Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ xác định lượng phân bón NPK sông gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa bắc thơm 7 tại nam trực nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.38 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ DIÊN

XÁC ĐỊNH LƯỢNG PHÂN BĨN NPK SƠNG GIANH
THÍCH HỢP CHO CÁC LƯỢNG GIỐNG GIEO SẠ
KHÁC NHAU ĐỐI VỚI GIỐNG LÚA BẮC THƠM 7
TẠI NAM TRỰC - NAM ĐỊNH

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Phạm Tuấn Anh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018


Tác giả luận văn

Đặng Thị Diên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Phạm Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, Cục thống kê
tỉnh Nam Định, Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện; lãnh đạo
phịng Nơng nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê huyện Nam Trực, UBND xã Tân
Thịnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Thị Diên
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn


Đặng Thị Diên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục đồ thị và hình vẽ.................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis abstract........................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.4.


Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................... 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học........................................................................................................ 3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn......................................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu.................................................................................................... 4
2.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước........................................ 4

2.1.1.

Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới.................................................................. 4

2.1.2.

Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước.................................................................... 7

2.2.

Tình hình sử dụng phân bón cho cây lúa trên thế giới và việt nam .................... 9

2.2.1

Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới................................................. 9


2.2.2.

Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam................................................ 11

2.3.

Đặc điểm dinh dưỡng cây lúa................................................................................. 12

2.3.1.

Đặc điểm dinh dưỡng đạm...................................................................................... 12

iii


2.3.2.

Đặc điểm dinh dưỡng lân........................................................................................ 15

2.3.3.

Đặc điểm dinh dưỡng kali....................................................................................... 17

2.4.

Tình hình phát triển lúa gieo sạ tại miền bắc....................................................... 18

2.5.


Tình hình phát triển lúa chất lượng trên thế giới và việt nam ........................... 20

2.5.1.

Tình hình phát triển lúa chất lượng trên thế giới................................................. 20

2.5.2.

Tình hình phát triển lúa chất lượng ở Việt Nam.................................................. 23

2.6.

Tình hình sản xuất lúa của huyện nam trực và tỉnh nam định ........................... 25

2.6.1.

Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Nam Định........................................................... 25

2.6.1.

Tình hình sản xuất lúa của huyện Nam Trực........................................................ 26

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................. 29
3.1.

Địa điểm nghiên cứu................................................................................................ 29

3.2.

Thời gian nghiên cứu............................................................................................... 29


3.3.

Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................. 29

3.4.

Nội dung nghiên cứu................................................................................................ 29

3.5.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 29

3.5.1.

Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................................... 29

3.5.2.

Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong mơ hình:........................................ 31

3.5.3.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi................................................................... 32

3.5.4.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 37

4.1.

Ảnh hưởng của mức phân bón và lượng giống gieo đến thời gian sinh
trưởng của giống lúa bắc thơm 7........................................................................... 37

4.2.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây................................................................................................ 39

4.3.

Ảnh hưởng của giống gieo và lượng phân bón tới động thái ra lá ................... 41

4.4.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón tới động thái đẻ
nhánh.......................................................................................................................... 42

4.5.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến chỉ số diện tích
lá (lai) của giống lúa bắc thơm 7........................................................................... 45

4.6.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng tích
lũy chất khô của giống lúa bắc thơm 7................................................................. 47

iv



4.7.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến tốc độ tích lũy
chất khơ (cgr) của giống lúa bắc thơm số 7

4.8.

50

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến hệ thống rễ của
giống lúa bắc thơm 7 52

4.9.

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo và đến khả năng
chống chịu sâu bệnh hại của giống bắc thơm 7 55

4.10.

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất lúa của giống lúa bắc thơm 7

4.11.

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến năng suất sinh
vật học và hệ số kinh tế của giống lúa bắc thơm 7

4.12.


57
61

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến hiệu quả kinh tế

của giống lúa bắc thơm 7

63

Phần 5. Kết luận và đề nghị................................................................................................ 66
5.1

Kết luận...................................................................................................................... 66

Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 67
Phụ lục....................................................................................................................................... 72

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức


CCCC

Chiều cao cuối cùng

CGR

Tốc độ tích lũy chất khơ

CV (%)

Hệ số biến động

DM

Khối lượng chất khơ tích lũy

DHH

Số dảnh hữu hiệu

FAO

Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc

HSKT

Hệ số kinh tế

LAI


Chỉ số diện tích lá

LHQ

Liên Hợp Quốc

LSD0,05

Giới hạn sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSS

Ngày sau sạ

NSSVH

Năng suất sinh vật học

NSTT

Năng suất thực thu

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


KTDN

Kết thúc đẻ nhánh

KTT

Kết thúc trỗ

P1000

Khối lượng 1000 hạt

QCK

Quang chu kỳ

SLCC

Số lá cuối cùng

SNCC

Số nhánh cuối cùng

TGST

Thời gian sinh trưởng

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm ................4

Bảng 2.2.

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước đứng đầu thế giới

năm 2016.............................................................................................................. 5
Bảng 2.3.

Tình hình sản xuất lúa nước tại Việt Nam từ năm 2011 đến 2016 ..............8

Bảng 2.4.

Kết quả xuất khẩu gạo qua các năm ở nước ta............................................... 8

Bảng 2.5.

Lượng phân bón tiêu thụ trên thế giới từ năm 2002-2015 .......................... 10

Bảng 2.6.

Diện tích, năng suất lúa của Nam Định trong những năm gần đây ..........25

Bảng 2.7.

Cơ cấu lúa của tỉnh Nam Định trong những năm gần đây......................... 26


Bảng 2.8.

Cơ cấu giống lúa Bắc thơm 7 của huyện Nam Trực trong những năm

gần đây............................................................................................................... 27
Bảng 2.9.

Diện tích, năng suất lúa của Nam Trực trong những năm gần đây ...........28

Bảng 4.1

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo sạ tới thời gian

sinh trưởng......................................................................................................... 37
Bảng 4.2

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới động thái
chiều cao cây..................................................................................................... 40

Bảng 4.3

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới tốc độ ra lá ......41

Bảng 4.4.

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới tốc độ đẻ nhánh
43

Bảng 4.5.


Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo tới tốc độ đẻ nhánh
44

Bảng 4.6.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến chỉ số..............46

Bảng 4.7.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả năng
tích lũy chất khơ................................................................................................ 48

Bảng 4.8:

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến tốc độ tích
lũy chất khơ (CGR) của giống lúa Bắc thơm số 7....................................... 52

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến chiều dài rễ . . .53

Bảng 4.10 . Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến khối lượng rễ . 54
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo và đến khả
năng chống chịu sâu bệnh hại......................................................................... 55
Bảng 4.12

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất................................................................... 58


Bảng 4.13. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến năng suất
sinh vật học và hệ số kinh tế của giống lúa Bắc thơm ................................ 62
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến hiệu quả
kinh tế của giống lúa Bắc thơm 7................................................................... 64

vii


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1. Lượng phân bón sử dụng ở một số quốc gia và châu lục trên thế
giới
Hình 4.1.

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến chỉ số
diện tích lá (LAI)

Hình 4.2.

11
46

Ảnh hưởng của lượng giống gieo và lượng phân bón đến khả
năng tích lũy chất khơ 49

Hình 4.3.

Ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng giống gieo đến năng
suất giống lúa Bắc thơm 7

viii


59


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Thị Diên
Tên Luận văn: Xác định lượng phân bón NPK Sơng Gianh thích hợp cho các lượng
giống gieo sạ khác nhau đối với giống lúa Bắc Thơm 7 tại Nam Trực - Nam Định.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam Mục đích nghiên cứu
Xác định lượng phân bón NPK Sơng Gianh thích hợp đối với từng lượng giống
gieo sạ khác nhau ở vụ xuân 2018 để giống lúa Bắc Thơm 7 đạt năng suất và đem hiệu
quả kinh tế cao tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành ngồi đồng ruộng và bố trí theo kiểu Split-plot với 3 lần
nhắc lại. Nhân tố chính là lượng giống gieo sạ gồm 3 mức (M1: 20 kg/ha, M2: 35 kg/ha, M3:
50kg/ha), nhân tố phụ là lượng phân bón. Lượng phân bón NPK Sơng Gianh theo 3 cơng thức:
P1: 400 kg/ha NPK 20:0:12 (80kgN+ 48 Kg K 2O); P2: 550 kg/ha NPK 20:0:12 (110 kgN + 66
KgK2O); P3: 700 kg/ha NPK 20:0:12 (140 kg N +84 Kg K 2O) trên nền phân chung 700 kg/ha
NPK 5:10:3 bón lót (35 kg N +70kg P2O5 +20 Kg K2O), thí nghiệm có 9 cơng thức, mỗi cơng
thức được nhắc lại 3 lần. Diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 20 m

2

Kết quả chính và kết luận
Bón phân NPK càng tăng thì thời gian sinh trưởng kéo dài hơn, tăng chiều cao

cây và tăng số nhánh hữu hiệu của giống lúa thí nghiệm. Ở lượng giống gieo M1
(20kg giống/ha) tăng chiều cao, tăng số lá, tăng số hạt/bông; nhưng giảm số bông/m
so với với công thức M2, M3 (35kg giống/ha; 50 kg giống/ha).

2


mức bón P2 (550kg NPK/ha), P3 (700kg NPK/ha), mức độ nhiễm bệnh khô
vằn và bệnh đạo ơn có xu hướng cao hơn.
Trên cùng một mật độ gieo, bón tăng hàm lượng NPK làm tăng năng suất rõ
rệt. Xét về hiệu quả kinh tế, tuy công thức P3M2 cho năng suất thực thu cao nhất (62,9
tạ/ha), sau đó đến cơng thức P3M3 (62 tạ/ha) nhưng lại cho hiệu quả kinh tế thấp hơn
so với công thức P2M2 (61,1 tạ/ha)
Công thức gieo sạ và mức phân bón NPK 20:0:12 thích hợp cho giống lúa Bắc
thơm 7 ở vùng đất Nam Trực - Nam Định ở vụ Xuân 2018 cho hiệu quả kinh tế cao
nhất là lượng giống gieo 35 kg/ha và bón lót 700 kg/ha NPK 5:10:3 và bón thúc 550
kg/ha NPK 20:0:12 (tổng NPK/ha: 145 kg N +70kg P 2O5 +86 Kg K2O).

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dang Thi Dien
Thesis title: Determination the level of NPK Song Gianh fertilizer application is
suitable for different direct sowing seeds amount of Bac Thom 7 at Nam Truc - Nam
Dinh.
Major: Crop science

Code: 8620110


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
To determine the suitable level of NPK Song Gianh NPK fertilizer for different
amount of direct sowing seeds in the spring season in 2018 of Bac Thom 7 variety to produce
high yield and high economic efficiency in Nam Truc district, Nam Dinh province.

Materials and Methods
The experiment was conducted in the field and arranged in Split-plot design with 3
replications. The main plot was the amount of sowing seeds with 3 treatments (M1: 20 kg
seeds per ha, M2: 35kg seeds per ha, M3: 50 kg seeds per ha), while as the subplot was the
level of Song Gianh NPK fertilizer with 3 treatments: P1: 400 kg NPK 20:0:12 (80kg N+
48 kg K2O); P2: 550 kg NPK 20:0:12 (110 kg N+ 66kg K 2O); P3: 700 kg NPK 20:0:12
(140 kg N +84 Kg K2O) with the same based fertilizer 700 kg per ha NPK 5: 10: 3 (35 kg
N +70kg P2O5 +20 Kg K2O). The experiment had 9 treatments and each treatment was
2

replicated 3 times. The area of each plot was 20 m .

Main findings and conclusions
The higher the NPK fertilization levels, the longer the growth duration, the
higher plant height, and the more the number of effective of Bac Thom 7 rice variety.
At the amount of sowing seeds, M1 treatment (20kg seeds per ha), Bac Thom 7 rice
variety increased plant height, number of leaves, and number of spikelet per panicle;
2

but reduce the number of panicle per m as compared with M2, M3 treatments with
35kg seeds per ha and 50 kg seeds per ha, respectively.
At P2 treatment (550 kg NPK per ha) and P3 (700 kg NPK per ha), the degree
of infection of sheath blight and blast disease tended to be higher.
At the same sowing seeds treatment, increasing NPK amount had the significantly

higher grain yield. In terms of economic efficiency, P3M2 had the highest net yield with
62.9 quintals per ha, followed by the P3M3 treatments with 62 quintals per ha but these
economic efficiency were smaller than that of P2M2 treatment with

x


61.1 quintals per ha.
The suitable amount of direct sowing seeds and the levels of NPK Song Gianh
fertilizer of 20: 0: 12 treatments for Bac Thom 7 rice variety in Nam Truc district,
Nam Dinh province in 2018 spring season with the high economic efficiency were
35kg seeds per ha and 550 kg NPK per ha with the based fertilizer 700 kg per ha NPK
5: 10: 3 (total 145 kg N +70kg P2O5 +86 Kg K2O per ha).

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lúa (Oryra sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế
giới, đứng thứ hai sau lúa mì về diện tích và sản lượng, là cây lương thực quan
trọng đối với đời sống con người. Sản phẩm lúa gạo là nhân tố quyết định đảm bảo
an ninh lương thực, quyết định các chính sách phát triển nơng nghiệp bền vững.
Đóng góp của lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân là tăng thu nhập, ổn định nền
kinh tế chính trị, là cơ sở phát triển của mỗi quốc gia.
Trong những năm gần đây nông nghiệp nước ta có những bước tiến bộ phát
triển vượt bậc, từ một nước còn thiếu thốn về lương thực nay đã trở
thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới

(Pham Van Cuong et al.,


2004). Thực trạng hiện nay dân số tăng nhanh xu hướng mở rộng các khu đô thị,
khu cơng nghiệp, xây dựng và giao thơng, q trình sa mạc hóa… nên diện tích đất
nơng nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp dẫn đến giảm năng suất
và sản lượng lúa (Nguyễn Bích, 2016). Vì vậy, để đảm bảo nhu cầu lương thực
trong nước và xuất khẩu cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất
lúa trên đơn vị diện tích như: giống, mật độ, bón phân, thuốc bảo vệ thực vật…
Trong đó, việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất như: xác định lượng
giống gieo sạ cho lúa vụ Xuân kết hợp chế độ bón phân hợp lý nhằm nâng cao hiệu
suất sử dụng phân bón, giảm lượng giống/đơn vị diện tích, giảm cơng lao động,
chủ động được thời vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.
Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ có diện tích đất
trồng lúa gần 80.000 ha/vụ, trong đó lúa chất lượng chiếm gần 70% diện tích đất
trồng lúa tồn tỉnh (Cục thống kê tỉnh Nam Định, 2016). Việc áp dụng các tiến bộ
kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất là một trong
những bước đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Rất nhiều các
tiến bộ khoa học kĩ thuật như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã được khảo
nghiệm, xây dựng mơ hình, đánh giá nhân ra diện rộng, trong đó có tiến bộ kĩ thuật
khơng thể khơng kể đến đó là phương thức gieo sạ áp dụng của bà con nơng dân
trong tồn tỉnh. Kĩ thuật này được thực hiện từ năm 2008 và

1


cho đến thời điểm này thì phương thức gieo sạ ở vụ xuân đã chiếm tới 50% tổng
diện tích lúa trong tồn tỉnh (Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn tỉnh Nam
Định, Báo cáo tổng kết vụ Xuân 2017, phương hướng sản xuất vụ Xuân 2018).
Huyện Nam Trực nằm ở phía Nam của thành phố Nam Định tiếp giáp với
Thành phố Nam Định, diện tích đất tự nhiên là 16. 171 ha, trong đó đất nơng
nghiệp là 11.579 ha. Các giống lúa được gieo cấy trên địa bàn huyện chủ yếu là

Bắc Thơm 7, BC 15, TBR225, Nếp 97… Trong đó, đối với tỉnh Nam Định nói
chung và huyện Nam Trực nói riêng giống lúa Bắc Thơm 7 là giống lúa được lựa
chọn đưa vào cơ cấu chủ đạo của cả 2 vụ Xuân và vụ Mùa, chiếm khoảng 70-75%
tổng diện tích lúa trong tồn huyện. Giống lúa Bắc Thơm 7 được nhập nội từ
Trung Quốc từ năm 1992 là giống lúa thuần chất lượng gạo ngon, năng suất khá,
dễ thâm canh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, có thời gian sinh trưởng ngắn
thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu giống cây trồng ba vụ.
Hiện nay ở vụ Xuân giống lúa Bắc Thơm 7 được người dân địa phương chủ
yếu áp dụng phương pháp gieo sạ và được người dân Nam Trực thực hiện bắt đầu
từ năm 2008, tổng số diện tích sạ đến nay đạt 75% tổng diện tích gieo cấy tồn
huyện (Chi cục thống kê huyện Nam Trực, 2017). Tuy nhiên do trình độ chun
mơn và nhận thức còn hạn chế nên bà con áp dụng gieo lượng giống q nhiều,
bón phân khơng cân đối, lạm dụng phân bón đạm, bón ít kali vừa là điều kiện
thuận lợi cho các loại sâu bệnh gây hại làm giảm hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
diện tích.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài “Xác
định lượng phân bón NPK Sơng Gianh thích hợp cho các lượng giống gieo sạ
khác nhau đối với giống lúa Bắc Thơm 7 tại Nam Trực - Nam Định”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định lượng phân bón NPK Sơng Gianh thích hợp đối với từng lượng
giống gieo sạ khác nhau ở vụ xuân 2018 để giống lúa Bắc Thơm 7 đạt năng suất và
đem hiệu quả kinh tế cao tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu: Giống lúa Bắc Thơm 7, Phân bón NPK của Tổng

Cơng ty CP phân bón Sơng Gianh.
-


Địa điểm nghiên cứu: Tại xứ đồng Tư Nhi, thôn Ngọc Thỏ, xã Tân

2


Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
-

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2018.

-

Không gian nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí ngồi đồng ruộng;

Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, chỉ tiêu sinh lý, tình hình
sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa Bắc Thơm
7 ở mức phân bón hỗn hợp NPK khác nhau với các lượng giống khác nhau trong
vụ xuân 2018 tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
-

Từ kết quả theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của lượng phân bón và lượng

giống và NPK đến sinh trưởng, phát triển, năng suất giống lúa Bắc Thơm 7 tại
huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài là những dẫn liệu khoa học về sử dụng phân bón
cho lúa Bắc thơm 7 với phương thức gieo sạ.
Là những tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu về lúa gieo
sạ.

1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng quy trình bón phân và lượng giống gieo sạ thích hợp đối với
giống lúa Bắc thơm 7 tại Nam Trực - Nam Định.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG
NƯỚC
2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới

Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, có khả năng
thích nghi rộng với các vùng khí hậu, trải qua một quá trình chọn lọc tự nhiên và
chọn lọc nhân tạo từ cây lúa dại thành cây lúa ngày nay. Theo kết quả khảo cổ học
trong vài thập niên qua, quê hương đầu tiên của cây lúa là Đông Nam Á, những
nơi mà dấu ấn cây lúa được ghi nhận là 10000 năm TCN. Từ Đông Nam Á, nghề
trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi sang Nhật Bản, Hàn Quốc những nơi
mà người dân chỉ quen với trồng lúa mạch. Việt Nam được coi là cái nôi của nền
văn minh lúa nước.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới qua các năm

Nguồn: FAOSTAT, December (2017)

Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2017) ở bảng 2.1 cho
thấy diện tích trồng lúa trên thế giới ít biến động trong những năm gần đây, có xu
hướng giảm nhẹ và đạt cao nhất năm 2013 là: 164,53 triệu ha.
Mặc dù diện tích trồng lúa ít biến động nhưng sản lượng tăng dần và đạt cao
nhất vào năm 2014 là 742,43 triệu tấn. Năm 2015 và năm 2016 do sự biến


4


đổi khí hậu mưa bão, lụt lội, hạn hán tại một số nước trong khu vực châu Á nên
sản lượng lúa trên thế giới có sự giảm nhẹ xung quanh mức 740 triệu tấn.
Năng suất lúa bình quân trên thế giới ngày càng tăng dần và đạt cao nhất vào
năm 2016 là 4,63 tấn/ha. Điều này cho thấy trình độ tham canh kết hợp với các
tiến bộ khoa học kỹ thuật đang ngày càng được áp dung rộng rãi vào sản xuất đã
ảnh hưởng tích cực đến năng suất, sản lượng lúa của thế giới, các giống lúa mới có
năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu khá ngày một được áp dụng
rộng rãi đưa vào sản xuất đã góp phần làm cho năng suất, sản lượng lúa tăng lên
đáng kể.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 100 quốc gia trồng và sản xuất lúa gạo,
trong đó tập trung nhiều ở các nước châu Á, 85% sản lượng lúa trên thế giới phụ
thuộc vào 8 nước: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Banglades,
Myanmar và Nhật Bản (FAO, 2017).
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước đứng
đầu thế giới năm 2016
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Nguồn: FAOSTAT, December (2017)

5


Bảng 2.2 cho thấy hiện nay diện tích trồng lúa của tồn cầu khoảng 159,80
triệu ha, năng suất trung bình khoảng 4,63 tấn/ha và sản lượng đạt 740,96 triệu
tấn(năm 2016). Quốc gia có diện tích trồng lúa lớn nhất là Ấn Độ với diện tích
42,96 triệu ha, sản lượng lúa của Ấn Độ là 158,76 triệu tấn, chiếm 21,43% tổng
sản lượng của thế giới. Ấn Độ cũng là nước khá thành công trong lĩnh vực chọn
lọc các giống lúa lai, trong đó một số giống có chất lượng gạo thương phẩm cao,
hạt gạo dài, trong, có mùi thơm như: PAC 807, PAC 807 cũng đã được sản xuất tại
các tỉnh phía nam Việt Nam.
Nước có diện tích trồng lúa đứng thứ hai sau Ấn Độ là Trung Quốc với diện
tích 30,20 triệu ha. Là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích nhưng nhờ áp
dụng tích cực các thành tựu trong cải tiến giống lúa, đặc biệt quan tâm đến sử dụng
ưu thế lai đã làm cho năng suất lúa bình quân đạt 6,94 tấn/ha, sản lượng đạt 209,50
triệu tấn ,cao nhất thế giới và chiếm 28,27% tổng sản lượng của thế giới trong năm
2016.
Quốc gia có diện tích trồng lúa đứng thứ 3 sau Ấn Độ và Trung Quốc là
Indonesia với diện tích 14,28 triệu ha, sản lượng đạt 77,30 triệu tấn và năng suất
lúa đạt 5,41 tấn/ha.
Việt Nam là nước đang phát triển, chưa có nhiều điều kiện áp dụng các
thành tựu trong nông nghiệp, đứng thứ 7 trên thế giới về diện tích lúa nhưng năng
suất lúa ở Việt Nam đạt 5,58 tấn/ha, là nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung
Quốc.
FAO đã hạ mức tính tốn về thương mại gạo tồn cầu trong năm 2016 hạ
1,1 triệu tấn xuống 42 triệu tấn gạo so với báo cáo hồi tháng 10, , tức là giảm 6,6%
so với năm 2015. Nguyên nhân bởi nhiều nước châu Á cơng bố nhập khẩu ít hơn
mức dự tính sau khi nguồn cung trong nước tăng kết hợp với những chính sách

thương mại thắt chặt hơn. Điển hình một số nước như: Bangladesh, Trung Quốc
lục địa, CH Hồi giáo Iran và Philippines (FAO, 2016).
Năm 2017 FAO dự báo, thương mại gạo toàn cầu sẽ đạt 42,9 triệu tấn, tăng
2% so với năm 2016. Giá gạo rẻ khuyến khích các nhà nhập khẩu châu Á và châu
Phi mua vào, trong bối cảnh nguồn cung bị sụt giảm bởi sản lượng thấp hoặc nhập
khẩu ít trong năm 2016. Nhưng nhu cầu nhập khẩu gạo của 2 khu vực này vẫn bị
hạn chế bởi yếu tố tỷ giá tiền tệ và chính sách kiểm soát nhập khẩu, khiến cho
lượng nhập sẽ vẫn thấp hơn mức của năm 2014 hoặc 2015.

6


Mặc dù điều chỉnh giảm 1 triệu tấn, tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2016/17 dự
báo sẽ vượt 5,2 triệu tấn so với năm 2015/16, lên 500,2 triệu tấn. Sử dụng gạo làm
lương thực sẽ tăng 1,5% lên 402,5 triệu tấn, mức tăng tập trung ở châu Á do dân số
tăng, và nhu cầu ở châu Phi sau khi nguồn cung được cải thiện và giá rẻ. Khối
lượng gạo trong ngành chăn ni và các mục đích/lý do khác (chủ yếu là hạt
giống, thất thoát sau thu hoạch và sử dụng trong công nghiệp) sẽ lần lượt ở mức 18
triệu và 79,9 triệu tấn. Trên cơ sở đó, tiêu thụ gạo lương thực trung bình người trên
tồn cầu năm 2016/17 chắc chắn sẽ vượt mức trung bình 54,1 kg năm 2015/16 lên
54,2 kg năm 2016/17(FAO, 2016).
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á với điều kiện nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm. Đã từ lâu, cây lúa trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng
trong nền kinh tế xã hội của nước ta. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán
cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu,
màu mỡ không những cung cấp đủ lương thực cho trên 90 triệu dân mà cịn xuất
khẩu. Vì thế Việt Nam được coi là một trong những nước có tài nguyên di truyền
lúa phong phú, đa dạng trên thế giới và được coi là cái nơi hình thành lúa nước.
Dựa trên nghiên cứu về tiến hóa và sự đa dạng di truyền của các loài thuộc chi lúa

Oryza, các nhà khoa học đã khẳng định miền Bắc Việt Nam nằm trong khu vực
xuất xứ và đa dạng di truyền tối đa của loài lúa trồng châu Á (Oryza sativa)
(Chang, 1976) .
Trong rất nhiều năm xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam ln ln đứng vị trí thứ
2 thế giới sau Thái Lan về sản lượng xuất khẩu gạo. Thành công trong xuất khẩu
gạo đã đem về cho đất nước hàng tỷ USD, bên cạnh đó cịn có vai trị quan trọng
trong việc đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới. Việt Nam
đã và đang chuyển dần từ việc mở rộng diện tích canh tác sang sản xuất lúa theo
hướng tăng chất lượng như: xuất khẩu loại gạo có chất lượng cũng như có giá trị
cao. Xu hướng này đang được hưởng ứng và ngày càng tăng lên nhanh chóng về
số lượng cũng như chất lượng hàng hóa xuất khẩu (Đồn Mạnh Tường, 2012).
Qua bảng 2.3 cho ta thấy, trong những năm gần đây diện tích nơng nghiệp ít
biến đổi đạt cao nhất 7,9 triệu ha vào năm 2013, sau đó trong những năm tiếp theo
diện tích giảm dần. Do cơng cuộc đổi mới cơng nghiệp hóa, cơng nghiệp hóa, nhờ
có sự áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp: các loại
máy móc hiện đại, các giống mới năng suất cao, chất lượng, khả năng

7


chống chịu điều kiện thời tiết, sâu bệnh tốt đã được áp dụng giúp cho năng suất và
sản lượng lúa gạo trong nước tăng.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất lúa nước tại Việt Nam từ năm 2011 đến 2016
Năm
2012
2013
2014
2015
2016
Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2017| 15 December (2017)


Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy trong những năm gâng đây năng suất của nước
ta tăng dần theo số liệu của FAOSTAT và đạt mức cao nhất vào năm 2015 là 5,76
tấn/ha, đến năm 2016 năng suất có giảm nhẹ so với năm 2015 do năm 2016 một số
tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán làm cho nhiều diện
tích bị mất trắng hoặc giảm năng suất. Sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam
liên tục tăng trưởng đã giúp Việt Nam lần đầu tiên đạt sản lượng ở mức cao nhất từ
trước tới nay là 45,11 triệu tấn vào năm 2015, năm 2016 do ảnh hưởng của thiên
tai nên sản lượng lúa có giảm nhẹ so với năm 2015, đạt 43,44 triệu tấn.
Bảng 2.4. Kết quả xuất khẩu gạo qua các năm ở nước ta
Đơn vị tính: Triệu tấn
Năm

1990 1995 2000 2005 2010 2011 2012 2013

2014

2015 2016

6,33

6,58

Sản

lượng 1,46 2,00 3,48 5,25 6,89 7,12 8,02 6,59

4,81

Nguồn: Tổng cục thống kê (2016)


Bảng 2.4 cho thấy lượng gạo xuất khẩu 1,46 triệu tấn vào năm 1990 đã tăng
lên 2,00 triệu tấn vào năm 1995. Sau 15 năm (2005) lần đầu tiên Việt Nam xuất
khẩu 5,25 triệu tấn và đã mang về cho đất nước 1,3 tỷ USD. Tính đến năm 2005 là
năm thứ 17 Việt Nam liên tiếp xuất khẩu gạo và là năm thứ 2 nước ta

8


xuất khẩu gạo đạt hơn 4 triệu tấn/năm. Và đến năm 2011 Việt Nam là nước xuất
khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan đạt mốc 7,12 triệu tấn đã đem về cho
đất nước 3,51 tỷ USD. Và cũng lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở
thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới vào năm 2012 với sản lượng xuất
khẩu 8,02 triệu tấn đã đem về cho đất nước 3,67 tỷ USD, là năm thứ 2 liên tiếp
ngành sản xuất lúa gạo đem lại hơn 3 tỷ USD về cho đất nước nhờ xuất khẩu gạo
. Đây là một kết quả cao nhất của Việt Nam trong nỗ lực đẩy mạnh cả ba mặt (số
lượng, chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu) kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia
vào thị trường xuất khẩu gạo của thế giới.
Khác với các nước khác trong khu vực, sản xuất nơng nghiệp nói chung và
sản xuất lúa gạo của Việt Nam nói riêng đã phát triển một cách vượt bậc, ổn định
và nhanh chóng. Sản xuất và xuất khẩu lúa gạo đã giúp cải thiện thu nhập và nâng
cao đời sống của nông dân. Bên cạnh đó đã nâng cao giá trị hạt gạo của Việt Nam
và thúc đẩy ngành nông nghiệp của nước nhà ngày càng phát triển. Với kết quả
trên, Việt Nam đã nhận được sự đánh giá rất cao của các tổ chức quốc tế và khách
hàng nhập khẩu gạo của chúng ta. Việt Nam đóng góp trên 20% lượng gạo thương
mại trên thế giới nên việc tăng giảm lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đóng vai
trị quan trọng cho an ninh lương thực thế giới.
Như vậy, có thể nói trong thời gian qua sản xuất lúa ở Việt Nam đã đạt được
khá nhiều thành công. Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực và giữ vị trí xuất
khẩu lúa gạo đứng hàng đầu thế giới, một vấn đề đặt ra đó là cần thâm canh tăng

vụ, tập trung nguồn lực và trí lực cho việc nghiên cứu lai tạo ra các giống lúa mới
có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít sâu, bệnh,
các quy trình bón phân cho từng vùng thâm canh, từng giống lúa để tiết kiệm phân
bón, tăng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao, các tiến bộ khoa học kĩ thuật
trong canh tác nhằm giảm cơng lao động, giảm chi phí đầu vào nhằm nâng cao giá
trị về mặt xuất khẩu.
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY LÚA TRÊN THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa trên thế giới
Tất cả cây trồng để đạt được tiềm năng, năng suất tối đa đều phải có đầy đủ
các yếu tố: Thời tiết, nước, nhiệt độ, ánh sáng…Nhưng yếu tố chính quyết định
đến tiềm năng, năng suất đó là phân bón.

9


Bảng 2.5. Lượng phân bón tiêu thụ trên thế giới từ năm 2002-2015

Qua bảng 2.5 cho thấy, so với năm 2002, bắt đầu từ năm 2010 thì lượng
đạm, lân, kali sử dụng trong sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn mỗi năm 1 triệu
tấn mỗi loại, xu hướng trong những năm gần đây những bắt đầu từ năm 2010 trở đi
xu hướng dùng đạm, lân, kali dần ổn định, ít biến đổi.
Trung Quốc là nước sử dụng một lượng phân bón lớn nhất thế giới chiếm
10% tổng lượng phân bón thế giới. Tiếp sau đó là Ấn Độ chiếm 6% tổng lượng
phân bón được sử dụng thế giới (nguồn FAOSTAT (2018)) . Điều đó được lý giải là
vì Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới với diện tích
trồng lúa là 30,20 triệu ha (Trung Quốc); 42,96 triệu ha (Ấn Độ) (bảng 2.1). Mặt
khác, Trung Quốc là nước đi đầu trong phát triển lúa lai và siêu lúa lai nên sản
lượng lúa đạt cao nhất thế giới 209,50 triệu tấn. Do đó, nhu cầu sử dụng phân bón
cao trong sản xuất.

Theo Patrich (1968); Kobay (1995), khi nghiên cứu khả năng cạnh tranh của
2 giống lúa Hokuriki 52 và Yamakogame cho biết: phản ứng với điều kiện phân
bón khác nhau cho thấy cây có tính thích ứng cao trong điều kiện tự nhiên ít phân
và tăng số lượng cây con ở mỗi đối tượng, trong khi đó các giống cạnh tranh yếu
bị thất bại nghiêm trọng trong điều kiện trồng trọt bình thường, điều đó

10


có nghĩa là giống khỏe (Hokariki 52) sẽ làm hại nhiều cho giống yếu
(Yamakogame) khi khơng bị thiếu phân bón.
Theo Shi et al. (1986): phân bón có tác dụng thúc đẩy hoạt động quang hợp.
Kết quả nghiên cứu các giống lúa Indica có phản ứng với phân bón là tăng diện
tích lá lớn hơn so với giống lúa Japonica nhưng lại phản ứng yếu hơn khi hàm
lượng phân bón tăng. Khi bàn về năng suất tác giả cho biết: những giống có phản
ứng tốt với phân bón và có biện pháp kỹ thuật tốt thì cho năng suất cao. Ở vùng ơn
đới, giống Japonica thướng cho năng suất cao vì nó phản ứng tốt với phân bón.
Thí nghiệm của Ying et al.(1998) cho thấy: sự tích lũy đạm, lân và kali ở các
cơ quan trên mặt đất của cây không kết thúc ở thời kỳ trỗ mà cịn được tích lũy
tiếp ở các giai đoạn tiếp thoe của cây. Theo Yang et al. (1999): Ở nhiều nước trên
thế giới thường hay bón phân chuồng và phân ủ cho lúa để là tăng độ phì nhiêu
cho đất như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và các nước vùng Đông
Nam Á. Trong thời gian gần đây phân khoáng đã đước sử dụng phổ biến và phân
chuồng được dùng bón lót làm tăng năng suất lúa và tăng hiệu quả cảu phân
khoáng (Yang, 1999).
Theo Sarker et al. (2002) khi nghiên cứu ảnh hưởng lâu dài của lân đối với lúa
đánh giá: “Hiệu suất của lân đối với hạt ở giai đoạn đầu cao hơn giai đoạn cuối và
lượng lân hút ở giai đoạn đầu chủ yếu phân phối ở các cơ quan sinh trưởng. Do đó,
phải bón lót để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa”. Khi nghiên cứu về lúa
lai các nhà khoa học Trung Quốc kết luận rằng: “Với cùng một mức năng suất, lúa

lai hấp thu lượng đạm và lân thấp hơn lúa thuần, ở mức 75 tạ/ha lúa lai hấp thu
thấp hơn lúa thuần 4,8% về đạm, hấp thu P 2O5 thấp hơn 18,2% nhưng hấp thu K 2O
cao hơn 4,5%.
Theo kết quả nghiên cứu của Sarker et al. (2002) cho thấy ở giai đoạn đầu
hiệu suất của kali cao sau đó giảm dần và đến giai đoạn cuối lại cao. Do lúa cần
lượng kali lớn nên càn bón kali bổ sung đến giai đoạn trỗ, đặc biệt ở giai đoạn hình
thành hạt rất là cần thiết.
2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón cho lúa ở Việt Nam
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sự sinh trưởng và phát triển
cảu cây lúa, Đào Thế Tuấn (1970): sau nhiều năm nghiên cứu đã kết luận: “Vụ lúa
chiêm cũng như vụ lúa mùa, chia đạm ra bón nhiều lần để bón thúc đẻ nhánh,

11


nếu bón tập trung vào thời kỳ đầu đẻ nhánh thì số nhánh tăng lên rất nhiều về sau
lụi đi cũng nhiều và thiếu dinh dưỡng. Nếu bón tập trung vào cuối thời kỳ đẻ
nhánh thì số nhánh lụi đi ít nhưng tổng số nhánh cũng ít vì vậy cần chú ý cả hai
mặt. Trong trường hợp đạm bón tương đối ít nên bón tập trung vào thời kỳ giữa
(đẻ nhánh rộ).
Bùi Huy Đáp (1999) cho biết: “Phân hóa học cung cấp từ 1/3 đến 1/2 lượng
phân đạm cho lúa”. Những năm gần đây việc bón phân chuồng cho lúa đã không
đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây, nên con người đã sử dụng phân đạm hóa
học để bón. Mỗi giống lúa khác nhau cần một lượng phân bón nhất định vào các
thời kỳ cây đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ và giảm dần khi cây lúa đứng cái.
Theo Phạm văn Cường và Phạm Văn Duy (2004): nếu chỉ bón đơn độc đạm
cho cây thì cây sinh trưởng q mạnh và chỉ đạt năng suất khá trong vài vụ đầu,
dần dần năng suất sẽ giảm, nếu bón kết hợp với lân và kali thì cây lúa sinh trưởng
cân đối, cho năng suất cao và ổn định. Trong bón phân, phương pháp bón cũng rất
quan trọng. Cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong khi bón phân thì hiệu quả

mới cao, cây lúa mới hút được dinh dưỡng tối đa.
Theo Trần Hợp Tác (2009), hiện nay trong sản xuất để được được năng suất
tối đa con người đã quá lạm dụng phân bón hố học, gây lãng phí nghiêm trọng.
Theo số liệu tính tốn của các chun gia trong lĩnh vực nơng hố học ở Việt Nam,
hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali
từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại
phân bón… Như vậy, còn 60 - 65% lượng đạm tương đương với 814,5 nghìn tấn
urê, 55 - 60% lượng lân tương đương với 330,7 nghìn tấn supe lân và 55-60%
lượng kali tương đương với 309,9 nghìn tấn kali clorua (KCl) được bón vào đất
nhưng chưa được cây trồng sử dụng.
2.3. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CÂY LÚA
2.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng đạm
2.3.1.1.Vai trò của dinh dưỡng đạm
Đạm tham gia vào thành phần cấu tạo nên các axit amin, ADN, protein, là
yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào, các bộ phận chính của cây lúa.
Đạm tham gia vào thành phần cấu tạo của diệp lục và enzyn Rubisco, một enzyn
tham gia chủ yếu vào q trình chuyển hóa các bon trong cả hai q trình quang
hợp và hơ hấp. Đạm làm cây lúa tăng các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao, đẻ

12


nhánh, diện tích lá và tốc độ tăng trưởng. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nitơ
đóng vai trị thúc đẩy cây sinh trưởng sớm và làm tăng nhanh số nhánh hữu hiệu.
Đạm làm tăng số hoa phân hóa, kéo dài đốt lóng trong thời kỳ hình thành phân hóa
địng và quá trình vào chắc của hạt, do vậy làm tăng tỷ lệ hạt chắc và khối lượng
hạt (Phạm Văn Cường và Trần Thị Vân Anh, 2006).
Đạm là nguyên tố cơ bản của cây trồng. Hàm lượng đạm trong lá liên quan
chặt chẽ với cường độ quang hợp và sản sinh lượng sinh khối. Đối với cây lúa,
đạm càng có vai trị quan trọng hơn, nó tác dụng trong việc hình thành rễ, thúc đẩy

quá trình đẻ nhánh, quá trình phát triển thân lá từ đó làm tăng năng suất lúa. Đạm
là một trong các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến sinh
trưởng và năng suất cây trồng (Evans và Terashima, 1987). Cường độ quang hợp
có tương quan thuận và chặt với hàm lượng đạm trong lá (Tagawa et al., 2000).
Yoshida (1980) cho rằng: Đạm là nguyên tố quan trọng nhất đối với cây lúa,
nếu như khơng bón đạm thì ở đâu cũng thiếu đạm. Điều này rất phù hợp với thực
tiễn ở Việt Nam. Nhu cầu đạm của cây lúa đã được nhiều nhà khoa học trên thế
giới đi sâu nghiên cứu và có nhận xét chung là: nhu cầu đạm của cây lúa có tính
chất liên tục từ đầu thời kỳ sinh trưởng cho đến lúc thu hoạch. Trong suốt quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây lúa có 2 thời kỳ mà nhu cầu về dinh dưỡng đạm của
cây lúa đạt cao nhất là thời kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ làm đòng. Ở thời kỳ đẻ
nhánh rộ cây hút nhiều đạm nhất.
Theo Yoshida (1981); Trần Thúc Sơn (1996): phân bón là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây lúa. Các giống lúa có thời gian sinh
trưởng khác nhau thì u cầu phân bón cũng khác nhau. Trong các yếu tố dinh
dưỡng thì đạm là yếu tố quan trọng nhất với cây lúa, đạm có phản ứng rõ hơn lân
và kali.
Bên cạnh đó, Phạm Văn Cường và cs. (2005) cho biết: Khi tăng lượng đạm
bón thì chỉ số diện tích lá (LAI), trọng lượng chất khơ (DM) và tốc độ tích lũy chất
khơ (Crop growth rate - CGR) của lúa lai (Việt lai 20, Bắc Ưu 903) vượt trội so với
lúa thuần (CR 203), đặc biệt ở giai đoạn sau cấy 4 tuần, năng suất của các giống
đều tăng, tuy nhiên năng suất của lúa lai tăng nhiều so với lúa thuần.
Cũng theo Phạm Văn Cường và Trần Thị Vân Anh (2006) cũng khẳng
định: Khi tăng lượng đạm bón thì năng suất hạt của các giống lúa thuộc cả nhóm
lúa lai, lúa cải tiến và lúa địa phương đều tăng, đặc biệt tăng mạnh ở các giống
lúa lai do tăng chủ yếu số bơng/khóm, số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc.

13



×