Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận TỔNG QUAN về CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THU hút đầu tư vào NÔNG NGHIỆP CNC ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.21 KB, 11 trang )

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUẢN LÝ RỦI RO ĐẦU TƯ
GV: Hồ Ngọc Ninh
Đề tài

TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ
VÀO NÔNG NGHIỆP CNC Ở VIỆT NAM

Nước ta là một nước đang phát triển với nền Nông nghiệp là chủ yếu, vì
hiện tại nơng nghiệp là ngành tiêu thụ sản phẩm đầu ra của nhiều ngành khác và
cũng là ngành cung cấp sản phẩm đầu ra cho các ngành còn lại. Hơn nữa, hiện
nay nước ta đang là một trong những nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu
nơng sản. Vì vậy Nơng nghiệp là ngành có vai trị rất quan trọng trong việc phát
triển kinh tế hay phát triển các ngành khác. Hơn nữa lao động trong ngành Nơng
nghiệp nước ta cịn rất nhiều, diện tích đất giành cho ngành Nơng nghiệp rất
lớn, tính đến 31/12/2018, diện tích đất Nơng nghiệp của Việt Nam là hơn 27
triệu ha (theo số liệu Bộ Tài Nguyên Môi Trường năm 2018).


Biểu đồ thể hiện số lượng lao động của Việt Nam trong Nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản, Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ.
Và trong thời đại ngày nay, thời đại của cơng nghệ cao thì tất cả các ngành
đều cần phải ứng dụng công nghệ cao để nâng cao hiệu quả công việc, thúc đẩy
nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế. Và với bối cảnh như
vậy, thì ngành Nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao như thế nào trong sản xuất
(ngành Nông nghiệp công nghệ cao) để giảm thiểu được việc sử dụng nguồn lực
và nâng cao hiệu quả sản xuất, và ngành Nông nghiệp cơng nghệ cao ở nước ta
đã có được sự quan tâm như thế nào của nhà nước và các nhà đầu tư trong nước
và quốc tế đối với sự quan trọng của ngành này.


Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem thế nào là Nông nghiệp công nghệ
cao và công nghệ cao trong Nông nghiệp là như thế nào?

1. Nơng nghiệp Cơng nghệ cao là gì?
Theo Wikipedia: Là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những
công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, cịn gọi là cơng nghệ cao nhằm nâng cao
hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
2. Công nghệ cao trong Nơng nghiệp là gì?


Công nghệ cao trong Nông nghiệp là việc áp dụng công nghệ cao, khoa
học kỹ thuật vào Nông nghiệp:
- Đối với đầu vào: Nuôi cấy mô trong ống nghiệm, trong môi trường vô
trùng…, cấy ghép gen thực vật, động vật, làm đất…
- Trong q trình sản xuất: ni trồng trong nhà kính, dùng khoa học kỹ
thuật để kiểm sốt các yếu tố mà từ trước chúng ta chưa kiểm soát được như:
ánh sáng, nhiệt độ, lượng vi sinh vật…, kiểm soát thời gian ra hoa, thời gian
sinh sản hay kiểm sốt q trình sinh trưởng của thực vật, động vật, giảm nhân
cơng trong q trình chăm sóc, ni trồng theo đúng quy trình khoa học từ đó
giảm được chi phí mặt bằng, chi phí sản xuất, chi phí thuê lao động… do đó sẽ
tạo ra được sản phẩm với chất lượng cao, đồng đều.
- Đối với đầu ra: Dùng máy móc trong việc thu hoạch, từ đó giảm được chi
phí…, sau khi thu hoạch sẽ sử dụng công nghệ để chế biến tạo ra sản phẩm có
tính thương mại cao, đảm bảo chất lượng. Sau đó lại dùng cơng nghệ để
marketing quản bá sản phẩm ra thị trường bên ngoài, đưa sản phẩm đến tay
người tiêu dùng.
3. Sự quan tâm của nhà nước và nhà đầu tư đối với việc đầu tư và thu hút
vốn đầu tư vào Nông nghiệp công nghệ cao
- Đối với nhà nước: Nhà nước sẽ sử dụng cơng cụ là các chính sách, nghị

định, quyết định nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư có
vốn FDI đầu tư nhiều hơn vào Nơng nghiệp cơng nghệ cao, từ đó đẩy mạnh q
trình phát triển Nơng nghiệp cơng nghệ cao nước ta. Cụ thể, nước ta có các
chính sách để thu hút đầu tư như sau:
+ Ưu đãi Giảm thuế TNDN từ 20% xuống cịn 15-17% cho các DN nơng
nghiệp CNC
+ Chính sách hỗ trợ tín dụng
Nghị quyết số 30/2017/NQ - CP của Chính phủ ngày 7/3/2017, chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động
của các ngân hàng thương mại để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ
cao, nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp, thấp hơn từ 0,5 - 1,5% so với lãi
suất thị trường.
Với sự hỗ trợ này, các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng
dụng cao sẽ được hưởng các ưu đãi để tạo điều kiện phát triển nơng nghiệp cơng
nghệ cao
+ Chính sách về đất đai


Chính phủ dự kiến sửa Luật Đất đai 2013 như kiến nghị của các địa
phương, yêu cầu quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương theo hướng mở rộng
hạn điền, quy hoạch các điều kiện để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ
cao như chế độ nước tưới, kênh mương, hỗ trợ hạ tầng… giảm thủ tục rườm rà.
+ Chính sách khuyến khích phát triển nơng nghiệp
Chính phủ Ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP Về cơ chế, chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn. Theo Nghị định
số57/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước.
Theo quy định, các doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu đãi sẽ được ưu đãi và
hỗ trợ thông qua việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, giảm tiền thuê đất, thuê mặt
nước của Nhà nước. hỗ trợ tập trung đất đai, tiếp cận hỗ trợ tín dụng. hỗ trợ

nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực, phát triển thị trường, hỗ trợ đầu tư cơ sở.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và
phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Nghị quyết số 19/2018-NQ-CP ngày
15/5/2018 về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018
và những năm tiếp theo.
Theo tinh thần của Nghị quyết: Triển khai các hoạt động góp phần cải cách
hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ
trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Bảo đảm quyền
kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của
doanh nghiệp. Giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp và bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
Triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và các chương trình, dự
án hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hiệp hội doanh
nghiệp.
+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất
Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu được Nhà
nước giao đất thì được miễn tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư đó.
Nhà đầu tư có dự án nơng nghiệp ưu đãi đầu tư nếu được Nhà nước giao
đất thì được giảm 70% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối với dự
án đầu tư đó.
Nhà đầu tư có dự án nơng nghiệp khuyến khích đầu tư nếu được Nhà nước
giao đất thì được giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước đối
với dự án đầu tư đó.
+ Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước


Nhà đầu tư có dự án nơng nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nơng nghiệp khuyến
khích đầu tư khi thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước thì được áp dụng mức

giá thấp nhất của loại đất tương ứng trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
Nhà đầu tư có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư được miến tiền
thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
Nhà đầu tư có dự án nơng nghiệp ưu đãi đầu tư được miễn tiền thuê đất,
thuê mặt nước trong 15 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động.
Nhà đầu tư có dự án nơng nghiệp khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê
đất, thuê mặt nước trong 11 năm đầu kể từ ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt
động.
Nhà đầu tư có dự án nơng nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp
ưu đãi đầu tư, dự án nơng nghiệp khuyến khích đầu tư được miễn tiền thuê đất
đối với diện tích đất xây dựng nhà ở cho công nhân, đất trồng cây xanh và đất
phục vụ phúc lợi công cộng.
+ Hỗ trợ thuê đất, thuê mặt nước của hộ gia đình, cá nhân
Nhà đầu tư có dự án nơng nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nếu thuê đất, thuê
mặt nước của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện dự án đầu tư đó thì được nhà
nước hỗ trợ 20% tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 6
Nghị định này cho 5 năm đầu tiên kể từ khi hồn thành xây dựng cơ bản.
Khuyến khích nhà đầu tư có dự án nơng nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự
án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nơng nghiệp khuyến khích đầu tư tích tụ
đất hình thành vùng ngun liệu thơng qua hình thức hộ gia đình, cá nhân góp
vốn bằng quyền sử dụng đất đối với các dự án không thuộc trường hợp Nhà
nước thu hồi đất.
+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Nhà đầu tư có dự án nơng nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư nằm trong quy
hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được miễn nộp tiền sử
dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định tại
Nghị định này.
Nhà đầu tư có dự án nơng nghiệp ưu đãi đầu tư nằm trong quy hoạch của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được giảm 50% tiền sử dụng đất khi

chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định tại Nghị định
này.
+ Nhà nước sẽ đứng ra đầu tư vào Nông nghiệp công nghệ cao dưới hình
thức Doanh nghiệp nhà nước…
- Đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ có hai hình thức:


+ Đầu tư trực tiếp: Các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp FDI
sẽ bỏ vốn và tham gia trực tiếp vào q trình sản xuất Nơng nghiệp cơng nghệ
cao: đầu vào, sản xuất, đầu ra.
+ Đầu tư gián tiếp: Các doanh nghiệp sẽ bỏ vốn để đầu tư vào Nông nghiệp
công nghệ cao.
4. Thực trạng đầu tư, thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp công nghệ cao ở
Việt Nam
Hiện nay, cả nước có 40 Doanh nghiệp trong ngành Nơng nghiệp cơng
nghệ cao, có 8 khu NN CNC đã đi vào hoạt động.
Tiêu biểu như Khu nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao Thái Ngun,
huyện Phổ n, Phú Bình Thái Ngun với diện tích là 300 ha. Khu nơng
nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng. Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
với diện tích là 221 ha. Khu nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao Phú n,
huyện Phú Hịa, tỉnh Phú Yên với diện tích là 460 ha. Khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao Lào Cai (huyện Sapa, tỉnh Lào Cai) với diện tích là 200 ha.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng các công nghệ hiện đại thay
cho cách làm truyền thống. Như việc áp dụng cơng nghệ điện tốn đám mây
trong việc chăm sóc và quản lý cây trồng. sử dụng công nghệ hiện đại để vận
hành, quản lý các trang trại chăn nuôi. quản lý dữ liệu điện toán đám mây trong
việc sản xuất và chế biến tơm.
Điển hình là: Trang trại bị sữa TH. Hiện nay Trang trại bò sữa TH ở Nghệ
An đã có khoảng hơn 45.000 con và sử dụng công nghệ hiện đại để vận hành,
quản trị trang trại. Tập đoàn Minh Phú đã sử dụng dữ liệu “đám mây” để sản

xuất và chế biến tơm. Mơ hình trồng hoa nhà kính ở Lâm Đồng…
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ
(KH-CN) cho biết: KH-CN đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp và 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật
ni. Trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích bắp, 60% diện tích mía, 100% diện
tích điều trồng mới, sử dụng giống của Việt Nam.
Năng suất một số vật nuôi, cây trồng đạt cao so với các nước trong khu
vực và trên thế giới: Lúa đứng đầu ASEAN. cá tra, hồ tiêu đứng đầu thế giới. cà
phê, cao su đứng thứ 2 thế giới… Tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cũng
được đẩy mạnh. Số lượng máy móc, thiết bị sản xuất nơng nghiệp tăng 1,5% 2% so với năm 2016.
Các doanh nghiệp lớn đã và tuyên bố sẽ đầu tư vào nông nghiệp như
Vingroup, TH True Milk, Hịa Phát, Trường Hải Auto, FPT, Cơng ty Elcom,
Vinaseed, Thaco, Mía đường Lam Sơn,... và mới nhất là Cơng ty CP Thế giới di
động đầu tư vào hệ thống Bách hóa xanh. Nổi bật là Vingroup với thương hiệu


Vineco triển khai mơ hình liên hết với 1000 hợp tác xã và hộ nơng dân từ năm
2016.
Hồng Anh Gia Lai với kế hoạch đến năm 2018 dành 20.000 ha trồng cây
ăn quả, lượng bò thịt là trên 100.000 con và bò sữa là 20.000 con. PAN Group
với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu đi hơn 20 quốc gia trên thế giới và
đang tiếp tục đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng vào nông nghiệp thông qua các thương
vụ M&A.
NutiFood cũng mới đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2017 để phát triển
cà phê tại Đắc lắc. Công ty Lộc Trời với chuỗi giá trị nông nghiệp từ giống cây
trồng, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm dinh dưỡng hữu cơ sinh học, sản phẩm
gạo, đóng gói bao bì tạo ra một vịng đời khép kín cho sản phẩm.
Mới đây, Lộc Trời đã kí kết đầu tư 7.800 tỷ đồng vận hành chuỗi khép kín
trên diện tích đất 2.000 ha tại Thái Bình. Bên cạnh các tập đồn, doanh nghiệp
lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã và đang đầu tư vào lĩnh vực nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tuy nhiên, Theo số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, năm 2017, cả nước có 1% tổng số doanh nghiệp đầu tư và nơng
nghiệp với số vốn chỉ chiếm khoảng gần 3% tổng số vốn đầu tư của cộng đồng
doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng
2/2018, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào nơng nghiệp là 3,5 triệu
USD với 514 dự án. Nếu so với tổng vốn đầu tư lũy kế vào ngành Nơng nghiệp
thì số vốn này chỉ chiếm khoảng 1%. Nguồn vốn này chủ yếu đến từ Nhật Bản.
Trong 10 năm trở lại đây, tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp tăng gấp 4 lần
(từ 22.000 tỷ lên hơn 231.000 tỷ năm 2018).
5. Nguyên nhân việc thu hút vốn đầu tư vào NN CNC thấp
- Trình độ lao động, trình độ KH – CN thấp
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), giá trị năng
suất lao động tổng hợp của Việt Nam có xu hướng tăng với tốc độ khá nhanh
qua các năm. Năng suất lao động bình quân tăng từ 38,64 triệu đồng/lao
động/năm năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/lao động/năm 2017. Trong giai
đoạn 2012 - 2017, năng suất lao động bình qn của tồn nền kinh tế tăng
trưởng mạnh mẽ với tốc độ bình quân 5,3%/năm và tăng trưởng cao nhất vào
năm 2015 với tốc độ 6,49%.
Có thể thấy, Việt Nam có gần 16 triệu hộ nơng thơn. Dù được coi là cường
quốc xuất khẩu nông sản, nhưng năng suất lao động nông nghiệp đang rất thấp.
Cụ thể, với ngành trồng trọt chỉ đạt 204.000 đồng/ngày công, chăn nuôi 228.000
đồng và thủy sản 275.000 đồng/ngày công. Theo báo cáo về “Triển vọng phát


triển châu Á năm 2017” của ADB, sản lượng nông nghiệp bình quân trên mỗi
lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Indonesia, chưa bằng một nửa so với Thái
Lan, Philippines.
Về KH – CN: Cũng do thiếu hụt chuyên gia đầu đàn cho nên số cán bộ có

đủ năng lực chủ trì đề tài nghiên cứu đem lại kết quả cao chiếm tỷ lệ rất thấp.
Nhất là mảng CNSH chưa có các "đột phá" do thiếu nguồn nhân lực trình độ
cao, trong khi hiện tượng "chảy máu chất xám" ở các viện nghiên cứu vẫn diễn
ra. Một lực lượng khá lớn cán bộ khoa học nông nghiệp ở các viện, trường
ngoài Bộ NN và PTNT chưa được thu hút vào nghiên cứu khoa học. công tác
đào tạo nhân lực KH và CN phục vụ hoạt động NN và PTNT lâu nay chưa gắn
lý thuyết với thực hành. Do vậy sau khi tốt nghiệp, khơng ít kỹ sư trẻ vào làm
việc tại các đơn vị nghiên cứu còn lúng túng.
Thời gian qua, nhiệm vụ KH và CN được xây dựng nhiều nhưng cơ cấu
các đề tài, nhiệm vụ chưa hợp lý. thiếu sự gắn kết trong khâu xác định nhiệm vụ
nghiên cứu và định hướng triển khai ứng dụng vào thực tế cuộc sống. Bởi vậy,
tính hiệu quả trong hoạt động KH và CN lĩnh vực NN và PTNT còn thấp, khơng
ít đề tài, dự án sau khi nghiệm thu khó triển khai vào sản xuất, kinh doanh...
Cũng do cơ chế quản lý KH và CN chậm đổi mới dẫn đến tình trạng chưa gắn
kết nhiệm vụ nghiên cứu với yêu cầu phát triển của ngành và đòi hỏi của thị
trường. thiếu sự ràng buộc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đối với các
đề tài, nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước dẫn đến chất lượng sản phẩm
nghiên cứu chưa đạt như mong muốn.
- Các chính sách ưu đãi chưa bao quát
Các chính sách về đất đai, về tài chính… hay các chính sách nhằm tăng
cường sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp và Nông nghiệp công nghệ cao
rất nhiều, và hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều nếu tham gia đầu tư, tuy nhiên
cũng khơng thiếu những điểm bất cập về mặt chính sách đã làm cho các doanh
nghiệp e dè chưa muốn tham gia đầu tư:
Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào nông nghiệp không thiếu
nhưng tại sao doanh nghiệp vẫn gặp khó. Nguyên nhân được chỉ ra là bởi các cơ
chế hỗ trợ chưa sát với nhu cầu thực tế và hiệu quả thực thi chính sách chưa cao.
Nơng nghiệp là một trong những lĩnh vực đang được hưởng nhiều chính
sách ưu đãi đầu tư nhất hiện nay, có thể kể đến hàng loạt quyết định, nghị định
như: Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách

khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây
dựng cánh đồng mẫu lớn. Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng
dẫn thi hành Luật Đầu tư. trong đó, quy định các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi
gia súc gia cầm, bảo quản chế biến nông sản...là những lĩnh vực được ưu đãi
đầu tư.


Ngoài ra, Nghị định 55/2015/NĐ-CP thay thế NĐ 41/2010/NĐ-CP về tín
dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp với nhiều chính sách ưu đãi như doanh
nghiệp được vay khơng có tài sản bảo đảm 70-80% giá trị dự án theo mô hình
liên kết với hình thức cho vay linh hoạt linh hoạt, giảm lãi suất cho vay
0,2%/năm nếu mua bảo hiểm...
Gần đây nhất, Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn đã có nhiều thay
đổi về cơ chế hỗ trợ, từ hỗ trợ trực tiếp bằng tiền sang hình thức miễn tiền thuê
đất, cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ đào tạo...
Trong các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào nông nghiệp thì đối
tượng được hỗ trợ là doanh nghiệp, trong khi đó người sản xuất nơng nghiệp
thường có quy mơ nơng hộ hoặc trang trại, rất ít doanh nghiệp.
- DN khó tiếp cận nguồn vốn
60% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện chiếm tỷ trọng 97% tổng số
doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp tới 45% vào GDP, 31%
vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động. Tuy vậy, DNNVV chỉ
có dư nợ tín dụng ở mức 22-25% nghĩa là chỉ chiếm 1/5 tổng dư nợ cả nước.
Trong khi đó, khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác cũng rất hạn chế.
Khơng chỉ có vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp này cũng gặp nhiều
khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn khác, như phát hành cổ phiếu, phát
hành trái phiếu, quỹ đầu tư…
- Thủ tục hành chính rườm rà

Báo cáo kết quả khảo sát các doanh nghiệp (DN) ở nhiều lĩnh vực trước
thềm hội nghị, ơng Trương Gia Bình, Trưởng ban PSDC, cho biết có 3 rào cản
nổi bật được các DN đưa ra đang gây khó khăn trong hoạt động. Có đến 73%
DN phản ánh quá nhiều thủ tục giấy tờ rườm rà, gây mất thời gian. Một số khâu
trong các thủ tục hành chính chưa thật sự mở.
Ví dụ có DN phản ánh phải xin giấy phép đủ điều kiện nhập khẩu, phải ký
quỹ, kiểm định 100% đối với giấy thu gom nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
nhưng thủ tục quá lằng nhằng. Hay có DN cho biết đã tiến hành khảo sát, đo đạc
xong và làm thủ tục hành chính với Sở Tài nguyên - Mơi trường, tuy nhiên đến
giai đoạn cuối chính quyền địa phương lại thông báo không phù hợp với chủ
trương nên không giao đất cho DN.
Rào cản lớn thứ hai được 64% DN nêu là thái độ ứng xử cửa quyền của
nhân viên cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều cán bộ có cách làm việc quan liêu,
cịn có biểu hiện gây khó dễ xuất phát từ lợi ích vật chất, cục bộ.


- Quy mô nhỏ lẻ
Ở nước ta, do lịch sử và thói quen canh tác, đất đai nơng nghiệp bị phân
tán thành nhiều mảnh, manh mún. Hiện, có gần 14 triệu hộ nông dân đang sở
hữu 78 triệu mảng ruộng nhỏ lẻ. Dù đã triển khai được một vài năm qua, nhưng
q trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra khá chậm, vẫn còn hơn 70%
mảnh đất sản xuất nơng nghiệp có diện tích dưới 0,5ha.
Sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nơng nghiệp cịn rất
khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế phát triển. Số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh
vực nông nghiệp hiện chỉ chiếm 8% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Hình
thức tổ chức sản xuất nơng nghiệp chủ yếu hiện nay vẫn ở dạng hộ sản xuất với
hơn 9,2 triệu hộ quy mô rất nhỏ. Năng suất lao động ngành nơng nghiệp cịn
hạn chế, trình độ khoa học và cơng nghệ của các doanh nghiệp còn thấp...
- Rủi ro với thiệt hại lớn
+ Thị trường nông sản Việt rất bấp bênh, việc tìm kiếm thị trường cho nơng

sản sau q trình thu hoạch vẫn cịn nhiều hạn chế, dẫn đến câu chuyện được
mùa mất giá, được giá thì mất mùa… Hơn nữa, do chất lượng nông sản của Việt
Nam chưa cao nên việc xuất khẩu vẫn cịn ít và gặp nhiều khó khăn.
+ Đầu tư cho Nơng nghiệp cơng nghệ cao cần nguồn vốn đầu tư lớn, nhưng
thời gian thu hồi vốn để quay vịng vốn thì lâu, và khi gặp những rủi ro như
thiên tai, bệnh dịch thì thiệt hại vô cùng lớn, điều này khiến cho các doanh
nghiệp cũng e dè trong việc đầu tư.
6. Bài học kinh nghiệm và giải pháp
- Các chính sách của nước ta cịn nhiều khuyết điểm, vì thế tạo ra nhiều rào
cản cho doanh nghiệp trong việc đầu tư vào Nông nghiệp cơng nghệ cao.
=> Cải thiện chính sách để các chính sách sát hơn với thực tế.
- Trình độ lao động, trình độ khoa học cơng nghệ của nước ta cịn nhiều
hạn chế.
=> Đầu tư nâng cao trình độ lao động, khoa học cơng nghệ
- Diện tích đất làm nơng nghiệp cơng nghệ cao của nước ta có quy mơ nhỏ
lẻ, chưa tập trung, vì thế nên chất lượng sản phẩm chưa cao và chưa đồng đều.
=> Đẩy mạnh quy hoạch lại đất đai tạo ra các khu nông nghiệp công nghệ
cao với diện tích lớn
- Rủi ro trong nơng nghiệp công nghệ cao vẫn là vấn đề đáng để quan tâm,
do mỗi khi xảy ra rủi ro về tự nhiên hay thị trường thì thiệt hại vơ cùng lớn.
=> Tăng cường công tác dự báo để giảm thiểu tối đa thiệt hại xảy ra, đồng
thời đẩy mạnh liên kết với các chuỗi cung ứng trong nông nghiệp, đẩy mạnh


cơng tác tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp công nghệ
cao.




×