Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Trang tho cua be

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 74 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>trêng mÇm non hoa hång LỚP B4 – MẪU GIÁO NHỠ -------------. häc. Trang Thơ Của Bé. Vần thơ cho bé hôm nay. Mai sau giúp bé lớn khôn thành người! Giáo viên : Anh. Nguyễn Thị Hà Trương Nguyệt Trần Thị Thế. Tặng bé: ......................................... ....

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Năm học 2011 - 2012 Nă. TUYỂN TẬP TRUYỆN, THƠ LỚP B4 I/Chủ điểm 1: Trường. Mầm. Non 1.Truyện:. NGƯỜI BẠN TỐT. Linh và Trang rất thân với nhau .Nhà Linh cách nhà Trang một con kênh nhỏ .Ngày nào cũng vậy, từ sáu giờ sáng, bố mẹ chuẩn bị cho Linh ăn sáng .Sau đó bố dắt Linh sang nhà Trang rủ bạn đi học cùng . Một hôm trên đường đi học về, Linh giẫm phải một mãnh chai bên đường .Mảnh chai đã khiến chân Linh đau buốt .Em cố bước đi nhưng càng bước thì lại càng đau .Nhìn bạn rồi lại nhàn xung quanh , Trang chưa biết làm gì để giúp bạn .Trang cứ loay hoay bên bàn chân đầy máu của bạn . Bất chợt Trang nghĩ ra hôm nay là sinh nhật mình cô giáo đã tặng Trang một chiếc khăn thiêu rất đẹp .Không đắn đo Trang vội lấy chiếc khăn và băng vào vết thương cho Linh .Chờ cho Linh bớt đau , Trang mới dìu bạn về nhà.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sớm hôm sau vừa ngủ dậy , Trang đã thấy Linh đứng lấp ló ở cổng ,tay cầm một khăn thêu mới .Linh thỏ thẻ nói: - Mình cảm ơn bạn và tặng bạn khăn này Bố mẹ Linh và Trang bước tới , ôm hai bạn vào lòng và khen các con thật sự là đôi bạn tốt của nhau. (Hoàng Thị Hà). MÓN QUÀ CỦA CÔ GIÁO Hôm thứ hai đầu tuần, cô giáo Hươu Sao nói với cả lớp mẫu giáo lớn: - Các con sắp được nghỉ hè rồi. Tuần này ai được phiếu bé ngoan, cô sẽ tặng cho một món quà. Từ hôm ấy,bé nào cũng cố gắng hát hay hơn,múa dẻo hơn và trật tự hơn khi ngồi trong lớp.Đến ngày thứ bảy, cả lớp mẫu giáo hồi hộp lắm,vì bé nào cũng thích cô giáo cho quà mà! Hết giờ ra chơi, trong lúc các bé xếp hang vào lớp, Cún Đốm bá vai Gấu Xù khiến cho Gấu Xù xô vào Mèo Khoang làm Mào Khoang ngã nhào, đầu gối bị trầy da thâm tím. Mèo Khoang đau quá khóc òa lên. Cô giáo Hươu Sao phải lấy đầu cao xoa bóp vào chổ đau cho Mèo Khoang. Giờ sinh hoạt cuối tuần, cô khen cả lớp. - Tất cả các con đều xứng đáng nhận phiếu bé ngoan và nhận quà của cô..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Rồi cô đi từng bàn phát quà và phát phiếu bé ngoan cho các bé. Nào là những con búp bê , thú nhồi bông…trông thật ngộ nghĩnh.Lại có bạn được cô tặng cho chiếc bút chì để tập viết hoặc kẹo sôcôla… Đến lượt Gấu Xù , cô tặng cho Gấu Xù một cái ô tô đỏ rất đẹp, nhưng cậu cứ cúi mặt xuóng, không đưa tay ra nhận quà. Cô giáo dịu dàng hỏi: -Gấu Xù làm sao thế? Gấu Xù nói lí nhí: -Thưa cô con không ngoan ạ! -Con hãy nói cho cô nghe nào ! -Thưa cô, con đã xô vào Mèo Khoang làm bạn ấy bị ngã ạ . Cô Hươu Sao nhìn Gấu Xù trìu mến rồi nói : -Đó là lúc xếp hàng ,con đi hơi nhanh nên lỡ xô vào bạn. Con không cố ý làm bạn ngã, phải không nào ? -Thưa cô, lỗi tại con ạ. Chính con đã bá vai bạn Gấu Xù ạ ! Cô Hươu Sao gật đầu : -Cô hiểu rồi. Lần sau khi xếp hàng, các con đừng đùa nghịch, xô đẩy nhau. Còn hôm nay , Gấu Xù và Cún Đốm vẫn được nhận quà và phiếu bé ngoan vì các con đã thật thà, dũng cảm nhận khuyết điểm của mình. Nói rồi cô giáo tặng cho mỗi bạn một chiếc ô tô đồ chơi rất đẹp. Chắc hẳn đó là thứ đồ chơi mà cả hai bạn quí nhất trong năm học mẫu giáo này.. 2.Thơ :. Bé tới trường Sáng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> sớm trên cây đa Đàn chim hót vang ca Dưới đường làng êm ả Bé cũng hòa tiếng ca Bé cũng vui như chim Đang đến trường tới lớp Bé và chim đều hát Khúc hát yêu trường ta. (Nguyễn Thanh Sáu). 3. Dạy thêm:. Nghe lời cô giáo Bé mới được đi học Khi về hát rất ngoan Rửa tay trước khi ăn “Cô giáo con bảo thế” Ăn thì mời cha mẹ Nhường em bé phần hơn Không để vãi rơi cơm “Cô giáo con bảo thế” “Cô giáo con bảo thế” Việc tốt đều nhắc lời Thế là, bé yêu ơi Nhớ lời cô giáo đấy. (Nguyễn Văn Chương). LÊN BỐN.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Em lên bốn. Đã lớn rồi. Em không vòi. Không quấy nữa. Em tắm rửa Chẳng vầy lâu. Mẹ đi đâu Em không khóc. Giờ tan học em về nhà Không la cà Chơi ngoài phố. (Nhược Thủy). Gấu qua cầu Hai gấu con xinh xắn. Ai cũng muốn sang mau. Bước xuống hai đầu cầu. Nếu cứ mai chen nhau. Chú nào cũng muốn mau. Thì có anh ngã chết. Vượt cầu sang kia trước. Bây giờ phải đoàn kết. Không ai chịu nhường bước. Cõng nhau quay một vòng. Cãi nhau mãi không thôi. Đổi chỗ thế là xong Cả hai cùng qua được. Chú nhái bén đang bơi Ngẩng đầu lên mà bảo Cái cầu thì bé tẹo.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chơi ú tim Rủ nhau chơi ú tim Giờ đến phiên chó trốn Mèo đảo mắt nhìn quanh Chó nấp đâu giỏi ghớm ! Bỗng kìa, chỗ khe tủ Chó để lộ cái đuôi. Rón rén mèo đến nơi Òa ! Chộp ngay lưng bạn ! Chó vẫn thú vị lắm Cứ nhe răng ra cười : _ Không mình nấp giỏi thật Lỗi chỉ tại… Cái đuôi. (Phạm hổ). Cô và cháu Chiếc bàn nho nhỏ Chiếc ghế xinh xinh Bàn tay trắng tinh Bé cầm bút vẽ Cái bảng be bé Cái thước con con Tay cô thon thon Dán tranh chú thỏ. Đôi mắt nào đó Đôi má hồng hồng Bím tóc cài bông Cháu cười chúm chím Cả lớp im lặng Giọng cô ngân vang Tiếng hát rộn ràng Muôn vàn tay vỗ. (Sưu tầm).

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Làm quen chữ số Mặt trời chỉ có một Mọc lên để làm ngày Người có hai bàn tay Sinh ra mà làm việc 1 sau và 2 trước Kìa, 3 bánh xích lô Giấc ngủ cùng giấc mơ 4 chân giường nâng đỡ. Lá cờ tươi màu đỏ Nở năm cánh sao vàng. Con xúc xắc lăn tăn Vuông vuông đều 6 mặt. Thứ hai đến chủ nhật Tuần lễ có bảy ngày Bác cua càng đến hay 8 chân bò ngang thế? Các bạn ơi nhớ nhé Sau 8 đến 9, 10 Lại đây học cho vui Mặt trời chỉ có 1. (Vương Trọng). Bé không khóc nữa Bé vào đến cửa Thấy thật ngỡ ngàng Chẳng có ai quen Toàn là bạn lạ.. Như gọi như mời Bé quên cả khóc. Quay đầu nhìn mẹ Bé òa khóc luôn Tiếng mẹ dịu êm Học ngoan con nhé..  Đồng Dao:. Lời cô nhè nhẹ Tay cô dịu dàng Đón bé vào lòng Êm như tay mẹ. Xung quanh các bạn Múa hát cười vui. (Nguyễn Thị Ngọc).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Dung Dăng Dung Dẻ Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến ngõ nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Ù à ù ập Ngồi xập xuống đây.. Đi Đâu Mà Vội Mà Vàng Đi đâu mà vội mà vàng Mà vấp phải đá mà quàng phải dây Thủng thẳng như chúng em đây Chẳng đá nào vấp chẳng dây nào quàng Đi đâu mà vội mà vàng Ngã năm bảy cái lại càng thêm đau.. II/Chủ điểm 2: Bản thân 1.Truyện:. Chú mèo đánh răng Bác Lợn mới mở cửa hàng bán bàn chải đánh răng, trước cửa có treo một biển quảng cáo rất to: “Bàn chải đánh răng chất lượng hạng. nhất, một lần sạch ngay”. Nhìn kìa, chú Voi đã đến. Bác Lợn khiêng ra một bàn chải to nhất đưa cho chú Voi. Chú Voi cảm ơn bác Lợn và vui vẻ ra về. Mèo Con cũng muốn mua một bàn chải to. Bác Lợn nói: “Miệng cháu nhỏ, mua bàn chải nhỏ đánh răng mới sạch!”. Mèo Con vừa về đến nhà là đánh răng luôn, đánh mãi đến nỗi chảy cả máu răng. Chú sợ quá vội vàng đi tìm Bác Lợn: _ “Bác Lợn ơi bàn chải của bác không tốt”. Bác Lợn nói: “Đó là vì cách đánh răng của cháu không đúng”. Bác gọi Lợn Con ra và bảo: “Con hãy dạy Mèo Con đánh răng đi”. À, hóa ra là như thế này: Răng trên đánh từ trên xuống dưới , răng dưới lại phải đánh từ dưới lên trên, mặt răng hàm phải đánh đi, đánh lại, bên trong, bên.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ngoài, đều phải đánh. Mèo Con xem hết lần này, đến lần khác: _ “Tôi biết rồi”. Về đến nhà chú lại tiếp tục đánh răng…ấy làm sao mà đánh mãi không ra bọt trắng nhỉ? Mèo Con lại chạy đi tìm Bác Lợn:_ “Bàn chải của bác không tốt, đánh mãi không ra bọt”. Bác Lợn cười nói: “Vì cháu không dùng kem đánh răng”. _ “Đúng rồi, cháu quên mất!” Mèo Con lè lưỡi ra ngượng ngùng, rồi chú mua luôn một tuýp thuốc đánh răng. Mèo Con dung kem đánh răng nhưng không thấy bọt đâu cả. _“Ha! Ha! Đồ ngốc!” Chú Voi dùng vòi của mình phun nước vào mồm Mèo Con. _“A, có bọt rồi, bọt càng ngày càng nhiều”. Mèo Con càng đánh càng thích. Từ đó, mỗi khi bác Gà Trống gáy ò, ó, o thì Mèo Con lập tức dậy đánh răng. Nhưng một vài ngày sau, Mèo Con đột nhiên bị đau răng, mắt cũng sưng vù lên. Chú tức giận chạy đến tìm Bác Lợn: “Bàn chải của bác chẳng tốt tẹo nào”. Bác Lợn thấy răng của Mèo Con bị sâu răng rồi, tại sao thế nhỉ? Bác Lợn gãi gãi đầu: “Bác biết rồi, buổi tối cháu thường bắt chuột phải không?” _“Vâng ạ” Mèo Con gật đầu. _ “Cháu ăn chuột xong có đánh răng không?” Bác Lợn lại hỏi. _ “Không ạ!”.. _ Ấy, ăn gì trước khi đi ngủ cũng phải đánh răng, nếu không răng sẽ sâu” “Hóa ra là chuyện đó”. Sauk hi Mèo Con chữa răng xong, buổi tối sau khi ăn chuột, chú đều đánh răng sạch sẽ rồi mới đi ngủ. Từ đó về sau, răng của Mèo Con lúc nào cũng tốt. (Thúy Hà dịch từ truyện Trung Quốc). Cậu bé mũi dài.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ngày xưa có một cậu bé có một cái mũi rất dài, vì vậy mọi người gọi chú là “bé Mũi Dài”. Một buổi sáng mùa thu đẹp trời, tiếng gió thổi vi vu lay động những chiếc lá, tiếng chim hoạ mi hót véo von. Bé Mũi Dài nhìn thấy một vườn hoa với muôn vàn bông hoa đua nhau khoe sắc: Hoa hướng dương có màu váng rực, hoa hồng, hoa cẩm chướng đỏ tươi… Bỗng bé mũi dài nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả. Những quả táo chín đỏ thơm lừng. Chú vội vàng trèo lên cây để hái những quả táo chín nhưng… chú không tài nào trèo lên được vì vướng cái múi của mình. bực quá, bé Mũi Dài liền nói to: “Ước gì cái mũi của tôi biến mất. Tôi chẳng cần có mũi, tôi chỉ cần có miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời, để cười, để nói. Trôi cũng chẳn cần tai, và tay cũng chẳng để làm gì cả”. Một chú Ong đậu trên cành hoa đã nghe thấy hết. Ong ngạc nhiên nói: - Tại sao bạn lại không cần có mũi? Đối với tôi, mũi rất cần! Mũi giúp tôi thở, ngửi và phân biệt được các mùi thơm khác nhau của loài hoa. Nhờ có mũi mà bạn ngửi và phân biệt được mùi vị và hương thơm khác nhau của hoa và quả đấy! Vừa lúc đó, chim Hoạ Mi cũng bay đến hót véo von và nói với bé Mũi Dài: - Bạn Mũi Dài ơi, nếu bạn không cần có tai thì làn sao bạn nghe. được tiếng hót của tôi và những âm thanh kì diệu xung quanh. Bạn biết không, nhờ có tai mà bạn nghe và phân biệt được mọi âm thanh đấy! Ở gần đấy, các cô Hoa rung rinh cành gọi to: - Bạn Mũi Daìo ơi! Bạn có nhìn thấy vườn hoa đẹp rực rở của chúng tôi không? Nếu bạn không có mắt thì làm sao bạn có thể nhìn thấy vẻ đẹp rực rỡ của chúng tôi được! Bé Mũi Dài nghe xong, ngẩm nghĩ một lát rồi hốt hoảng đưa tay sờ lên đầu, lên mặt, lên tai, mắtt, mũi, miệng… của mình. Cậu bé nhận thấy ttất cả tai, mũi, mắt, miệng, lưỡi… đều cần thiết cho.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> mình và không thể thiếu được. Cậu thầm nghĩ: “Nếu không có chúng thì mình sẽ như thế nào nhỉ? Thật là đáng sợ !”. Từ đó, cậu bé luôn nghe lời người lớn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ gìn đôi mắt, cái. mũi… của mình và không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa.. 2. Thơ:. Bé ơi! Bé này, bé ơi! Đừng chơi đất cát Hãy vào bóng mát Khi trời nắng to Sau lúc ăn no, Đừng cho chân chạy Mỗi sớm ngủ dậy Rửa mặt đánh răng Sắp đến bữa ăn Rửa tay đã nhé Bé ơi! Bé này. (Phong Thu). Cô dạy Mẹ, mẹ ơi ! cô dạy: _Phải giữ sạch đôi tay, Bàn tay mà giây bẩn, Sách áo cũng bẩn ngay. Mẹ, mẹ ơi!cô dạy: _Cãi nhau là không vui, Cái miệng nó xinh thế, Chỉ nói điều hay thôi. (Phạm Hổ).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3.Dạy thêm:. Tâm sự của cái mũi Tôi là chiếc mũi xinh Giúp bạn biết bao điều Ngưỉ hương thơm của lúa Hương ngạt nhào của hoa.. Như vậy đã hết đâu Giúp bạn thở nữa đấy Chúng ta cùng giữ sạch Để chiếc mũi thêm xinh. (Lê Thu Hương ). Mười em bé ngoan Nhà ai cũng có. Đi hội liên hoan. Mười em bé ngoan. Rủ nhau cùng múa. Ngồi quanh hai bàn. Công nhân quai búa. Mỗi bàn năm chú. Đúc thép, đúc gang. Nhìn xem rất thú. Đào mỏ xúc than. Chú cái béo lùn. Đóng tàu dệt vải. Chú trỏ cao hơn. Lái xe vận tải. Chú giữa cao nhất. Cũng nhờ mười em.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Chú bên hơi thấp. Nông dân ngày đêm. Chú út bé teo. Cày bừa gieo cấy. Hai bên cùng đều. Khoai to lúa mẩy. Giống nhau y hệt Các chú đoàn kết. Lắm gạo nhiều bong Cũng nhờ có công. Rất quý mến nhau. Mười em làm giỏi. Chẳng ai đi đâu. Bây giờ xin hỏi. Chơi một mình cả. Ai có mười em. Làm việc vất vả. Dẫn ra đây xem. Rủ nhau cùng làm. Mời ra đây múa. (…). Cái lưỡi Tôi là cái lưỡi Giúp bạn hàng ngày Nếm vị thức ăn Nào chua nào ngọt. Những gì nóng quá Bạn chớ vội ăn Hãy chờ một tý Không thì đau tôi Lê Thị Mỹ Phương (sưu tầm). Bé chẳng sợ tiêm Cún bông sao thế nhỉ? Cứ ngoẹo cổ, ngoẹo đầu Bé tập là bác sĩ Chữa cho Cún khỏi đau. Bé khám bệnh, phát thuốc Bảo Cún bông phải tiêm Cún ngoan ngoãn chẳng khóc Lát sau, Cún khỏi liền..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Bữa nay đi tiêm phòng Mẹ vén tay áo bé Bé ngoan như Cún bông Không sợ tiêm đâu nhé ! (Nguyễn Ngọc Sinh). Đàn Kiến Nhỏ Một đàn kiến nhỏ. Dù đang vác nặng. Tha gạo về hang. Nhưng lúc gặp nhau. Bé thấy. vội vàng. Liền gật đầu chào. Chạy vào gọi mẹ. Thật là lễ phép.. Mẹ cười nói khẽ :. Bé cười ngẫm nghĩ. _ Bé hãy xem kìa. Mình cũng lớn rồi. Chú kiến tí hon. Phải lễ phép thôi. Nhưng ngoan lắm đó.. Không thua đàn kiến. (Lê Thị Kim Chi). Đồng Dao:. THẰNG BỜM Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông xin đổi ba bò, bảy trâu. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu, Phú ông xin đổi ao sâu cá mè. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè, Phú ông xin đổi một bè gỗ lim. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim,.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Phú ông xin đổi con chim đồi mồi. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi, Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.. Thằng Cuội Thằng Cuội ngồi gốc cây đa, Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời. Cha còn cắt cỏ trên trời, Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên. Ông thời cầm bút cầm nghiên, Ông thời cầm tiền đi chuộc lá đa.. Chuyện về cái miệng Vốn đa sự, một hôm mồm nhận ra: cùng trên một khuôn mặt mà tai và mắt có đôi, cả mũi, tiếng là có một nhưng cũng có hai... lỗ. Duy mồm là thiệt thôi - chỉ có một! Chưa hết, tuy hai, nhưng tai chỉ nghe,.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> mắt chỉ nhìn, mũi chỉ ngửi, ngoài ra có được tích sự gì nữa đâu! Còn mồm có một nhưng phải đảm đương biết bao nhiêu việc: ăn này, nói này, cười này. Đấy là chưa kể gặp những khi mũi không thở kịp, mồm còn phải thở hộ cả mũi nữa. Vậy đáng lý ra phải bốn mồm mới công bằng. Cùng lắm là hai như tai, mắt và mũi. Nghĩ thế mồm quyết tâm lên tận thiên đình gặp mười hai bà mụ để kêu oan. Trên đường, mồm gặp hai người đi ngược chiều. Một người luôn mồm lải nhải, người kia bực quá dừng lại gắt: "Người đâu mà lắm mồm !" Mồm giật mình: "Đúng là xưa nay chỉ thấy người ta kêu lắm... mồm, chứ có thấy ai kêu lắm tai, lắm mắt, lắm mũi bao giờ đâu! Có một còn thế, nữa là bốn mồm thì loạn!" Nghĩ thế, mồm quay về nhà và "câm như miệng hến".. III/ Chủ điểm 3: Giao Thông 1.Truyện:. Kiến Con Đi ô Tô.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Kiến con leo lên xe buýt. Kiến muốn vào rừng xanh thăm bà ngoại. Trên xe đã có dê con, chó con, khỉ con, lợn con ngồi. Có bạn trong bọn họ vào rừng hái nấm, có bạn vào rừng chơi trốn tìm, có bạn đến dạo chơi bên hồ ở trong rừng. "Bim Bim" xe chạy rồi. Tất cả cùng tiếng hát, rộn rang biết bao. "Bim Bim" xe dừng ở bến đón khách, một bác gấu lên xe. Bác đến rừng xanh để thăm cháu. "Ngồi vào đâu bây giờ?" chỗ ngồi đã chật kín... Dê con bảo "Bác gấu ơi! đến ngồi chỗ của cháu đi bác!" Chó Con bảo "Bác Gấu ơi! đến ngồi chỗ của cháu đi bác!" Mọi người cùng bảo "Bác Gấu ơi! đến ngồi chỗ của cháu đi bác!" Bác gấu nói "Cám ơn các bạn, cám ơn các bạn nhỏ tốt bụng", "Bác ngồi chỗ của các cháu, các cháu lại phải đứng". Lúc đó Kiến mới leo đến bên bác gấu, cố nhoi lên và cất giọng nói "Không, không, mời bác lại ngồi chỗ của cháu" Bác gấu hỏi lại "Thế cháu ngồi vào đâu?" Kiến con lấp láy ánh mắt một cách hóm hỉnh. Bác gấu ngồi vào chỗ của kiến con "Ồ! Kiến con đi đâu rồi nhỉ?" "Bác gấu ơi! Cháu ở đây!". Bên tai bác gấu vang lên tiếng của Kiến. Ủa, té ra Kiến con đã leo lên vai bác gấu ngồi chễm chệ trên đó. Trên đường đi, kiến con hát cho bác gấu nghe nhiều bài hát, những bài hát du dương quá, hay quá khiến bác gấu lim dim đôi mắt, nghẹo đầu lắng nghe.. Qua đường Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, những tia nắng hồng nhảy nhót trên những cành cây đầy lộc.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> xanh mơm mởm. Hai chị em mai và An xin phép mẹ đi chơi loanh quanh trong phố. Mẹ đồng ý và dặn: “Nhớ đừng đi chơi xa các con nhé!”. Mai và An vâng dạ rồi nhảy chân sáo ra khỏi nhà. Ra đường được ngắm trời, ngắm đất và thở không khí trong lành, hai chị em cười nói ríu rít. - Nhìn xem kìa, trên cành cây hoa sữa có một con chim xinh đang nhảy nhót bắt sâu hay không kìa! Nó là chú sâu rất có ích em ạ. - Chị Mai ơi! Cửa hàng kia có Hécman khổng lồ đẹp quá, chị em mình sang xem đi! Bé An rất thích người máy Hécman nên kéo chị ào sang đường, chẳng chú ý gì cả. Kít, kít…tiếng một loại xe phanh gấp nghe rợn cả người. Hai chị em nhìn lên, một đòan xe dừng hết cả lại. - Này, hai cháu kia, các cháu không nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ đang bật mà dám sang đường, nguy hiểm quá. Chú cảnh sát giao thông chạy đến dắt hai chị em quay lại. Chú chỉ đèn hiệu và ôn tồn giải thích: “Các cháu có nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ kia không? Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường nghe chưa nào!. Hai chị em Mai và an toát mồ hơi nhìn nhau.Mai bẽn lẽn nói: “Xin lỗi chú, lần sau sang đường chúng cháu nhớ tín hiệu đèn mà ạ!”. Chú cảnh sát giao thông dặn tiếp “ Các chú khi qua đường phải có người lớn dắt, không thì rất dễ xảy ra tai nạn”. Từ hôm đó hai chị em Mai và An nhớ mãi “đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi đi qua đường phải có người lớn dắt”.. 2.Thơ:. Con đường của bé Đường của chú phi công Lẫn trong mây cao tít Khắp những vùng trời xanh Những vì sao chi chít..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Đường của chú hải quân Mênh mông trên biển cả Tới những vùng đảo xa Và những bờ bến lạ. Con đường làm bằng sắt Là của bác lái tầu Chạy dài theo đất nước Đi song hành bên nhau. Còn con đường của bố Đi trên giàn giáo cao Những khung sắt nối nhau Dựng lên bao nhà mới.. Và con đường của mẹ Là ở trên cánh đồng Có ruộng dâu xanh tốt Thảm lúa vàng ngát hương.. Bà bảo đường của bé. Chỉ đi đến trường thôi Bé tìm mỗi sớm mai Con đường trên trang sách. (Thanh Thảo). Xe cần cẩu Là xe cần cẩu Tôi đâu vội vàng Như nàng xe khách Tôi không luồn lách Như chú xe din. Ai mà xin đường Tôi xin nhường trước Là xe cần cẩu Vươn cánh tay dài. Tầng cao nhà máy Giúp sức dựng xây Xe nào qua đây Xảy ra sự cố Tôi liền giúp ngay. (Nguyễn Đức). 3.Dạy thêm:. Đàn kiến nó đi Một đàn kiến nhỏ Chạy ngược chạy xuôi Chẳng ra hàng một Chẳng thành hàng hai Đang chạy bên này Lại sang bên nọ. Cắm cổ cắm đầu Kìa trông, xấu quá! Chúng em vào lớp Sóng bước hai hàng Chẳng như kiến nọ Rối tinh cả đàn. (Định Hải).

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Xe chữa cháy Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố. Nhà nào bốc lửa Tôi dập liền tay Ai gọi chữa cháy? “ Có… ngay! Có… ngay ! ( Phạm Hổ). Chiếc xe lu Tớ là chiếc xe lu Người tớ to lù lù Con đường nào mới đắp Tớ san bằng tăm tắp Con đường nào rải nhựa Tớ là phẳng như lụa Trời nóng như lửa thiêu Tớ vẫn lăn đều đều. Trời lạnh như ướp đá Tớ càng lăn vội vã Mau chóng xong đường này Cho các bạn trồng cây Xe cộ bon bon chạy Rộn rịp người qua lại Rồi tớ lại ra đi Cái bụng sôi ầm ì.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Ngửi thấy mùi đất mới Quãng đường xa đang đợi.... Tớ là chiếc xe lu Đừng chê tớ lù lù. (Trần Nguyên Đào). Cô dạy con Mẹ! Mẹ ơi cô dạy Bài phương tiện giao thông Máy bay bay đường không Ô tô chạy đường bộ Tàu thuyền, ca nô đó Chạy đường thuỷ mẹ ơi! Con nhớ lời cô rồi Khi đi trên đường bộ Nhớ đi trên vỉa hè. Khi ngồi trên tàu xe Không thò đầu cửa sổ Đến ngã tư đường phố Đèn đỏ con phai rdừng Đèn vàng con chuẩn bị Đèn xanh con mới đi Lời cô dạy con ghi Không bao giờ quên được. (Bùi Thị Tình). Đồng Dao:. Đi cầu đi quán Đi cầu đi quán Đi bán lợn con Đi mua cái xoong Đem về đun nấu Mua quả dưa hấu Về biếu ông bà Mua một đàn gà Về cho ăn thóc Mua lược chải tóc Mua cặp gài đầu Đi mau về mau Kẻo trời sắp tới (Thu Hà cải biên).

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Xe lu và xe ca Có một chiếc xe lu và một chiếc xe ca cùng đi trên một con đường. Xe lu dáng vẻ thô kệch, lăn từng bước chậm chạp, còn xe ca có bề ngoài gọn gàng, phóng nhanh vun vút. Thấy vậy xe ca chế nhạo xe lu : - Xe lu ơi ! Cậu đi chậm như rùa ấy ! Hãy xem tớ đây này ! Nói rồi, xe ca phóng vụt lên, bỏ xe lu ở lại đằng sau. Xe ca tưởng mình thế là giỏi lắm. Nhưng tới một quãng đường bị hỏng và lầy lội, xe ca không thể đi qua được, đành phải đổ lại. Người ta đổ đá cuội xuống chỗ lầy lội. Bấy giờ xe lu mới tiến lên, đi lên đống đá và lăn qua lăn lại nhiều lần. Chẳng mấy chốc, mặt đường trở nên bằng phẳng. Nhờ vậy mà xe ca mới có thể đi qua được. Xe ca đã hiểu rằng tuy xe lu đi chậm chạp, dáng vẻ lù lù, thô kệch nhưng xe lu làm cho những con đường bằng phẳng để cho các xe khác đi lại dễ dàng. Từ đấy xe ca không bao giờ chế giễu xe lu nữa. (Phong Thu). THỎ CON ĐI HỌC Mấy hôm nay, cả nhà Thỏ bận rộn đào xới khu vườn xung quanh nhà để trồng lại cà rốt dự trữ cho mùa đông sắp tới. thấy bố mẹ bận rộn, Thỏ con xin phép mẹ được đi học một mình để bố mẹ không phải đưa đón. Bố mẹ Thỏ đồng ý. Thỏ mẹ dặn: “Khi đi học con đi cẩn thận, đi bên lề đường bên phải, đến ngã tư con rẽ phải đến nơi có vạch sơn trắng trước cổng trường con mới sang đường, vì đó là nơi dành cho người đi bộ”. Thỏ con vâng lời mẹ và ra đi. Nó phấn khởi vì đây là lần đầu tiên trong đời Thỏ con được đi học một mình..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Đi được một đoạn, Thỏ con gặp Chó con cũng đi học, trên tay Chó con ôm một quả bóng to. Chó con rủ: “Chúng mình cùng lăn bóng đến trường”. Thỏ con lắc đầu: “Tớ không chơi bóng trên đường, rất nguy hiểm. Chó con bĩu môi: “Sợ gì! Cậu không chơi tí tớ chơi một mình vậy. nói xong, Chó con thả bóng xuống và lấy chân đá bóng đi trên lề đường. Chó con vừa chạy theo bóng vừa cười thích thú, được một đọan bóng đi chệch hướng lăn xuống lòng đường, chó con thấy vậy lao ngay xuống lòng đường để bắt bóng, Chó con chạy nhanh quá không để ý gì đến người đi xe đạp, nó bị va phải người đi xe, may mà bác lái xe phanh lại kịp, Chó con chỉ bị té xuống và trầy đầu gối. Mọi người xúm lại, một người kêu lên: “Tại sao lại dại dột chơi bóng ở ngoài đường chứ, may mà va phải xe đạp chứ va phải xe to thì mất mạng rồi!”. Bác đi xe đạp lau chỗ xước và đầu gối cho Chó con. Thỏ con đến bên bác đi xe cảm ơn bác. Bác dặn cả hai đi trên lề đường và không chơi nữa. Thỏ con và Chó con cùng đến trường, cả hai đi bên lề đường và im lặng nghĩ đến lời mẹ dặn trước khi đi. Hai bạn đến trường cũng vừa kịp lúc trống trường điểm vào học. Thỏ con, Chó con cùng xếp hàng vào lớp. Hôm nay, cô dạy an toàn giao thông - Bài: "Không đùa giỡn, thả diều, chơi bóng ở lòng, lề đường”. Thỏ con trả lời: “Thưa cô vì như vậy rất nguy hiểm, gây tai nạn cho mình và cho người khác". Cô giáo khen Thỏ con giỏi. Giờ ra chơi, Chó con đến gần Thỏ con và nói: “Tớ xin học ở cậu. Từ nay tớ sẽ không bao giờ đùa giỡn, chơi bóng ở lòng, lề đường nữa mà chỉ chơi ở sân trường thôi. Bây giờ chúng ta cùng chơi bóng đi”. Thỏ con cùng chơi bóng trong sân rất vui vẻ.. IV/ Chủ điểm 4: “Gia đình của bé”.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 1. Truyện:. Một bó hoa tươi thắm Bà ngoại của Voi Con bị bệnh phải vào bệnh viện nằm. Voi Con vào viện thăm bà. Trên đường, Voi Con thấy một bác Dê vác trên vai một bao gạo lạch bạch đi từng buớc một. Voi Con tới gần, nói với bác: “ Bác Dê ơi! để cháu giúp bác”. Voi Con để bác Dê buộc túi gạo vào cái Mũi Dài của mình và rảo buớc đi, đưa bao gạo đến tận nhà bác Dê. Khi Voi Con đi qua một vườn hoa, nhìn thấy Chó Vàng con định tưới hoa, chó chạy đến bên giếng để múc nước, do sơ suất nên gầu rơi xuống giếng. Chó Con ngẩn ngơ nhìn xuống giếng và chưa nghĩ ra cách gì để lấy gầu lên. Voi Con đi vào vườn hoa và nói với Chó Vàng con rằng: “ Không việc gì, để tớ giúp cậu vớt gầu lên, lại còn múc đầy một gầu nước”. Chó Vàng con bảo Voi Con “Xin từ từ rồi hãy đi” và chạy đi hái một bó hoa tặng Voi Con và nói rằng : “ Xin cám ơn chị Voi Con, em xin tặng chị bó hoa tươi thắm này”. Voi Con mang bó hoa tươi đến viện, trông thấy bà ngoại vội kêu lên: “Bà ơi! Bà xem này, cháu mang đến cho bà cái gì đây!”. Voi Con dâng bó hoa lên trước mặt bà nói: “ Cháu tặng bà!”. Mắt bà ngoại sáng lên “ Ồ! Hoa đẹp quá! Hoa.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> đẹp. quá!”.Bà. tự. nhiên. thấy. hết. cả. bệnh”.. Phạm Mai Chi – Sưu tầm. 2.Thơ:. Mưa “Mưa ơi đừng rơi nữa Mẹ vẫn chưa về đâu Chợ làng đường xa lắm Qua sông chẳng có cầu Mưa vẫn rơi vẫn rơi Ào ào trên mái rạ. Con sông vào mùa hạ Nước dâng đầy khó đi Chiều mưa càng thương mẹ Vai gầy nặng lo toan Gió luồn qua khe liếp Mưa ngập tràn mắt em” (Phạm Phương Lan). Em yêu nhà em “Chẳng đâu bằng chính nhà em Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo Có đàn gà mái hoa mơ Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong Có bà chuối mật lưng ong Có ông ngô bắp râu hồng như tơ Có ao muống với cá cờ Em là chị Tấm đợi chờ bống lên Có đầm ngào ngạt hương sen Ếch con học nhạc dế mèn ngâm thơ Dù đi xa thật là xa Chẳng đâu vui được như nhà của em”.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> (Đoàn Thị Lam Luyến). 3.Dạy thêm:. Vì con Mẹ dạy con tập đi Mẹ dạy con tập nói Mẹ dạy con biết gọi Mẹ dạy con biết thưa Dạy con yêu Thạch Sanh Chàng trai nghèo dũng cảm Dạy cô yêu Cô Tấm Chăm làm và nết na. Mẹ giống như cô giáo Mà lại không phải cô. Mẹ cũng giống như bà Nhưng trẻ hơn nhiều lắm! Mẹ cũng giống như bạn Nhưng lúc chơi hay nhường Con không hư, không quấy Vì con lo mẹ buồn!.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Lấy tăm cho bà Cô giáo dạy cháu về nhà Ăn xong nhớ lấy cho bà cái tăm Nhưng bà đã rụng hết răng Cháu không còn được lấy tăm cho bà Em đi rót nước bưng ra Chè thơm hương tỏa khắp nhà vui vui (Định Hải). Phải là hai tay.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Ngồi bên mẹ Bé băn khoăn: Đưa tăm sao phải đưa bằng hai tay? - Con ơi, con hỏi rõ hay Cái tăm nhẹ lắm một tay được rồi Nhưng đâu chỉ nặng nhẹ thôi Mà là lễ phép với người bề trên Hai tay kính mến đưa lên Là lòng con thảo cháu hiền hiện ra Đưa mời bố, mẹ, ông, bà Cái tăm hiếu thảo phải là hai tay. (Phạm Cúc). Như chú chim non Con đã được sinh ra Từ tình yêu của Mẹ Từ tình yêu của Cha Ở dưới một mái nhà Đầy tiếng cười vui vẻ Con là con mèo nhỏ Mẹ ấp yêu trong lòng Con là niềm hạnh phúc Của Bà và của Ông Con là mái nhà chung Của Cha và của Mẹ..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Mong Con luôn mạnh khoẻ Được vui đùa hát ca Miệng bi bô gọi Cha Ngọt ngào dòng sữa Mẹ Dù mưa giông chớp bể Con vẫn đùa vẫn vui Mẹ lo đứng lo ngồi Khi Con đau con ốm. Mẹ như mặt trời sớm Ôm giấy ngủ của Con. Có miếng ngọt miếng ngon Mẹ dành cho Con hết Đắng cay chỉ Mẹ biết Ngọt ngào chỉ Mẹ hay Mẹ bếp lửa tối ngày Sưởi ấm Con hôm tối Mẹ là gió mát rượi Đuổi cái nắng mùa Hè Mẹ là đám mây che Cho Con ra khỏi ngõ Cho con vui hớn hở Đến với bạn với Cô. Mẹ yêu con vô bờ.. Cô cũng yêu con thế Con có hai người Mẹ Chăm sóc Con mỗi ngày Cô dạy Con điều hay Biết yêu thương chăm chỉ Khi đi về vui vẻ Lễ phép chào Ông Bà Biết yêu thương người già Vâng lời Bà nhường nhịn Biết thương người hoạn nạn Người tàn tật xin ăn. Mẹ dạy Con từng bước Con chập chững vào đời Hướng dẫn Con nên người Làm việc gì cũng được. Trong con mắt ngây thơ Của Bé là Cha Mẹ.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Được Ông Bà yêu quý Chẳng bao giờ cách xa Bé mong ước sẽ là Người dịu hiền như Mẹ Người thương Bé như Cha Yêu quý Bé nhất nhà Bé nũng nịu mong chờ Được Mẹ hôn hai má Mẹ ôm bé chặt quá Bé sung sướng cười vui Mẹ bảo bé suốt đời Là hoa thơm của Mẹ Con như chú chim non Chưa một lần rời tổ Cha mẹ là nỗi nhớ Là tình yêu của Con Mai sau Con lớn khôn Sẽ là người có ích Con yêu quê mình nhất Như yêu Mẹ yêu Cha. ( Hoàng thị Minh Khanh). Chữ hiếu Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng chẳng phủ kín công cha Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn Mang cả tấm thân gầy cha che trở đời con Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Giữa vòng gió thơm Này chú gà nâu Cãi nhau gì thế Này chị vịt bầu Chớ gào ầm ĩ Bà tớ ốm rồi Cánh màn khép rủ Hãy yên lặng nào Cho bà tớ ngủ Bàn tay nhỏ nhắn Phe phẩy quạt nan. Đều đều ngọn gió Rung rinh góc màn Bà ơi hãy ngủ Có cháu ngồi bên Căn nhà vắng vẻ Khu vườn lặng im Hương bưởi hương cau Lẩn vào tay quạt Cho bà nằm mát Giữa vòng gió thơm. (Phạm Cúc). Làm anh Làm anh thật khó Phải đâu chuyện đùa Với em bé gái Phải người lớn cơ Khi em bé khóc Anh phải dỗ dành. Nếu em bé ngã Anh nâng dịu dàng Mẹ cho quà bánh Cho em phần hơn Có đồ chơi đẹp Cũng nhường em. luôn. Làm anh thật khó Nhưng mà thật vui Ai yêu em bé Thì làm được thôi ! (Phan Thị Thanh Nhàn). BÔNG HOA CÚC TRẮNG.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một túp liều nơi xóm vắng. Người ch mất sớm, hai mẹ con phải làm lụng vất vả lắm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ bị ốm, bà nói với con gái: - Con ơi, con hãy đi mời thầy thuốc về đây. Cô bé vội vã ra đi, vừa đi, cô vừa lo cho mẹ. Bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ. Cụ già hỏi: - Cháu đi đâu mà vội thế? - Thưa cụ, cháu đi tìm thuốc, mẹ cháu đang ốm nặng. Cụ già liền bảo: - Ta là thầy thuốc đây. Cháu hãy dẫn ta về nhà để khám bệnh cho mẹ cháu. Về đến nhà, khám cho người mẹ xong, cụ già nói với cô bé: - Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Ta sẽ cố chữa cho mẹ cháu khỏi bệnh. Bây giờ, chúa hãy đi đến gốc đa đầu rừng, ở gần đó có một bông hoa trắng, cháu hãy hoá bông hoa ấy về đây cho ta. Bên ngoài trời rất lạnh, cô bé chỉ mặc mỗi một chiếc áo mỏng trên người. Cô đi mãi, đến lúc mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng. Cô nhìn thấy trong bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Cô bé ngắt bông hoa và nâng niu trên tay.Bỗng, cô nghe có tiếng cụ già văng vẳng bên tai: - Mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm. Cô bé cúi xuống nhìn bông hoa và đếm: "Một, hai, ba, bốn, ... hai mươi. Trời ơi! Mẹ chỉ còn sống được hai mươi ngày nữa thôi ư?" Suy nghĩ một lát, cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. Mỗi sợi nhỏ biến thành một cánh hoa dài và mượt. Bông hoa hai mươi cánh biến thành một bông hoa có vô vàn cánh hoa. Cô bé cầm bong hoa lạ trên tay rồi chạy như bay về nhà. Cụ già tóc bạc đứng ở cửa đón cô và tươi cười nói" - Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi. Đó là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy! Từ đó, hàng năm, vào mùa thu, những bông hoa nhiều cánh nhỏ dài và mượt thường nở rộ, trông rất đẹp. Người ta gọi đó là bông hoa cúc trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo. (Phỏng theo truyện cổ Nhật Bản). Ba cô tiên Ngày xưa, có một cậu bé đã lên sáu tuổi rồi mà vẫn bé tí ti, bé chỉ bằng ngón tay cái mọi người thôi, cho nên ai cũng gọi là cậu bé Tí Hon. Nhà bé Tí Hon nghèo lắm. Bố mẹ phải đi chăn trâu thuê cho địa chủ, phải làm vất vả mà vẫn không có cơm ăn cho đủ no, áo mặc cho đủ ấm. Tí Hon rất thương bố mẹ, chỉ muốn đi làm đỡ bố mẹ thôi. Một hôm,.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Tí Hon nói với bố mẹ để Tí Hon chăn trâu thay bố mẹ. Lúc đầu, bố mẹ thấy Tí Hon bé, còn đàn trâu thì to nên thương Tí Hon, không cho đi. Nhưng Tí Hon nằn nì mãi cuối cùng bố mẹ phải cho đi. Tí Hon chăn trâu cẩn thận lắm, không để trâu ăn lúa, ăn ngô, mà con nào con đấy cũng no căng cả bụng. Cả làng ai cũng khen. Bọn địa chủ cũng không chê Tí Hon câu nào cả. Một hôm đồng làng hết cỏ, Tí Hon phải đưa trâu lên núi. Bỗng nhiên Tí Hon thấy một bông hoa hồng to bằng cái nón nở trên cành cây. Đợi cho trâu đến gần cây ấy, Tí Hon chui ở tai trâu ra, khẽ chuyển sang cây và leo vào giữa bông hoa. Tí Hon thấy, ồ thích quá, ba cô Tiên cũng bé tẹo như Tí Hon, một cô áo xanh, một cô áo đỏ, một cô áo vàng. Các cô thấy Tí Hon thì vui mừng chào hỏi rồi đi lấy bánh kẹo cho Tí Hon ăn. Tí Hon không ăn mà lại bỏ bánh kẹo vào túi. Thấy vậy, ba cô tiên hỏi: -Sao Tí Hon không ăn? -Tôi đem về cho bố mẹ tôi ăn, bố mẹ tôi nghèo lắm. Tôi thương bố mẹ tôi lắm. Ba cô Tiên cùng nói: -Tí Hon cứ ăn đi, ăn xong chúng tôi sẽ giúp. Lát sau, ba cô Tiên cùng Tí Hon bước ra khỏi nhà hoa hồng, dắt nhau leo lên ngồi cả trên sừng trâu đi về làng. Về đến nơi, thấy nhà Tí Hon nghèo lắm, vườn ruộng không có, gian nhà đổ nát, ba cô Tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ về. Vẽ một đám ruộng to có lúa chín vàng, cô Tiên áo xanh vẽ rất nhiều quần áo đẹp. Vừa vẽ xong thì tất cả hoá thành nhà thật. Vừa lúc ấy Tí Hon và bố mẹ về đến nơi. -Ồ, nhà đẹp thế ? Ruộng của ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế? Ba cô Tiên ở trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói: -Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ nay hai bác không nghèo nữa. Có ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc áo, mặc áo vào là lớn bỗng lên. Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai trông thấy ba cô Tiên đâu nữa. Còn Tí Hon lúc này rất to lớn, khoẻ mạnh làm việc rất chăm chỉ, khéo léo chẳng kém gì ba cô Tiên hoa hồng.. Sẻ con đáng yêu Có một chú Sẻ con sống cùng với mẹ trong cái tổ xinh xắn trên cành cây bàng. Hằng ngày, Sẻ mẹ đi kiếm thức ăn vể mốm mồi cho Sẻ con. Khi mùa.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> đông đến, những chiếc lá vàng thi nhau rơi xuống đất, cành cây trơ trụi. Những đợt gió lạnh buốt ùa về, chiếc tổ xinh xắn giờ đây nằm hiu quạnh giữa khoảng trời bao la. Hôm ấy, cũng như thường lệ, Sẻ mẹ phải bay xa hơn để kiếm mồi, Sẻ con ở nhà. Chờ mãi không thấy mẹ về, Sẻ con bắt đầu sợ hãi. Không biết giờ này mẹ đang ở đâu? Từ trong tồ, Sẻ con cứ ngó đầu ra ngoài tìm kiếm mẹ. Bỗng Sẻ con nghĩ ra điều gì đó, nó bèn can đảm dồn hết sức vào đôi cánh bé nhỏ để bay xuống đất. Một lát sau, Sẻ con mang về những cành khô, một ít rơm và bắt chước mẹ lót tổ. Chiều tối, Sẻ mẹ bay về, mỏ cắp một miếng mồi. Nhưng vừa vào tổ, Sẻ mẹ đã quỵ xuống và rung lên vì lạnh. Thấy vậy, Sẻ con vội dang đôi cánh nhỏ bé của mình che gió và ủ ấm cho mẹ. Lát sau, Sẻ mẹ tỉnh dậy và cảm thấy ấm áp vô cùng. Sẻ mẹ hết sức ngạc nhiên vì thấy chiếc tổ đã được lót lại. Sẻ mẹ nhìn sẻ con, trong lòng lâng lâng hạnh phúc. Sẻ mẹ khẽ ôm con vào lòng và nói: “Con của mẹ thật đáng yêu! ”. (Nguyễn Thanh Trang). V/ Chủ điểm 5: Thế Giới Động Vật 1.Truyện:. Cáo, thỏ và gà trống Ngày xửa ngày xưa trong khu rừng nọ có một con Cáo và một con Thỏ. Cáo có một ngôi nhà bằng băng, còn Thỏ có một ngôi nhà bằng gỗ..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, còn nhà Thỏ vẫn nguyên vẹn. Cáo xin sang nhà Thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn thỏ ra ngoài. Thỏ vừa đi vừa khóc. Một lát sau Thỏ gặp bầy Chó. Bầy Chó hỏi Thỏ: -Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. - Thỏ ơi , đừng khóc nữa - Bầy chó an ủi Thỏ - Chúng ta sẽ đuổi được Cáo đi, bầy Chó cùng Thỏ đi về nhà Thỏ. Bầy Chó nói - Gâu! Gâu! Gâu! Cáo cút ngay đi! Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra: - Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác! Bầy Chó sợ quá chạy mất. Thỏ ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con Gấu đi qua, Gấu hỏi: - Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao mà tôi không khóc được? Tôi có một ngồi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến, nhà Cáo tan ra thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. -Thỏ ơi đừng khóc nữa? Gấu nói: - Ta sẽ đuổi được Cáo đi! - Không! Bác Gấu ơi, Bác không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được thì bác đuổi làm sao được? - Ðuổi được chứ! Gấu nói giọng cương quyết - Gấu và Thỏ về đến nhà Thỏ, Gấu gầm lên : - Cáo cút ngay! Cáo ngồi trên bệ lò sưởi nói vọng ra: - Ta mà nhảy ra thì chúng mày tan xác! Gấu sợ quá chạy mất. Thỏ lại ngồi dưới bụi cây và khóc. Một con gà trống mào đỏ đi qua, vai vác một cái hái. Gà trống thấy Thỏ khóc, bèn hỏi: - Tại sao Thỏ khóc? - Làm sao tôi không khóc được? Tôi có một ngôi nhà bằng gỗ, còn Cáo có một ngôi nhà bằng băng. Mùa xuân đến nhà Cáo tàn thành nước, Cáo xin sang nhà tôi sưởi nhờ rồi đuổi luôn tôi ra khỏi nhà. - Ta về nhà đi, tôi sẽ đuổi được Cáo. - Không! Anh không đuổi được đâu. Chó đuổi mãi không được, Gấu đuổi mãi không được thì anh đuổi làm sao được! - Thế mà tôi đuổi được đấy, nào đi! Gà trống và Thỏ cùng về nhà Thỏ. Gà trống cất tiếng hát:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Cúc cù cu Ta vác hái trên vai Ði tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay ! Cáo sợ quá bảo: - Tôi đang mặc quần áo. Gà trống lại hát: Cúc cù cu Ta vác hái trên vai Ði tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay! Cáo nói: - Cho tôi mặc áo bông đã! Lần này thì gà quát lên: Cúc cù cu Ta vác hái trên vai Ði tìm cáo gian ác Cáo ở đâu ra ngay! Cáo từ trong nhà gỗ nhảy vọt ra, chạy biến vào rừng. Từ đó, Thỏ lại được sống trong ngôi nhà của mình. (Thu Thủy). Ngựa đỏ và lạc đà Hôm ấy trên thảo nguyên tổ chức hội thi. Ngựa Đỏ và Lạc Đà đều ghi tên tham gia thi chạy hai nghìn mét. Bác trọng tài Dê giơ sung phát lệnh, “Đoành” một tiếng. Ngựa Đỏ và Lạc Đà nhắm về phía trước chạy như bay. Ngựa Đỏ chạy rất nhanh, chẳng mấy chốc nó bỏ xa Lạc Đà. Nó nghỉ: “Lạc Đà, mi đừng hòng giỏi hơn ta, cổ mi tuy dài nhưng làm được gì nào. Hãy xem bốn cẳng kìa, vừa gồ, vừa dẹt, vừa mập ú như bốn chiếc bánh thịt to, còn chân ta vừa nhỏ, gọn, cứng nên phóng nhanh như gió”..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Ngựa Đỏ chiếm giải nhất nên xem Lạc Đà chẳng ra gì. Mấy ngày sau, thấy bên kia sa mạc mắc bệnh truyền nhiễm bác Dê Gấm nhờ Ngựa Đỏ và Lạc Đà đưa thuốc sang đó. Ngựa Đỏ kiêu ngạo nói: - Như vậy làm sao được. Chắc là tôi đến đó trước chờ cậu thôi. Lạc Đà chẳng nói gì, lặng lẽ chuẩn bị uống nước, ăn cỏ rồi chở mấy kiện thuốc lên đuờng. Nó đi trong sa mạc, từng bước vững vàng, mặt trời chiếu rọi những tia nắng nóng như lửa. Ngựa Đỏ mồ hôi dầm dề, vừa khát vừa đói, còn Lạc Đà càng đi càng khỏe. Lạc Đà nói: - Tại anh đang đi không thích hợp, mỗi bước mỗi lún, phí sức quá. Anh xem dấu chân ta này. Ngựa Đỏ đã kiệt sức, Lạc Đà ngoái chiếc cổ dài lại và nói: - Đừng lo, vòng qua thêm hai đụn cát nữa là có nước. Anh hãy bước theo dấu chân tôi cho đỡ mệt. Quả thật, khi bước theo dấu chân Lạc Đà, Ngựa Đỏ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Qua khỏi hai đụn cát, dưới mấy gốc Liễu, xuất hiện một dòng suối nước trong. Ngựa Đỏ vương cổ uống nước ừng ực, rồi khen Lạc Đà: - Cậu giỏi thật đấy! - Không, trong sa mạc tôi hơn anh, nhưng trên đồng cỏ thì tôi ko dám sánh với anh đâu - Lạc Đà khiêm tốn nói Ngựa Đỏ cảm thấy thật xấu hổ, nó khe khẻ nói : - Tôi hiểu rồi. (Cao Thùy Dương). 2.Thơ :. Chú voi con Một chú Voi con Đi khám sức khoẻ Bác sĩ nhà trẻ Khám họng của Voi Dòm dòm soi soi Viêm xoang chẳng có Bảo Voi chổng vó Ngửa mặt lên trời Đặt ống sáng ngời Lắng nghe tim đập .. Nghe xong gật gật: "Nhịp đập chẳng sao!" Lại rút trong bao Một chiếc búa nhỏ Dùng búa gõ gõ Vào các khuỷu chân Làm Voi giật gân.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> "Gan ruột đều thông Chẳng gì trở ngại!" . Cho thử nước giải Chẳng thấy vết đường Máu tốt lạ thường Hồng cầu sáu triệu! Kết quả số liệu. Càng thấy rõ ra Sức khoẻ Voi ta Còn hơn bò tót! Hỏi voi bí quyết Sức khoẻ nhờ đâu? Voi cười: "Bấy lâu Tôi chăm thể dục". (Võ Quảng Quả đỏ, Nxb Kim Đồng, 1983). 3.Dạy thêm:. Mười quả trứng tròn. Mười quả trứng tròn Mẹ Gà ấp ủ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ Lòng trắng lòng đỏ Thành mỏ thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời. Ơi chú gà ơi : Ta yêu chú lắm ! Trong vòng tay ấm Ta bế ta yêu Mẹ Gà cục cục Chú ngoái nhìn theo Ta thả chú ra Theo bầy, theo bạn Mai sau lớn rồi Ta chơi với chú. (Phạm Hổ).

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Mèo Con Mèo con rình bắt Cái đuôi của mình Vồ phải, vồ trái Đuôi chạy vòng quanh. Mèo con nhanh thế Đuôi còn nhanh hơn. Mèo dừng lại nghỉ Đuôi vẫy chờn vờn. Cả trưa tất bật Chẳng bắt được gì Mèo con mệt quá Ôm đuôi ngủ khì. (Phùng Phương Quý). Đám ma bác giun Bác giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước, kiến già theo sau Cầm hương kiến Đất bạc đầu Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai Đám ma đưa đến là dài Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà Kiến Đen uống rượu la đà Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần…. Kể cho bé nghe Hay nói ầm ĩ Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu Là con chó vện Hay chăng dây điện Là con nhện con Ăn no quay tròn Là cối xay lúa. Mồm thở ra gió Là cái quạt hòm Không thèm cỏ non Là con trâu sắt Rồng phun nước bạc Là chiếc máy bơm Dùng miệng nấu cơm Là cua, là cáy. Chẳng vui cũng nhảy Là chú cào cào Đêm ngồi đếm sao Là ông cóc tía Ríu ran cành khế Là cậu chích choè Hay múa xập xoè Là cô chim trĩ... (Trần Đăng Khoa).

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Vè loài vật Ve vẻ vè ve Cái vè loài vật Trên lưng cõng gạch Là họ nhà cua Nghiến răng gọi mưa Đúng là cụ cóc Thích ngồi cắn trắt Chuột nhắt, chuột đàn Đan lưới dọc ngang Anh em nhà nhện Gọi kiểu tóc bện Vợ chồng nhà sam Rền rĩ kéo đàn Đúng là anh dế Suốt đời chậm trễ Là họ nhà sên.  Đồng Dao:. Tu hú là chú bồ các Tu hú là chú bồ các Bồ các là bác chim di Chim di là dì sáo sậu Sáo sậu là cậu sáo đen. (Đinh Ngọc Hương). Đêm thắp đèn lên Là cô đom đóm Gọi người dậy sớm Chú gà trống choai Đánh hơi rất tài Anh em chú chó Mặt hay nhăn nhó Là khỉ trên rừng Đồng thanh hát cùng Ve sầu mùa hạ Cho tơ óng ả Chị em nhà tằm Tắm nước quanh năm Giống nòi tôm cá Loài vật hay quá! Bạn kể tiếp nhé!.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Sáo đen là em tu hú Tu hú là chú bồ các.... Gà Lên Chuồng Con gả con gà. Nó nhảy vào buồng. Nó đỗ trên nhà. Lên giường nó nghỉ. Bay ra đống rác. Hỡi thắng cu Tí. Cục ta cuc tác. Lo đi đuổi gà.. Làng Chim Hay chạy lon ton Là gà mới nở Cái mặt hay đỏ Là con gà mào Hay bơi dưới ao Mẹ con nhà vịt Hay la hay hét Là con bồ chao. Hay bay hay nhào Mẹ con bói cá Tiếng con chim ri Gọi dì gọi cậu Tiếng con sáo sậu Gọi cậu gọi cô Tiếng con cồ cồ Gọi cô gọi chú.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Tiếng con tu hú Gọi chú gọi dì. Mau mau tỉnh dậy Mà đi ra đồng ..... Món ăn từ cá Cá bống kho khô. Nhưng làm vỡ mật. Xin đừng cho nước. Cá rô đánh vẩy. Thì có trời ăn. Cá quả luộc trước. Tôm tép đang nhảy. Lươn nấu chuối xanh. Gỡ nạc nấu canh. Rang ăn mới ngon. Chẳng tanh tí nào. Đám cá mè ranh. Cá chép cả con. Cá mực đem xào. Làm gì cũng dở…. Bỏ lò thật tuyệt. VI/ Chủ điểm 6: Bé đón tết và mùa xuân 1.Truyện:. Sự tích bánh trưng, bánh dày.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. (Truyền Thuyết). 2.Thơ:. Tết đang vào nhà.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Hoa đào trước ngõ Cười vui sáng hồng Hoa mai trong vườn Rung rinh cánh trắng Sân nhà đầy nắng Mẹ phơi áo hoa Em dán tranh gà Ông treo câu đối Têt đang vào nhà Sắp thêm một tuổi Đất trời nở hoa. (Nguyễn Hồng Kiên). 3.Dạy thêm: Hoa cúc vàng Suốt cả mùa đông. _Ồ! chẳng phải đâu.. Nắng đi đâu hết?. Mùa đông nắng ít. Trời đắp chăn bông. Cúc con nắng vàng. Còn cây chịu rét. Vào trong lá biếc. Sáng nay nở hết. Chờ cho đến tết. Đầy sân cúc vàng. Nở bung thành hoa. Thấy mùa xuân đẹp. Rực vàng hoa cúc. Nắng lại về chăng?. Ấm vui mọi nhà. (Nguyễn Văn Chương). CÂY ĐÀO.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Cây đào đầu xóm Lốm đốm nụ hồng. Chúng em chỉ mong Mùa đào mau đến. Bông đào nho nhỏ Cánh đào hồng tươi. Khi thấy hoa cười Đúng là tết đến. (Nhược Thủy). Hoa đào, hoa mai Hoa đào ưa rét Lấm tấm mưa bay Hoa mai chỉ say Nắng pha chút gió.. Hoa đào thắm đỏ Hoa mai dát vàng Thoắt mùa xuân sang Thi nhau nở rộ.. Mùa xuân hội tụ Niềm vui nụ , chồi Đào, mai nở rộ Đẹp hai phương trời (Lệ Bình). Mùa Xuân Dung dăng dung dẻ. Cao vời lồng lộng. Dẫn trẻ đi chơi. Vườn tênh thang rộng. Mùa xuân đến rồi. Cỏ non xanh rờn. Ánh xuân tươi sáng.. Hây hẩy gió vờn. Đám mây bông trắng. Hoa đào tươi thắm. Nổi giwuax trời xanh. Vườn xuân đầm ấm. Gió đưa bồng bềnh. Ríu rít chim ca. (Tú Mỡ).  Đồng Dao:.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Mười hai tháng gió Tháng giêng là gió hây hây Tháng hai gió mát, trăng bay vào đền Tháng ba gió đưa nước lên Tháng tư gió đánh cho mềm ngọn cây Tháng năm là tiết gió tây Tháng sáu gió mát cấy cày tinh sao Tháng bảy gió lọt song đào Tháng tám là tháng tạt vào hôm mai Tháng chín là tháng gió ngoài Tháng mười là gió heo may rải đồng Tháng một gió về mùa đông Tháng chạp gió lạnh gió lùng, ai ơi! (Đồng dao Việt Nam). VII/ Chủ điểm 7: Thực Vật.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 1.Truyện:. Hạt Đỗ Xót Mùa thu đến, bà đem các hạt đỗ đen gieo trên luống đất sau nhà. Có một hạt đỗ bị mắc vào mạng nhện, nằm sót lại trong đáy lọ nên gọi là Đỗ Sót. Đố Sót kêu lên “ Còn chán nữa…cháu không ra được…” nhưng bà không hiểu tiếng nói của đỗ, nên không biết được trong lọ còn một hạt đỗ sót lại. Sống trong lọ vừa tối vừa vắng vẻ. Đỗ Sót rất buồn. Một hôm các chú Kiến bò vào lọ. Đỗ Sót mừng quá. Đỗ Sót chưa kịp chào, thì các chú Kiến đã lao xao hỏi: - Có cô Đỗ Sót đấy không? Các bạn cô ngoài kia nhờ chúng tôi mang cô ra vườn cùng các cô ấy đấy! - Các chú Kiến đấy ư? Tôi đây! Đỗ Sót đây! Thật may mắn quá. Cám ơn các chú!. Các chú kiến xúm vào khiêng Đỗ Sót lên lưng. Các chú khiêng Đỗ Sót đến đầu nhà, trời bỗng đổ mưa. Các chú Kiến đặt Đỗ Sót vào kẽ gạch rồi dặn: - Trời mưa chúng tôi không đi được nữa. Cô cứ ở lại đây, khi nào tạnh chúng tôi lại mang cô ra với các bạn của cô. Đỗ Sót chia tay với các chú Kiến. Trời mưa mỗi lúc một to, những lớp đấy theo mưa phủ lên mình Đỗ Sót. Mấy ngày sau cô Đỗ Sót thấy trong mình xôn xao như đang lớn dậy. Vỏ cô bắt đầu tách ra, vươn lên một cái mầm xanh non, đầu đội chiếc mũ đến là xinh xắn. Khi các chú Kiến trờ lại, các chú sửng sốt reo lên: - A! Thế là cô đã mọc mầm rồi. Cô đã có rễ rồi. Chúng tôi không khiêng cô đi được nữa. Thôi chào cô Đỗ Sót, thỉnh thoảng chúng tôi sẽ đến chơi. Mấy ngày sau một cô bé đi qua. Nhìn thấy cây đỗ, cô reo lên: - A! Cây đỗ. Bây giờ Đỗ Sót đã mọc thành cây. Cô bé đánh cây Đỗ Sót ra trồng ở luống đỗ sau nhà. Các cô Đỗ Đen thấy Đỗ Sót ra đều vui mừng, tíu tít hỏi han. Bây giờ đã được sống cùng các bạn, được cùng tắm nắng, uống nước. Cô mỗi.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> ngày một lớn nhanh, tuy có lớn muộn hơn các bạn. Các bạn của cô đều đã ra hoa, kết quả. Riêng cô mới bắt đầu nhú lên những nụ hoa nhỏ xíu xinh xắn. Nguyễn Thị Thư (Dựa theo truyện Hạt Đỗ Sót của Xuân Quỳnh). Cây Khế Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. người anh tham lam chiếm hết cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân. Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả ngọt, vàng ruộm. người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm tính chuyện bán khế lấy tiền đong gạo. Một hôm, có con chim phượng hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em vác gậy đuổi chim và nói. Này chim! Ta chỉ có duy nhất một cây khế này, và ta đã khó nhọc chăm sóc đến ngày hái quả. Nay nếu chim ăn hết ta chẳng có gì để bán đi mua gạo. Vậy nếu chim muốn ăn hãy mang trả ta vật gì có giá. Chim vừa ăn vừa đáp: “Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng” Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Chim bay mãi, bay mãi qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> đầy vàng bạc, châu báu. Người em đi khắp đảo nhìn ngắm thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, người em trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có, người em mang thóc, gạo, vàng bạc giúp đỡ những người nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình lấy cây khế ngọt, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang nhà người em. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu quả, chim phượng hoàng lại tới ăn. người anh giả vờ khóc lóc, chim bèn nói: “Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng” Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau chim phượng hoàng đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội vàng vơ lấy vàng bỏ vào túi, lại còn giắt thêm đầy vàng bỏ vào người. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa mà vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh vẫn khăng khăng ôm lấy túi. Chim phượng hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hất người anh tham lam xuống biển.. 1.Thơ: Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn mầu lá xanh Sáng nay bừng lửa thắm Rừng rực cháy trên cành. _ Bà ơi sao mà nhanh? Phượng nở nghìn mắt lửa. Hoa Phượng (Lê Huy Hòa) Cả dãy phố nhà mình Một trời hoa phượng đỏ. _ Hay hôm qua không ngủ? Chị gió quạt cho cây Hay mặt trời ủ lửa Cho hoa bừng hôm nay..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> Hoa Mào Gà Một hôm chú gà trống Lang thang trong vườn hoa Đến bên hoa mào gà Ngơ ngác nhìn không chớp Bỗng gà kêu hoảng hốt: Lạ thật các bạn ơi! Ai lấy mào của tôi? Cắm lên cây này thế? (Thanh Hào). Cây táo ngọt Kìa một cành táo Bao nhiêu là quả Đang cười nghiêng ngả Dưới cơn mưa chiều! Đố bé một điều: Vì sao cành táo Lại cười dưới mưa? Mỉm cười bé thưa: Táo chua và chat Được mùa tắm mát Táo cười đó thôi! Khi mưa tạnh rồi Táo thành trái ngọt Tha hồ bé ăn. (Nguyễn Thị Phượng). 3.Dạy thêm:.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Vè cây trái Nghe vẻ nghe ve nghe vè cây trái Cháu trai, cháu gái nghe sẽ nhớ liền Ăn nói có duyên chính là trái mận Suốt đời lận đận là trái khổ qua Làm toán hổng ra ấy là trái bí Cầm tinh tuổi tý là chính trái dưa Không thiếu không thừa là trái đu đủ Một mình ủ rũ là trái sầu riêng Đi ngả đi nghiêng là chính trái chuối Bờm xờm tóc rối là trái chôm chôm Hay nhảy lôm côm là chính trái cóc Đưa con đi học là chính trái me Tính ưa khóc nhè là trái mít ướt Học hành chẳng được là trái mù u Mập to thù lù là chính trái bắp Mắc tật nói lắp là chính trái cà Lỉnh kỉnh cặp ngà là trái xoài tượng Cô giáo sẽ thưởng cho những cháu nào Thuộc bài đồng dao là vè cây trái.. Hoa kết trái.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Hoa cà tím tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang Đỏ như đốm lửa. Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗ xinh xinh Hoa mận trắng tinh Rung rinh trong gió. Này các bạn nhỏ Đừng hái hoa tươi Hoa yêu mọi người Nên hoa kết trái.. (Thu Hà). Sự tích cây vú sữa Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vậ vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Mội cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé òa khóc. Cây xòa cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ về. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và là cây vú sữa. ( Ngọc Châu).  Đồng Dao:.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Nhà tôi có một cây cau Nhà tôi có một cây cau Nó cao bằng bốn, bằng năm đầu người Lá thì dài rộng thảnh thơi Thân thì mạnh mẽ một nơi vững vàng Trải bao hạ lại thu sang Mà cau vẫn đứng nghênh ngang giữa trời Một chiều tôi lại gốc chơi Thấy đôi chim sẻ đậu rồi lại bay Vội vàng tôi lánh núp ngay Chim kia đã đậu ngọn cây chuyện trò Vợ chồng tiếng nhỏ tiếng to : “Ở đây làm tổ chắng lo ngại gì”.. Lúa ngô là cô đậu nành Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là nàng dưa hấu Dưa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cô đậu nành.. Vè các loại rau Nghe vẻ nghe ve. Nghe vè các rau.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Thứ ở hỗn hào. Nó là rau nhớt. Là rau ngành ngạnh. Ăn cay như ớt. Trong lòng, không tránh. Vốn thiệt rau răm. Vốn thiệt tâm lang. Sống trước ngàn năm. Đất rộng bò ngang. Là rau vạn thọ. Là rau muốn biển. Tay hay sợ vỡ. Quan đòi thấy kiện. Vốn thiệt rau co. Bình bát nấu canh. Làng bắt chẳng cho. Ăn hơi tanh tanh. Thiệt là rau húng. Là rau diếp (dấp) cá. Lên chùa mà cúng. Không ba có má. Vốn thiệt hành hương.. Rau má mọc bờ. Giục giã buông cương. Thò tay sợ dơ. Là rau mã đề.. .. Họ nhà rau Rềnh rềnh ràng ràng. Mát ruột mới hay. Đi chợ mua hàng. Là bó rau má. Tìm các loại rau. Nấu tôm nấu cá. Vị ngọt hàng đâu. Là rau cải xanh. Là mớ rau ngót. Nấu canh rất lành. Có thêm tí bọt. Là rau láo nháo.. Là nắm rau đay. VIII/ Chủ điểm 8: Nghề Nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 3. Truyện:. Sự Tích Trái Dưa Hấu 1.Vào đời Hùng-vương, ở một vùng quê cách xa kinh đô Phong-Châu, có một cậu bé mồ côi, thường theo người lớn đi săn bắn và đánh cá...Năm tám tuổi, cậu bé được lên kinh đô và gặp vua Hùng. Thấy cậu bé thông minh, nhà vua nhận làm con nuôi và đặt tên là Mai An-Tiêm. 2. Lớn lên, Mai An-Tiêm rất khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Vua Hùng cưới vợ cho An-Tiêm và cho cả hai vợ chồng đi phá rừng, làm rẫy trồng trọt. Chỉ ít lâu sau, An-Tiêm đã dựng được nhà cửa và gặt được nhiều thóc lúa chứa đầy kho. 3.Thấy thế, bọn người ganh tị tâu với vua Hùng : "An-Tiêm coi thường ơn Vua . Hắn cho rằng của-cải làm ra đều là nhờ ơn Trời và tài sức của hai vợ chồng hắn với các con". Vua Hùng nghe tâu giận lắm, không cần tìm hiểu hư, thực ra sao 4. Nhà Vua truyền lệnh đày gia đình An-Tiêm ra một đảo hoang vắng ở biển Đông. Ngoài lương khô đủ ăn trong vài tháng, không được mang theo gì hết xem còn nhờ Trời vào đâu. Thế là cả gia đình An-Tiêm lênh đênh ở giữa biển khơi. 5.Cuối cùng, thuyền tới một đảo hoang, đầy cát trắng. Ngoài ít lương khô, không có một con dao hoặc một hạt giống gì nữa. Vợ AnTiêm khóc. Chàng dỗ vợ: "Chúng ta là người có khối óc và hai bàn tay thì gian nan, vất vả mấy cũng vượt qua được!..." 6. Hôm sau, An-Tiêm kiếm được cành cây nhọn, liền đào đất xuống thật sâu và thấy nước ngọt để uống. Rồi chàng cùng các con bẻ cành cây, khuân đá xếp lại, làm.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> nơi trú mưa nắng. Vợ chàng xuống ven biển mò được cua, ốc để ăn thêm.. 7. Nhờ kiếm được những viên đá lửa lớn, An-Tiêm đánh hai viên đá vào nhau là có lửa để nấu cua, luộc ốc. Một hôm, An-Tiêm thấy có con chim trắng ở đâu bay tới, làm rơi hạt đen đen xuống bãi cát trắng. AnTiêm liền đem hạt này trồng thử. 8. Mấy tháng sau, những hạt ấy mọc thành những cây nhỏ bò lan trên mặt cát. Cây có nhiều trái màu canh thẫm to bằng đầu người lớn. An-Tiêm hái một trái đem về cho cả nhà ăn thấy ruột đỏ mà ngọt, lại có lắm nước. Thế là An-Tiêm liền trồng thêm nhiều nữa. 9. Đến khi dưa có nhiều trái rồi, An-Tiêm dùng que nhọn vạch chữ vào, thả xuống biển cho trôi đi khắp nơi. Thuyền buôn qua lại, vớt được trái này, ăn thấy ngon, liền tìm tới đảo, đổi hàng hoá, vải, gạo lấy những trái đó đem đi các nơi bán. Đó là trái dưa hấu, "tức quả dưa đỏ".. 10.Tiếng đồn về quả dưa đỏ đến tai vua Hùng. Vua biết tài của An-Tiêm nên cho cả gia đìng An-Tiêm trở lại đất liền. Lần này vua lại phong thưởng cho AnTiêm và khuyên chàng dạy cho mọi người cách trồng dưa. Kể từ đó, nước Văn-Lang có thêm loại dưa hấu đỏ vừa để ăn, vừa để bán.. 2. Thơ:.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Em cũng là cô giáo Em cũng là cô giáo Ngày hai buổi đến trường Dành tất cả tình thương Cho tuổi thơ của bé Nhìn bé ăn vui vẻ Ngon miệng và vệ sinh Dù nóng – lạnh bên mình Ấm tình cô với bé Ngày qua ngày như thế Chăm bé khỏe, bé ngoan Bục giảng hay bếp than Bé luôn chào cô giáo. (Sưu Tầm). Bé làm bao nhiêu nghề Bé chơi làm thợ nề Xây nên bao nhà cửa. Bé chơi làm thợ mỏ Đào lên thật nhiều than. Bé chơi làm thợ hàn Nối nhịp cầu đất nước. Bé chơi làm thầy thuốc Chữa bệnh cho mọi người. Bé chơi làm cô nuôi Xúc cơm cho cháu bé. Một ngày ở nhà trẻ Bé “ làm” bao nhiêu nghề Chiều mẹ đến đón về Bé lại là… cái Cún. (Yến Thảo ). 3.Dạy thêm:.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Chiếc cầu mới Trên dòng sông trắng Cầu mới dựng lên Nhân dân đi bên Tàu xe chạy giữa Tu tu xe lửa Xình xịch qua cầu.. Khách ngồi trên tàu Đoàn người đi bộ Cùng cười hớn hở Nhìn chiếc cầu dài Tấm tắc khen tài Công nhân xây dựng (Thái Hoàng Linh). Cái bát xinh xinh Mẹ cha công tác. Qua bàn tay mẹ. Nhà máy Bát Tràng. Thành cái bát hoa. Mang về cho bé. Nâng niu bé giữ. Cái bát xinh xinh.. Mỗi bữa hằng ngày. Từ bùn đất sét. Công cha,công mẹ. Qua bàn tay cha. Bé cầm trên tay.. (Thanh Hòa). Làm Bác Sĩ Mời mẹ ngồi yên lặng Để bác sĩ khám cho Chắc là bệnh đầu nóng Bệnh này là bệnh ho Thuốc ngọt chứ không đắng Phải uống với nước sôi. Nếu tiêm thì đau lắm Mẹ lại khóc nhè thôi Bỗng mẹ hỏi bác sĩ Sổ mũi uống thuốc gì Bác sĩ chợt hiểu ý "Uống sữa với bánh mì"..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> (Lê Ngân). Làm nghề như bố Bố Tuấn lái tàu Bố Hùng đốt lửa Từng nghe bố kể Qua lắm vùng quê Hùng Tuấn rất mê Làm nghề như bố Bao nhiêu ghế nhỏ. Buộc níu vào nhau Cu Tuấn làm tàu Hùng làm người lái Thổi kèn lá chuối Cho tàu rời ga Chạy khắp lòng nhà Tàu kêu: Thích! Thích. Tớ là ai? Ông nội kể: Ngày xưa ông là bộ đội Bà nội kể: Ngày xưa bà là công nhân Ba tớ nói: Ba là bác sĩ Mẹ tớ nói:. Mẹ là giáo viên Còn tớ là ai nhỉ? Tớ là cô bạn Học trường mầm non Sau này tớ muốn Trở thành phi công..  Đồng Dao:. Rềnh rềnh ràng ràng Rềnh rềnh ràng ràng. Bốn người tám chân. Ba gang chiếu trải. Chân gầy chân béo. Xích lại cho gần. Dệt vải cho bà. Một người hai chân. Vải hoa vải trắng. Hai người ba chân. Đến mai trời nắng. Ba người sáu chân. Đem vải ra phơi.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Đến mốt đẹp trời. Đem ra may áo Rềnh rềnh ràng ràng…. IX/Chủ điểm 9: Nước và những hiện tượng. tự nhiên 1.Truyện:. Hồ nước và mây Vào một ngày cuối xuân, những tia nắng đua nhau nhảy nhót trên mặt hồ nước. Mặt hồ lung linh, rạng rỡ dưới ánh mặt trời. bỗng nhiên trời nổi gió. Chị Mây sà thấp xuống mặt hồ. Hồ nước cuộn sóng nói với chị Mây: “Khi có ánh nắng, tôi lóng lánh đẹp hẳn lên, thế mà chị lại che nắng của tôi”. Chị Mây tung tà áo đen kịt và nói: -Cô bé ơi! Nếu không có tôi thì sao có cô? -Tôi cần gì chị - Hồ nước lớn tiếng nói. Chị Mây tức giận bỏ mặc Hồ nước và bay lên tận trời xanh. Những ngày hè trời nắng chang chang. Hồ nước bị nung nóng bốc hơi dần lên nên ngày càng bé lại. Chị Mây vẫn giận hồ nước nên ở tít trên cao. Hồ nước bị cạn kiệt dần. Nó cầu cứu: “Chị Mây ơi! Không có chị tưới nước xuống tôi chết mất”. Bầy cá tôm trong hồ cũng than vãn: “Chúng tôi chết mất vì thiếu nước…” Nghe tiếng gọi của Hồ nước và tiếng than vãn của bầy cá tôm…Chị Mây bay về tưới nước xuống Hồ cả một ngày đêm. Hồ nước lớn dần lên. Mặt hồ lao xao song: “ Cảm ơn chị Mây!Cảm ơn chị Mây!”. Hồ nước im lặng suốt cả mùa thu và mùa đông. Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ cho bầu trời xanh ngát cao vời vợi soi mình. Tà áo đen của chị Mây nhỏ dần. Mùa xuân sang, tà áo của chị Mây chỉ còn bằng dải lụa. Chị vội sà tấm thân mỏng tang, bé nhỏ xuống hồ nước mà nói: - Không có cô bé, tôi cũng teo tóp dần không sống nổi đâu!..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> Hồ nước lao xao sóng. Ông mặt trời tốt bụng rọi những tia nắng ấm đầu hè xuống mặt hồ. Hồ nước bốc hơi. Trên trời cao, chị Mây lớn dần lên. Từ đó Hồ nước và Mây không bao giờ tranh cãi kể công với nhau nữa. Cả hai đều thấm thía bài học: “Ở đời không ai sống được một mình”.. Lời Ru Của Trăng Các bạn nhỏ của trăng ơi, trong một ngày các bạn làm bao nhiêu việc, nào đi học mẫu giáo, khi về nhà sau khi giúp bà, nhặt rau giúp mẹ…Trăng thì không nhiều việc như các bạn. Trăng chưa bao giờ phải rửa mặt đánh răng, vì trăng chẳng ăn gì, và không hề nghịch bẩn. Trăng chỉ có một việc là chiếu sáng cho các bạn thôi. Tuy vậy, các bạn đừng tưởng trăng nhàn rỗi lắm đâu. Vì thực sự đâu phải chỉ chiếu sáng. Trong lúc chiếu sáng còn biết bao nhiêu việc phải làm. Này nhé, đêm khuya khi các bạn ngủ rồi, trăng len qua các song cửa sổ, trăng đem về cho các bạn bao điều thích thú khi các bạn nằm mơ. Nói thật đấy, chẳng tin các bạn thử nhắm mắt lại xem. Các bạn thấy chưa “Những khu vườn trãi ra vô tận dưới ánh trăng, sông hát lên niềm vui của mình. Những sợi rong xanh biếc chập chờn. Những con cá không muốn ngủ, cứ bơi lượn lấp. lánh. suốt. đêm…”. Này các bạn, có nhiều bạn cũng giống như những con cá, ham chơi quá,.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> không muốn ngủ. Thật ra, khi ngủ, có phải thời gian mất đi đâu. Ngủ, đó là đi tới một cuộc sống thần tiên khác. Trong lúc ngủ, người ta mơ thấy những điều khi thức không thấy được. Chẳng hạn, bạn có thể thấy mình lái con tàu vũ trụ bay vút lên không trung, mặc dù chưa bao giờ bạn lái một chiếc máy bay nào cả. Bạn có thể gặp bố bạn mãi tận ở một mặt trận xa xôi. Bố bạn khóac vải dù, áo ướt hơi sương, lá ngụy trang trên mũ xào xạc ánh trăng. Những bạn mồ côi còn có thể gặp được cả cha mẹ mình. Nếu như không có giấc ngủ, các bạn sẽ thiệt thòi biết nhường nào. Hãy ngủ đi, hãy ngủ đi các bạn. (Xuân Quỳnh). 2. Thơ :. Ông mặt trời Ông mặt trời óng ánh. Ông ở trên trời nhé!. Tòa nắng 2 mẹ con. Cháu ở dưới này thôi. Bóng con và bóng mẹ. Hai ông cháu cùng cười. Dắt nhau đi trên đường. Mẹ cười đi bên cạnh. Ông nhíu mắt nhìn em,. Ông mặt trời óng ánh…. Em nhíu mắt nhìn ông. (Ngô Thị Hiền). Lá Khóc Buổi sáng ra thăm vườn. Mà sáng nay lá ướt ?. Thấy lá đẫm sương đêm. _ Không phải lá khóc đâu. Bé băn khoăn hỏi mẹ:. Vì suốt đêm lá thức. _ Mẹ ơi sao lá khóc ?. Nhả khí cho đất trời. Con thấy rõ ràng mà. Nên sáng nay lá mệt. Tối qua có mưa đâu. Bị đổ mồ hôi thôi..

<span class='text_page_counter'>(64)</span> (Thái Hà). Bé yêu trăng Bé yêu trăng. Để cho bé. Ông trăng ơi. Bằng giọng hát. Hát dưới trăng. Đừng lặn nhé. Trăng vằng vặc. Để chị Hằng. Để cho bé. Soi bé cười. Chơi cùng bé. Hát cùng trăng. Ông trăng ơi. Để chú Cuội. Đừng lặn nhé. Vơi buồn tẻ (Lệ Bình). Hạt mưa bé nhỏ Tí tách, tí tách! Kìa mưa đã về! Từng hạt nho nhỏ Nghịch đùa vui ghê! Hạt mưa lướt trên hoa, Hoa cười rung rinh lá. Mưa rơi lên thân cá, Cá quẫy đuôi tung tăng. Mưa lướt trên cành nhỏ, Cành vươn mình lên cao. … Tí tách, tí tách! Kìa mưa đã về! (Trần Lôi).

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Ông trời bật lửa Chị Mây vừa kéo đến. Ông Sấm vỗ tay cười. Trăng so trốn cả rồi. Làm bé bừng tỉnh giấc.. Đất nóng lòng chờ đợi. Chớp bỗng loè chói mắt. Xuống đi nào mưa ơi!. Soi sáng khắp ruộng vườn. Mưa! Mưa xuống thật rồi. - Ơ! Ông trời bật lửa. Đất hả hê uống nước. Em lúa vừa trổ bông. (Đỗ Xuân Thanh). Từ hạt đến hoa! Bắt đầu là hạt. Thành cây thật rồi.. Rồi cây khe khẽ. Rồi sau thành mầm. Mùa hạ nắng nôi. Chồi ra nụ tròn.. Gặp hạt mưa xuân. Trời thu ngăn ngắt. Chùm nụ con con. Xòe ra lá nhỏ.. Rồi mùa đông lạnh. Gặp làn mưa ấm. Lớn thêm chút nữa. Cứ dần đi xa.... Gặp nhiều tia nắng. Vươn lên bầu trời. Cái hạt hôm qua. Gặp ngàn tiếng ca.. Cái hạt bé xíu. Hôm nay, cây khỏe. Chùm nụ xòe ra.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Những bông hoa thắm.... Và nhiều hoa thắm Dệt thành mùa xuân! (Nguyễn Châu). Truyền thuyết về cầu vồng - Ngày xửa ngày xưa, thế giới của những sắc màu đã nổ ra một trận tranh cãi lớn. Màu nào cũng cho rằng mình đẹp nhất, quan trọng nhất, hữu ích nhất và được yêu thích nhất. Màu lục lập luận: “Rõ ràng tôi là màu quan trọng nhất. Tôi là dấu hiệu của sự sống và hy vọng. Tôi được chọn để cỏ cây và lá khoác lên mình. Không có tôi muôn loài sẽ chết. Thử nhìn về phía đồng quê mà xem và bạn sẽ thấy tôi là màu chủ đạo”. Màu lam xen vào: “Bạn chỉ nghĩ đến mặt đất mà bỏ qua bầu trời và đại dương. Nước mới là nền tảng của sự sống, chính các đám mây từ đại dương sâu thẳm kia đã tạo ra nước đấy. Bầu trời đem lại hoà bình, sự thanh thản và không gian. Không có sự thanh bình của tôi, bạn sẽ chẳng là gì”. Màu vàng cười lặng lẽ: “Các bạn ai cũng quan trọng cả, nhưng thử nghĩ mà xem. Màu vàng tôi đem nụ cười, niềm vui và sự ấm áp đến thế giới này. Mặt trời vàng rực, mặt trăng và các vì sao cũng vàng. Mỗi khi bạn nhìn thấy một đoá hướng dương, dường như cả thế giới này cũng bắt đầu mỉm cười với bạn. Không có tôi sẽ chẳng có niềm vui”. Màu cam hét toáng lên: “Tôi là sắc màu đại diện cho sức khoẻ và sức mạnh. Có lẽ tôi là một màu hiếm thấy hơn nhưng tôi rất có giá trị vì tôi phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người. Tôi chứa đựng các loại vitamin quan trọng nhất. Hãy nghĩ về những trái bí đỏ, cà rốt, cam, xoài và đu đủ mà xem. Không phải lúc nào tôi cũng được phô bày nhưng tôi làm đẹp cho bầu trời trong mỗi buổi bình minh hay lúc hoàng hôn, sắc đẹp của tôi rực rỡ đến mức chẳng ai thèm để ý đến bất cứ màu nào trong đám các bạn”. Màu đỏ không nhịn được nữa: “Tôi mới là vua của các bạn. Tôi là máu đỏ - máu của sự sống! Tôi là hiện thân cho lòng dũng cảm và mối hiểm nguy. Tôi sẵn sàng chiến đấu vì đại nghĩa. Tôi đem lửa vào trong máu. Không có tôi, trái đất sẽ trống rỗng như mặt trăng. Tôi là sắc màu của đam mê và tình yêu, hoa hồng nhung, hoa trạng nguyên”. Màu tím vặn hết cỡ âm giọng: “Tôi là màu của hoàng gia và quyền lực. Vua chúa, thủ lĩnh và các đức giám mục chọn tôi làm dấu hiệu tượng trưng.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> cho uy quyền và sự thông thái. Không ai có quyền đặt câu hỏi với tôi, mọi người chỉ được phép lắng nghe và phục tùng tôi”. Cuối cùng màu chàm mới lên tiếng, lặng lẽ nhất và cũng kiên quyết nhất: “Hãy nghĩ đến tôi. Tôi là màu sắc đại diện cho sự im lặng. Các bạn ít khi chú ý đến tôi nhưng không có tôi các bạn sẽ trở nên hời hợt. Tôi đại diện cho suy nghĩ và phản xạ, tôi xuất hiện khi trời chạng vạng tối và đáy nước sâu. Các bạn cần tôi để cân bằng và tương phản, tôi được dành cho lễ cầu nguyện và tĩnh tại trong tâm”. Và tất cả các màu sắc lại tiếp tục khoe khoang và kiêu hãnh về sự ưu việt của mình. Chúng tranh cãi ngày càng lớn tiếng. Đột nhiên, một tia chớp loé lên và sấm chớp nổ vang trời, mưa tuôn xối xả. Các màu sắc xích lại gần nhau vì sợ hãi. Giữa tiếng sấm đì đùng. Mưa bắt đầu lên tiếng: “Hỡi những màu sắc xuẩn ngốc kia, đánh nhau hòng thống trị các màu khác sao? Các bạn không biết mỗi màu sắc mang trong mình một sứ mệnh đặc biệt, duy nhất và khác biệt sao? Hãy nắm lấy tay nhau và đi cùng tôi nào”. Làm theo lời chị Mưa, các màu sắc liên kết lại và nắm lấy tay nhau. Chị Mưa tiếp tục: “Kể từ bây giờ, mỗi màu sẽ căng ra thành hình cánh cung trên bầu trời, cùng nhau tạo thành một dải cầu vồng vĩ đại như một lời nhắn nhủ tất cả đều có thể sống trong hoà bình. Cầu vồng chính là biểu tượng cho hy vọng về một ngày mai”. Từ đó trở đi, khi những cơn mưa gột rửa thế giới vừa dứt, Cầu vồng xuất hiện trên nền trời để chúng ta luôn nhớ tôn trọng giá trị của nhau. (Phương Hoa) Theo Inspirationalstories.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> X/ Chủ điểm 10: Quê Hương_ Bác Hồ 1. Truyện:. Sự tích Hồ Gươm. Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác. Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc. Hồi ấy ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như lệ thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá, Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả lưới ở một chỗ khác. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình: -Ha ha! Một lưỡi gươm! Thận về sau gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở xó nhà. Lấy làm lạ,.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật. Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. ạng trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp nhau. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện. Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng: -Đây là thần có ý phó thác cho "minh công" làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo "minh công" và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc! Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng bao lâu tiếng tăm của quân Lam Sơn ran khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước. Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy Lê Lợi -bấy giờ đã là một vị thiên tử -cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng lên và nhận thấy lưỡi gươm thần đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: -Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long quân! Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa ngước đầu lên, há miệng đớp lấy ngang lưỡi gươm. Cho đến khi cả gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dưới mặt nước hồ xanh. Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì vua liền báo ngay cho họ biết:.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> -Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, người sai rùa lấy lại. Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.. 2. Thơ:. Ảnh Bác Nhà em treo ảnh Bác Hồ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi Ngày ngày Bác mỉm miệng cười Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà Ngoài sân có mấy con gà Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi Em nghe như Bác dạy lời Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa Trồng rau, quét bếp, đuổi gà Thấy tàu bay Mĩ nhớ ra hầm ngồi. Bác lo bao việc trên đời.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em... (Trần Đăng Khoa). 3.Dạy thêm:. Buổi sáng quê nội (Nguyễn Lãm Thắng) Khi mặt trời chưa dậy Hoa còn thiếp trong sương Khói bếp bay đầy vườn Nội nấu cơm, nấu cám. Đàn trâu ra đồng sớm Đội cả sương mà đi Cuối xóm ai thầm thì Gánh rau ra chợ bán Gà con kêu trong ổ Đánh thức ông mặt trời Chú Mực ra sân phơi Chạy mấy vòng khởi động Một mùi hương mong mỏng Thơm đẫm vào ban mai Gió chạm khóm hoa nhài Mang hương đi khắp lối Buổi sáng ở quê nội Núi đồi ngủ trong mây Mặt trời như trái chín Treo lủng lẳng vòm cây..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Nàng tiên ốc Xưa có một bà già nghèo Chuyên mò cua bắt ốc Một hôm bà bắt được. Một con ốc xinh xinh Vỏ nó biêng biếc xanh Không giống như ốc khác. Bà thương không muốn bán. Bèn thả vào trong chum. Rồi bà lại đi làm. Đến khi về thấy lạ Sân nhà sao sạch quá Đàn lợn đã được ăn Cơm nước nấu tinh tươm Vườn rau tươi sạch cỏ. Bà già thất chuyện lạ Bèn có ý rình xem Thì thấy một nàng tiên Bước ra từ chum nước. Bà già liền bí mật. Đập vỡ vỏ ốc xanh Rồi ôm lấy nàng tiên Không cho chui vào nữa.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Hai mẹ con từ đó Rất là yêu thương nhau. (Phan Thị Thanh Nhàn). Quả táo của Bác Hồ Quả táo của Bác Hồ Năm 1946, Bác Hồ sang thăm nước Pháp. Nhân dân và thiếu nhi Pháp rất vui mừng, phấn khởi. Họ tụ tập, vẫy tay và hoan hô Bác tại các nơi Bác đi qua hay đến thăm. Hôm ấy, Tòa thị chính Pari mở tiệc lớn đón mừng Bác. Tiệc tan, mọi người vô cùng ngạc nhiên khi thấy Bác Hồ cầm theo một quả táo. Khi Bác ra đến ngoài cửa thì có một đám thiếu nhi ríu rít chạy tới chào. Bác tươi cười bế một em bé gái nhỏ lên hôn và đưa cho em quả táo. Mọi người bấy giờ mới vỡ lẽ và rất cảm động trước tình cảm của Bác dành cho các em thiếu nhi. Ngày hôm sau, câu chuyện “Quả táo của Bác Hồ” đã được các báo đăng lên trang nhất. Còn em bé sau khi nhận được quả táo của Bác thì giữ khư khư trong tay, ai xin cũng không cho. Lúc về nhà, em để quả táo lên bàn học của mình. Cha mẹ bảo: - Con ăn đi kẻo để lâu quả táo sẽ hỏng mất. Thế nhưng, em bé nhất định không ăn và bảo: -Đó là quả táo Bác Hồ cho con, con sẽ giữ thật lâu làm kỷ niệm. (Phỏng theo chuyện “Quả táo của Bác Hồ”, Tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi, NXB Văn Học, 1961). Wish you good at.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Con Voi.

<span class='text_page_counter'>(75)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×