Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Giáo trình Sửa chữa xe máy - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.22 MB, 233 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH
NGHỀ: SỬA CHỮA XE MÁY
TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ

Lào Cai, Năm 2017
1


Lời nói đầu
Xe máy được sử dụng rộng rãi ở nước ta hiên nay nó một phương tiện đi lại cá nhân.
Với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống được nâng cao số lượng xe máy gia tăng
nhanh chóng, đi cùng với nó là sự địi hỏi phải có một đội ngũ thợ bảo dưỡng và sửa chữa.
Giáo trình Sửa chữa và bảo dưỡng xe máy được biên soạn nhằm mục đích cung cấp cho
người học những kiến thức, kỹ năng có thể sửa chữa được xe máy. Giáo trình biên soạn
dựa trên cơ sở điều kiện thực tế hiện nay dùng trong đào tạo sơ cấp nghê.
Nội dung của giáo trình được biên soạn với 4 mơ đun tích hợp lý thuyết và thực
hành bao gồm:
MĐ 01: Sửa chữa động cơ xe máy
MĐ 02: Sửa chữa hệ thống nhiên liệu, khởi động và đánh lửa xe máy
MĐ 03: Sửa chữa hệ thống truyền động và khung sườn xe máy
MĐ 04: Sửa chữa hệ thống điện trên xe máy
Giáo trình được biên soạn cho đối tượng sơ cấp. Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc
chắn không tránh khỏi khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng
thấm định để cho giáo trình được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ

2



Mục lục
Số TT

Tên mô đun và các bài trong mô đun

MĐ 01 Sửa chữa động cơ xe máy

1
2
3
4

Bài 1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy, tổng quan nghề sửa
chữa xe máy
Bài 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ

Trang
02- 57
5

Bài 3. Sửa chữa Cơ cấu phân phối khí

36
41

Bài 4. Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

57


MĐ 02 Sửa chữa hệ thống nhiên liệu, khởi động và đánh lửa xe máy

83-119

1

Bài 1. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hịa khí trên xe máy

86

2

Bài 2. Sửa chữa hệ thống nhiên liệu phun xăng điện tử trên xe máy

99

3

Bài 3. Sửa chữa hệ thống khởi động xe máy

113

4

Bài 4. Sửa chữa hệ thống đánh lửa xe máy

119

MĐ 03


Sửa chữa hệ thống truyền động và khung sườn xe máy

136-194

1

Bài 1. Sửa chữa bộ ly hợp

139

2

Bài 2. Sửa chữa hộp số

152

3

Bài 3. Sửa chữa bộ truyền động vô cấp

158

4

Bài 4. Sửa chữa hệ thống phanh bánh xe

172

5


Bài 5. Sửa chữa hệ thống giảm xóc, cổ phốt xe

194

MĐ 04 Sửa chữa hệ thống điện xe máy

207-229

1

Bài 1. Tổng quan về hệ thống điện và bảo dưỡng nguồn điện trên xe

209

2

Bài 2: Sửa chữa hệ thống chiếu sáng

217

3


3

221

Bài 3: Sửa chữa hệ thống tín hiệu

CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN

Tên mô đun: Sửa chữa động cơ xe máy
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ: (Lý thuyết: 17 giờ; Thực hành: 39 giờ; Kiểm tra 04
giờ)
I. Vị trí, tính chất mơ đun:
- Vị trí:Mơ đun được bố trí dạy đầu tiên
- Tính chất: Là mô đun bắt buộc.
II. Mục tiêu mô đun:
- Kiến thức
+ Trình bày được khái niệm, cấu tạo chung về xe máy, tổng quan nghề sửa chữa
xe máy.
+ Trình bày được cấu tạo nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy và các cơ cấu trong
động cơ xe máy.
+ Trình bày được tượng nguyên nhân hư hỏng của cơ cấu phân phối khí, cơ cấu thanh
truyền trục khuỷu, hệ thống bơi trơn làm mát.
+ Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên nhân các sai hỏng thường gặp của xe
máy
- Kỹ năng
+ Lựa chọn và sử dụng đúng các dụng cụ tháo, lắp, dụng cụ và thiết bị kiểm tra
+ Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được những sai hỏng của động cơ xe máy đúng quy
trình, đảm bảo kỹ thuật và an tồn
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về an tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp và
an toàn lao động trong nghề sửa chữa xe máy.
+ Vận hành và sử dụng được các thiết bị máy công cụ phục vụ ngề sửa chữa.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao và tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm trong học,
như thực hành.
Thời gian


Số
TT

Tên các bài trong mô đun

1

Bài 1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe
máy, tổng quan nghề sửa chữa xe máy

Tổng
số


thuyết

Thực
hành

6

4

2

Kiểm
tra

4



2

3

4

1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy.

1

1

2. An tồn lao động và vệ sinh cơng
nghiệp trong sửa chữa

1

1

3. Sử dụng các dụng cụ thiết bị trong sửa
chữa

2

1

1


4. Các công tác bảo dưỡng sửa chửa

2

1

1

Bài 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của
động cơ

4

3

1

1. Khái niệm và thuật ngữ thường dùng trong
động cơ

1

1

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động
cơ xe máy.

3

2


1

Bài 3. Sửa chữa Cơ cấu phân phối khí

16

4

10

1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của
bộ dẫn động cam.

1

1

2. Sửa chữa các chi tiết của cơ cấu phân phối
khí

9

2

7

3. Sửa chữa nắp máy

4


1

3

Kiểm tra

2

Bài 4. Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh
truyền

34

6

26

1. Sửa chữa pít tơng - xéc măng và xi lanh

16

3

13

2. Sửa chữa thanh truyền – trục khuỷu

8


1

7

3. Sửa chữa hệ thống bôi trơn

8

2

6

Kiểm tra

2
Cộng

60

2

2
2

2
17

39

4


5


Bài 1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy, tổng quan nghề sửa chữa xe máy
1. Khái niệm, cấu tạo chung về xe máy.
1.1. Khái niệm chung về xe máy
Xe máy là phương tiện cơ giới có hai bánh, được trang bị động cơ truyền động tới
bánh sau giúp chiếc xe có thể di chuyển về phía trước. Người lái điều khiển chiếc xe
thông qua tay lái nối liền với bánh trước. Các bộ phận điều khiển trên tay lái giúp kiểm
soát tốc độ, bộ ly hợp (đối với xe có tay cơn) và phanh trước, trong khi hai bàn đạp chân
cho phép thay đổi hộp số và phanh sau.
Về phân loại, có khá nhiều cách để phân loại xe máy. Có thể phân loại theo số bánh
xe, mặc dù khái niệm cơ bản xe máy là loại phương tiện hai bánh, nhưng một số biến thể
xe gắn máy có 3 bánh hoặc 4 bánh như hack (loại xe máy có ghế phụ ở bên cạnh) vẫn
được xếp vào dịng xe máy.
Ngồi ra có thể phân loại theo dung tích xilanh, xe dưới 50 phân khối, xe từ 50-175
phân khối và xe trên 175 phân khối (xe phân khối lớn).

Tuy nhiên, kiểu phân loại phổ biến nhất là dựa trên tính chất, cấu tạo và cơng dụng
của chiếc xe. Chúng ta có xe máy thơng dụng thường thấy ở Việt Nam là kiểu xe
Underbone và Scooter. Trong đó, Underbone là dòng xe số, như Wave, Future, Sirius,
Exciter...

6


Đặc điểm chính của loại xe này là động cơ đặt bên dưới khung xe, bình xăng ở
dưới yên. Với thiết kế này, trọng tâm xe lùi về sau hoặc ở giữa, phần đầu xe nhẹ nhàng.
Scooter, hay còn gọi là xe tay ga, do sử dụng hộp số vô cấp (cũng có một số dịng

xe Scooter sử dụng hộp số tay với số và cơn được tích hợp ở tay lái bên trái). Đặc điểm
chính của Scooter là có động cơ đặt phía sau xe, phần đi xe khá lớn với cốp xe rộng,
khơng gian phía trước thoải mái, nó cũng có đường kính vành xe nhỏ hơn so với hầu hết
các dòng xe khác. Underbone và Scooter cũng sử dụng nhiều công nghệ khác nhau mà
chúng ta sẽ tìm hiểu trong các phần sau.

Ngồi ra cịn có các xe phân khối lớn được chia thành các dòng xe chính như Naked,
Sport, Cruiser, Touring và xe địa hình Motocross.
1.2. Cấu tạo chung về xe máy
Thông thường một chiếc xe gắn máy gồm những bộ phận sau:
a. Động cơ:
Là bộ máy gồm nhiều chi tiết và hệ thống lắp ghép liên hệ mật thiết với nhau, là
nơi đốt cháy nhiên liệu tỏa nhiệt biến thành cơ năng rồi sinh ra động lực truyền sang hệ
thống truyền chuyển động
làm cho xe di chuyển. Muốn vậy trong động cơ phải có các chi tiết và hệ thống sau:

7


+ Các chi tiết cố định và di động.
+ Các chi tiết của hệ thống phân phối khí.
+ Hệ thống làm trơn, làm mát.
+ Hệ thống nhiên liệu.
+ Hệ thống đánh lửa.
b. Hệ thống truyền chuyển động:
Có nhiệm vụ truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe phát động, thay đổi tốc
độ, moment của bánh xe phát động tùy theo tải trọng và đường sá. Hệ thống này gồm: Bộ
ly hợp, hộp số, bánh xe răng kéo xích (nhơng trước); dĩa sên (nhơng sau), xích tải.

Hình 1.1 : Cấu tạo tổng qt xe

1. Cơng tắc máy đồng thời khố cổ, chìa khố n 2. Cụm cơng tắc cốt, pha, công tắc
kèn, công tắc quẹo 3. Công tơ mét 4. Cụm cơng tắc đèn chính, nút đề
5. Tay ga 6. Tay thắng trước 7. Bửng, vít ráp móc treo
8. Bàn đạp thắng sau 9. Chổ để chân 10. Công tắc đèn stop 11. Giò đạp 12.
Gác chân 13. Dè sau 14. Khung giữ khi dựng hay đẩy xe 15. Baga trước 16.
Chỗ đựng đồ nghề 17.Khoá yên 18. Khung gắn gát chân 19. Chân
chống nghiêng 20.Chân chống đứng 21. Chổ để chân 22.Cần sang số
23. Khoá xăng 24. Lọc xăng 25. Kính chiếu hậu 26. Yên xe 27. Cao su
giảm chấn yên xe 28. Nắp xăng

8


Ở một vài loại môtô không dùng sên mà hệ thống láp chuyền và cac - đan. Trên xe
gắn máy động cơ và hệ thống truyền chuyển động được ráp chung thành một khối ta
thường gọi là động cơ.
c. Hệ thống chuyển động (hệ thống di chuyển):
Có tác dụng biến chuyển động quay của hệ thống truyền chuyển động thành chuyển
động tịnh tiến của chiếc xe. Mặt khác nó cịn có tác dụng bảo đảm cho xe di chuyển êm
dịu trên những đoạn đường không bằng phẳng. Hệ thống này gồm: Bánh xe trước, bánh
xe sau, hệ thống nhún và khung xe.
d. Hệ thống điều khiển:
Có nhiệm vụ thay đổi hướng chuyển động của chiếc xe. Cho xe chạy chậm lại hay
dừng hẳn để đảm bảo an toàn khi giao thông. Hệ thống này gồm tay lái, các cần điều
khiển và hệ thống thắng.
e. Hệ thống điện đèn cịi:
Có tác dụng tạo tín hiệu hoặc chiếu sáng khi xe dừng, quẹo, đi trong đêm tối hoặc
chỗ đông người để bảo đảm an tồn giao thơng. Hệ thống này gồm các đèn chiếu gần,
chiếu xa, đèn lái, đèn stop, đèn quẹo, đèn soi sáng cơngtơmét, kèn, các loại đèn tín hiệu. .
Thông dụng nhất hiện nay vẫn là loại xe gắn máy 100cc, 125cc, 150cc chỉ có 1 lịng

xylanh đa số là xe 2 thì Peugeot, Mobylette (Pháp), Suzuki, Yamaha, Bridgestone (Nhật)
và xe 4 thì như Honda Dream, Sirius, Suzuki Viva…
2. An tồn lao động và vệ sinh cơng nghiệp trong sửa chữa
Những điều cần biết khi làm việc an toàn lao động sửa chữa xe máy
- Luôn làm việc an toàn để tránh bị thương.
- Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân.
Nếu bạn bị thương khi làm việc, điều đó khơng chỉ ảnh hưởng đến bạn, mà nó cịn
ảnh hưởng đến gia đình, đồng nghiệp và cơng ty của bạn.
2.1. Các yếu tố gây tai nạn sửa chữa
* Tai nạn do yếu tố con người
- Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ, khơng
mặc quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận.
- Quần áo làm việc: Để tránh tai nạnm hãy chọn quần áo làm việc chắc và vừa vặn
để hỗ trợ cho công việc. Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khố và nút quần áo lơ ra,
nó có thể gây nên hư hỏng cho xen trong quá trình làm việc.
- Giầy bảo hộ: Đừng quên đi giầy bảo hộ khi làm việc. Do se nguy hiểm khi đi dép
hay giầy thể thao mà dễ trượt hay làm giảm hiệu quả công việc. Chúng cũng làm cho
người mặc có nguy cơ bị thương do đồ vật bị rơi bất ngờ.

9


- Găng tay bảo hộ: Khi nâng những vật năng hay tháo các đoạn ống xả hay tương
tự, nên đeo găng tay. Tuy nhiên, không cần thiết phải quy định đeo găng tay cho những
công việc bảo dưỡng thông thường.
Khi nào thì bạn nên đeo băng tay phải được quyết định tuỳ theo loại công việc mà bạn địn
tiến hành.
* Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý
Tai nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự khơng đồng nhất của các
thiết bị an tồn hay môi trường làm việc kém.

- Gia công cắt gọt
+ Khi khoan có thể bị trượt, mũi khoan lắp khơng chặt có thể bịvăng ra, bàn gá kẹp
khơng chặt có thể làm rơi vật gia công, ... gây tai nạn.
+ Khi mài, phoi kim loại nóng có thể bắn vào người nếu đứng khơng đúng vị trí, đá
mài có thể bị vỡ, tay cầm không chắc hoặc khoảng cách cầm tay ngắn làm cho đá mài có
thể tiếp xúc vào tay công nhân.
- Công nghệ hàn
Trong hàn điện sử dụng các trang bị điện là chủ yếu. Hàn hồ quang thường có nhiệt
độ rất cao (vài nghìn độ). Mơi trường hàn có nhiều khí bụi độc hại.
+ Khi hàn điện, nguy cơ điện giật là nguy hiểm nhất cho tính mạng con người.
+ Khi hàn, kim loại lỏng có thể bắn tung toé dễ gây bỏng da thợ hàn và những
người xung quanh.
+ Hàn hồ quang có bức xạ mạnh, dễ làm cháy bỏng da, làm đau mắt ...
+ Lửa hồ quang hàn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh, cho nên cần đặt nơi
hàn xa các vật dễ bắt lửa, dễ cháy nổ.
+ Môi trường làm việc của thợ hàn có nhiều khí bụi độc hai sinh ra khi cháy que
hàn như , , bụi mangan, bụi oxit kẽm, ... rất hại cho hệ hô hấp và sức khoẻ cơng nhân khi
hàn ở các vị trí khó khăn mhư hàn trong ống, những nơi chật chội, ẩm thấp, trên cao, ..
+ Khi hàn hơi, sử dụng các bình chứa khí nén, các vết bẩn dầu mỡ, chất dễ bắt lửa
trên các dây dẫn, van khí, ... dễ gây cháy, sinh ra nổ bình hoặc sinh hoả hoạn.
- Máy khoan
·
Đối với máy khoan, gá mũi khoan phải kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo đồng
tâm với trục chủ động.
·
Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt trực tiếp hoặc qua gá đỡ với bàn
khoan.
·
Tuyệt đối không được dùng tay để giữ chi tiết gia công, cũng không được
dùng găng tay khi khoan.

·
Khi phoi ra bị quấn vào mũi khoan và đồ gá mũi khoan, thì khơngđược dùng
tay trực tiếp tháo gỡ phoi.

10


Hình 1.2. Chú ý sử dung máy cơng cụ
- Máy mài
·
Đặc điểm chung của máy mài là: Máy mài có tốc độ lớn (2030) [m/s], nếu mài tốc
độ cao có thể đạt 50 [m/s].

·
Hình 1.3. Chú ý sử dung máy mày
Đá mài là vật liệu cứng, được chế tạo từ bột mịn bằng cách ép dính, nhưng dễ bị vỡ,
khơng chịu được rung động và tải trọng va đập. Cấm không được xếp đá chồng lên nhau
hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để tránh rạn nứt.
Độ ẩm cũng ảnh hưởng nhiều đến độ bền của đá, phải được bảo quản ở nơi khô ráo,
không được để trong môi trường có axid và có chất ăn mịn khác.
Các loại đá mài dùng chất kết dính bằng magiê, nếu thời hạn bảo quản q một năm
thì khơng được sử dụng nữa vì chất kết dính khơng cịn bảo đảm.
Đặc điểm vận hành:
Việc chọn đá mài phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của quy trình gia
cơng để chọn đúng loại đá.
Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gò đá mài.

11



Đá mài khi lắp phải được kẹp đều giữa hai kẹp mặt bích bằng nhau. Giữa đá và mặt
bích kẹp phải độn một lớp vật liệu đàn hồi. Khi đường kính đá giảm và khoảng cách giữa
đá và bích kẹp nhỏ hơn 3 [mm] thì phải thay đá mới.
Sau khi lắp đá phải cân bằng động và phải thử nghiệm độ bền cơ học của đá bằng
cách cho đá quay không tải với tốc độ lớn hơn 1/2 tốc độ làm việc:
Khi làm việc, đá mài phải có bao che chắn kín và cơng nhân đứng máy khơng được
đứng ở phía khơng có bao che chắn.
Khi mài thơ, mài nhẵn bằng phương pháp khô phát sinh nhiều bụi, yêu cầu phải có
máy hút bụi.
- Bàn nâng xe máy
Tác dụng bàn nâng xe máy
Bàn nâng sửa xe dạng chữ X được thiết kế theo phong cách nâng được vật thể to
hơn trong khi tạo nên được một khoảng trống thao tác làm việc rộng hơn, thường được
dùng cho 1 nhóm cơng nhân thực hiện công việc ở 1 mặt phẳng thao tác làm việc. Bàn
nâng sửa xe được dùng để nâng , hạ 1 cái xe máy nặng trong vận hành thay thế xe máy.
- Bàn nâng xe máy có khá nhiều loại tùy theo nhu cầu sử dụng . Chủ yếu loại nâng
thủy lực sử dụng cơ, điện.
- Bàn nâng dạng bằng điện hoặc cơ rất thích hợp cho việc sử dụng ở bề mặt phẳng
phẳng, có thể được dùng trong nhà vì ít ồn.
- Khối hệ thống chốt chống tụt an toàn và đáng tin cậy giúp làm tăng thêm độ bền
và yên tâm của người dùng.
- Bên trên bề mặt bàn có bổ sung thêm miếng đệm inox hoặc cao su, giúp bảo vệ
mặt bàn hạn chế bị xước trong thời gian đưa xe máy lên để sữa chữa.

Hình 1.4. Bàn nâng

12


* Cách dùng bàn nâng sửa xe 4 bước:

Bước 1: Giám định cụm khóa bảo vệ
Khi nâng cụm an tồn sẽ khóa tự động hóa ở 6 mức.
Khi hạ kịch tầm, cụm khóa an tồn sẽ tự động hóa trở về vị trí sẵn sàng khóa cho
lần nâng kế tiếp
Khi hạ mức nửa tầm, nhất định phải luôn gài cụm khóa an tồn cho bàn nâng sửa
xe ở chế độ khóa.
Bước 2 : Giám định cụm xả hạ bàn
Dây cáp không vượt quá căng, ruột cáp hơi chùng sẽ đảm bảo van đóng kín, năng
suất sẽ nâng tốt nhất
Bước 3 : Thông hơi định kỳ 10 ngày một lần
Dùng lâu dài ngày, hơi sẽ bị rò rỉ làm giảm áp suất nén dầu về, lượng dầu bơm sẽ
giảm, nên thông hơi định kỳ cho khối hệ thống như sau: Án tim van cho khơng khí hút
vào, khơng bơi hơi thêm; Đóng nắp van lại; Mở nắp van trên kích ( đội ) , không tháo tim
van; Đưa bàn nâng lên vị trí cao nhất, khóa an tồn;
Bước 4: liền lạc dầu nhớt
Khi dầu nhớt vận hành trong khối hệ thống thủy lực, những bọt khí lắt nhắt sẽ hiện
ra & tụ đọng dần, tạo thành các đoạn khơng khí trong ống dẫn truyền. năng suất nâng sẽ
giảm.
Bạn nên khắc phục như sau
- Đưa bàn nâng lên nơi đặt cao nhất, làm thao tác thông hơi bước 3.
- Đối với bàn nâng cơ: Ấn bàn xả bằng chân trái, đưa bàn về vị trí hạ thấp nhất, giữ
nguyên chân trái tại phần đang xả bàn, sử dụng chân cần phải đạp bơm khoảng 30 lần.
- Với tất cả bần nâng điện, cơ: Ấn bàn xả bằng chân trái, đưa bàn về vị trí hạ thấp
nhất, giữ nguyên chân trái tại vị trí đang xả bàn, dùng chân cần phải đạp cơng tắc nguồn
cho động cơ máy bàn nâng xe máy chạy khơng tải khoảng 10 giây.
2.2. An tồn trong xưởng sửa chữa
* Luôn giữ cho nơi làm việc sạch sẽ để bảo vệ bản thân bạn và người khác khỏi bị
thương:

13



Hình 1.5. Chú ý sử dụng cụ tháo lắp và dầu nhớt
Không để dụng cụ hay phụ tùng trên sàn khi bạn hay ai đó có thể dẫm lên nó. Hãy
tập thói quen đặt chúng lên bàn nguội hay giá làm việc.
Lau sạch bất kỳ nhiên liệu, dầu hay mở bắn ra để tránh cho bản thân bạn và người
khác không bị trượt trên sàn.
Không nên tạo tư thể không thoải mái khi làm việc. Nó khơng chỉ ảnh hưởng đến
hiệu quả cơng việc, mà cịn có thể làm cho bạn bị ngã và bị thương.
Đặc biệt cẩn thận khi làm việc với những vật nặng do bạn có thể bị thương nếu
chúng rơi vào chân. Cũng như, hãy nhớ rằng bạn có thể bị đau lưng nếu cố nhấc vật q
nặng so với mình.
Để di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở nơi làm việc, đừng quên đi theo lối đi đã
quy định.
Không được sử dụng những vật dễ cháy gần công tắc, bảng công tắc hay mơtơ điện
v.v. do chúng có thể dễ dàng bắt cháy.
Khi làm việc với dụng cụ, hãy tuân thủ những chú ý sau để tránh bị thương:
- Các thiết bị điện, khí nén có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng nếu sử dụng
khơng đúng.
- Hãy đeo kính bảo hộ trước khi sử dụng dụng cụ tạo ra những mạt kim loại. Hãy
làm sạch bụi và mạt ra khỏi dụng cụ như máy mài và khoan sau khi sử dụng.
- Không đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi làm
việc trong khu vực có chuyển đơng quay. Găng tay có thể kẹt vào vật quay và làm bị
thương tay bạn.
- Để nâng xe trên cầu nâng, trước hết, nâng nó cho đến khi lốp hơi nhấc khỏi mặt
đất. Sau đó, chắc chắn rằng xe được đỡ chắc chắn trên cầu nâng trước khi nâng hẳn xe
14


lên. Khơng bao giờ lắc xe khi nó đã được nâng lên, do điều đó có thể làm cho xe rơi

xuống và gây nên tai nạn nghiêm trọng.
* Tránh hoả hoạn xưởng
Những cảnh báo sau phải được tuân thủ để tránh hoả hoạn:

Hình 1.6. Khơng hút thuốc trong xưởng
- Khơng hút thuốc trừ khi ở nơi quy định, và đừng quên dập tàn thuốc trong gạt
tàn.
- Để tránh hoả hoạn và tai nạn, hãy tuân theo những cảnh báo sau trong vùng xung
quanh những vật dễ cháy:

Hình 1.7. Chú ý xắp xếp các phế liệu và các máy moc thiết bị
- Giẻ có thấm xăng hay dầu đơi khi có thể tự bốc cháy, nên chúng phải được vứt
bỏ và trong thùng kim loại có nắp.
15


- Không dùng ngọn lửa hở xung quanh khu vực chứa dầu hay dung dịch rửa chi
tiết dễ cháy.
- Không bao giờ sử dụng ngọn lửa hở hay tạo tia lửa ở vùng xung quanh ắc quy
đang nạp điện, do chúng tạo ra khí dễ cháy có thể bắt lửa.
Khơng mang nhiên liệu hay dung dịch rửa vào trong xưởng trừ khi cần thiết, và
hãy dùng bình chứa đặc biệt có thể đậy kín.
- Khơng vứt bỏ dầu thải có thể cháy và xăng xuống cống do chúng có thể gây nên
hoả hoạn trong hệ thống cống. Hãy luôn vứt những chất này trong bình xả hay bình chứa
thcíh hợp.
- Khơng được khởi động động cơ của xe có nhiên liệu bị rò rỉ cho đến khi chỗ rò rỉ
đã được sửa chữa, như tháo chế hồ khí, tháo cáp âm ra khỏi ắc quy để tránh động cơ bị
khởi động bất ngờ.
* Những chú ý về an toàn thiết bị điện xưởng sửa chữa
Sai sót khi làm việc với thiết bị điện có thể gây nên đoản mạch và cháy. Do đó, hãy

học cách sử dụng đúng và cẩn thận tuân theo những chú ý sau:

Hình 1.7.
Hình 1.8. Tắt nguồn điên khi có sự cố
Nếu phát hiện thấy có bất kỳ sự khơng bình thường nào trong thiết bị điện, ngay lập
tức tắt công tắc OFF.
Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy trong mạch điện, hãy tắt công tắc OFF
trước khi tiến hành dập lửa.
Hãy báo cáo bất kỳ cầu chì cháy nào với Người quản lý do cầu chì cháy báo hiệu
có chập mạch ở đâu đó.
* Khơng bao giờ thực hiện những hành động sau do chúng đặc biệt nguy hiểm:

16


Hình 1.9. Chú ý dây điện bị hở và thao tác sử dụng
• Khơng được đến gần dây điện bị hở hay đứt.
• Để tránh điện giật, khơng bao giờ chạm vào bất kỳ thiết bị điện nào nếu tay ướt.
• Khơng bao giờ chạm vào cơng tắc có dãn nhãn “khơng làm việc”.
• Khi tháo phích cắm, khơng kéo dây điện, hãy kéo bản thân phích.
• Khơng được chạy dây điện qua khu vực ướt hay ngấm dầu, qua bề mặt nung nóng
hay xung quanh những góc nhọn.
• Khơng sử dụng những vật có thể cháy ở gần cơng tắc, bảng công tắc hay môtơ
v.v. chúng dễ dàng sinh ra tia lửa.
2.3. Hoạt động phịng ngừa trong an tồn lao động xưởng
Biện pháp phòng ngừa chung
·
Hiểu và cách sử dụng các thiết bị máy móc thành thạo.
·
Phải chọn vị trí đứng gia cơng cho thích hợp với từng loại máy.

·
Phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàng.
·
Phải có kính bảo hộ.
Trước khi sử dụng máy
·
Phải kiểm tra hệ thống điện, tiếp đất, …
·
Siết chặt các bu lơng ốc vít, kiểm tra độ căng đai, kiểm tra các cơ cấu truyền
dẫn động, tra dầu mỡ, …
3. Sử dụng các dụng cụ thiết bị trong sửa chữa
3.1. Dụng cụ dùng trong tháo lắp
a. Tuốc nơ vít:
- Cơng dụng. Tuốc nơ vít dùng để tháo, lắp vít có đầu xẻ rãnh

17


- Cấu tạo: Tuốc nơ vít gồm có phần cán được đúc bằng nhựa tốt và mũi tuốc nơ vít
làm bằng kim loại tơi cứng. Mũi có hai loại là dẹt và bốn chấu và có chiều dài khác nhau.

Hình 1.10: Các loại tuốcnơvít
- Cách sử dụng:
Chọn tuốcnơvít phù hợp với loại vít cần tháo lắp: cỡ rãnh, loại r•nh, loại dẹt hay
bốn chấu, tuốcnơvít to hay nhỏ. Khi sử dụng, cầm chắc đầu cán tuốcnơvít vào giữa lịng
bàn tay và theo phương thẳng đứng vừa ấn tuốcnơvít xuống vừa vặn ra hoặc vặn vào.
Khi dùng tuốcnơvít tự động phải vặn đầu lắp mũi tuốcnơvít ra hay vào, rồi dùng
búa đóng mạnh để mẫu tuốcnơvít tự xoay.
Tuyệt đối khơng dùng tuốcnơvít để thay thế cho mũi nạy hoặc đục.
b Kìm

- Cơng dụng: Kìm dùng để kẹp chặt hoặc tháo, lắp chi tiết.
- Cấu tạo: Kìm là một dụng cụ thơng dụng và có nhiều loại. Tên của các loại kìm
thường được đặt theo hình dáng như: kìm nhọn, kìm mỏ quạ v.v... hoặc theo cơng dụng
như: kìm bấm, kìm cắt, kìm tháo xecmăng, kìm tháo xu páp, kìm tháo phanh h•m v.v..
Khi sử dụng, tuỳ theo nhu cầu chi tiết cần kẹp chặt hay tháo để chọn loại kìm thích hợp.
Tuyệt đối khơng dùng kìm để vặn các bu lơng hoặc đai ốc tránh làm trịn các đầu lục
giác.

Hình 1.11: Cấu tạo và cách sử dụng kìm nhọn

18


Hình 1.11: Cấu tạo và các sử dụng kìm thơng dụng
c. Mỏ lết
a. Công dụng: Mỏ lết dùng để vặn các bu lơng hoặc đai ốc khơng tiêu chuẩn vì độ
mở của nó có thể điều chỉnh được.
b. Cấu tạo: Mỏ lết Gồm có hai hàm, hàm cố định liền với cán, hàm di động điều
chỉnh ra vào được nhờ trục vít xoay. Clê mỏ lết có nhiều loại với kích thước chiều dài
khác nhau: 100mm, 250mm v.v...Loại 100mm có độ mở lớn nhất là 14mm, loại 300mm
có độ mở lớn nhất là 36mm.

Hình 1.12: Cấu tạo mỏ lết
c. Cách sử dụng
Clê mỏ lết chỉ dùng để vặn các bu lơng hoặc đai ốc khơng tiêu chuẩn, vì độ mở của
nó có thể điều chỉnh được. Các bu lơng hoặc đai ốc có mơ men vặn lớn như bu lơng nắp
máy, bu lơng gối đỡ chính và bu lơng thanh truyền...không thể dùng clê náy để tháo vặn.
Nếu sử dụng khơng đúng có thể làm hỏng mỏ lết và hỏng các góc cạnh của bu lơng hoặc
đai ốc.


19


Hình 1.13: Cách sử dụng mỏ lết
d. Clê dẹt và clê trịng hai đầu
- Cơng dụng: Clê dẹt và clê trịng dùng để tháo vặn các bu lơng hoặc đai ốc tiêu
chuẩn và có mơ men vặn khơng lớn.
Clê dẹt dùng để tháo lắp các bu lông hoặc đai ốc có mơ men vặn nhỏ hay tháo lắp
các đai ốc của các chi tiết nối với nhau (đầu nối các ống dẫn dầu).
Clê trịng dùng để tháo nhưng bu lơng hoặc đai ốc có lực vặn lớn và khoảng khơng
gian xung quanh chật hẹp mà không dùng clê dẹt được.
- Cấu tạo: Có nhiều loại
+ Clê dẹt hai đầu
Clê dẹt hai đầu là một trong những loại clê thường dùng nhất trong cơng tác sửa
chữa, tay của ní rất ngắn, miệng clê hở, nên chịu lực yếu, nếu dùng lâu ngày miệng clê
thường bị do•ng ơm khơng sát đầu lục giác làm hỏng góc cạnh của bu lơng hoặc đai ốc.

20


Hình 1.14: Clê dẹt hai đầu và cách sử dụng
+ Clê trịng hai đầu:
Clê trịng có thành mỏng, tay quay dài hơn clê dẹt, hai đầu clê tròng là lỗ trịn và có
6 cạnh lục giác bên trong. Khi vặn lỗ lục giác đầu clê ôm sát đầu bu lông hoặc đai ốc nên
khơng làm hỏng góc cạnh của nó. Nhưng có nhược điểm là thao tác khi tháo lắp mất nhiều
thời gian và không thể tháo được các đai ốc của các đường ống dẫn như ống dẫn nhiên
liệu cao áp.
Mỗi loại clê trên đều có hai đầu với kích thước khác nhau, do đó có thể vặn được
bu lơng hoặc đai ốc có kích thước khác nhau.


21


+ Clê dẹt phối hợp
Nghĩa là một đầu clê là vịng và một đầu hở miệng có cùng kích thước. Đầu vòng
lệch 150 và đầu hở miệng nghiêng 150. Loại clê phối hợp thuận tiện trong quá trình sử
dụng.

Hình 1.16: Clê phối hợp
- Cách sử dụng
Khi sử dụng clê dẹt và clê tròng cần căn cứ vào cạnh và cỡ của bu lơng hoặc đai ốc
để chọn cỡ clê thích hợp.
Khi vặn phải đặt clê bằng phẳng và vào chân bu lông hoặc đai ốc, dùng tay đẩy cán
clê (khi tháo) hoặc nắm chặt clê để kéo vào phía người (khi vặn), khơng để trật clê ra
ngồi đánh vào người nguy hiểm.
Ngồi ra cần chú ý khơng được dùng hai clê nối vào nhau hoặc dùng ống nối tăng
chiều dài của tay quay và không dùng búa để gõ lên clê, làm như vậy sẽ hỏng clê.

22


Kích thước (cỡ miệng) clê được tính theo đơn vị mm hoặc hệ inch. 1 inch = 25,4 mm

Hình 1.17: Cách sử dụng clê
e. Clê lục giác
Dùng tháo lắp các vít có đầu lõm lục giác lắp chìm (dùng ở các vị trí quay khơng vướng).

Hình 1.18: Clê luc giác
f. Tuýp
- Công dụng: Clê tuýp dùng để tháo lắp các loại bu lơng và đai ốc có mơ men vặn tương

đối lớn và ở các vị trí chật hẹp mà các loại clê khác không dùng được.
- Cấu tạo
Mỗi bộ tp thường có 28 – 32 mẫu tp với kích thước từ 6mm – 32mm (hoặc
kích thước lớn hơn). Ngồi ra cịn có cần nối, tay quay, cần vặn tự động (clê cóc) và cần
xiết có đồng hồ báo lực vặn.
g. Cách sử dụng
Khi sử dụng tuỳ theo bu lông hoặc đai ốc lớn hay nhỏ mà chọn loại tuýp thích hợp
và căn cứ vào chiều cao từ chỗ tháo bu lông hoặc đai ốc đến bề mặt công tác của người
thợ để chọn chiều dài cần nối cho vừa phải. Khi chiều dài tay quay khơng đủ thì có thể lắp
thêm ống nối nhưng chiều dài ống nối không quá 500mm.

23


Để tăng nhanh tốc độ tháo lắp, khi mômen vặn nhỏ hơn 8 kGm có thể dùng clê cóc
để vặn ống tp cịn khi mơ men vặn từ 8 kGm trở lên thì vặn bằng tay quay cứng để
tránh làm hỏng clê cóc.
Khi sử dụng phải lắp tuýp ngay ngắn, không lệch và phải bám sát vào chân bu lông
hoặc đai ốc. Khi vặn, một tay giữ chặt tay quay và ống tuýp hay chỗ nối của cần nối, một
tay kéo tay quay về phía người vặn từ từ (tránh giật đột ngột làm vỡ tuýp gây tai nạn).
Khi cần đo mô men vặn của bu lông hoặc đai ốc thì dùng cân lực để kiểm tra.

Hình 1.19: Bộ Clê tuýp
i. Các loại cảo (vam)
Dùng tháo ổ bi, puly, bánh răng. Cảo có các loại hai càng, ba càng.

Hình 1.20: Các loại cảo
3.2. Dụng cụ dùng đo kiểm
Các thiết bị đo được sử dụng để kiểm tra kích thước của các chi tiết yêu cầu độ
chính xác cao. Trong nghề sửa chữa ôt tô thường sử dụng một số thiết bị đo sau đây:

3.2.1. Thước cặp: gồm các loại 1/10, 1/20 và 1/50.
a. Công dụng:

24


Thước cặp có thể dùng để đo chiều dài, đường kính ngồi, đường kính trong và đo
độ sâu.
Phạm vi đo: 0 – 150, 200, 300mm.
Độ chính xác: 0,10; 0,02; 0,05mm.
b. Cấu tạo

c. Cách sử dụng
- Đóng tồn bộ đầu đo trước khi đo để kiểm tra độ chính xác của thước cặp, yêu
cầu vạch số 0 trên thang đo thức trượt trùng với vạch số 0 trên thang đo chính.
- Khi đo di chuyển đầu đo nhẹ nhàng sao cho chi tiết được kẹp chặt giữa các đầu đo
- Khi chi tiết đ• được kẹp chặt giữa các đầu đo, cố định thước trượt bằng cách vặn
vít h•m để dễ đọc giá trị đo.
- Đọc giá trị đo:
Giá trị đến 1mm, đọc trên thang đo chính (ví dụ 13mm)
Giá trị nhỏ hơn 1mm đến 0,05mm, đọc tại điểm mà vạch của thang thước trượt và
vạch của thang đo chính trùng nhau (ví dụ 0,40mm).
Tổng giá trị đo = giá trị trên thang đo chính + giá trị trên thang thước trượt.
Ví dụ tổng giá trị đo tương ứng sơ đồ (17 – 22): 13 + 0,40 = 13,40mm.

25


×