Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Thử nhìn lại một nhân tố thắng lợi của khởi nghĩa lam sơn (1418 1427) tính nhân dân sâu sắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.87 KB, 59 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hớng dẫn Th.S
Hoàng Thị Nhạc đà giúp em hoàn thành khoá luận này.
Em cũng xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử đà tận tình chỉ bảo,
truyền đạt tri thức cho em trong những năm học vừa qua
để em có cơ sở để hoàn thành khoá luận.
Kính chúc các thầy cô luôn luôn mạnh khoẻ, hạnh
phúc.

Vinh, tháng 5 năm 2007.
Sinh viên

Phạm Thanh Giang

Mục lục
Lời nói đầu
Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu
4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu

Phạm Thanh Giang

Trang
1
4


4
6
7

1


Luận văn tốt nghiệp

5. Bố cục của đề tài
Nội dung

8
9

Chơng I: Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn
9
1.1. Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra và giành thắng lợi
9
1.2.Nguyên nhân thắng lợi
13
Chơng II: Tính nhân dân sâu sắc một trong nh một trong nhng nhân tố
thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn
17
2.1. Vì dân và dựa vào dân để chiến đấu là quan điểm chỉ
đạo của cuộc khởi nghĩa.
17
2.1.1. Giơng cao ngọn cờ yêu nớc và chính nghĩa.
17
2.1.2.Đờng lối dựa vào dân để đánh giặc.

23
2.2. Nghĩa quân Lam Sơn - đội quân nhân dân.
26
2.3. Đóng góp sức ngời, sức của nhân dân.
35
2.4. Hai lực lợng nhân dân và vũ trang cùng đánh địch hổ trợ nhau. 48
Chơng III: Khởi nghĩa Lam Sơn tiếp tục khẳng định sức mạnh
của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
58
3.1. Tổ tiên ta với việc sáng tạo và phát huy sức mạnh của chiến
tranh nhân dân.
58
3.2.Những cuộc chiến tranh nhân dân trớc khởi nghĩa Lam Sơn.
60
3.3. Khởi nghĩa Lam Sơn đà kiểm nghiệm và chứng minh sức
mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
64
Phần kÕt luËn
68

Ph¹m Thanh Giang

2


Luận văn tốt nghiệp

phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Khởi nghĩa Lam Sơn là đỉnh phát triển cao nhất và là kết tinh của

toàn bộ phong trào giải phóng đất nớc vào đầu thế kỷ XV. Qua mời năm
trời chiến đấu gian khổ và anh dũng, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đà giành đợc thắng lợi rực rỡ. Thắng lợi đó đà đập tan ách thống trị của bọn xâm lợc
nhà Minh, khôi phục lại nền độc lập cho đất nớc. Trong hai mơi năm bị đô
hộ, bọn xâm lợc không những đà tàn phá đất nớc, bóc lột nhân dân đến
thậm tệ, gây ra bao cảnh đau thơng, tan tóc trên mảnh đất yêu thơng của Tổ
Quốc, mà còn thi hành chính sách đồng hoá, âm mu thủ tiêu vĩnh viễn nền
độc lập và cả sự tồn tại của nớc ta. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
đà cứu dân khỏi cảnh nô lệ nớc ngoài, cứu nớc khỏi nguy cơ bị tiêu diệt và
một lần nữa khẳng định sự tồn tại vững chắc của dân tộc ta.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính là thắng lợi của một
cuộc chiến tranh giải phóng đất nớc có tính chất nhân dân sâu sắc. Trên đất
nớc ngàn năm văn hiến, nhân dân ta, dân tộc ta với các thế hệ nối tiếp nhau
đà từng chôn vùi những ảo mộng bành trớng, nô dịch, xâm lăng của các thế
lực xâm lợc phản động cùng những đội quân đà từng khuất phục nhiều quốc
gia dân tộc. Bớc vào cuộc chiến sống còn, chống lại ách đô hộ của nhà
Minh, nhân dân ta, dân tộc ta đà tung vào trận đánh lịch sử này sức mạnh về
mọi mặt của mình. Đợc nh vậy là vì ngay từ đầu, những nhà lÃnh đạo cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn đà nhận thấy đợc sức mạnh của nhân dân nên đà chủ
trơng giơng cao ngọn cờ yêu nớc và nhân nghĩa, để tập hợp nhân dân cả nớc
đứng lên đánh giặc; dựa vào dân để phát động một cuộc chiến tranh giải
phóng có tính chất nhân dân sâu sắc. Trong cuộc chiến đấu đó, nghĩa quân
Lam Sơn đà thực sự dựa đợc vào dân và khai thác đợc tiềm lực cực kì to lớn
của nhân dân cho chiến tranh. Chính vì thế mà cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đÃ

Phạm Thanh Giang

3


Luận văn tốt nghiệp


đi dần từ không đến có, từ mét cc khëi nghÜa nhá ë miỊn rõng nói Thanh
Ho¸ đà dần dần phát triển thành trung tâm của phong trào đấu tranh trong
phạm vi cả nớc, thành một cuộc chiến tranh giải phóng có tính chất nhân
dân rộng rÃi.
Tính chất nhân dân rộng rÃi, đó là tính chất cơ bản và cũng là nguồn
gốc thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. ĐÃ có một số công trình
nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từng đề cập đến vấn đề này, song
cha có tác giả nào tách ra thành một đối tợng tìm hiểu riêng. Vì vậy ở luận
văn này bằng việc đi sâu nghiên cứu một trong những nhân tố thắng lợi của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: tính nhân dân sâu sắc, chúng tôi mong muốn nêu
bật lên đợc sức mạnh và vai trò của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn, giúp ngời đọc thấy đợc đó là một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Đây cũng là một đề tài khá lý thú và hấp dẫn. Tìm hiểu sâu về vấn đề
này sẽ giúp cho ngời viết có đợc những nhận thức, những hiểu biết rộng
hơn, đồng thời góp phần tích cực vào công tác giảng dạy sau này.
Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài Thử nhìn lại một nhân tố
thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: tính nhân dân sâu sắc cho khoá
luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong kho tàng t liệu lịch sử dân tộc, từ xa đến nay có nhiều t liệu viết
về khởi nghĩa Lam Sơn, trong đó có đề cập đến những đóng góp của nhân
dân đối với những bớc phát triển của cuộc khởi nghĩa.
Đầu tiên với tài liệu Đại Việt sử kí toàn th của Ngô Sỹ Liên và sử
thần triều Lê. Đó là bộ sử tơng đối đầy đủ và hoàn chỉnh trong thời đại
phong kiến Việt Nam. Trong tài liệu này tác giả đà trình bày một cách chi
tiết quá trình diễn biến, phát triển và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn. Trong đó cũng đà ghi chép lại những đóng góp của nhân dân ở những
nơi mà nghĩa quân Lam Sơn đà đi qua nhng chỉ mang tính sơ lợc cha có hệ

thống.
Tài liệu Đại Việt thông sử (Lê Quý Đôn, NXB tổng hợp Đồng
Tháp, 1993) cũng đà có ghi chép về thời vua Thái Tổ Cao Hoàng Đế (tức Lê
Lợi) từ khi bắt đầu khởi binh (1418) đến khi lên ngôi (1427). Tài liệu này
có nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhng chủ yếu nói đến vai trò của Lê Lợi

Phạm Thanh Giang

4


Luận văn tốt nghiệp

, đề cập rất ít đến những đóng góp của nhân dân và có chăng cũng chỉ
manng tính minh hoạ mà thôi.
Tài liệu Khởi nghĩa Lam Sơn (Phan Huy Lê, Phan Đại DoÃn, NXB
KHXH, 1997) chú ý khai thác những vấn đề về khởi nghĩa Lam Sơn của
dân tộc ta ở đầu thế kỉ XV. ở tài liệu này có nêu lên những yếu tố làm nên
thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn. Trong đó khẳng định tính nhân dân sâu
rộng là nguyên nhân quan trọng nhất, song chỉ mới nêu lên chứ cha đi vào
nghiên cứu một cách chi tiết và hệ thống.
Bên cạnh những tài liệu thông sử viết về khởi nghĩa Lam Sơn thì trong
các t liệu lịch sử địa phơng cũng có nói đến những đóng góp của nhân các
địa phơng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Chẳng hạn nh tài liệu LÞch sư
NghƯ TÜnh ” (Ban NCLS NghƯ TÜnh, NXB NghƯ Tĩnh, 1984)
Nhìn chung, cho đến nay cha có công trình nào nghiên cứu một cách chi
tiết, toàn diện và có hệ thống về tính nhân dân sâu sắc nh là một nguyên
nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Kế thừa những thành tựu
nghiên cứu, qua sử dụng tài liệu thu thập đợc, chúng tôi cố gắng khai thác,
đối chiếu, so sánh để có kết luận xác đáng đảm bảo tính khoa học. Từ đó

giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc sức mạnh làm nên thắng lơi của
khởi nghĩa Lam Sơn.
3. Đối tợng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tợng nghiên cứu: Nhìn lại một nhân tố thắng lợi của khởi nghĩa
Lam Sơn: tính nhân dân sâu sắc. Từ đó để thấy đợc vai trò cũng nh đóng
góp của nhân dân trong cuộc chiến tranh giành độc lạp của dân tộc ta hồi
đầu thế kỷ XV.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Toàn bộ lÃnh thổ của nớc Đại Việt đầu thế kỉ XV (tơng đơng với vùng đất từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc ngày nay). Đó là địa
bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn từ năm 1418 đến năm 1427.
Về thời gian: từ khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra năm 1418 đến
khi giành thắng lợi hoàn toàn năm 1427.
4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu.
. Nguồn t liệu:

Phạm Thanh Giang

5


Luận văn tốt nghiệp

Để hoàn thành đề tài Thử nhìn lại một nhân tố thắng lợi của khởi
nghĩa Lam Sơn: tính nhân dân sâu sắc chúng tôi tiếp cận những nguồn t
liệu sau:
- Những th tịch cổ của các sử gia phong kiến Việt Nam thời Lê sơ và
của các triều đại sau đó.
- Những công trình nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của các
nhà nghiên cứu lịch sư ë ViƯn sư häc ViƯt Nam.
-T liƯu lÞch sư địa phơng

Bên cạnh những nguồn t liệu lịch sử chúng tôi còn sử dụng những t
liệu thuộc các lĩnh vực khác theo phơng pháp liên nghành.
. Phơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng hai phơng pháp nghiên
cứu cơ bản, đó là phơng pháp lịch sử và phơng pháp logic. Trên cơ sở những
tài liệu chính xác, điển hình nhằm dựng lại bức tranh quá khứ đúng nh nó
đà tồn tại. Kết hợp phân tích, so sánh, đối chiếu đi sâu nghiên cứu bản chất
của sự kiện đảm bảo tính khách quan khoa học. Hai phơng pháp này là hai
phơng pháp cổ điển nhng lại có tác dụng hỗ trợ nhau trong quá trình hoàn
thành đề tài.
5. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo; nội dung đề
tài tập trung làm rõ trong ba chơng:
Chơng I: Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn
1.1. Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra và giành thắng lợi
1.2. Nguyên nhân thắng lợi
Chơng II: Tính nhân dân sâu sắc một trong nh một trong những
nhân tố thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn
2.1. Vì dân và dựa vào dân để chiến đấu là quan điểm chỉ
đạo của cuộc khởi nghĩa.
2.1.1. Giơng cao ngọn cờ yêu nớc và chính nghĩa.
2.1.2. Đờng lối dựa vào dân để đánh giặc.
2.2. Nghĩa quân Lam Sơn - đội quân nhân dân.
2.3. Đóng góp sức ngời, sức của của nhân dân.
2.4. Hai lực lợng nhân dân và vũ trang cùng đánh địch hỗ trợ nhau.
Chơng III: Khởi nghĩa Lam Sơn tiếp tục khẳng định sức mạnh

Phạm Thanh Giang

6



Luận văn tốt nghiệp

của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
3.1. Tổ tiên ta với việc sáng tạo và phát huy sức mạnh của chiến
tranh nhân dân.
3.2. Những cuộc chiến tranh nhân dân trớc khởi nghĩa Lam Sơn.
3.3. Khởi nghĩa Lam Sơn đà kiểm nghiệm và chứng minh sức
mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Nội dung
chơng I: Nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn

1.1.

Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra và giành thắng lợi
Cuối thế kỉ XIV đầu thế kỷ XV, chế độ phong kiến Việt Nam trải
qua những biến động sâu sắc. Trớc sự khủng hoảng và sụp đổ của triều
Trần, năm 1400 Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và thiết lập chế độ phong kiến
mới: triều Hồ (1400-1407). Dới triều nhà Hồ, xà hội có những bớc tiến nhất
định, nhng về căn bản khủng hoảng của kinh tế điền trang, thái ấp và chế độ
nông nô, nô tỳ vẫn cha đợc giải quyết, chính quyền nhà Hồ mới thành lập vì
thế thiếu một cơ sở xà hộ vững chắc và đang đứng trớc nhiều khó khăn
nghiêm trọng.
Giữa lúc đất nớc đang trải qua những biến động sâu sắc, nhà Minh đÃ
lợi dụng thời cơ tiến hành xâm lợc nớc ta. Nhà Minh là một triều đại phong
kiến ở Trung Quốc do Chu Nguyên Chơng thành lập vào năm 1368. Đến
đời Minh Thành Tổ (1402 - 1424), nhà Minh đạt đến giai đoạn cờng thịnh
nhất và đồng thời có xu hớng bành chớng thế lực ra bên ngoài. Tháng 11

năm 1406, sau một thắng lợi thăm dò và chuẩn bị, nhà Minh phát động
cuộc chiến tranh xâm lợc nớc ta.
Trớc hành động xâm lợc của quân Minh, nhà Hồ trớc sau chủ trơng
kiên quyết kháng chiến và tích cực cho việc chuẩn bị kháng chiến. Tuy
nhiên cuộc kháng chiến do nhà Hồ lÃnh đạo đà bị thất bại nhanh chóng.
Nhà Minh đà thiết lập ở nhà nớc ta một bộ máy chính quyền đô hộ to lớn.
Với bộ máy đó, nhà Minh thi hành ở nớc ta những chính sách đàn áp,
khủng bố tàn khốc cùng với chính sách bóc lột và vơ vét tham tàn.

Phạm Thanh Giang

7


Luận văn tốt nghiệp

Cuộc xâm lợc và ách đô hộ của nhà Minh đà cản trở và kìm hÃm gay
gắt sự phát triển của xà hội ta, đe doạ nghiêm trọng vận mạng của cả dân
tộc và chà đạp lên cc sèng cịng nh mäi phÈm gi¸ cđa con ngêi. Trong
cảnh nớc sôi lửa bỏng đó, một nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đang đợc đặt ra
cho toàn dân là phải đấu tranh thủ tiêu nền thống trị của nớc ngoài, khôi
phục nền độc lập của Tổ Quốc.
Nhân dân ta đầu thế kỷ XV đà hoàn thành vẻ vang sứ mệnh ấy, ghi
vào lịch sử những trang chói lọi. Hai mơi năm đô hộ của nhà Minh là hai
mơi năm đấu tranh kiên cờng và liên tục của nhân dân ta để hoàn thành
thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Có thể nói rằng từ khi quân Minh đặt chân lên đất nớc ta cho đến khi
tên giặc cuối cùng bị tống cổ ra khỏi bờ cõi, không khi nào ngớt những
cuộc đấu tranh của nhân dân ta với vô số những hành động anh dũng và
những cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi

(1407 - 1409) và Trần Quý Khoáng (1409 - 1413) là hai cuộc khởi nghĩa
lớn nhất lúc bấy giờ. Đến khoảng giữa năm 1414, hầu hết các cuộc khởi
nghĩa lớn nhỏ ở các nơi đều bị thất bại, nền đô hộ của nhà Minh đợc thiết
lập và củng cố trên khắp cả nớc.
Trớc sự đàn áp liên tục và khốc liệt của địch, phong trào đấu tranh
giải phóng của nhân dân ta sau một thời gian sôi sục đến đây tạm bị lắng
xuống. Ngọn lửa đấu tranh bị dẹp xuống nhng không hề bị dập tắt. Ngọn
lửa ấy vẫn âm ĩ trong tâm can mỗi ngời dân yêu nớc và đây đó có lúc bùng
lên với những cuộc bạo động lẻ tẻ, báo hiệu trớc một cao trào đấu tranh
quyết liệt mới sắp bùng nổ. Cao trào đó thực sự bắt đầu từ năm 1418 với
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và lấy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn làm trung tâm.
Sau một thời gian chuẩn bị khẩn trơng, ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất
(tức 7/2 năm 1418), trong không khí ngày tết Nguyên Đán cổ truyền của
dân tộc, Lê Lợi và toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê
Lợi tự xng là Bình Định Vơng truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân
cùng nổi dậy giết giặc cứu nớc. Cờ nghĩa Lam Sơn từ đó đợc giơng cao, tiêu
biểu cho ngọn cờ yêu nớc và chính nghĩa, ngọn cờ đoàn kết đấu tranh
ngoan cờng và tất thắng.
Từ khi cờ nghĩa phất lên (1418) cho đến năm 1424 là khoảng thời
gian nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ở vùng rừng núi Thanh Hoá. Trong

Phạm Thanh Giang

8


Luận văn tốt nghiệp

thời gian đó, nghĩa quân Lam Sơn vừa tổ chức tấn công địch, vừa chống vây
quét giữ vững đợc căn cứ.

Cờ nghĩa vừa phất, địch đà đem quân đàn áp. Từ đó đến năm 1422
địch đà liên tục tổ chức những cuộc tấn công, vây quét nhằm tiêu diệt và
đàn áp cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - trung tâm của phong trào đấu tranh trong
cả nớc, trong đó có những cuộc vây quét lớn huy động tới hàng chục vạn
quân tham gia, kéo dài trên hai tháng.
Trong những năm tháng gay go ác liệt đó, nghĩa quân đà anh dũng
đánh trả giặc với một tinh thần đấu tranh rất cao, với những cách đánh rất
linh hoạt: lúc thì mai phục trong căn cứ, khi thì luồn ra ngoài đánh úp sau lng, lúc thì phá vây, khi thì đem quân uy hiếp tận sào huyệt địch. Tuy có lúc
tổn thất tạm thời nhng với quyết tâm chiến đấu cao, lại đợc nhân dân giúp
đỡ nên nghĩa quân càng đánh càng mạnh, thắng đợc nhiều trận lớn, duy trì
đợc cuộc đấu tranh vũ trang, đứng vững trên miền Tây Thanh Hoá.
Sau một thời gian tạm hoà hoÃn với địch (1423- 1424), tháng 9 năm
1424 nghĩa quân Lam Sơn di chuyển vào Nghệ An để xây dựng căn cứ địa
mới để làm chỗ đứng chân, dựa vào nhân lực, tài lực đất ấy mà quay ra
đánh Đông Đô.[21, 79]
Trên đờng di chuyển vào Nghệ An, nghĩa quân đà giành đợc nhiều
thắng lợi lớn: hạ thành Đa Căng, thành Trà long, đặc biệt trận Khả Lu một trong nh
Bồ ải ta đà tiêu diệt đợc rất nhiều địch đến nỗi thuyền giặc chạy ngang
dòng, xác chết nổi lấp sông, khí giới chất đầy khe núi
ở Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn đà chia ra đánh chiếm đợc các phủ,
huyện trong trấn, đến đâu dân cũng hởng ứng và giặc phải theo hàng. Cho
nên, chỉ trong vòng ba tháng toàn phủ Nghệ An đựơc giải phóng (trừ hai
thành bị cô lập là Nghệ An và Diễn Châu), chính quyền mới đợc thiết lập,
nhân dân sôi nổi ủng hộ tham gia nghĩa binh.
Lúc này, bộ chỉ huy nghĩa quân đà nhận định quân giặc dồn hết về
cứu thành Nghệ An, các nơi khác rất trống rỗng nên chủ trơng bỏ chỗ
cứng mà đánh chỗ hở, tránh chỗ chắc mà đánh chỗ h. Một đội quân tiến ra
đánh Diễn Châu, vây Tây đô, giải phóng Thanh Hoá, một đạo quân khác
vào giải phóng Tân Bình một trong nh Thuận Hoá. Chỉ trong một thời gian ngắn,
nghĩa quân đi giải phóng đợc các nơi trên.


Phạm Thanh Giang

9


Luận văn tốt nghiệp

Sau gần tám năm (1418 một trong nh 1426) chiến đấu gian khổ và anh dũng,
nghĩa quân đà trởng thành rõ rệt nhất là từ khi phát triển vào Nghệ An. Từ
những đội quân nhỏ bé hoạt động du kích ở miền thợng lu Thanh Hoá nay
đà là một đội quân khá mạnh đủ sức để diệt những đạo quân lớn, vây những
thành lớn của giặc. Từ căn cứ nhỏ hẹp ban đầu, nay đà có một vùng giải
phóng rộng lớn từ dÃy Tam Điệp (Ninh Bình) đến nam đèo Hải Vân, tạo
thành hậu phơng vững chắc cho thời kì đấu tranh quyết liệt tiếp theo.
Nhận thấy sức ta đà mạnh, giặc thì suy yếu phải dựa vào thành cố thủ
để đợi viện binh sang, tháng 9 năm 1426 Lê Lợi một trong nh Nguyễn TrÃi quyết định
tiến công ra Bắc. Tới đâu nghĩa quân cũng đợc nhân dân nô nức hởng ứng,
nổi dậy cùng nghĩa binh đánh giặc, bao vây thành trại của địch. Nguỵ
quyền tan rà nhanh chóng.
Bị thất bại liên tiếp, quân Minh buộc phải cầu cứu viện binh từ bên
Trung Quốc sang. Cho rằng chờ địch sẽ không chống nỗi chúng, bộ chỉ huy
nghĩa quân Lam Sơn đà chủ động tiến công trớc mặc dù quân ta ít hơn địch
rất nhiều. Bằng hành động khéo léo, nắm đợc chỗ sơ hở của địch và biết
phát huy u thế của ta, quân dân ta đà tiêu diệt hoàn toàn viện binh của địch
bằng chiến thắng vang dội: chiến thắng Chi Lăng, Xơng Giang (1427).
Viện binh đà bị tiêu diệt, quân ta thì ngày càng khép chặt vòng vây
địch ở các thành kết hợp với công tác dịch vận, liều chống lại chỉ là vô ích.
Không còn cách nào khác, quân Minh cuối cùng đà phải đầu hàng. Cuối
năm 1427, tám mơi sáu nghìn tớng sĩ Minh theo đờng thuỷ rút ra khỏi nớc

ta, đợc ta cấp ngựa, thuyền và lơng thực đầy đủ.
Nh vậy, trải qua mời năm (1418 - 1427) chiến đấu gian khổ và anh
dũng, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đà kết thúc thắng lợi, cuộc chiến tranh giải
phóng của dân tộc ta đà toàn thắng, kết thúc một thời kì đấu tranh quyết liệt
và mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử dân tộc ta.
XÃ tắc từ nay vững bền
Non sông từ này tơi đẹp
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Mở nền thái bình muôn thủa
Rửa sạch mối nhục ngàn năm.
(Bình Ngô đại cáo một trong nh Nguyễn TrÃi)

Phạm Thanh Giang

10


Luận văn tốt nghiệp

1.2. Nguyên nhân thắng lợi .
Vào đầu thÕ kû XV, chÕ ®é phong kiÕn níc ta ®ang trên đờng phát
triển nhng đang trải qua những biến động sâu sắc để gạt bỏ một số trở ngại
trong lòng của chế độ phong kiến. Dù gặp nhiều khó khăn bên trong, nhng
trớc sự xâm lợc của quân Minh, chính quyền nhà Hồ đà kiên quyết chủ trơng kháng chiến và đà bỏ ra nhiều sức lực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
ấy. Cuộc kháng chiến do nhà Hồ lÃnh đạo là một cuộc kháng chiến giữ nớc,
một cuộc chiến tranh yêu nớc và chính nghĩa. Nhng cuộc kháng chiến đó đÃ
thất bại vì chính quyền nhà Hồ không tập hợp đợc lực lợng kháng chiến của
toàn dân, không vận dụng đợc chiến lợc, chiến thuật thích hợp cho cuộc
kháng chiến của một nớc nhỏ chống lại sự xâm lợc của một nớc lớn.

Qua hai mơi năm đô hộ của nhà Minh, nhân dân ta đà không ngừng
nổi dậy đấu tranh với vô số những cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ ở hầu hết mọi
nơi. Trớc khởi nghĩa Lam Sơn, đà từng có những cuộc khởi nghĩa lớn của
Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng do một bộ phận yên nớc trong tầng lớp quý
tộc lÃnh đạo. Những cuộc khởi nghĩa đó đều là những cuộc đấu tranh giải
phóng có tính chất yêu nứơc và chính nghĩa. Những cuộc khởi nghĩa đó đÃ
giành đợc một số thắng lợi nhất định, nhng cuối cùng đều bị đàn áp và bị
thất bại. Nguyên nhân thất bại có nhiều mặt phức tạp nhng chủ yếu là vì bộ
phận lÃnh đạo không đoàn kết đợc nhân dân, không tiến hành đựơc một
cuộc chiến tranh giải phóng có tính chất nhân dân rộng rÃi. Trong điều kiện
tay không mà xây dựng lực lợng để đơng đầu với kẻ thù mạnh gấp bội lần,
có cả chính quyền và quân ®éi trong tay, mét cuéc chiÕn tranh gi¶i phãng
chØ cã thể đi đến thắng lợi khi nó lôi cuốn, tổ chức và lÃnh đạo đợc lực lợng
kháng chiến của toàn dân. Những nhà quý tộc yêu nớc Trần Ngỗi, Trần quý
Khoáng cũng nh những ngời lÃnh đạo khác trong phong trào đấu tranh trứơc
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, do hạn chế về thành phần giai cấp hay do hạn
chế về năng lực chủ quan đà tỏ ra bất lực, không tổ chức và tiến hành đợc
một cuộc chiến tranh giải phóng nh thế.
Chiến tranh yêu nớc và chính nghĩa, trong bản thân nó đà chứa đựng
một sức mạnh tiềm tàng to lớn, một khả năng thắng lợi. Nhng một cuộc
chiến tranh yêu nớc và chính nghĩa do bất lực hay sai lầm của lÃnh đạo vẫn
có thể thất bại. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và những cuộc đấu tranh giải
phóng trớc khởi nghĩa Lam Sơn đà chứng tỏ rõ ®iỊu ®ã.

Ph¹m Thanh Giang

11


Luận văn tốt nghiệp


Khởi nghĩa Lam Sơn là đỉnh phát triĨn cao nhÊt vµ lµ kÕt tinh cđa
toµn bé phong trào giải phóng dân tộc vào đầu thế kỷ XV. Qua mời năm
chiến đấu gian khổ và anh dũng, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đà giành đợc
thắng lợi rực rỡ. Thắng lợi đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Một trong những đặc điểm nổi bật và cũng là một trong những
nguyên nhân thắng lợi chủ yêu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi
nghĩa này có một bộ phân tham mu sáng suốt tiêu biểu cho lực lợng tiến bé
trong x· héi, cã uy tÝn réng r·i trong nh©n dân. Dới sự lÃnh đạo của tầng lớp
địa chủ mét trong nh lµ bé phËn tiÕn bé nhÊt trong giai cÊp phong kiÕn lóc bÊy giê,
cuéc khëi nghÜa Lam Sơn đà khắc phục đợc những nhợc điểm và sai lầm
của những cuộc khởi nghĩa trớc đây để đa sự nghiệp giải phóng đất nớc đến
thắng lợi. Bộ tham mu của nghĩa quân đà phát huy đựơc sự nỗ lực chủ
quan [16, 502] trong việc chỉ đạo và thực hành chiến tranh với đờng lối
lÃnh đạo đúng đắn.
LÃnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng đến thắng lợi là công lao
chung của bộ tham mu nghĩa quân, nhng trong đó Lê Lợi có nhiều cống
hiến quan trọng với t cách là ngời đứng đầu bộ tham mu. Lê Lợi là ngời
khởi xớng, tổ chức và thực sự giữ vai trò lÃnh tơ tèi cao cđa cc khëi nghÜa
Lam S¬n. Trong mêi năm chiến đấu gian khổ với quân thù, Lê Lợi đà đồng
cam cộng khổ với nghĩa quân và đà cùng với bộ tham mu vạch ra chiến
lựơc, chiến thuật đúng đắn, đa sự nghiệp giải phóng vợt qua mọi khó khăn
thử thách để đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong bộ tham mu nghĩa quân, Nguyễn TrÃi giữ cơng vị quan trọng
thứ hai sau Lê Lợi. ông có mặt ở Lam Sơn ngay từ những ngày đầu khởi
nghĩa và trong suốt cuộc đấu tranh cứu nớc luôn ở bên cạnh Lê Lợi để cùng
bàn mu tính kế, lÃnh đạo cuộc chiến tranh đến thắng lợi.
Trong bộ tham mu nghĩa quân bên cạnh Lê Lợi và nguyễn TrÃi, còn
có nhiều tớng lĩnh xuất sắc khác. Mỗi ngời với cơng vị và tài năng của mình
đà có những cống hiến nhất định để tạo thành trí tuệ sức mạnh và uy tín

chung của bộ tham mu.
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của cuộc khởi nghĩa kết hợp với sự
phân tích, đánh giá tình hình một cách xác đáng, bộ tham mu nghĩa quân
Lam Sơn đà vạch ra đờng lối quân sự đúng đắn, chỉ đạo chiến lợc chiến

Phạm Thanh Giang

12


Luận văn tốt nghiệp

thuật tài giỏi. Có đờng lối quân sự và chỉ đạo chiến lợc, chiến thuật đúng
đắn là một nhân tố rất trọng yếu quy định thắng lợi của chiến tranh.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài vừa mời năm trời dòng rÃ. Đánh
lâu dài là đờng lối chiến lợc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Chiến lợc đó
hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển khách quan cđa mét cc chiÕn
tranh gi¶i phãng cđa mét níc nhỏ chống lại sự xâm lợc và thống trị của mét
níc lín. Nhng kinh nghiƯm cđa cc khëi nghÜa Lam Sơn cho thấy rằng,
muốn thực hiện chiến lợc đánh lâu dài thì về mặt chiến thuật lại phải đánh
nhanh giải quyết nhanh, phải luôn chủ động và phải cực kỳ cơ động linh
hoạt, phải lấy tiến công nhất là tiến công vận động làm chủ yếu. Đó là
những điểm chính về chiến thuật của nghĩa quân Lam Sơn.
Bộ tham mu nghĩa quân mà đầu nÃo là Lê Lợi và Nguyễn TrÃi, đà tỏ
ra sáng suốt và hoàn toàn thành công trong việc tổ chức và lÃnh đạo cuộc
khởi nghĩa nói chung và chỉ đạo chiến lợc chiến thuật nói riêng. Đó là một
trong những nguyên nhân quan trọng và cũng là một cống hiến to lớn đối
với thắng lợi của cuộc chiến tranh giành độc lập đầu thế kỷ XV.
Một cuộc chiến tranh giải phóng chỉ có thể đi đến thắng lợi khi nó
phát triển thành một cuộc chiến tranh cã tÝnh chÊt nh©n d©n réng r·i. Tõ

mét cuéc khëi nghÜa nhá ë miỊn nói rõng Thanh Ho¸, cc khëi nghĩa Lam
Sơn đà dần dần phát triển thành trung tâm của phong trào đấu tranh trong
phạm vi cả nớc, thành một cuộc chiến tranh giải phóng có tích chất nhân
dân rộng rÃi.
Với bản chất của một cuộc chiến tranh yêu nớc và chính nghĩa, với đờng lối lÃnh đạo đúng đắn, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thực sự trở thành mét
cuéc chiÕn tranh cã tÝnh chÊt nh©n d©n réng r·i. Ngọn cờ Lam Sơn là ngọn
cờ đoàn kết đấu tranh của toàn dân ta lúc bấy giờ. Đó là tính chất cơ bản và
cũng là nguồn gốc thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trên đây là những nguyên nhân chính đa đến thắng lợi của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn hồi đầu thế kỷ XV. Trong đó nhân tố quan trọng nhất quyết
định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa và cũng là điểm khác nhau căn bản giữa
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những cuộc khởi nghĩa trớc nó là ở chỗ: bộ
tham mu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đà biết dựa vào dân, biết phát huy
sức mạnh to lớn về tinh thần và vật chất của nhân dân để tiến hành một
cuộc chiến tranh nhân dân lâu dài và tất thắng.

Phạm Thanh Giang

13


Luận văn tốt nghiệp

Chơng II: Tính nhân dân sâu sắc - một trong những nhân tố
thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

2.1. Vì dân và dựa vào dân để đánh giặc là quan điểm chỉ đạo của cuộc
khởi nghĩa
2.1.1. Giơng cao ngọn cờ yêu nớc và chính nghĩa
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ II của Đảng Lao

Động Việt Nam tháng 2 năm 1951, Hồ Chủ Tịch đà nói :
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nớc. Đó là một truyền thống quý
báu của ta. Từ xa đến nay mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lớt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nớc và lũ cớp nớc .....
[5, 366].
Toàn bộ lịch sử của dân tộc đà chứng minh chân lý sáng ngời đó.
Mỗi trang sử của ta đều nãi lªn ý chÝ tù lËp, tù cêng, kiªn quyÕt bất khuất
của dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ lòng yêu nớc nồng nàn sâu sắc của mỗi
một ngời dân Việt Nam.
Từ bao thế kỷ nay để sống còn và phát triển, dân tộc ta đà kiên cờng
đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù xâm lợc, đà dựng lên một nớc riêng
biệt, giàu đẹp, có nền văn hoá khá cao, có biên giới rõ ràng .
Chính do gắn bó với đất nớc, quê hơng, nơi chôn nhau cắt rốn của
mình, nơi mà đôi tay, bộ óc, trái tim đà tạo nên những thành quả lao động
giàu đẹp và một nền văn hoá độc đáo nên nhân dân ta rất tha thiết yêu quê
hơng đất nớc của mình, và đà không tiếc công sức, xơng máu để xây dựng
đất nớc ta thành một quốc gia riêng và dùng mọi sức mạnh để bảo vệ nó .
Tình cảm và ý chí đó chính là lòng yêu nớc nồng nàn sâu sắc của dân
tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nớc của dân tộc ta gắn liền với tinh thần yêu tự
do, độc lập, không chịu làm nô lệ, không chịu mất nớc, không chịu áp bức
bóc lột. Tinh thần yêu nớc đó là một tinh thần yêu nớc rất cao, có một nội
dung phong phú, do đó mà dân tộc ta luôn luôn phát triển mạnh mẽ.
Sự phát triển của lịch sử đà đặt nớc ta, một đất nớc không rộng, ngời
không đông trong điều kiện thờng xuyên bị các thế lực phong kiến mạnh ở
bên ngoài dòm ngó. Cuộc sống độc lập tự chủ thờng xuyên bị uy hiếp.
Chính trong hoàn cảnh đó lòng yêu nớc rất cao đà làm cho dân tộc ta sớm
có ý thức mạnh mẽ về quyền làm chủ của đất nớc, quyền làm chủ vận mệnh

Phạm Thanh Giang


14


Luận văn tốt nghiệp

của mình, đó là tinh thần tự lực, tự cờng, tinh thần kiên cờng bất khuất rất
cao của dân tộc ta. Tinh thần này bộc lộ rất rõ trong bốn câu thơ của Lý Thờng Kiệt :
Nam quốc sơn hà Nam đế c
Tiệt nhiên định phận tại thiên th
Nh hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại h.
(Nớc Nam có vua nớc Nam ở đó
Bờ cõi đà đợc ghi tên sách trời
Cớ sao lũ giặc lại còn dám xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh bại cho mà coi) .
(Nam quốc sơn hà - Lý Thờng Kiệt)
Trong đoạn mở đầu của bài Bình Ngô đại cáo Nguyễn TrÃi viết:
Nh nớc Đại Việt đất văn hiến xa
Cõi bờ sông núi đà riêng, phong tục Bắc Nam cũng khác.
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần dựng nền độc lập.
Cùng Hán, Đờng, Tống, Nguyên đều chủ một phơng
Tuy cờng nhợc có lúc khác nhau.
Mà hào kiệt bao giờ cũng có ... .
(Bình Ngô đại cáo-Nguyễn TrÃi)
Có tinh thần tự lập tự cờng rất cao nh vậy nên dân tộc ta thờng xuyên
bị các nớc lớn mạnh uy hiếp xâm lợc nhng không hề bị mai một, mà trái lại
vẫn tồn tại và phát triển. Mặc dầu trong lịch sử có những thời kỳ rất dài
(trong hơn một nghìn năm), bị nớc ngoài đặt ách thống trị nhng rồi dân tộc
ta vẫn quật khởi vùng lên, liên tục đấu tranh kiên quyết, đà giành đợc nền

độc lập và giữ vững nó trong nhiều thế kỷ.
Đúng nh lời đồng chí Lê Duẩn đà nhận xét:
....... Nhân dân ta vèn cã tinh thÇn tù lËp tù cêng rÊt cao. Tinh thần
ấy đợc giữ gìn và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử. Nó đà trở thành
một truyền thống sâu sắc, một sức mạnh vật chất kỳ diệu của dân tộc ta.
[6,59].
Đầu thế kỷ XV, nhà Minh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lợc Đại
Việt và sau đó thiết lập bộ máy cai trị của chúng trên đất nớc ta. Nhân dân
ta với truyền thống yêu nớc chống ngoại xâm đà liên tiếp đứng lên đấu

Phạm Thanh Giang

15


Luận văn tốt nghiệp

tranh. Cuộc kháng chiến do nhà Hồ lÃnh đạo rồi tiếp theo đó là một phong
trào đấu tranh vũ trang rộng rÃi của quần chúng nhân dân đà bùng lên mạnh
mẽ. Phong trào đó lan rộng từ Bắc chí Nam, từ miền đồng bằng đến miền
núi rừng và đà lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Dù thất
bại, phong trào đấu tranh đó vẫn tiêu biểu cho tinh thần yêu nớc và ý chí
quật cờng của nhân dân ta. Máu của các chiến sĩ tuy cha viết lên đợc những
chiến thắng rực rỡ nhng cũng đà góp phần tô thắm thêm những trang sử
chống ngoại xâm oanh liệt của dân tộc ta
T tởng chỉ đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bắt nguồn từ chủ nghĩa
yêu nớc truyền thống đó. Trong chừng mực t tởng chủ đạo này phản ánh
tình hình kinh tế, xà hội và phản ánh hoàn cảnh lịch sử thời này. Hay nói
một cách khác, t tởng chủ đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là t tởng của
cao trào toàn dân ta chống Minh cứu nớc ở đầu thế kỷ XV .

Khởi nghĩa Lam sơn là kết tinh của tinh thần yêu nớc, ý chí và sức
mạnh của cả dân tộc, tinh thần yêu nớc là tình cảm cao đẹp của dân tộc, độc
lập tự do là lý tởng thiêng liêng của toàn dân, quán xuyến trong lịch sử đấu
tranh của nhân dân ta. Đó là chỉ đỏ xuyên suốt t tửơng của những ngời tham
gia khởi nghĩa Lam Sơn, là cội nguồn sức mạnh của cuộc khởi nghĩa, là
mẫu số chung để cố kết cả dân tộc ta duới ngọn cờ của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn. Nó tạo thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn[5, 366] tiêu
diệt kẻ thù xâm lợc, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân.
. Một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bản thân nó đà mang tính
chất chính nghĩa. Chính nghĩa trớc hết thể hiện nguyện vọng của nhân dân
bảo vƯ ®éc lËp chđ qun qc gia, tiÕn bé x· hội chống ách đô hộ, thống
trị nớc ngoài, chống việc xoá bỏ bản sắc dân tộc, đồng hoá và thôn tính đất
đai, chống áp bức bóc lột vơ vét của cải và những hành động tàn bạo đối với
nhân dân. Chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc còn thể hiện ở
chỗ nó nhằm giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị, áp bức bóc lột và hành
động dà man tàn bạo của kẻ thù, giành độc lập tự chủ cho đất nớc và dân
chủ tiến bộ cho nhân dân. Bộ chỉ huy và những ngời tham gia chiến tranh
xả thân vì nghĩa lớn, gần gũi, đoàn kết, thơng yêu và bảo vệ dân, có kỷ luật
nghiêm, không xâm phạm đến dân, đợc nhân dân tin yêu quý mến coi họ là
ngọn cờ nghĩa. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển chiến tranh nhân dân.
Nếu kẻ thù dùng mánh khoé xảo trá, thủ đoạn dà man tàn ác đối với dân,

Phạm Thanh Giang

16


Luận văn tốt nghiệp

dùng vũ lực đe doạ, cỡng bức nhân dân theo chúng, nhân dân sẽ càng phẫn

nộ căm ghét chúng và coi ngọn cờ nghĩa của lực lợng kháng chiến là ngọn
cờ đại nghĩa, tìm mọi cách giúp đỡ ủng hộ bảo vệ và hăng hái đi theo kháng
chiến, tạo điều kiện thuận lợi phát động chiến tranh nhân dân.
Giơng cao ngọn cờ nghĩa hay đại nghĩa mới phát động đợc chiến
tranh nhân dân, bám chắc vào dân sẽ khai thác đợc nhiều tiềm lực cực kỳ to
lớn của nhân dân cho chiến tranh. Nếu vừa khai thác lại vừa bồi dỡng sức
dân, nhân dân lại càng vững tin theo ngọn cờ đại nghĩa.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ đầu đà giơng cao ngọn cờ đại
nghĩa nhằm lấy đại nghĩa để thắng hung tàn. Quân Minh xâm lợc Đại
Việt thủ tiêu nền độc lập dân tộc, đa nớc ta trở lại chế độ quận huyện của
thời kỳ các Thiên triều Trung Quốc thống trị nớc ta, đa nớc Đại Việt trở
lại cái tên Giao Chỉ, đàn áp khủng bố tàn bạo nhân dân. Cấm mọi ngời
không đợc sản xuất và tàng trữ vũ khí, hạn chế và kiểm soát nghiêm ngặt sự
đi lại làm ăn của nhân dân; chúng hành quân càn quét chém giết cớp phá,
khủng bố dà man; bắt thanh niên đi lính, đi phu lao dịch trong các công tròng xây dựng thành luỹ, dinh thự hay khai thác mỏ vàng bạc ở miền núi,
mò ngọc trai dới biển, bắt thợ thủ công, thầy thuốc giỏi và cả phụ nữ, trẻ em
nhỏ về Trung Quốc phục dịch cho triều đình; tịch thu tiêu huỷ sách vỡ, phá
bia đá, bắt nhân dân thay đổi phong tục tập quán và ăn mặc theo lối Trung
Quốc. Đó là những tội ác tầy trời, sỉ nhục nhân dân ta, thoa mạ tổ tiên ta,
ngời Đại Việt yêu nớc có lòng tự trọng đều căm thù chúng .
Nghĩa quân Lê Lợi tiến hành chiến tranh, lật đổ ách thống trị của nhà
Minh, giải phóng dân tộc, giành độc lập tự chủ cho đất nớc, khôi phục nền
văn hoá dân tộc phù hợp với ý nguyện của nhân dân Đại Việt, thể hiện sự
nghiệp chính nghĩa cao cả. Lê Lợi và nghĩa quân đặt lợi ích Tổ Quốc lên
trên lợi ích bản thân và gia đình, chiến đấu hy sinh gian khổ để giành độc
lập tự chủ cho Tổ Quốc, giúp nhân dân thoát khỏi ách kìm kẹp vơ vét, tàn
phá của cải và những hành động khủng bố dà man tàn bạo của bọn ngoại
xâm.
T tởng quán triệt và chi phối toàn bộ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là t tởng nhân nghĩa. Nguyễn TrÃi một trong nh một trong những lÃnh tụ xuất sắc của
nghĩa quân Lam Sơn, đà từng nói phàm mu việc lớn phải lấy nhân nghĩa

làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu: Duy nhân nghĩa có gồm

Phạm Thanh Giang

17


Luận văn tốt nghiệp

đủ thì công việc mới thành đợc [12, 210]. Theo ông, nhân nghĩa là yên
dân, là đa nhân dân lên chăn ấm đệm êm xây dựng nên hạnh phúc, là
khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu.
Nhân nghĩa là trừ tàn khử bạo:
Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cờng bạo
(Bình Ngô Đại Cáo một trong nhNguyễn TrÃi)
Khởi nghĩa nhằm đem lại an ninh, hạnh phúc cho dân. Đó là mục
đích cao cả và duy nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nếu không xác định
đợc mục đích khởi nghĩa là vì dân, không trớc sau nh một vì lợi ích của
nhân dân mà chiến đấu thì không có lí do tồn tại và không thể thành công.
Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng là những cuộc khởi
nghĩa lớn mạnh nhất trớc khởi nghĩa Lam Sơn, đà tồn tại khá lâu dài và làm
cho địch nhiều phen lao đao, khốn đốn . Vậy mà, cuối cùng khởi nghĩa phải
thất bại chỉ vì những ngời lÃnh đạo phong trào đà không giữ đợc mục đích
vì dân chiến đấu, để cho t tởng địa vị, quyền lợi riêng chi phối và đi đến
nghi kị, chém giết và đánh phá lẫn nhau. Nh thế cuộc khởi nghĩa tự bản
thân nó đà không thể đứng vững đợc, cha nói tới bị địch đánh.
Nh vậy, nguồn gốc sức mạnh và nguyên nhân thắng lợi của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn không ngoài nhân nghĩa. Bởi vì chỉ khi giơng cao
ngọn cờ nhân nghĩa thì mới có thể tìm thấy sự đoàn kết và khả năng của

nhân dân một trong nh sức mạnh vật chất vô tận. Với mục đích nhân nghĩa hợp với lẽ
trời, thuận với lòng dân nên cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi một trong nh Nguyễn TrÃi
lÃnh đạo đà thực sự động viên đợc đông đảo lực lợng cứu nớc, trở thành
trung tâm quy tụ của các phong trào riêng lẻ và phát triển thành cuộc chiến
tranh toàn dân ngày càng lan rộng trên phạm vi cả nớc.
2.1.2. Đờng lối dựa vào dân để đánh giặc .
Trớc nạn ngoại xâm, dân tộc ta không có con đờng nào khác là con
đờng đứng lên cầm vũ khí chống quân thù. Nhng quân xâm lợc là một kẻ
địch có lực lợng quân sức mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Để đánh bại đợc kẻ
địch nh vậy, tổ tiên ta đà biết tìm sức mạnh trong khối đoàn kết toàn dân.
Tại Đại hội thanh niên quyết thắng toàn quân lần thứ nhất, đồng chí
Lê Duẩn nói Trong lịch sử nớc ta, dân tộc ta phải luôn luôn đơng đầu với
giặc ngoại xâm, lực lợng quyết định của sự nghiệp giải phóng dân tộc và

Phạm Thanh Giang

18


Luận văn tốt nghiệp

bảo vệ dân tộc bao giờ cũng là khối đoàn kết chặt chẽ của cả dân tộc mà
nông dân là lực lợng lớn nhất mạnh nhất. [6, 66].
ở nớc ta đoàn kết dân tộc từ ngàn xa đà trở thành một nhu cầu khách
quan, một lẽ sống thiêng liêng của dân tộc. Những câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gơng
Ngời trong một nớc phải thơng nhau cùng.
Và :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao .

Đợc lu truyền từ trớc tới nay đà phần nào nói lên tinh thần đoàn kết,
sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc .
Tuy còn nhiều hạn chế nhng những nhà lÃnh đạo thời xa, do thực tiễn
của lịch sử đà ít nhiều nhận thức đợc sức mạnh to lớn của quần chúng nhân
dân.
Trần Quốc Tuấn đà thấy đợc ý chí của dân chúng mới là thành trì
kiên cố nhất để giữ nớc chúng chí thành thành. Nhng trong cuộc kháng
chiến chống Mông một trong nh Nguyên, trong bài Hịch tớng sĩ Trần Quốc Tuấn đÃ
không có câu nào nói đến nhân dân mà chỉ động viên tớng sĩ, quan liêu và
quý tộc Trần. Trần Khánh D đà từng tuyên bố công khai trớc triều đình nhà
Trần tớng là chim ng, quân và dân là vịt, lấy vịt để nuôi chim ng thì có gì
là lạ.
Vợt lên các nhà trí thức Nho học đơng thời, Nguyễn TrÃi đà có một
cái nhìn mới, một nhận thức mới về dân. Đối với Nguyễn TrÃi, nhân dân là
một lực lợng to lớn có sức mạnh úp thuyền mới rõ sức dân nh nớc [12,
291]. Và nhân dân có vai trò quyết định:Mến ngời có nhân là dân, mà chở
thuyền và làm lật thuyền cũng là dân.
Quân Minh xâm lợc Đại Việt tuy bớc đầu xoá bỏ đợc chủ quyền
quốc gia của ta, chúng đang cố áp đặt lên đất nớc ta một cấu trúc xà hội và
một phơng thức thống trị theo kiểu Trung Quốc, song chúng không thể thực
hiện đợc chính sách đồng hoá hết sức thâm hiểm này. Chúng không thể xoá
bỏ đợc kết cấu làng xà cổ truyền bền vững, không thể xâm nhập và can
thiệp vào đời sống bên trong của các cơ sở xà hội Đại Việt. Nguyễn TrÃi
không chỉ nhận biết đợc điều đó mà còn phát hiện ra đợc sức mạnh vô bờ
đang tàng trữ trong các cơ sở làng xà của ta. Sức mạnh đó xuất phát từ lòng

Phạm Thanh Giang

19



Luận văn tốt nghiệp

yêu nớc thiết tha và chí căm thù giặc sục sôi của dân chúng. Mặc dù giặc
Minh dùng đủ mọi thủ đoạn dối trời, lừa dân, mặc dù chúng che đậy
bằng những chiêu bài mị dân phò Trần, diệt Hồ, hng diệt kế tuyệt,
điếu dân phạt tội nhng bộ mặt thật xấu xa của kẻ xâm lợc ngày càng lộ rõ
chúng không biêt lấy khoan thay bạo mà lại càng tàn bạo hơn. Tội ác của
giặc Minh càng nung nấu thêm chí căm thù và càng thôi thúc nhân ta chí
quyết tâm chiến đấu không đội trời chung với giặc. Bấy giờ mâu thuẫn dân
tộc đà phát triển đến cực độ, dân chúng khắp nơi đà vùng lên tỏ rõ sức đề
kháng mÃnh liệt của mình. Dựa vào các thôn xÃ, nhân dân ta đà đoàn kết
tập hợp nhau lại, vừa chống lại các thủ đoạn đồng hoá của giặc, vừa xây
dựng lực lợng giữ làng giữ nớc .
Nguyễn TrÃi đà nhận biết trong xà hội Đại Việt lúc bấy giờ những
ngời mạnh lệ một trong nh tầng lớp đông đảo nhất và bị áp bức bóc lột nghèo khổ
nhất đang vùng đứng lên, mong muốn tự giải phóng bản thân và giải phóng
đất nớc mình. Trải qua hàng ngàn năm dựng nớc và nhất là qua các đời
Đinh, tiền Lê, Lý, Trần độc lập, nhân dân Đại Việt đà có một truyền thống
tự vệ kiên cờng và tinh thần dân tộc rất cao. Đến đầu thế kỷ XV, nhân dân
ta càng phát huy tinh thần độc lập dân tộc và ý thức sâu sắc về quyền làm
chủ của mình. Đó là động lực thúc đẩy họ vùng lên đấu tranh chống ách
xâm lợc một khi có ngời đứng ra tổ chức và lÃnh đạo .
Chính do cách nhìn và đánh giá về dân nh vậy nên Nguyễn TrÃi
cùng với Lê Lợi đà động viên và tổ chức đợc lực lợng nhân dân kháng chiến
chống quân Minh thắng lợi rực rỡ.
Tuy dân chúng tập hợp dới ngọn cờ của Lê Lợi và Nguyễn TrÃi khi
thế giặc đơng hăng, nhân tài lác đác nh lá mïa thu”, “tn kiƯt la tha nh
sao bi sím”. Song, vì xác định đợc vai trò và vị trí của nhân dân trong
kháng chiến chống Minh mà hai ông đà huy động đợc sức mạnh vĩ đại ấy

để chiến thắng quân xâm lợc.
Đi ngợc lại con đờng đó là thất bại: Cuộc kháng chiến chống quân
Minh do nhà Hồ lÃnh đạo là một dẫn chứng rất điển hình. Đúng nh lời của
Nguyễn TrÃi trong bài Đóng cửa bể (Quan hải), đà phê phán rất sâu sắc
những sai lầm của Hồ Quý Ly, chỉ biết dựa vào xích sắt, cọc gỗ, khoá cửa
biển, mà không biết dựa vào sức mạnh của nhân dân, chỉ biết cạy nơi hiểm

Phạm Thanh Giang

20



×