TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI AN GIANG VÀ TỔNG
QUAN VỀ NHTMCP NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
3.1 Tình hình kinh tế - xã hội An Giang
3.1.1 Sơ lược tình hình phát triển kinh tế
Năm 2007, tuy có nhiều khó khăn thách thức từ hạn hán, dịch bệnh trên lúa, gia súc, gia cầm,
thiếu điện thường xuyên, vật giá tăng cao… ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và đời sống của người dân, nhưng với những nổ lực chung của cả hệ thống chính trị,
của doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng
cao, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hầu hết đều được thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch, các lĩnh vực
văn hoá xã hội và cải cách hành chính tiếp tục chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân được nâng lên, quan hệ hợp tác phát triển với các tỉnh, thành trong và ngoài nước đạt
hiệu quả cao, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được đảm bảo.
3.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế
Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế đạt được qua 3 năm: 2005, 2006 và 2007.
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007
1. Tốc độ tăng trưởng GDP % 9,96 9,05 13,63
2. GDP b/q đầu người/năm Triệu đồng 8.660 9.653 11.357
3. Thu ngân sách Tỷ đồng 1.729 1.945 2.156
4. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 331 444 540
Nguồn:
Niên giám thống kê 2005, 2006 cục thống kê tỉnh An Giang, tháng 4/2006,2007
Niên giám thống kê 2006, cục thống kê tỉnh An Giang, tháng 5/2007.
3.1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2008
Năm 2008 là năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, là năm có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc góp phần hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
VIII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 trong điều kiện cả nước bắt đầu hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, nền kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển mạnh.
Mục tiêu
- Phát triển kinh tế với tốc độ cao theo hướng phát triển nhanh dịch vụ, công nghiệp, phát triển
nông nghiệp bền vững gắn liền với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh
tế, phù hợp với xu thế hội nhập cả nước.
- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ở tỉnh thông qua công tác cải cách hành chính, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí ở các ngành, các cấp để huy động tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
- Phát triển mạnh nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ thông tin; tạo chuyển biến mạnh các
lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân; chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quản lý
và bảo vệ tốt tuyến biên giới.
Phương hướng đối với lĩnh vực nông nghiệp
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất ngành trồng trọt, trên cơ sở kết hợp giữa tăng vụ với
chuyển vụ và đa dạng nhanh các loại cây màu có giá trị kinh tế cao, hình thành các vùng sản xuất
nông sản hàng hóa tập trung có quy mô lớn phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời
phát triển mạnh sản xuất ngành chăn nuôi, cũng như kết hợp phát triển nhanh các mô hình nông
ngư kết hợp để gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, nước và nguồn lao động dồi dào.
- Tăng cường ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ mới vào sản xuất theo
hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giảm giá thành nông sản hàng hóa, tăng sức cạnh tranh và
gia tăng hiệu quả sản xuất.
Do đó kế hoạch trong năm 2008, cần phải đạt các chỉ tiêu sau:
Phải đạt tốc độ tăng GDP ngành nông nghiệp 5%. Tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất
nông nghiệp đạt trên 42 triệu đồng/ha; cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 29,34% trong cơ cấu kinh
tế chung. Gia tăng mức đóng góp giá trị GDP ngành thủy sản vào GDP toàn ngành nông nghiệp đạt
trên 18% (tăng trên 2% so với năm 2007). Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 380 triệu USD
(tăng 25 triệu USD so với năm 2007).
Bảng 2: Một số chỉ tiêu cơ bản
Chỉ tiêu Đvt
Kế hoạch 2008
Mức thực hiện Mức phấn đấu
1. Tốc độ tăng trưởng GDP % 14 14,5
2. GDP bình quân / người(giá hh) 1.000 đ 13.639 13.647
3. Thu ngân sách trên địa bàn tỷ đồng 2.218 2.218
4. Chi ngân sách địa phương. tỷ đồng 3.081 3.081
5. Tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh tỷ đồng 15.000 16.000
6. Kim ngạch xuất khẩu triệu USD 650 650
/> 3.1.4 Tình hình hoạt động hệ thống tín dụng trên địa bàn tỉnh
- Trong năm, hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển,
mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh
tế được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng được nhiều hơn, hiệu quả hơn, đặc
biệt là triển khai dịch vụ trả lương cho cán bộ, công chức qua tài khoản theo chỉ đạo chung của
Chính phủ.
- Ước cả năm 2007, toàn ngành ngân hàng huy động vốn tại chỗ được 6.400 tỷ đồng (tăng 67%
so năm 2006), số dư vốn huy động tại chỗ chiếm 52%/tổng dư nợ (đây là tỷ lệ đạt cao nhất trong
những năm gần đây); tổng doanh số cho vay gần 29 tỷ (tăng 59%); doanh số thu nợ trên 26 ngàn tỷ
(tăng 57%); tổng dư nợ gần 12.400 tỷ (tăng 37%), trong đó nợ ngắn hạn chiếm 73%, nợ trung, dài
hạn chiếm 27%.
- Đến cuối tháng 8-2007, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước An Giang cho biết toàn tỉnh có 42 tổ
chức tín dụng và chi nhánh tổ chức tín dụng đang hoạt động ngân hàng gồm:
+ 8 chi nhánh ngân hàng Thương mại Nhà nước trực thuộc Trung Ương.
+ Ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên.
+ 8 chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần: Á Châu, Đông Á, Sài Gòn Công Thương,
Phương Nam, Sài Gòn Thương Tín, Sài Gòn, Quốc tế, Việt Á.
+ Quỹ tín dụng Trung Ương chi nhánh An Giang và 24 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
- Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã có những đóng góp nhất định vào quá
trình đầu tư phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Trong xu thế hội nhập, các tổ chức tín dụng tiếp
tục mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động góp phần thu hút vốn nhàn rỗi, các nguồn lực trong và
ngoài nước nhằm gia tăng các sản phẩm dịch vụ cung ứng tín dụng, thanh toán trong nền kinh tế
mà trọng tâm là phục vụ các lĩnh vực dịch vụ thương mại xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn.
Các tổ chức tín dụng đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tiếp cận, lựa
chọn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng được nhiều hơn, hiệu quả hơn.
Nhiệm vụ kế hoạch 2008:
Tổng dư nợ tín dụng đầu tư cho nền kinh tế khoảng 13.500 tỷ đồng, tăng khoảng 18-20% so
2007; phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn chiếm dưới 4%/ tổng dư nợ.
3.2 Tổng quan về ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Chương 3: tình hình kinh tế - xã hội AG và tổng quan về NH TMCP nông thôn Mỹ Xuyên
Tiền thân của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên là Quỹ tín dụng Mỹ Xuyên
được thành lập vào năm 1989 hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của Uỷ Ban Nhân
Dân thị xã Long Xuyên. Vượt qua thời kỳ biến động của nền kinh tế trong giai đoạn 1989-1990,
Quỹ tín dụng vẫn đứng vững và phát triển.
Vào ngày 12 tháng 10 năm 1992 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh An Giang cấp giấy phép số
219/QĐ.UB thành lập “ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên ”, với vốn điều lệ là 303 triệu
đồng.
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NÔNG THÔN MỸ XUYÊN
Tên viết tắt: NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN
Tên tiếng anh: MY XUYEN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt: MXBANK
Trụ sở chính:
248 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Điện thoại: +84-76-841706; +84-76-843709
Fax: +84-76-841006
Email:
- Tháng 5/ 2007, vốn điều lệ của ngân hàng Mỹ Xuyên là 500 tỷ đồng. Mạng lưới họat động
của ngân hàng phủ kín toàn tỉnh An giang.
- Tính đến ngày 14/3/2008, ngân hàng đã có 2 chi nhánh, 10 phòng giao dịch, 3 tổ tín dụng và
3 quỹ tiết kiệm.
- Số lượng cán bộ nhân viên: 248 người.
- Cũng trong năm 2007, một dấu mốc quan trọng của MXBank là đã đề nghị Ngân hàng nhà
nước về nguyên tắc chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị. Đây chính là
tiền đề quan trọng để ngân hàng Mỹ Xuyên chuyển mình trong giai đoạn mới.
Chương 3: tình hình kinh tế - xã hội AG và tổng quan về NH TMCP nông thôn Mỹ Xuyên
3.2.2 Bộ máy quản lý của ngân hàng Mỹ Xuyên
Nguồn: www.myxuyenbank.com.vn
3.2.3 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng trong giai đoạn 2005 - 2007
Thuận lợi
- Thành tựu lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn về sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển với diện
tích gieo trồng cả năm 2007 đạt 569.900 ha (tăng hơn16.000 ha so cùng kỳ), diện tích nuôi trồng
thuỷ sản hơn 2.500 ha (tăng 600 ha so cùng kỳ), chăn nuôi phát triển đa dạng, sản lượng thịt cả
năm đạt 31.000 tấn (tăng 8% so cùng kỳ).