Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Tiet 41 Bai 27 Dieu che oxi phan ung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.75 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VỊ THỦY TRƯỜNG THCS VỊ ĐÔNG. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HOÁ HỌC LỚP 8 THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI Giáo viên thực hiện: TRẦN THANH HOÀI.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi :  Oxit là gì ?, có những loại oxt nào, mỗi loại lấy một ví dụ minh họa ?. Đáp án :  Oxit là hợp chất gồm hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.  Có hai loại oxit : + Oxit axit : SO2, CO2, P2O5…. + Oxxit bazơ : ZnO, CaO, CuO….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tuần 22, tiết 41. Bài 27:ĐIỀU CHẾ OXI PHẢN ỨNG I/ Điều chế khí oxi trong phòngHUỶ thí nghiệm : PHÂN 1/ Thí nghiệm : a/ Đun nóng Kalipermanganat ( KMnO4 ) và thử khí bay ra bằng que đóm còn than hồng. Hiện tượng quan sát được ? Chất khí thoát ra là khí gì ?  Chất khí thoát ra làm que đóm còn than hồng bùng cháy là khí oxi TN.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> b/ Đun nóng KaliClorat ( KClO3 ). _ Cho một lượng nhỏ KClO3 vào ống nghiệm 1, cũng cho vào ống nghiệm 2 chừng đó hổn hợp KClO3 và MnO2 ( Manganđioxit ). Lưu ý : Lượng chất trong hai ống nghiệm là như nhau. _ Kẹp 2 ống nghiệm lên giá thí nghiệm, thử bằng que đóm còn than hồng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>  Từ thí nghiệm trên các em hãy dự đoán xem MnO2 có vai trò gì ? Trả lời :  MnO2 làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn  MnO2 được gọi là chất xúc tác, chất xúc tác không tham gia vào phản ứng hoá học có tác dụng làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>  Qua hai thí nghiệm trên em hãy cho biết: 1/ Nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? 2/ Phương pháp điều chế khí oxi ? 3/ Viết phương trình phản ứng hoá học ? Đáp án : 1/ Nguyên liệu : Những hợp chất giàu oxi, dễ bị phân huỷ như ( KMnO4, KClO3…) 2/ Phương pháp : Đun nóng KMnO4 hoặc KClO3 ở nhiệt độ cao. 3/ Phương trình phản ứng : 0 2KMnO4. 2 KClO3. t. t0. K2MnO4 + MnO2 + O2 2KCl + 3O2.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 4/ Khí oxi thoát ra được thu bằng cách nào ? Trả lời : Có 2 cách thu khí oxi .. Cach 1. + Thu oxi bằng cách đẩy nước. + Thu oxi bằng cách đẩy không khí.. Cach 2.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Kết luận: _ Phương pháp : phân hủy các hợp chất giàu oxi, dể bị phân hủy ở nhiệt độ cao như : KMnO 4, KClO3. _ Phương trình hóa học : + 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 + 2 KClO3  2 KCl + 3 O2 . _ Cách thu khí oxi : có 2 cách. + Dùng oxi đẩy nước. + Dùng oxi đẩy không khí..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II/ Sản xuất khí oxi trong công nghiệp : Câu hỏi : 1/ Nguyên liệu để sản xuất oxi trong công nghiệp là gì ? Cách sản xuất như thế nào ? Viết phương trình hoá học ( nếu có ) 2/ Vì sao trong phòng thí nghiệm không dùng những nguyên liệu đó để điều chế khí oxi ? Đáp án : Nguyên liệu là nước và không khí. _ Từ nước : Điện phân nước thu được khí hiđro và oxi. 2H2O → 2H2 + O2 _ Từ không khí : Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho không khí lỏng bay hơi thu được nitơ ở -1960C, khí oxi ở - 1830C..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2/ Trong phòng thí nghiệm cần lượng oxi ít nhưng tinh khiết. Dụng cụ điều chế đơn giản, tốn ít thời gian do đó không thể dùng nước và không khí để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.. III/ Phản ứng phân huỷ. 1/ Hãy điền vào chổ trống trong các cột tương ứng với các phản ứng sau : Phản ứng hoá học 2KClO3→ 2KCl + 3 O2 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2 2H2O → 2H2 + O2. Số chất Số chất phản ứng sản phẩm..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đáp án : Phản ứng hoá học. Số chất phản ứng. Số chất sản phẩm.. 2KClO3→ 2KCl + 3 O2. 1. 2. 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2. 1. 3. 2H2O → 2H2 + O2. 1. 2. 2/ Những phản ứng hoá học như trên gọi là phản ứng phân huỷ vậy có thể định nghĩa phản ứng phân huỷ là gì ? Đáp án : Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ một chất tham gia sinh ra nhiều chất mới..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> KẾT LUẬN 1/ Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm :  Phương pháp : phân hủy các hợp chất giàu oxi, dể bị phân hủy ở nhiệt độ cao như : KMnO4, KClO3.  Phương trình hóa học : + 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 + 2 KClO3  2 KCl + 3 O2 . _ Cách thu khí oxi : có 2 cách.  Dùng oxi đẩy nước.  Dùng oxi đẩy không khí..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> KẾT LUẬN 2/ Sản xuất oxi trong công nghiệp :  Nguyên liệu: Không khí, nước.  Phương pháp : hóa lỏng không khí hoặc điện phân nước. PTHH : điện phân nước. H2O  H2 + O2 . 3/ Phản ứng phân huỷ : Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó từ một chất tham gia sinh ra nhiều chất mới. Ví dụ: 2H2O → 2H2 + O2..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ  Khoanh tròn vào chữ a, b, c, d duy nhất trước câu chọn đúng: 1/ Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là do: a/ Oxi ít tan trong nước. b/ Oxi tan nhiều trong nước. c/ Oxi nhẹ hơn nước. d/ Oxi phản ứng với nước. 2/ Phản ứng phân hủy là : a/ 2HgO  2Hg + O2. b/ 2H2 + O2  2H2O. c/ Zn+ H2SO4  ZnSO4 + H2. d/ BaO + H2O  Ba(OH)2..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ  Học bài theo nội dung đã ghi.  Làm bài tập từ 1 – 6 sgk trang 94.  Chuẩn bị : Tìm tài liệu nói về không khí gồm  Những chất khí chủ yếu nào ? Thành phần  Phần trăm của chúng trong không khí ?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

×