Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

de thi HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.97 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂY NINH PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS HÒA THẠNH ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT( không kể thời gian phát đề) MA TRẬN ĐỀ Tên Chủ đề dung,chương…). (nội Nhận biết. Chủ đề 1: Văn học - Mẹ tôi - Bánh trôi nước Số câu 2 Số điểm 2- Tỉ lệ20 % Chủ đề 2 :Tiếng Việt - Từ hán Việt - Từ trái nghĩa Số câu 2 Số điểm 2 Tỉ lệ 20 % Chủ đề 3 Làm văn - Phương thức biểu đạt - Ngôi kể - Bố cục -Tạo lập văn bản biểu cảm Số câu 1 Số điểm 6 - Tỉ lệ 60 % Tổng số câu 5 Tổng số điểm :10 Tỉ lệ 100 %. Thông hiểu. Vận dụng Cấp độ thấp. Cộng Cấp cao. độ. -Giải thích . được lí do - Chép thuộc viết thư của bài thơ người bố Sốđiểm 1 Sốđiểm 1 Tỉ lệ 10 % Tỉ lệ 10 % - Nêu được các sắc thái - Xác định biểu cảm được từ trái nghĩa Sốđiểm 1 Sốđiểm 1 Tỉ lệ 10 % Tỉ lệ 10 % - Nhận ra - Thể hiện rõ phương thức bố cục 3 biểu đạt, phần ngôi kể trong - Viết đúng bài văn chính tả. Sốđiểm 1 Tỉ lệ 10 % Số điểm 3 Tỉ lệ 30%. ĐỀ. Sốđiểm :1 Tỉ lệ :10% Số điểm 3 Tỉ lệ 30%. Số câu: 2 2 điểm- 20%. Số câu 2 2 điểm -20% - Trình tự hợp lí -Cách diễn đạt, hành văn lưu loát - Tạo lập văn bản biểu cảm Sốđiểm :3 Tỉ lệ :30% Số điểm 3 Tỉ lệ 30%. - Có sáng tạo phù hợp yêu cầu đề. điểm:1 TL 10% điểm: 1 Tỉlệ 10%. Số câu 1 6 điểm-60% Số câu: 5 điểm10 100%.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. VĂN - TIẾNG VIỆT (4đ) 1. Từ Hán Việt có những sắc thái biểu cảm nào? Khi sử dụng từ Hán Việt, vì sao chúng ta không nên lạm dụng?(1đ) 2. Thế nào là từ trái nghĩa?Tìm các từ trái nghĩa trong các câu ca dao sau(1đ) a) Non cao non thấp mây thuộc , Cây cứng cây mềm gió hay. ( Nguyễn Trãi) b) Trong lao tù cũ đón tù mới, Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa.( Hồ Chí Minh) 3. Trong văn bản “ Mẹ tôi” ,tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà phải viết thư? (1đ) 4.Chép lại bài thơ “ Bánh trôi nước” ( Hồ Xuân Hương ) .(1đ) II. TẬP LÀM VĂN(6đ) 5. Đề : Loài cây em yêu. ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM I. VĂN - TIẾNG VIỆT (4Đ).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1.Xác định được 3 sắc thái (0.75đ), trả lời vì sao không nên lạm dụng từ Hán Việt(0.25đ), tổng câu 1: 1đ - Tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính. - Sắc thái tao nhã , lịch sự tránh gây cảm giác thô tục , ghê sợ - Tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu không khí xa xưa * Vì lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên , thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 2. Trả lời được định nghĩa (0.5đ), xác định được các cặp từ trái nghĩa( mỗi câu 0.25đ) , tổng 1đ - Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. - Các từ trái nghĩa a) cao - thấp , cứng - mềm b)cũ- mới, tạnh - mưa 3. Giải thích đúng( 1đ) - Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo nhiều khi không nói trực tiếp được , hơn nữa viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết vừa giữ được kín đáo, tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội. 4. Chép đúng đủ, không sai chính tả (1đ) - Chép đủ, sai 2 lỗi chính tả (0.75đ) -Chép đủ, sai 4 lỗi chính tả trở lên (0.5đ) - Chép được 50% bài (0,25đ) II. TẬP LÀM VĂN(6đ) Đề:Loài cây em yêu a. Mở bài (1đ) - Tình cảm của em với các loài cây như thế nào? - Em yêu thích nhất loài cây nào trong số đó? Vì sao? b. Thân bài(4đ) - Tả những nét nổi bật của loài cây đó khiến em ấn tượng và yêu thích: thân , cành ,lá , hoa , quả...(1đ) - Tình cảm, cảm xúc của em đối với loài cây đó thay đổi như thế nào theo thời gian?(1đ) + Ban đầu khi nhìn thấy loài cây đó em có suy nghĩ , tình cảm gì? + Trải qua năm tháng, thời gian tình cảm của em có thay đổi không? Em có thấy gắn bó và coi cây đó như một người bạn không? - Em đã có những kỉ niệm nào đáng nhớ với loài cây ấy chưa? Đó là kỉ niệm gì?(1đ) - Em đã làm những gì để thể hiện tình yêu của mình đối với loài cây ấy? Thử tưởng tượng nếu một ngày không còn loài cây ấy không còn thì em sẽ có thái độ và suy nghĩ gì?(1đ) c. Kết bài (1đ) - Tình cảm của em đối với cây trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.. Hòa Thạnh, ngày 12 tháng 11 năm 2012 GVBM. Phan Thanh Tuyền.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×