Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

de thi vao THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.16 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014 Khóa ngày 26-06-2013 MÔN VẬT LÍ Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3,0 điểm) Chọn phương án đúng và ghi vào bảng trong tờ giấy thi Câu 1: Khi vật nằm ngoài khoảng tiêu cực của một thấu kính hội tụ thì ảnh của vật qua thấu kính đó là A. ảnh ảo, lớn hơn vật B. ảnh thật, ngược chiều với vật. C. ảnh thật, cùng chiều với vật. D. ảnh ảo nhỏ hơn vật Câu 2: Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì cường độ dòng điện qua nó là 6mA. Khi hiệu điện thế hai đầu dây dẫn này là 36V thì cường độ dòng điện cạy qua dây dẫn đó là A. 18mA B. 24mA C.6mA D. 12mA Câu 3: Không gian xung quanh vật nào sau đây không có từ trường? A. Trái đất. B. Nam châm thẳng. C.Dây dẫn khi chưa có dòng điện chạy qua. D. Dây dẫn khi có dòng điện chạy qua. Câu 4: Trên một bóng đền có ghi 220V-220W, cường độ dòng điện định mức của bóng đèn là A. 2A B. 4A C. 1A. D. 0,5A Câu 5: Cho hai điện trở và . Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm và mắc nối tiếp là A. B. C. D. Câu 6: Thiết bị nào sau đây có công dụng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành điện năng? A. Máy phát điện gió. B. Động cơ điện. C. Tua bin nước. D. Pin mặt trời. Câu 7: Trong đoạn mạch gồm hai điện trở và mắc nối tiếp, điện trở tương đương của đoạn mạch là R, hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là U, hiệu điện thế hai đầu các điện trở , lần lượt là U1, U2, cường độ dòng điện qua mạch chính là I, cường độ dòng điện qua các điện trở lần lượt là . Công thức nào sau đây sai? Câu 8: Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây, bên trong có lõi A. chì. B. đồng C. nhôm. D. sắt non. Câu 9: Trong cuộn dây dẫn kín, trường hợp nào sau đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng? A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đó không đổi. B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đó luôn luôn tăng. C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đó luôn luôn giảm. D. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây đó luân phiên tăng, giảm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tương tác giữa hai nam châm đặt gần nhau? A. Luôn hút nhau. B. Các từ cực khác tên đẩy nhau, các từ cực cùng tên hút nhau. C. Luôn đẩy nhau D. Các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau. Câu 11: Vật màu đen có khả năng tán xạ ánh sáng màu nào sau đây? A. Màu đỏ và màu xanh. B. Màu xanh và màu tím. C. Màu đỏ và màu lục D. Không có ánh sáng màu nào. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đường truyền của tia sáng qua thấu kính hội tụ? A. Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm. C. Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới. D. Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền theo phương của tia tới. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm). Câu 13(4,5 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết , điện trở dây nối và khóa K không đáng kể. 1. Hiệu điện thế giữa hai đầu A,B là a) Khi khóa K mở, tính cường độ dòng điện qua mạch chính. b) Khi khóa K đóng, tính điện trở tương của mạch và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở 2. Thay bằng bóng đèn Đ có ghi 6V – 2W và đóng khóa K, hiệu điện thế giữa hai đầu A, B bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường? Câu 14(2,5 điểm) Một vật sáng MN có dạng mũi tên, đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 18cm, điểm M nằm trên trục chính cách thấu kính 6cm. a. Hãy vẽ ảnh M/N/ của vật MN qua thấu kính và nêu đặc điểm của ảnh M/N/. b.Tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. ——————————————— Hết ————————————.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×