Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NH NN & PTNT Từ Liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.91 KB, 58 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hoà nhịp với sự phát triển của thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang tiến những
bước vững chắc. Sau một số năm tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều hướng giảm
sút thì đến năm 2000 tỉ lệ này đã tăng lên cùng với sự phát triển khả quan của nền
kinh tế.
Đạt được những thành tựu này không thể bỏ qua vai trò cực kỳ quan trọng của
hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với tư cách là một trung gian tài chính trong nền
kinh tế, ngân hàng đã điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, ngoài ra ngân hàng
còn cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động thương mại : bảo lãnh, tài trợ
ngoại thương, thanh toán quốc tế ... Hệ thống ngân hàng trung ương cùng với các
Ngân hàng Thương mại thực sự là “bà đỡ” của nên kinh tế.
Là một trong bốn trụ cột của hệ thống Ngân hàng Thương mại quốc doanh,
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đem lại sự thay đổi lớn lao cho
sự phát triển nông nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Cùng với đóng góp của hệ thống, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Từ Liêm- một chi nhánh làm ăn có hiệu quả của chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cũng có sự chuyển biến rõ rệt. Dư nợ cùng
với cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng
của ngân hàng là tốt.
Nằm trên địa bàn có nhiều triển vọng phát triển trong những năm sắp tới (thị
trấn Cầu Diễn), ban lãnh đạo ngân hàng luôn trăn trở một điều là làm sao hoạt động
của ngân hàng luôn đáp ứng được sự phát triển đó. Do đó vấn đề được đặt ra là : để
mở rộng hoạt động kinh doanh, thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng và mang lại
lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng thì ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất
lượng công tác huy động vốn - cơ sở làm ra tăng nguồn vốn kinh doanh của ngân
hàng.
Sau một thời gian thưc tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Từ Liêm, nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với hoạt
động kinh doanh của ngân hàng, em đã mạnh dạn chọn đề tài : “Các giải pháp
Trang 1
nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát


triển Nông thôn Từ Liêm“ làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác huy động vốn của
ngân hàng từ năm 1998 cho đến nay.
Vấn đề huy động vốn là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp song trong quá
trình tìm hiểu thực tiễn tại ngân hàng để giải quyết yêu cầu của khoá luận em xây
dựng kết cấu như sau:
Chương I : Một số vấn đề chung về công tác huy động vốn ở Ngân hàng
Thương mại.
Chương II : Thực trạng công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Từ Liêm.
Chương III : Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm.
Đề tài nghiên cứu là một vấn đề phong phú. Trong thời gian thực tập tại ngân
hàng em vẫn còn những hạn chế nhất định, cho nên bản khoá luận này không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong sự tham gia góp ý của cơ quan thực tiễn,
các thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 2
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC
HUY ĐỘNG VỐN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG:
1. Khái niệm Ngân hàng Thương mại:
Sự phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của thị
trường tài chính - tài chính trực tiếp và các trung gian tài chính - tài chính gián tiếp.
Các trung gian tài chính tiêu biểu là các Ngân hàng Thương mại với chức năng chủ
yếu là chuyển tiền tiết kiệm từ người thừa vốn sang những đối tượng cần vốn, cung
cấp tín dụng cho nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế không ngừng phát triển.
Ở Việt Nam, hiện đang trong bước phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần

theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các Tổ chức tín dụng trong đó có các Ngân hàng
Thương mại đã được thành lập để kinh doanh tiền tệ - tín dụng. Theo điều 20 luật
các tổ chức tín dụng của Việt Nam có đưa ra các khái niệm sau:
“ Tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật
này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch
vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ
thanh toán.”
“ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt dộng
ngân hàng và các hoạt dộng kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm có Ngân hàng Thương mại, ngân hàng
phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại
hình ngân hàng khác.”
2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại :
2.1. Chức năng trung gian tài chính:
Đây là chức năng đặc trưng nhất của các Ngân hàng Thương mại, các tổ chức
tài chính và các công ty bảo hiểm... Ngân hàng Thương mại nhận tiền gửi và cho
vay chính là đã thực hiện việc chuyển tiền tiết kiệm thành tiền đầu tư. Người có tiền
dư thừa có thể thực hiện các công việc tài chính như : cổ phiếu, trái phiếu, chứng
Trang 3
khoán của chính phủ và công ty trực tiếp qua trung tâm tài chính. Tuy nhiên, Tài
chính trực tiếp đôi khi không đem lại hiệu quả cao nhất cho người đầu tư, vì người
có tiền đầu tư và người sử dụng tiền đầu tư thiếu thông tin chính xác về nhau, hay
chi phí giao dịch quá lớn và do đó rủi ro đầu tư là tương đối cao.
Chính vì những hạn chế đó các trung gian Tài chính đã ra đời và phát triển rất
nhanh, điển hình là các Ngân hàng Thương mại. Với mạng lưới giao dịch rộng khắp,
các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin nhiều chiều, hoạt động ngày càng phong
phú và chuyên môn hoá vào từng lĩnh vực, Ngân hàng Thương mại đã thực sự bổ
sung được các hạn chế của Tài chính trực tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả của quá
trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường.
2.2. Chức năng tạo tiền và huỷ tiền

Tạo tiền và huỷ tiền là hai chức năng cực kỳ quan trọng của các Ngân hàng
Thương mại. Các chức năng này được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng
và đầu tư của các Ngân hàng Thương mại trong mối quan hệ với Ngân hàng Trung
ương đặc biệt là trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ, mà mục tiêu của chính
sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền, tạo sự tăng trưởng kinh tế và tạo được nhiều
việc làm. Do đó khối lượng tiền cung ứng phải vừa đủ và không được phép vượt.
Nếu tiền cung ứng tăng quá nhanh, tất yếu sẽ xảy ra lạm phát và gây ra những hậu
quả xấu mà nền kinh tế phải gánh chịu. Khối lượng tiền được điều tiết qua các Ngân
hàng Thương mại là :
Trong đó
D : khối lượng tiền qua hệ thống Ngân hàng Thương mại
R : số lượng tiền ban đầu ngân hàng phát hành
Các Ngân hàng Thương mại hoạt động như một kênh dẫn để thông qua đó tiền
cung ứng được tăng lên hay giảm xuống nhằm đạt được các mục tiêu quan trọng nói
trên.
Trang 4
d
r
1
R.D =
d
r
: tØ lÖ dù tr÷ b¾t buéc
d
r
1
: hÖ sè nh©n tiÒn
Sức mạnh của hệ thống Ngân hàng Thương mại nhằm tạo tiền mang ý nghĩa
kinh tế to lớn. Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển
kinh tế theo một hệ số tăng trưởng vững chẵc. Nếu tín dụng ngân hàng không tạo

được tiền để mở ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và những hoạt
động của nó thì trong nhiều trường hợp sản xuất không thực hiện được và nguồn
tích luỹ từ lợi nhuận, các nguồn khác sẽ bị hạn chế. Cho nên nói tạo tiền và huỷ tiền
là chức năng vô cùng quan trọng của các Ngân hàng Thương mại.
2.3. Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán
Cùng với sự phát triển của các Ngân hàng Thương mại đặc biệt là công nghệ
ngân hàng, các phương tiên thanh toán cho ngân hàng cung cấp ngày càng đa dạng,
phong phú và rất thuận tiện cho khách hàng: các loại séc chuyển tiền, chuyển khoản,
thẻ tín dụng, card điện tử... Sự xuất hiện các phương tiện thanh toán này tạo điều
kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp trong giao dịch thương mại, mua bán hàng hoá
an toàn, nhanh chóng và chi phí thấp.
2.4. Chức năng cung cấp các dịch vụ môi giới, bảo lãnh, tài trợ
ngoại thương
Các Ngân hàng Thương mại ngày nay thường cung cấp các dịch vụ cho
khách hàng, bên cạnh đó họ cũng tư vấn cho khách hàng. Do nhu cầu phát triển của
nền kinh tế, các ngân hàng mở rộng các hình thức phục vụ của mình : môi giới, mua
bán chứng khoán, tư vấn đầu tư, bảo lãnh...
3. Vị trí và vai trò của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Thương mại
Bất cứ một Ngân hàng Thương mại nào cũng hoạt động với mục đích chung là
vì lợi nhuận và vì sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn. Đây là yếu tố không
thể thiếu được để tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh.
Vốn là cơ sở để Ngân hàng Thương mại tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
của mình. Bởi vì với đặc trưng hoạt động Ngân hàng Thương mại, vốn không chỉ là
phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của Ngân
hàng Thương mại. Chính vì vậy có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh
doanh của ngân hàng. Do đó ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết thì ngân hàng phải
Trang 5
thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của
mình.

Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân
hàng. Vốn của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín
dụng. Các ngân hàng trường vốn sẽ có lợi hơn so với các ngân hàng nhỏ vì khả năng
vốn của họ có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu vay trên thị trường.
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh và đăm bảo uy tín của ngân hàng trên thị
trường. Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng
phải có uy tín cao, với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh
với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả vừa
giữ chữ tín vừa nâng cao uy tín của ngân hàng.
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khả năng vốn lớn là điều
kiện thuân lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành
phần kinh tế. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động
của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn
trong kinh doanh. Đồng thời vốn lớn sẽ giúp ngân hàng có đủ khả năng tài chính để
kinh doanh đa năng trên thị trường không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng
các hình thức liên doanh, liên kết...
Bên cạnh vai trò quan trọng của nguồn vốn trong kinh doanh ngân hàng thì
chức năng hoạt động của ngân hàng là “đi vay để cho vay”đã đặt ra cho các Ngân
hàng Thương mại một vấn đề là: phải không ngừng chăm lo tới sự phát triển của
nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình.
Do đó, hiện nay cùng với công tác sử dụng vốn thì các ngân hàng cũng rất
quan tâm đến công tác huy động vốn. Cho nên công tác huy động vốn có vai trò hết
sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng Thương mại.
Trang 6
II. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
1. Các hình thức huy động vốn
1.1. Phân loại theo thời gian huy động
1.1.1 Huy động vốn ngắn hạn
Đây là hình thức ngân hàng huy động vốn để cho vay ngắn hạn thường là dưới
1 năm. Vốn ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy

động ( nếu ngân hàng thuộc khối phục vụ cho vay dân cư) : cho vay để mua đồ sinh
hoạt, cho vay tiêu dùng, cho vay vốn lưu động...Do vậy nguồn vốn này được huy
động với lãi suất thấp.
1.1.2. Huy động vốn dài hạn
Đây là hình thức ngân hàng để huy động để phục vụ hoạt động cho vay trung
và dài hạn, với thời hạn từ 1 năm trở lên. Nguồn vốn huy động dài hạn được sử
dụng chủ yếu cho các khoản tín dụng trung hạn và dài hạn như : đầu tư chiều sâu
cho các doanh nghiệp thay đổi công nghệ, cải tiến sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ
bản, mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ... Đây là khoản vốn
huy động mà ngân hàng phải trả lãi cao.
1.2. Phân loại theo đối tượng
1.2.1 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà
nước
Đây là lĩnh vực ngân hàng huy động được nhiều vốn nhất vì các đơn vị này
gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng các dịch vụ thanh toán của
ngân hàng. Giao dịch tiền tệ giữa các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cơ quan nhà
nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của họ. Do có sự đan xen
giữa các khoản phải thanh toán và các khoản phải thu tiền mà trên tài khoản của các
tổ chức này tại ngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định và trở thành một
nguồn vốn có chi phí thấp giúp các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay
ngắn hạn đôi khi cả trung hạn. Tuy nhiên, tính ổn định và độ lớn của nguồn vốn này
phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang 7
1.2.2. Huy động vốn từ các tầng lớp dân cư
Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có những khoản tiền dự phòng cho những tiêu
dùng và rủi ro trong tương lai. Khi xã hội càng phát triển thì các khoản dự phòng
càng tăng lên. Nắm bắt được những đặc tính đó, các Ngân hàng Thương mại tìm
mọi hình thức để huy động các khoản tiết kiệm này, vì nếu gom được chúng ngân
hàng sẽ có một nguồn vốn không nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế đồng
thời thu được lợi nhuận.

1.2.3.Huy động vốn từ các ngân hàng khác và các tổ chức tài chính
Các hình thức huy động vốn nói trên đóng vai trò chủ yếu trong công tác huy
động vốn của Ngân hàng Thương mại. Tuy nhiên, trong tình hình kinh doanh của
các ngân hàng ngày nay, sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đến nguồn vốn có thể huy
động được bằng cách vay các Ngân hàng Thương mại khác thông qua thị trường nội
tệ và ngoại tệ liên ngân hàng. Các Ngân hàng Thương mại là những doanh nghiệp
hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, giống như những doanh nghiệp
kinh doanh trong các lĩnh vực khác, ở các ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng
thường xuất hiện tình trạng tạm thời thừa, thiếu vốn so với nhu cầu ở đầu ra của họ.
1.3. Phân loại theo các công cụ huy động vốn của ngân hàng
1.3.1. Huy động các tài khoản tiền gửi của khách hàng
Đây là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản nợ của các Ngân hàng Thương
mại. Huy động tiền gửi là đặc trưng cơ bản trong kinh doanh của các ngân hàng.
Tiền gửi bao gồm :
* Tiền gửi thanh toán (thường không có kỳ hạn)
Đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử dụng để tiến hành
thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi khác phát
sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn và thuận tiện. Tiền
gửi thanh toán thường được bảo quản tại ngân hàng trên hai loại tài khoản : tài
khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai. Đối với tài khoản tiền gửi thanh
toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba được thực hiện bằng séc hay chuyển
khoản. Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc dư Nợ có lúc dư Có. Với tài khoản
Trang 8
này, khách hàng còn có thể được ngân hàng dáp ứng nhu cầu tín dụng trong một
thời gian nhất định.
Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là một khoản nợ mà ngân
hàng phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trong mỗi
ngân hàng do có sự không khớp nhịp giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản tiền gửi
thanh toán của doanh nghiệp hay giữa các tài khoản của các doanh nghiệp làm cho
nhập lớn hơn xuất, tạo nên tồn khoản mà ngân hàng được phép sử dụng một phần

làm vốn kinh doanh.
* Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền được uỷ thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự thoả thuận về thời
gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng
ký thác chỉ được rút ra khi đến hạn đã thoả thuận. Đại bộ phận nguồn tiền gửi này
có nguồn gốc từ tích luỹ và xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng
lãi. Do đó, khác với tiền gửi không kỳ hạn yếu tố lãi suất có tác động rất lớn đến
nguồn này. Các Ngân hàng Thương mại nhận hai loại tiền gửi có kỳ hạn : tiền gửi
có kỳ hạn và tiền gửi báo rút (khi rút phải báo trước). Về cơ bản, các khoản tiền có
kỳ hạn không được sử dụng để tiến hành thanh toán như các tài khoản chi trả bằng
vốn trên tài khoản vãng lai. Thông thường, tiền gửi có kỳ hạn là các khoản tiền gửi
có thời hạn dài và có lãi suất cao.
Tiền gửi có kỳ hạn giữ vai trò trung gian giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi
tiết kiệm. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thể sử dụng phần lớn
tồn khoản vào kinh doanh. Để tăng cường khả năng huy động nguồn này, trước hết
các Ngân hàng Thương mại thường áp dụng nhiều kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng
được mọi nhu cầu của các loại khách hàng khác nhau. Mỗi kỳ hạn ngân hàng
thường áp dụng một mức lãi suất tương ứng, với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi
suất càng cao.
* Tiền gửi tiết kiệm
Ở các nước phát triển, trong các loại tiền gửi vào ngân hàng thì tiền gửi tiết
kiệm đứng ở vị trí thứ hai về mặt số lượng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản để dành của
cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi theo định kkỳ. Tiền gửi tiết kiệm
gồm có : tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
Trang 9
− Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ
lúc nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho
người khác.
− Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là khoản tiền có sự thoả thuận về thời hạn
gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không

kỳ hạn.
1.3.2 Huy động vốn qua thị trường
Các Ngân hàng Thương mại còn tăng cường nguồn vốn bằng cách vay vốn
trên thị trường, phát hành các phiếu nợ như kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu Ngân
hàng Thương mại. Các hình thức này ngày càng phổ biến và mang lại những kết quả
tốt .
∗ Phát hành các loại phiếu nợ:
Trái phiếu và kỳ phiếu ngân hàng là những hình thức huy động vốn rất cơ
động và thoáng. Bằng các công cụ này các ngân hàng có thể tạo ra một khối lượng
vốn lớn như mong muốn một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách.
Điều này đặc biệt cần thiết khi nền kinh tế có lạm phát. Các trái phiếu, kỳ phiếu
ngân hàng được phát hành ra vừa có tác dụng duy trì khối lượng huy động vừa có
tác dụng chống lạm phát. Các Ngân hàng Thương mại phải trả lãi suất cao hơn cho
các hình thức huy động này so với lãi suất tiền gửi huy động. Như vậy, khi thực
hiện huy động vốn dưới các hình thức này, các ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để
quyết định về khối lượng huy động, mức lãi suất và thời hạn, phương pháp huy
động vốn. Vốn này chỉ được huy động trong một thời gian nhất định, khi đã đủ khối
lượng vốn theo dự kiến các ngân hàng sẽ ngừng việc huy động (bán) kỳ phiếu, trái
phiếu.
∗ Huy động vốn thông qua việc vay các Ngân hàng Thương mại, các tổ
chức tín dụng và ngân hàng trung ương (huy động thông qua các hình
thức vay vốn khác trên thị trường ):
Các Ngân hàng Thương mại khi xuất hiện trên thị trường để vay vốn thường
do một số nguyên nhân cấp thiết như thiếu hụt dự trữ tại ngân hàng trung ương,
thiếu tiền mặt... nên ngoài việc phát hành phiếu nợ, các Ngân hàng Thương mại có
Trang 10
th i vay ln nhau gia cỏc ngõn hng ti nhng khon d tr ti ngõn hng trung
ng hoc phỏt hnh RPs tho thun mua li. õy l cỏc khon mua bỏn chng
khoỏn m Ngõn hng Thng mi ang kinh doanh bờn ti sn Cú i vi cỏc t
chc trung gian ti chớnh khỏc. Thi hn vay mn gia cỏc Ngõn hng Thng

mi rt linh hot cú th ớt ngy cng cú th di hn phự hp vi nhu cu v vn ca
Ngõn hng Thng mi trong tng giai on c th.
Trong trng hp vn vay trờn tip tc khụng ỏp ng c nhu cu s
dng ca Ngõn hng Thng mi thỡ Ngõn hng Thng mi s i vay ca ngõn
hng trung ng. Trong quan h vi ngõn hng trung ng, cỏc Ngõn hng Thng
mi úng vai trũ l khỏch hng thng xuyờn v ngõn hng trung ng vi t cỏch
l ngõn hng ca cỏc ngõn hng ng thi l ngi cu cỏnh cui cựng i vi
cỏc Ngõn hng Thng mi.
2. Cỏc tiờu chớ ỏnh giỏ hiu qu cụng tỏc huy ng vn:
im khỏc nhau c bn trong ngun vn ca Ngõn hng Thng mi vi cỏc
doanh nghip phi ti chớnh l: Ngõn hng Thng mi kinh doanh ch yu bng
ngun vn huy ng t nn kinh t cũn cỏc doanh nghip khỏc hot ng da trờn
vn t cú l chớnh. Vỡ vy ỏnh giỏ hiu qu cụng tỏc huy ng vn l cụng tỏc
khụng th thiu trong nghiờn cu ngun vn ca cỏc ngõn hng.
Khi ỏnh giỏ hiu qu cụng tỏc huy ng vn, cỏc nh nghiờn cu thng tp
trung vo mt s tiờu chớ sau õy:
T l qu m bo kh nng thanh toỏn:
Cỏc Ngõn hng Thng mi phi chp hnh t l ny nhm m bo an ton
cho cỏc khon huy ng. Ngõn hng no cú t l ny ỳng theo quy nh chng t
ngõn hng ú rt coi trng cụng tỏc huy ng vn bi vỡ bờn cnh huy ng vn -
mc tiờu ca ngõn hng thỡ ngõn hng cng m bo c an ton cho khỏch hng,
to c tõm lý yờn tõm cho khỏch hng khi h gi gm tin cho ngõn hng.
Trang 11
Tỉ lệ quỹ đảm bảo khả năng thanh toán =
Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán
Tổng vốn huy động
.100%
Sở dĩ các ngân hàng phải chấp hành tỷ lệ này vì không phải các khoản huy
động nào cũng có tính ổn định, các ngân hàng phải có khả năng thanh toán để đảm
bảo cho các nhu cầu rút tiền mặt bất thường của khách hàng nhằm không ảnh

hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng, từ đó góp phần làm ổn định nguồn
vốn kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân
hàng.
− Tỉ lệ tiền gửi tiết kiệm bình quân đầu người :
Để đánh giá mức độ huy động được từ dân cư, ta xét hệ số
Nếu tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động huy động vốn đạt kết quả tốt, bởi
vì ngân hàng đã tác động vào ý thức tiết kiệm, ý thức gửi tiền vào ngân hàng và đã
thu hút được một nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ dân cư để phục vụ cho sự nghiệp
phát triển kinh tế.
− So sánh nguồn vốn huy động và việc sử dung vốn:
Nếu một Ngân hàng Thương mại có nguồn sử dụng vốn tương xứng với nguồn
vốn huy động, chứng tỏ nguồn vốn huy động đã được sử dụng có hiệu quả và công
tác huy động vốn của ngân hàng đã thành công. Bởi vì phần lớn thu nhập từ hoạt
động sử dụng vốn sẽ bù đắp phần nào chi phí huy động và đem lại lợi nhuận chủ
yếu cho ngân hàng. Hơn nữa việc sử dụng vốn tốt sẽ thúc đẩy hoạt động huy động
vốn. Cho nên khi đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác huy động vốn người ta
thường xem xét đến công tác sử dụng vốn của ngân hàng đó.
− Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm:
Sự phát triển của các ngân hàng đều tập trung vào mục tiêu lợi nhuận và
tăng trưởng dư nợ. Để tăng trưởng được dư nợ thì ngân hàng phải mở rộng doanh số
cho vay và điều này có liên quan đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng lớn hay
nhỏ. Việc gia tăng nguồn vốn biểu hiện qua nghiệp vụ huy động vốn. Nếu huy động
vốn có hiệu quả sẽ làm tăng nguồn vốn kinh doanh, tăng doanh số cho vay, tăng lợi
Trang 12
Tæng sè tiÒn göi tiÕt kiÖm cña ®Þa bµn
Tæng sè d©n c­ cña ®Þa bµn
nhuận. Điều đó cũng có nghĩa là nguồn vốn của ngân hàng đưcợ bổ sung như thế
nào tuỳ thuộc chủ yếu vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng đó.
- Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu các khoản huy động:
Mỗi loại tiền gửi có các yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời

hạn...Do đó, việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế
rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào.
Chúng ta sẽ so sánh những khoản vốn có tính thời hạn dài so với các khoản
vốn có tính thời hạn thấp để xem xét sự ổn định của nguồn vốn huy động. Từ đó tìm
ra nguyên nhân và biện pháp để tăng các khoản huy động có thời hạn dài. Chi phí
huy động là vấn đề mà các ngân hàng đều quan tâm. Để có được chi phí đầu vào
hợp lý, có lợi cho ngân hàng thì các ngân hàng phải xem xét khoản mục nào có tỷ
trọng lớn nhất. Trong thực tế các khoản huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế có tính ổn định tương đối cao, chi phí vừa phải rất có lợi cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Cho nên để đẩy mạnh hiệu quả công tác huy động vốn thì các
ngân hàng phải tìm cách nâng cao tỷ trọng của nhóm này lên hơn nữa trong cơ cấu
vốn huy động của mình. Bên cạnh đó các khoản vốn huy động từ khu vực dân cư rất
tiềm tàng giúp Ngân hàng mở rộng kinh doanh tín dụng tiêu dùng, thực hiện thanh
toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông có lợi cho nền kinh tế.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động vốn là một trong những nghiệp vụ kinh doanh truyền
thống của các ngân hàng. Nó có ý nghĩa quan trọng với hoạt động của bất cứ Ngân
hàng Thương mại nào vì nó cung cấp vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Do đó để nghiệp vụ này mang lại kết quả cao nhất thì bên cạnh việc tìm ra các giải
pháp để nâng cao chất lượng huy động vốn, các Ngân hàng Thương mại cũng phải
xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn, để tìm cách hạn chế
chúng.
Trang 13
C¬ cÊu c¸c kho¶n huy ®éng =
Sè d­ tõng kho¶n huy ®éng
Tæng vèn huy ®éng
3.1 Nhóm nhân tố khách quan:
− Ý thức tiết kiệm của dân cư:
Xu hướng hiện nay của các Ngân hàng Thương mại ở các nước phát triển là
đẩy mạnh công tác huy động vốn trong khu vực dân cư, nơi mà tầng lớp trung lưu

đang tăng lên nhanh chóng, có nhiều tiền nhàn rỗi và tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm ở các
nước này chiếm một tỷ trọng khá cao trong vốn huy động( thường là : 80%). Đây là
lượng tiền tạm thời nhàn rỗi có được trong dân cư và ngân hàng có thể dùng cho
vay. Thực tế đã chứng minh : nếu quốc gia nào có tỷ lệ tiết kiệm cao thì quy mô và
chất lượng công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ tăng lên và do đó công tác tín
dụng cũng rất phát triển.
− Nhân tố thu nhập của dân cư:
Khả năng huy động vốn của ngân hàng tỷ lệ thuận với thu nhập của dân cư, có
nghĩa là thu nhập của dân cư càng cao thì tiền gửi tiết kiệm càng tăng lên. Tuy nhiên
khối lượng tiền trong dân cư không thể xác định một cách dễ dàng. Do vậy, muốn
dân chúng gửi tiền vào ngân hàng thì phải có chính sách lãi suất thích hợp cùng với
sự hấp dẫn về các dịch vụ ngân hàng.
− Lòng tin của dân chúng đối với ngân hàng vào đồng bản tệ:
Khi nền kinh tế phát triển không ổn định, có lạm phát hay có nguy cơ xuất
hiện lạm phát thì người dân phần lớn không thích gửi tiết kiệm, họ thích tích trữ
vàng, hoặc ngoại tệ mạnh như đô la, với kỳ vọng là bảo toàn được giá trị. Trong
hoàn cảnh này nếu ngân hàng không có chính sách huy động vốn thích hợp và hấp
dẫn như tiền gửi đảm bảo bằng vàng, tiền gửi có tính đến trượt giá thì sẽ không huy
động được tiền gửi tiết kiệm và lạm phát có thể bị đẩy lên cao hơn.
− Nhân tố thời vụ tiêu dùng:
Thời vụ tiêu dùng cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động tiền gửi tiết
kiệm của một Ngân hàng Thương mại trong một thời gian nhất định. Vào thời vụ
tiêu dùng thì nói chung tiền gửi tiết kiệm giảm xuống. Chẳng hạn vào dịp Tết
Nguyên đán chẳng những tiền gửi tiết kiệm không tăng mà còn có thể giảm do dân
chúng rút tiền để sắm Tết.
- Nhân tố môi trường pháp lý
Trang 14
Trong hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải có hệ thống luật điều chỉnh thì hoạt
động kinh doanh mới có thể an toàn, đồng thời các Ngân hàng Thương mại tuân thủ
nghiêm chỉnh luật pháp cũng là một hình thức tạo niềm tin đối với khách hàng của

mình, có vậy xã hội mới đi vào trật tự, kỷ cương. Hoạt động huy động vốn của ngân
hàng cũng phải tuân theo sự điều hành của các chính sách tiền tệ do chính phủ và
ngân hàng nhà nước ban hành.
- Nhân tố môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh đó là các điều kiện kinh tế - xã hội nơi ngân hàng hoạt
động và sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng Thương mại trên cùng một địa bàn. Môi
trường kinh doanh có thể tạo điều kiện hoặc hạn chế khả năng huy động vốn của
bản thân ngân hàng, do vậy ngân hàng phải linh hoạt bám sát thị trường, quyết đoán
trong khi quyết định áp dụng các hình thức huy động vốn cho thích hợp nhằm huy
động tối đa lượng tiền tiết kiệm trong dân chúng.
- Bảo hiểm tiền gửi :
Các tổ chức kinh tế và dân cư gửi tiền vào ngân hàng đều tin tưởng ngân hàng
là nơi giữ tiền an toàn nhất. Nhưng do sự phát triển của nền kinh tế có thể có biến
động ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và tác động đến tâm lý người dân. Để
xoá đi tâm lý lo lắng về sự an toàn của các khoản tiền gửi, các Ngân hàng Thương
mại nên phối hợp với công ty bảo hiểm để mở bảo hiểm tiền gửi. Nếu có rủi ro xảy
ra, ngân hàng không có khả năng thanh toán thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán thay.
Làm tốt bảo hiểm tiền gửi, các ngân hàng sẽ hạn chế được một nhân tố ảnh hưởng
đến công tác huy động vốn góp phần tăng cường công tác huy động vốn tại ngân
hàng.
Trang 15
3.2. Nhân tố chủ quan:
- Chính sách lãi suất cạnh tranh
Chính sách lãi suất cạnh tranh( bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi
suất cạnh tranh cho vay) là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì
lãi suất cạnh tranh huy động đặc biệt cần thiết khi lãi suất thị trường đã ở mức tương
đối cao. Các Ngân hàng Thương mại không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà
còn với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau của thị
trường vốn. Đặc biệt trong giai đoạn khan hiếm tiền tệ, dù cho những khác biệt
tương đối nhỏ về lãi suất cũng thúc đẩy người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư chuyển

vốn từ một công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm hoặc đầu tư hay từ một tổ chức
tiết kiệm này sang một tổ chức hay một công ty khác.
- Chính sách khách hàng:
Trong công tác khách hàng, ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều
loại để có cách ứng xử phù hợp. Với những khách hàng lâu năm, giao dịch thường
xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm cho bản thân ngân hàng thì ngân
hàng sẽ có một chính sách thích hợp về lãi suất, kỳ hạn của món vay cũng như việc
bảo lãnh các hợp đồng...
- Công tác cân đối vốn của ngân hàng :
Một chiến lược huy động vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn
trong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại đạt được mục
tiêu lợi nhuận tối đa và tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh. Sự hài hoà giữa huy
động vốn và sử dụng vốn chính là công tác cân đối vốn của ngân hàng. Công tác
cân đối vốn là hết sức quan trọng và cần thiết đối với hoạt động của bất kỳ ngân
hàng nào. Đó là một biện pháp nghiệp vụ, là một công cụ quản lý của các nhà lãnh
đạo ngân hàng, thông qua bảng cân đối vốn đã lập, các cán bộ ngân hàng xem xét,
phân tích cơ cấu, tỷ trọng các nguồn vốn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu
cầu vốn biến động trong tương lai, từ đó co chính sách huy động vốn thích hợp.
- Các hình thức huy động vốn của ngân hàng :
Đây cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy
động vốn của ngân hàng. Hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng,
phong phú bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế sẽ càng lớn bấy nhiêu.
Trang 16
Điều này xuất phát từ sự khác nhau trong nhu cầu tâm lý của các tầng lớp dân cư.
Mức độ đa dạng các hình thức càng cao thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tối đa
nhu cầu của dân cư, vì họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiết kiệm phù
hợp mà lại an toàn. Do vậy các Ngân hàng Thương mại thường cân nhắc rất kỹ
trước khi đưa vào áp dụng một hình thức huy động mới.
- Các dịch vụ do ngân hàng cung ứng:
Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển nhiên có nhiều lợi thế hơn các

ngân hàng có các dịch vụ hạn chế. Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe,
ngân hàng có bãi đậu xe rộng rãi cũng là một lợi thế, hoặc ngân hàng có quầy giao
dịch mặt đường trên các phố chính, có hệ thống rút tiền tự động làm việc ngày
đêm... có cán bộ giao dịch niềm nở, có trách nhiệm tạo được niềm tin với khách
hàng cũng là những lợi thế đáng quan tâm của các Ngân hàng Thương mại. Khác
với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng không có giới hạn, do
vậy đây là điểm mạnh để các ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh.
- Chính sách Marketing
Không một ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của ngành quảng cáo trong thời
đại ngày nay. Trong hoạt động ngân hàng hiện đại quảng cáo luôn được đề cao và
cần phải có một chi phí nhất định cho công tác này. Đồng thời ngân hàng cũng phải
có chiến lược quảng cáo đặc biệt không chỉ trên truyền hình mà nên dùng cả panô,
áp phích nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn.
III. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NHTM :
1. Đối với ngân hàng:
Trong môi trường kinh doanh ngày nay sự cạnh tranh diễn ra gay gắt thì vốn
là một yếu tố giúp các ngân hàng thắng thế trong cạnh tranh. Ngân hàng nào trường
vốn sẽ có khả năng thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, có khả năng mở rộng
hoạt động kinh doanh, tăng thêm thu nhập và củng cố vị thế trên thị thương
trường ... Nhận thức được vai trò to lớn của vốn trong hoạt động kinh doanh, các
Ngân hàng Thương mại luôn tìm cách phát triển nguồn vốn của mình, tìm mọi biện
pháp để đẩy mạnh hiệu quả của công tác huy động vốn.
Trang 17
Huy động vốn là một nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng. Từ khi có các
ngân hàng ra đời thì nghiệp vụ huy động vốn đã gắn liền với các hoạt động của nó,
trải qua quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng thì nghiệp vụ huy động vốn
cũng được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hiệu quả công tác huy
động vốn được các ngân hàng quan tâm không chỉ vì nó là một nghiệp vụ truyền
thống của ngân hàng ma còn vì nó là một trong những hoạt động chủ yếu và mang

lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó trong mọi giai đoạn, nâng cao hiệu quả
công tác huy động vốn luôn là vấn đề được các Ngân hàng Thương mại chú trọng.
Nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về vốn của các
thành phần kinh tế, của dân cư... Để đáp ứng được mọi yêu cầu này thì các ngân
hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn để có thể phục vụ cho sự phát triển chung của
nền kinh tế, mà nguồn vốn tự có của ngân hàng luôn là quá “nhỏ bé” trước yêu cầu
phát triển của xã hội. Do đó để có thể có một lượng vốn cần thiết để thực hiện sứ
mệnh “bà đỡ” cho nền kinh tế thì các Ngân hàng Thương mại phải tìm cách tăng
trưởng nguồn vốn hiện có của mình và vấn đề nâng cao hiệu quả công tác huy động
vốn được đặt ra rất bức thiết.
Các Ngân hàng Thương mại hoạt động trên thị trường với tư cách là các trung
gian tài chính với chức năng chủ yếu là phân phối lại tiền tệ trong xã hội, thúc đẩy
nền kinh tế không ngừng phát triển. Hoạt động huy động vốn chính là việc thu hút
các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để rồi sau đó ngân hàng phân phối đến nơi
thiếu vốn (bằng các hoạt động cho vay, đầu tư). Làm tốt công tác huy động vốn
cũng đồng nghĩa với ngân hàng làm tốt nhiệm vụ quan trọng nhất của mình . Cho
nên mọi Ngân hàng Thương mại đều ý thức được sự cần thiết của việc đẩy mạnh
hiệu quả hoạt động huy động vốn.
2. Đối với khách hàng:
∗ Đối với dân cư:
Nghiệp vụ huy động vốn đã cung cấp cho mọi người dân các phương thức tiết
kiệm tiền hợp lý và an toàn. Nguồn tiền tiết kiệm trong dân cư rất dồi dào, có nhiều
điều kiện thuận lợi để ngân hàng sử dụng kinh doanh. Để thu hút được các nguồn
vốn này các ngân hàng đã sử dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú và tiện
lợi. Điều này giúp người dân dễ dàng lựa chọn một hình thức gửi tiền phù hợp với
Trang 18
đặc điểm khoản tiền của mình. Do đó tâm lý người dân luôn mong ngân hàng đưa ra
được các hình thức huy động vốn hiệu quả, có lợi cho cả hai bên: vừa ích nước vừa
lợi nhà, vừa an toàn tài sản.
∗ Đối với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp :

Nghiệp vụ huy động vốn đã giúp cho các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp
thuận tiện trong thanh toán giao dịch thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán. Nếu
ngân hàng đẩy mạnh công tác huy động vốn thì sẽ giúp các doanh nghiệp rất nhiều
trong hoạt động kinh doanh, làm cho hoạt động của doanh nghiệp và các tổ chức
kinh tế luôn trôi chảy. Hơn nữa, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đều có quan hệ
tín dụng với ngân hàng và huy động vốn có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp có
vốn kịp thời bất cứ lúc nào mà doanh nghiệp cần vốn. Do đó đứng ở góc độ doanh
nghiệp thì nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn ở mỗi ngân hàng là cần thiết.
3. Đối với nền kinh tế :
Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được
tập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng. Tránh được tình trạng
lãng phí nguồn vốn, một số người tổ chức “hụi”, “họ” gây mất ổn định trong xã
hội.Với nền kinh tế thì hoạt động huy động vốn là không thể thiếu nhất là khi nền
kinh tế có lạm phát, lúc đó huy động vốn là một trong những công cụ để kìm chế
lạm phát.
Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, huy động vốn giúp cho nó phát triển
nhịp nhàng, hiệu quả hơn. Vì thế đẩy mạnh công tác huy động vốn ở mỗi Ngân hàng
Thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Tóm lại, qua cơ sở lý luận chung về công tác huy động vốn ở các Ngân hàng
Thương mại được trình bày ở trên đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan
trọng, vị trí và sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác huy động vốn
không chỉ với bản thân ngân hàng mà còn với các tổ chức kinh tế, dân cư và toàn xã
hội. Những hiểu biết này là cơ sở để chúng ta hiểu sâu sắc hơn khi nghiên cứu tình
hình huy động vốn của riêng chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Từ Liêmở chương II dưới đây.
Trang 19
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN TỪ LIÊM.
I. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHN0 &PTNT TỪ LIÊM

NHN0 &PTNT Từ Liêm được thành lập ngày 01/07/1963 với tên gọi đầu tiên
là chi điếm ngân hàng huyện Từ Liêm ( gọi tắt là ngân hàng Từ Liêm). Thời kì này
ngân hàng Từ Liêm chỉ là một ngân hàng cơ sở đảm nhận nhiệm vụ huy động vốn
tiết kiệm và thực hiện chức năng cung ứng vốn tiền mặt cho toàn bộ các cơ quan
hành chính sự nghiệp và các đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện. Lúc này hoạt động
của ngân hàng thực chất là thay ngân sách Nhà Nước cấp phát vốn tiền mặt cho các
đơn vị theo kế hoạch. Hoạt động tín dụng mang tính chất bao cấp, đồng vốn cho
vay không tính đến hiệu quả kinh tế.
Sau đại hội Đảng VI (1986), nền kinh tế Việt Nam được chuyển đổi từ cơ chế
kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước thì nền
kinh tế nước ta bắt đầu có sự thay đổi lớn. Từ đây hoạt động ngân hàng cũng có sự
thay đổi, phát triển mạnh về qui mô và số lượng, các Ngân hàng Thương mại đã
thực sự ra đời và phát triển. Cùng với sự phát triển chung của đất nước và của hệ
thống ngân hàng, ngân hàng Từ Liêm đã có sự chuyển mình quan trọng. Năm 1988
theo quyết định số 53/QĐ/HĐBT, ngân hàng Từ Liêm đổi tên thành NHN0 &PTNT
Từ Liêm với nhiệm vụ chủ yếu của một tổ chức chuyên doanh tiền tệ , tín dụng và
dịch vụ ngân hàng. Ban đầu hình thức cho vay đơn giản, sau đó hình thức cho vay
đa dạng hơn và dần dần ngân hang thực hiện thêm các dịch vụ khác như chuyển tiền
thanh toán quốc tế. Đến nay NHN0 &PTNT Từ Liêm đã trở thành một ngân hàng
kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với tổng số 80 cán bộ nhân viên
trong đó hơn 80% có trình độ đại học ,cao đẳng và gần 20% trình độ trung cấp. Trụ
sở chính của ngân hàng được đặt tại thị trấn Cầu Diễn.
Chi nhánh đựợc chia làm 4 phòng: phòng hành chính, phòng kinh doanh,
phòng kế toán và ngân quĩ, phòng thanh toán quốc tế.
Trang 20
Về hạch toán: chi nhánh là đơn vị hạch toán độc lập, không phụ thuộc chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, chi nhánh được phép
quản lý vốn tự có.
Về vốn để hoạt động: Do làm tốt công tác huy động vốn nên ngân hàng nông
nghiệp Từ Liêm luôn đáp ứng tốt mọi yêu cầu của hoạt động kinh doanh, giúp cho

tình hình kinh doanh của ngân hàng luôn ổn định.
Về chức năng, nhiệm vụ: Chi nhánh làm đầy đủ chức năng của một ngân hang
thương mại từ huy động vốn ngắn hạn và dài hạn, đến cho vay vốn đối với các
thành phần kinh tế.
Về nghiệp vụ huy động vốn: Mở tài khoản tiền gửi cho các doanh nghiệp, cá
nhân ; huy động bằng trái phiếu, kì phiếu.
Về nghiệp vụ sử dụng vốn : Chi nhánh thực hiện đầy đủ các loại yêu cầu tín
dụng ngắn, trung ,dài hạn, có quĩ tiền mặt riêng để phục vụ khách hàng.
Ngoài ra ngân hàng còn có 3 ngân hàng cở sở (ngân hàng cấp 4): Ngân hàng
Mỗ, Nhổn, Chèm.
II. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TRONG THỜI GIAN QUA
1. Hoạt động huy động vốn:
Bất cứ một ngân hàng nào, chiến lược huy động vốnlà nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng và hết sức cần thiết, nó khẳng định khả năng của một ngân hàng trong cơ chế
thị trường thực hiện phương châm” đi vay để cho vay” và tập trung vốn để phục vụ
phát triển kinh tế xã hội. Vì huy động vốn là nhằm giải quyết “đầu vào” tạo nguồn
vốn cho hoạt động ngân hàng đồng thời nguồn vốn cũng là điểm khởi đầu quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Cho nên ngân hàng phải tính toán
sao cho lượng vốn huy động phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong năm, tránh
tình trạng thừa vốn ,ứ đọng vốn và thiếu vốn.
Số liệu cho thấy tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục qua các
năm: năm 1999 tăng hơn so với năm1998 là 8,4%, số tuyệt đối là +20159 triệu, năm
2000 tăng hơn so với năm 1999 là 20% tương đương với +52105 triệu. Phân tích số
liệu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có mức tăng trưởng khá, tuy
Trang 21
có sự chênh lệch giữa các năm (năm 1999 tăng so với năm 1998 chỉ có 8,4% và năm
2000 tăng 20% so với năm 1999) nhưng đây vẫn là cơ sở vững chắc cho việc mở
rộng đầu tư, mở rộng qui mô tín dụng của ngân hàng. Không những đáp ứng đầy đủ
nhu cầu vốn của khách hàng trên địa bàn mà ngân hàng còn thường xuyên đóng góp

với Trung Ương hàng trăm tỷ đồng để đầu tư cho các vùng kinh tế khác.
Như vậy với tư cách là Ngân hàng Thương mại chuyển sang kinh doanh đa
năng tổng hợp nhưng với chức năng hoạt động chủ yếu là phục vụ sự nghiệp phát
triển nông nghiệp - nông thôn, Ngân hàng đã tích cực huy độngvốn trong địa bàn
bằng nhiều hình thức. Ngân hàng đã kịp thời và thường xuyên điều chỉnh lãi suất
huy động bám sát thị trường, đồng thời đẩy mạnhhuy động vốn trong nước bằng
nhiều biện pháp để khai thác tiềm lựcvốn của các tổ chức kinh tế, triển khai nhiều
hình thức huy động dân cư như đa dạng cách phát hành kì phiếu trả lãi trước và ta
có thể thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng liên tục trong các năm qua bảng
1.
2. Hoạt động tín dụng - đầu tư:
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn là công
việc có tính chất sống còn của ngân hàng. Thực hiện định hướng tiếp tục đổi mới
toàn diện sâu sắc, đáp ứng cao nhất yêu cầu của công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất
nước, kinh doanh đa năng tổng hợp lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách
hàng làm mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.
Bước sang hoạt động theo cơ chế của một Ngân hàng Thương mại và thực
hiện chức năng của một ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, chi nhánh
NHN0 &PTNT Từ Liêm đã tập trung cho các Doanh nghiệp quốc doanh, các hộ sản
xuất vay phần lớn vốn để phát triển sản xuất, xây dựng cơ bản và hạ tầng cơ sở.
Chính vì vậy hoạt động đâù tư - tín dụng của chi nhánh rất đa dạng, phong phú.
Qua từng thời kì thì vấn đề sử dụng vốn hay công tác đấu tư tín dụng có nhiều
biến động do nhiều nguyên nhân gây ra. Bảng 2 cho thấy dư nợ của ngân hàng
không ngừng tăng lên qua các thời điểm. Công tác sử dụng vốn có hiệu quả rõ rệt,
dư nợ tín dụng tăng trưởng khá đặc biệt là dư nợ ngắn hạn, vì chi nhánhcho vay chủ
yếu với các hộ sản xuất thường với mục đích tiêu dùng hay mở rộng sản xuất nhưng
với qui mô nhỏ.
Trang 22
Bảng 1: Biến động nguồn vốn của NNN0 &PTNT Từ Liêm
Từ năm 1998 đến 2000


Đơn
vị: triệu đồng
Thời điểm
Chỉ tiêu
s/12/1998 31/12/1999
Số tiền % Số tiền %
1.Tiền gửi các tổ chức kinh tế 44320 18,4% 44892 17%
2.T iền gửi tiết kiệm 57557 23,9% 57795 22%
3. Phát hành kỳ phiếu 138489 57,6% 157838 61%
Tổng 240366 100%
Nguồn:phòng kế toán và ngân quĩ

Trang 25
Bảng 2: Tỷ trọng các khoản mục cho vay trong tổng
nguồn sử dụng
Đơn vị tính :triệu đồng
Thời điểm
Chỉ tiêu
31/12/1998 31/12/1999
Số tiền % Số tiền %
I. Nghiệp vụ cho vay 93842 94% 113070 94,6%
1. Cho vay ngắn hạn 59855 60% 69250 58%
2.cho vay trung hạn 33987 34% 28816 24%
3. Cho vay dài hạn 15004 12,6%
II. nghiệp vụ đầu tư 5956 6% 6256 5,4%
Tổng 99789 100% 119326 100%
Nguồn: phòng kinh doanh NHN0 &PTNT Từ Liêm

Trang 26


×