Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Môn học TÀI CHÍNH TIỀN TỆ TCTT. 512

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.72 KB, 30 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Môn học
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
TCTT. 512
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
1. KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG. MÃ SỐ: 60.31.12
2. TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG. MÃ SỐ: 60.34.20
Người biên soạn: PGS. TS Phạm Ngọc Ánh
Hà Nội – 2009
2
CHUYÊN ĐỀ 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
1. Số tiết của Chuyên đề: 8 tiết
Trong đó: 5 tiết lý thuyết
3 tiết thảo luận/tự học
2. Mục tiêu, yêu cầu:
- Cung cấp cho học viên cao học những kiến thức cơ bản về tài
chính- tiền tệ có mở rộng, nâng cao và cập nhật những vấn đề lý luận về tài
chính (quan niệm, chức năng); về tiền tệ (các học thuyết về tiền tệ; cung -
cầu tiền tệ).
- Tiếp cận vấn đề phát triển tài chính và ổn định tiền tệ đối với tăng
trưởng kinh tế.
3. Nội dung của Chuyên đề 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH
1.1.1. Quan niệm về tài chính trong nền kinh tế thị trường (KTTT)
1.1.1.1. Các trường phái khác nhau trong quan niệm về tài chính
a. Quan niệm về tài chính ở các nền KTTT phát triển
(Chủ yếu là của các học giả Anh - Mỹ - Pháp…)


- Theo nghĩa hẹp:
+ Là thanh toán.
+ Là thu nhập.
- Theo nghĩa rộng:
+ Là vốn tiền tệ, chu chuyển tiền tệ
+ Là nghệ thuật cung cấp phương tiện, cách thức chi trả.
3
+ Là phân bổ, bố trí các nguồn lực cho các yêu cầu của nền kinh tế
thông qua sử dụng các quỹ tiền tệ.
- Nhận xét:
+ Tài chính được các học giả quan niệm là cụ thể, trực diện, thực
dụng và đa dạng; ở cả trạng thái tĩnh và động.
+ Tài chính là cách thức tạo dựng, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài
chính của từng chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu tối ưu.
b. Quan niệm về tài chính trong nền KT KHH tập trung
(Chủ yếu là của các học giả kinh tế ở Liên Xô cũ)
- Nhà nước là chủ thể duy nhất của quá trình sản xuất; các thành
phần kinh tế phi Nhà nước không được thừa nhận → tài chính của các nước
xã hội chủ nghĩa chỉ xoay quanh Nhà nước.
- Tài chính ra đời do: (i) Sản xuất H – T
(ii) Nhà nước
- Là hệ thống các quan hệ phân phối TSPXH; nó là phạm trù phân phối.
- Nhấn mạnh đến bản chất giai cấp của tài chính.
c. Quan niệm về tài chính trong nền kinh tế chuyển đổi
(Chủ yếu là quan niệm của các học giả Trung Quốc)
- Xuất phát điểm nghiên cứu khái niệm tài chính là quan hệ giữa
Chính phủ và thị trường.
- Cách tiếp cận tài chính.
- Theo trường phái chính thống:
+ Tài chính là hoạt động kinh tế của Nhà nước.

+ Tài chính là một phạm trù phân phối, phân phối mang tính tập
trung của Nhà nước.
+ Khái niệm tài chính của phái chính thống.
4
d. Quan niệm về tài chính hiện đang được giảng dạy ở một số trường
đại học nước ta.
- Đều đề cập đến nguồn tài chính.
- Vẫn chịu ảnh hưởng lý luận tài chính Xô Viết nên cơ bản quan
niệm về tài chính không thay đổi nhiều.
- Khái niệm phổ biến: Tài chính là quan hệ phân phối dưới hình thức
giá trị gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ đáp ứng các nhu
cầu của các chủ thể trong xã hội.
- Nhận xét:
+ Chưa thoát được tư duy lý luận cũ.
+ Chưa chú ý đến tính khoa học ứng dụng.
+ Còn có khoảng cách so yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong bối
cảnh toàn cầu hoá.
1.1.1.2. Quan niệm về tài chính trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
a. Đặc điểm và phạm vi hoạt động của tài chính trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Đặc điểm của nền kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế.
- Đặc điểm và phạm vi hoạt động của tài chính.
b. Quan niệm về tài chính trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
- Nguồn lực tài chính.
- Phương thức tạo lập - sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đạt tới
tính hiệu quả trong quá trình huy động – phân bổ - sử dụng nguồn lực và
phân phối kết quả đạt được.
- Khái niệm: Tài chính là phương thức huy động, phân bổ, sử dụng
các nguồn lực tài chính nhằm tối ưu hoá các mục tiêu đặt ra của mỗi chủ
thể trong xã hội.

5
1.1.2. Chức năng của tài chính
1.1.2.1. Khái quát một số quan niệm về chức năng của tài chính
a. Trong nền kinh tế thị trường phát triển
- Chức năng của tài chính công.
- Chức năng của tài chính công ty/doanh nghiệp.
- Chức năng của tài chính dân cư.
b. Trong nền KT KHH tập trung
- Chức năng phân phối.
- Chức năng giám đốc.
c. Trong nền kinh tế chuyển đổi
- Chức năng phân bổ tài nguyên.
- Chức năng phân phối thu nhập.
- Chức năng ổn định và phát triển.
- Chức năng công bằng và hiệu quả.
d. Nhận xét
- Chức năng của tài chính được nhận thức là rất khác nhau giữa các
nền kinh tế.
- Nguyên nhân của sự khác nhau đó chủ yếu là:
(i) Tác nhân thị trường trong các nền kinh tế có mục đích không như nhau.
(ii) Vai trò của Nhà nước là không giống nhau.
(iii) Cách tiếp cận vấn đề là khác nhau.
1.1.2.2. Chức năng của tài chính trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
- Chức năng phân bổ nguồn lực.
- Chức năng phân phối.
- Chức năng giám đốc.
6
1.2.3. Phát triển tài chính với tăng trưởng kinh tế
- Quan niệm về phát triển tài chính và các chỉ tiêu đánh giá.
- Tăng trưởng kinh tế: GDP; chất lượng tăng trưởng và sự bền vững.

- Quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
(Lưu ý đến rủi ro tiềm tàng của phát triển tài chính).
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TIỀN TỆ
1.2.1. Sự phát triển của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
1.2.1.1. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của tiền tệ
- Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá.
- Sự phát triển của các định chế tín dụng
- Sự phát triển của khoa học công nghệ và mức độ ứng dụng trong
các TCTDg.
1.2.1.2. Quá trình phát triển của tiền tệ
- Tiền là hàng hoá thông thường.
- Tiền đúc kém giá trị (kẽm, đồng).
- Tiền đúc có giá trị (bạc, vàng).
- Tiền dấu hiệu (dấu hiệu thông thường, dấu hiệu giá trị hiện đại).
1.2.1.3. Khái niệm tiền tệ theo quan điểm hiện đại.
1.2.1.4. Xu hướng phát triển của các loại tiền trong kinh tế thị trường
- Tiền vàng dần ra khỏi lưu thông.
- Tiền chuyển khoản và các phương tiện chi trả khác tăng lên.
- Tiền mặt ngày càng giảm.
- Xu hướng sử dụng các đồng tiền chung.
1.2.2. Các học thuyết về tiền tệ
1.2.2.1. Học thuyết của Karl Marx
1.2.2.2. Học thuyết số lượng tiền tệ thô sơ (Irving Fisher)
7
1.2.2.3. Học thuyết của Keynes
1.2.2.4. Học thuyết số lượng tiền tệ hiện đại của Friedmen.
1.2.3. Cung và cầu tiền tệ
1.2.3.1. Cung tiền tệ
- Khái niệm về mức cung tiền tệ.
- Khối tiền trong lưu thông.

- Các tác nhân cung tiền (NHTW, NHTM...)
- Nhân tố ảnh hưởng đến cung tiền tệ.
1.2.3.2. Cầu tiền tệ
- Khái niệm về mức cầu tiền tệ.
- Thành phần của cầu tiền tệ.
- Hàm cầu tiền tệ.
- Nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ.
1.1.3.3. Cân đối cung và cầu tiền tệ
1.2.4. Ổn định tiền tệ
1.2.4.1. Khái niệm và điều kiện để ổn định tiền tệ.
1.2.4.2. Ổn định tiền tệ trong điều kiện lạm phát.
1.2.4.3. Ổn định tiền tệ trong điều kiện thiểu phát.
4. Tài liệu tham khảo chính
- Nghiên cứu lý luận tài chính và hệ thống tài chính trong kinh tế thị
trường. Đề tài NCKH cấp Bộ Tài chính- 2006, chủ nhiệm PGS. TS Nguyễn
Thị Mùi.
Các nội dung: + Khái niệm, bản chất.
+ Vai trò của tài chính.
- Giáo trình:
+ Lý thuyết tài chính - Học viện Tài chính. Nxb Tài chính, 2005.
8
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về tài chính
+ Lý thuyết tài chính - Bộ Tài chính (Dự án Việt – Pháp). Nxb Lao
động – Xã hội, 2007.
Chương 1. Tài chính và hệ thống tài chính
+ Nhập môn tài chính - tiền tệ - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2006.
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về phạm trù tài chính
Chương 2. Những lý luận cơ bản về tiền tệ.
+ Lý thuyết tiền tệ - Học viện Tài chính. Nxb Tài chính, 2007.

Chương 1. Tiền và cung cầu tiền
+ Bài 1.2. Phát triển tài chính với tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tập bài giảng của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, niên khoá
2005 – 2006.
5. Câu hỏi:
1. Phân tích mối quan hệ giữa các chức năng của phạm trù tài chính.
2. Vai trò của tài chính đối với tăng trưởng kinh tế.
3. Vấn đề ổn định tiền tệ với tăng trưởng kinh tế.
9
CHUYÊN ĐỀ 2
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Số tiết của Chuyên đề: 5 tiết
Trong đó: 3,5 tiết lý thuyết
1,5 tiết thảo luận/tự học
2. Mục tiêu, yêu cầu:
- Giúp cho học viên thấy được sự phát triển trong nhận thức quan
niệm về hệ thống tài chính, cấu trúc, chức năng và vai trò của nó trong nền
kinh tế thị trường.
- Nắm được sự cần thiết cho việc can thiệp của Nhà nước và vai trò
của Nhà nước ta trong việc phát triển hệ thống tài chính Việt Nam.
3. Nội dung của Chuyên đề 2:
HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
2.1.1. Điểm qua các quan niệm về hệ thống tài chính
a. Quan niệm ở các nền kinh tế thị trường (Chủ yếu ở Anh, Mỹ...)
- Thường không đưa ra khái niệm , chỉ đề cập đến hệ thống tài chính
trên cơ sở các bộ phận cấu thành của chúng.
- Các học giả (Anh, Mỹ, Pháp...) quan niệm hệ thống tài chính là
cỗmáy, gồm các tổ chức tham gia vào việc lưu chuyển nguồn lực tài chính
trong nền kinh tế từ nơi thừa sang nơi thiếu.

- Các học giả không quan niệm hệ thống tài chính như là gồm (i) các
khâu tài chính hay (ii) tài chính của các khu vực kinh tế.
b. Quan niệm ở nền kinh tế kế hoạch hoá (chủ yếu ở Liên Xô cũ)
- Hệ thống tài chính là tổng thể các quan hệ tài chính hiện hữu trong
phạm vi một phương thức kinh tế - xã hội nào đó, trên cơ sở các quan hệ
ấy, các quỹ tiền tệ được hình thành và sử dụng.
10
- Hệ thống tài chính là tổng thể các khâu tài chính xã hội chủ nghĩa
và các cơ quan quản lý các khâu đó.
- Cấu thành của hệ thống tài chính xã hội chủ nghĩa.
c. Quan niệm ở nền kinh tế chuyển đổi (chủ yếu ở Trung Quốc)
- Hệ thống tài chính là tổng hoà các khâu tài chính tương đối độc lập
nhưng lại có liên quan đến nhau trong lĩnh vực các quan hệ phân phối tài
chính của Nhà nước.
- Các khâu của hệ thống tài chính.
d. Quan niệm hệ thống tài chính ở Việt Nam hiện nay
- Ở các trường Đại học kinh tế, tuy có một số khác biệt, song về cơ bản
hệ thống tài chính được quan niệm là tổng thể các luồng vận động của các
nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng
có mối quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ
ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó.
- Các khâu của hệ thống tài chính nước ta.
e. Nhận xét tổng quát
- Có sự khác biệt lớn về quan niệm hệ thống tài chính, từ đó dẫn đến
sự khác biệt về cấu trúc, chức năng, sứ mệnh của hệ thống tài chính giữa
các nền kinh tế.
- Quan niệm về hệ thống tài chính ở Việt Nam còn nhiều bất cập,
nhất là khi đã chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và mở cửa, hội nhập tích cực, chủ động với thế giới; khó phân biệt
giữa quan niệm tài chính và hệ thống tài chính, cũng như phát sinh mâu

thuẫn về mặt hệ thống.
2.1.2. Khái niệm hệ thống tài chính
- Hệ thống tài chính là một cỗ máy luân chuyển nguồn vốn trong nền
kinh tế; nó là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận cấu thành thực hiện việc
luân chuyển các nguồn tài chính trong nền kinh tế.
11
- Theo nghĩa hẹp: Hệ thống tài chính là một chỉnh thể gồm (i) các
chủ thể tài chính (ii) thị trường tài chính (iii) công cụ tài chính - những cấu
thành trực tiếp thực hiện luân chuyển nguồn tài chính trong nền kinh tế.
- Theo nghĩa rộng: Hệ thống tài chính là một chỉnh thể, bao gồm (i)
các chủ thể tài chính (ii) thị trường tài chính (iii) công cụ tài chính và (iv)
cơ sở hạ tầng tài chính (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng pháp lý, hạ tầng thông
tin...).
2.2. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
2.2.1. Cấu trúc hệ thống tài chính
- Các chủ thể tài chính.
- Công cụ tài chính.
- Thị trường tài chính.
- Cơ sở hạ tầng tài chính.
2.2.2. Chức năng của hệ thống tài chính
- Làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
- Hạn chế các rủi ro.
- Đánh giá, giám sát và định hướng các hoạt động kinh tế.
- Vận hành hệ thống thanh toán.
2.2.3. Vai trò của hệ thống tài chính
- Khuyến khích tiết kiệm.
- Khuyến khích đầu tư.
- Thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá.
- Tăng cường hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.
- Cải thiện đời sống kinh tế - xã hội.

2.3. NHÀ NƯỚC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.
2.3.1. Cơ sở cho sự can thiệp của Nhà nước
- Những thất bại của thị trường.
12

×