Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Lịch sử văn hoá làng nho lâm (diễn châu nghệ an)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.8 KB, 110 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
==== ====

trịnh quốc tuấn

lịch sử - văn hóa làng nho lâm
(diễn châu - nghệ an)

luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Vinh, 2009


Bộ Giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

------------

trịnh quốc tuấn

lịch sử - văn hóa làng nho lâm
(diễn châu - nghệ an)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
MÃ số: 60.22.54

Luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử

Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. Hoàng văn lân

Vinh - 2009



Lời cảm ơn
Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đề tài luận văn, chúng tôi đÃ
nhận đợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của nhiều tập thể và
cá nhân các cấp, ngành.
Đặc biệt, xin đợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.
Hoàng Văn Lân đà nhiệt tâm hớng dẫn đề tài khoa học, giúp đỡ,
động viện bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này. Tuy nhiên, chắc rằng luận văn sẽ không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận đợc sự giúp đỡ từ HĐKH, tập thể
CBGD Khoa Đào tạo Sau Đại học, Khoa Lịch sử - Trờng Đại học
Vinh...


Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn BCN, CBGD
Khoa Đào tạo Sau, khoa Lịch sử Đại học Trờng Đại học Vinh đà tạo
mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dỡng tại Khoa
và Nhà trờng.
Vinh, năm 2009

Tác giả

Mục lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Đối tợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu
5. Đóng góp của luận văn
6. Bố cục của luận văn

Nội dung

Chơng 1: Lịch sử hình thành và phát triển làng Nho Lâm
1.1.

Khái quát tự nhiên, kinh tế và xà hội Nho Lâm
1.1.1. Địa giới, cảnh quan thiên nhiên
1.1.2. Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và các nghề thủ công
1.2. Những dấu tích lịch sử vùng đất Nho Lâm
1.2.1. Các di chỉ khảo cổ học và nguồn gốc làng Nho Lâm
1..2.1.1. Các di chỉ khảo cổ: Rú Ta, Đồng Mõm
1.2.1.2. Lịch sử tên gọi làng Nho Lâm
1.2.1.3. Một số thôn làng thuộc địa giới Nho Lâm: Xuân Dơng,
Bình Sơn, Hàng Tổng
1.2.2. Sự phát triển vùng ®Êt Nho L©m (tõ 257TCN ®Õn 1945)
1.2.2.1. Tõ Thơc An Dơng Vơng đến ngày thực dân Pháp xâm lợc
1.2.2.2. Từ Cần Vơng kháng Pháp đến đầu thế kỷ XX
1.2.2.3. Nho Lâm trong những năm 1930-1945
Tiểu kết
Chơng 2: Truyền thống giáo dục - Khoa bảng
2.1.
Nho Lâm - Rừng Nho về ngời đỗ đạt
2.2.
Một số nhân vật tiêu biểu
2.3.
Truyện kể về các nhà khoa bảng và một vài thần tích
2.3.1. Truyện kể về đại khoa Đặng Văn Thụy
2.3.2. Giai thoại về cụ Cao Đăng Tuân

Trang

1
1
2
4
4
6
6
7
7
7
13
19
19
20
23
26
30
30
34
38
49
50
50
51
62
63
67


2.3.3. Giai thoại về cụ Cao Đăng Giản

2.3.4. Một vài thần tích
Tiểu kết
Chơng 3: Các giá trị văn hóa khác
Văn hãa phi vËt thĨ
3.1.1. VÌ, Ca dao, trun kĨ
3.1.2. TÝn ngỡng: dân gian, tôn giáo
3.1.3. Phong tục tập quán
3.1.4. Tính cách con ngời, ngôn ngữ
3.1.5. Lễ hội
3.1.6. Trò chơi dân gian và nghệ thuật sân khấu
3.1.7. ẩm thực
3.2. Văn hóa vật thể
3.2.1. Đình, đền, chùa, nhà thờ, nhà thánh
3.2.2. Văn bia
3.2.3. Nhà ở
3.2.4. Trang phục
Tiểu kết
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
3.1.

Mở đầu

68
69
70
72
72
72

80
82
86
89
90
93
96
96
99
108
108
109
110
113


1. Lý do chọn đề tài

Nho Lâm là vùng đất khá rộng lớn, nằm trong Hoan Châu với bề dày
truyền thống lịch sử - văn hoá hàng nghìn năm. Nơi đây từng là địa bàn c trú
của các tộc ngời Việt cổ, các bằng chứng về khảo cổ học ở Đồng Mỏm, Rú Ta
đà chứng minh điều đó. Trải qua bao độ vật đổi sao dời, thuở ông Non bà Non
và các thế hệ c dân tiếp nối với bàn tay khối óc, sức lực và trí tuệ, chung lng
đấu cật đà từng bớc tạo dựng cuộc sống, sinh tụ ngày một đông. Những đóng
góp của ông cha thuở trớc thật đáng trân trọng.
Bao gồm địa giới của 3 xà Diễn Phú, Diễn Thọ, Diễn Lộc, trong tiến
trình lịch sử và quá trình phát triển quê hơng, Nho Lâm đà có những cống hiến
vẻ vang, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân Hoan Diễn. Vùng đất Nho
Lâm về sau ngày càng tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử - văn hoá, nêu
cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tích cực đóng góp vào quá trình xây dựng

và phát triển quê hơng...
Nằm trong dòng chảy chung của văn hoá xứ Nghệ, Nho Lâm còn đợc
ngời đời biết đến là một trong những vùng đất sản sinh ra nhiều nhân tài, danh
tớng, văn nhân. Sự gần gũi, chân thành, mộc mạc, đạo cao đức trọng, tài cao,
chí lớn... của họ từ lâu đà đi vào tiềm thức của ngời dân và đợc lu truyền trong
sử sách. Các nhân vật đó đà làm rạng rỡ thêm truyền thống quê hơng Diễn
Châu nói riêng, Nghệ An nói chung.
Cuộc sống hiện đại ngày càng sôi động, nhộn nhịp chuyển mình là tín
hiệu đáng mừng, song cùng với thời gian, nhiều giá trị truyền thống đà và
đang bị lùi dần vào dĩ vÃng. Vì vậy những giá trị tinh thần, bài học lịch sử,
những đóng góp của các thế hệ cha ông, những truyền thống quý báu của quê
hơng... cần đợc tôn trọng, gìn giữ và phát huy. Nho Lâm ở Diễn Châu - Nghệ
An cũng không phải là ngoại lệ. Cùng với bề dày lịch sử, chiều sâu về truyền
thống văn hoá Nho Lâm sẽ là bệ đỡ về tinh thần cho sự nghiệp xây dựng và
phát triển quê hơng ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu những giá trị lịch sử - văn hoá của
một vùng đất, một làng... để qua đó hiểu thêm về bóng dáng cha ông mình
qua bao nhiêu năm vất vả xây dựng quê hơng Nho Lâm - là điều cần thiết.
Mặt khác, thông qua tìm hiểu, nhận thức sâu sắc truyền thống lịch sử,
văn hoá, nhân vật Nho Lâm, giúp ngời đọc và thế hệ trẻ, trong đó có bản thân
và gia đình ngời trực tiếp nghiên cứu biết trân trọng, tự hào về những đóng
góp của các thế hệ cha ông đi trớc, đồng thời giáo dục niềm tin, tình yêu quê
hơng đất nớc, biết sống có đạo lí, nhân nghĩa, vững tin vào tơng lai.


Hơn thế nữa, cùng với những công trình khác, kết quả từ việc tìm hiểu,
nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung nguồn tài liệu hữu ích trong lĩnh vực
nghiên cứu địa phơng học (một ngành đang đợc tỉnh quan tâm) ở Nghệ An.
Xuất phát từ những lý do nói trên, cộng với lòng nhiệt huyết và sự tri
ân, với nghĩa cử cao đẹp của một ngời con xứ Thanh đà lập thân, lập nghiệp ở

Diễn Châu, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: "Lịch sử - văn hoá làng Nho
Lâm" làm luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

ở phạm vi địa phơng, việc tiến hành su tầm t liệu và nghiên cứu các vấn
đề lịch sử, văn hóa, phong tục, con ngêi... cÊp hun, cÊp tØnh ®· khã, nhng Ýt
nhiỊu còn có tự điển, t liệu, tài liệu để xem xét và tham khảo. Còn việc nghiên
cứu một vấn đề hay toàn bộ vấn đề về một làng xà nào đó thì quá ít t liệu, gần
nh không có gì nhiều, bởi đà thất truyền gần hết. Nho Lâm ở huyện Diễn Châu
cũng đang trong tình trạng đó.
Do vậy mô típ tìm hiểu về lịch sử, văn hóa tuy không phải là mới, nhng
vấn đề trở nên khá khó khăn, vất vả và phức tạp... Thiết nghĩ, làm đợc điều
này đối với làng xà Nho Lâm (thể hiện trong luận văn), bản thân tác giả xét
thấy cũng đà là một nỗ lực.
Về vấn đề nói trên, cho đến hiện nay cha có một công trình nào tổng
quan, đầy đủ. Trong một số t liệu địa phơng (xuất bản và chép tay) có nhắc
đến Nho Lâm nhng không nhiều. Tiêu biểu cã:
- Nhãm c¸c s¸ch viÕt vỊ tØnh NghƯ An cã liên quan nh: Nghệ An kí,
Địa d Nghệ An, Nghệ An tỉnh phủ xà thôn thần tích, An Tĩnh cổ lục,
Thử tìm hiểu giọng nói Nghệ Tĩnh, Văn bia Nghệ An, Nghề, làng nghề
thủ công truyền thống Nghệ An, Kho tàng vè xứ Nghệ, Gia phong xứ
Nghệ, Văn hóa ẩm thực dân gian xứ Nghệ, Trò chơi dân gian xứ Nghệ,
Kho tàng truyện kể dân gian xứ Nghệ, Khoa bảng Nghệ An, Danh nhân
Nghệ Tĩnh, Tục thờ thần và thần tích Nghệ An...
Nhóm này đi vào các vấn đề cụ thể trong làng xà ở Nghệ An. Nho Lâm
là một làng cổ có tiếng cho nên ít nhiều ở những mức độ khác nhau các sách
nói trên đều có nhắc đến.
- Nhóm các sách viết về huyện Diễn Châu nh: Đông Thành phong thổ
kí, Đông Yên nhị huyện khoa phổ, Sơ thảo lịch sử Đảng bộ ĐCSVN
huyện Diễn Châu, tập I (1930 - 1945), Diễn Châu: địa chí văn hoá và làng

xÃ, Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN huyện Diễn Châu (1930 - 2005), 1.380 năm
Diễn Châu (627 - 2007), Kỷ yếu, Diễn Châu xa và nay, Diễn Châu 1.380
năm lịch sử - văn hóa - nhân vật, Diễn Châu kể chuyện 1.380 năm.


Nhóm này trong một số công trình có số trang, công sức nghiên cứu về
Nho Lâm có nhiều hơn nhóm các sách viết về Nghệ An, tất nhiên vẫn còn
khiêm tốn và khác nhau về mức độ.
- Nhóm các t liệu, các sách ghi chép trực tiếp về Nho Lâm gåm: “Hoa
L©m d· sư”, “Nho L©m phong thỉ kÝ”, “Nho Lâm - Diễn Thọ, Nho Lâm sử
lợc, Địa chí văn hóa Nho Lâm - Diễn Thọ, Lịch sử Nho Lâm - Diễn Thọ,
Cụ Hoàng Nho Lâm, Họ Cao: Lịch sử hình thành và phát triển, Lịch sử
Đảng bộ xà Diễn Phú, Lịch sử Đảng bộ xà Diễn Lộc, "Tộc phả các dòng
họ ở Diễn Thọ"...
Nhóm tài liệu nói trên hiện nằm tản mạn trong nhân dân, mấy năm trở lại
đây thì đợc các nhà nghiên cứu su tầm, tập hợp khi cấp uỷ Đảng có chủ trơng,
chỉ thị, thông tri và ra hớng dẫn về nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử địa phơng.
Và trong khi tiến hành su tầm, thực tế cho thấy các tài liệu ở Nho Lâm nói
riêng, nhiều làng xà Diễn Châu nói chung đà bị thất truyền, vì vậy mà có
nhiều ý kiến, nhiều cách hiểu khác nhau về một số vấn đề.
Thực hiện đề tài này, ngoài việc tập hợp, tìm kiếm các nhóm tài liệu nói
trên, tác giả đà phải tiếp xúc thực tế (điền dÃ). Tác giả có dịp phỏng vấn các
bậc cao niên, tiếp xúc ý kiến của các chuyên gia, trÝ thøc lµng x· ë DiƠn Thä,
DiƠn Phó, DiƠn Léc, Diễn An và nhiều nơi có liên quan. Mục đích là để có cái
nhìn thâu tóm, tổng quan và đầy đủ, sát thực về Nho Lâm.
3. Đối tợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu
Tên gọi của đề tài đà xác định đối tợng nghiên cứu là tìm hiểu về vùng
đất Nho Lâm xa dới góc độ lịch sử, văn hoá. Theo đó nhiệm vụ của luận văn

là phải xác định nguồn gốc ra đời, lịch sử tên gọi, những biến đổi về đời sống
kinh tế, chính trị Nho Lâm xa; nêu bật những anh tài làm rạng danh dòng họ,
quê hơng; xác định rõ giá trị đời sống văn hoá tinh thần và giá trị văn hoá vật
thể v.v...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn có giới hạn nghiên cứu, tìm hiểu tại một làng cổ ở Diễn
Châu mà ngày nay là Diễn Phú, Diễn Thọ, Diễn Lộc, một phần xà Diễn An.
Nghiên cứu về những giá trị lịch sử, văn hoá trong khoảng thời gian từ thời An
Dơng Vơng đến khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công.
4. Nguồn tài liệu và phơng pháp nghiên cứu

4.1. Nguồn tài liệu
Thực hiện đề tài Lịch sử, văn hóa làng Nho Lâm, tác giả chủ yếu sử
dụng hai nguồn tài liệu sau:


- Tài liệu thành văn: Đó là những sách chuyên khảo của các nhà nghiên
cứu đà xuất bản, viết về Nghệ An nói chung, huyện Diễn Châu và vùng đất
Nho Lâm nói riêng. Các t liệu bằng chữ Pháp và chữ Hán đề cập đến huyện
Diễn Châu đà đợc dịch ra tiÕng ViƯt cịng cã ý nghÜa quan träng trong thực
hiện đề tài.
Các t liệu gốc (tiếng Việt và tiếng Hán) là gia phả, phổ kí, khoa lục một
số dòng họ, tự điển, sổ sách ghi chép, thống kê... về Nho Lâm của các cụ cao
niên, các chuyên gia còn lu giữ đợc có ý nghĩa đặc biệt và quyết định đến vấn
đề nghiên cứu.
- Nguồn tài liệu bất thành văn: Đó chính là quá trình điền dà thực tế,
tiếp xúc những nhân chứng có liên quan (con cháu các nhân vật), phỏng vấn,
trao đổi ý kiến với các cụ cao niên, những ngời am hiểu về lịch sử - văn hóa
quê hơng Nho Lâm. Tìm hiểu trong dân gian về những câu chuyện lu truyền
có ý nghĩa. Nghiên cứu, chụp ảnh về những giá trị văn hóa vật thể còn để lại

dấu tích... Việc tiếp xúc, xin ý kiến đóng góp của chuyên gia cũng không nằm
ngoài dự kiến. Nguồn tài liệu này rất hữu ích trong việc đối chiếu, kiểm chứng
và kết hợp với tài liệu thành văn, đồng thời bổ sung, chỉnh lí những khiếm
khuyết về tài liệu văn bản.
Trong thực tế, khi thực hiện đề tài này, tác giả đà nhận đợc sự đồng tình
ủng hộ, giúp đỡ về nhiều mặt của các đồng chí lÃo thành cách mạng, cán bộ
tiền khởi nghĩa, các cụ cao niên, những ngời am hiểu, những trí thức, cán bộ,
đảng viên qua các thời kì và nhân dân trong các x· DiƠn Thä, DiƠn Phó, DiƠn
Léc, DiƠn An, mét sè ban ngành của huyện Diễn Châu, một số nhà nghiên
cứu địa phơng học ở Diễn Châu và tỉnh Nghệ An.
4.2. Phơng pháp nghiên cứu
Ngoài việc vận dụng hai phơng pháp chủ đạo của khoa học lịch sử (phơng pháp lịch sử, phơng pháp lô gíc), để hoàn thành đề tài này, tác giả còn sử
dụng phơng pháp nghiên cứu khoa học liên ngành gồm: thống kê, lợng hóa,
đối chiếu, xác định niên đại tơng đối; điều tra thực tiễn, phỏng vấn, tiếp xúc
chuyên gia... Các phơng pháp này hỗ trợ rất nhiều cho việc nghiên cứu dạng
đề tài ở một địa phơng cụ thể, mà ở đây là làng Nho Lâm.
Quá trình thực hiện đề tài dựa trên quan điểm sử học mác xít và t tởng
Hồ Chí Minh.

5. Đóng góp của luận văn


Quá trình này đà thể hiện sự cố gắng su tầm t liệu, lựa chọn các sự kiện
lịch sử, các địa danh, nhân vật tiêu biểu một cách trung thực, khách quan, trên
cơ sở t duy khoa học biện chứng, tính kế thừa, phát triển trong lĩnh vực nghiên
cứu lịch sử mang truyền thống xà hội nhân văn sâu sắc, quán triệt đạo lí
"Uống nớc nhớ nguồn".
Luận văn cũng đà góp phần làm sáng rõ hơn một số quan điểm, sự kiện
lịch sử, về tên gọi địa danh, đánh giá về nhân vật của vùng đất Nho Lâm.
Thành công của luận văn góp phần bổ sung t liệu trong việc tìm hiểu,

nghiên cứu về vùng đất Diễn Châu nói chung. Góp một phần vào việc giáo dục
nhận thức sâu sắc truyền thống quê hơng.
6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục và
phụ lục, nội dung luận văn đợc trình bày trong 3 chơng:
Chơng 1: Dấu tích lịch sử vùng đất Nho Lâm (từ 257 TCN đến 1945).
Chơng 2: Văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể.
Chơng 3: Khoa bảng và nhân vật.

Chơng 1
lịch sử hình thành và phát triển làng nho lâm
1.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế và xà hội ở Nho Lâm

1.1.1. Địa giới, cảnh quan thiên nhiên
Nho Lâm là vùng đất nằm ở phía Nam Diễn Châu. Nho Lâm nhất thôn
nhất xà nên cũng có lúc gọi là một xÃ. Ranh giới, đất đai của làng Nho Lâm
xa rất rộng lớn. Do ổn định, thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt đời sống cho
nên trong khi các làng, thôn khác liên tục phải đổi tên, tách hợp thì Nho Lâm
vẫn ít thay đổi. Làng có vị trí địa giới khá rõ ràng: Phía Nam giáp làng Thanh
Dơng (Diễn Phú); phía Tây và Tây Nam giáp làng Xuân Sơn, Ngọc Lâm (Diễn


Lợi); phía Tây Bắc giáp Quảng Hà (Diễn Cát); phía Bắc giáp Lạc Sở, Phú Hậu;
phía Đông Bắc giáp Phú Linh, Đa Phúc (Diễn Tân); phía Đông giáp Tiền Song
(Diễn Thịnh) mÃi đến quốc lộ 1A; phía Đông Nam giáp Nguyệt Tiên, Xuân ái
(Cao ái - Diễn An) [49, tr. 9]. Theo "Nho Lâm phong thổ ký", làng có 11
khoán, 12 giáp. Khoán là đơn vị thôn nằm trong "cựu trạch" (vòng đất cũ), ở
nội luỹ (trung tâm làng). Giáp thuộc khu vực ngoại luỹ ở phía ngoài rìa làng
(phụ cận, phát triển từ khoán mà bung ra), tơng đơng với xóm.

- Có 11 khoán: Thanh Kiều, Phơng Đình, Sơn Đầu, Hoà Hội, Hoè Thị,
Đông Bích, Nhân Thọ, Tây Viên, Văn Phái, Ngọ Cao, Nội Mị.
- Có 12 giáp: Xuân Trang, Nho Hội, Xuân Khánh, Nho Quán, Thợng Chế,
Mỹ Lý, Yên Hội, Yên Tập, Vĩnh Yên, Hồi Xuân, Hồi Tổ, C Kiến. [49, tr. 10].
Địa giới nói trên tồn tại đến năm 1946, khi Chính phủ nớc Việt Nam
dân chủ cộng hoà sắp xếp lại đơn vị hành chính thì Nho Lâm chia thành 3 xÃ:
Nho Lâm, Xuân Tiên, Giang Đông. Tháng 2 - 1947, Nho Lâm đổi thành Tân
Nho. Đến đầu năm 1953, Tân Nho chia thành Diễn Thọ, Diễn Lộc và Diễn
Phú. Đối sánh với kết quả điền dà thực tế và dựa vào t liệu "Nho Lâm phong
thổ ký", chúng tôi khẳng định rằng địa giới của Nho Lâm xa gồm các xà Diễn
Phú, Diễn Thọ, Diễn Lộc và một phần Diễn An ngày nay.
Trớc đây, khi cha chia tách Nho Lâm, cảnh quan tự nhiên ở đây hội tụ
nh một quần thể, thảm thực vật xanh tốt quanh năm và rất phong phú, đa dạng,
có đầy đủ các loại cây cối, núi non, muông thú quý hiếm... Hệ thống núi non
nơi đây đợc xếp vào loại nhất ở Diễn Châu. Chính hệ thống đồi núi, cây cối,
sông hồ đà tạo thành cảnh quan, tăng thêm đa dạng của thảm thực vật tự
nhiên. Đối với Diễn Thọ - trung tâm của làng Nho Lâm xa, nét tiêu biểu về
phong cảnh đợc khái quát trong một câu ca cũ:
Nho Lâm thịnh phú quang gia
Sau lng núi dựa nớc ra hai lµng.
Tõ xa ngêi ta cho r»ng vïng DiƠn Thọ - trung tâm Nho Lâm - là nơi thịnh
vợng, đất tốt. ở phía Bắc của xà là một đỉnh núi trông giống nh một chiếc yên
ngựa khổng lồ nên có tên chữ là MÃ Yên Sơn, mà nhân dân quen gọi là Rú Ta.
Rú Ta chạy dọc gần suốt phần đất phía Bắc của Diễn Thọ. Nó nh một bức
bình phong chắn gió mùa Đông Bắc cho nhân dân toàn xÃ. Phía Nam Nho
Lâm là ngàn Đại Vạc thuộc đất Diễn Phú [39, tr. 12].
Ngàn Đại Vạc thuộc hệ thống chân dÃy Trờng Sơn, từ Anh Sơn giáp Lào
chạy xuống tận biển Đông, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Diễn Châu với một
phần huyện Nghi Lộc và một phần huyện Yên Thành. Ngàn Đại Vạc có rất



nhiều nhánh núi nhỏ, đặc biệt có động Thờ (tức Cao Sơn, nay ở Diễn Thắng và
một phần Diễn Lợi), ngọn Tiền Quân, chóp Thần Vũ, động Dong, động Lim,
động Tất Sơn, Lỡi Cày, Đá Con... là những thắng cảnh và có vị trí quân sự quan
trọng; lại có mỏ sắt, gọi là Động Quánh (mỏ quặng sắt); có núi Mộ Dạ, trên núi
có đền thờ An Dơng Vơng (tục gọi là đền Công) - nơi đây là một di tích lịch sử
xa nay có nhiều tao nhân mặc khách, thi sĩ văn hào qua du ngoạn, ngâm vịnh
khá nhiều. Trớc đây núi Mộ Dạ cây cối um tùm, có nhiều chim công, khi múa
khi hót, ai nghe cũng cảm nỗi bâng khuâng [14, tr. 44]...
Sờn ngàn Đại Vạc tạo nên các khe suối và những thung lũng: khe Chanh,
khe Cáy, khe Dài, khe Dọc, khe Khánh, Khe Bởi... Cách đây trên 300 năm,
ngàn Đại Vạc là địa bàn sinh sống của dân tộc Thanh (ở huyện Nghĩa Đàn bây
giờ). Ngày nay, nhiều ngời Thanh vẫn còn nhớ lời truyền tụng của ông cha
mình về quê hơng đất tổ là ngàn Đại Vạc. Dấu vết mà đồng bào Thanh để lại
là ruộng bậc thang ở sờn núi và đỉnh núi. Ngời ta còn đào đợc những chiếc
chõ đồ xôi bằng đồng và nhiều vật dụng khác. Dựa vào ngàn Đại Vạc, nhân
dân đà biết tận dụng điều kiện có sẵn, nh khai quặng sắt, chặt củi, bứt cỏ, đốt
than, săn bắt thú rừng, khai thác đá... Thú rừng ngày nay còn sót lại là những
con nai, con trăn, thỉnh thoảng vẫn xuất hiện. Từ các đỉnh đồi núi, từ các khe
suối, thung lũng... ngàn Đại Vạc, nớc dồn tụ xuống tạo thành hồ, gọi là Hồ
Xuân Dơng.
Phía chính Nam làng Nho Lâm có núi Mụa. Núi Mụa (tên chữ là Mạo Sơn,
dân quen gọi là Rú Mụa), còn có tên là Bảng Tiên sơn (gọi tắt là Bảng Sơn). Sở dĩ
có tên là Bảng Sơn là vì đứng ở làng (Nho Lâm xa) trông về phía Nam thì thấy
dáng núi nh một cái bảng ghi danh những ngời đỗ đạt khoa cử. Các thầy địa lí
cho rằng, sở dĩ Nho Lâm có nhiều ngời học hành đỗ đạt vì đất ấy trớc mặt (phía
Nam) có cái bảng chầu về rất to và đẹp, phía Tây có ngọn bút Phơng Tiên (tức
lèn Hai Vai), phía Bắc có núi MÃ Yên (tức rú Ta). Cho nên mới có câu: Bảng
Tiên, Yên ngựa tròn vòng Nho Lâm. Sách Đông Thành phong thổ kí gọi núi
Mụa là Tiên tích sơn, vì dới chân núi có hòn đá tiên cớc thạch (mặt đá có in

dấu chân tiên).
Núi Mụa gắn bó mật thiết với tình cảm con ngời nơi đây, vì nó nằm ngang
trên cánh đồng và con đờng mà nhân dân hàng ngày qua lại cày cấy canh tác.
Nh là niềm tự hào, hay một lời nhắn nhủ, một lời tỏ tình, không biết tự bao giờ
những câu ca, điệu ví sau đây đà trở thành câu cửa miệng của ngời dân:
- Rú Mụa ai đắp mà cao,
Khe Rong nớc chảy ai đào mà sâu?
- Đời ông cho chí đời cha,


Mù xa rú Mụa thì ra mà về.
- Ơ... khi nào rú Mụa bò qua,
Rú Mác giữ lại thì đôi ta mới hết tình.
- Ơ... ngày nào rú Mụa hết cây,
Khe Rong cạn nớc, đó đây mới cạn tình...
Bao đời kinh nghiệm truyền nối, về tiết tháng Mời âm lịch, hễ trên đỉnh
núi có mù sơng sa xuống thì đa phần là trời sẽ ma, bởi vậy nhân dân biết cách
tránh những cơn ma dầm giá rét.
Theo "Nho Lâm phong thổ kí", ở phía Bắc núi Mụa, cạnh hòn đá Chân
Tiên có đền thờ, nhân dân gọi là đền Nghè ThiƯn LÝnh. T¬ng trun thêi xa
tõng cã mét binh sÜ chết ở đây, đợc nhân dân mai táng dới chân núi, về sau
thấy rất thiêng, có việc gì cầu cũng linh ứng, vì vậy dân hai giáp Xuân Trang
và Nho Hội lập đền phụng tự.
Chất đất ở núi Mạo (núi Mụa) rất tốt, cây cối màu mỡ xanh tơi. Từ xa có
lệnh cấm không ai đợc đốn củi trên núi. Năm Giáp Dần (1914), Hoàng Giáp
Đặng Văn Thuỵ (xem phần nhân vật - TQT) lui quan về vui thú điền viên, bàn
với xà cho dân khẩn khai xung quanh núi ®Ĩ trång c©y, nhiỊu ngêi ®· hëng
øng, trong ®ã cã các ông: Vinh Lạc, Tri Lóng, Xuân Mời ở khe Sông, Cảnh
Hoét ở khe Sị, Đặng Văn Vĩ ở Chân Tiên, v.v... đến vỡ trại trồng mít, trồng
dầu, chè xanh, trẩu, đặc biệt là cau..., vì thế nên trại có tên là Trại Cau. Chè

núi Mụa ngon có tiếng, dầu, trẩu bán cũng khá lợi.
Phía Đông núi Mạo là núi Bạc, phía Tây có núi Mác. Hai núi này đất xấu
nên ngời ta chủ yếu đến lấy đá để xây nhà, làm đờng hơn là trồng cây. Núi
Bạc thấp hơn núi Mạo, xa kia, núi có tên gọi Cổ Rùa. Phía Bắc núi Mác là núi
Kìm, núi Bàu nối tiếp cạnh nhau. Phía Tây Nam có ngọn đồi Chín Cụp đợc
phân bố thành nhiều cụp, mỗi cụp có tên gọi riêng.
Phía Nam có núi Chạch. Trong dân gian truyền rằng, trớc kia núi này
liên kết thành chuỗi từ động Chín Cụp xuống núi Thần Vũ, vì thế Phật Bà đÃ
cắt tách ra thành núi Chặt, nhng sau đó dân quen gọi là rú Chạch. Nếu nh
xuống hớng Đông Nam thì gặp ngay dÃy núi Thần Vũ. Dấn ấn để lại trong dân
cho biết: ở đây từng xảy ra một cuộc khởi binh giữa quân dới biển và quân
trên ngàn, sau đó Âu Cơ Phật Tổ phải đứng ra dàn xếp cuộc xung đột, vì vậy
mà dÃy núi phía trong có những ngọn đồi mang tên là cụp Tiến Quân, cụp Ba
Dội, động Dong, cụp BÃi Đá.
Chính Đông làng Nho Lâm có núi Hạc Linh (địa phơng gọi là Rú Vọ)
nằm sát phía Tây kênh Sắt. Núi tuy không lớn nhng phong cảnh rất đẹp, cây
cối rậm rạp, trớc đây có những cây đại mộc hàng mấy ngời ôm. Từ trên cao


nhìn xuống trông núi này giống nh con Hạc nằm sấp, xoè cánh ôm con, nên
mới có tên là Hạc Linh sơn. Nơi đây đợc coi là khu vực cấm địa của xà vì trên
núi có đền thờ Đức Thánh Cả (còn gọi là đền Rú Thần). Đền làm từ đời nào
cho đến hiện nay không hề có t liệu nào chép lại, chỉ lu truyền trong dân gian
qua nhiều đời nay. Trớc đền ở phía Tây núi, đến năm Giáp Tý (1924), dân
làng rời sang phía Đông (nay là trụ sở Uỷ ban nhân dân xà Diễn Lộc). Khi
khánh thành đền, Cử nhân Hơng lô tự thiếu khanh Nguyễn Xuân Khôi có bài
ký lu niệm bằng Hán văn, trong đó có câu: "Toà linh miếu toạ Đông núi Hạc/
ở về Tây nguyên trớc đà lâu/ Kìa kìa ai dựng ra đầu?/ Mơ màng ký tái sử đâu
không tờng". Điều này chứng tỏ toà đền này xây dựng đà lâu. Về thần tích
Đức Thánh Cả, trớc đây vẫn còn tự điển ghi chép rõ ràng. Nhng sau ngày

Cách mạng Tháng Tám chia làm 3 xà nên đà thất lạc. Hiện chỉ có thể căn cứ
vào Đông Thành phong thổ ký" và tơng truyền từ đời cụ Cao Đức Vạn (cố
Moi) để lại để hiểu về thần tích này.
Phong cảnh Nho Lâm còn đợc đặc trng bởi sông hồ, khe suối. Đồi núi
nhiều nên khe suối cũng không phải là ít. Cã c¸c khe nh khe Nu, khe Ve, khe
Hén, khe Bò, khe Cây, khe Chanh, khe Ba Chụng, khe ông Hä, khe SËy, khe Vên..., nhng nỉi tiÕng nhÊt lµ khe Rong và khe Bàu. Khe Rong phát nguyên từ
ngàn Đại Vạc, do những con suối ở các sờn núi đổ về, chảy đến núi Mác thì
hợp lại vào một dòng khe, nớc lớn mà sâu. Khe Rong uốn lợn nh một dải lụa
xanh, đi qua nhiều vực thẳm nh vực Ca Móng, vực Trờng Trờng, vực Trúc. Trên
bờ cây cối mọc um tùm, dới nớc trong xanh thăm thẳm, có nhiều ốc trai sống
lâu đời, đà có con có ngọc, nhiều loại cá nh chép, tràu, trắm, rô, diếc, trê, măng,
mơng mơng... tung tăng thoả thích bơi lội. Trớc năm 1935, khi cha đắp đập
Xuân Dơng, dân Nho Lâm đà biết lợi dụng nớc ở khe này, đắp hai ®Ëp ë Cưa
Lµng vµ Cån ó, lÊy níc tíi cho những cánh đồng ở phía Tây làng (Nho Lâm).
Năm Canh Ngọ (1930), trời làm đại hạn, suốt 18 tháng không có một giọt ma,
quanh vùng đất trắng đồng khô, riêng nội luỹ Nho Lâm nhờ nớc khe Rong mà
cày cấy, thu hoạch khá, không bị đói.
Từ rộc Mác, khe Rong chảy quanh về phía Tây làng, cuối cùng tuôn vào
rào Anh Liệt, áp chân núi MÃ Yên (Diễn Thọ), rồi vào kênh Sắt, xuống cầu
Bùng (Diễn Yên) và ra biển.
Khe Bàu bắt nguồn từ khe Nu, khe Ve, khe Hộn, chạy qua Đồng Quan,
Bình Sơn, Đá Mộng, về hội tụ tại đập Bàu. Năm 1953, huyện Diễn Châu huy
động lực lợng đắp thành con đập (đập Bàu) giữ nớc tới cho mét phÇn cđa DiƠn


Lợi, Diễn Phú, Diễn Thọ, tác dụng khác là ngăn lũ, giảm bớt lu lợng nớc khi
bÃo lũ, đảm bảo hoa màu và nhà ở của nhân dân vùng hạ lu đập Bàu.
Nếu nh phía Tây Nho Lâm có khe Rong (Diễn Phú), lấy nớc tới, làm
nguồn lợi thiên nhiên cho nông nghiệp, thì ở phía Đông, từ khe Ông Hoa, giáp
giới huyện Nghi Lộc, kênh Sắt cũng chạy dọc từ Nam ra Bắc của làng, làm đờng giao thông thuỷ lợi, thuyền bè xuôi ngợc, hàng hoá từ sông La (Đức Thọ),

sông Phố (Hơng Sơn), sông Lam (Anh Sơn, Đô Lơng, Thanh Chơng, Nam
Đàn, Hng Nguyên) đi về, ra mÃi tận Quỳnh Lu và ra Bắc Hà, tình hình buôn
bán rất thuận lợi. Trớc đây, dọc kênh Sắt có nhiỊu bÕn, nh BÕn Mý, BÕn
KiỊng, BÕn Phó HËu, BÕn Than... tập hợp các mặt hàng nh tre, nứa, mét, gỗ...
phục vụ nhu cầu trao đổi của nhân dân, có khi còn ra tận Bắc Hà.
Theo Đặng Quang Liễn thì kênh Sắt (còn có tên gọi là kênh nhà Lê), tên
chữ là "Thiên Oai thiết cảng" (cảng sắt Thiên Oai) [47, tr.180]. Con kênh này
có một đoạn chảy từ huyện Nghi Lộc ra Diễn Châu, chiều dài khoảng 12 km,
đợc tính từ bến đò Cấm, nay thuộc xà Nghi Yên (Nghi Léc), ®i qua DiƠn An
cho ®Õn DiƠn Phó, DiƠn Lộc, chảy qua một vùng mỏ sắt. Vùng mỏ sắt là
Truông Sắt và các miền lân cận. Chính mỏ sắt này đà cung cấp quặng cho dân
làng Nho Lâm. Các cụ già ở làng Nho Lâm và các làng khác kể lại, những
hôm trời ma nổi cơn giông, sấm sét thờng hay đánh xuống dòng kênh Sắt,
nhiều nhất là đoạn kênh chảy qua mỏ sắt. Sách "Đại Nam nhất thống chí" của
Quốc sử quán triều Nguyễn có ghi về kênh Sắt nh sau: "Kênh Sắt: ở cách
huyện Hng Nguyên 15 dặm về phía Đông Bắc, do sông Cấm ở phía Nam 30
dặm chảy vào, chảy vào phía Đông Bắc đổ vào sông Bùng, vì bờ sông về phía
Tây Nam có mỏ sắt, nên gọi tên thế..." [8, tr. 25.].
Sách "Đông Thành phong thổ ký" xác định trên đất Diễn Châu có 6 cảnh
đẹp, trong đó có kênh Sắt. Năm Thiệu Trị thứ hai, khi Bắc Tuần, nhà vua có
bài thơ "Kênh Sắt" khắc vào đá và dựng nhà bia. Theo nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá địa phơng Đào Tam Tỉnh, bia đá bài thơ hiện bị che lấp ở trong bụi
cây gai trên núi Sở, thuộc xà Diễn An, nơi trông xuống ga Mỹ Lý, tức bến
Tuần xa. Bài thơ xin tạm dịch nh sau:
"Vợt ngàn đỉnh núi suối chảy quanh
Nghe chuyện ngày xa tạo hoá công
Huyệt sắt vỡ toang còn in dấu
Uy trời mở cảng nớc lu thông
Huyền vi lẽ ấy cơ thần lạ!
Bình địa nơi này thế đạo hng
Lũng Thục non non đâu dám sánh



Vun trång c©y lín diƯu kú thay" [22, tr. 13]
Nãi chung, điều kiện tự nhiên ở vùng đất này tơng đối đa dạng. Nơi đây
có phong cảnh hữu tình, thơ mộng bao đời nay, có nhiều đồi núi đợc phân bố
hài hoà. ở phía Đông Nam có dòng kênh nhà Lê uốn lợn quanh thu hình giải
phợng từ Nam ra Bắc. Phía Tây Nam có ngọn đồi Chín Cụp và núi Chạch.
Phía Đông Bắc có núi Mụa và núi Mác án ngữ. Phía Tây Bắc có núi Ngang
che chắn. Khe Rong, khe Mác khởi nguồn từ ngàn Đại Vạc, hồ Xuân Dơng
xanh trong, cùng thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, muông thú phong phú,... đÃ
làm nên một bức tranh sơn thuỷ hữu tình. ở trung tâm của bức tranh đó là
nhịp điệu rộn rà xây dựng đời sống mới từ những con ngời cần cù, chịu thơng,
chịu khó.
1.1.2. Tình hình ruộng đất, nông nghiệp và các nghề thủ công
Cũng nh nhiều làng quê, nghề nghiệp ở Nho Lâm xa nghề bên cạnh
nghề khai quặng, nghề nông chiếm vị trí quan träng trong ®êi sèng kinh
tÕ. Ruéng ®Êt - t liệu sản xuất quan trọng lúc này ở Nho Lâm có nhiều các
loại, gồm:
T điền là ruộng thuộc quyền sở hữu của các gia đình nông dân cá thể, gia
đình địa chủ và các họ theo dòng máu. T điền ë Nho L©m chiÕm diƯn tÝch rÊt
lín: trong tỉng diƯn tích ruộng đất toàn xà là 2.659 mẫu 2 sào 9 thớc thì t điền
chiếm 2.309 mẫu 2 sào 9 thớc.
Công điền chỉ có 350 mẫu chẵn [49, tr. 19-20]. Số diện tích công điền
này chủ yếu nằm ở xà Diễn Thọ ngày nay, gồm: Đồng Nẹ, Đồng Gụ, Ván Cờ,
Cấp Tứ, Cồn Bọ, Chân Tiên, Rục Bọ, Tứ Chính, BÃi Sàn... Trong số 350 mẫu
công điền đó, trừ một số đặt vào các công việc (trí điền) còn nữa chiếm theo
đinh số các khoán giáp, chia đều cho dân cày, nạp tô cho khoán, lấy lợi tức
đóng su chung cho toàn dân. Trớc Cách mạng bình quân một ngời đợc cấp 1
sào ruộng để cày. Ruộng đất dành cho các việc công ở Nho Lâm gồm các loại
ruộng nh:

+ Học điền (ruộng học): Mục đích là để khuyến khích viƯc häc tËp cđa
con em trong lµng x·. DiƯn tÝch học điền là 4 mẫu, trong đó 1 mẫu dành cho
đại khoa, 3 mẫu trung khoa. Mẫu đại khoa ở gần đờng cái quan, dành cho con
em đỗ học vị Tiến sĩ trở lên thì đợc sở hữu ruộng đó mà không phải nạp thuế
(thuế do xà nạp). Trờng hợp cùng lúc có hai ba ngời đỗ đại khoa thì cùng chia
nhau mà cày ruộng. Nếu không có ai đỗ thì ruộng này giao cho lý trởng biện
huỷ vụ lấy tiền phụ vào quỹ tế thánh Khổng Tử. Còn 3 mẫu trung khoa, học
trò đỗ Cử nhân trở lên đến Phó bảng (đời Lê thì từ Hơng cống đến Xuân thÝ


tam trờng) đợc sở hữu ruộng này. Trong xà có nhiều ngời đỗ đạt thì cùng chia
nhau mà cày. Nếu chỉ có 1 vị đỗ đạt thì chỉ đợc nhận 1 mẫu, còn nữa giao cho
lý trởng biện huỷ vụ nh mẫu đại khoa. Nói chung, đây là một hình thức
khuyến khích động viên con em trong xà đi học, thể hiện tinh thần ham học
của nhân dân Nho Lâm.
+ Ruộng tế thần: toàn dân Nho Lâm thờ phụng hai đền Hạc Linh Sơn và
Mà Yên Sơn, do đó xà đà trích công điền cho đền, mỗi đền 5 mẫu, lấy lợi tức
tế thần. Hằng năm, vào giữa mùa xuân (tháng 2 Âm lịch) xà làm lễ Kỳ Phúc,
rớc kiệu hai vị thần tập trung về đình xà để tế. Đình xà trớc ở xóm chợ Hoè
Thị. Theo lệ xa, ai đỗ Tiến sĩ trở lên đợc nhà vua đặc cách cho tự ý chọn một
mảnh đất, giao phủ huyện địa phơng trích công quỹ xây cho một cái đình nghỉ
mát gọi là giang đình. Năm Giáp thìn (1904), ông Đặng Văn Thuỵ đỗ Nhị
giáp Tiến sĩ Đình nguyên (Hoàng giáp) vì mến cảnh Cồn Ngô thanh tú, ông
bàn với xà dời đình ra đó làm giang đình, đồng thời dời cả chợ theo ra nên chợ
cũng có tên là giang đình.
Ngoài hai vị thần chính nói trên, ở các khoán, giáp cũng có ruộng tế thần.
+ Ruộng tế thánh (Khỉng Tư): Nh©n d©n Nho L©m xa cã trun thèng
ham học, hiếu học. Những nhà Nho nghèo ngày đêm miệt mài đèn sách, dùi
mài kinh sử, nhiều ngời đi thi đều đỗ đạt, khoa nào cũng có. Toàn xà có một
nhà văn chỉ tế thánh đặt ở Hoè Thị. Xà đà trích 9 mẫu công điền loại tốt để lấy

lợi tức tế thánh Khổng Tử. XÃ có 2 văn hội tế thánh: Hội chính, hội sĩ. Vào
văn hội phải đóng 30 quan tiền, tơng đơng với giá trị 150 cân thóc. Hội chính
chỉ nhận thành phần có khoa mục, các thí sinh đà thi trúng nhất, nhị trờng trở
lên và con em các nhà khoa bảng có học thức, qua khảo hạch của Hội đồng
thần sĩ mới đợc vào hội. Hội sĩ tuy cũng là một văn hội nhng điều kiện vào hội
có dễ dàng hơn. Đó là những ngời có đi học, sĩ hạnh đứng đắn, không có d
luận xấu đều đợc vào hội. Sau nền giáo dục Hán học, việc tế thánh đơn giản
hơn trớc, xà dân đồng ý nhËp hai héi chÝnh vµ héi sÜ lµm mét. Hình thức sinh
hoạt này tồn tại mÃi đến Cách mạng Tháng Tám thành công mới chấm dứt.
+ Ruộng tế các tổ s: Nho Lâm là xà có nhiều phờng, làm nhiều nghề nh
mộc, nề, sơn, vàng mÃ... Các nghề này ®Ịu tỉ chøc thµnh phêng ®Ĩ tÕ tỉ s. Nhng xà có hai nghề chính là nghề nông và nghề rÌn, v× vËy x· chØ trÝch mét sè
rng cho phêng ty (rèn) và thần nông (mục đồng) để tế tổ s của hai nghề đó.
Phờng ty bao gồm những ngời làm lò hông (nấu sắt), thợ rèn (làm dụng
cụ), ngời đốt than, ngời lấy quặng sắt. Hằng năm, cứ đầu xuân (khoảng Rằm
tháng Giêng), phờng họp ở đình làng làm lễ tế thánh s. Thông thờng mỗi khi


tế, có mời các thân sĩ kỳ lÃo, khoa mục ở địa phơng đến dự lễ, rất nghiêm túc,
trang trọng.
Mục đồng (thần nông) là nhóm trẻ chăn trâu bò, ở khoán nào thì về
khoán ấy. Ngày trớc, các khoán đắp mỗi khoán một cái gò ở địa phận đồng
của khoán mình, gọi là mô để làm đàn tế thần Nông. Dấu tích các địa danh
Mô Xơng, Mô Danh, Mô Nẹ, Mô Cồn Bọ, Mô Cồn Lim... còn đến ngày nay là
nh vậy. Hằng năm, cứ đến tháng Chạp, các em đi thu góp các nhà có trâu bò,
cứ mỗi trâu thì thu 5 tiền, bò thì 3 tiền (trâu năm bò ba) để lấy tiền phụ vào lợi
tức ruộng tế. Mỗi khi làm lễ tế, các em có mời các cụ cao niên, có hiểu biết
đến tham dự và làm chủ tế, gọi là tế thần Nông.
Ngoài các loại công điền trên, xà còn trích một số công điền đặt thï lao
cho ngêi cã chøc vô: Lý trëng 1 mÉu/ngêi, phó lí 5 sào/ngời, binh điền (ruộng
lính) cấp cho gia đình mỗi ngời 3 sào; ruộng lao công (ruộng seo) 2 sào rỡi/ngời, khoán trởng 5 sào (Seo làng là ngời phục dịch, hầu hạ chánh phó lí

khi có việc làng, địa vị trong làng thấp kém).
Trong số 350 mẫu công điền, trừ các khoản ruộng đất nói trên, số còn lại
chia theo đinh số quân cấp. Nhân đinh trong khoán, trừ những ngời có nhiều
ruộng đất có ý nhờng phần của mình, còn nữa ai cũng có phần. Cách chia quy
định nh sau: Cứ 3 năm một lần, chức dịch khoán triệu tập toàn dân họp tại
đình khoán. Chiếu theo số công điền và số dân đinh trong khoán đợc cấp, chia
đều nhau, mỗi ngời đợc bao nhiêu thì làm thành thăm, ai bắt đợc ở đâu làm ở
đó (mỗi ngời đợc 1 sào).
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, dới chế độ mới, ngời nông dân ngày
càng đợc làm chủ ruộng đất của mình, nên ít nhiều có sự thay đổi về nghề nông,
đời sống cũng đỡ vất vả hơn trớc. Các nơi có địa hình cao, ở sát đồi núi có thể
trồng sắn, khoai, từ... Còn những vùng đất bằng phẳng thì chủ yếu trồng lúa và
một ít hoa màu khác. Trong điều kiện cuộc sống còn khó khăn thì việc chăn nuôi
không mấy phát triển, chủ yếu là gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn, dê, trâu, bò... để tận
dụng một vài d thừa sản phẩm làm thức ăn cho vật nuôi. Nói chung, những năm
đợc mùa thì nông dân no đủ, con em có điều kiện học hành, phơng tiện, đồ dùng
sinh hoạt trong nhà đợc sửa chữa, mua sắm [39, tr. 30-31].
Từ xa, đời sống kinh tế nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng và chiếm tỷ
lệ lớn trong cơ cấu kinh tế các làng xà ở Diễn Châu. Các xà vùng Nho Lâm xa
cũng vậy. Nho Lâm phong thổ kí cho biết về nghề nông nh sau: Đồng
ruộng ở xa, đi làm gần nhất cũng mất vài cây số, xa thì có nơi hơn 15 cây. Cái
cảnh hai sơng một nắng là thờng. Đồng ruộng lại không bằng phẳng. Ruộng


sâu cha ma đà úng, ruộng cao cha nắng đà khô. Chất đất phần lớn là đất sét và
đất thịt. Cày bừa cấy hái gặp nhiều khó khăn. Nhng trên cánh đồng mà thiên
nhiên không u đÃi ấy, lúa mùa bao giờ cũng xanh tốt. Vào vụ thu hoạch, đàn
ông đẩy xe cút kít, đàn bà gánh gồng đi lại trên đờng từ đồng về nhà đông nh
ngày hội. Ngời ta kể chuyện một ông nông dân, khoẻ đến mức khi bó lúa vô ý
buộc cả bụi mua vào, đến khi xóc bó lúa lên thì bụi mua kia cũng bật cả rễ lên

theo. Khoẻ nh thế kể cũng lạ kì ! [49, tr. 14].
Bên cạnh nghề nông, ở Nho Lâm xa có nghề thủ công truyền thống luyện
quặng sắt, rèn sắt, trồng bông dệt vải, nuôi tằm dệt tơ. Về thời điểm nghề đúc
sắt và nghề rèn ở Nho Lâm có từ bao giờ, ai là vị thuỷ tổ thì vẫn còn ý kiến
tranh luận cha rõ ràng [48, tr. 207-222]. Song căn cứ vào các di chỉ, di vật
khảo cổ, gia phả, truyền thuyết thì nghề luyện sắt và rèn sắt ở Nho Lâm thuộc
loại sớm nhất nớc ta, thuỷ tổ có thể là Cao Lỗ.
Nh vậy, nghề cổ truyền và nổi tiếng nhất của Nho Lâm là đúc sắt và
rèn sắt. Nghề thủ công nói trên đòi hỏi phải có ngời có sức khoẻ mới tham
gia đợc. Từ nghề này đà giải quyết việc làm cho một số lợng lớn ngời lao
động trong làng và vùng lân cận. Vậy nên mới có chuyện cứt sắt đổ
thành bờ luỹ bao quanh làng, rồi đổ trộm sang những làng xung quanh.
Bây giờ đào dới đất, dới đồng ruộng của xÃ, ngời ta vẫn còn tìm thấy đợc
nhiều mỏ cứt sắt. Ngời ta còn dùng đá cứt sắt để xây bờ tờng, rÃi đờng
rất bền vững.
Để có đợc nghề đúc sắt và rèn sắt, ở Nho Lâm xa còn phải có nghề khai
mỏ sắt và đốt than. Nghề lấy quặng (quánh) rất nặng nhọc nên mới có bài Đờng đi luyện quánh và mới có câu ca:
Nho Lâm than quánh nặng nề,
Em có đơng đợc thì về Nho Lâm.
Ngời vào động lấy quặng phải khoẻ, nhanh, gọn nh ngời ra trận. Ngời ta
coi ngời lấy quặng nh là những ông tớng:
... Tớng ba chiều tớng lên Động Ngút
Chọn cho rành, cho tốt tớng ơi
Tớng đừng ngấp ngó Động Hồi
Lấy chi mà trả tiền bồi quánh than
(Đờng đi luyện quánh)
Mỏ sắt không ở đâu xa mà ngay xà Quả Trình, huyện Chân Lộc (nay là
Nghi Yên - Nghi Lộc), tức là ở Động Quánh, Động Ngút, Động Hồi. Ngời lao
động nghề này hợp lại thành phờng để giúp đỡ, tơng trợ lẫn nhau. Phờng đi
quặng đem về bán cho phờng Ty (tên gọi chỉ phờng lò hông - lò đúc sắt). Ph-



ờng lò hông đem sắt chai bán cho phờng rèn. Phờng rèn đem đồ sắt (dao, rựa,
cuốc, xẻng, hái, liềm...) bán cho phờng buôn.
Nghề trồng bông dệt vải, chăn tằm dệt tơ không nặng nhọc nh làm ruộng
và rèn sắt nhng lại đòi hỏi công phu, tỷ mỉ từ việc chọn giống, làm đất, gieo
trồng và thu hoạch. Hái bông về phải phơi khô, cán và đập bông, guồng và se
ra sợi, đa lên khung cửi dệt thành vải. Loại vải này khổ chỉ rộng 20 - 30 cm,
vải phải nhuộm nâu nhiều lần khá công phu mới chắc và bền màu. Các chị còn
trát bùn để vải đợc cứng và bền hơn, dùng may váy, áo. Nghề chăn tằm dệt tơ
lại càng công phu, tỷ mỉ khó nhọc hơn. Trớc hết phải chọn giống tốt, nơi nuôi
phải sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Cho tằm ăn đủ và ngon,
tằm mới cho kén tốt. Khi ra sợi, những guồng tơ vàng óng trải dài trên đờng
làng. Tiếng khung dệt kĩu kịt rộn vang là một nét văn hoá của làng quê.
Những cô gái nuôi tằm, dệt vải thờng là những thiếu nữ thắt đáy lng ong,
duyên dáng, trẻ trung. Nhiều đôi trai thanh gái lịch đà trở thành vợ chồng bên
những guồng sợi quay tơ trên đờng làng ấy.
Ngoài ra, những lúc nông nhàn, ngời dân còn tranh thủ đi rừng kiếm củi,
khai thác đá, lấy phân dơi trong các lèn, bẫy chim, buôn bán hàng xáo, nghề
mộc, nề, làm chổi đót... Tuy không ổn định nhng một vài nghề phụ đó cũng
giúp một số ngời vợt qua những cơn đói khổ, cải thiện một phần đời sống
nhân dân.
Về buôn bán, chợ búa: Trớc đây ë DiƠn Phó, DiƠn Thä, DiƠn Léc cã rÊt
nhiỊu phêng lập theo nghề nghiệp lập ra để tơng trợ giúp đỡ nhau trong cuộc
sống, trong buôn bán trao đổi... Có thể kể đến các phờng nh: phờng quánh, phờng lò, phờng than, phờng mộc, phờng đá, phờng Đông Hoa (buôn vặt), phờng
thanh trà (buôn chè xanh), phờng làm thịt bò, thịt lợn... Các phờng này đều có
tế lễ vào đầu năm để mong làm ăn gặp nhiều may mắn.
Từ xa, toàn vùng có chợ Cồn Tròi, họp vào buổi sớm mỗi ngày. Cồn Tròi
xa kia vốn là một chợ rất lớn, cỡ nh chợ huyện, thu hút đông đảo ngời buôn kẻ
bán ở trong và ngoài huyện (Yên Thành, Nghi Lộc), kể cả ngời ngoài Bắc. Tại

đây có đầy đủ các loại hàng hoá, từ sản phẩm của lò đúc, nghề rèn, đến các
loại nông sản phẩm... phục vụ đời sống nhân dân. Ngoài chợ Cồn Tròi, các
chợ khác nh chợ Hoè Thị, chợ Giang Đình (chợ Cộ), họp vào ngày mùng 3 và
ngày mùng 9 hằng tháng cũng thu hút ngời trong và ngoài xà đến giao lu mua
bán khá đông.
Nhìn chung, vốn dĩ uống chung một dòng nớc, đi cùng một con đờng, ăn
ở làm việc cùng một cánh đồng, một phờng nghề nghiệp, đồng cam cộng khổ,


nên sự trởng thành và xây dựng của từng con ngời, từng khoán giáp ở Nho
Lâm đà góp một phần vào dấu ấn văn hóa của vùng đất Diễn Châu.
1.2. Những dấu tích lịch sử vùng đất Nho Lâm

1.2.1. Các di chỉ khảo cổ học và nguồn gốc làng Nho Lâm
Căn cứ vào các di chỉ, di vật khảo cổ, về truyền ngôn, truyền thuyết, về
dấu vết dân tộc học... ở các làng xÃ, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn
rằng, Diễn Châu là nơi sớm có con ngời c trú. Nếu căn cứ vào các di chỉ khảo
cổ nh Rú Ta, Đồng Mỏm và dấu vết còn lại của lò nấu quặng, lò rèn thì rất có
thể c dân bản địa Nho Lâm xa là một trong những địa danh có c dân đầu tiên ở
Diễn Châu.
1.2.1.1. Các di chỉ khảo cổ: Rú Ta, Đồng Mỏm
Di chỉ khảo cổ học ở Rú Ta (MÃ Yên Sơn) thuộc thời đại đồ đá mới, đợc
phát hiện và khai quật năm 1976. Thời đại đá mới từ khoảng thiên niên kỉ thứ
VI đến thiên niên kỉ thứ III trớc công nguyên, phân bố rộng rÃi khắp đất nớc
ta. Di chỉ Rú Ta có diện tích rộng 1.000 m 2, tầng văn hoá từ 0,8 đến 1 m. Hiện
vật có 50 đồ đá và nhiều loại đồ gốm. Tại di chỉ này đà phát hiện đợc loại rìu
hình chữ nhật và loại rìu có chuôi nhỏ để lắp cán gọi là rìu có vai. Cũng giống
nh các di chỉ thuộc hậu kì đồ đá mới ở vào giai đoạn muộn, rìu đá ở di chỉ Rú
Ta mài không hết dấu lồi lõm do ghè đẽo tạo nên.
Đồ gốm ở Rú Ta khá đa dạng về kiểu dáng cũng nh về hoa văn trang trí.

Ngời nguyên thuỷ thờng dùng một cái que ba răng vẽ nên những đồ trang trí ở
mặt ngoài phần miệng của đồ dùng: đó là những đờng song song cắt nhau hay
uốn cong nh những hình chữ S đứng sát nhau hoặc nằm ngang làm thành dải.
Tại đây có những mảnh đồ gốm có hình dáng chữ S nối đuôi nhau trông rất
đẹp. Đồ gốm đợc tô son mặt ngoài và cả ở mặt trong để tôn thêm vẻ đẹp (gốm
tô thổ hoàng). Bên cạnh các đồ gốm tô thổ hoàng còn tìm thấy các hòn đá son
bị mài vẹt.
Cùng với di chỉ Trại ổi (Quỳnh Lu), Rú Trò (xà Thạch Lâm - huyện
Thạch Hà), Thạch Lạc (Thạch Hà), di chỉ Rú Ta là giai đoạn cuối cùng của
nền văn hoá Bàu Tró ở Nghệ Tĩnh. C dân của nền văn hoá này là c dân trồng
lúa dùng cuốc đá đang ở vào giai đoạn công xà thị tộc mẫu hệ.
ở Nghệ An có nhiều di chỉ văn hoá đồ đồng mà nổi tiếng nhất là di chỉ
Làng Vạc (huyện Nghĩa Đàn). Di chỉ Đồng Mỏm thuộc thời đại đồ đồng, đợc
phát hiện năm 1975, khai quật năm 1976, 1977, 1978, thám sát lại năm 1991,
tầng văn hoá dày từ 0,1 m đến 0,2 m. Thời đại đồ đồng là khoảng thời gian nối
tiếp thời đại đồ đá mới, tồn tại trong một thời gian ngắn, có niên đại kho¶ng tõ



×