Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Goi y tra loi cau hoi thi ATGT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.03 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND HUYỆN QUẢNG TRẠCH
<b>BAN CHỈ ĐẠO CUỘC THI </b>
<b>TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG</b>


<b>LĨNH VỰC ATGT NĂM 2013</b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>


<b>GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI</b>


<b>Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trong lĩnh vực ATGT năm 2013</b>


<b>Câu 1. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì những</b>
<b>hành vi nào bị nghiêm cấm? </b>


<b>Gợi ý trả lời:</b> Theo Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các hành vi bị
nghiêm cấm bao gồm:


1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo
hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thốt nước và các cơng trình, thiết bị khác
thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.


2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường;
đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác
ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái
phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ,
di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch cơng trình đường bộ.


3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.



4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an tồn kỹ
thuật và bảo vệ mơi trường tham gia giao thông đường bộ.


5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.


6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.


7. Điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.
8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn.


Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50
miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.


9. Điều khiển xe cơ giới khơng có giấy phép lái xe theo quy định.


Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thơng đường bộ khơng có chứng
chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều
khiển xe máy chuyên dùng.


10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều
khiển xe tham gia giao thông đường bộ.


11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.


12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm cịi
hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đơ thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu
tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.



13. Lắp đặt, sử dụng cịi, đèn khơng đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng
loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an tồn giao thơng, trật tự
cơng cộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử
dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm
trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.


16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh
theo quy định.


17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.


18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thơng.


19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai
nạn.


20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây
sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.


21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để
vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.


22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên
dùng.


23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm
cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.



<b>Câu 2. Theo Luật Đường sắt năm 2005 thì phạm vi bảo vệ cơng trình đường</b>
<b>sắt được quy định như thế nào? </b>


<b>Gợi ý trả lời:</b> Theo Luật Đường sắt năm 2005 thì phạm vi bảo vệ cơng trình
đường sắt được quy định như sau:


Theo quy định tại Điều 26, 27, 28, 29, 30, 31 và Điều 32 của Luật Giao thơng
Đường sắt thì phạm vi bảo vệ cơng trình đường sắt bao gồm:


* Phạm vi bảo vệ cơng trình đường sắt (<b>Điều 26)</b>
- Phạm vi bảo vệ đường sắt;


- Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
- Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt;
- Phạm vi bảo vệ ga đường sắt;


- Phạm vi bảo vệ cơng trình thơng tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện cho đường sắt;
- Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của cơng trình đường sắt.


Cụ thể:


<b>1. Phạm vi bảo vệ đường sắt </b>(<b>Điều 27)</b>


Phạm vi bảo vệ đường sắt bao gồm khoảng khơng phía trên, dải đất hai bên và phía
dưới mặt đất của đường sắt được quy định như sau:


a). Phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt tính từ đỉnh ray trở lên theo phương
thẳng đứng đối với đường khổ 1000 milimét theo cấp kỹ thuật là 5,30 mét; đối với đường
khổ 1435 milimét là 6,55 mét. Khoảng cách giữa đường sắt với đường tải điện đi ngang
qua phía trên đường sắt được thực hiện theo quy định của Luật điện lực;



b) Phạm vi dải đất bảo vệ hai bên đường sắt được xác định như sau:


- 7 mét tính từ mép ngồi của ray ngồi cùng trở ra đối với nền đường không đắp,
không đào;


- 5 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc 3 mét tính từ mép ngồi của rãnh thốt
nước dọc trở ra đối với nền đường đắp;


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

c) Phạm vi bảo vệ phía dưới mặt đất của đường sắt được thực hiện theo quy định tại
Điều 32 của Luật Giao thông Đường sắt năm 2005.


<b>2. Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt </b>(<b>Điều 28)</b>


a) Phạm vi bảo vệ cầu đường sắt bao gồm khoảng không, vùng đất, vùng nước và
vùng đất dưới mặt nước xung quanh cầu.


b) Phạm vi bảo vệ trên không của cầu là 2 mét theo phương thẳng đứng, tính từ
điểm cao nhất của kết cấu cầu; trong trường hợp cầu chỉ có lan can thì phạm vi bảo
vệ trên không của cầu đường sắt không được nhỏ hơn chiều cao giới hạn quy định tại
khoản 1 Điều 27 của Luật Giao thông Đường sắt năm 2005.


c) Phạm vi bảo vệ cầu theo chiều dọc được tính như sau:


- Từ cột tín hiệu phịng vệ phía bên này cầu đến cột tín hiệu phịng vệ phía bên
kia cầu đối với cầu có cột tín hiệu phịng vệ;


- Từ đuôi mố cầu bên này đến đuôi mố cầu bên kia và cộng thêm 50 mét về mỗi
bên đầu cầu đối với cầu khơng có cột tín hiệu phòng vệ.



d) Phạm vi bảo vệ cầu theo chiều ngang được tính như sau:


- Cầu cạn và cầu vượt sơng trong đơ thị có chiều dài dưới 20 mét, tính từ mép lan
can ngoài cùng trở ra mỗi bên là 5 mét;


- Cầu vượt sơng trong đơ thị có chiều dài từ 20 mét trở lên và cầu ngồi đơ thị,
tính từ mép ngồi cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi bên là 20 mét đối với cầu dài dưới
20 mét; 50 mét đối với cầu dài từ 20 mét đến dưới 60 mét; 100 mét đối với cầu dài từ
60 mét đến 300 mét; 150 mét đối với cầu dài trên 300 mét.


<b>3. Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt </b>(<b>Điều 29)</b>


Phạm vi bảo vệ hầm đường sắt bao gồm vùng đất, khoảng khơng xung quanh
hầm, tính từ điểm ngoài cùng của thành hầm trở ra về các phía là 50 mét; trường hợp
phạm vi bảo vệ hầm khơng bảo đảm được quy định này thì phải có giải pháp kỹ thuật
bảo đảm an tồn cơng trình hầm được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.


<b>4. Phạm vi bảo vệ ga đường sắt </b>(<b>Điều 30)</b>


Phạm vi bảo vệ ga đường sắt bao gồm tường rào, mốc chỉ giới, tồn bộ vùng đất,
khoảng khơng phía trong tường rào, mốc chỉ giới ga, trong dải đất từ cột tín hiệu vào
ga phía bên này đến cột tín hiệu vào ga phía bên kia của ga đường sắt.


<b>5. Phạm vi bảo vệ cơng trình thơng tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường </b>
<b>sắt </b>(<b>Điều 31)</b>


Phạm vi bảo vệ cơng trình thơng tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện đường sắt bao
gồm khoảng không, vùng đất xung quanh cơng trình đó được tính như sau:


a) Phạm vi bảo vệ cột thơng tin, cột tín hiệu, cột điện đường sắt nằm ngoài phạm


vi bảo vệ đường sắt là 3,5 mét tính từ tim cột trở ra xung quanh;


b) Phạm vi bảo vệ đường dây thơng tin, dây tín hiệu, dây điện đường sắt là 2,5
mét tính từ đường dây ngoài cùng trở ra theo chiều ngang và phương thẳng đứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 3. Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, hoạt động vận</b>
<b>tải hành khách đường thủy nội địa và vận tải hành khách ngang sông được quy</b>
<b>định như thế nào? </b>


<b>Gợi ý trả lời: </b>


<b>*</b> Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004, hoạt động vận tải hành
khách đường thủy nội địa được quy định tại Điều 78 như sau:


Theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật Giao thơng đường thủy nội địa năm
2004 thì vận tải hành khách đường thuỷ nội địa và vận tải hành khách ngang sông được
quy định như sau:


<b>1. Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa (Điều 78)</b>


a) Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa gồm các hình thức sau đây:


- Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến
nơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định;


- Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành
khách trên cơ sở hợp đồng;


- Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận
tải ngang sông bằng phà.



b) Người kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc vận tải hành
khách theo hợp đồng chuyến có trách nhiệm:


- Cơng bố và thực hiện đúng lịch chạy tàu hoặc thời gian vận tải, công khai cước
vận tải, lập danh sách hành khách mỗi chuyến đi;


- Bố trí phương tiện bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật
này.


c) Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung
hành khách, hàng hoá phải thực hiện các quy định sau đây:


- Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện;
phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an tồn cho hành khách;
khơng để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí khơng an tồn;


- Xếp hàng hố, hành lý của hành khách gọn gàng, khơng cản lối đi; yêu cầu hành
khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;


- Khơng chở hàng hố dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành
khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;


- Khi có giơng, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện
đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an tồn.


<b> 2. Vận tải hành khách ngang sơng (Điều 79)</b>


a) Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm điều kiện hoạt động
theo quy định tại Điều 24 của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa năm 2004.



b) Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 78 của Luật Giao thông
đường thuỷ nội địa năm 2004, thuyền trưởng, người lái phương tiện vận tải hành
khách ngang sông phải thực hiện các quy định sau đây:


- Có đủ dụng cụ cứu sinh cịn hạn sử dụng và bố trí đúng nơi quy định;


- Hướng dẫn hành khách lên, xuống; sắp xếp hàng hóa, hành lý; hướng dẫn hành
khách ngồi bảo đảm ổn định phương tiện;


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Không chở người quá sức chở người của phương tiện, chở hàng hoá quá trọng tải quy
định.


d) Hành khách phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người
lái phương tiện.


<b>Câu 4. Đề nghị anh (chị) cho biết thế nào là hành vi vi phạm hành chính</b>
<b>trong lĩnh vực giao thơng đường bộ. Những hành vi nào của người ngồi trên xe</b>
<b>đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ được coi là hành vi vi phạm quy tắc</b>
<b>giao thông đường bộ theo quy định của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày</b>
<b>02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực</b>
<b>giao thơng đường bộ và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính</b>
<b>phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày</b>
<b>02/4/2010 của Chính phủ?</b>


<b>Gợi ý trả lời: </b>


1. Theo Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 thì vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân,
tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách


cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính, bao gồm:


a) Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ;


b) Các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;


c) Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
d) Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao
thông đường bộ;


đ) Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ;


e) Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ.


2. Những hành vi của người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy,
người điều khiển xe thô sơ được coi là hành vi phi phạm quy tắc giao thông đường
bộ.


Theo Điều 11 của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 vi sau của
người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ
được coi là vi pham quy tắc giao thông đường bộ:


<b>* Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của</b>
<b>Chính phủ quy định:</b>


- Khơng đi bên phải theo chiều đi của mình, đi khơng đúng phần đường quy
định;


- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;



- Không tuân thủ quy tắc, hướng dẫn của người điều khiển giao thông khi qua
phà, cầu phao hoặc khi ùn tắc giao thông;


- Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch
kẻ đường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngồi đơ thị có lề
đường;


- Để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật;


- Chạy trong hầm đường bộ khơng có đèn hoặc vật phản quang; dừng xe, đỗ xe
trong hầm không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;


- Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn
hàng ngang từ hai xe trở lên;


- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi
trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô;


- Xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang.


<b>* Theo Khoản 2 Điều 11 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của</b>
<b>Chính phủ quy định:</b>


- Đỗ xe ở lịng đường đơ thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ
xe trên cầu gây cản trở giao thông;


- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau


cùng mức với đường sắt;


- Không nhường đường hoặc gây cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở
xe ưu tiên;


- Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;


- Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ
hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;


- Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lơ chở q số người quy định, trừ trường hợp chở
người bệnh đi cấp cứu;


- Xếp hàng hóa vượt q giới hạn quy định, khơng bảo đảm an tồn, gây trở ngại
giao thơng, che khuất tầm nhìn của người điều khiển.


<b>* Theo Khoản 3 Điều 11 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của</b>
<b>Chính phủ quy định:</b>


- Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước
đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;


- Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thơng hoặc người kiểm
sốt giao thơng;


- Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác,
mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.


<b>* Theo Khoản 4 Điều 11 Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của</b>
<b>Chính phủ quy định:</b>



- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn
không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, khơng tham gia cấp cứu người bị
nạn;


- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội
mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;


- Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm
không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới
06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;


- Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều;
đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.


<b>Câu 5.</b> <b>Anh Nam bị cảnh sát giao thông dừng xe mô tô để xử lý vi phạm và</b>
<b>diễn ra cuộc đối thoại sau:</b>


<i><b>CSGT:</b></i> Đây là đoạn đường có gắn biển hạn chế tốc độ 40km/h vậy mà anh điều
khiển với tốc độ 60km/h.


<i><b>Nam:</b></i> Anh thông cảm, tôi hơi quá chén!


<i><b>CSGT:</b></i> Đúng vậy, máy đo nồng độ cồn đã cho thấy anh vượt quá 0,5 mg cồn/1lít
khí thở. Theo quy định, anh bị phạt tiền hai lỗi: Lỗi chạy quá tốc độ cho phép và lỗi
hơi thở có nồng độ cồn vượt mức cho phép.


<i><b>Nam:</b></i> Anh đừng tưởng tơi say mà khơng biết gì về luật nhé. Tôi chạy quá tốc độ


là do uống quá chén, nên anh chỉ phạt tôi lỗi chạy quá tốc độ chứ sao lại phạt luôn cả
lỗi thứ hai?


Theo anh (chị), anh Nam nói đúng hay sai? Vì sao? Và anh Nam phải bị xử lý
như thế nào theo pháp luật hiện hành về an tồn giao thơng?


<b>Gợi ý trả lời:</b> - Với tình huống nêu trên, anh Nam nói như vậy là sai.


- Bởi vì: Căn cứ Điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành
vi bị nghiêm cấm thì anh Nam đã vi phạm các khoản cụ thể như sau:


<b>Khoản 8 Điều 8: Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên</b>
dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.


Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn
vượt q 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.


<b>Khoản 11 Điều 8: Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy</b>
định, giành đường, vượt ẩu.


<i><b>Như vậy, anh Nam đã vi phạm 2 lỗi:</b></i>


<i><b>- Thứ nhất:</b></i> Anh Nam đã vi phạm Điểm 2, Khoản 8, Điều 8 Luật Giao


thông đường bộ năm 2008 đó là: Điều khiển xe mơ tơ, xe gắn máy mà
trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu
hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở;


<i><b>- Thứ hai:</b></i> Anh Nam đã vi phạm Khoản 11, Điều 8 Luật Giao thông đường
bộ năm 2008 đó là: Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường,


vượt ẩu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>- Lỗi thứ nhất:</b></i> Anh Nam điều khiển xe mô tô chạy với tốc độ 60km/h trên đoạn
đường có bảng hạn chế tốc độ 40km/h, đã vi phạm Điểm a, Mục 5, Khoản 2, Điều 1
Nghị đinh 71/2012/NĐ-CP đó là: “Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10
km/h đến 20 km/h”. Với hành vi vi phạm này, anh Nam bị phạt tiền tiền từ 500.000
đồng đến 1.000.000 đồng.


<i><b>- Lỗi thứ hai:</b></i> Anh Nam điều khiển xe mô tơ trong lúc có nồng độ cồn vượt q
0,5mg/1lít khí thở, đã vi phạm Điểm e, Mục 6, Khoản 2, Điều 1 Nghị định
71/2012/NĐ-CP đó là: “Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có
nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít
khí thở”. Với hành vi vi phạm này anh Nam bị phạt tiền Phạt tiền từ 2.000.000 đồng
đến 3.000.000 đồng.


Tổng hợp cả 2 lổi, anh Nam sẽ bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 4.000.000
đồng theo quy định tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ.


<b>Câu 6. Anh (chị) hãy cho biết tình hình thực hiện pháp luật về an tồn giao</b>
<b>thơng đường bộ trên địa bàn (tỉnh hoặc huyện, thành phố) thời gian qua? Nêu</b>
<b>những nguyên nhân và giải pháp khắc phục? </b>


<b>Gợi ý trả lời:</b>


(Câu này những người tham gia dự thi tự nghiên cứu trả lời).


<b>Câu 7: Anh (chị) hiểu thế nào là “Văn hóa giao thơng”? Hãy kể về một</b>
<b>gương điển hình trong việc tuyên truyền, vận động, giữ gìn trật tự an tồn giao</b>
<b>thơng mà anh (chị) biết. </b>



<b>Gợi ý trả lời:</b>


<b>* Văn hóa giao thơng:</b>


- Trước tiên, đó là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các quy
định của pháp luật về giao thông:


+ Đi đúng đúng tốc độ; đúng phần đường, làn đường quy định;


+ Đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, cài quai đúng quy cách khi đi mô tô
xe máy;


+ Không uống rượu, bia hoặc các chất kích thích khác khi tham gia giao thông;
+ Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thơng và hệ thống báo hiệu
giao thơng, có đầy đủ giấy tờ theo quy định khi điều khiển phương tiện giao thông;


+ Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT kể cả khi không có
lực lượng tuần tra, khơng thực hiện các hành vi nguy hiểm cho bản thân và cho cộng
đồng.


- Hai là, phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thơng. Khi lưu thơng trên
đường phải biết khơng chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà cịn phải bảo đảm an toàn
cho những người khác.


- Ba là, cư xử có văn hóa khi lưu thơng trên đường như: tham gia giao thơng từ
tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết nhường nhịn, giúp đỡ người khác
biết nói xin lỗi khi có va quệt, cám ơn khi có người giúp đỡ.


Khi văn hóa giao thơng của mỗi người được nâng lên, những hành vi sai trái,
quậy phá trên đường sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án. Từ đó, văn hóa giao


thơng của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, TNGT và ùn tắc giao thơng sẽ giảm.


Trên thực tế “Văn hóa giao thơng” được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Văn hóa giao thơng chính là phải gương mẫu, tự giác chấp hành đúng các quy
định của pháp luật về giao thông. Trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp
đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người tham gia giao
thơng, bảo đảm an tồn tính mạng, tài sản, an tồn cơng cộng và trật tự cơng cộng.


<i><b>- Tính cộng đồng khi tham gia giao thông: </b></i>


Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thơng
một cách văn hóa cịn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là
mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông. Điều này thể
hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao
thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường;
cùng với cảnh sát giao thơng phê bình, ngăn chặn hành vi vi phạm của người khác;
thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho cơ
quan liên quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn xử lý.


Tính cộng đồng khi tham gia giao thơng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường
do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm,
tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn khơng đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình
trạng vơ cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác


Như chúng ta biết mỗi cử chỉ “Văn hóa giao thơng” làm nên nét nhân cách của
mỗi con người. Nó cũng khơng chỉ thể hiện cho mọi người thấy bạn là người văn
minh lịch sự như thế nào mà thơng qua hình ảnh đó cịn góp phần quảng bá hình ảnh
con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.



Chúng ta hãy bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm đảm
bảo chất lượng, cài quai đúng quy cách khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; dừng, đỗ
đúng phần đường quy định, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thơng. Không dàn
hàng ngang, nghe điện thoại, dùng ô che khi điều khiển phương tiện giao thơng….


Góp phần xây dựng nhiều tuyến phố, nhiều con đường xanh - sach - đẹp; xây
dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; bảo vệ, giữ gìn và xây dựng nhiều cơng
trình giao thơng cơng cộng...


Hãy là những tun truyền viên tích cực về văn hóa giao thơng; hãy giương cao
khẩu hiệu: “Văn hố giao thông là không tai nạn”, “Một ý thức giao thông, triệu nụ
cười hạnh phúc”, “Xây dựng xã hội giao thơng văn minh, đầy tình người và khơng tai
nạn”...


An tồn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi gia đình và tồn xã hội.
Chúng ta cần có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, gương mẫu thực hiện những
giải pháp thiết thực để góp phần góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, chúc mọi
người khi tham gia giao thơng đều an tồn.


<b>* </b>Nêu một số gương điển hình trong việc tuyên truyền, vận động, giữ gìn trật tự
an tồn giao thơng mà anh (chị) biết:


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×