Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Kiem Tra Mot Tiet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.62 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KIỂM TRA MỘT TIẾT. ĐIỂM. BÀI SỐ 2 – ĐỀ SỐ 01 -------o0o------Câu 1: Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở có dạng là A. CnH2n+3N. B. CnH2n+2+kNk. C. CnH2n+2-2a+kNk. D. CnH2n+1N. Câu 2: Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1) ; etylđimetylamin (2); isopropylamin (3). A. (1), (2), (3). B. (2), (3),(1). C. (3), (1), (2). D. (3), (2), (1). Câu 3: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ? A. H2N(CH2)6NH2. B. CH3CH(CH3)NH2. C. CH3NHCH3. D. C6H5NH2. Câu 4: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 5: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3CH(CH3)NH2 ? A. metyletylamin. B. etylmetylamin. C. isopropanamin. D. isopropylamin. Câu 6: Nguyên nhân Amin có tính bazơ là A. Có khả năng nhường proton. C. Phản ứng được với dung dịch axit B. Trên N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+. D.Xuất phát từ amoniac. Câu 7: Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là A. (3) < (2) < (1) < (4). B. (2) < (3) < (1) < (4). C. (2) < (3) < (1) < (4). D.(4) < (1) < (2) < (3) Câu 8: Anilin và phenol đều có phản ứng với A. dung dịch NaCl. B. nước Br2. C. dung dịch NaOH. D. dung dịch HCl. Câu 9: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là A. giấy quì tím. B.dung dịch phenolphtalein. C.dung dịch NaOH. D. nước brom. Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất : CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH A. Axit 2-metyl-3-aminobutanoic. C. Valin. B. Axit 2-amino-3-metylbutanoic. D. Axit α-aminoisovaleric. Câu 11: Dung dịch chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ? A. CH3NH2. C. H2NCH2COOH. B. CH3COONa. D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Câu 12: Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0, 1 mol HCl. Toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH. X là amino axit có A. 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. C. 2 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. B. 1 nhóm -NH2 và 3 nhóm -COOH. D. 1 nhóm -NH2 và 2 nhóm -COOH. Câu 13: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Công thức cấu tạo của 2 amin lần lượt là A. CH3NH2 và C2H5NH2. C. CH3NH2 và C3H5NH2. B. C3H7NH2 và C4H9NH2 D. C2H5NH2 và C3H7NH2. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 ; 1,12 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 8,1 gam nước. Công thức của X là A. C3H6N. B. C3H5NO3. C. C3H9N. D. C3H7NO2. Câu 15: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N. Câu 16: X là một α- aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 17,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 25,1 gam muối. Tên gọi của X là A. axit aminoaxetic. B. axit α-aminopropionic. B. axit α-aminobutiric. D. axit α-aminoglutaric..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 17: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là A. H2NC3H6COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH Câu 18: Để trung hoà 200 ml dung dịch amino axit X 0,5M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch được 16,3 gam muối khan. X có CTCT là A. H2NCH2CH2COOH. C. H2NCH(COOH)2. B. (H2N)2CHCOOH. D. H2NCH2CH(COOH)2. Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành. B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn. C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên. D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp. Câu 20: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime), đồng thời có loại ra các phân tử nhỏ (như nước, amoniac…) được gọi là A. sự pepti hoá. B. sự polime hoá. C. sự tổng hợp. D. sự trùng ngưng. Câu 21: Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng ngưng là phân tử phải có A. 2 nhóm chức trở lên. B. vòng không bền. C. 2 liên kết đôi. D. liên kết π. Câu 22: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. polipeptit. B. poliacrilonitrin. C. polistiren. D. poli(metyl metacrrylat). Câu 23: Cho các chất sau : 1. CH3CH(NH2)COOH 2. HOOC-CH2-CH2-COOH 3. HO-CH2-COOH 4. HCHO và C6H5OH 5. HO-CH2-CH2-OH và p-C6H4(COOH)2 6. H2N[CH2]6NH2 và HOOC(CH2)4COOH Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là A. 1, 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 3, 4, 5, 6. C. 1, 6. D. 1, 3, 5, 6. Câu 24: Một mắt xích của tơ teflon có cấu tạo là A. -CH2-CH2- . B. -CCl2-CCl2-. C. -CF2-CF2-. D. -CBr2-CBr2-. Câu 25: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5-CH=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5-CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh Câu 26: Để điều chế PVC từ than đá, đá vôi, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, người ta cần phải tiến hành qua ít nhất A. 3 phản ứng. B. 4 phản ứng. C. 5 phản ứng. D. 6 phản ứng. Câu 27: Để tạo thành PVA, người ta tiến hành trùng hợp A. CH2=CH-COO-CH3. C. CH3-COO-CH=CH2. B. CH2=C(CH3)-COO-CH3. D. CH3-COO-C(CH3)=CH2. Câu 28: Tơ nilon-6,6 thuộc loại A. tơ nhân tạo. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ thiên nhiên. D. tơ tổng hợp. Câu 29: Tơ nilon-6,6 là A. hexacloxclohexan. C. poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin. B. poliamit của axit α-aminocaproic. D. polieste của axit ađipic và etylen glicol. Câu 30: Poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35000. Hệ số trùng hợp n của polime này là A. 560. B. 506. C. 460. D. 600. ---------------THE END---------------.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×