Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BT VSV sinh 10 NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.11 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 06 Tiết PPCT: 23 Ngày soạn: 26/02/2013. Ngày dạy: 04/03/2013. Lớp dạy: 10T2. GIÁO ÁN THỰC TẬP SƯ PHẠM Họ và tên SV: Trần Ánh Loan MSSV: DSB091064 Trường TTSP: THPT Nguyễn Hữu Cảnh GVGD: Võ Thị Kim Loan. Ngành: Sư phạm sinh. BÀI TẬP I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, HS phải: 1. Kiến thức - Hệ thống lại kiến thức về quá trình sinh trưởng của vi sinh vật - Giải được một số bài tập cơ bản về tính số lượng tế bào vi sinh vật sinh ra, thời gian thế hệ. 2. Kỹ năng . - Rèn cho học sinh khả năng hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng giải bài tập 3. Thái độ - Nghiêm túc trong tiết bài tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án - Phiếu học tập (Các bài tập về tính số lượng tế bào VSV sinh ra, thời gian thế hệ) 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK và dụng cụ học tập - Xem lại kiến thức về sự sinh trưởng của VSV. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY - Diễn giảng nêu vấn đề - Vấn đáp - Thảo luận nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1p) 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giảng bài mới (40p) Hệ thống hóa lại kiến thức về sự sinh trưởng của VSV và giải được một số bài tập về tính số lượng tế bào VSV sinh ra, thời gian thế hệ Hoạt động 1: Hình thành một số công thức giải bài tập VSV (15 phút) Mục tiêu: - Biết hình thành công thức từ lý thuyết đã học Cách tiến hành HOẠT ĐỘNG GV. HOẠT ĐỘNG HS. NỘI DUNG.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> GV: Y/c HS: Cho biết kết quả của quá trình sinh trưởng ở VSV từ 1 tb ban đầu sau 1 lần nhân đôi GV: Dẫn đắt hình thành công thức - Gọi Nt là số tế bào con tạo thành sau n lần nhân đôi trong khoảng thời gian t. Hãy thiết lập mối quan hệ giữa Nt và n - Gọi N0 là số tế bào ban đầu. Sau n lần nhân đôi trong khoảng thời gian t tạo được bao nhiêu tế bào? GV: Nhận xét và hỏi tiếp: - Y/c HS nhắc lại: Thời gian thế hệ là gì? Ví dụ? GV: Nhận xét và dẫn dắt hình thành công thức thời gian thế hệ. HS: Trả lời. I/. CÔNG THỨC 1/. Số tế bào sinh ra sau n lần nhân đôi trong khoảng thời gian t HS: Lắng nghe và ghi Nt= 2n chú 2/. Số tế bào sinh ra sau n lần nhân đôi từ N0 tế bào ban đầu trong khoảng thời gian t Nt = N0. 2n 3/. Thời gian thế hệ g = t/n HS: Suy nghĩ và trả lời Trong đó: - n: Số lần phân chia của VSV. - N0: Số lượng tế bào ban đầu. HS: Lắng nghe và ghi - Nt: Số lượng tế bào sau thời gian t. chú. Chuyển ý: Chúng ta vừa hình thành 1 số công thức bài tập liên quan quá trình sinh trưởng của VSV Sau đây là 1 số bài tập áp dụng Hoạt động 2: Làm các bài tập vận dụng (20 phút) Mục tiêu: - Giải được bài tập dựa trên công thức vừa hình thành được Cách tiến hành. HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS GV: Phát bài tập cho học sinh HS: Vận dụng các công thức GV: Theo dõi hướng dẫn học sinh vừa học giải các bài tập giải. GV: Gọi đại diện lên bảng trình bày. HS: Lắng nghe và ghi chú GV: Nhận xét. NỘI DUNG II/. BÀI TẬP ÁP DỤNG Bài 1. Ở 1 loài VSV, cứ 30 phút thì nhân đôi một lần. Xét 100 tế bào vi khuẩn ban đầu. Tính số lượng vi khuẩn sau 2giờ nuôi cấy trong điều kiện tối ưu. Giải: Ta có: t = 2 giờ = 120 phút g = t/n => n = 120/30 = 4 Nt = N0 x 2n = 100 x 24 = 1600 Bài 2. Một vi khuẩn hình cầu cứ 20 phút lại nhân đôi 1 lần, trong điều kiện nuôi cấy tối ưu thì thời gian cần để thu được 512 tế bào mới là bao nhiêu ? Giải : Ta có: Nt = N0 x 2n => 2n = 512 => n = 9 g = t/n => t = n x g = 9 x 20 = 180 Bài 3: Có 1 nhóm tế bào vi khuẩn cùng loài, tiến hành phân bào trong thời gian là 2 giờ 30 phút và đã tạo ra tổng số 576 tế bào mới. Biết.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> rằng mỗi vi khuẩn đã phân bào được 6 lần. a/ Số tế bào ban đầu của vi khuẩn bằng bao nhiêu? b/ Tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn nói trên ? Giải: Ta có: t = 2 giờ 30 phút = 150 phút a/. N0 = Nt/2n = 576/26 = 9 b/. g = t/n = 150/6 = 25 Bài 4: Ở vi khuẩn lao có thời gian thế hệ là 1000 phút. Từ 200 tế bào ban đầu qua nuôi cấy trong môi trường tối ưu thu được 6400 tế bào mới. Xác định: a. số lần phân bào của mỗi tế bào? b. thời gian hoàn thành quá trình phân bào trên? Giải: a/. Nt = N0 x 2n => n = 5 b/. g = t/n => t = n x g = 5 x 1000 = 5000 Bài 5: Một nhóm tế bào vi khuẩn cùng loài phân bào trong thời gian 1 giờ thu được 320 tế bào mới. Biết loài này có g= 20 phút. Xác định: a. Số lần phân bào b. số tế bào ban đầu Giải: Ta có: t = 1 giờ = 60 phút a/. g = t/n => n = 3 b/. Nt = N0 x 2n = > N0 = 40 Bài 6: Ở quần thể E.coli ban đầu có số lượng cá thể là 2568 cá thể. Biết rằng cứ sau 20 phút E.coli lại nhân đôi 1 lần. Hỏi sau 360 phút số cá thể E.coli có trong quần thể là bao nhiêu? Giải: n = t/g = 360/20 = 18 Nt = N0 x 2n = 2568 x 218 TB Bài 7: Một số TB nấm men bia sinh trưởng trong 10h, người ta đếm tất cả 160 TB nấm men. Cho biết số TB nấm men trong suốt quá trình trên đều sinh trưởng bình thường, có thời gian thế hệ là 2h. Xác định số TB nấm men ban đầu? Giải: n = t/g = 10/2 = 5 Nt = N0 x 2n => N0 = 160/32 = 5 TB Bài 8: Khi nuôi cấy 1 loài sinh vật có lợi.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trong môi trường nuôi cấy không liên tục bắt đầu từ 1200 tế bào với pha tiềm phát kéo dài 1 giờ, sau thời gian 11 giờ số tế bào tạo ra là 76.800 tế bào. a/.Tính thời gian thế hệ? Cho biết tên sinh vật trên. b/. Giả sử có 50% lượng VSV trên sống sót chuyển vào môi trường nuôi cấy, thì sau 20 giờ tiếp theo có bao nhiêu tế bào được sinh ra? Giải: a/. Ta có: Nt = N0 x 2n => n = 6 g= t/n Do pha tiềm phát kéo dài 1 giờ nên thời gian mà số lượng TB tăng là t= 10 giờ => g = t/n = 10x60/6 = 100 phút => VK Lactic b/. Ta có 50% lượng VSV = 76.800/2 = 38400 n = t/g = 20x60/100 = 12 Nt = N0 x 2n = 38400 x 212 TB 4. Củng cố (4p) - Hãy nhắc lại công thức tính 1/. Số tế bào sinh ra sau n lần nhân đôi trong khoảng thời gian t 2/. Số tế bào sinh ra sau n lần nhân đôi từ N0 tế bào ban đầu trong khoảng thời gian t 3/. Thời gian thế hệ 5. Dặn dò (1p) - Xem lại các công thức vừa học - Xem bài 40 và trả lời các câu hỏi: + Hãy kể tên các chat dinh dưỡng chính ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV? + Các chất nào được gọi là yếu tố sinh trưởng? Tại sao VSV lại cần yếu tố sinh trưởng? + Những loại chất nào thường được sử dụng để ức chế sinh trưởng của VSV? GVHD giảng dạy duyệt. Võ Thị Kim Loan. Người soạn. Trần Ánh Loan.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×