Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.5 KB, 126 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN HỒN

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI
HỢP TÁC XÃ THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012
TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hoàn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc thầy giáo GS.TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ mơn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực
hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Chi
cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hoàn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i
Lời cảm ơn................................................................................................................................. ii
Mục lục...................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt............................................................................................................. vi
Danh mục các bảng................................................................................................................. vii
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ............................................................................................... viii
Trích yếu luận văn.................................................................................................................... ix
Thesis Abstract........................................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................. 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................. 2
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác
xã theo luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp...................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận................................................................................................................. 4

2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Hợp tác xã theo Luật HTX năm 2012.................... 4
2.1.2. Vai trò của thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012
trong nông nghiệp...................................................................................................... 13
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật
Hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp............................................................... 18
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chuyển đổi hợp tác xã trong nông
nghiệp.......................................................................................................................... 24
2.2.

Cơ sở thực tiễn........................................................................................................... 26

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở một số nước trên thế
giới............................................................................................................................... 26

iii



2.2.2. Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam ............................. 28
2.2.3. Kinh nghiệm rút ra..................................................................................................... 33
Phần 3. phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................... 35

3.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................... 35
3.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................... 36

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 38

3.2.1. Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu................................................... 38
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................... 40
3.2.3. Phương pháp tổng hợp thống kê.............................................................................. 42
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu................................................................................. 42
3.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp..................................................................... 43
3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................... 43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 44
4.1.

Tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã trong nơng nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh
44

4.1.1. Mơ hình hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012.................... 44
4.1.2. Chính sách của tỉnh thúc đẩy thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp

tác xã năm 2012......................................................................................................... 48
4.1.3. Cơ quan tổ chức thực hiện Luật Hợp tác xã 2012 ở tỉnh Bắc Ninh ................... 51
4.1.4. Tuyên truyền thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã
năm 2012.................................................................................................................... 54
4.1.5. Tập huấn chuyển đổi hợp tác xã cho cán bộ hợp tác xã...................................... 56
4.1.6. Chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh......................................................................................................... 58
4.1.7. Kết quả thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 trong
nông nghiệp................................................................................................................ 62
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi hợp tác xã theo luật hợp tác
xã năm 2012 trong nông nghiệp.............................................................................. 69

4.2.1. Nội dung của Luật HTX năm 2012 và văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ......69
4.2.2. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã nơng nghiệp ...................... 72
4.2.3. Trình độ của Giám đốc (chủ nhiệm) hợp tác xã.................................................... 73
4.2.4. Nhận thức của thành viên hợp tác xã (xã viên)..................................................... 76
4.2.5. Sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước........................................................... 77
iv


4.3.

Giải pháp góp phần đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi hợp tác xã trong
nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh................................................................................... 77

4.3.1. Giải pháp về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HTX năm 2012 và văn
bản hướng dẫn kèm theo.......................................................................................... 78
4.3.2. Nâng cao nhận thức của thành viên hợp tác xã (xã viên).................................... 79

4.3.3. Nâng cao trình độ của giám đốc (chủ nhiệm) hợp tác xã .................................... 80
4.3.4. Giải pháp ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích hợp tác xã nông nghiệp 80
4.3.5. Giảỉ pháp về chuyển đổi mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp ................................. 82
4.3.6. Tăng cường sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước .............................. 86
Phần 5. Kết luận và kiến nghị............................................................................................ 89
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 89

5.2.

Kiến nghị..................................................................................................................... 90

5.2.1. Đối với tỉnh Bắc Ninh............................................................................................... 90
5.2.2. Đối với các huyện, thị xã, thành phố...................................................................... 90
Tài liệu tham khảo................................................................................................................... 91
Phụ lục....................................................................................................................................... 93

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH

Công nghiệp hóa


GTSX

Giá trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

LHHTX

Liên hiệp Hợp tác xã

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh HTX theo Luật 2003 với HTX theo Luật 2012 ................................... 9
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bắc Ninh năm 2014..................................... 36
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh đời sống người dân tỉnh Bắc Ninh .........................37
Bảng 3.3. Phân loại mẫu điều tra.......................................................................................... 39
Bảng 3.4. Nguồn cung cấp các loại dữ liệu thứ cấp.......................................................... 40
Bảng 4.1. Thực hiện tuyên truyền Luật HTX năm 2012.................................................. 54
Bảng 4.2. Số lượng người được tuyên truyền Luật HTX năm 2012 ............................... 55
Bảng 4.3. Số lượng người được tập huấn về nghiệp vụ trong quản lý HTX .................57
Bảng 4.4. Vấn đề các HTX gặp phải khi thực hiện chuyển đổi HTX ............................. 59
Bảng 4.5. Số HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tính đến ngày 31/12/2015 .....................63
Bảng 4.6. Kết quả thực hiện chuyển đổi HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh65

Bảng 4.7. Tiến độ thực hiện các bước chuyển đổi HTX ................................................... 67
Bảng 4.8. Lý do chưa chuyển đổi theo Luật của các HTX ............................................... 68
Bảng 4.9. Trình độ giám đốc (chủ nhiệm) HTX................................................................ 74
Bảng 4.10. Nhận thức của thành viên HTX........................................................................ 77

vii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Mơ hình tổ chức HTX...................................................................................... 11

Sơ đồ 2.2.

Tổ chức thực hiện Luật HTX năm 2012....................................................... 21


Hình 3.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh.................................................................. 35

Sơ đồ 4.1.

Mơ hình HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012 (mơ hình chung)......44

Sơ đồ 4.2.

Loại hình HTX nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.............................................. 46

Sơ đồ 4.3.

Tổ chức thực hiện Luật HTX năm 2012....................................................... 51

Sơ đồ 4.4.

Ban chỉ đạo triển khai Luật HTX 2012 tỉnh Bắc Ninh............................... 52

Hộp 4.1.

Ý kiến về phương án sản xuất, kinh doanh của HTX................................. 60

Biểu đồ 4.1. Vấn đề các HTX gặp phải khi thực hiện chuyển đổi................................... 61
Hộp 4.2.

Vốn góp ban đầu vào HTX.............................................................................. 62


Biểu đồ 4.2. So sánh trình độ cán bộ HTX.......................................................................... 75
Hộp 4.3.

Nhận thức của người dân về chuyển đổi HTX theo Luật HTX 2012 .......76

Sơ đồ 4.5.

Mơ hình tổ chức HTX dịch vụ nông nghiệp quy mô xã............................. 83

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Hồn
Tên Luận văn: “Nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi hợp tác xã theo
Luật Hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 được Quốc hội ban hành, đặt ra yêu cầu là
đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2016, 100% HTX phải tổ chức hoạt động theo Luật HTX
năm 2012.
Tuy nhiên, đa số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đang được tổ
chức và hoạt động theo Luật HTX năm 2003; Việc thực hiện chuyển đổi HTX theo
Luật HTX năm 2012 đang thực hiện với tiến độ chậm, còn nhiều vấn đề cần giải quyết
như: việc ban hành chính sách, nhận thức của người dân, sự vào cuộc của cơ quản
quản lý... Việc tìm hiểu tình hình thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012

trong nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh là rất cần thiết, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực
hiện Luật HTX năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung.
Vì những lý do đó tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình thực hiện
chuyển đổi hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh” làm báo cáo Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
Đề tài nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm
2012 trong nơng nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp thực hiện chuyển đổi HTX
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh góp phần phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Cụ thể là các
mục tiêu: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình chuyển đổi
HTX theo Luật HTX năm 2012 trong nơng nghiệp; Phân tích tình hình thực hiện
chuyển đổi HTX trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Đề xuất giải pháp
chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 trong nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện trên cơ sở lý luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò của chuyển
đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 trong nơng nghiệp; khái qt cơ chế chính sách
của nhà nước về triển khai Luật HTX năm 2012. Đồng thời tìm hiểu thực tiễn tổng
quan về phát triển HTX ở một số nước: Mỹ, Thái Lan và ở Việt Nam.

ix


Để tiến hành đề tài, trước tiên tơi đã tìm hiểu các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã
hội của địa bàn. Thông qua các phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn điểm và
chọn mẫu điều tra, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tổng hợp thống kê,
phương pháp phân tích số liệu, hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. Đề tài tiến hành điều
tra 240 mẫu thuộc 115 HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả chính và kết luận
Qua nghiên cứu, tôi đã rút ra được một số kết quả:
Việc ban hành văn bản chính sách của Nhà nước: Cả Trung ương và tỉnh ban
hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HTX năm 2012 còn chậm làm cho cơ quan

thực thi và các HTX lúng túng trong việc thực hiện chuyển đổi HTX.
Công tác tuyên truyền, tập huấn: Việc tuyên truyền Luật HTX ở Bắc Ninh đã
triển khai khá tốt, hình thức tuyên truyền rất đa dạng (phát thanh, báo địa phương, hội
nghị tuyên truyền...). Tuy nhiên, công tác tập huấn cho cán bộ HTX trong q trình
thực hiện vẫn cịn chậm do khó khăn về nguồn vốn tổ chức lớp đào tạo, tập huấn
nghiệm vụ cho cán bộ HTX.
Đến hết năm 2015, trên địa bản tỉnh có 620 HTX, chủ yếu là các HTX dịch vụ có
quy mơ thơn (523 HTX), có đến 229 HTX quy mơ thơn có chủ nhiệm kiêm trưởng thơn,
hoạt động chưa tách biệt giữa chính quyền và HTX. Trong ba năm 2012 - 2015, có 82
HTX hoạt động theo luật HTX năm 2012. Trong đó, 26 HTX đã hoạt động phù hợp với
Luật, 19 HTX dịch vụ nông nghiệp đã tổ chức lại hoạt động; thành lập mới 37 HTX
chuyên ngành. Các HTX chuyên ngành cơ bản đã thực hiện theo Luật HTX năm 2012.
Các HTX dịch vụ nông nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi.

Các khó khăn, vướng mắc của HTX trong quá trình thực hiện chuyển đổi HTX
trong nơng nghiệp theo Luật HTX năm 2012 như: Xác định phương án sản xuất- kinh
doanh, nhận thức của xã viên; cơ cấu tổ chức; xử lý khoản nợ… Và các yếu tố ảnh
hưởng đến tình hình thực hiện mơ hình HTX kiểu mới như: Cơ chế chính sách, trình
độ cán bộ HTX, nhận thức của xã viên, sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước…
Từ các khó khăn, vướng mắc đó, tơi đã đưa ra giải pháp góp phần đẩy nhanh thực
hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh: Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn; Hồn
thiện các cơ chế, chính sách về tổ chức triển khai Luật HTX năm 2012; các chính sách hỗ
trợ các HTX; nâng cao trình độ của chủ nhiệm HTX và nhận thức của người dân; sự vào
cuộc của cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, tơi đã đưa ra một số kiến nghị nhằm
thúc đẩy thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 trong nông nghiệp.

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Van Hoan Nguyen
Thesis title: “Research on the implementation of Cooperative converted
follow the Law on Cooperatives in 2012 in agriculture of the Bac Ninh province”
Major: Economic management

Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives
Cooperatives Law in 2012 was enacted by Congress, imposing requirements the
end of June 30, 2016, 100 percent Cooperative must reorganize operating under the
Cooperative Law in 2012.
However, the majority of agricultural Cooperatives in the Bac Ninh province of
is being organized and operated under the Cooperative Law in 2003. The
implementation converted Cooperatives under the Law on Cooperatives in 2012 was
done with the slow progress, there are many issues to be resolved as: The
promulgation policies, awareness of the people, the participation of management
agency... Understanding on the implementation of converted Cooperative Law in 2012
in agricultural in the Bac Ninh province is essential, contributing to accelerate the
implementation of Law Cooperatives in 2012 in the Bac Ninh province, in particular
and the country in general.For reasons that I conduct research the subject: "Research
on the implementation of Cooperative converted follow the Law on Cooperatives in
2012 in agriculture of the Bac Ninh province " as reported a graduation thesis Masters.
Research project on the implementation of converted Cooperative Law in 2012 in
agricultural. On this basis, proposing the solutions to converted Cooperatives in the Bac Ninh
province contribute to the development of agriculture and rural areas. Specifically, the
following objectives: Contributing to systematize theoretical basis and practical on the
converted Cooperative Law in 2012 in agricultural; analyzing the situation of Cooperatives in

agriculture converted in the Bac Ninh province, Proposing solutions to converted Cooperatives
under the Cooperatives Law in 2012 for Agricultural in Bac Ninh province.

Materials and Methods
The research implements which based on the theoretical basis of the concept,
characteristics, and the role of Cooperatives converted Cooperative Law in 2012 in
agricultural; The mechanisms generalization of state policy implements Cooperative
Law 2012. Also learn about the practical overview of the development of
Cooperatives in some countries: The US, Thailand, and Vietnam.
To conduct the subject, the first, I had to learn the natural characteristics, socialeconomic of local. Through the research methods: Survey Sampling method, data

xi


collection method, Statistical synthesis method, data analysis method, indicators research
systems. Topics surveyed 240 samples of 115 Cooperative in the Bac Ninh province.

Main findings and conclusions
Through research, I have obtained some results:
The policy document is issued by the State: Both the government and province
issued guidelines documents for implementation of the Cooperative Law in 2012 was
slow, which makes enforcement agencies and Cooperatives is very embarrassing in the
performance to convert Cooperative.
The propaganda in Bac Ninh Cooperative Law was implemented fairly well, the
forms of communication are diverse (Radio, local newspapers, propaganda conferences
...). However, the training staff for the Cooperative in the implementation process is
still slow due to difficulties in funding to organize the training courses, training
experience for officials of Cooperative.

By the end of 2015, in the province there are 620 Cooperative, most of them are

services Cooperative which includes (523 Cooperative), in which there are 229 which
have sized village. These cooperatives opertate which have no separation between the
Authority and Cooperative.
In the three years from 2012 to 2015, 82 Cooperative operating under the
Cooperative Law of 2012. Among 26 Cooperative obey the Law, 19 agricultural
service cooperatives were reorganized operations; Newly established 37 specialized
Cooperative.Specialized cooperatives basically implemented according the Law of
2012. The Cooperative agricultural service cooperatives still face many difficulties in
the implementation of transition.
The difficulties and problems of Cooperative in the implementation process
converted agricultural Cooperative follow Cooperative Law 2012 as:
Determining production - business plan, awareness of the cooperative members;
organizational structure; handle debts ...And factors affect the implementation of a new
type of cooperative model as: Mechanisms and policies, staff qualifications Cooperative,
awareness of the cooperative members, the participation of state authorities.

From the difficulties and problems, I have to propose solutions to accelerate the
transformation Cooperative under the Cooperative Law in 2012 in Bac Ninh province:
Promoting advocacy to raise awareness of the people in the province;
Completing the mechanisms and policies on implementing Law Cooperative in 2012;
policies support Cooperatives; raising the level for president of Cooperative and the
awareness of the local people; The participation of state authorities. On this basis, I
propose a number of recommendations to promote the transformation Cooperative
follow Cooperative Law 2012 in the agricultural.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU


1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang nền kinh tế thị trường, Hợp tác xã (HTX) ở Việt Nam đã trải qua nhiều
thăng trầm. Những đổi mới trong các ngành kinh tế đặc biệt trong nông nghiệp đã
dẫn tới việc chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới để hoạt động phù hợp
với điều kiện thực tế.
Trong những năm qua, các HTX đối mặt với khó khăn và thách thức nghiêm
trọng vì khơng thích ứng được với cơ chế thị trường. Đại bộ phận các HTX tồn tại
một cách hình thức, khơng có phương hướng sản xuất- kinh doanh, nội dung hoạt
động hoặc hoạt động chưa mang lại hiệu quả. Sự chuyển đổi HTX là một yêu cầu
tất yếu khách quan của quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế. Nó khơng chỉ
diễn ra đơn lẻ một số vùng, miền, khu vực, một số quốc gia mà cịn ở quy mơ tồn
cầu, tính tất yếu khách quan của sự ra đời và phát triển của HTX cũng được thể
hiện theo thời gian và ở những thể chế chính trị, bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau
của các quốc gia trên thế giới.
Tổ chức hoạt động HTX diễn ra trong bối cảnh cơ chế kinh tế thị trường với
sự tham gia của các tổ chức kinh tế thuộc nhiều thành phần kinh tế. Mỗi một loại
tổ chức kinh tế có bản chất riêng, khác biệt nhau phù hợp với nhu cầu của những
nhà đầu tư – tức những người chủ sở hữu. HTX chuyển đổi, HTX mới hình thành
và hoạt động phải tạo được bản sắc riêng có, phải có lợi thế riêng thì mới tạo được
vị trí, vai trị của mình trong đời sống kinh tế xã hội. Vì vậy, thách thức thứ hai đối
với tổ chức HTX là phải tạo được sự khác biệt với các loại hình tổ chức của các
thành phần kinh tế khác.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển
kinh tế hợp tác và hợp tác xã là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Chuyển đổi HTX kiểu cũ theo luật HTX đạt hiệu quả thiết
thực, phát triển HTX kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản
xuất hoặc kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh
phù hợp với q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa”.
Nắm bắt được thực tế này, năm 1996 Luật HTX ra đời và sau đó năm 2003

và năm 2012 là Luật HTX sửa đổi. HTX với tư duy sản xuất nông nghiệp là sản
1


xuất hàng hóa, liên kết với doanh nghiệp tạo ra chuỗi giá trị, kết nối và mở rộng thị
trường. Yêu cầu đặt ra là đến ngày 30 tháng 6 năm 2016, 100% HTX phải chuyển
đổi xong theo Luật HTX năm 2012.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp. Hiện nay, HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh đã được chuyển đổi tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2003 và
đang thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Tuy nhiên, thực hiện chuyển
đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 trong nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh còn nhiều
vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết đó là: Những khó khăn trong q trình thực
hiện? Giải pháp nào để thúc đẩy thực hiện Chuyển đổi HTX trong nông nghiệp ở
tỉnh Bắc Ninh?
Hiện nay, chưa có một đề tài nghiên cứu cụ thể nào về tình hình thực hiện
chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 trong nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh.
Từ những vấn đề thực tiễn và được sự giúp đỡ của các thầy, cơ giáo Bộ mơn
Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách, mà trực tiếp là thầy GS.TS. Đỗ Kim Chung,
tôi đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình thực hiện
chuyển đổi hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trong nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh” làm báo cáo Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012
trong nơng nghiệp. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp thực hiện chuyển đổi HTX
theo Luật HTX năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh góp phần phát triển nông
nghiệp, nông thôn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện


chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 trong nơng nghiệp.
- Phân tích tình hình thực hiện chuyển đổi HTX trong nơng nghiệp trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp góp phần thực hiện chuyển đổi HTX trong nông nghiệp
ở tỉnh Bắc Ninh.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là HTX nơng nghiệp, các văn bản chính sách
của nhà nước về thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012, các yếu tố
ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chuyển đổi HTX.
Chủ thể nghiên cứu là Cán bộ HTX nông nghiệp, thành viên, xã viên HTX
nông nghiệp, Cán bộ quản lý nhà nước HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu tình hình thực hiện chuyển đổi HTX

theo Luật HTX năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và tập trung chủ yếu vào
HTX thực hiện theo Luật năm 2003 và Luật HTX năm 2012.
- Phạm vi không gian: Đề tài lựa chọn nghiên cứu HTX nông nghiệp trên địa

bàn tỉnh Bắc Ninh bao gồm: HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX chuyên ngành (trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản...), HTX kinh doanh tổng hợp.
- Phạm vi thời gian: Tổng quan tài liệu sử dụng tài liệu những năm trước từ

năm 2003 đến 2015.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN CHUYỂN ĐỔI HỢP TÁC XÃ THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ
NĂM 2012 TRONG NÔNG NGHIỆP

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Hợp tác xã theo Luật HTX năm 2012
2.1.1.1. Khái niệm Hợp tác xã
Trong luật HTX của nhiều nước cũng như một số tổ chức quốc tế đều có định
nghĩa về HTX. Liên minh HTX quốc tế đã định nghĩa HTX như sau: “HTX là một
tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và
nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hố thơng qua một xí nghiệp
cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Năm 1995 định nghĩa này đã được hoàn thiện:
“HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, cơng
bằng và đồn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã
viên HTX tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm
xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa HTX là sự liên kết của những
người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau
lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao
vào HTX. Phù hợp với nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu
bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh
doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung…(Bộ
kế hoạch đầu tư, 2007).
Theo liên minh HTX quốc tế “HTX là một tổ chức tự trị của những người tự
nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh
tế, xã hội và văn hóa thơng qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ” ”

(Đào Xuân Cần – 2012).
Luật hợp tác xã năm 2003, định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể
do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là thành viên) có nhu cầu, lợi
ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát
huy sức mạnh của tập thể của từng thành viên tham gia hợp tác xã, cùng

4


nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác
xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy
và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật”.
Luật HTX năm 2012, định nghĩa: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng
sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp
tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm
đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình
đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp chính là HTX nơng nghiệp được tn thủ
theo Luật HTX sau quá trình đổi mới là Luật HTX năm 1996, 2003 và 2012.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác rất quan trọng bởi lẽ nông nghiệp phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên, mang tính thời vụ cao do đó hợp tác với nhau tạo ra
sức mạnh, tận dụng được thời gian, vật lực, tài lực. Có nhiều mơ hình tổ chức hợp
tác như: hình thức đổi cơng, vần công, hợp tác xã bậc thấp đến hợp tác xã bậc cao.
Hợp tác xã là sản phẩm của lịch sử, nó ngày càng phát triển phục vụ đắc lực cho sự
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Như vậy, HTX trong nông nghiệp được hiểu là một trong các hình thức cụ thể
của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nơng
dân có cùng nhu cầu và nguyện vọng, tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp nhau

phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ
chức và hoạt động theo các nguyên tắc luật pháp quy định (Luật HTX năm 1996,
2003 và 2012), có tư cách pháp nhân.
HTX nơng nghiệp có những đặc điểm:
Là một tổ chức kinh tế tập hợp đông đảo nông dân, những người thường thiếu
vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ dân trí thấp. Mặt khác, đối tượng sản xuất
của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi cho nên q trình hoạt động khơng những
HTX nơng nghiệp bị chi phối bởi các quy luật kinh tế mà lại còn bị ảnh hưởng bởi
điều kiện tự nhiên. Đây là những đặc điểm có ảnh hưởng nhất định đến kết quả
hoạt động của HTX nông nghiệp mà cán bộ lãnh đạo, quản lý phải quan tâm để có
biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ HTX nông nghiệp phát triển.

5


HTX nơng nghiệp được chia thành 3 loại hình:
HTX nơng nghiệp chuyên ngành: Là tổ chức kinh tế của những thành viên
có sản xuất kinh doanh ở cùng một ngành hàng nông sản thực phẩm như: gạo, rau
xanh, thịt gia súc gia cầm, trứng gia cầm, cá. Nhưng có cùng nhu cầu và nguyện
vọng, tự nguyện hợp tác liên kết để mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế
và đáp ứng tốt hơn nhu cầu và đời sống của thành viên. Hợp tác xã được tổ chức
hoạt động theo luật HTX và có tư cách pháp nhân. Hợp tác xã vừa thực hiện chức
năng dịch vụ “đầu vào” và “đầu ra” cho sản xuất kinh doanh của thành viên vừa tổ
chức sản xuất kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận cho HTX.
HTX nông nghiệp dịch vụ đơn thuần: Là tổ chức kinh tế của những hộ nơng
dân có cùng nhu cầu trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm các lĩnh vực như: trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản. Họ tự nguyện hợp tác, giúp nhau trong sản xuất nông
nghiệp. HTX được tổ chức, hoạt động theo luật HTX và có tư cách pháp nhân.
HTX thực hiện chức năng chủ yếu là thực hiện một số dịch vụ thiết yếu phục vụ
sản xuất nông nghiệp như: dịch vụ tưới tiêu, bảo vệ thực vât, thú y, bảo vệ đồn

điền và cung ứng giống, vật tư.
HTX nông nghiệp dịch vụ và sản xuất kinh doanh tổng hợp: là tổ chức kinh
tế chủ yếu các thành viên bao gồm: thành viên là cá nhân, thành viên là hộ gia
đình, thành viên là pháp nhân. Nhưng có cùng nguyện vọng tự nguyện hợp tác liên
kết với nhau để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tăng thu nhập và
đáp ứng nhu cầu đời sống của mỗi thành viên. HTX được tổ chức và hoạt động
theo luật HTX, có tư cách pháp nhân. HTX vừa thực hiện dịch vụ theo nhu cầu sản
xuất và đời sống thành viên vừa sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của thị trường
nhằm tăng lợi nhuận, tích lũy cho HTX (Liên minh HTX tỉnh Bắc Ninh, 2015).
* Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của HTX theo Luật HTX năm 2012:
- Tự nguyện gia nhập, thành lập HTX
- HTX kết nạp rộng rãi thành viên

Thành viên là cốt lõi, là đối tác, là khách hàng, là thị trường chính của HTX.
Khơng có thành viên: khơng có HTX. Đối với HTX việc phát triển thành viên là
tăng cường nguồn lực (góp vốn), tăng thị trường, bạn hàng (sử dụng dịch vụ, sản
phẩm) đây là nền tảng để HTX phát triển bền vững trong cơ chế thị trường và hội
nhập quốc tế.

6


- Bình đẳng: Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết

ngang nhau khơng phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và
hoạt động của HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt
động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác
theo quy định của điều lệ.
- HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm:


Tự chủ, tự chịu trách nhiệm vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của HTX. Tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về việc tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành,
nghề gì? chất lượng? hiệu quả? mơi trường?... trước pháp luật và trước HTX, trước
các thành viên của mình và cộng đồng xã hội.
- Thành viên HTX có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ

và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của HTX được phân phối chủ yếu theo
mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo
cơng sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm.
- HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, HTX thành

viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX và thơng tin về bản chất, lợi ích
của HTX.
- HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, HTX thành viên

và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương,
vùng, quốc gia và quốc tế.
* Những điểm khác giữa HTX theo Luật HTX năm 2003 và HTX theo Luật

HTX năm 2012
HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2003 và HTX theo Luật HTX năm
2012 đều ra đời trên cơ sở kinh tế hộ nông dân phát triển và nhu cầu của sự hợp tác
trên cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế của hộ. Hộ nông dân được giao quyền sử dụng
ruộng đất lâu dài. Họ là chủ thể kinh doanh độc lập với tài sản riêng của mình trên
ruộng đất được giao. Hộ nông dân là xã viên HTX được hưởng phần lợi nhuận của
HTX theo cổ phần đóng góp và mức độ tham gia hoạt động dịch vụ của HTX;
Trong HTX sở hữu cá nhân và sở hữu tập thể đan xen nhau. Sở hữu cá nhân mang
tính chất cổ phần. Nó khơng bị hịa nhập vào sở hữu tập thể; nó kết hợp cái chung
và cái riêng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ.
HTX nông nghiệp hoạt động theo luật HTX năm 2003 và HTX hoạt động

theo Luật HTX năm 2012 có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:
7


- Khác nhau về mục đích, nội dung và phương pháp hoạt động.
+ Hoạt động HTX nông nghiệp theo Luật 2003 đi vào hoạt động sản xuất

kinh doanh với toàn bộ sản xuất của HTX. Thu nhập của xã viên phần lớn dựa vào
kết quả kinh doanh của HTX. HTX ra đời và hoạt động với mục đích phát triển
kinh tế tập thể, làm cho HTX giàu lên và nâng cao thu nhập của xã viên từ HTX.
Mọi hoạt động của HTX đều dới sự chỉ đạo thống nhất từ một trung tâm điều hành
đó là ban quản trị HTX.
+ HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012 không tham gia sản xuất mà

chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ cho kinh tế hộ phát triển, coi sự phát
triển, hiệu quả và sự giàu lên của kinh tế hộ là chủ yếu. Do đó nó đã chuyển từ
trung tâm điều hành sang trung tâm dịch vụ.
- Khác nhau về cơ chế và bộ máy quản lý điều hành.
+ HTX nơng nghiệp theo Luật HTX năm 2003 có bộ máy quản lý cũng là bộ

máy điều hành (do xã viên bầu ra) tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh lấy kết quả hoạt động của HTX là chủ yếu. HTX được hình thành
khơng bắt buộc cần phương án sản xuất – kinh doanh do vâỵ việc điều hành hoạt
động của HTX mang tinh chất thời điểm và phụ thuộc quan điểm chỉ đạo của ban
quản trị, chủ nhiệm HTX.
+ HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012 địi hỏi có đội ngũ cán bộ và

lao động tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ cho HTX được đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật. Bộ máy quản lý và bộ máy điều hành HTX
riêng biệt, điều hành hoạt động theo cơ chế thị trường, có phương án sản xuất –

kinh doanh khi thành lập HTX, có điều lệ quy định rõ ràng do vậy HTX hoạt động
khách quan hơn, phù hợp với yêu cầu xã hội, thị trường.
- Khác nhau về việc quy định chức năng, nhiệm vụ.
Chức năng, nhiệm vụ của HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2003 chủ
yếu là sản xuất ra sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Các HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012 thì chức năng, nhiệm vụ
đa dạng nhưng chủ yếu là dịch vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của các hộ
nông dân.
So sánh sự khác nhau giữa HTX theo Luật 2003 với HTX theo Luật 2012 thể
hiện thông qua bảng sau:

8


Bảng 2.1. So sánh HTX theo Luật 2003 với HTX theo Luật 2012
Nội dung

1. Định nghĩa

- Tự nguyện
- Dân chủ, bình đẳng
và cơng khai
- Tự chủ, bình đẳng và

2. Ngun tắc

cơng khai
- Cùng có lợi (lợi ích
HTX và xã viên)
- Hợp tác và phát triển

cộng đồng

Bổ sung thêm 2 nguyên tắc:
- HTX và thành viên thực hiện cam kết
hợp đồng dịch vụ; Phân phối thu nhập

chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm,
dịch vụ, cơng sức lao động đóng góp của
thành viên
- Quy mơ địa phương, vùng, quốc gia và
quốc tế (không giới hạn, kết nạp rộng rãi).


3. Thành viên
(xã viên)

4. Cơ cấu tổ
chức

5. Điều lệ,
phương án
sản xuất,
kinh doanh

9


Nội dung

HTX theo Luật 2003


HTX theo Luật 2012

Bổ sung thêm:
Điều 16. Chấm dứt tư cách thành viên khi
không sử dụng bất cứ sản phẩm nào hoặc
dịch vụ nào của HTX trong thời gian liên
tục theo quy định của điều lệ (khơng q
Vốn góp của xã viên 3 năm).
khơng vượt q 30%
tổng số vốn điều lệ
HTX ở mọi thời điểm
Điều 17. góp vốn điều lệ và giấy chứng
nhận vốn góp

6. Vốn góp

- Vốn góp thành viên đối với HTX khơng
vượt q 20% vốn điều lệ HTX; vốn góp
của HTX thành viên không quá giới 30%
vốn điều lệ của liên hiệp HTX.
- Khi góp đủ vốn thành viên HTX, HTX
thành viên, được cấp giấy chứng nhận góp
vốn.
- Điều hành của Ban - Hướng vào làm lợi cho thành viên.
7.

Phương thức
quản lý


Quản trị nhất là Chủ - Quyền biểu quyết bình đẳng giữa các
nhiệmthành viên (mỗi thành viên 1 phiếu)

8. Phân chia lợi
nhuận

Qua so sánh những điều cơ bản của HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm
2003 với HTX theo Luật HTX năm 2012, chúng ta mới thấy được tính ưu việt của
HTX nơng nghiệp theo Luật HTX năm 2012 do có các ràng buộc chặt chẽ hơn. Từ
đó có những quan điểm, cách nghĩ, cách làm, và thực hiện hoạt động kinh doanh
dịch vụ ở HTX nơng nghiệp có hiệu quả hơn.


×