Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Su 9Tiet 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.08 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: Bài. Ngày dạy: Ngày dạy: Ngày dạy:. Dạy lớp 7A Dạy lớp 7B Dạy lớp 7C. 15:. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN Tiết 28:. I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: Sau các cuộc kháng chiến quyết liệt chống quân Mông – Nguyên, Đại Việt phải trải qua nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội. Nhờ những chính sách, biện pháp tích cực của vương triều Trần và tinh thần lao động cần cù của nhân dân ta, nền kinh tế, xã hội Đại Việt được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật đều đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Quốc gia Đại Việt ngày càng cường thịnh. b. Về kĩ năng: Giúp học sinh làm quen với phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử. c. Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị một số tranh ảnh đồ gốm thời Trần. b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc SGK và sưu tầm các tranh, ảnh thời Trần. 3. Tiến trình dạy học * Ổn định tổ chức : 7A : 7B : 7C : a. Kiểm tra bài cũ: (4’) Câu hỏi: Nêu nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? Đáp án: - Tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia đánh giặc. (1đ) - Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho cuộc kháng chiến. (2đ) - Xây dựng khối đoàn kết dân tộc. (1đ) - Có tổng chỉ huy Trần Quốc Tuấn là người yêu nước thiết tha, căm thù giặc cao độ, thương yêu nhân dân, quân lính hết lòng, là nhà lí luận quân sự tài ba. (2đ) - Nhờ có tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân ta mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. (2đ) - Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần.(2đ) Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Các cuộc xâm lược của nhà Nguyên đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho quốc gia Đại Việt. Sau cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thắng lợi, nhà Trần đã bắt tay vào khôi phục hậu quả của chiến tranh. b. Dạy nội dung bài mới: 1. Tình hình kinh tế sau chiến tranh (20’) Đọc bài mục 1 (Tr 68). HS Sau chiến tranh nhà Trần đã thực hiện TB? chính sách gì để phát triển nông nghiệp? - Nhà Trần thực hiện nhiều chính sách.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KH?. TB?. G?. HS TB? HS TB?. khuyến khích sản xuất. - Mở rộng diện tích trồng trọt. - Dưới thời Trần công cuộc khai hoang lập làng xã ngày càng mở rộng, các vương hầu quí tộc vẫn chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập điền trang ở các vùng ven sông. - Sau kháng chiến vua Trần lấy đất hoang hoặc đất của làng xã phong cho những người có công lớn. - Nhà Trần còn bán ruộng công cho dân làm ruộng tư làm cho số địa chủ càng đông (Trần Hưng Đạo dựa chủ yếu vào ruộng tư để lấy lương thực nuôi quân). - Sau kháng chiến nhiều quí tộc có điền trang rất lớn (nhà nước cho phép các vương hầu quí tộc, phò mã chiêu tập nhân dân không có ruộng đất đi khai hoang lập điền trang, loại ruộng đất khai hoang này thuộc sở hữu của các vương hầu quí tộc). So với thời Lý, ruộng tư dưới thời Trần có gì khác? - Ruộng tư có nhiều hình thức: Ruộng tư của nông dân, địa chủ quí tộc. Tại sao ruộng tư dưới thời Trần lại phát triển nhanh? - Do chính sách khuyến khích khai hoang. - Nhà nước quân tâm cấp đất. - Mặc dù ruộng đất tư hữu càng nhiều nhưng ruộng đất công làng xã vẫn chiếm phần lớn ruộng đất trong nước và là nguồn thu của cả nước. Em nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp Đại Việt sau chiến tranh? - Ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn trước. Quan sát H35: Thạp gốm hoa nâu (TK XIII – XIV). Em có nhận xét gì về thạp gốm này? - Thạp có hình dáng cân xứng, hoa văn được trang trí nhiều phần, hoa xen... Quan sát H36 (Tr 69): Gạch đất nung chạm khắc nổi (TK XIII – XIV). Em có nhận xét gì về gạch đất nung chạm khắc nổi? - Hoa văn được trang trí nổi, sắc nét, tinh vi. Thủ công nghiệp thời Trần phát triển như thế nào?. - Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt.. + Công cuộc khai khẩn đất hoang thành lập làng xã được mở rộng. + Đê điều được củng cố. (GV tr 100). - Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích trong nước. - Ngoài ra còn có ruộng đất của quý tộc, vương hầu (điền trang).. - Nhà Trần còn ban thái ấp cho quý tộc vương hầu. Ruộng tư ngày càng nhiều. -> Nền nông nghiệp phục hồi và phát triển nhanh. - Thủ công nghiệp phát triển: + Thủ công nghiệp do nhà nước quản lí được mở rộng có nhiều ngành nghề khác nhau. + Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển. + Lập các làng và các phường thủ công. -> Trình độ kĩ thuật nâng các nên các mặt hàng thủ công ngày càng tốt đẹp hơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TB?. TB?. GV. HS TB?. - Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí được mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau: Làm đồ gốm, tráng men, nghề dệt vải lụa, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển… - Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển: Nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, nghề đúc đồng, làm giấy, khắc bản in, nghề mộc, xây dựng, khai khoáng… -> Đóng thuyền bè lớn đi biển hoặc chiến đấu: Thuyện có hai lớp: Lớp dưới gồm 20 – 25 người trèo, lớp trên dành cho người đánh cá hoặc chiến sĩ. - Mối số thợ thủ công cũng nghề như là làm đồ gốm, dệt vải lụa, làm giấy… tụ họp lại lập thành các làng nghề thủ công. Một số người tới Thăng Long lập ra các phường nghề. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao. Thương nghiệp thời Trần phát triển như thế nào? - Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi. Xuất hiện một số thương nhân tập trung ở các đô thị và thương cảng. - Thăng Long là trung tâm buôn bán sầm uất của cả nước, có nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán các nơi. - Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ở Vân Đồn. Tiểu kết: Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng nền kinh tế thời Trần được chăm lo phát triển và đạt được kết quả rực rỡ. Tình hình kinh tế thời Trần phát triển như vậy có tác động gì đến xã hội. 2. Tình hình xã hội sau chiến tranh (18’) Đọc bài phần 2 tr70. Sau kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên xã hội nhà Trần có gì thay đổi? - Xã hội ngày càng phân hoá: + Tầng lớp vương hầu quý tộc Trần ngày càng có nhiều ruộng đất (điền trang thái ấp). Đó là tầng lớp có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền ở triều đình và các địa phương. Tại sao vương hầu, quý tộc Trần ngày càng có nhiều ruộng đất?. - Thương nghiệp phát triển: + Chợ mọc lên ở nhiều nơi, buôn bán tấp nập. + Ở Thăng Long có nhiều chợ lớn.. + Đẩy mạnh buôn bán với thương nhân nước ngoài ở Vân Đồn.. Xã hội ngày càng phân hoá: - Vương hầu, quý tộc Trần ngày càng có nhiều ruộng đất, nắm giữ các chức vụ chủ yếu trong bộ máy chính quyền trung ương và địa phương. - Tầng lớp địa chủ giàu có, có nhiều ruộng đất nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.. - Nông dân là tầng lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội. Từ thế kỉ XIV, nông dân tá điền.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> KH?. KH?. KH?. - Do nhà Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc đi khai hoang lập điền trang. - Nhà Trần phong cấp ruộng đất cho các quý tộc, vương hầu (thái ấp). - Tầng lớp thứ hai là địa chủ: Là những người giàu có trong xã hội, có nhiều ruộng đất tư, cho nông dân cày cấy để thu tô nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc. - Nông dân cày ruộng công của nhà nước ở các làng xã là tần lớp bị trị đông đảo nhất trong xã hội. Nguyên nhân nào khiến cho tá điền đông hơn trước? - Từ thế kỉ XIV, do nhiều năm mất mùa đói kém nhân dân phải bán ruộng đất. Bởi vậy tầng lớp nhân dân tá điền lĩnh canh ruộng đất và nộp to cho địa chủ đông hơn trước. Do đâu thương nhân và thợ thủ công ngày càng đông hơn? - Do sự phát triển của các nghề thủ công và việc buôn bán được đẩy mạnh. - Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội là nông nô và nô tì: Họ bị lệ thuộc và bị quý tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền. Nhiều quý tộc có tới hàng trăm nông nô, nô tì. Con cái của nô tì cũng là nô tì của chủ, nô tì được đưa vào sản xuất thì chuyển thành nông nô.. đông đảo hơn trước.. - Thương nhân, thợ thủ công chiếm tỉ lệ nhỏ trong cư dân nhưng ngày một đông hơn. - Nông nô và nô tì bị lệ thuộc và bị quí tộc bóc lột nặng nề hơn nông dân tá điền.. * Sơ kết: Ngay sau cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thắng lợi, nhà Trần đã có nhiều chính sách khuyến khích sản xuât, mở rộng diện tích khai hoang làm cho nền kinh tế nhà nước phát triển thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Sự phát triển của nền kinh tế ít nhiều có tác động đến xã hội: Xã hội ngày càng phân hoá mạnh mẽ và ngày càng sâu sắc đưa đến đặc điểm của bộ máy nhà nước thời Trần là mang tính đẳng cấp sâu sắc và là nhà nước quân chủ quý tộc. c. Củng cố, luyện tập: (1’) Xác định nội dung chính: - Ở thời Trần, trong nông nghiệp bộ phận ruộng đất nào đem lại nguồn thu nhập chính cho nhà nước: a. Ruộng đất điền trang. b. Ruộng đất tư của nông dân. c. Ruộng đất công làng xã..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> d. Ruộng đất của địa chủ. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’) - Học thuộc bài. - Bài tập 1-7 (tr 41 – 43). - Đọc trước bài 15: II. Sự phát triển văn hoá. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY Về thời gian : Về kiến thức : Về phương pháp :.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×