Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phát triển dịch vụ ăn nhanh (fast food) thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.41 KB, 16 trang )

“Phát triển dịch vụ ăn nhanh (fast food) thực trạng và giải pháp” – Nhóm 03 / L03
Môc lôc
A. Lời mở đầu Trang 1
B. Nội dung Trang 2
I. Cơ sở lý luận Trang 2
1.1- Khái niệm, đặc điểm dịch vụ ăn nhanh Trang 2
1.1.1- Khái niệm Trang 2
1.1.2- Đặc điểm Trang 2
1.2- Sự cần thiết và ý nghĩa của sự phát triển loại hình dịch vụ ăn
nhanh
Trang 4
1.2.1- Sự cần thiết Trang 4
1.2.2- Ý nghĩa Trang 4
II- Thực tiễn Trang 5
2.1- Thực trạng phát triển dịch vụ ăn nhanh trên địa bàn Hà Nội
(Việt Nam)
Trang 5
2.2- Những vấn đề cần giải quyết đối với các nhà hàng ăn nhanh
trên địa bàn Hà Nội (Việt Nam)
Trang 7
2.2.1- Các cửa hàng ăn nhanh du nhập từ nước ngoài vào Trang 7
2.2.1- Các cửa hàng ăn nhanh Việt Trang 8
2.3- Kinh nghiệm của một số hãng Fast food nổi tiếng về phát
triển dịch vụ ăn nhanh
Trang 9
2.4- Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn nhanh Trang 11
C- Kết luận Trang 15
1
“Phát triển dịch vụ ăn nhanh (fast food) thực trạng và giải pháp” – Nhóm 03 / L03
A - Lêi më ®Çu
Fast food đã có một lịch sử lâu dài, hình ảnh cửa hàng fast food gắn liền


với nhiều nền văn hoá khác nhau như: quầy bánh mì kèm với trái olive thời La
Mã cổ đại, tiệm mì ở các quốc gia Đông Á, bánh mì lát của vùng Trung Đông…
Song ý nghĩa thực sự của fast food hiện đại chỉ bắt đầu tại Mỹ vào năm
1912 với mô hình cửa hàng Automat phục vụ thức ăn sẵn. Bước sang thế kỷ 21,
ngành công nghiệp này đã giúp nước Mỹ kiếm được 142 tỷ USD (năm 2006),
gần bằng con số 173 tỷ USD doanh thu của tất cả các nhà hàng truyền thống tại
nước này cộng lại. Và hình ảnh người dân Mỹ một tay lái xe, một tay cầm bánh
mì đã chứng minh cho sự phát triển phi mã của ngành công nghiệp fast food.
Fast food ở nước ngoài là món ăn công nghiệp, song ở Việt Nam, fast
food vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh.
Cùng chung xu thế “tốc độ hoá” của thế giới, fast food hình thành ở nhiều
quốc gia như một điều tất yếu, với sự mở đường của các thương hiệu:
McDonal’s, KFC, Burger King…Trung Quốc đang được xem là điểm dừng
chân hấp dẫn của McDonal’s, người dân Philippines coi fast food như món cơm
hàng ngày, thanh niên Nhật biến cửa hàng thức ăn nhanh thành nơi hò hẹn,
TP.HCM và Hà Nội mọc lên san sát các cửa hàng KFC và Lotteria. Một chuyên
gia nghiên cứu ẩm thực của Việt Nam khẳng định, xu hướng “Tây hoá” trong
ẩm thực của người Việt rất mạnh mẽ. Song các nhà kinh doanh ẩm thực Việt
cũng không kém nhạy bén, đó là lý do các thương hiệu Bánh Mì Ta, Phở 24, chả
giò Oroll tuy vừa ra đời nhưng bước đầu đã chính phục thực khách.
Trong khuôn khổ bài thảo luận này, chúng tôi xin đề cập tới vấn đề:
“ Phát triển dịch vụ ăn nhanh (fast food), thực trạng và giải pháp”
B. Néi dung
2
“Phát triển dịch vụ ăn nhanh (fast food) thực trạng và giải pháp” – Nhóm 03 / L03
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1- Khái niệm, đặc điểm dịch vụ ăn nhanh:
1.1.1- Khái niệm:
Ở Việt Nam, cứ theo định nghĩa của từ điển Merriam-Webster: Thức ăn
nhanh là thức ăn đã được chế biến sẵn, đóng gói sẵn và đem soạn ra, phục vụ

một cách rất nhanh. Chúng ta cũng có khá nhiều thức ăn nhanh (fast food) đúng
nghĩa, hợp khẩu vị, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng và đặc biệt giá cả cực kỳ hợp lý.
Như vậy:
Dịch vụ ăn nhanh là một loại hình dịch vụ thực hiện các hoạt động cung
cấp các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, đóng gói sẵn và phục vụ một cách
nhanh chóng cho khách hàng trong không gian và thời gian nhất định như : Nhà
hàng , Quán bar , Khu du lịch ….
1.1.2- Đặc điểm:
Dịch vụ ăn nhanh là một loại sản phẩm dịch vụ, do vậy nó mang đầy đủ
các đặc điểm của dịch vụ nói chung và một số đặc trưng riêng để tạo ra sự khác
biệt của dịch vụ ăn nhanh với dịch vụ khác.
 Dịch vụ ăn nhanh mang tính vô hình tương đối :
Dịch vụ ăn nhanh cũng là một dạng dịch vụ ăn uống nhưng phục vụ
những món ăn nhanh, các món ăn thường chế biến từ thức ăn sẵn là chủ yếu do
vậy khách hàng khó đánh giá được chất lượng sản phẩm của nhà hàng này so
với nhà hàng khác. Ngoài ra, khách hàng của dịch vụ ăn nhanh thường sử dụng
dịch vụ rất nhanh nên khả năng cảm nhận thấp. Do đó, cảm giác sử dụng dịch vụ
rất chung chung, nên dịch vụ ăn nhanh mang tính vô hình.
 Sự tham gia của khách hàng vào quá trình tạo ra dịch vụ thấp, quá trình
sản xuất - tiêu thụ dịch vụ nhanh :
Quá trình sử dụng dịch vụ ăn nhanh thường có sự tương tác thấp của
khách hàng với nhân viên vì thức ăn nhanh thường được chuẩn bị sẵn, do vậy
khi khách hàng đến sử dụng dịch vụ thì được phục vụ ngay nên thời gian tiếp
xúc khách hàng ngắn. Dịch vụ được sử dụng trong thời gian nhất định thường
ngắn và khách hàng không yêu cầu cầu kỳ về yếu tố phục vụ cũng như cơ sở vật
chất. Do đặc thù phục vụ thức ăn nhanh và tập khách hàng thường là người đi
3
“Phát triển dịch vụ ăn nhanh (fast food) thực trạng và giải pháp” – Nhóm 03 / L03
làm nên thời gian dành cho ăn nghỉ hạn hẹp nên quá trình tương tác tạo ra sản
phẩm dịch vụ thấp .

 Dịch vụ ăn nhanh thường có giá rẻ, phù hợp với mọi người, phục vụ mọi
lúc mọi nơi :
Dịch vụ ăn nhanh thường có nguồn nguyên liệu chính là thức ăn được chế
biến sẵn như : bánh mỳ, xúc xích, rau xanh, thịt…do vậy thức ăn nhanh thường
không được nhân viên chế biến nhiều mà chỉ cần kết hợp nguyên liệu có sẵn nên
thời gian phục vụ nhanh, thức ăn sẵn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao phù
hợp với mọi người. Thức ăn nhanh thường làm từ thực phẩm công nghiệp và
công sức chế biến ít nên giá thành rẻ… Mặt khác, do thuận tiện trong khâu chế
biến, nguyên liệu sẵn có, dễ tìm nên việc phục vụ diễn ra nhanh chóng, cửa hàng
đa dạng và địa bàn kinh doanh có ở khắp mọi nơi. Dịch vụ ăn nhanh cũng mang
tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ, không thể tách rời .
 Dịch vụ ăn nhanh mang tính không đồng nhất :
Cảm nhận của mọi người thường khác nhau, mỗi người có cách đánh giá
riêng của mình dựa vào quá trình cảm nhận riêng của từng người. Do vậy, sau
khi tiêu dùng dịch vụ xong mỗi người có một cảm giác khác nhau, cách đánh giá
khác nhau. Nhưng dịch vụ ăn nhanh thường có thời gian tiêu dùng dịch vụ
nhanh và các sản phẩm thức ăn nhanh thường có chất lượng tương đối đồng đều
nên cảm giác không khác biệt nhau lắm .
 Quy trình phục vụ dịch vụ ăn nhanh đơn giản hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật
đảm bảo, hợp lý
Do nguồn nguyên liệu sẵn có, đội ngũ nhân viên không cần nhiều và
do tính chất khách hàng sử dụng dịch vụ ăn nhanh thường là những người
bận rộn nên quá trình phục vụ đơn giản hơn rất nhiều so với các hình thức
kinh doanh ăn uống khác.
1.2- Sự cần thiết và ý nghĩa của sự phát triển loại hình dịch vụ ăn
nhanh:
4
Bán và
marketing
Suất ăn

Lối vào Đặt ăn Nhận thức ăn Chọn chỗ ngồi Đi ra
Khách hàng quay lại
“Phát triển dịch vụ ăn nhanh (fast food) thực trạng và giải pháp” – Nhóm 03 / L03
1.2.1- Sự cần thiết
- Nhịp sống hiện đại, con người ngày một bận rộn hơn, vấn đề tiết kiệm thời
gian được quan tâm hàng đầu đo đó đồ ăn nhanh ngày càng được ưa chuộng
- Thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể, mức sống được nâng dần lên,
người ta hiếu kỳ với kiểu đồ ăn mới du nhập từ bên ngoài
- Sự thiếu thốn các quán ăn vừa sạch, ngon và lại bổ dưỡng khiến nhiều người
thà bỏ ra nhiều tiền để chi dùng vào các quán fast food hơn là vào những quán
ăn bình dân thông thường với kiểu tráng bát sau mỗi lượt khách
- Sự chuyên môn hoá và sự nhanh chóng trong cung cách phục vụ ở nhà hàng ăn
nhanh khiến mọi người cảm thấy được đáp ứng một cách công bằng và sự thoải
mái trong khi tiêu dùng dịch vụ
1.2.2- Ý nghĩa
Dịch vụ ăn nhanh giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong
hoạt động ăn uống của người Việt Nam. Fast food chen chân không chỉ ở những
chốn vui chơi giải trí mà còn len lỏi vào các công sở, trường học. Một chuỗi
những nhà hàng ăn nhanh mang phong cách phục vụ chuyên nghiệp, logo bắt
mắt, toạ lạc ở những vị trí thu hút con mắt tò mò của người qua lại cũng đủ đế
làm cho doanh số cửa hàng tăng lên đều đặn. Việt Nam không phải là không có
những món ăn được coi là fast food nhưng nếu để cạnh tranh được với những
hãng fast food du nhập từ nước ngoài thì phải mất một khoảng thời gian khá lâu
nữa. Như vậy, việc Fast food “ngoại” đang không ngừng phát triển chưa hẳn đã
đem lại chỉ những điều xấu mà có khi nó lại mang đến một sự tích cực lớn lao
cho ngành dịch vụ ăn uống ở Việt Nam. Cửa hàng fast food ngoại có thể trở
thành hình mẫu và là động lực vươn tới của các nhà hàng Việt trong quá trình
hoàn thiện cung cách phục vụ và làm hài lòng khách hàng. Sự phát triển nhanh
chóng của những nhà hàng này buộc các nhà hàng ăn Việt phải tăng tốc độ trong
quá trình kinh doanh và giúp cho hoạt động dịch vụ ăn uống của Việt Nam ngày

một hoàn thiện.
II- THỰC TIỄN
5
“Phát triển dịch vụ ăn nhanh (fast food) thực trạng và giải pháp” – Nhóm 03 / L03
2.1- Thực trạng phát triển dịch vụ ăn nhanh trên địa bàn Hà Nội (Việt
Nam)
Ở nước ngoài, các món ăn nhanh (fast food) thường dành cho những
người bận rộn, chỉ có 10 phút và vài USD cho một bữa ăn. Còn ở Việt Nam, vài
năm trở lại đây, ăn nhanh đã trở thành trào lưu của giới trẻ sành điệu và cũng
dần quen thuộc với giới văn phòng bận rộn. Fast food đã không còn quá xa lạ
với ẩm thực của người Việt trẻ, và ngày càng đa dạng các mặt hàng cũng như
phong cách phục vụ.
Ông lớn KFC (hãng gà rán Kentucky) đã đặt chân đầu tiên của mình vào
thị trường ăn nhanh Việt Nam, tại địa điểm lý tưởng ở số 35 Tràng Tiền, Hà
Nội. Chỉ trong vòng hơn chục năm, tính đến thời điểm này, trên cả nước đã có
46 cửa hàng KFC, trong đó nhiều nhất là TP Hồ Chí Minh với 30 cửa hàng, Hà
Nội với 9 cửa hàng, bao gồm cả dịch vụ phục vụ tại quầy và dịch vụ giao hàng
tận nơi.
Theo chân KFC, nhiều thương hiệu lớn như Lotteria, Gà rán 99, Gà rán
BBQ chicken, Pizza Hut... cũng lần lượt thâm nhập thị trường Việt Nam. Đồng
thời, nhiều thương hiệu fast food Việt như: Phở 24, Bánh mì Ta, Oroll,... cũng
dần nổi lên và chiếm lĩnh thị trường.
Với hình thức khách hàng tự phục vụ là chính, các cửa hàng đồ ăn nhanh
đã tạo được sự tiện lợi và thoải mái cho khách hàng. Hơn nữa, giá thành một
suất ăn nhanh hiện không còn quá cao so với mức thu nhập giới trẻ: khoảng trên
dưới 50 nghìn đồng có thể có một suất gà rán, pizza, mỳ ý... rất “ngon mắt, ngon
miệng”.
Phong cách thiết kế và trang trí của fastfood thường rất bắt mắt, khác hẳn
hình thức ăn nhanh của Việt Nam. Dùng các món ăn tại đây, cảm giác chung của
người tiêu dùng là sang trọng, sạch sẽ và “Tây” hơn.

Thưởng thức fastfood thường là giới văn phòng, các gia đình trẻ có thu
nhập trung bình khá (khoảng 5 triệu đồng/người/tháng). Đưa con đến cửa hàng
fastfood, các ông bố, bà mẹ mãn nguyện vì con cái của họ vừa ăn vừa chơi tại
chỗ, bằng đồ chơi trẻ em của cửa hàng, an toàn lại sạch sẽ. Nhiều nhất vẫn là lứa
tuổi “teen” con nhà khá giả. Lứa tuổi này nhiều khi không thích các món
fastfood nhưng muốn chứng tỏ sự sành điệu.
Cửa hàng fast food thường được mở ở các góc đường có mật độ người
qua lại cao, hoặc tại các trung tâm thương mại. Ở nước ngoài fast food được coi
là sản phẩm của ngành công nghiệp, các Cty không cần một mặt bằng quả lớn để
kinh doanh mà khách hàng chủ yếu mua đồ ăn về nhà hoặc công sở. Nhưng ở
6

×