Tải bản đầy đủ (.doc) (138 trang)

Tình hình kinh tế xã hội và đời sống văn hoá của cộng đồng người việt ở NAKHON PHANOM (thái lan)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.04 MB, 138 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

hà nguyên khoa

Tình hình kinh tế - xà hội
và đời sống văn hóa của cộng đồng ngời Việt
ở Nakhon Phanom (thái lan)

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử


2

Vinh - 2010


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

hà nguyên khoa

Tình hình kinh tế - xà hội
và đời sống văn hóa của cộng đồng ngời Việt
ở Nakhon Phanom (thái lan)

Chuyên ngành: lịch sử thế giới
MÃ số: 60.22.50

Luận văn thạc sĩ khoa häc lÞch sư


Ngêi híng dÉn khoa häc:
PGS. ts. ngun c«ng khanh


4

Vinh - 2010


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành Luận văn, tơi đã nhận được sự
giúp đỡ và góp ý chân thành từ quý thầy cô trong Khoa đào tạo Sau đại học và
Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình
của Thầy giáo hướng dẫn - PGS. TS. Nguyễn Cơng Khanh. Tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo Nguyễn Công Khanh và tất cả các
thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử, Khoa đào tạo Sau đại học - Trường Đại học
Vinh đã giúp đỡ về mặt tư liệu cũng như những ý kiến đóng góp, xây dựng luận
văn.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
nhiệt tình giúp đỡ, cổ vũ cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên
luận văn khơng tránh khỏi khiếm khuyết, kính mong thầy cơ và các bạn chân
thành góp ý để tác giả rút kinh nghiệm cho các cơng trình nghiên cứu khoa học
lần sau.
Vinh, tháng 12 năm 2010.
Tác giả


MỤC LỤC
Trang

A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................
1.

Lí do chọn đề tài.....................................................................................

2.

Lịch sử vấn đề........................................................................................

3.

Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu.............................................

4.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................

5.

Đóng góp của luận văn...........................................................................

6.

Bố cục của luận văn...............................................................................

B. NỘI DUNG..................................................................................................
́
Chương 1. QUA TRÌ NH HÌ NH THÀ NH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
Ở TỈNH NAKHON PHANOM......................................................


1.1.

Một số nét chính về đất nước Thái Lan và vùng Đơng Bắc Thái Lan
................................................................................................................

1.2.

Q trình hình thành cộng đồng người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom
..............................................................................................................

1.2.1. Những đợt di cư lớn của người Việt vào Thái Lan..............................
1.2.2. Quá trình hình thành cô ̣ng đồ ng người Việt ở Nakhon Phanom..........
Tiểu kế t chương 1...........................................................................................
́
Chương 2. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỜI SÔNG VĂN
̀
̉
́
̀
HOA CỦ A CỘNG ĐÔNG NGƯƠI VIỆT Ơ NAKHON
PHANOM....................................................................................

2.1.
2.2.

Tình hình kinh tế xã hội.......................................................................
Đời số ng văn hóa vâ ̣t chấ t của người Viê ̣t ở Nakhon Phanom............

2.2.1. Văn hóa ẩ m thực...................................................................................
2.2.2. Trang phu ̣c truyề n thố ng......................................................................



7
2.2.3. Kiế n trúc các công trình công cô ̣ng của người Viê ̣t Nam ở
Nakhon Phanom...................................................................................
2.2.4. Kiế n trúc và cách trang trí nhà ở của cô ̣ng đồ ng người Viê ̣t Nam
ở Nakhon Phanom................................................................................


2.3.

Đời số ng văn hóa tinh thầ n của cô ̣ng đồ ng người Viêṭ ở Nakhon
Phanom.................................................................................................

2.3.1. Viê ̣c sử du ̣ng tiế ng Viê ̣t........................................................................
2.3.2. Phong tu ̣c ma chay...............................................................................
2.3.3. Phong tu ̣c cưới hỏi của người Viê ̣t ở Thái Lan....................................
2.3.4. Tôn giáo, tín ngưỡng của người Viê ̣t ở Nakhon Phanom....................
2.3.5. Mô ̣t số ngày lễ chủ yếu của công đồ ng Viêṭ kiều ở Nakhon Phanom..........
̣
Tiểu kế t chương 2...........................................................................................
Chương 3. NHẬN XÉT VỀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ VĂN
̀
̉
̀
HĨA CỦ A CỢNG ĐÔNG NGƯƠI VIỆT Ơ NAKHON PHANOM

....................................................................................................
3.1.


Những triể n vo ̣ng phát triể n kinh tế xã hô ̣i của cô ̣ng đồ ng người
Viê ̣t ở Nakhon Phanom........................................................................

3.1.1. Triể n vo ̣ng trong mố i quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Thái Lan...........................
3.1.2. Triể n vo ̣ng về sự phát triể n kinh tế , xã hô ̣i của cô ̣ng đồ ng người
Viê ̣t Nam ở tỉnh Nakhon Phanom........................................................
3.2.

Vấ n đề gìn giữ bản sắ c văn hóa Viê ̣t của cô ̣ng đồ ng người Viê ̣t ở
Nakhon Phanom...................................................................................

3.2.1. Mô ̣t số phong trào gìn giữ truyề n thố ng văn hóa Viê ̣t tiêu biể u
của cô ̣ng đồ ng người Viê ̣t ở Nakhon Phanom.....................................
3.2.2. Sự biế n đổ i văn hóa trong cô ̣ng đồ ng người Viê ̣t ở Nakhon
Phanom hiê ̣n nay..................................................................................
3.3.

So sánh vấ n đề bảo lưu và biế n đổ i văn hóa của người Viê ̣t ở
Nakhon Phanom và người Viê ̣t các khu vực khác ở Thái Lan.............

Tiểu kế t chương 3.........................................................................................
C. KẾT LUẬN.............................................................................................


9
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................
E. PHỤ LỤC................................................................................................


10


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Với nhiều lí do khác nhau, trong lịch sử, Thái Lan là mảnh đất lý
tưởng cho người Việt đến sinh sống và hoạt động cách mạng cứu nước. Theo
nhiều tài liệu nghiên cứu, người Việt có mặt ở Ayuthaya - Thái Lan từ thế kỷ
XII nhưng những đợt di cư đông đảo nhất của người Việt sang Thái Lan diễn
ra từ những năm 1945 - 1946, sau khi thực dân Pháp trở lại Đông Dương và
khi những người Việt ở Lào đứng lên cùng với nhân dân Lào chiến đấu,
chống lại thực dân Pháp bị thất bại. Nhằm tránh sự trả thù, đàn áp của kẻ thù,
hàng chục ngàn người Việt đã vượt sông Mê Kông để đến Thái Lan sinh
sống. Bắt đầu từ đây, người Việt ở Thái Lan đã trở thành một cộng đồng đông
đảo, gắn liền với những biến cố lịch sử của dân tộc Việt Nam và của mối quan
hệ Việt - Thái.
1.2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc
Việt Nam. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt định cư ở
nước ngồi. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định
cư ở nước ngồi gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn
bó với gia đình và q hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước”. Trong
Báo cáo chính trị Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
cũng nêu rõ: “Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời
và là một nguồn lực cộng đồng dân tộc Việt Nam”. Việc nghiên cứu tình hình
kinh tế xã hội cũng như đời sống văn hóa của người Việt ở Thái Lan nói
chung, ở tỉnh Nakhon Phanom nói riêng góp phần vào việc thực hiện tốt
những chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt ở
nước ngoài.


11

1.3. Sau hơn 30 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao chính thức giữa
Việt Nam và Thái Lan, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Việt ở
quốc gia này đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính phủ Thái đã tạo điều
kiện để những người Việt được nhập quốc tịch, được tham gia vào các tổ
chức chính trị xã hội và tạo điều kiện để người Việt làm ăn, sinh sống.
1.4. Trong số cộng đồng người Việt ở Thái Lan thì người Việt ở vùng
Đơng Bắc có số lượng đơng đảo nhất. Nakhon Phanom nằm tiếp giáp với
nước bạn Lào, là một trong những điểm đến đầu tiên của người Việt trên con
đường sang Thái Lan sinh sống. Ở khu vực Đông Bắc Thái Lan, cộng đồng
người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom được đánh giá là đơng đảo nhất và có mối
quan hệ gần gũi nhất với đất nước Việt Nam. Từ năm 2004, nội các hai nhà
nước đã bắt đầu tổ chức những phiên họp thường niên ở Đà Nẵng (Việt Nam)
và Nakhon Phanom (Thái Lan), thủ tướng hai nước cũng đã cắt băng khánh
thành Làng hữu nghị Việt - Thái và Bảo tàng Hồ Chí Minh ở bản Nachooc
(tỉnh Nakhon Phanom).
Vì vậy, việc nghiên cứu “Tình hình kinh tế - xã hội và đời sống văn
hóa của cộng đồng người Việt ở Nakhon Phanom (Thái Lan)” khơng chỉ
có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mối quan hệ Việt - Thái mà
cịn góp phần làm rõ q trình phát triển kinh tế, xã hội cùng những biến đổi
trong đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt
sau bao nhiêu năm sinh sống trên đất Thái Lan.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cộng đồng người Việt ở Thái Lan nói chung, ở vùng Đơng Bắc và tỉnh
Nakhon Phanom nói riêng từ lâu đã có rất nhiều học giả trong và ngoài nước
tiến hành nghiên cứu.
Từ năm 1970, tác giả người Mỹ Perter A.Poole đã có cơng trình
“Người Việt ở Thái Lan”, đi sâu vào việc phân tích một số chính sách của


12

chính phủ Thái Lan đối với người Việt cũng như phản ứng của người Việt đối
với những chính sách ấy.
Năm 2006, tiến sĩ Thanyathip Sripana và tác giả Trịnh Diệu Thìn đã cho
xuất bản cuốn “Việt Kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam”.
Cuốn sách đã phân tích rõ q trình di cư của người Việt sang Thái Lan, các
phong trào yêu nước của Việt Kiều, vai trò của người Việt trong mối quan hệ
Thái Lan - Việt Nam, các chính sách của chính phủ Thái đối với Việt Kiều,…
Một số cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Thái
Lan như cuốn “Ngôi làng hữu nghị Thái Việt, Làng Nachooc: Quá khứ và hiện
tại” của tác giả Artha Nantachukra đã đi sâu phân tích lịch sử hình thành cộng
đồng, đời sống văn hóa, xã hội, phong tục tập quán của cộng đồng người Việt
ở bản Nachooc, tỉnh Nakhon Phanom. Cuốn “Người Việt ở Thái Lan Campuchia - Lào” đã nêu một cách khái quát bức tranh chung về người Việt ở
3 quốc gia trên, trong đó có Việt Nam. Năm 2005, tác giả Trần Đình Riên
xuất bản cuốn “Việt kiều Lào - Thái với quê hương” đã tập trung phân tích tình
hình đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng người Việt ở Thái Lan, và những
hoạt động của họ hướng về quê hương đất nước.
Bên cạnh đó, một số cuốn hồi ký, tự thuật (của những người đã từng
hoạt động ở Thái Lan) đề cập đến những công lao và đóng góp của Việt kiều
ở Thái Lan đối với Tổ quốc có: Lê Mạnh Trinh: “Cuộc vận động cứu quốc
của Việt kiều ở Thái Lan” (Nxb Sự thật, Hà Nội1961); Cơng trình tập thể của
các lão cán bộ hoạt động ở Thái: “Hoạt động cách mạng của Việt kiều ở Thái
Lan” ; Đông Tùng“Việt kiều ở Thái Lan trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc”.... cũng đã có những khái quát sơ lược về cộng đồng người Việt ở Thái
Lan và tỉnh Nakhon Phanom.
Nhiều bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí của Việt Nam về vấn đề
này: Thái Lan - địa bàn liên lạc của cách mạng Việt Nam (Nguyễn Văn
Khoan, Nghiên cứu ĐNÁ, 1996, số 2, tr.47-52); Đời sống kinh tế của cộng


13

đồng người Việt ở tỉnh Sacol Nakon - Thái Lan (Nguyễn Hồng Quang, Nghiên
cứu ĐNÁ, 2004, số 2, tr.60-66); “Có một phong trào gia đình học hiệu ở
Nakhon Phanom” (Nguyễn Công Khanh, Nghiên cứu Đông Nam Á, 2009, số
10),... đã có những nhận xét, đánh giá bước đầu về quá cộng đồng người Việt
ở vùng Đông Bắc Thái Lan và tỉnh Nakhon Phanom.
Bên cạnh những cơng trình trên, cịn có một số đề tài luận văn thạc sĩ,
khóa luận tốt nghiệp của học viên, sinh viên các trường đại học ở Hà Nội,
Vinh, Nakhon Phanom liên quan đến cộng đồng người Việt ở khu vực này.
Tiêu biểu như: “Cộng đồng Việt kiều ở Đơng Bắc Thái Lan: Q trình hình
thành, đời sống vật chất và tinh thần, những đóng góp đối với Tổ quốc Việt
Nam”, luận văn tốt nghiệp của học viên Bùi Hồng Thanh ở Trường Đại học
Vinh; luận văn khoa học thạc sĩ của Nguyễn Mai Phương, trường Đại học
Vinh với đề tài: “Giao lưu văn hóa Việt - Thái”,…
Đặc biệt, trong quá trình giao lưu hợp tác với các Trường Đại học ở
Nakhon Phanom, các nhà khoa học ở Trường Đại học Vinh đã có một số cơng
trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Thái Lan cũng như Nakhon
Phanom. Có thể kể đến các đề tài cấp Bộ, cấp Trường trọng điểm của Nguyễn
Công Khanh và nhóm cộng sự nghiên cứu về q trình hình thành và những
đóng góp của người Việt ở Nakhon Phanom trong lịch sử dân tộc,…
Mặc dù vậy, hiện nay, chưa có một đề tài cụ thể nào đi sâu vào việc
phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế, xã hội và đời sống văn hóa vật chất,
tinh thần của cộng đồng người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom, một cộng đồng
được đánh giá là đông đảo nhất, luôn hướng về quê hương đất nước và gắn
liền với những biến cố của lịch sử dân tộc Việt Nam.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu cộng đồng người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan.


14

3.2. Nhiệm vụ
- Đề tài đi vào nghiên cứu quá trình hình thành cộng đồng Việt kiều ở
vùng tỉnh Nakhon Phanom.
- Tìm hiểu về tình hình kinh tế, đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh
thần của cộng đồng người Việt ở Nakhon Phanom hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ cuối thế kỉ XVIII (khi đoàn quân của Nguyễn Ánh sang
Xiên lánh nạn) đến năm 2009 (năm diễn ra đại hội Hội hữu nghị Thái Việt
tỉnh Nakhon Phanom).
- Không gian: Là tỉnh Nakhon Phanom thuộc vùng Đông Bắc Thái Lan.
- Nội dung: Các vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội và văn hóa của người
Việt Nam ở Nakhon Phanom
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản
Việt Nam, các Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công
tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
- Các tài liệu của các học giả Thái Lan và nước ngoài nghiên cứu về
cộng đồng người Việt Nam ở Đông Bắc Thái Lan.
- Tư liệu điền giã: Thông qua các phỏng vấn, ghi chép của tác giả trong
lần điền giã ở tỉnh Nakhon Phanom,…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh phương pháp truyền thống là phương pháp lịch sử và lôgic,
chúng tôi sử dụng phương pháp như điền giã thực địa, sưu tầm tư liệu, ghi
chép, phỏng vấn các nhân chứng.


15
Trong xử lý tài liệu, chúng tôi dùng phương pháp tổng hợp, thống kê,
đánh giá sự kiện lịch sử một cách chân thực khách quan, so sánh thẩm định

đối chiếu giữa các nguồn tài liệu.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn bước đầu tập hợp, thống kê và hệ thống hóa tư liệu một
cách khá đầy đủ về đời sống kinh tế của cộng đồng người Việt ở tỉnh Nakhn
Phanom (Thái Lan).
- Luận văn đi sâu vào việc phân tích đời sống văn hóa vật chất, văn hóa
tinh thần cũng như một số vấn đề về việc bảo tồn văn hóa truyền thống Việt
trong cộng đồng người Việt ở Nakhon Phanom, bước đầu đưa ra một số giải
pháp để góp phần làm tốt việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt ở cộng đồng này.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn được trình
bày trong 3 chương:
Chương 1. Cộng đồng người việt ở tỉnh Nakhon Phanom
Chương 2. Thực trạng kinh tế xã - hội và đời sống văn hóa của cộng
đồng người việt ở Nakhon Phanom
Chương 3. Nhận xét về đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của cộng
đồng người Việt ở Nakhon Phanom.


16

B. NỘI DUNG
Chương 1

́
QUA TRÌNH HÌNH THÀ NH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
Ở TỈNH NAKHON PHANOM
1.1. Một số nét chính về đất nước Thái Lan và vùng Đông Bắc Thái Lan
1.1.1. Đất nước Thái Lan
Thái Lan có diện tích 513.115 km 2, trải dài từ vĩ tuyến 50 đến 210 vĩ độ

Bắc, từ thị trấn Me Sải (Chiang Rai) giáp với Myanmar ở cực Bắc đến Tạc
Bay (Narathiwat) cực Nam giáp với Malaysia kéo dài trên 1500 km. Thái Lan
có đường biên giới chung với Lào và Campuchia ở phía Đơng và Đơng Bắc,
với Myanmar ở phía Tây và Tây Bắc, phía Đơng Nam giáp với vịnh Thái
Lan, các tỉnh ở phía Tây tiếp giáp với biển Andaman và phía Nam tiếp giáp
với Malaysia. Thái Lan có dân số 65,44 triệu người (2005), trong đó người
Thái chiếm 75%, người Hoa 14%, các dân tộc khác 11%. Về tôn giáo, đạo
Phật được coi là Quốc đạo, chiếm khoảng 95% dân số, ngoài ra có đạo Hồi
(4%), Thiên chúa giáo và các đạo khác (1%). Ngơn ngữ chính là tiếng Thái,
tiếng Anh được đùng phổ biến.
Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng gió mùa hàng năm, được chia thành
hai mùa khá rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10 hàng năm, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc có thêm mùa lạnh
thường từ tháng 11 đến tháng 1. Vùng lịng chảo sơng Chao Phraya là vùng
đồng bằng trung tâm, là vựa lúa quan trọng và là vùng cơng nghiệp hố cao
nhất của Thái Lan. Đây là một vùng đất màu mỡ với hơn 1/3 dân số Thái Lan
tập trung tại đây. Phía Bắc là vùng đồi núi, là một phần của dãy núi Hymalaya
nhưng chỉ có độ cao trung bình từ 1000 đến 2000 mét. Phía Nam lưu vực
sơng Chao Phraya là vùng thượng của bán đảo Malay trải dài. Bán đảo này


17
phân chia giữa Myanmar và Thái Lan bằng rặng núi Bilauktaung. Cả hai
đường bờ biển dọc theo dải đất hẹp từ biển Andaman xuống đến biên giới
Malaysia đều thuộc lãnh thổ Thái Lan. Vùng Đơng Bắc là khu vực có đông
đảo người Việt cư trú sẽ được giới thiệu kỹ hơn ở phần tiếp theo.
Vào thời kỳ Sukhothay, năm 1283 người Thái đã có chữ viết (đã được
vua Ram khăm Hẻng khắc trên bia đá). Dưới triều vua Ram khăm Hẻng,
người Thái đã chiếm lãnh thổ của người Khmer đến tận miền Nam Nakhon Sỉ
Thamarat. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, và năm

1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya. Đến năm 1767, quân đội Miến Điện
đã tàn phá Ayuthaya nặng nề. Sau đó thủ đơ của Thái Lan được rời về Thôn
bu ri, nhưng vương triều Thonhuri cũng chỉ tồn tại được khoảng 15 năm.
Tiếp theo là thời kỳ Băng Cốc (mở đầu Vương triều của dòng họ
Chạckri (1782-1809), với người đứng đầu là Chao Phay ra Chackri (Rama I).
Vị vua này đã cho dời thủ đô về Băng cốc. Vương triều Rama vẫn tồn tại cho
đến ngày nay được trên 200 năm.
Đến năm 1932 một sự kiện lớn đã xảy ra đối với nước Thái: một nhóm
sĩ quan và trí thức được đào tạo ở Châu Âu đã đứng lên làm cuộc đảo chính
cướp chính quyền và tuyên bố thành lập một nhà nước Quân chủ lập hiến,
nhằm giới hạn quyền lực của nhà vua. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1949, người
Thái đã đổi tên Giam (người Việt hay gọi là Xiêm mà người Thái gọi là Sạ
zảm thành nước Thái Lan có nghĩa là miền đất của tự do).
Ngoài việc tuyên bố thành lập nền Quân chủ lập hiến, những nhà cầm
quyền mới đã ngay lập tức mở rộng giáo dục tiểu học, cải cách nền hành
chính quốc gia. Ngay từ Hiến pháp năm 1978 đã quy định người đứng đầu
nhà nước là nhà vua và quyền lực tối cao của vua là do nhân dân trao phó.
Cịn quyền lực thực sự thuộc về thủ tướng. Văn phòng thủ tướng xây dựng
nên các chính sách quốc gia, đồng thời quản lý các cơ quan tài chính và phát


18
triển. Thủ tướng là người đứng đầu nội các, dưới thủ tướng là các bộ trưởng.
Các dự luật có thể do các nghị sĩ hoặc đó nội các đề xuất lên Quốc hội.
Thời kỳ từ 1997 - 2006: Hiến pháp 1997 là hiến pháp đầu tiên được
phác thảo bởi Hội đồng lập pháp dân cử, và thường được gọi là “Hiến pháp
nhân dân”. Hiến pháp 1997 được thiết lập bởi quốc hội lưỡng viện bao gồm
500 hạ nghị sĩ Quốc hội và 200 thượng nghị sĩ Quốc hội. Năm 2001 diễn ra
cuộc tổng tuyển cử quốc hội đầu tiên sau Hiến pháp 1997. Cuộc tổng tuyển cử
được xem là cởi mở nhất, vô tư nhất (không tham nhũng) trong lịch sử Thái

Lan. Chính phủ được bầu ra sau đó cũng là chính phủ đầu tiên trong lịch sử
Thái hồn tất nhiệm kỳ 4 năm.
Về khu vực hành chính, Thái Lan được chia làm 76 tỉnh thành, và được
phân chia thành 5 vùng địa lý kinh tế cơ bản. Thủ đô là Băng Cốc nằm ở vùng
Trưng tâm Thái Lan. Các tỉnh được chia thành các quận. Năm 2000, Thái Lan
có 796 quận, 81 tiểu quận và 50 quận thuộc Băng Cốc. Các tỉnh đều có thủ phủ
(Mương) mang tên tỉnh (nếu là tỉnh Phu kẹt thì có thủ phủ là Mương Phu kẹt).
1.1.2. Vùng Đông Bắ c Thái Lan
Vùng Đông Bắc Thái Lan bao gồm 19 tỉnh: Kalasin, Khon Kaen,
Chaiya Phum, Nakhon Phanom, Nakhon Ratchasima, Noong Khai, Noong
Bualamphu, Buriram, Maha Sarakham, Mucdahan, Yasothon, Roi Et, Loei,
Sisaket, Sakol Nakhon, Surin, Udon Thani, Ubon Ratchathani và Ammat
Charoen. Những tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc Thái Lan thường được gọi là
vùng I sản. Khu vực I sản có diện tích rộng lớn tới gần 160.000 km2. Đây là
vùng đất khô cằn, không như những vùng đồng bằng trung tâm, lúa chỉ canh
tác được một vụ và hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa thiên nhiên. Phía
Đơng có dịng Mê Kơng nổi tiếng với hơn 1600km khi chảy qua Thái Lan làm
thành biên giới tự nhiên giữa Thái Lan và Lào.


19
Đơng Bắc Thái Lan có một số di tích khảo cổ quan trọng từ thời kỳ đồ
đồng, đặc biệt là di tích gốm bản Chiếng được các nhà khoa học cho rằng đã
xuất hiện từ khoảng 5000 năm trước đây. Sau khi đế chế Khơme bắt đầu suy
tàn vào thế kỷ XIII, vùng I sản lại thuộc sự thống trị của Vương quốc Lào Lan
Xang, do Pha Ngườm thành lập. Xiêm cai quản vùng đất này từ thế kỷ XVII
và tiến hành bắt buộc chuyển dân từ Lào đến I sản vào thế kỷ XVII và XVIII.
Hiệp ước Pháp- Xiêm năm 1893 và 1904 lấy I sản làm biên giới giữa
Xiêm và Đông Dương. Sang thế kỷ XX, vùng đất này đã hồn tồn thuộc về
Thái Lan. Vì vậy những người dân Đơng Bắc có ngơn ngữ và văn hố gần

như tương đồng với Lào.
Về kinh tế, vùng Đông Bắc Thái Lan chủ yếu là vùng nông nghiệp. Cây
trồng ở đây thường là các loại lúa tẻ, nếp là sản lượng chính chiếm khoảng
60% đất canh táo tiếp theo là sắn và mía, trồng dâu ni tằm. Nơng nghiệp là
khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế, khoảng 22% sản lượng thu
nhập của khu vực, so với 8,5% tồn bộ của Thái Lan. Người dân Đơng Bắc
chủ yếu chăn nuôi gia súc gia cầm làm thực phẩm. Nghề thủ công truyền
thống ở vùng này rất nổi tiếng với nghề dệt lụa. Xét về kinh tế, thì vùng Đông
Bắc được coi là vùng kinh tế kém năng động nhất của Thái Lan. Thu nhập
bình quân đầu người được coi là khu vực thấp nhất của Thái Lan.
Về văn hố lễ hội, văn hố vùng Đơng Bắ c Thái Lan có nhiều điểm
chung với văn hố của nước láng giềng Lào, điều này giống nhau (trong ẩm
thực, trang phục, kiến trúc chùa chiền, nghệ thuật và lễ hội). Vùng Đông Bắc
Thái Lan rất nổi tiếng với nhiều lễ hội quanh năm. Hát múa Mỏ lăm được coi
là loại hình âm nhạc truyền thống chính trong khu vực Đơng Bắc và được
dùng trong hầu hết các lễ hội. Ngoài ra hát Lúc thung (nhạc đồng quê) cũng
rất được ưa chuộng ở khu vực Đông Bắc.


20
Cư dân vùng Đông Bắc phần lớn là người Lào, hay cịn gọi là người
Thái Đơng Bắc. Đó là một bộ phận của người Thái cổ, thực chất họ là những
người Lào, bởi vì vùng Đơng Bắc Thái Lan ngày nay chính là phần đất của
nước Lào mới bị Thái Lan chiếm vào cuối thế kỷ XIX. Đa số cư dân trong
vùng theo đạo Phật, Thiên chúa giáo đã được những người truyền giáo Pháp
đưa đến đây. Tuy nhiên, cộng đồng Thiên chúa giáo đại diện cho một phần
rất nhỏ trong tổng số dân của vùng và khơng có ảnh hưởng gì đến các tín đồ
Phật giáo.
1.1.3. Vài nét về tỉnh Nakhon Phanom
Nakhon Phanom là một tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Các tỉnh

láng giềng của Nakhon Phanom là Mukdahan, Sakon Nakhon và Noong Khai.
Phía Đơng của tỉnh có sơng Mekong là biên giới tự nhiên với tỉnh Khăm
Muộn (Khammouan) của Lào. Tỉnh lỵ của Nakhon Phanom là thị xã Nakhon
Phanom. Diện tích của tỉnh là 5.512.7km², là tỉnh rộng thứ 39 ở Thái Lan.
Dân số 684.444 người (2000) đông thứ 33 của nước này. Tỉnh trưởng là ngài
Phongsiri Kusum (từ tháng 3. 2009)
Về địa lý, Nakhon Phanom nằm ở thung lũng của sông Mekong, phầ n
lớn diê ̣n tích của tỉnh này là đồng bằng. Ở phía bắc của tỉnh là khu vực đồ i núi
thấ p với nhiều loa ̣i đô ̣ng thực vật đa da ̣ng, phong phú. Các sơng chính ở phía
Bắc là sơng Songkhram và sơng Oun. Điạ hình phía nam khá bằ ng phẳng.
Con sông quan tro ̣ng nhấ t của vùng này là sơng Kum. Các sơng ở Nakhon
Phanom có vị trí quan tro ̣ng trong viê ̣c cung cấ p nguồ n nước cho sông
Mekong. Phulangka là vườn quốc gia rô ̣ng lớn với diê ̣n tích hơn 50 km² chủ
̉
yế u rừng râ ̣m và đồi núi. Ơ đây có những thác nước hùng vi ̃ như Tatkham,
Tatpho cùng với nhiều hê ̣ đô ̣ng thực vâ ̣t quý hiế m.
Tỉnh Nakhon Phanom có 12 huyện với 97 làng (tambon), 1040 bản
(muban).


21
TT

Tên huyện

TT

Tên huyện

1


Mueang Nakhon Phanom

2

Pla Pak

3

Tha Uthen

4

Ban Phaeng

5

That Phanom

6

Renu Nakhon

7

Na Kae

8

Si Songkhram


9

Na Wa

10

Phon Sawan

11

Na Thom

12

Wang Yang

Có thể nói, về mặt địa lý, tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan là tỉnh láng
giềng với các nước Đông Dương. Từ các tỉnh của Việt Nam (Nghệ An, Hà
Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên...), chỉ cần 7 ngày vượt đường
rừng đi bộ là có thể đến được vùng “Lạc Hòn” (tên gọi khác của tỉnh Nakhon
Phanom) và các địa phương khác thuộc Đông Bắc Thái Lan. Nếu đi theo các
con đường lớn thì ít nhất có 3 con đường quốc lộ là Đường 7 (từ Nghệ An
sang), Đường 8 (từ Hà Tinh sang), Đường 12 (từ Quảng Bình sang), Đường 9
̃
(từ Quảng Trị sang) là con đường những người yêu nước Việt Nam có thể đi
sang và ngược lại.
Về phương diện lịch sử, Nakhon Phanom có nghĩa là "Phố Núi", do vua
Rama I đă ̣t tên mă ̣c dù ở khu vực này hầ u như khơng có núi thực sự, các dãy
núi đá vôi tập trung ở thị xã Thakhek của Lào, ở phía bên kia của sơng

Mekong. Nakhon Phanom nếu hiểu đúng nghĩa, thì đây là một thành phố, mà
từ đó có thể nhìn thấy các day núi.
̃
Ban đầ u, khu vực này được định cư bởi người Lào cổ thuộc vương
quốc Lan Xang. Về sau, khu vực này đặt dưới sự kiểm soát của Ayutthaya với
cư dân chủ yếu vẫn là người Lào. Ban đầu, vùng này được gọi là Si Kotrabun,
và sau đó là Maruka Nakhon. Đây là khu vực sinh số ng chủ yếu của người Thái


22
Đông Bắ c hay còn go ̣i là người Lào - mô ̣t bô ̣ phân của người Thái cổ . Bên canh
̣
̣
đó, cô ̣ng đồ ng người Viêt, người Hoa cũng đóng mô ̣t vai trò quan tro ̣ng trong
̣
quá trinh phát triể n kinh tế , xã hô ̣i của khu vực này.
̀
Biể u tươ ̣ng của Tỉnh Nakhon Phanom là Chùa Phra That Phanom nằm
ở huyện Phanom. Chùa đươ ̣c xây dựng khoảng 535 TCN theo phong cách
Khơmer và sau đó bi ̣ xuố ng cấ p. Đế n năm 1675, ngôi chùa này được xây
dựng lại theo kiểu kiế n trúc chùa Lào.
̉
Ơ Nakhon Phanom có rấ t nhiề u lễ hội nổi tiếng gắ n với nhiề u nét văn
hóa dân gian đă ̣c sắ c của các nhóm người Thái. Bên ca ̣nh đó, khu vực này
cũng nổ i tiế ng với các sản phẩ m truyề n thố ng của nghề dê ̣t vải, bơng sơ ̣i,...
Về vị trí địa chính trị, tỉnh Nakhon Phanom, tiếp giáp với Lào, là nước
nằm trong sự cai trị của thực dân Pháp, để trốn tránh sự đàn áp, truy lùng
nhiều nhà yêu nước Việt Nam và con cháu của họ đã di cư sang đây một cách
thuận lợi. Mặt khác, do tỉnh Nakhon Phanom ở vùng Đông Bắc là nơi xa xôi
hẻo lánh của Thái Lan, có thế dễ dàng tránh được sự chú ý của nhà cầm quyền

Thái, điều đó khiến cho địa phương này trở thành địa bàn thuận lợi để hoạt
động cách mạng một cách khá an tồn.
1.2. Q trình hình thành cộng đồng người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom
1.2.1. Những đợt di cư lớn của người Việt vào Thái Lan
Quá trình di cư của người Viê ̣t đế n Thái Lan kéo dài từ giữa thế kỉ
XVII đế n giữa thế kỉ XX, có thể chia làm 2 thời kì:
1.2.1.1. Thời kì từ giữa thế kỉ XVII đế n trước năm 1945
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đã có những nhóm người Việt đầu tiên
định cư ở Thái Lan là ở Ayuthaya từ thế kỷ 17 (vùng này nằm cách biên giới
các tỉnh Đông Bắc Thái Lan tù 600-800 km). Vào thời gian này, nhà nước
Ayuthaya đã mở cửa giao lưu hàng hoá bằng đường biển với các nước
Phương tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp,... Vào giữa thế kỷ XVII, tại


23
Ayuthaya đã có "Làng Việt Nam" hay “Trại Việt Nam”. Người Việt ở cùng
với các làng trại của nhiều nhóm người nước ngoài khác đã đến định cư ở
đây như trại của người Bồ Đào Nha, người Hà Lan, người Trung Quốc,
người Mã Lai và người Nhật". Người Việt đến Thái Lan hồi thế kỷ XVII do
nhiều nguyên nhân khác nhau như qua buôn bán đường biển rồi đến đây lập
thương điếm (trong thế kỷ XVII Ayuthaya được coi là một trong những
thương cảng buôn bán sầm uất nhất ở Châu Á), cịn một số khác thì do bị bắt
làm tù binh trong chiến tranh hoặc do những nguyên nhân về kinh tế đã tìm
sang đất Thái Lan sinh sống. Những người Việt nhập cư giai đoạn này hầu
hết là những người theo đạo Thiên Chúa, và sống ở ven biển Nam Trung Bộ
Việt Nam [15, tr.26].
Về mặt xã hội, đặc điểm của thế hệ những người Việt này là làm nông
nghiệp thuần túy và một số nghề phụ liên quan đến nông nghiệp như đánh bắt
cá tôm, chế biến hải sản và một số nghề thủ công liên quan khác như đi
thuyền, dệt vải, dệt chiếu. Trong quá trình hội nhập, vì sự tồn tại của cộng

đồng, những nghề này khơng chỉ là nguồn ni sống gia đình mà trở thành
đặc trưng văn hóa của cộng đồng, được người dân bản xứ chấp nhận và học
tập, kế thừa.
Những năm sau đó, lại có những đợt nhập cư tiếp tục của người Việt
vào Ayuthaya khi vương triều này rơi vào tình trạng tranh chấp liên miên giữa
các phe phái trong triều đình và phải đương đầu với cuộc chiến tranh liên
miên ở phía Tây của đất nước. Vì vậy, những người Việt nhập cư vào thời
điểm này trở thành nguồn nhân lực quan trọng, bổ sung kịp thời cho chiến
tranh cũng như nền sản xuất nơng nghiệp ở Xiêm. Chính vì vậy, vương triều
Ayuthaya rất hoan nghênh những người Việt nhập cư vào Xiêm, một số ơng
vua trong thời kì này như Narai (1656 - 1688) đã coi người Việt là “bàn dân
thiên hạ” của triều đình như bao thần dân khác của ông [12, tr.99].


24
Chính sách mềm mỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt làm ăn,
sinh sống và hòa nhập của Yauthaya đã khiến cho người Việt mặc dù đứng
trước muôn vàn khó khăn thách thức nhưng đã nhanh chóng hội nhập vào đội
quân lao động trên nhiều lĩnh vực tùy thuộc vào khả năng nghề nghiệp của
mình. Sự hịa nhập cộng đồng lúc này không những giúp cho người Việt tồn
tại mà cịn góp phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước Xiêm, làm giàu thêm
bản sắc văn hóa của dân bản địa bằng một vài cơng trình văn hóa thể hiện còn
lại như Nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Chănthaburi. Đây là nhà thờ có kiến trúc
hồn mĩ về nghệ thuật kiến trúc Thiên Chúa giáo do công sức của cộng đồng
người Việt thuộc làn sóng nhập cư đầu tiên xây dựng nên. Nhà thờ này từng
đóng vai trị là trung tâm giao lưu Ki tô giáo của cả khu vực. Sau này, khi đạo
Thiên chúa phát triển, lớp con cháu của người Việt thuộc làn sóng nhập cư
đầu tiên này còn lập trường học Thiên chúa giáo cho con em giáo xứ chung
của địa phương. Đến nay, nhà thờ này vẫn duy trì cung cách lễ thức theo lễ
thức Thiên chúa giáo kiểu Việt Nam, đọc kinh bằng tiếng Việt, giao tiếp nội

bộ bằng tiếng Việt,...
Đến giữa thế kỉ XVIII, vào thời kỳ Thônburi (1767 - 1782), một số
người trong gia quyến và thuộc hạ của Chúa Nguyễn Phước Xuân dấy binh
chống Tây Sơn tại Quảng Nam nhưng thất bại đã chạy vào Hà Tiên rồi tìm
đường vượt biển sang Thái Lan lánh nạn. Cũng vào khoảng thời gian này,
Mạc Thiên Tứ, người gốc Hoa đã trốn chạy khỏi đất Trung Hoa sang định cư
ở đất Hà Tiên và sau đó được chúa Nguyễn giao cho trấn thủ đất Hà Tiên, sau
khi bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại, cũng chạy sang cầu cứu triều đình
Thonburi. Cả hai nhóm người này đều được vua triều đình Thơnburi là Tặc sút
tạo điều kiện cho sinh sống ở đây và cả họ là “gia đình Hồng tộc lưu vong”.
Cuối thời kì Thônburi, nước Xiêm rơi vào cảnh suy tàn bởi cuộc chiến
tranh Thái - Miến trong khi đó nội bộ triều đình rơi vào rối ren vì cuộc tranh


25
chấp khốc liệt giữa các phe phái, người Việt ở Yauthay bắt đầu chạy loạn, đi
về phía Tây và xuống phía Nam. Khi triều đại Thơnburi chấm dứt, vua Rama
I lên ngôi, mở mang vương triều Băng Cốc, một đợt nhập cư nữa của người
Việt vào Thái Lan bắt đầu. Đó là cuộc nhập cư ồ ạt của hàng ngàn binh sĩ, dân
thường theo đoàn tùy tùng của Nguyễn Ánh hai lần sang nương náu ở đất
Xiêm [52].
Năm1782 Nguyễn Phúc Ánh (người Thái gọi là ông Chiêng Xử) là
cháu của Nguyễn Phước Xuân (ông Chiêng Xắn), sau khi bị quân Tây Sơn
đánh bại ở Sài Gòn- Gia Định, đã cùng với gia quyến và nhóm tàn qn cũng
tìm đường chạy sang cầu cứu Vua Xiêm lúc này là Rama I (1782-1809). Vua
Xiêm cũng chấp nhận cho cư trú tại Sảm Xẻn và được hưởng rất nhiều ưu đãi.
Vào năm 1787, Nguyễn Ánh đã tìm cách bí mật rời Băng Cốc trở về nước,
nhưng chỉ có khoảng 150 người cùng trở về với Nguyễn Ánh trên 4 chiến
thuyền lớn. Như vậy, số người Việt còn lại vẫn sống tại Băng Cốc và được
vua Rama 1 cho định cư tại Bang phô. Vào năm 1787, có lẽ khơng lâu sau khi

Ngun Ánh trở về nước, thì một nhóm người Việt khác do Đô đốc Nguyễn
Huỳnh Đức (một viên tướng chỉ huy của Nguyễn ánh) cùng với khoảng 5000
tàn quân do bị quân của Tây Sơn bắt cầm tù đã trốn thoát và chạy trốn bằng
đường bộ qua Lào sang Băng Cốc cũng được vua Rama I giúp đỡ và cho định
cư tại Bang Phô. Nguyễn Huỳnh Đức muốn họp quân với Nguyễn Ánh,
nhưng khi đến nơi, Nguyễn Ánh đã trở về Việt Nam. Vua Rama I thoả thuận
cho một số chiến thuyền lớn để giúp Nguyễn Huỳnh Đức trở về nhưng với
điều kiện là phải để cho binh lính của ơng ta ở lại đất Thái nếu có nguyện
vọng [15, tr.15].
Khoảng 213 số binh lính của Nguyễn Huỳnh Đức đã ở lại đất Thái.
Cùng với số giáo dân khoảng gần 600 người đến Sảm Xẻn (vào năm 1785) thì
con số của người Việt lúc này ở Băng Cốc đã lên tới khoảng 5000 người. Số


×