng bưởi ngọt HVN53 phục vụ cho

công tác chuyển giao kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng bưởi ngọt HVN 53 tại các
vùng lân cận.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc dịng bưởi

ngọt HVN53 tại Gia Lâm, Hà Nội và các địa phương khác có điều kiện sinh thái
tương tự.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI BƯỞI
Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L). Osbeck. Trong hệ thống
phân loại bưởi thuộc (Tyozaburo Tanaka)
Họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae
Chi Citrus
Chi phụ: Eucitrus
Loài: grandis
Bưởi (C. grandis L), tên tiếng Anh là Pummelo, có nguồn gốc từ Malaysia
và quần đảo Ấn Độ và được phân bố rộng tới quần đảo Fiji, châu Âu và cả các
nước vùng Địa Trung Hải Các dạng lai của bưởi đã được phát hiện bởi quân thập
tự chinh ở Palestine vảo khoảng năm 900 và được phân bố ở châu Âu, sau đó là
vùng Caribê bởi một thuyển trưởng tàu Tây Ấn tên là Shaddock do vậy có tên là

Shaddock (Weber,J.H., Reuther,W. And Lawton,.H.W)
Bưởi hay Shaddock là loại quả có múi to điển hình của vùng nhiệt đới có
nhiều giống và được chia làm 3 nhóm: Nhóm Thái Lan, Trung Quốc và nhóm
Indonesia. Quả của nhóm Thái Lan nhìn chung là nhỏ hơn nhóm Trung Quốc
(Saunt. J). Các giống chính trong nhóm Thái Lan gồm: Chander (ruột hồng), Kao
Panne và Kao Phuang (ruột trắng); các giống thuộc nhóm Trung Quốc có Goliath,
Mato và Shatian (Sa Điền) gồm cả ruột trắng và hồng; nhóm Indonesia có
Banpeiyu (ruột trắng) và Djeroek Deleema Kopja (ruột hồng).
Có một lồi khác gọi là bưởi chùm (Citrus paradisi Macf.), tên tiếng Anh
là grapefruits, có nguồn gốc là một biến dị hoặc một dạng lai của bưởi ở vùng
Caribê (West Indies), có thể là đảo Barbados. Bưởi chùm được nhập nội từ
Caribê vào Florida khoảng năm 1809 bởi Don Phillippe bằng hạt thu thập từ
Jamaica, hiện nay trở thành sản phẩm chính trên tồn thế giới. Các nước châu Á
rất ít trồng lồi bưởi này (Scora, R.W).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ BƯỞI TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên Thế giới
Theo số liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
(FAO) (2018), tại bảng 2.1 cho thấy, đến năm 2017 diện tích bưởi trên thế giới
đạt 348,212 ha, năng suất trung bình đạt 260,277 tạ/ha, sản lượng đạt 9.063,143

3


tấn. Châu Á không những là cái nôi của cây có múi và cây bưởi mà cịn là khu
vực có diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất trên thế giới với tổng diện tích
đạt 211,297 ha, năng suất bình quân đạt 311,366 tạ/ha, sản lượng bình quân đạt
6.594,638 tấn. Khu vực có diện tích, năng suất và sản lượng đứng thứ 2 trên thế
giới là châu Mỹ với diện tích là 75,858 ha, năng suất bình qn đạt 207,150 tạ/ha,
sản lượng 1.571,393 tấn. Đứng ở vị trí thứ 3 về diện tích, năng suất và sản lượng

là châu Phi, đứng ở vị trí thứ 4 là châu Âu và cuối cùng là châu Đại Dương.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất sản lượng bưởi ở một số nước trồng bưởi trên
thế giới năm 2017
TT

Vùng, quốc gia
1

Thế giới

2

Châu Á

3

Châu Mỹ

4

Châu Phi

5

Châu Âu

6

Châu Đại Dương


7

Trung Quốc

8

Việt Nam

9

Thái Lan

10

Mỹ

11

Mexico

12

Ấn Độ

13

Nam Phi
Nguồn: FAOSTAT (2018)

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích năng suất và sản

lượng, diện tích trồng bưởi của Trung Quốc năm 2017 đạt 90.917 ha chiếm
26,1% diện tích bưởi của tồn thế giới, năng suất bình qn đạt 512,441 tạ/ha,
sản lượng 4.658,672 tấn. Tại Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh
Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài
Loan... Các giống bưởi nổi tiếng của Trung Quốc chủ yếu là: bưởi Văn Đán, Sa

4


Điền, bưởi ngọt Quan Khê...vv. Đây là những giống bưởi ngon đã được Bộ nông
nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao và cấp Huy
Phần Vàng. Ở Đài Loan có giống bưởi nổi tiếng là bưởi Văn Đán, do có đặc tính
tự thụ, phơi khơng phát triển nên khơng có hạt, chất lượng rất tốt được nhiều
người ưa chuộng (Hoàng A Điền, 1999). Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra
các giống bưởi có ưu thế lai nổi trội có triển vọng cho chiến lược phát triển cây
ăn quả có múi hàng hố với chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường thế giới giá thành thấp. Đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng là nước Mỹ
với sản lượng 728,000 tấn, trong đó chủ yếu sản phẩm là bưởi chùm.
Sau Việt Nam, Thái Lan cũng là một trong những quốc gia có diện tích
năng suất và sản lượng lớn ở châu Á, theo Chomchalow et al. (1987) ở Thái Lan
có 51 giống bưởi, trong đó có nhiều giống mới có triển vọng sản xuất như: Cao
Phuang, Cao Fan, ..vv.
Bảng 2.2. Sản lượng xuất khẩu bưởi trên thế giới giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: tấn
STT

Quốc gia
1

Thế giới


2

Nam Phi

3

Trung Quốc

4

Mỹ

5

Thổ Nhĩ Kỳ

6

Israel

7

Tây Ban Nha

8

Mexico

9


Thái Lan

10

Achentina

11

Việt Nam

12

Ấn Độ
Nguồn: FAOSTAT(2018)

Theo số liệu thống kê của FAO (2018) tại bảng 2.2 cho thấy, sản lượng xuất
khẩu của thế giới năm 2016 đạt 1.090,3063 tấn, các quốc gia có sản lượng xuất khẩu
bưởi lớn nhất thế giới là Nam Phi, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Israel và Tây Ban

5


Nha. Trong đó: Nam Phi đứng đầu thế giới về xuất khẩu bưởi với sản lượng xuất
khẩu đạt 202,502 tấn; đứng thứ hai về sản lượng xuất khẩu bưởi là Trung Quốc
với sản lượng năm là 183,288 tấn, đứng thứ ba là Thổ Nhĩ Kỳ với sản lượng là
182,303 tấn, đứng thứ tư là Mỹ với 158,931 tấn, đứng thứ năm là Israel với
56,454 tấn, Việt Nam cũng là quốc gia có số lượng xuất khẩu với 1,145 tấn.
Giá trị thương mại xuất khẩu bưởi trên thế giới năm 2016 được tình bày
tại bảng 1.3 đạt giá trị hơn 800 triệu USD/năm và có sự biến động theo các năm,

trong đó Trung Quốc vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu đạt
giá trị cao nhất năm 2016 với hơn 177 triệu USD, đứng thứ 2 là Nam Phi đạt giá
trị 106 triệu USD, đứng thứ ba là Mỹ với giá trị xuất khẩu đạt 104 triệu USD.
Tổng sản lượng nhập khẩu bưởi trên thế giới đến năm 2016 đạt 1.047, 735
tấn, các quốc gia nhập khẩu bưởi nhiều nhất thế giới là Hà Lan, Nga, Nhật Bản,
Pháp và Đức. Năm 2012 Hà Lan là quốc gia nhập khẩu bưởi lớn nhất thế giới,
với sản lượng nhập khẩu lớn nhất với hơn 169,603 tấn, sau đó sụt giảm dần và tới
năm 2016 chỉ còn hơn 164,663 tấn, nhưng vẫn là một trong quốc gia có số lượng
nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Quốc gia đứng thứ hai về nhập khẩu bưởi là
Nga với số lượng nhập khẩu năm 2016 là 115,458 tấn, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ
ba với số lượng nhập khẩu là 83,431 tấn.
Bảng 2.3. Giá trị xuất khẩu bưởi trên thế giới giai đoạn 2012 - 2016
(Đơn vị tính:1.000 USD)
STT

Quốc gia
1

Thế giới

2

Nam Phi

2

Trung Quốc

3


Mỹ

4

Thổ Nhĩ Kỳ

5

Israel

6

Mêhico

7

Thái Lan

8

Achentina

9

Việt Nam

10

Ấn Độ
Nguồn: FAOSTAT( 2018)


6


Qua số liệu tại bảng 2.4 cho thấy: Các quốc gia như Nhật Bản, Nga, Pháp,
Canada, Anh, Đức là những quốc gia tiêu dùng lượng bưởi lớn nhất thế giới với
mục đích nhập khẩu chủ yếu là để tiêu thụ nội địa. Trung Quốc là quốc gia có sản
lượng sản bưởi lớn nhất thế giới, nhưng vẫn phải nhập khẩu bưởi để đáp ứng yêu
cầu trong nước, vị thế xuất khẩu bưởi chỉ đứng thứ 2 nhưng số lượng nhập khẩu
lại đứng ở trí đứng thứ bẩy trên thế giới.
Bảng 2.4. Sản lượng nhập khẩu bưởi trên thế giới giai đoạn 2012-2016
(Đơn vị tính: tấn)
STT

Quốc gia
1

Thế giới

2

Hà Lan

3

Nga

4

Nhật


5

Pháp

6

Đức

7

Trung Quốc

8

Ba Lan

9

Canada

10

Rumani

11

Anh

12


Italia

13

Ucraina
Nguồn: FAOSTAT( 2018)

Trên thế giới sản xuất khoảng 10 – 11 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm
(Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis). Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung
ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùng cho chế biến nước quả. Bưởi chủ yếu được
sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung
Quốc, Ấn độ, Philippines, Thái Lan, Bangladesh,... được sử dụng để ăn tươi là
chủ yếu.

7


2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
Ở nước ta cây ăn quả có múi và cây bưởi được coi là một trong 4 loại cây

trồng chủ lực, theo Cục Trồng trọt Bộ nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
(2018), Việt Nam hiện có 74,2 nghìn ha bưởi, trong đó diện tích cho thu hoạch
đạt 46,9 nghìn ha. Cây bưởi được trồng ở hầu hết các tỉnh, thành phố với những
giống bưởi đặc sản và nổi tiếng như: bưởi Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, bưởi
Diễn, bưởi Da Xanh, bưởi đường Hương Sơn, bưởi Xuân Vân.
Diện tích bưởi của Việt Nam chủ yếu tăng mạnh trong giai đoạn năm 2015 và
2017, năm 2015 diện tích bưởi của cả nước đạt 51,7 nghìn ha nhưng đến năm 2017
đã đạt 74,2 nghìn ha, diện tích năm 2017 tăng so với năm 2013 là 28,9 nghìn ha.
Ngun nhân diện tích cây bưởi tăng một cách đột biến trong những năm gần đây là

do Việt Nam đang đẩy mạnh chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, những diện tích đất nơng nghiệp
kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang gieo trồng các cây trồng có hiệu quả kinh tế
cao hơn, trong đó có cây có múi và cây bưởi. Bên cạnh đó kinh tế Việt Nam đã chủ
động hội nhập quốc tế, hàng hố nơng sản của Việt Nam sản xuất ra có thị trường
tiêu thụ ổn định nhất là các sản phẩm của cây có múi. Giá trị sản xuất trên cây bưởi
trong những năm gần đây cao hơn các cây trồng khác từ bốn đến năm lần, các tiến
bộ kỹ thuật đã được áp dụng đồng bộ hơn làm cho năng suất và sản lượng bưởi tăng
cao, bên cạnh đó do bưởi quả có thời gian bảo quản tương đối dài cho nên đã khuyến
khích người dân mở rộng diện tích.
- Về diện tích thu hoạch: So với diện tích trồng trọt diện tích thu hoạch

cũng tăng hàng năm, từ 37,9 nghìn ha năm 2013 lên 46,9 nghìn ha năm 2017,
tăng 9 nghìn ha so với năm 2013.
- Về năng suất: So với các nước trong khu vực và một số nước trên thế

giới trong những năm gần đây Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có
diện tích bưởi lớn chỉ đứng sau Trung Quốc (FAO, 2018). Tuy nhiên so với các
quốc gia có nghề làm vườn phát triển, năng suất bưởi Việt Nam có vị trí tương
đối thấp, năng suất bưởi tại Việt Nam dao động từ 116,5 tạ/ha đến 121,8 tạ/ha,
nguyên nhân năng suất bưởi tại Việt Nam còn thấp là do các biện pháp kỹ thuật
áp dụng để nâng cao năng suất bưởi còn hạn chế, sâu bệnh hại phát triển mạnh,
công tác chọn tạo giống chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
- Về sản lượng: Giai đoạn 2013 - 2017 đạt sản lượng bưởi ở Việt Nam đạt

từ 449,5 nghìn tấn đến 504,0 nghìn tấn và có sự gia tăng về số lượng rõ rệt, tuy

8



năng suất khơng cao nhưng có số diện tích lớn cho nên sản lượng bưởi của Việt
Nam vẫn nằm trong những nước có sản lượng bưởi lớn trên thế giới. Sản lượng
bưởi của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới nếu các biện pháp kỹ
thuật được áp dụng một cách đồng bộ từ khâu chọn giống, mật độ trồng, phân
bón, cắt tỉa, thụ phấn, tưới tiêu và phịng trừ sâu bệnh hại..vv.
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017

Chỉ tiêu
DT gieo trồng (nghìn ha)
Diện tích cho sản phẩm
(nghìn ha)
năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
Nguồn: Cục Trồng trọt ( 2018)

Theo số liệu tại bảng 2.5 trong giai đoạn 2013 - 2017 vị thế của ngành
bưởi của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, diện tích bưởi cho thu hoạch
của Việt Nam năm 2017 đã đạt trên 46 nghìn ha. Với diện tích đó Việt Nam có
được sản lượng bưởi năm 2017 đạt trên 500 nghìn tấn tấn. Năm 2016, Việt Nam
đã xuất khẩu được 1,145 tấn bưởi, chiếm tỷ trọng 10,1% tổng sản lượng bưởi
xuất khẩu thế giới và đạt giá trị xuất khẩu là 1,079 nghìn USD, chiếm 0,13% giá
trị xuất khẩu bưởi thế giới.
Bảng 2.6. Tình hình xuất khẩu bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2012 -2016

Năm

2012
2013
2014
2015

2016
Nguồn: Cục Trồng trọt ( 2018)


9


Tóm lại: Cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng là loại cây ăn quả
quan trọng khơng chỉ về giá trị dinh dưỡng mà cả về hiệu quả kinh tế, cao hơn
nhiều so với cây trồng khác. Mang lại cho người dân không chỉ về giá trị sản
phẩm mà còn làm nên thương hiệu nổi tiếng cho cả vùng trồng. Đó là một thế
mạnh mà các giống bưởi quý ở nước ta cần phát huy. Tuy nhiên, bên cạnh đó chất
lượng quả của các giống bưởi địa phương còn khá thấp, hàm lượng Vitamin chưa
cao, nhiều hạt và khó bảo quản…chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy,
việc nghiên cứu các giống bưởi chất lượng cao, phát triển nó thành thương hiệu
nổi tiếng tại vùng có điều kiện trồng là vấn đề lớn đối với ngành sản xuất cây ăn
quả có múi ở Việt Nam. Song song với đó, cũng cần bảo tồn và phát triển mở
rộng hơn các vùng trồng bưởi truyền thống, cải thiện chất lượng giống nhằm lưu
giữ nguồn gen quý phục vụ cho cơng tác nghiên cứu chọn giống sau này.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DINH DƯỠNG KHỐNG VÀ PHÂN
BĨN CHO CÂY CÓ MÚI Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
2.3.1. Yêu cầu về dinh dưỡng đối với cây có múi
Vai trị của các nguyên tố dinh dưỡng với cây có múi
Theo Reitz H et al. (1954), Naude C.J (1954) có ít nhất 12 nguyên tố dinh
dưỡng quan trọng cần được bón, đó là: đạm, lân, kali, magiê, canxi, lưu huỳnh,
đồng, kẽm, mangan, bo, sắt và molipden (dẫn theo L.W. Timmer) .
- Vai trò của đạm (N): Đạm là nguyên tố quan trọng đối với sự sinh

trưởng của chồi và lá, kích thích hoạt động sinh trưởng của rễ cũng như nở hoa,
đậu quả và phát triển của quả, quyết định năng suất và phẩm chất quả. Thiếu đạm

ở cây chưa có quả, sinh trưởng bị hạn chế và lá bị mất diệp lục biến màu xanh

vàng. Thiếu đạm kéo dài dẫn đến lá bị rụng, đậu quả kém, quả nhỏ, rụng quả và
cành bị chết. Khi phân tích các ngun tố khống trong cam quýt cho thấy các
nguyên tố kali, đạm và canxi bị huy động lớn hơn các nguyên tố khác (Pinhas
Spiegel-Roy and Eliezer E.Goldschmidt 1996, Smith P.F., and W. Reuther
(1953), .W. Timmer and Larry W. Duncan 1999, D.P.H.Tucker, A.K.Alva,
L.K.Jackson, and T.A. Wheaton)
Tuy nhiên thiếu đạm chỉ ảnh hưởng đến độ lớn của quả chứ không ảnh
hưởng đến đặc điểm quyết định phẩm chất quả, chỉ có chất khơ hồ tan bị giảm
đôi chút. Dạng đạm phổ biến dùng là amôn sunfat. Đối với đất kiềm hoặc chua
nhiều tốt nhất nên dùng các loại phân có gốc nitrat, như vậy sẽ ít bị mất đạm và

10


tránh ảnh hưởng chua của gốc sunfat và nitrat còn thúc đẩy sự hút magiê ở đất
thiếu magiê (Timmer, 1999; Trung tâm Kỹ thuật Thực phẩm và Phân bón, 2005)
Ở Brazil, khi trồng người ta thường bón cho mỗi hố 15 gam đạm + 10 kg

phân chuồng ủ mục hoặc 2 kg phân gà + 2,5 kg dầu khô hoặc bã đậu. Cứ sau 4
tháng bón 1 lần dùng 20g N cho mỗi cây. Từ năm thứ 2, thứ 3, bón 75g N cho
mỗi cây. Năm thứ 4 bón 150g N/cây. Năm thứ 5 bón 225g N/cây. Năm thứ 6 bón
300g N/cây. Năm thứ 7 bón 400g N/cây; từ năm thứ 8 trở đi bón 500 g N/cây
(Malavolta, 1990 - dẫn theo Vũ Cơng Hậu 1999).
- Vai trị của lân (P)
Lân là nguyên tố cần thiết trong hệ thống năng lượng của tế bào và là thành
phần cấu trúc của tế bào. Lân đóng vai trị quan trọng trong sự nở hoa và phát triển
của quả và rất cần thiết cho sinh trưởng của đỉnh ngọn và chóp rễ. Cũng rất quan
trọng đối với phẩm chất quả. Tuy nhiên, mức độ cần lân của cây có múi là thấp. Lân

-3

-2

-1

có trong dung dịch đất ở dạng đầu tiên đó là PO 4 , HPO4 , hoặc H2PO4 trong dải
pH từ 6 - 7. Lân ít di động ở trong đất, thường bị cố định vì nó là hợp chất với các
kim loại nhơm (Al) hoặc sắt (Fe) và có khuynh hướng tích lũy, đặc biệt ở các vườn
-

+

vây lâu năm. Nó cũng bị rửa trơi hoặc bị chuyển hóa nhưng ít hơn NO 3 hoặc K , do
vậy ở những vườn cam lớn tuổi thường khơng cần thiết phải bón lân hàng năm. Triệu
chứng thiếu lân rất hiếm khi xảy ra đối với vườn cây lâu năm và khó nhận biết. Tuy
nhiên nó làm ảnh hưởng tới sự nở hoa, chậm sự chín quả; lá có những lốm đốm nhẹ
xanh sáng hoặc xanh đậm; quả có thể bị rụng trước khi chín (Timmer, 1999; Trung
tâm Kỹ thuật Thực phẩm và Phân bón, 2005; Vũ Cơng Hậu (1999).

- Vai trị của kali (K)
Kali đóng vai trị cân bằng ion trong tế bào, điều hịa kích thước quả và độ
dày vỏ quả. Lượng kali trong lá nằm trong khoảng từ 0,35 – 2% ảnh hưởng ít đến
sinh trưởng sinh dưỡng của cây có múi, song nó lại ảnh hưởng rất lớn tới chất
lượng quả. Hàm lượng kali trong lá thấp làm cho quả nhỏ và vỏ quả mỏng dẫn
đến quả có thể bị nứt vỏ (ở phía đáy quả) trong khi thu hoạch và bị dập nát. Bón
-

quá thừa kali làm cho quả to, nhưng vỏ quả dày, thô. Kali cũng giống như NO3 bị
rửa trơi nên hàng năm phải bón với tỷ lệ theo lượng N bằng dạng clorua hoặc

sunfat kali. Ví dụ bón với tỷ lệ N/K = 1:1 nếu muốn cho vỏ quả dày, còn nếu
muốn vỏ quả mỏng bón tỷ lệ 1;0,5 (Timmer, 1999; Trung tâm Kỹ thuật Thực
phẩm và Phân bón, 2005).

11


×