Tải bản đầy đủ (.doc) (180 trang)

Lịch sử văn hóa làng cổ đạm (nghi xuân, hà tĩnh) luận văn thạc sĩ lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 180 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng Đại học Vinh

Trần thị tâm

Lịch sử - văn hóa làng Cổ đạm
(nghi xuân, Hà Tĩnh)

Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử

Nghệ An, 2012


Bộ giáo dục và đào tạo
trờng Đại học Vinh

Trần thị tâm

Lịch sử - văn hóa làng Cổ đạm
(nghi xuân, Hà Tĩnh)

Chuyên ngành: lịch sử việt nam
MÃ số: 60.22.54

Luận văn thạc sÜ khoa häc lÞch sư
Ngêi híng dÉn khoa häc:
pgs. ts. Nguyễn trọng văn

Nghệ An, 2012



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và thực hiện luận văn này, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý rất nhiệt tình của các thầy cô
trường Đại học Vinh cùng các tập thể, cá nhân khác.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ giảng dạy khoa Lịch
sử - trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Trung tâm Thư
viện Nguyễn Thúc Hào (Đại học Vinh), Thư viện tỉnh Nghệ An, Thư viện
tỉnh Hà Tĩnh, anh chị em ở Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Tĩnh, Bảo
tàng Hà Tĩnh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tơi trong q trình thu thập tài
liệu nghiên cứu. Tơi cũng xin cảm ơn Văn phịng Huyện ủy Nghi Xn,
Phịng Văn hóa huyện Nghi Xn, tập thể cán bộ Đảng uỷ - UBND - HĐND UBMTTQ xã Cổ Đạm (huyện Nghi Xuân), gia tộc họ Phan, họ Nguyễn, họ
Trần... ở xã Cổ Đạm đã cung cấp tư liệu và giúp đỡ tơi trong q trình đi thực
tế tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình, các bạn
bè và đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ và đóng góp nhiều ý kiến q báu để
tơi hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Trọng Văn, người đã hết sức tận tình giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tơi
trong suốt q trình làm luận văn.
Mặc dù tơi đã cố gắng hồn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên sẽ khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu
sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ cùng bạn bè,
đồng nghiệp.
Vinh, tháng 10 năm 2012
Tác giả
Trần Thị Tâm



3

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. TG:

Tác giả

2. NXB:

Nhà xuất bản

3. UBND:

Ủy ban nhân dân

4. BCH:

Ban Chấp hành

5. HĐND:

Hội đồng nhân dân

6. UBMTTQ:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

9. Gs:

Giáo sư



4

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài.......................................4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu....................................................5
5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn.....................................7
6. Bố cục luận văn..............................................................................................7
NỘI DUNG.......................................................................................................8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC XÃ HỘI LÀNG CỔ ĐẠM................8

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên...............................................................8
1.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................8
1.1.2. Điều kiện tự nhiên..................................................................................11
1.2. Nguồn gốc dân cư và quá trình hình thành làng Cổ Đạm.........................15
1.2.1. Khái niệm làng.......................................................................................15
1.2.2. Sự hình thành dân cư và làng xóm.........................................................16
1.3. Vài nét về cơ cấu tổ chức xã hội làng Cổ Đạm.........................................24
1.3.1. Tổ chức theo dòng họ............................................................................24
1.3.2. Tổ chức Giáp..........................................................................................26
1.3.3. Tổ chức theo địa vực cư trú và cơ cấu hành chính................................32
Tiểu kết chương 1............................................................................................37
CHƯƠNG 2: TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ LÀNG CỔ ĐẠM.................38
2.1. Làng Cổ Đạm trong đấu tranh bảo vệ đất nước thời trung đại

(trước 1858)....................................................................................................38


5
2.2. Làng Cổ Đạm trong đấu tranh bảo vệ đất nước thời cận đại (1858 – 1945)
..........................................................................................................................40
2.2.1. Phong trào yêu nước của nhân dân Cổ Đạm cuối thế kỷ XIX...............40
2.2.2. Các phong trào yêu nước của nhân dân Cổ Đạm đầu thế kỷ XX..........41
2.2.3. Sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Nghi Xuân và
phong trào cách mạng của nhân dân Cổ Đạm trong cao trào Xô Viết
Nghệ Tĩnh (1930 – 1931).................................................................................49
2.2.4. Phong trào cách mạng của làng Cổ Đạm từ sau Xô Viết Nghệ Tĩnh
đến Cách mạng Tháng Tám (1932 - 1945)......................................................55
2.3. Làng Cổ Đạm trong đấu tranh bảo vệ đất nước thời hiện đại (1945 – 2011)
..........................................................................................................................61
2.3.1. Làng Cổ Đạm trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
(1945 - 1975).....................................................................................................61

2.3.2. Làng Cổ Đạm trong thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước (1975 – 2011)
..........................................................................................................................77
Tiểu kết chương 2............................................................................................85
CHƯƠNG 3: TRUYỀN THỐNG VĂN HĨA LÀNG CỔ ĐẠM...............87
3.1. Văn hố vật chất........................................................................................87
3.1.1. Sản xuất kinh tế......................................................................................87
3.1.2. Đời sống sinh hoạt vật chất....................................................................97
3.2. Văn hoá tinh thần....................................................................................103
3.2.1. Các mối quan hệ xã hội của cư dân làng Cổ Đạm...............................103
3.2.2. Các hình thái tơn giáo, tín ngưỡng.......................................................109
3.2.3. Phong tục tập quán...............................................................................128
3.2.4. Các sinh hoạt văn hoá..........................................................................132

KẾT LUẬN...................................................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................150


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Làng xã là một cộng đồng có tính chất dân tộc học, xã hội học và tín
ngưỡng, hình thành trong q liên hiệp tự nguyện giữa người dân lao động
trên con đường chinh phục những vùng đất gieo trồng mới.
Làng quê Việt Nam ln được xem như hình ảnh của một nước Việt
Nam thu nhỏ với đầy đủ tính tự trị của nó. Văn hóa làng - những giá trị vật
chất của làng quê là một bộ phận quan trọng để tạo nên bản sắc văn hóa của
mỗi dân tộc. Bởi vậy, nghiên cứu lịch sử văn hóa làng quê truyền thống là
một việc làm thiết thực nhằm tìm về các giá trị văn hóa cổ truyền cần được
gìn giữ và phát huy trong thời đại ngày nay.
1.2. Cổ Đạm là một làng quê nằm ven biển huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh. Các tài liệu lịch sử để lại đã cho chúng ta biết, cách đây trên 500 năm,
một dải đất ven biển Nghi Xuân từ Hội Thống đến Cương Gián (vùng bãi
ngang) đã hình thành nên các làng mạc bởi sự quần tụ cư dân từ nhiều nơi đến
khai phá, mở mang bờ cõi. Vùng đất Cổ Đạm cũng được hình thành trong tiến
trình lịch sử chung đó. Trải qua thời gian, với tinh thần lao động cần cù, sáng
tạo, vượt qua khó khăn thử thách, cư dân nơi đây đã cải tạo những bãi bồi
hoang vu, đất đai cằn cỗi thành ruộng vườn trù phú, làng xóm đơng đúc đồng
thời tạo dựng nên kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của một vùng quê nơi Hồng
Lam xứ Nghệ.
Cổ Đạm không phải là làng khoa bảng với các vị danh nho có tiếng,
nhưng lại đóng góp cho văn hóa truyền thống nước nhà những giá trị văn hóa
tinh thần đặc sắc với những làn điệu hát ví đối đáp nghĩa tình, đặc biệt là

những điệu ca trù du dương từng làm đắm say biết bao thế hệ. Ca trù khơng
chỉ đóng khung trong một làng mà có sức lan tỏa rộng rãi. Nơi đây từng có
một giáo phường nức tiếng tài hoa, một đình nhà trị, một Đền Xứ thờ tổ sư ca


2
trù của các ca công 12 huyện trong vùng Nghệ Tĩnh... Tiếng tăm ca trù vang
xa và được nhiều người mến mộ cất lời ca ngợi:
“Miền Nghệ Tĩnh phong lam đệ nhất
Có đâu hơn mảnh đất Giáo phường”
Người ta nhớ đến ca trù là nhớ đến : “Đờn Cổ Đạm, phách Kỳ Anh - đưa với
đón trọn tình chung với thủy”. Ca trù Cổ Đạm cũng đã sinh ra những con
người tài hoa, như bà Phan Thị Tự được triều đình phong là Ngọc Hoa cơng
chúa, hay Phan Phú Giai được mệnh danh là “Giáo phường ty đệ nhất - Tiếng
tài hoa từ thưở con con”, một gia tộc họ Phan được triều đình phong tặng mỹ
tự “Mỹ tục khả gia”…Đó là những minh chứng sống động cho sự phát triển
rực rỡ của bộ môn nghệ thuật này trên vùng đất Cổ Đạm. Đây cịn là một
miền q có bề dày lịch sử văn hóa và được xếp vào số các làng cổ ở Hà Tĩnh
nói riêng và Việt Nam nói chung.
Cổ Đạm cũng là nơi có làng nghề làm nồi đất nổi tiếng, đã từng vinh dự
được nước bạn Lào mời sang để truyền nghề cho cư dân xứ sở Triệu Voi.
Nhân dân trong vùng còn truyền tụng câu ca về làng nồi đất Cổ Đạm:
“Cơn (cây) Da ba nhánh bảy chồi
Con gái Cổ Đạm làm nồi khéo tay”
Tìm hiểu về làng cổ Cổ Đạm cũng là tìm hiểu về một làng quê giàu
truyền thống đấu tranh cách mạng, cái nôi của phong trào cách mạng Nghi
Xuân trong các thời kỳ. Đây chính là nơi ra đời Tổ Tân Việt và Đông Dương
cộng sản Đảng đầu tiên của huyện Nghi Xuân, là nơi thành lập Đảng bộ
huyện Nghi Xuân và là trung tâm chỉ đạo cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 –
1931, là chỗ rút lui của Xứ uỷ Trung Kỳ trong giai đoạn khủng bố trắng

những năm 1932 – 1935… và là địa phương tiên phong trong việc đóng góp
sức người sức của phục vụ hai cuộc kháng chiến trường kỳ để bảo vệ độc lập
tự do cho dân tộc.
Tiếc rằng, cùng với bao thăng trầm của lịch sử, các giá văn hóa tinh thần
cũng như vật chất trên đất Cổ Đạm bị lớp bụi thời gian che phủ và chìm dần


3
vào quên lãng. Vì vậy, xua tan lớp bụi, giải mã các thông điệp mà người xưa
gửi cho hậu thế, nhìn nhận các giá trị văn hóa cổ truyền sẽ là một công việc
vô cùng lý thú và cần thiết đối với cuộc sống hơm nay.
1.3. Trong xu thế tồn cầu hóa, đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội
nhập sâu rộng và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy vậy, một số giá trị
lịch sử - văn hóa, trong đó có văn hóa làng xã đang dần bị lãng quên, mai
một. Mặt khác, sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước luôn phải gắn liền
với sự nghiệp xây dựng, củng cố và phát triển nền văn hóa dân tộc vừa hiện
đại vừa có âm hưởng truyền thống. Vì vậy, những giá trị văn hóa, những bài
học lịch sử, những đóng góp của các thế hệ cha ông, những truyền thống quý
báu của quê hương Cổ Đạm nói riêng và nước nhà nói chung rất cần được
mọi người hiểu, giữ gìn và phát huy.
1.4. Thơng qua việc tìm hiểu, nhận thức sâu sắc văn hóa truyền thống
quê hương sẽ giúp cho chúng ta biết nâng niu, trân trọng, tự hào và biết ơn
những đóng góp của các thế hệ cha ông đi trước, giáo dục niềm tin, tình u
q hương đất nước, biết sống có đạo lý, trọng nghĩa trọng tình và góp sức
nhiều hơn cho cơng cuộc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, xây
dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Lịch sử văn hoá làng Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh)” làm đề tài Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ cho mình.
2. Lịch sử vấn đề
Làng xã Việt Nam là một thực thể xã hội, một đối tượng nghiên cứu của

khoa học lịch sử, vừa phong phú vừa phức tạp, từ hàng trăm năm qua đã được
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước quan tâm và có nhiều thành tựu.
Cũng như các làng trên toàn quốc, làng Cổ Đạm đã được giới nghiên cứu địa
phương và cả nước quan tâm, đặc biệt là trong thời gian gần đây, khi ca trù
được UNESCO cơng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thì Cổ Đạm càng
được nhiều người biết tới.


4
Trong các tài liệu gốc trước đây như “Nghi Xuân địa chí” (Đơng Hồ Lê
Văn Diễn), “An - Tĩnh cổ lục” (H.Lơ - Brơtơng), “Nghệ An kí” (Bùi Dương
Lịch) đều nhắc tới Cổ Đạm là một tổng lớn của huyện Nghi Chân, hay Nghi
Xn, Hà Tĩnh.
Một số cơng trình nghiên cứu có đề cập đến cảnh quan, lễ hội, phong tục,
tín ngưỡng, các cơng trình kiến trúc lịch sử – nghệ thuật ở Cổ Đạm, như:
“Nghi Xuân Bát Cảnh” (Thành Đức Tử), “Nghi Xuân di tích và danh thắng”
(UBND huyện Nghi Xuân xuất bản năm 2005), “Đền Miếu Việt Nam” (Vũ
Ngọc Khánh), “Non nước Việt Nam” (Tổng cục du lịch xuất bản), “Lễ hội
dân gian ở Hà Tĩnh” (Thái Kim Đỉnh chủ biên).
Bên cạnh đó có một số cơng trình nghiên cứu nêu một cách khái quát về
lịch sử ra đời của làng và một số nét cơ bản về đời sống văn hóa của làng Cổ
Đạm, như: “Làng Giáo phường Cổ Đạm” của Thái Kim Đỉnh trong cuốn
“Làng cổ Hà Tĩnh’’, Kỷ yếu Hội thảo ca trù toàn quốc tổ chức tại Cổ Đạm
năm 1999 tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu ca trù trong cả nước
như Vi Phong, Ninh Viết Giao, Võ Hồng Huy...
Nhìn chung các tài liệu trên đã đề cập đến văn hóa làng Cổ Đạm xưa.
Tuy nhiên, tất cả đó đều là những mảng riêng lẻ chứ chưa đi sâu nghiên cứu
và hệ thống hóa một cách đầy đủ, tồn diện về lịch sử và văn hóa truyền
thống của làng. Tuy vậy, bấy nhiêu đó cũng đã chứng minh rằng Cổ Đạm đã
gây được sự chú ý của giới nghiên cứu ở Hà Tĩnh và cả nước. Từ đó địi hỏi

các thế hệ tiếp nối tiếp tục đi sâu nghiên cứu một cách tồn diện hơn về văn
hóa làng Cổ Đạm xưa để góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa
đó trong giai đoạn hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học của đề tài
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về làng cổ Cổ Đạm, huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.


5
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về những giá trị lịch sử, truyền thống
đấu tranh và văn hóa truyền thống của làng Cổ Đạm từ thế kỷ XV đến đầu thế
kỷ XXI, cụ thể là đến năm 2011.
3.2. Nhiệm vụ
Từ việc tìm hiểu văn hóa làng Cổ Đạm, luận văn nhằm giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Nắm rõ được về mảnh đất và con người Cổ Đạm xưa.
- Khơi phục lại bức tranh tồn cảnh về văn hố truyền thống từ xưa đến
nay của làng Cổ Đạm, qua đó rút ra một số nét đặc trưng đặc sắc về văn hóa
của vùng quê này.
- Trên cơ sở nắm vững văn hóa làng truyền thống, đâu là điểm tiến bộ
tích cực để gìn giữ và phát huy, đâu là điểm lạc hậu, lỗi thời cần loại bỏ để
giúp cho việc phục hồi những giá trị văn hoá đã bị mai một.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi dựa vào các nguồn tài liệu sau:
4.1.1. Tài liệu gốc
Chúng tơi tham khảo các bộ dư địa chí cổ như “Hoan Châu phong thổ
ký” (Trần Danh Lâm, Ngơ Trí Hạp), “Nghi Xn địa chí” (Đơng Hồ Lê Văn
Diễn), “Nghi Xn huyện thơng chí” (Thành Đức Tử), “An - Tĩnh cổ lục”

(H.Lơ - Bretơng).... Các bộ chính sử như: “Đại Nam nhất thống chí”(Quốc Sử
quán Triều Nguyễn), “Lịch triều hiến chương loại chí”(Phan Huy Chú).
Ngồi ra chúng tơi cũng khai thác các tài liệu như: Hồ sơ di tích lịch sử văn
hóa các nhà thờ họ, các Hồnh Phi, câu đối ở các đền, miếu ở xã Cổ Đạm,
huyện Nghi Xuân.
4.1.2. Tài liệu nghiên cứu
Chúng tôi tham khảo những tài liệu nghiên cứu lịch sử – văn hóa như
“Việt Nam văn hóa sử cương” (Đào Duy Anh), “Nghệ An ký” (Bùi Dương


6
Lịch) “Nghi Xuân di tích và danh thắng” (UBND huyện Nghi Xuân), “Làng
cổ Hà Tĩnh” (Thái Kim Đỉnh), “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc
Bộ” (Nguyễn Từ Chi). Ngoài ra tham khảo những tài liệu về văn hóa – du
lịch: “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” (Dương Văn Sáu), “Non
nước Việt Nam” (Tổng cục Du lịch), Bên cạnh đó cịn tham khảo một số tài
liệu về thơ địa chí: “An - Tĩnh sơn thủy Vịnh” (Tiến sĩ Dương Thúc Hạp),
“Thơ Bùi Dương Lịch” (Võ Hồng Huy dịch).
4.1.3. Tài liệu điền dã
Đây là nguồn tư liệu chính dùng để viết luận văn của chúng tôi, chúng tôi
nhiều lần nghiên cứu thực địa tại các đền, đình, miếu ở Cổ Đạm, Đền Hàng
Tổng, đền Nhà Bà, gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn những người cao tuổi, tộc
trưởng một số dòng họ tại địa phương, đồng thời khảo sát điều tra một số văn
hóa bản báo báo, số liệu thống kê của chính quyền địa phương thu thập được
trong thời gian vừa qua tại làng Cổ Đạm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để có nguồn tư liệu phục vụ cho luận văn, chúng tôi đã tiến hành sưu
tầm, tích lũy, sao chép tư liệu ở thư viện tỉnh Nghệ An, thư viện tỉnh Hà Tĩnh,
thư viện Nguyễn Thúc Hào, thư viện huyện Nghi Xuân, bảo tàng tỉnh Hà
Tĩnh, sử dụng các phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học, thực tế điền

dã để thu thập tư liệu các đền, đình, miếu ở xã Cổ Đạm.
Để xử lý thông tin, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chính của khoa
học lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp logic đồng thời kết hợp
các thủ pháp chuyên ngành để đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp để phục
dựng lại bức tranh lịch sử - văn hóa truyền thống tại vùng quê Cổ Đạm từ xưa
đến nay.
Ngồi ra chúng tơi cịn dùng phương pháp mơ tả, thống kê so sánh, điều
tra xã hội học, phỏng vấn hỏi chuyện những người cao tuổi, các cụ trưởng họ


7
tại địa phương có am hiểu về lịch sử và văn hóa làng nhằm hệ thống hóa các
nội dung về văn hóa làng Cổ Đạm.
5. Đóng góp khoa học và giá trị thực tiễn của luận văn
- Cung cấp một lượng thông tin nhất định cho bạn đọc, nhất là bạn đọc
khơng có điều kiện tiếp xúc thực tế tại địa phương hiểu được mảnh đất và con
người ở làng Cổ Đạm.
- Hiểu một cách toàn diện về làng Cổ Đạm trên các mặt về đời sống văn
hoá vật chất, văn hố tinh thần.
- Từ đó góp phần nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của
văn hố làng đối với sự hình thành và phát triển của văn hoá dân tộc, làm
phong phú thêm lịch sử địa phương, cung cấp nguồn tư liệu phục vụ nghiên
cứu văn hoá, nghiên cứu lịch sử quê hương
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương.
Ch¬ng 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, quá trình hình thành và cơ
cấu tổ chức xã hội làng Cổ Đạm
Ch¬ng 2: Truyền thống lịch sử làng Cổ Đạm
Ch¬ng 3: Truyền thống văn hố làng Cổ Đạm



8

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
XÃ HỘI LÀNG CỔ ĐẠM
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Cổ Đạm là một vùng quê yên bình nằm ở phía Đơng Nam của huyện
Nghi Xn, cách thị trấn Nghi Xuân khoảng 10 km về phía Nam. Đây là một
vùng đất vừa có biển, có núi, có sơng, sơn thuỷ hữu tình, một làng q có
truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời của tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt nơi đây cịn
được xem là cái nơi êm ®ềm sản sinh ra nghệ thuật ca trù đặc sắc.
Làng Cổ Đạm trước đây thuộc Tổng Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, nay là
xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc Cổ Đạm giáp hai xã
Xuân Thành, Xuân Mỹ, phía Nam giáp xã Xuân Liên của huyện Nghi Xn.
Phía Đơng Cổ Đạm giáp biển Đơng mênh mơng lộng gió với chiều dài
khoảng 2.800m. Phía Tây và Tây Nam Cổ Đạm dựa lưng vào dãy Hồng Lĩnh
sừng sững uy nghiêm, với các đỉnh núi Mồng Gà (Kê Quan), Rú Đưng (Đăng
Sơn), Trà Sơn, Lài Sơn (Chọ Lài), Lạp Sơn, núi Yên Ngựa (Yên Mã Sơn),
Phượng Tượng và núi Ông. Bên kia núi là các xã Minh Lộc, Thiên Lộc và
Hồng Lộc của huyện Can Lộc.
Dãy núi Hồng Lĩnh bao quanh phía Tây Nam như một bức thành dài đã gây
nhiều cảm hứng cho các tao nhân mặc khách ngày xưa làm nhiều bài thơ vịnh
cảnh về vùng quê này. Như Nguyễn Khắc Minh ở Hội Thống đã có câu thơ:
Dãy Hồng Lĩnh nguy nga hùng vĩ
Bức màn xanh giăng thắng c ảnh trời Nam.

Đứng bên bờ sông Lam, khúc sơng Bến Thuỷ, nhìn xuống phía Nam ta
sẽ thấy một dãy núi trùng điệp như đàn ngựa đang đuổi nhau - đó chính là


9
“Hồng sơn liệt chướng”, một trong tám cảnh đẹp của Nghi Xuân (Nghi Xuân
bát cảnh), trong đó, những đỉnh núi cao nhất của dãy Hồng Sơn chính là ở khu
vực làng Cổ Đạm. Viết về cảnh đẹp này, Giáo thụ Phủ Kiến Xương Thành
Đức Tử đã có bài “Hồng Sơn liệu chướng” (Các bức trướng núi Hồng Lĩnh)
như sau:
Cửu thập cửu phong đệ nhất phong
Xung thiên phá hải như phi hồng
Bài thanh án nhập song long bắc
Điệp chướng bình thân lam thủy đơng
Hương tích tự tiền dao thảo tú
Trang Vương dài thượng bích vân phong
Cổ lai mạc nhạ chung kỳ tú
Khai trướng tây lai nhất lộ hùng [63, tr 4]
(Dịch thơ: Một đỉnh non trong chín chín trùng - Vươn ngang trời biển
dáng chim hồng - Song long mạn bắc phô rêu biếc - Lớp trướng dàng đông
cách mặt sông - Hương Tích sân phơi màu cỏ biếc - Trang Vương đài đậm sắc
mây phong - Xưa nay cảnh sắc nơi này đẹp - Lớp lớp màn giăng cảnh lạ lùng).
Ở Cổ Đạm cịn có một số ngọn núi cao và và được khá nhiều thi nhân
quen tên biết tiếng như: phía Tây Bắc có núi Mồng Gà (Kê Quan). Các cụ cao
tuổi trong làng cho rằng, sở dĩ gọi núi này là Mồng Gà vì trên đỉnh ngọn núi
này lởm chởm như mồng gà. Cịn đứng từ xa nhìn lại, ngọn núi trông tựa như
đầu voi. Bởi thế, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã có câu thơ tả cảnh đẹp này
như sau: “Ngoan Thạch cô cao lộ Tượng đầu” (Tạm dịch là: Non cao đá cúi
tựa đầu voi) [12, tr 50].
Gần núi Mồng Gà là Rú Đưng, còn gọi là Đăng Sơn (Rú Nậy). Trong bài

thơ “Vịnh cảnh Liêu Đơng” (hiện chưa rõ tác giả) có câu: “Mạch Hồng Sơn lạc
xuống non Trà”. Trên dãy này có Bằng quan trên, Cồn Đánh mõ, Bằng Yên
Ngựa. Tại Bằng Yên Ngựa có Khe Lam bị vốn là nơi đóng qn một thời của


10
nghĩa quân Hà Văn Mỹ (Thượng Hà, người Tiên Điền) thời Cần Vương. Tại
đây có đường mịn đi qua các xã Thiên Lộc, Hồng Lộc và đường Hàng Cầy,
Hàng Nhạn có thể đi qua xã Đậu Liêu (Can Lộc). Thửơ xưa, đây là đường nhân
dân qua lại hái củi, bứt tranh và giao lưu chợ búa. Thời kỳ 1930 - 1931 và suốt
thời kỳ sau đó đây là con đường đi lại hoạt động bí mật của cán bộ hai huyện
và trạm giao liên Can Lộc và Nghi Xuân. Đây cũng là con đường mòn mà
nhân dân Cổ Đạm đến thăm chùa Hương Tích của xã Thiên Lộc, huyện Can
Lộc mỗi dịp sóc vọng, Tết đến Xuân về.
Dãy núi Yên Ngựa (Mã n Sơn) cịn có những đỉnh núi như Trà Sơn,
Lạp Sơn là những đỉnh núi cao nhất trong 99 đỉnh của dãy Hồng Lĩnh. Trải
qua hàng trăm năm, các thế hệ người dân Cổ Đạm đã truyền cho nhau một
kinh nghiệm, mà theo các cụ cao niên ngày nay thì rất đúng, đó là: trên các
đỉnh núi cao này, nếu khi trời quang đãng mà bỗng có mây phủ trên đỉnh hay
ngang lưng núi thì nhất định là sẽ có gió, mưa. Bởi thế, nhân dân mới có câu
nhắc nhau rằng: “Núi Hồng mang đai, rú Cài đội mũ”, hay “Làm trai khơng
biết thì khờ – Mây đặp Rú Hồng bao giờ cũng mưa” để dự báo tình hình thời
tiết mỗi khi trái gió chuyển mùa.
Dưới chân núi Yên Ngựa là đỉnh Kim Sơn (hay gọi là Rú Gâm) và đỉnh
Cầm Sơn (Rú Nấy). Trong bài “Cổ Đạm phong cảnh ca” có câu:
Chốn thanh cao sơn thuỷ ngó lạ lùng
Hàm Rồng nọ, Kê Quan chiếu lại
Đôi bên tựa nam Hồng đơng hải
Bảng Kim Sơn ngó lại với Cầm Sơn [14, tr 20]
Khu vực này là nơi hội tụ núi, biển, suối bao quanh, tạo thành một cảnh đẹp

sơn thuỷ hữu tình.
Ngồi ra ở Cổ Đạm cịn có núi Lài Sơn (Chọ Lài), một đỉnh núi gần dân
cư, thế núi đứng vững, như một bức tường sừng sững chắn gió Nam, gió bấc
cho dân làng. Quan tri huyện Nghi Xuân Thiên bản Trần Vỹ dạo cảnh đến núi


11
Lài Sơn đã có câu: “Sơn hình, hùng cứ, truyền xưng danh địa” (Thế núi đứng
vững, nổi tiếng là nơi danh thắng).
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1. Đất đai
Cổ Đạm là vùng cát bồi trên nền chân dãy Hồng Lĩnh. Vào đến đoạn đất
cuối của tỉnh Hà Tĩnh ngày nay, dãy Trường Sơn cố nống ra gần sát biển, để
lại một dải đất hẹp. Tính từ núi đến biển, một phần ba của dải đất này là núi
đồi - đá sỏi, một phần ba là đồng bằng cằn cỗi, một phần ba cịn lại là bãi cát
ven biển. Vùng chúng tơi đang bàn, vùng Cổ Đạm nằm trên bãi cát trải dài từ
Xuân Hội đến tận chân Đèo Ngang này. Với vị trí ấy, đương nhiên nó phải
chịu đựng sự khắc nghiệt của khí hậu gió mùa trước hết.
Là vùng bán sơn địa nên địa hình của Cổ Đạm cùng rất đa dạng: có vùng
đồng bằng ở phía Bắc và phía Nam, có hệ thống đồi núi ở phía Tây và Tây
Nam, có bờ biển ở phía Đơng. Nhìn từ trên cao, vùng đất Cổ Đạm kéo dài từ
phía Tây chân núi Hồng Lĩnh ra đến biển, địa hình nghiêng dần về phía Đơng
và Đơng Nam, bởi thế, mỗi năm đến mùa mưa, nước từ các khe suối đổ về
Khe Hoa, rồi theo lạch Động – Kèn xuôi về biển lớn. Trong số 17 khe suối
lớn nhỏ chảy qua Cổ Đạm thì Khe Hoa là khe lớn nhất với chiều dài 11 km.
Trong bài “Du Liêu Đông sơn”, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp có câu:
“Hương Tích từ nguồn rồng rẽ phải
Hoa Khê qua vực nước về đông” [23]
Đặc điểm địa hình này là điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển sản
xuất bằng nhiều hình thức canh tác như trồng lúa, ngô, khoai và các loại cây

hoa màu ngắn ngày khác, vùng sườn đồi thì chăn ni trâu bị, ở các vùng núi
cao hơn thì trồng rừng và cây nguyên liệu, còn lại ở các vùng trũng như các
bàu đầm thì ni trồng thuỷ sản. Tuy vậy, với địa hình bị chia cắt nhiều, đồng
ruộng lại theo kiểu bậc thang, phân tán nhỏ lẻ nên cũng gây nhiều khó khăn
trong việc ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất để tiến lên một nền nông nghiệp
hiện đại.


12
Nguồn tài nguyên sinh thực vật ở Cổ Đạm khá phong phú. Trên đất liền
và rừng núi Cổ Đạm, nhiều loại động thực vật quý hiếm vẫn còn tồn tại, dưới
nước có hàng trăm loại thuỷ sản, cả các lồi nước ngọt cũng như nước mặn.
Trên các sườn núi của dãy Hồng Sơn, các loại thú rừng như hươu, nai, hổ,
báo… các loại bò sát như trăn, rắn, kỳ đà… cũng khơng thua kém gì đại ngàn.
Rừng núi cịn là nơi cung cấp nhiều loại gỗ quý để nhân dân dựng nhà, tre, nứa,
mây, than củi, các loại củ, hạt, cây dược liệu… để phục vụ cuộc sống của
người dân. Dưới khe suối, ruộng đồng, đầm đìa… có nhiều loại cá, tôm, cua,
ốc, lươn, chạch… là nguồn thức ăn tự nhiên giúp nhiều gia đình nghèo vượt
qua những vất vả của những ngày giáp hạt. Đã có những câu ca dao để than
thở, an ủi cuộc đời nghèo khổ, khó khăn của cư dân Cổ Đạm một thời như sau:
“Rau mưng, rau má, nác (nước) dam
Nuôi con cho nậy (lớn), đừng ham chi nhiều”
Cũng như một số xã thuộc vùng ven biển của huyện Nghi Xuân, Cổ Đạm
có đặc thù riêng của khu vực bán sơn địa ven biển: đồi núi chiếm gần một nửa
diện tích tự nhiên, có nhiều khe suối chảy qua, tuy nhiên, do ảnh hưởng của
địa hình nghiêng dần về phía Đơng, cũng như chịu tác động của việc hình
thành các bãi bồi thấp trũng ven biển nên đến mùa mưa lũ, nước từ các khe
suối trên dãy Hồng Lĩnh đổ về Cổ Đạm, tràn xuống đồng bằng để thoát ra
biển. Tổng lưu lượng nguồn nước tuy dồi dào nhưng lại phân bố không đồng
đều giữa các khu vực và các mùa nên tình trạng khơ hạn về mùa hè và úng

ngập vào mùa mưa lũ xảy ra thường xuyên. Vì vậy, ngay từ buổi đầu mới lập
làng, người dân Cổ Đạm đã phải đối mặt với cảnh “chưa nắng đã hạn, vừa
mưa đã úng”. Đất đai chủ yếu là đất cát hay đất pha cát, giá trị dinh dưỡng
nghèo nàn, cho nên, lúc thiếu nước, thì khơng kết dính vào nhau, ngược lại
khi có nước thì lại nín xuống rất nặng. Đã thế, trên cát hay đất pha cát, có
nhiều loại cỏ rễ chắc, bám đất rất chặt, lan rất nhanh. Trên mảnh đất này,


13
người dân Cổ Đạm đã quanh năm một nắng hai sương, đổ mồ hôi, sôi nước
mắt để làm ra hạt gạo củ khoai, cứ thế tiếp nối từ đời này sang đời khác.
1.1.2.2. Khí hậu
Khí hậu Cổ Đạm thuộc khí hậu của vùng ven biển Bắc Trung Bộ, quanh
năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Tây Nam, do vậy có
sự phân biệt rõ rệt giữa hai mùa nóng và lạnh, một năm có bốn mùa rõ rệt, tuy
vậy thời gian phân bố các mùa lại không đều nhau.
Về mặt địa lý, Cổ Đạm nằm trên vĩ tuyến 18 là khu vực ngoại vi của vịnh
Bắc Bộ. Nhưng phóng tầm mắt ra xa hơn, tới tận Hải Nam (Trung Quốc) thì
tồn bộ dun hải miền Trung và vùng ven biển Nghi Xuân, trong đó có Cổ
Đạm mới là cái rốn chính, hứng chịu mọi điều kiện bất lợi do khí hậu gió mùa
đổ vào vịnh.
Ở đây, khí hậu chia làm 4 mùa khơng đồng đều. Mùa xuân ngắn ngủi:
xuân về trước tết Nguyên đán một tý, hoa chanh, hoa bưởi trong vườn chưa
kịp kết trái, thì mùa hè đã về. Từ giữa tháng 2 âm lịch (tháng 3 dương lịch) hè
đã bắt đầu, và kéo dài cho đến tháng 7. Vào những ngày tháng 6, tháng 7 âm
lịch, người nơng dân xưa cịn phải “lạy trời mưa xuống - Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày” (ca dao). Cả khoảng thời gian dài của mùa hè, nắng thiêu
đốt dữ dội. Thêm vào đấy, thiên nhiên cịn hun thêm những đợt gió Lào
khủng khiếp. Vốn là từ tháng 4 cho tới tháng 6, gió mùa Tây – Nam ở Vịnh
Thái Lan mang theo hơi nước biển thổi vào lục địa sơng Mê Cơng ở phía Tây
Trường Sơn. Vấp phải núi, hơi nước đọng lại trút xuống ở đấy một trận mưa

dữ dội. Gió vốn đã hết hơi nước vượt Trường Sơn sang đơng Trường Sơn lại
cịn được nắng hè hun thêm. Gió này hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, mạnh
nhất là vào các tháng 6, 7, 8. Khi gió vào vùng biển huyện Nghi Xuân lại bị
dãy Hồng Lĩnh chắn ngang, hội tụ thành những luồng lớn, tìm các eo, trẹm,
trng có độ thấp (như địa hình Cổ Đạm) để trút ào ra biển, tạo nên sức gió
cấp 4 đến cấp 6. Gió thổi mạnh vào khoảng từ 10 giờ đến 16 giờ trong ngày.


14
Mỗi đợt kéo dài từ 4 đến 10 ngày, có khi kéo dài đến 15 ngày. Vào những
ngày có gió mùa tây Nam, nhiệt độ có khi lên tới 37 - 39 0C, làng xóm bị hun
nóng, cây cỏ khơ héo rất bất lợi cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.
“Nam Lào”, “Gió Lào”, “Bão Lào”, “Nam Sóc”, “Bão Sóc” là những từ khác
nhau để gọi cùng một kiểu gió, cùng một loại nóng làm cho người dân ở đây
mới nghe đã hãi hùng. Có những năm gió hoạt động sớm vào cuối tháng 4,
đầu tháng 5 (dương lịch) đúng vào tiết Lập hạ, lúa Đông Xuân bắt đầu trổ
bơng thì mùa màng thường bị thất thu, có khi mất trắng, khiến người nông
dân lâm vào cảnh thiếu đói cả năm. Ca dao có câu: “Lúa trổ lập hạ, buồn bã
cả làng” hay “Ba ngày gió Nam, mùa màng mất trắng” để nói về nỗi lo lắng
của người nơng dân Cổ Đạm mỗi độ gió Tây Nam tràn về.
Mùa hè thiêu đốt chưa kịp qua, thì vào khoảng tháng 7 âm lịch, mùa thu
hung hãn đã về. Mùa thu – mưa bão liên tiếp, dữ dội bởi những tác động của
gió mùa Đơng Bắc. Gió mùa Đơng Bắc hoạt động ở Cổ Đạm từ cuối tháng 9
đến cuối tháng 4 năm sau. Thời kỳ đầu, gió mùa thường gây ra mưa, bão, lũ
lụt lớn, có năm bão lụt rất lớn trong các tháng 9, 10, 11 (tháng 7, 8, 9 âm
lịch). Tai ương rình rập, mùa màng thất bát, xóm làng xơ xác. Phải chờ tới 20
tháng 10 âm lịch mới chắc là bão đã chấm dứt.
Dư âm của những đợt gió mùa kéo dài cho hết mùa Đơng trong cái rét tê
tái với mưa dầm, gió bấc triền miên, rét sương muối, hanh khơ. Có những đợt
rét kéo dài từ 10 đến 15 ngày, nhiệt độ xuống thấp dưới 100C, ảnh hưởng

nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân và q trình sản xuất nơng nghiệp,
chăn ni, có khi làm trâu bị và cá ni nước ngọt chết rét hàng loạt…
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nắng hạn, mưa lũ, gió bão thất thường đã
gây ra những thiệt hại không nhỏ cho mùa màng của bà con nơng dân. Nhân
dân cịn nhớ mãi “Đói năm Mão, bão năm Thìn (1867- 1868) là những năm
khó khăn, đói kém và lũ lụt lớn nhất trong lịch sử Cổ Đạm. Nói chung, vùng
đất này năm nào cũng có bão, bão kéo theo lụt, làm cho đồng ruộng bị ngập



×