Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu dịch tễ bệnh do bào tử sợi (myxosporea) trên cá chép ở một số tỉnh phía bắc và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 96 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VI THẾ ĐANG

NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ BỆNH DO BÀO TỬ SỢI
(MYXOSPOREA)TRÊN CÁ CHÉP Ở MỘT SỐ
TỈNH PHÍA BẮC VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG TRỊ

Ngành:

Thú y

Mã số:

60.64.01.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Bùi Khánh Linh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi - Vi Thế Đang cam đoan Luận văn của tơi là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các thông tin về số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và
chưa từng được người nào cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được
trích rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Vi Thế Đang

`

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai xây dựng luận văn, tôi đã nhận được
nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, thầy cô giáo để tơi
có thể hồn thành nhiệm vụ của mình.
Trước tiên, tơi xin chân thành cảm ơn Trung tâm chẩn đoán bệnh thủy sản –
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Quang Dương tại phường Đình Bảng, TX Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho tôi tham gia và hồn thành luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Ký sinh trùng, Khoa Thú Y và
các Thầy Cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Các Chi cục Thủy sản/ Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
các huyện Ninh Giang, Nam Sách tỉnh Hải Dương; Phịng Nơng nghiệp và Phát triển
nông thôn các huyện Yên Phong, Tiên Du tỉnh Bắc Ninh; Phòng NN&PTNT các huyện Mỹ
Hào, Văn Giang tỉnh Hưng n; Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn các huyện
Việt Yên, Tân Yên tỉnh Bắc Giang; các hộ nuôi thủy sản thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Bắc
Giang, Hải Dương và Hưng Yên đã giúp đỡ, tạo điều kiện lấy mẫu, theo dõi sức khỏe cá

và cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ xây dựng luận văn.

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc đến thầy cô giáo hướng dẫn:
TS. Bùi Khánh Linh, Trưởng bộ môn Ký sinh trùng khoa Thú y Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn
giúp đỡ, ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập cũng như
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Vi Thế Đang

`

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................................. vi
Danh mục bảng................................................................................................................... vii
Danh mục các hình........................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn................................................................................................................ x

Thesis abstract.................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 2

1.3.

Đóng góp mới của đề tài....................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu................................................................................................ 4
2.1.

Tổng quan về vùng nghiên cứu........................................................................4

2.2.

Khái niệm về dịch tễ học và phương pháp nghiên cứu dịch tễ.........5

2.3.

Tổng quan về đối tượng nghiên cứu..............................................................5

2.3.1. Một số đặc điểm sinh học của cá chép.........................................................5
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở thế giới và Việt Nam
....................................................................................................................................................... 8


2.3.3. Nghiên cứu ký sinh trùng ở cá chép...........................................................13
2.3.4. Nghiên cứu Bào tử sợi ký sinh trên cá ......................................................18
3.1.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.......................................................................26

3.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 26

3.3.

Đặc điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu..............................................26

3.3.1. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................... 26
3.3.2. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................26
3.3.3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 26
3.4.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................... 26

3.4.1. Cá chép nuôi thịt................................................................................................... 26
3.4.2. Các dụng cụ, hóa chất trong phịng thí nghiệm.....................................26
3.5.

`

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................27


iii


3.5.1. Phương pháp điều tra hồi cứu thu thập số liệu và thơng tin về tình hình

nhiễm bệnh............................................................................................................... 28
3.5.2. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu cá chép................................. 28
3.5.4. Phương pháp mổ khám toàn diện cá thương phẩm............................29
3.5.5. Phương pháp làm tiêu bản............................................................................... 29
3.5.6. Phương pháp đo đếm, phân loại ký sinh trùng......................................30
3.5.7. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 31
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận............................................................... 32
4.1.

Kết quả phân loại bào tử sợi ký sinh trên cá chép ni......................32

4.1.1. Thành phần giống lồi Bào tử sợi ký sinh trên cá chép thịt............32
4.1.2. Kết quả phân loại và một số đặc điểm hình thái của các lồi BTS ký sinh

trên cá chép.............................................................................................................. 33
4.2.

Kết quả nghiên cứu tình hình ni trồng thủy sản và dịch tễ bệnh bị tử sợi

trên cá chép ở các vùng nghiên cứu...........................................................46
4.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở các vùng nghiên cứu......................46
4.2.2. Mùa vụ, hình thức ni và tuổi cá bị bệnh do Bào tử sợi.................49
4.2.3. Kết quả kiểm tra Bào tử sợi trên cá chép trong các hệ thống nuôi
.................................................................................................................................................... 49


4.2.4. Kết quả kiểm tra Bào tử sợi ký sinh tại các cơ quan trên cá chép thịt.....54

4.3.

Kết quả nghiên cứu tỷ lệ và cường độ ô nhiễm bào tử sợi (BTS) trên cá

chép thương phẩm tại các địa điểm nghiên cứu.................................... 56
4.3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm BTS trên cá chép thịt tại các vùng nghiên cứu
.................................................................................................................................................... 56

4.3.2. Tổng hợp tỷ lệ và cường độ nhiễm BTS trên cá chép thị tại các địa bàn

nghiên cứu................................................................................................................ 62
4.4.

Xác định nguyên nhân chính và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế

sự nhiễm bào sợi tử cho cá chép nuôi thương phẩm.........................64
4.4.1. Những nguyên nhân chính là gây nhiễm bào tử sợi ...........................64
4.4.2. Một số giải pháp chủ yếu.................................................................................. 64
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................66
5.1.

Kết luận....................................................................................................................... 66

5.1.1. Thành phần loài bảo tử sợi nghiên cứu.....................................................66
5.1.2. Tỷ lệ nhiễm ở các vùng nghiên cứu............................................................. 66
5.1.3. Cường độ nhiễm ở các vùng nghiên cứu.................................................66

`


iv


5.1.4. Tác hại của bào tử sợi đối với cá.................................................................. 67
5.1.5. Kiến nghị các biện pháp phòng bệnh.........................................................67
5.2.

Kiến nghị.................................................................................................................... 68

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 69
Danh mục các cơng trình cơng bố.............................................................................72

`

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

`

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CĐN

Cường độ nhiễm


CĐNTB

Cường độ nhiễm trung bình

DT

Diện tích

HTX

Hợp tác xã

KHV

Kính hiển vi

KST

Ký sinh trùng

M.

Myxobolus

Max

Cao nhất

Min


Thấp nhất

NTTS

Ni trồng thủy sản

TB

Trung bình

Th.

Thelohanellus

TLN

Tỷ lệ nhiễm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tương quan chiều dài và tuổi của cá Chép tại hạ lưu sông Hồng.......7
Bảng 3.1.Số lượng mẫu nghiên cứu.........................................................................28
Bảng 4.1. Kết quả tổng hợp thành phần lồi BTS ký sinh trên cá Chép ni thịt
tại 4 tỉnh nghiên cứu..................................................................................... 32
Bảng 4.2.Diễn biến diện tích NTTS của 4 tỉnh nghiên cứu............................. 46
Bảng 4.3.Diễn biến sản lượng NTTS của 4 tỉnh nghiên cứu.......................... 48
Bảng 4.4.Mùa vụ, hình thức nuôi và tuổi cá bị bệnh do Bào tử sợi...........49
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra Bào tử sợi trên cá chép trong các hệ thống nuôi. . .50

Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra BTS trên cá chép trong các hệ thống nuôi tại tỉnh
Bắc Ninh............................................................................................................. 51
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra BTS trên cá chép trong các hệ thống nuôi tại tỉnh
Bắc Giang.......................................................................................................... 52
Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra BTS trên cá chép trong các hệ thống nuôi tại tỉnh
Hưng Yên........................................................................................................... 53
Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra BTS trên cá chép trong các hệ thống nuôi tại tỉnh Hải
Dương................................................................................................................. 54
Bảng 4.10. Kết quả kiểm tra cơ quan Bào tử sợi ký sinh trên cá chép nuôi.......55
Bảng 4.11. Kết quả nghiên cứu cường độ nhiễm BTS trên cá chép thịt ở Bắc Ninh
.................................................................................................................................................... 57

Bảng 4.12. Kết quả nghiên cứu cường độ nhiễm BTS trên cá chép thịt ở Bắc

Giang 58
Bảng 4.13. Kết quả nghiên cứu cường độ nhiễm BTS trên cá chép thịt ở Hưng

Yên........................................................................................................................ 60
Bảng 4.14. Kết quả nghiên cứu cường độ nhiễm BTS trên cá chép thịtở Hải

Dương................................................................................................................. 61
Bảng 4.15. Kết quả tổng hợp tỷ lệ nhiễm BTS trên cá chép thịt tại các địa điểm

nghiên cứu........................................................................................................ 62
Bảng 4.16. Kết quả tổng hợp cường độ nhiễm BTS trên cá chép thịt tại các địa

điểm nghiên cứu............................................................................................. 63

`


vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.

Sơ đồ cấu tạo c

1960).................
Hình 2.2.

Hình dạng bào t

Hình 2.3.

Cá bị nhiễm bào

Hình 2.4.

Cá chép 5 tháng

Hình 2.5.

Bọc Bào nang củ

Hình 2.6.

Bọc Bào nang c

cận cảnh) .........

Hình 2.7.

Bào nang ký sin

Hình 2.8.

Bào tử sợi Myxo

Hình 3.1.

Sơ đồ tiến hành

Hình 4.1.

Bọc Bào nang củ

Hình 4.2.

Bọc Bào nang củ

Hình 4.3.

Bọc Bào nang

nang/cá) ..........
Hình 4.4.

Hình dạng lồi M

Hình 4.5.


Myxobolus toya

Hình 4.6.

Hình dạng lồi M

Hình 4.7.

Myxobolus koi;

Hình 4.8.

Myxobolus koi;

Hình 4.9.

Hình dạng lồi M

Hình 4.10.

Myxobolus achm

Hình 4.11.

Hình dạng lồi M

Hình 4.12.

Hình dạnh Myxo


Hình 4.13.

Hình dạng lồi M

Hình 4.14.

Myxosporea cyp

Hình 4.15.

Hình dạng lồi M

Hình 4.16.

Myxobolus artu

Hình 4.17.

Hình dạng lồi T

Hình 4.18.

Thelohanellus c

`

viii



Hình 4.19. Thelohanellus catlae; Mẫu tươi............................................................. 43
Hình 4.20. Hình dạng lồi Thelohanellus acuminatus Hà Ký, 1968.............44
Hình 4.21. Thelohanellus acuminatus; Mẫu tươi nhuộm AgNO3................. 44
Hình 4.22. Thelohanellus rohitae, Mẫu soi tươi................................................... 45
Hình 4.23. Thelohanellus rohitae; Mẫu tươi nhuộm AgNO3........................... 45
Hình 4.24. Thelohanellus rohitae – ký sinh trong ruột cá chép (mẫu…)...46

`

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Vi Thế Đang
Tên luận văn: “Nghiên cứu dịch tễ bệnh do bào tử sợi (Myxosporea) trên
cá chép ở một số tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị”.
Ngành: Thú y

Mã số: 60.64.01.01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Mục đích nghiên cứu
Xác định thành phần lồi thích bào tử trùng (bào tử sợi) trên cá
chép ni thương phẩm.
Nghiên cứu tình hình nhiễm bệnh thích bào tử trùng (bào tử sợi)
trên cá chép ở các vùng nghiên cứu.
Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm thích bào tử trùng (bào tử
sợi) trên cá chép thương phẩm tại các địa điểm thu mẫu.
-


Xác định nguyên nhân chính và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế

sự nhiễm thích bào tử trùng (bào tử sợi) cho cá chép nuôi thương phẩm.

Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp điều tra hồi cứu thu thập số liệu và thơng tin về tình hình

nhiễm bệnh thích bào tử trùng (bào tử sợi) trên cá chép tại 4 tỉnh nghiên cứu.

-

Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu cá chép.

-

Phương pháp xử lý mẫu.

-

Phương pháp mổ khám toàn diện cá thương phẩm.

-

Phương pháp làm tiêu bản.

-

Phương pháp đo đếm, phân loại ký sinh trùng.


-

Phương pháp xử lý số liệu.

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Đã xác định được 9 loài bào tử sợi thuộc 2 giống (Myxobolus spp
và Thelohanellus spp) ký sinh ở cá chép thương phẩm tại địa bàn 4 tỉnh
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên và Hải Dương.
-

Đã xác định được 01 loài mới thuộc giống Thelohanellus và Thelohanellus

rohitae. Loài Thelohanellus rohitae đã được một số tài liệu quốc tế công bố như:
Southwell & Prashad, công bố năm 1918. Tuy nhiên các tài liệu trước đây tại Việt Nam

`

x


chưa công bố (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007; Nguyễn Thị Hồng Chiên, 2012; Trần Hải
Thanh, 2014). Đặc biệt loài này xuất hiện ở cả 4 tỉnh nghiên cứu với tỷ lệ rất cao.
-

Tỷ lệ nhiễm bệnh bào tử sợi trên cá chép thương phẩm là rất cao, bào tử sợi đã

có ở khắp các vùng ni. Trong đó lồi Thelohanellus rohitae có tỷ lệ nhiễm cao nhất tại
Hải Dương (42,42 %), tiếp theo là loài Myxobolus toyamai tại Bắc Ninh (35,71%),
Myxobolus artus tại Hưng Yên (30,65%), Thelohanellus catlae tại Bắc Giang (30%),

Myxobolus achmerovi tại Bắc Ninh (28,57%), Myxobolus koi tại Bắc Ninh (25,81%),
Thelohanellus acuminatus tại Bắc Ninh (25%), Myxobulus anisocapsularis tại Bắc Ninh
(18,75%), thấp nhất là Myxobolus cyprini tại Bắc Ninh (10,71%).
-

Cường độ nhiễm bào tử sợi ở các loài đều rất cao, Myxobolus achmerovi cường

độ nhiễm cao nhất (49,5 bào tử/thị trường 10x40); tiếp đến là Thelohanellus rohitae (49
bào tử/thị trường 10x40), Myxobolus achmerovi (48 bào tử/thị trường 10x40),

Myxobulus anisocapsularis (45 bào tử/thị trường 10x40), Myxobolus koi
và Thelohanellus acuminatus (38,5 bào tử/thị trường 10x40); thấp nhất là
Myxobolus cyprini (12 bào tử/thị trường 10x40).
-

Cá chép thương phẩm bị nhiễm bệnh do bào tử sợi không chết ngay

hàng loạt, nhưng gây thiệt hại rất lớn về kinh tế (giai đoạn đầu nhiễm bệnh, cá
vẫn ăn nhưng cá chậm lớn hoặc không lớn; giai đoạn các bào nang phát triển
to, chèn ép các cơ quan nội tạng và lấy dinh dưỡng của cá, làm cho yếu và
chết; thời gian đầu cá chết rải rác, sau đó chết hàng loạt, có thể lên đến 40%).

Các bào tử của bào tử sợi có vỏ bọc tương tự vỏ kitin, do đó với
cường nhiễm cao ký sinh trong mang và ruột của cá, sẽ rất khó để thuốc
tác động tiêu diệt mầm bệnh. Nên rất cần có những nghiên cứu chuyên
sâu tiếp theo để có giải pháp phịng và trị bệnh hiệu quả.

`

xi



THESIS ABSTRACT
Author name: Vi The Dang
Thesis title: “Epidemiological study of Myxosporea spores on carps in
some Northern provinces and preventive measures”.
Major: Veterinary

Code: 60.64.01.01

Institution: Viet Nam Academy of Agriculture
Research purposes
-

Identification of species of spores (spore fiber) on commercial carps.

-

Study on then of spores (spore fiber) on carps in the study areas.

Study on the rate and infection intensity of spore (spore fiber) on
commercial carps at sampling sites.
Determining the main reasons and proposing main solutions for
limitation of spore infection (spore fiber) on commercial carps.
Research methods
-

Methods of retrospective investigation and collection of data and information on

the infection status of spores (spore fiber) on carps in the 4 study provinces.


-

Methods of collecting and preserving carp samples.

-

Methods of sample handling.

-

Methods of comprehensive examination of commercial carp.

-

Methods of specimen making.

-

Methods of measuring and classifying parasites.

-

Methods of data handling.

Main results and conclusions
Identifying 9 spore fiber species of 2 strains (Myxobolus spp and
Thelohanellus spp) parasitizing on commercial carps in the 4 provinces
of Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên and Hải Dương.
-


Identifying 01 new species of Thelohanellus and Thelohanellus rohitae.

Thelohanellus rohitae has been published by several international documents
such as Southwell & Prashad, published in 1918. However, it has not been
published in previous documents in Vietnam (Ha Ky and Bui Quang Te, 2007;
Nguyen Thi Hong Chien, 2012; Tran Hai Thanh, 2014). Especially, this speciees
appears in all 4 study provinces with a very high rate.

`

xii


-

The infection rate of spore fiber on commercial carps is high, spores appear

in all culture areas. Of which, Thelohanellus rohitae is highest infected in Hải
Dương (42,42 %), followed by Myxobolus toyamai in Bắc Ninh (35,71%), Myxobolus
artus in Hưng Yên (30,65%), Thelohanellus catlae in Bắc Giang (30%), Myxobolus
achmerovi in Bắc Ninh (28,57%), Myxobolus koi in Bắc Ninh (25,81%),
Thelohanellus acuminatus in Bắc Ninh (25%), Myxobulus anisocapsularis in Bắc
Ninh (18,75%), the lowest is Myxobolus cyprini in Bắc Ninh (10,71%).
-

Infection intensity of spores is very high in all speries, Myxobolus achmerovi

has the highest intensity (49,5 spores/specimen at 10x40 magnification); followed
by Thelohanellus rohitae (49 spores/specimen at 10x40 magnification), Myxobolus

achmerovi

(48

spores/specimen

at

10x40

magnification),

Myxobulus

anisocapsularis (45 spores/specimen at 10x40 magnification), Myxobolus koi and
Thelohanellus acuminatus (38,5 spores/specimen at 10x40 magnification); the
lowest is Myxobolus cyprini (12 spores/specimen at 10x40 magnification).

-

Commercial carps infected with spore fiber do not die in bulk, but cause

great economic losses (at the early stage of infection, fish are still eating but
slowly growing or even do not grow; when the cysts grow big, squeezing the
internal organs and taking nutrients from fish, fish are weak and dying; at first
fish die scatteredly, then die in bulk, can be up to 40%).

The spores of spore fiber have the same cover of chitin, therefore
with a high infection intensity and parasitizing in fish gill and gut, it is
difficult for drugs to kill the germ. The next in-depth studies for effective

prevention and curative solution are very important.

`

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, ngành thủy sản liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao
về sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết
ngành thủy sản năm 2016 của Tổng cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản cả
nước ước đạt hơn 6,7 triệu tấn tăng 2,1% so với năm 2015. Trong đó, sản
lượng khai thác gần 3,1 triệu tấn (tăng 2,3% so với năm 2015), sản lượng nuôi
trồng trên 3,6 triệu tấn (tăng 2% so với năm 2015). Kim ngạch xuất khẩu thủy
sản ước đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2015. Việt Nam
đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu thủy sản (sau Trung Quốc và Ấn Độ).
Bên cạnh những thành tựu to lớn ngành thủy sản đã đạt được, thì cũng
có khơng ít những khó khăn đã và đang xảy ra đối với ngành thủy sản, đặc biệt
trong nuôi trồng thủy sản. Trong thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước, đặc biệt từ
năm 2000 đến nay, các ngành công nghiệp của nước ta phát triển nhanh, kéo
theo sự gia tăng các khu dân cư tập trung và hoạt động dịch vụ nhà hàng, bệnh
viện… đã thải ra môi trường lượng chất thải độc hại rất lớn. Mặt khác, hoạt
động chăn nuôi, trồng trọt và nuôi, trồng thủy sản cũng trực tiếp thải ra chất
thải làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản. Ngồi các vấn
đề về mơi trường, bệnh dịch ảnh hưởng đến ni trồng thủy sản, thì hiện nay,
người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe và cao hơn về chất lượng sản
phẩm, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và thương hiệu. Vấn đề an tồn
thực phẩm ln được đặt ra trước những hiểm họa khôn lường xuất phát từ
việc sử dụng thực phẩm không an toàn về sinh học như thực phẩm bị nhiễm

khuẩn, nhiễm ký sinh trùng…, thực phẩm chứa hormon, kháng sinh tồn dư.
Trong nuôi trồng thủy sản của Việt Nam hiện nay, bên cạnh các đối tượng
nuôi chủ lực (tôm nước lợ, cá tra) phục vụ xuất khẩu, thì các đối tượng nuôi
nước ngọt truyền thống (trắm, trôi, mè, chép, rô phi) đóng góp vai trị quan
trọng phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng nội địa. Các đối tượng thuỷ sản
nuôi nước ngọt tương đối đa dạng, phù hợp với phổ thức ăn khác nhau, nhằm
tận dụng hết nguồn dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn của thuỷ vực bằng cách
nuôi ghép. Tổng diện tích ni cá nước ngọt truyền thống của cả nước năm
2016 là 235.500 ha đạt sản lượng 480.500 tấn, trong đó vùng Đồng bằng sơng
Hồng có diện tích ni lớn nhất khoảng gần 90.000 ha đạt sản lượng

`

1


280.000 tấn (Tổng cục Thủy sản, 2016). Trong các loài cá ni ghép truyền
thống, cá chép là lồi cá có chất lượng thịt thơm, ngon được nhiều người
tiêu dùng lựa chọn trong chế biến nhiều món ăn. Cá chép được ương, nuôi
quanh năm trong nhiều hệ thống nuôi và trong tự nhiên.
Thực tế hiện nay, trong quá trình ương và nuôi cá chép đã và đang bị nhiễm
các loại ký sinh trùng, làm cho cá chép chậm lớn và nhiều trường hợp cá bị chết
hàng loạt. Bên cạnh đó, cá chép bị nhiễm ấu trùng sán có nguy cơ truyền lây sang
người khi sử dụng thực phẩm không được nấu đủ nhiệt, thì bệnh do ấu trùng và
bào nang của Bào tử sợi (Myxobolus sp) đang gây ra những thiệt hại rất lớn cho
người nuôi cá chép hiện nay ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt đang gây thiệt hại rất lớn
tại các vùng nuôi các huyện Thanh Miện, Ninh Giang tỉnh Hải Dương; các huyện
Thường Tín, Phú Xuyên TP Hà Nội (Kim Văn Vạn, 2014); các huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ
tỉnh Hưng Yên; các huyện Yên Phong, Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, nhưng hiện nay chưa
có biện pháp xử lý hiệu quả, đồng thời chưa có nghiên cứu để đánh giá mức độ

gây thiệt hại cho cá chép nuôi.

Cá chép đối tượng nuôi chủ lực trong nuôi trồng thủy sản, là một đối
tượng có giá trị kinh tế, dinh dưỡng cao được người tiêu dùng ưu chuộng.
Cá chép được nuôi phổ biến ở các vùng nước ngọt Việt Nam. Nhưng trong
q trình ni cá chép cịn gặp nhiều rủi ro do bệnh tật, trong đó có bệnh ký
sinh trùng. Nghiên cứu ký sinh trùng ở cá chép rất phong phú, có nhiều
cơng trình của các tác giả, đến này đã nghiên cứu được 64 loài ký sinh
trùng, đã xác định được 12 lồi bào tử sợi, trong đó có 7 loài do giống
Myxobolus spp và 5 loài do giống Thelohanellus spp. Nhưng nghiên cứu
dịch tễ bệnh do bào tử sợi gây nguy hiểm cho cá chép chưa nhiều.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu dịch tễ bệnh do Bào tử sợi (Myxosporea) trên cá chép ở một
số tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị” bước đầu nắm được tình hình dịch
tễ của bệnh, các giai đoạn phát triển của bệnh Bào tử sợi (Myxosporea),
phân loại các loài Bào tử sợi (cịn gọi là thích bào tử trùng) và đề xuất các
biện pháp phòng trị trên cá chép để có khuyến cáo cho người ni.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thành phần giống lồi thích bào tử trùng ký sinh trên cá chép;
Mức độ nhiễm bào tử sợi trên cá Chép thịt tại các địa điểm thu mẫu;

`

2


Kết quả nghiên cứu tình hình ni trồng thủy sản và dịch tễ bệnh
bào tử sợi trên cá chép ở các vùng nghiên cứu;
Xác định nguyên nhân chính và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm

hạn chế sự nhiễm thích bào tử trùng cho cá chép ni.
1.3. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đã xác định phân loại bào tử sợi Thelohanellus rohitae ký trong
ruột và xoang cơ thể cá chép thương phẩm gây bệnh khá nguy hiểm
cho cá chép nuôi thương phẩm ở 4 tỉnh đồng bằng sông Hông: Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và Hưng Yên.

`

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chia sản xuất thủy sản
của Việt Nam thành 3 vùng miền (miền Bắc, miền Trung, miền Nam).
Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh và thành phố: Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải
Phịng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình với tổng số dân trên 20 triệu
người và chiếm tới 22,8% tổng dân số toàn quốc. Vùng Đồng bằng sơng
Hồng có tổng diện tích là 16.700 km2, diện tích Ni trồng Thuỷ sản năm
2016 là 145.000 ha, sản lượng thuỷ sản đạt 456.000 tấn trong đó diện tích
ni trồng thuỷ sản nước ngọt là 90.500 ha đạt sản lượng 295.000 tấn.
Trong vùng hứng chịu khí hậu nhiệt đới, gió mùa với 4 mùa: xn, hạ,
thu và đơng rõ rệt. Mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4, mùa hè từ
tháng 5 đến tháng 8, mùa thu từ tháng 9 - 11 và mùa đông từ tháng 12 đến
tháng 2 năm sau. Trong năm thường nóng nhất vào tháng 7, mưa nhiều vào
tháng 7 - 8 và lạnh nhất vào cuối tháng 12 đến tháng 1, khoảng 70 - 85% lưu
lượng nước tập trung vào mùa mưa. Tổng lưu lượng nước tập trung chủ
yếu ở hai hệ thống sơng chính là hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình,

hàng năm đổ ra biển khoảng 122 tỷ m3 nước và mang theo 120 triệu tấn phù
sa. Các yếu tố thời tiết, chế độ thuỷ văn có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động Nuôi trồng Thuỷ sản: mùa vụ sản xuất cá giống ở khu vực Đồng bằng
sông Hồng thường tập trung vào mùa xuân, ương nuôi cá giống tập trung
cuối xuân, đầu hè. Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản trong giai đoạn
2005 - 2010 vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 7,8% và chủ yếu phục vụ tiêu
thụ nội địa, hiệu quả sử dụng đất cho Nuôi trồng Thuỷ sản cao gấp 2 lần
trong nông nghiệp nên nhiều vùng đã chuyển đổi đất nông nghiệp hiệu quả
sản xuất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản (Tổng cục Thủy sản, 2011).

Trong phạm vi của đề tài, lựa chọn 4 tỉnh gồm: Bắc Ninh, Bắc
Giang, Hưng Yên và Hải Dương để lấy mẫu và nghiên cứu dịch tễ học
bệnh do Bào tử sợi gây ra trên cá chép, vì 4 tỉnh nêu trên là các tỉnh
có diện tích và sản lượng nuôi cá chép lớn so với các tỉnh khác và
được báo cáo bệnh xảy ra nhiều hơn trên cá chép.

`

4


2.2. KHÁI NIỆM VỀ DỊCH TỄ HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
DỊCH TỄ
Dịch tễ học là một môn khoa học có từ lâu đời, người đặt nền móng đầu tiên
cho mơn khoa học này là tác giả Hipocrat, ơng có quan niệm “Sự phát triển bệnh tật
của con người và động vật có liên quan đến những yếu tố của mơi trường bên
ngồi”. Từ lâu con người đã biết phịng chống bệnh tật cho mình và cho động vật,
cho đến những năm 40-50 của thế kỷ 19, John Snow đưa ra giả thuyết về một yếu tố
bên ngồi có liên quan chặt chẽ đối với một bệnh, ông là người đầu tiên, là cha đẻ
của ngành dịch tễ học đã nêu đầy đủ các thành phần của dịch tễ học và có quan

niệm đúng đắn về dịch tễ học. Cho đến nay đã cho thấy vai trò của việc nghiên cứu
dịch tễ học là cơ sở cho cơng tác phịng trừ dịch bệnh và khái niệm về dịch tễ học
được hiểu là một khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc chết đối với
các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó.
Trong nghiên cứu dịch tễ học có nhiều phương pháp như: Dịch tễ học mô tả;
Dịch tễ học phân tích; Dịch tễ học can thiệp; Dịch tễ học thực nghiệm; Kinh tế dịch
tễ học và Dịch tễ học lý thuyết khái quát. Nhưng nghiên cứu dịch tễ học Bào tử sợi
truyền lây qua cá chép chúng tôi hướng đến phương pháp mô tả về mùa vụ trong
năm, giai đoạn sinh trưởng, trong các hình thức ni; tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm
Thích bào tử trùng/ Bào tử sợi trên cá chép nuôi ở các giai đoạn sinh trưởng.

2.3. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Một số đặc điểm sinh học của cá chép
2.3.1.1. Vị trí phân loại
Thành phần loài trong họ cá chép ở nước ta rất phong phú, đa dạng và
độc đáo, rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa. Cho tới nay họ cá chép ở
nước ta có 306 lồi, 9 phân lồi thuộc 103 giống và 11 phân họ (chiếm 38,5%)
số loài cá nước ngọt của Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).
Theo tài liệu phân loại của FAO (2004), cá chép thuộc hệ thống phân loại sau:

Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyprinus
Loài: Cyprinus carpio Linnaeus, 1758

`

5



2.3.1.2. Đặc điểm về hình thái của cá Chép
Cá chép có hình dạng cơ thể hình thoi, mình dây, dẹp bên, bụng khá trịn. Viền
lưng cong, thn hơn viền bụng. Đầu cá thuôn, cân đối. mõm tù. Chiều dài cơ thể
gấp 2,8 - 3,5 lần chiều cao và 3,4 – 4,3 chiều dài đầu. Mầu từ phía trước vây lưng
hơi xẫm. Cá Chép có hai đơi râu: Râu mõm ngắn hơn đường kính mắt, râu góc hàm
bằng hoặc lớn hơn đường kính mắt. Mắt vừa phải ở hai bên, thiên về phía trên của
đầu. Khoảng cách hai mắt rộng và lồi. Miệng ở mút mõm, hướng ra phía trước, hình
cung khá rộng; rạch miệng chưa tới viền trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm
trên. Môi dưới phát triển hơn môi trên. Màng mang rộng gắn liền với eo. Lược
mang ngắn, thưa. Răng hầu phía trong là răng cấm, mặt nghiền có vân rãnh rõ.

Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm vây bụng, gần mõm hơn tới
gốc vây đuôi, gốc vây lưng dài, viền sau hơi lõm, tia đơn cuối là gai cứng
rắn chắc và phía sau có răng cưa. Vây ngực, vây bụng và vây hậu môn ngắn
chưa tới các gốc vây sau nó. Vây hậu mơn viền sau lõm, tia đơn cuối hóa
xương rắn chắc và phía sau có răng cưa. Hậu mơn ở sát gốc vây hậu môn.
Vây đuôi phân thùy sâu, hai thùy hơi dầy và tương đối bằng nhau.
Vẩy trịn lớn. Đường bên hồn tồn, chạy thẳng giữa thân và cuống đi.
Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài. Lưng xanh đen, hai bên thân phía dưới
đường bên vàng xám, bụng trắng bạc. Gốc vây lưng và vây đuôi hơi đen. Vây
đuôi và vây hậu môn đỏ da cam (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).

2.3.1.3. Đặc điểm phân bố của cá chép
Trên thế giới cá chép phân bố rộng khắp các vùng trên toàn thế
giới trừ Nam Mỹ, Tây Bắc Mỹ, Madagasca và châu Úc. Chúng sống
được trong các thủy vực nước ngọt.



Việt Nam cá chép phân bố rộng trong sơng ngịi, ao, hồ ruộng ở hầu hết

các tỉnh, thành phố phía Bắc của nước ta. Giới hạn tự nhiên của cá này về phía
Nam là sơng Ba Nam Trung Bộ (Nguyễn Hữu Thọ và Đỗ Đoàn Hiệp, 2004). Hiện nay
do việc di chuyển và thuần hóa nên chúng phát tán nhiều nơi ở các vực nước tự
nhiên trong miền Nam. Cá có nhiều dạng như: cá chép trắng, chép vảy, chép hồng,
chép đỏ, chép lưng gù, chép thân cao, chép Bắc Kạn … nhưng loại nuôi phổ biến là
chép vảy, hay còn gọi là chép trắng. Từ năm 1972 đến nay, nước ta đã nhập thêm
các loại cá chép kính, chép trần, chép vảy từ các nước Hungari, Indonesia, Pháp
cho lai tạo với cá chép Việt (Nguyễn Duy Khoát, 2005).

`

6


2.3.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng và tập tính sống của cá chép
Cá chép sống ở đáy ở các thủy vực nước ngọt, nơi có nhiều mùn bã hữu cơ,
thức ăn đáy và cỏ nước; rất hiếm khi cá chép bơi lên tầng mặt. Cá chép ăn tạp,
thiên về ăn động vật không xương sống ở đáy. Thức ăn của cá khá đa dạng như
mảnh vụn thực vật, rễ cây, các loài giáp xác (Copeporda, Decaporda, Gatstropoda),
ấu trùng muỗi, ấu trùng cơn trùng, thân mềm. Tùy theo kích cỡ cá và mùa vụ dinh
dưỡng mà thành phần thức ăn có sự thay đổi nhất định. Ngoài thức ăn tự nhiên
trong thủy vực thì cá cịn sử dụng tốt các thức ăn bổ sung như phụ phẩm nông
nghiệp và thức ăn công nghiệp như: khơ dầu, cám gạo, mì, bột ngũ cốc, nhộng tằm,
bột đậu nành....(Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).

2.3.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Cá chép là lồi có kích cỡ trung bình, lớn nhất có thể đạt tới 15 - 20 kg.
Tốc độ tăng trưởng giảm dần theo chiều dài nhưng lại tăng dần theo khối

lượng (Mai Đình Yên, 1983); cá chép lớn nhanh về chiều dài năm thứ nhất
và năm thứ hai nhưng trọng lượng tăng nhanh nhất vào năm thứ ba và thứ
tư. Tốc độ tăng trưởng của cá chép phụ thuộc vào rất nhiều mật độ và khả
năng cung cấp thức ăn. Thông thường cá cái lớn nhanh hơn cá đực. Cá có
thể sống được trong điều kiện khó khăn khắc nghiệt, chịu đựng được nhiệt
0

0

độ từ 0-40 C, thích hợp ở 20-27 C. Cá chịu đựng hàm lượng oxy hòa tan tối
thiểu trong nước là 2mg/l, pH khoảng 4 – 9 . Là loại cá sống trong vùng
nước ngọt, tuy nhiên chúng có thể sống trong nước lợ có độ mặn dưới
1,2%. Lồi cá chép nuôi phổ biến hiện nay là cá chọn giống VI, chúng có tốc
độ tăng trưởng cao gấp 1,5 -3,0 lần so với cá chép trắng Việt Nam thuần với
cùng điều kiện nuôi (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001).

Tương quan chiều dài và tuổi cá được thể hiện trong bảng 2.1
Bảng 2.1. Tương quan chiều dài và tuổi của cá Chép tại hạ lưu sông Hồng

`

7


2.3.1.6. Đặc điểm sinh sản của cá chép
Sinh sản của cá chép rất khác so với cá mè, cá trôi, cá trắm. Nó có thể
tự đẻ trứng trong ao, hồ, sông. Ở các vĩ độ khác nhau tuổi thành thục của
cá cũng khác nhau; ở những vùng vĩ độ thấp cá thường thành thục sớm
0


0

hơn. Nhiệt độ thuận lợi cho cá đẻ trứng từ 18-22 C và tối thiểu 14-18 C.
+

Cá chép thành thục ở tuổi 1 tuổi. Sức sinh sản của cá lớn, khoảng
150.000-200.000 trứng/kg cá cái, chúng có thể sinh sản nhiều lần trong năm.
Mùa vụ sinh sản kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu tập trung nhất vào các tháng
xuân - hè khoảng tháng 3-6 và mùa thu khoảng tháng 8-9. Trứng cá chép là loại
trứng dính; có hình cầu, hơi vàng đục, đường kính trứng 1,2 - 1,8mm. Vì vậy,
khi đẻ cá chép thường tìm những nơi có nhiều rong cỏ thủy sinh , hoặc các
thực vật nổi (bèo lục bình) để đẻ trứng. Ở các sông, cá thường di cư vào các
bãi ven sông, vùng nhiều cỏ nước. Cá thường đẻ nhiều vào ban đêm, nhất là từ
nửa đêm đến lúc mặt trời mọc hoặc đẻ nhiều sau các cơn mưa rào, nước mát.
0

Nhiệt độ thích hợp từ 20 – 22 C (Nguyễn Hữu Thọ và Đỗ Đồn Hiệp, 2004).

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở thế giới và Việt Nam

2.3.2.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới
Nghiên cứu về ký sinh trùng của cá bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, các nhóm giun
chính ký sinh trên cá như: Monogenea, Cestoidea, Digennea, Nematoda,
Acanthocephala đều đã được mô tả. Nhưng phải đến năm 1929, khi mà nhà ký sinh
trùng học người Nga – Dogiel (1882 – 1956) đưa ra “Phương pháp nghiên cứu về ký
sinh trùng trên cá” thì hàng loạt các cơng trình nghiên cứu ở cá đã được thực hiện.
Viện sỹ Bychowsky và cộng sự năm 1962 trong cuốn sách “Bảng phân loại
KST của cá nước ngọt ở Liên Xơ”, mơ tả 1211 lồi KST của khu hệ cá nước ngọt

ở Liên Xô. Tiếp tục năm 1984, 1985 và năm 1987 cơng trình nghiên cứu khu

hệ KST cá nước ngọt Liên Xô đã xuất bản làm hai phần gồm ba tập. Cơng
trình đã mơ tả gồm hơn 2000 loài KST của 233 loài cá thuộc 25 họ cá nước
ngọt của Liên Xơ. Có thể nói Liên Xơ cũ là nước có rất nhiều nhà khoa học
nghiên cứu KST ở cá sớm nhất, toàn diện nhất và đồ sộ nhất.

Năm 1973, Chen chil – leu là chủ biên cuốn sách KST cá nước ngọt
ở Hồ Bắc, Trung Quốc, điều tra 50 loài cá nước ngọt và phân loại được
375 lồi KST, trong đó Protozoa có 159 loài, Monogenea 116 loài,
Cestoidea 10 loài, Trematoda 33 loài, Nematoda 21 loài, Acanthocephala
7 loài, Hirudinea 2 loài, Mollussca 1 loài, Crustacea 26 loài.

`

8


Theo Muller and Anders (1986), có khoảng 10.000 lồi KST sống ký
sinh gây bệnh ở cá nước ngọt, nước lợ và nước biển. Trong đó, 17%
thuộc lớp sán lá song chủ (Digenea) và 15% thuộc lớp sán lá đơn chủ
(Monogenea). Các ký sinh trùng ngoại ký sinh ở cá có khoảng 4200 lồi,
trong đó bao gồm Monogenea 1500 lồi, giáp xác ký sinh (Crustacea)
gồm 2590 loài, lớp đỉa ký sinh (Hirudinea) gồm 100 lồi, số cịn lại thuộc
ký sinh trùng ngoại ký sinh Protozoa gồm 1570 loài.


Nhật Bản, Nagasawa et al. (1997), tổng kết các cơng trình nghiên cứu ký

sinh trùng trên cá nước ngọt ở Hokkaido – Nhật Bản và đã xác định được 96 loài ký
sinh trùng bao gồm Protozoa 21 loài; Monogenea 11 loài; Trematoda 22 loài;
Cestoda 10 loài; Nematoda 15 loài; Acanthocephala 7 loài; Mollusca 2 loài;

Copepoda 6 loài; Branchiura 1 loài; Isopoda 1 loài và 38 loài chưa xác định đến loài.
Năm 1992, Lom and Dykova (1992), trong cuốn sách “ Ký sinh trùng đơn bào
(Protozoa) của cá”. Họ cho biết xấp xỉ 2420 loài KST đơn bào ở cá đã được cơng
bố. Nhiều lồi gây nguy hiểm cho cá nuôi ở nước ngọt và nước mặn. Cuốn sách đã
giới thiệu phương pháp nghiên cứu và hệ thống phân loại của 7 ngành KST đơn
bào ở cá gồm: ngành Mastigophora, ngành Opalinata, ngành Amoebae, ngành
Apicomlexa, ngành Mycrospora, ngành Myxozoa và ngành Ciliphora.



châu Mỹ, Hoffman (1999), đã tổng kết các cơng trình nghiên cứu ký sinh

trùng cá nước ngọt ở Bắc Mỹ trên 426 loài cá xác định được 19 ngành thuộc 4
giới: sinh vật nhân nguyên thủy, động vật nguyên sinh, nấm, động vật đa bào.

Các nhà KST học ở các nước Đông Nam Á đã có một số nghiên
cứu về KST ký sinh ở cá biển ni. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa
tồn diện thường đi sâu vào từng nhóm ký sinh trùng như các loài sán
lá song chủ (Digenea), được nghiên cứu nhiều ở Philippine. Trong khi
đó, các lồi sán lá đơn chủ lại được nghiên cứu nhiều ở Malaysia.
Tại Thái Lan có cơng trình nghiên cứu đầu tiên về bệnh cá nuôi của C.B
Wilson, 1926-1927 thông báo về hiện tượng rận cá thuộc Argulus ký sinh trên
cá nước ngọt ở Thái Lan và đến năm 1928 cũng tác giả này lại miêu tả về bệnh
lý trên cá trê Thái Lan có một loài thuộc giống Caligus ký sinh. Cho đến nay
khu hệ ký sinh trùng cá nước ngọt ngày càng được chú ý. Qua tổng kết, một số
nguyên sinh động vật, sán lá đơn chủ là tác nhân gây bệnh ký sinh trùng như:
Chilodonella, Trichodina, Heneguya, Dactylogyrus, Gyrodactylus…theo

`


9


Tonguthai (1992), các nhà khoa học Thái Lan không chỉ dừng lại ở đó mà
cịn đi sâu nghiên cứu một số bệnh ký sinh trùng như bệnh:
Opisthorchosis do Opisthorchis viverini ký sinh trong gan. Không
những thế, khu hệ ký sinh trùng cá Thái Lan ngày càng phong phú bổ
sung cá ký sinh trùng cá nước mặn. Năm 1981, L. Ruangpan đã viết sách
đầu tiên về ký sinh trùng ký sinh ở cá biển dọc theo bờ biển Thái Lan.


Indonesia, Louis Bovien (1926,1927,1933) đã nghiên cứu sán dây, sán lá

song chủ và giun đầu gai trên cá nước ngọt ở Java, ông đã mô tả một giống
mới và một loài mới đó là Djombangia penetrans tìm thấy trên cá trê trắng
(Clarias batrachus); Isoparorchis eurytremum ở cá Wallago attu. Nhà khoa học
người Đức là Alfred L. Buschkiel (1923, 1935) đã nghiên cứu ký sinh trùng đơn
bào (Ichthyophtyrius multifiliis) trên một số loài cá nước ngọt ở


Philippin từ năm 1947, Tubangui đã công bố về kết quả nghiên cứu một

số loài mới thuộc sán lá đơn chủ (Monogenea), sán lá song chủ (Trematoda),
giun tròn (Nematoda), sán lá song chủ (Digenea) và giun đầu móc
(Acanthocephala). Năm 1975, Velasquez xuất bản cuốn sách về sán lá song chủ

ở cá Philippin đây là một tài liệu có giá trị.
Arthur and Lumanlan-Mayo (1997), đã điều tra và xác định được 201
loài ký sinh trùng ở 172 loài cá gồm: 1 loài thuộc Apicomplex; 16 loài thuộc
Ciliophora; 2 loài thuộc Mastigophora; 1 loài thuộc Microphora; 9 loài thuộc

Myxozoa; 90 loài thuộc Digenea; 22 loài thuộc Monogenea; 6 loài thuộc
Cestoidea; 20 loài thuộc Nematoda; 5 loài thuộc Acanthocephala; 2 loài
thuộc Branchiyra; 21 loài thuộc Copepoda và 5 loài thuộc Isopoda.

2.3.2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tại Việt Nam là
nhà ký sinh trùng học người Pháp, bác sỹ Albert Billet (1856 – 1915).
Ông đã mơ tả một lồi sán lá song chủ mới Distomum hypselobagri
(1898) ký sinh trong bóng hơi cá Nheo ở Việt Nam.
Chevey and Lemasson (1937), đã nghiên cứu sự ký sinh của trùng mỏ neo
Lernaea carassii, 1933 (syn. của L.cyprinacea Line, 1758) trên cá chép nuôi.
Trước năm 1960, lĩnh vực bệnh học Thủy sản ở Việt Nam hầu như chưa được
quan tâm. Nhóm đề tài nghiên cứu bệnh học thủy sản được hình thành đầu tiên tại
trạm nghiên cứu cá nước ngọt ở Đình Bảng 1960, là Viện Nghiên cứu

`

10


Nuôi trồng Thủy sản I hiện nay. Đến nay do thực tế sản xuất các phòng nghiên cứu
bệnh ở động vật thủy sản được xây dựng ở nhiều nơi: Viện Ni trồng thủy sản
(NTTS) II (TP.Hồ Chí Minh) và III (Nha Trang – Khánh Hòa), tại các trường đào tạo có
ngành đào tạo NTTS như: trường Đại học thủy sản Nha Trang, trường Đại học Cần
Thơ, trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đều có các phịng nghiên cứu về
bệnh học thủy sản. Ngoài ra, tại các địa phương có nghề ni trồng thủy sản phát
triển đều có các trạm kiểm dịch giúp nơng dân phát hiện và phịng chống dịch bệnh
trong ni trồng thủy sản (Đỗ Thị Hịa và ctv, 2004).

Đến năm 1961-1976, P.G.Mamaev, U.L.Paruchin nghiên cứu ký sinh trùng


ở hơn 60 loài cá nước ngọt của vịnh Bắc Bộ, đã công bố hơn 20 bài báo cáo
trong tạp chí và sách tham khảo. Các tác giả đã xác định được 190 lồi giun
ký sinh, trong đó đã mơ tả 9 giống và 37 lồi mới đối với khoa học.


Việt Nam các cơng trình nghiên cứu về sán ở cá nước ngọt mới chỉ bắt

đầu từ những năm 1960 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 ở các tỉnh miền Trung,
Tây Nguyên, ĐBSCL. Tác giả Hà Ký là nhà ký sinh trùng (KST) học đầu tiên ở
Việt Nam nghiên cứu khu hệ KST một số loài sán. Trong giai đoạn 1960 - 1968,
ông đã nghiên cứu trên 16 loài cá nước ngọt ở miền Bắc - Việt Nam. Tiếp nối
kết quả nghiên cứu này là sự đóng góp lớn của Bùi Quang Tề, nghiên cứu KST
và bệnh KST của 6 loại hình cá chép ni và một số loài cá nước ngọt khác ở
đồng bằng Bắc Bộ. Ở miền Trung, Hà Ký đã điều tra sán cá nước ngọt ở Tây
Nguyên. Giai đoạn 1981 - 1985 công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Muội, Đỗ
Thị Hồ về KST cá nước ngọt ở miền Trung đã phát hiện được một số loại Bào
tử sợi ký sinh (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007).



miền Nam, Bùi Quang Tề đã điều tra, nghiên cứu KST 41 loài

cá nước ngọt ở vùng ĐBSCL và biện pháp phòng trị bệnh do chúng
gây ra. Kết quả xác định được 161 loài, 77 giống, 51 họ thuộc 16 lớp.
Nhiều nhất là lớp sán lá đơn chủ (Monogenea) gặp 50 loài nhưng Bào
tử sợi song chủ (Trematoda) chỉ gặp 16 loài (Bùi Quang Tề, 2001).
Theo tổng kết của Bùi Quang Tề, thành phần giống loài sán cá nước ngọt
của Việt Nam rất phong phú. Nhiều nhất là sán lá đơn chủ (Monogenea) gặp 103
loài, 17 giống, 6 họ, chiếm 28,14% tổng số ký sinh trùng đã phát hiện được. Lớp

Bào tử sợi song chủ (Trematoda) gặp 45 loài, 31 giống, 19 họ, chiếm 12,30%
tổng số loài ký sinh trùng đã phát hiện (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007).

`

11


×