HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LƯU HỒNG PHONG
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành:
Quản lý kinh tế
Mã ngành:
60 34 04 10
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Văn Đức
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng…năm 2017
Tác giả luận văn
Lưu Hồng Phong
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự
giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc TS. Trần Văn Đức đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn: Kinh Tế; Khoa: Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ... (cơ quan nơi thực
hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng…năm 2017
Tác giả luận văn
Lưu Hồng Phong
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................................... i
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... ii
Mục lục.............................................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................... vi
Danh mục bảng........................................................................................................................... vii
Danh mục hình và sơ đồ....................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn....................................................................................................................... ix
Thesis abstract……………………………………………………………………………xi
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................... 2
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3
1.4.
Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn..................4
1.4.1. Về lý luận........................................................................................................................... 4
1.4.2. Về thực tiễn...................................................................................................................... 4
1.5.
Kết cấu nội dung luận văn....................................................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.................................................................... 5
2.1.
Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước............................................................................................................... 5
2.1.1. Một số khái niệm về dự án, dự án đầu tư XDCB, quản lý dự án đầu tư
XDCB và nguồn vốn ngân sách nhà nước..................................................... 5
2.1.2. Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước..................................................................................................................................... 9
iii
2.1.3. Đặc điểm về quản lý dự án đầu tư xây cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước.................................................................................................................................. 10
2.1.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội...................................................................................................................... 11
2.1.5. Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội...................................................................................................................... 21
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước........................................................................ 22
2.2.
Cơ sở thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước................................................................................................. 24
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản của các nước trên thế
giới...................................................................................................................................... 24
2.2.2. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước ở các địa phương tại Việt Nam......................................... 26
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
Thường Tín.................................................................................................................... 30
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 32
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................. 32
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................... 32
3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội.......................................................................................... 34
3.1.3. Khái quát Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín. 39
3.2.
Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 43
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................. 43
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................. 43
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 45
3.2.4. Hệ số các chỉ tiêu phân tích................................................................................... 46
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 48
4.1.
Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.
.............................................................................................................................................. 48
iv
4.1.1. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín trong những năm
qua (2013 – 2016)........................................................................................................ 48
4.1.2. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội............................................................ 50
4.2.
Kết quả cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín
.............................................................................................................................................. 71
4.2.1. Kết quả đạt được........................................................................................................ 71
4.2.2. Hạn chế cần khắc phục........................................................................................... 72
4.3.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
huyện Thường Tín..................................................................................................... 73
4.3.1. Nguồn nhân lực và năng lực, trình độ của cán bộ tham gia quản lý dự án.
73
4.3.2. Năng lực của các đơn vị tư vấn lập dự án.................................................... 74
4.3.3. Năng lực nhà thầu thi công dự án:................................................................... 74
4.4.
Giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín
.............................................................................................................................................. 75
4.4.1. Căn cứ đưa ra giải pháp......................................................................................... 75
4.4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
Thường Tín.................................................................................................................... 76
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................. 90
5.1.
Kết luận............................................................................................................................ 90
5.2.
Kiến nghị.......................................................................................................................... 91
Tài liệu tham khảo...................................................................................................................... 92
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nghĩa tiếng việt
XDCB
Xây dựng cơ bản
NSNN
Ngân sách nhà nước
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
ATLĐ
An toàn lao động
ĐTXDCB
Đầu tư xây dựng cơ bản
QLDA
Quản lý dự án
UBND
Ủy ban nhân dân
GPMB
Giải phóng mặt bằng
KTKT
Kinh tế kỹ thuật
BCKTKT
Báo cáo kinh tế kỹ thuật
TMĐT
Tổng mức đầu tư
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Tình hình sử dụ
Bảng 3.2.
Tình hình dân
2016) ...............
Bảng 3.3.
Cơ cấu kinh tế
Bảng 3.4.
Thu thập dữ liệ
Bảng 3.5.
Số lượng mẫu
Bảng 3.6.
Ma trận phân tí
Bảng 4.1.
Thống kê một s
Thường Tín thự
Bảng 4.2.
Các hình thức l
Bảng 4.3.
Tổng hợp ý ki
tham gia đấu th
Bảng 4.4. Bố trí nhân lực cho 3 dự án trên tại Ban QLDA ..........................................
Bảng 4.5. Bố trí nhân lực của nhà thầu thi công của 3 dự án trên ................................
Bảng 4.6.
Bảng thương t
Văn Bình (giai
Bảng 4.7.
Ví dụ một phầ
Gantt ...............
Bảng 4.8.
Tiến độ thi côn
Bảng 4.9.
Tổng mức đầu
Bảng 4.10.
Giá trị thanh qu
Bảng 4.11.
Số lượng cán b
Bảng 4.12.
Bố trí sắp xếp n
vii
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình của dự án đầu tư xây dựng cơ bản....................................... 6
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quản lý đấu thầu................................................................................... 13
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ nội dung quản lý chất lượng......................................................... 15
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ quản lý chi phí........................................................................................ 21
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ chủ đầu tư quản lý............................................................................... 22
Sơ đồ 3.1. Mơ hình quản lý dự án tại UBND huyện Thường Tín...................... 40
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy ban quản lý dự án............................................ 41
Sơ đồ 4.1. Trình tự thủ tục lập dự án.............................................................................. 51
Sơ đồ 4.2. Số lần thẩm định, điều chỉnh của 3 dự án trong thời gian lập dự án
.............................................................................................................................................................. 53
Sơ đồ 4.3. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu rộng rãi tại Ban QLDA
.............................................................................................................................................................. 55
Sơ đồ 4.4. Quy trình quản lý chất lượng cơng trình tại Ban QLDA................60
Sơ đồ 4.5. Quy trình quản lý thanh quyết tốn cơng trình tại Ban QLDA ...71
Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Thường Tín – Thành phố Hà Nội……………..….........32
viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lưu Hồng Phong
Tên luận văn: “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý kinh tế
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mã số: 60 34 04 10
Đối với huyện Thường Tín thời gian gần cơng tác đầu tư xây dựng trên địa bàn
huyện có nhiều chuyển biến đáng kể: đã đầu tư xây dựng nhiều dự án cơng trình, cải
thiện mơi trường xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên q
trình thực hiện cơng tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyện Thường Tín những năm qua, nhận thấy những vấn đề như: Đầu
tư chưa đồng bộ, quá trình thực hiện dự án chậm, cơng tác thanh quyết tốn kéo dài,
năng lực của các nhà thầu Tư vấn, nhà thầu Xây dựng kém. Để có sự nhìn nhận một
cách hệ thống trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước, các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp, tôi thực hiện đề
tài: "Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội".
Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng cơng tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
huyện Thường Tín, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín trong
những năm tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý luận và thực
tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện. Chủ thể là thực trạng quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
huyện Thường Tín và khách thể là các đơn vị liên quan thực hiện dự án.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm, vai trò và đặc điểm về quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nội dung quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội như: Quản lý lập dự án đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quản lý công tác lựa chọn nhà
thầu, quản lý công tác thi cơng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.Các nhân tố
ảnh hưởng là: Nguồn nhân lực tham gia dự án đầu tư xây dựng cơ bản, năng lực
của đơn vị tư vấn lập dự án, năng lực của nhà thầu thi công dự án.
ix
Địa bàn nghiên cứu là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội. Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn
điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cơng tác
quản lý lập dự án đầu tư xây dựng, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả công tác
quản lý và lựa chọn nhà thầu, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơng tác quản lý thi cơng,
nhóm chỉ tiêu phản ánh quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước đã chỉ ra những mặt đạt được: Trình tự lập, phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng chặt chẽ, công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư được thực hiện tương
đối hiệu quả được về mặt vật liệu đầu vào, cơng tác quản lý chi phí dự án đầu tư: thực hiện
tương đối tốt việc thanh quyết toán khối lượng nghiệm thu. Tuy nhiên còn hạn chế: Chưa có
biện pháp hiệu quả đơn đốc việc nhà thầu thi công xây dựng châm tiến độ của dự án. Đội ngũ
cán bộ Ban quả lý dự án thiếu về con người để thực hiện quản lý các dự án. Thời gian thanh
quyết tốn cịn chậm cần đẩy mạnh cơng tác thanh quyết toán.
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng huyện Thường Tín: Nguồn nhân lực và năng lực, trình độ của cán bộ tham
gia quản lý dự án, năng lực của đơn vị tư vấn lập dự án, năng lực nhà thầu thi cơng.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng nghiên cứu đề
xuất một số giải pháp chủ yếu: Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực thực hiện dự
án và hoàn thiện bộ máy quản lý dự án, giải pháp hoàn thiện quản lý tiến độ, giải
pháp tăng cường quản lý chất lượng cơng trình, giải pháp nâng cao chất lượng
lựa chọn nhà thầu. Từ đó kết luận và kiến nghị đến UBND huyện Thường Tín,
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.
x
THESIS ABSTRACT
Master candidate: Luu Hong Phong
Thesis title: “State-budget construction project management in Thuong
Tin district Project management unit, Ha Noi city”
Major: Economics management
Code: 60 34 04 10
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
For Thuong Tin district, construction investment in district area has seen some
remarkable improvements: many construction works have been built, environment
and local life quality have been improved. However, during implementing the statebudget construction project management in Thuong Tin distrct, there are some
issues have been revealed: the investment in construction is not fully synchronized,
the project progress is normally delayed, payment schedule is unclear and also
delayed, Consultant and Contractor are not competent. In order to view the issue
systematically based on analyzing the current status of state-budget construction
management, key affecting factors and to propose solutions, I have decided to
conduct the research “State-budget construction project management in Thuong Tin
district Project management unit, Ha Noi city”.
The main objective of the research is to analyze the current status of statebudget construction management in Thuong Tin district Project management unit;
based on that, to propose key solutions to improve it in the future time. The research
subjects are
theoretical and practical issues of state-budget construction
management in district Project management unit. The subject is current status of
state-budget construction management in Thuong Tin district Project management
unit and the objects are project implementation stakeholders.
The research has mentioned the concepts, role and characteristics of
state-budget construction management. The main functions of state-budget
construction management in Thuong Tin district project management unit are
per following: state-budget construction project initiation, contractor selection
procedure management, project budget and expense management. The key
factors affecting to these functions: human resource involving in construction
projects, ability and capacity of project planning consultant and contractor.
The research area is Construction Project Management Unit of Thuong Tin
district, Ha Noi city. In order to analyze, the research has involved several approach
methods such as site selection, data and information collection, data analyzing and
xi
processng. The research indicator system consists of: construction
project planning efficiency, contractor selection and management
efficency, construction management, budget and expense management.
Through the analysis and evaluation, the reseach has shown the current status of
state-budget construction project management with following achievements: project
planning and approval procedure is well-managed, project quality assurance is certainly
under control in term of input material acceptance, budget and expense is rather
managed through the good payment schedule made to contractor based on accepted
quantity. However, there are still some shortcomings available: no effective method to
push the contractor for delayed progress; Project Management officers are not
competent for the job; payment schedule must be more favorable for the contractor.
The research has identified the key factors affecting to state-budget construction
project management in Thuong Tin district PMU are: ability and competence of project
management officer, qualification of project planning consultant and contractor.
The research also proposed several solutions to solve the abover
issues: improve the qualification of the project management officer and PMU
leader, project progress tracking and managng, project quality assurance,
contractor selection procedure. Based on that, we can make proposal to
Thuong Tin district People’s committee and Project Management Unit.
xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong tiến trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam, nhu cầu về đầu
xây dựng cơ bản là rất lớn, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực
này ngày một lớn, năm sau ln cao hơn năm trước. Do đó, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, cơng trình dân dụng, cơng trình giao thông và các dự án phát triển kinh tế
xã hội của các địa phương ngày một phát triển mạnh mẽ, bộ mặt của đất nước
và đời sống của nhân dân được thay đổi. Đi đôi với việc đầu tư xây dựng cơ bản
thì vai trị quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này là hết sức cấp thiết và ngày
càng quan trọng. Hiện nay quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách nhà nước ở nước ta còn nhiều hạn chế, thể hiện trên nhiều khía cạnh như
đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải ... Trình độ quản lý dự án, vốn đầu tư
xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập, hiện tượng thất thốt, gây lãng phí, tiêu cực,
tham nhũng ... cịn khá phổ biến. Trong q trình triển khai cơng tác quản lý dự
án giữ một vai trị thiết yếu trong tồn bộ q trình hình thành và thực hiện dự
án đầu tư, xuyên suốt các giai đoạn kể từ khi xuất hiện các cơ hội đầu tư, lập dự
án, thẩm định, ký kết các hợp đồng… cho đến khi dự án đi vào thi cơng và chính
thức được đưa vào hoạt động. Hiệu quả của một dự án đầu tư sẽ được đảm bảo
nếu như khâu quản lý dự án được thực hiện tốt. Ngược lại, việc quản lý thiếu
chặt chẽ sẽ là nhân tố gây ảnh hưởng nhiều tới tiến độ, chất lượng và ảnh
hưởng tới hiệu quả đầu tư chung.
Đối với huyện Thường Tín thời gian gần đây, kể từ sau năm 2008 sát nhập
vào thành phố Hà Nội, được sự quan tâm của thành phố công tác đầu tư xây
dựng trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến đáng kể trong những năm vừa
qua đã đầu tư xây dựng nhiều dự án cơng trình: trường học, đường giao thông,
trạm y tế phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nông thôn
mới, cải thiện môi trường xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân.
Tuy nhiên nhìn lại q trình thực hiện cơng tác quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường Tín nói chung và
tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín nói riêng những năm qua,
nhận thấy nổi lên những vấn đề như: Đầu tư chưa đồng bộ, quá trình thực hiện dự
án chậm, cơng tác thanh quyết tốn kéo dài, năng lực của các nhà
1
thầu Tư vấn, nhà thầu Xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và
chất. Hệ quả của sự yếu kém này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án
cũng như chất lượng và hiệu quả của dự án. Do đó cần tăng cường quản lý và nâng
cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng cơ bản là một nhiệm vụ cấp thiết.
Các nghiên cứu trước đây liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước như: PGS. TS Lê Thành Trung cùng
cộng sự thực hiện tài cấp Bộ (Bộ Tài chính, 2005) về đổi mới cơ chế quản lý
dự án đầu tư từ ngân sách nhà nước, Lê Xuân Tiến (2010) về giải pháp quản
lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản cho nông nghiệp từ ngân sách Nhà nước
trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà... Các nghiên cứu của những tác giả trên mới chỉ
nghiên cứu khái quát về quản lý dự án đầu tư từ nguồn NSNN nói chung
chưa có nghiên cứu sâu cả về lý luận và thực tiễn cho quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Cho đến nay nghiên cứu về
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện Thường Tín cụ thể là tại Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội vẫn chưa có ai thực hiện.
Chính vì vậy tơi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội" làm chủ đề cho luận văn Thạc sĩ
của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thường Tín.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng huyện Thường Tín trong những năm qua, đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
2
Thường Tín.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.
- Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng huyện Thường Tín thơng qua các đối tượng sau:
+ Các cơng trình xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện do Ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín làm đại diện chủ đầu tư.
+ Các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện.
+ Các cá nhân trực tiếp tham gia công tác quản lý dự án tại Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
+ Các đơn vị tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản
(tư vấn lập dự án, thiết kế, đấu thầu, thi công,....).
+ Đơn vị quản lý và sử dụng công trình sau khi kết thúc đầu tư.
+ Các cơ chế, chính sách có liên quan.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại địa bàn huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và sử dụng các số
liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ
bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng huyện Thường Tín trong 4 năm trở lại đây (năm 2013 - 2016).
+ Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập 2013-2016.
3
- Về nội dung: Tập trung làm rõ tình hình chuẩn bị đầu tư; thực
hiện đầu tư, kết thúc đầu tư và đánh giá kết quả; các yếu tố ảnh hưởng
và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây
dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước về
khái niệm, vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản và vận dụng vào
công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội
dung quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
tại tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín Từ những
nội dung đó Luận văn nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng Từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện hồn thiện cơng tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín trong thời gian tới.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu.
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.
Phần 4. Kết quả nghiên cứu.
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.
4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm về dự án, dự án đầu tư XDCB, quản lý dự án
đầu tư XDCB và nguồn vốn ngân sách nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm về dự án
Trịnh Quốc Thắng (2009) nêu rõ “Dự án là sự chi phí tiền và thời gian
để thực hiện một kế hoặc nhằm mục đích cho ra một sản phẩm duy nhất”.
Đỗ Đình Đức và Bùi Đức Mạnh (2012) nêu rõ "Dự án là một
nhiệm vụ mang tính chất một lần, có mục tiểu rõ ràng (trong đó bao
gồm chức năng, số lượng và tiêu chuẩn chất lượng), yêu cầu phải
được hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định, có dự tốn
tài chính từ trước và nói chung khơng được vượt qua dự tốn đó”.
Có nhiều khái niệm khác nhau về dự án nhưng nhìn chung mọi dự án
đầu tư đều có điểm bắt đầu và kết thúc xác định. Dự án kết thúc khi mục
tiêu của dự án đã đạt được hoặc dự án bị loại bỏ hoàn toàn. Các dự án
đều được con người thực hiện bằng lập kế hoạch kết hợp với nguồn lực
và thời gian để tạo ra một sản phẩm (vật chất, tinh thần, dịch vụ).
2.1.1.2. Khái niệm về dự án đầu tư XDCB
Quốc hội (2014b) nêu rõ: "Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có
liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao
chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.
Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả
thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Do xây dựng cơ bản là xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ thật, hạ tầng cơ
sở kinh tế - xã hội có tính chất xây dựng như: xây dựng cơng trình giao thơng,
thủy lợi thủy điện, cầu cảng, xây dựng nhà cửa, công sở, nhà máy phục vụ sản
xuất phát triển kinh tế; các cơng trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa cơng viên
5
rạp chiếu ...phục vụ phát triển của xã hội. Như vậy xây dựng cơ bản có
đặc thù riêng đó là lợi nhuận của nó phục vụ cho mọi người, mọi ngành
trong xã hội, nguồn vốn đấu tư lớn cần có sự đầu tư của nhà nước.
Nên cũng có thể được hiểu dự án đầu tư xây dựng cơ bản là dự án đầu tư
xây dựng vì nó mang đầy đủ các đặc điểm, tính chất và nội dung của dự án đầu
tư xây nhưng chỉ trong phạm vi lĩnh vực của xây dựng cơ bản mà thơi.
Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản
LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Nghiên cứu cơ hội (Nhận dạng dự án)
Lập báo cáo đầu tư (Nghiên cứu tiền khả thi)
Lập dự án đầu tư (Nghiên cứu khả thi)
KHAI THÁC, VẬN HÀNH
THỰC HIỆN DỰ ÁN
Lập thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán
Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu
Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị
Vận hành, khai thác
Bảo hành, bảo trì cơng trình
Đánh giá sau dự án
Kết thúc dự án
Sơ đồ 2.1. Quy trình của dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Nguồn: Tổng hợp từ các quy định nhà nước (2017)
6
2.1.1.3. Khái niệm về quản lý dự án đầu tư XDCB:
Quản lý dự án: Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau
rất nhiều học giả đã đưa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý dự án.
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý dự án.
Nguyễn Văn Đáng (2006) nêu rõ: ‟Quản lý dự án là việc điều phối và
tổ chức các bên khác nhau tham gia vào dự án, nhằm hồn thành dự án
đó theo những hạn chế được áp đặt bởi: Chất lượng, thời gian, chi phí”.
Trịnh Quốc Thắng (2009) nêu rõ: ‟Quản lý dự án là điều khiển một
kế hoạch đã được hoạch định trước và những phát sinh xảy ra, trong
một hệ thống bị ràng buộc bởi các yêu cầu về pháp luật, về tổ chức, về
con người, về tài nguyên nhằm đặt được các mục tiêu đã định ra về
chất lượng, thời gian, giá thành, an tồn lao động và mơi trường”.
Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý dự án nhìn chung
đều có các yếu tố chung như sau: là có một chương trình, kế hoạch
định trước; có cơng cụ phương tiện để quản lý; các quy định luật lệ;
tổ chức và cả nhân để vận hành quản lý.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản:
Dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc dự án đầu tư xây dựng nói
chung. Vì vậy có thể hiểu: Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản là quá
trình phát hiện và đề xuất ý tưởng, chọn nhà đầu tư, khảo sát thiết kế,
chọn nhà thầu thi công xây dựng theo một kế hoạch, thời gian, nguồn lực
và đáp ứng mục đích, yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng của chương trình.
Vì quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối,
tổ chức, lên kế hoạch đối với các giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện
dự án. Nên việc quản lý tốt các giai đoạn của dự án có ý nghĩa rất quan trọng, nó
quyết định đến chất lượng cơng trình. Mỗi dự án xây dựng cơ bản đều có một
đặc điểm riêng tạo nên sự phong phú đa dạng trong quá trình tổ chức quản lý.
Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản là hồn thành
cơng trình đảm bảo chất lượng, đạt u cầu về kỹ thuật, đúng tiến độ,
an toàn, trong phạm vi chi phí đã dự kiến (Nguyễn Văn Đáng, 2006).
2.1.1.4. Khái niệm vốn ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được
dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà
7
nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nước (Quốc hội, 2015).
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các
cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, theo quy định hiện hành, bao gồm:
Một là, ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi
chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách
của các huyện, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Chính phủ, 2003).
Hai là, ngân sách huyện, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và
ngân sách các xã, phường, thị trấn (Chính phủ, 2003).
Ba là, Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân
sách cấp xã) (Chính phủ, 2003).
Ngân sách trung ương giữ vai trị chủ đạo, bảo đảm thực hiện các
nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia như: các dự án đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có tác động đến cả nước hoặc nhiều địa
phương, các chương trình, dự án quốc gia, các chính sách xã hội quan
trọng, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mơ của đất nước, bảo đảm quốc phịng,
an ninh, đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi
ngân sách. Các dự án mà ngân sách trung ương đầu tư có thể kể đến bao
gồm: đường quốc lộ, bến cảng, nhà ga, sân bay... (Chính phủ, 2003).
Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ
động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh và trật tự an tồn xã hội trong phạm vi quản lý. Các
cơng trình mà ngân sách địa phương đầu tư bao gồm: Trường học,
bệnh viện, đường tỉnh... do địa phương quản lý (Chính phủ, 2003).
Tại một địa phương có thể sẽ có 2 nguồn vốn đầu tư, một là nguồn ngân sách
Trung ương đầu tư các cơng trình trên địa bàn, hai là ngân sách địa phương.
Vốn đầu tư XDCB ngân sách nhà nước cấp Huyện là tồn bộ chi phí NSNN
mà Huyện phải bỏ ra trong suốt quá trình đầu tư để hình thành lên những cơng
trình xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường
GPMB, hỗ trợ và tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư
8
xây dựng và các chi phí khác..., nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn
và tái sản xuất mở rộng, ng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật
chất kỹ thuật cho nền kinh tế. Chi đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách
Nhà nước cấp Huyện được thực hiện hàng năm nhằm mục đích để đầu
tư xây dựng các cơng trình, kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hố, xã hội, an
ninh, quốc phịng, các cơng trình khơng có khả năng thu hồi vốn.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
hiện nay, để có kinh phí đầu tư xây dựng dự án thường sử dụng rất nhiều
nguồn. Dự án đầu tư có thể được sử dụng từ các nguồn sau đây:
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng làm (Trong đó ngân
sách nhà nước chiếm <30% tổng mức đầu tư).
- Nguồn vốn phi chính phủ.
Trong nội dung nghiên cứu, luận văn chỉ đề cập và nghiên cứu
các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Do vậy,
trong luận văn chỉ đề cấp đến công tác quản lý dự án đầu tư XDCB
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước mà thơi.
2.1.2. Vai trị của quản lý dự án đầu tư xây cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước
Quản lý dự án đầu tư xây cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước giúp
chủ đầu tư hoạch định, theo dõi và kiểm sốt tất cả những khía cạnh của dự án
và khuyến khích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những
mục tiêu của dự án đúng thời gian với chi phí, chất lượng và thời gian như
mong muốn ban đầu. Nếu một dự án đầu tư xây cơ bản mà khơng có quản lý dự
án thì chủ đầu tư khơng thể nắm được chi phí để thực hiện dự án như thế nào,
những chi phí đó được dùng cho việc gì, q trình kiểm sốt ra sao. Nhu chi phí
cho thực hiện dự án cho nên chủ đầu tư phải thuê các đơn vị tư vấn để lập chi
phí dự án, thuê đơn vị giám sát, bố trí nhân lực có trình độ chun mơn của mình
để kiểm sốt chi phí đó trong q trình thi cơng. Để thực hiện một dự án đầu tư
xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN chủ đầu tư phải kết hợp với rất nhiều bên
để tham gia vào thực hiên dự án nên không thể không quản lý dự án.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN nhằm đảm bảo
tránh thất thốt, lãng phí trong đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản là do trong quá
9
trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng khơng thể thiếu quá trình giám
sát đầu tư xây dựng. Khi dự án đầu tư xây dựng khơng có sự kiểm
sốt thì chủ đầu tư khơng thể nắm được q trình thi cơng thực hiện
dự ngồi hiện trường khối lượng ra làm sao ngây ra thất thốt chi phí
trong q trình đầu tư. Cho nên vai trò của quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN là hết sức quan trọng.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN nhằm đảm
bảo tính hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động xây dựng. Hiệu quả dự án
đầu tư xây dựng cơ bản có được tốt khơng hồn tồn phụ thuộc vào quán
trình quản lý dự án Khi lập dự án đầu tư thì đã phải tính đến hiệu quả kinh tế
- xã hội như: khi đầu tư xây dựng một ngơi trường học cho một xã thì trong
q trình lập dự án đã phải nghiên cứu kỹ địa bàn đầu tư, nhu cầu của đơn vị
sử dụng, cơng trình đó từ đó mới lập dự án, lên phương án thiết kế, dự án
hồn thành xong phải đem lại lợi ích cho xã hội, hiệu quả đầu tư.
2.1.3. Đặc điểm về quản lý dự án đầu tư xây cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước
Do các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nên tồn bộ
q trình đầu tư xây dựng được Nhà nước quản lý từ việc xác định chủ trương
đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, dự tốn, lựa chọn nhà thầu, thi
cơng xây lắp đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa cơng trình vào khai thác sử
dụng. Đặc điểm này bắt nguồn đặc điểm vốn đầu tư XDCB nguồn NSNN. Vốn đầu
tư XDCB nguồn NSNN là nguồn vốn của dân, do kết quả lao động của toàn dân
tạo nên. Nhân dân giao cho Nhà nước quản lý, sử dụng vì lợi ích của dân và của
đất nước và khơng mang tính hồn lại. Vì vậy Nhà nước phải có trách nhiệm
quản lý một cách chặt chẽ và phải được thể chế bằng hệ thống pháp luật để nhà
nước có thể quản lý nguồn vốn này, chống thất thốt, lãng phí, đồng thời nhân
dân cũng có điều kiện tham gia giám sát.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước luôn
được thực hiện theo Quy hoạch, Kế hoạch đã được phê duyệt và được tuân thủ
nghiêm ngặt theo quy định. Do đặc điểm của sản phẩm đầu tư XDCB là tài sản có giá
trị lớn, có ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội và kể cả yếu tố chính trị. Do vậy,
việc quản lý dự án đầu tư phải thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được
phê duyệt để đảm bảo chất chất lượng cơng trình, thực hiện theo
10
đúng trình tự và giai đoạn của quản lý dự án đầu tư. Nếu việc quản
lý đầu tư XDCB thuộc NSNN không thực hiện theo quy hoạch, kế
hoạch đã được phê duyệt thì có thể gây cản trở hoạt động đầu tư và
có thể dẫn đến lãng phí lớn nguồn lực tài chính của đất nước.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước có tính duy nhất: Mỗi dự án đầu tư xây dựng cơ bản đều có đặc
trưng riêng biệt lại được thực hiện trong những điều kiện khác biệt nhau
cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn thay đổi.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước có hạn chế về thời gian và quy mô: Mỗi dự án đầu tư xây
dựng cơ bản đều có điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng và thường có
một số kỳ hạn có liên quan. Có thể ngày hồn thành được ấn định một
cách tuỳ ý, nhưng nó cũng trở thành điểm trọng tâm của dự án, điểm
trọng tâm đó có thể là một trong những mục tiêu của người đầu tư.
2.1.4. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây cơ bản từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội
Từ những đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư xây dựng mà quản lý các
dự án đầu tư xây cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội bao gồm các
nội dung chính sau: Quản lý lập dự án đầu tư; Quản lý công tác lựa chọn nhà
thầu; Quản lý thi cơng xây dựng; Quản lý chi phí; Quản lý nguồn nhân lực.
2.1.4.1. Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội
Lập dự án đầu tư xây dựng cơ bản là để chứng minh cho người quyết định
đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án làm cơ sở cho
người bỏ vốn xem xét hiệu quả dự án. Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước
xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng, đánh giá tác
động về sự ảnh hưởng của dự án tới mơi trường, mức độ an tồn đối với
các cơng trình lân cận, các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, sự phù
hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.
11