Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.51 KB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN HỮU ĐẶNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ
KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG
TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Phương Thụy
\

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tơi xin cam đoan rằng trong q trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi
luôn chấp hành đúng các quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày..… tháng..… năm 2017



Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đặng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp
đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể đã giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo của Học viện nông nghiệp Việt
Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và môi
trường đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo TS. Vũ Thị Phương Thụy, người
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và hết lòng tận tụy với học sinh, đóng
góp ý kiến cụ thể cho kết quả cuối cùng để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Nơng nghiệp và
PTNT TP Hà Nội, UBND, Phịng Nơng nghiệp, Phịng Thống kê, Phịng
Tài ngun Mơi trường huyện Phú Xun, UBND các xã Hồng Thái, Đại
Thắng, Nam Triều và các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp tại địa phương.
Cuối cùng xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp và những người thân đã là điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi
trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Hữu Đặng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................................... 1i
Lời cảm ơn............................................................................................................................. ii
Mục lục.................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................... vi
Danh mục bảng.................................................................................................................. vii
Danh mục hình.................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn............................................................................................................... x
Thesis abstract.................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu.................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................2

1.2.1.

Mục tiêu chung..................................................................................................... 2

1.2.2.


Mục tiêu cụ thể..................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn.............................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận......................................................................................................... 4

2.1.1.

Lý luận về kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp......4

2.1.2.

Vai trị của tiến bộ kỹ thuật đối với phát triển ngành trồng trọt ....7

2.1.3.

Đặc điểm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành trồng trọt.........8


2.1.4.

Nội dung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành trồng trọt..........9

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành

trồng trọt............................................................................................................. 11
2.2.

Cơ sở thực tiễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt ........17

2.2.1.

Kinh nghiệm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt ở một số nước

trên thế giới......................................................................................................... 17
2.2.2.

Tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành trồng trọt ở Việt Nam
21

2.2.3.

Những cơng trình nghiên cứu có liên quan.........................................26

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 28


iii


3.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện phú xuyên.....................28

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên huyện Phú Xuyên......................................................28

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên........................................30

3.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Phú Xuyên.......................35

3.2.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 36

3.2.1.

Chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu............................................................ 36

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu............................................... 37


3.2.3.

Phương pháp xử lý thông tin, số liệu.....................................................39

3.2.4.

Phương pháp phân tích.................................................................................39

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.....................................................................39

3.3.1.

Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất........................................... 39

3.3.2.

Các chỉ tiêu phản ảnh tình hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành

trồng trọt
3.3.3.

40

Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong

trồng trọt............................................................................................................... 40
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.............................................................42

4.1.

Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt tại huyện

phú xuyên, thành phố hà nội......................................................................42
4.1.1.

Khái quát ngành trồng trọt của huyện Phú Xuyên............................ 42

4.1.2.

Thực trạng ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất trồng trọt huyện Phú

Xuyên..................................................................................................................... 44
4.1.3.

Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khâu làm đất...........46

4.1.4.

Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chọn và gieo trồng giống

cây trồng............................................................................................................... 47
4.1.5.

Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khâu chăm sóc cây trồng
54

4.1.6.


Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong khâu thu hoạch và sơ chế

sản phẩm trồng trọt......................................................................................... 56
4.2.

Kết quả của việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt

trên địa bàn huyện phú xuyên....................................................................57
4.2.1.

Trong sản xuất lúa............................................................................................ 57

4.2.2.

Trong sản xuất cây hoa.................................................................................. 61

4.2.3.

Trong sản xuất rau màu: trường hợp nghiên cứu cây khoai tây
62

iv


4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản

xuất......................................................................... trồng trọt trên địa bàn huyện phú xuyên 63
4.3.1.


Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 63

4.3.2.

Hệ thống cơ sở thủy nông, trạm trại trên địa bàn huyện...............65

4.3.3.

Công tác tổ chức - chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

ngành trồng trọt................................................................................................ 67
4.3.4.

Năng lực kinh tế hộ và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

ngành trồng trọt................................................................................................ 69
4.3.5.

Ảnh hưởng của yếu tố thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm trồng trọt
71

4.4.

Định hướng và giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong

sản xuất trồng trọt ở các hộ nông dân trên địa bàn huyện phú xuyên
.................................................................................................................................. 72

4.4.1.


Định hướng và mục tiêu................................................................................72

4.4.2.

Các giải pháp chủ yếu tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản

xuất trồng trọt trên địa bàn huyện............................................................ 76
Phần 5. Kết luận................................................................................................................. 85
5.1.

Kết luận.................................................................................................................. 85

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo............................................................................................................. 87
Phụ lục................................................................................................................................... 89

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BQ


Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

Ha

Héc ta

HĐND

Hội đồng nhân dân

HQKT

Hiệu quả kinh tế


HTX

Hợp tác xã

Kg

Ki lô gam

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội



Lao động

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

XD


Xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân

THCS

Trung học cơ sở

ĐH

Đại học



Cao đẳng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Hiện trạng s

Bảng 3.2.

Tình hình dâ


Bảng 3.3.

Thực trạng k

Bảng 3.4.

Thu thập tài

Bảng 4.1.

Diện tích trồ

Bảng 4.2.

Giá trị ki

2014-2016..
Bảng 4.3.

Số lượng
Phú Xuyên

Bảng 4.4.

Áp dụng

trên địa bàn
Bảng 4.5.


Các mô h

lúa của huyệ
Bảng 4.6.

Ứng dụng

bàn huyện P
Bảng 4.7.

Một số gi

giống và gie
Bảng 4.8.

Ứng dụng

trên địa bàn
Bảng 4.9.

Ứng dụng

bàn huyện P
Bảng 4.10.

Áp dụng t

huyện Phú X
Bảng 4.11.


So sánh m

sản xuất lúa
Bảng 4.12.

So sánh
kỹ thuật

năm 2016 ..
Bảng 4.13.

Ảnh hưở

thuật trong t

vii


Bảng 4.14. Một số cơng trình thủy nơng của 3 xã điều tra trên địa bàn huyện
Phú Xuyên....................................................................................................... 66
Bảng 4.15. Nguồn thông tin tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt người dân được
tiếp cận............................................................................................................. 68
Bảng 4.16. Nguồn lực của hộ nông dân trong sản xuất trồng trọt năm 2016.....70
Bảng 4.17. Khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của hộ nông dân trên địa bàn
huyện Phú Xuyên trong sản xuất trồng trọt....................................71
Bảng 4.18. Nhu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt của
người dân huyện Phú Xuyên.................................................................. 75
Bảng 4.19. Dự kiến nâng cấp, cải tạo hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện Phú
Xuyên giai đoạn 2016-2020.....................................................................80
Bảng 4.20. Dự kiến quy hoạch đất trồng trọt huyện Phú Xuyên đến năm 2020. 84


viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Phú Xun..................................................... 28
Hình 3.2. Cơ cấu diện tích đất chính huyện Phú Xuyên năm 2016.............30

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Hữu Đặng
Tên Luận văn: Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Ngành: Quản lí kinh tế

Mã số: 60 34 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh trên địa bàn huyện
Phú Xuyên. Vì vậy, diện tích đất nơng nghiệp giảm nhanh, lực lượng lớn lao động
nông nghiệp chuyển sang công nghiệp, dịch vụ. Do nhu cầu phát triển kinh tế, đảm
bảo an ninh lương thực phát triển sản xuất nông nghiệp chuyên mơn hóa, một u
cầu bắt buộc của sự hội nhập. Nơng nghiệp nói chung, sản xuất trồng trọt nói riêng
phải thực hiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả
kinh tế trong nông nghiệp. Huyện cũng đã hình thành những vùng chuyên canh sản
xuất những loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như lúa hàng hóa, khoai tây,
đậu tương, rau, hoa các loại, đây là tiền đề để thực hiện ứng dụng TBKT vào sản

xuất có hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành lựa chọn và nghiên
cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành
trồng trọt trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội” nhằm đánh giá thực
trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện
Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường ứng dụng TBKT trong sản xuất ngành trồng trọt nói chung và một số cây
trồng chính của huyện nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp chọn điểm nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, đề tài đã tiến
hành điều tra với ba đối tượng: thứ nhất là người dân; thứ hai là cán bộ huyện; thứ ba là cán
bộ xã. Với số lượng mẫu là 90 mẫu; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp thu
xử lý, tổng hợp dữ liệu; phương pháp phân tích số liệu, các chỉ tiêu phản ánh thực trạng
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt huyện Phú Xuyên.
Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về kỹ thuật tiến bộ, thước đo kỹ
thuật tiến bộ; vai trò của kỹ thuật tiến bộ đối với phát triển ngành trồng trọt. Thực trạng áp
dụng kỹ thuật tiến bộ trong ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
hiện nay là các kỹ thuật tiến bộ, công nghệ mới về làm đất, chọn giống, phương thức gieo
cấy, phân bón, phịng trừ dịch hại được nơng dân tiếp thu ứng dụng và mở rộng cho hiệu
quả rõ về kinh tế cũng như xã hội, môi trường. Áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất nông
nghiệp của huyện Phú Xuyên trong những năm qua có

x


trên 70% tổng số hộ dân ứng dụng, đã tạo ra nhiều hiệu quả về mặt xã hội như
nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho người dân, giải quyết tình trạng việc
làm cho lực lượng lao động ở địa phương, góp phần cải thiện tình hình an ninh trật
tự trên địa bàn nghiên cứu; cải thiện môi trường đất, nước khơng khí làm cho các
thành phần mơi trường ít suy thối, phát triển bền vững. Các cây trồng chủ yếu trên
địa bàn huyện như cây lúa, cây rau màu vụ đông, cây hoa quả và cây hoa đã được

triển khai gieo trồng trong những năm qua. Cây trồng chất lượng cao, năng suất
cao, có hiệu quả kinh tế được chính quyền địa phương và trung tâm khuyến nông
huyện quan tâm, khuyến cáo nông dân thực hiện. Bên cạnh đó, ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như trình độ và nguồn
lực của nông hộ, vấn đề thông tin, truyền thông, điều kiện tự nhiên,…

Một số lựa chọn, đề xuất các tiến bộ kỹ thuật cần áp dụng và các giải
pháp, chính sách tổ chức thực hiện để đẩy mạnh phát triển ngành trồng trọt
của huyện trong thời gian tới đó là: (1) qui hoạch: nhằm xây dựng ngành trồng
trọt của huyện Phú Xuyên phát triển theo hướng hàng hóa, với những vùng sản
xuất tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao. (2) Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ
kỹ thuật, ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất. (3) Phát triển sản xuất
gắn với công nghiệp chế biến và mở rộng thị trường nông sản.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Huu Dang
Title: Solutions to enhance the application of technical advances in the
production of cultivation in Phu Xuyen district, Hanoi province
Major: Economics Management

Code: 60 34 04 10

School: Vietnam National University of Agriculture
The process of industrialization and modernization are so fast in Phu Xuyen
district. So, the area of agricultural land decreases rapidly, the agricultural labor
force moves to industry and service. Agriculture in general, cultivation in particular
must implement technical applications to improve labor prodkluctivity and

economic efficiency in agriculture. This research aims to assess the current state of
application of technical advances in crop production in Phu Xuyen district, Hanoi.
Since then, there were number of major measures to promote the application of
advanced techniques in the production of cultivation in general and some of the
district's major crops in particular in order to improve economic efficiency.

The research collected secondary data through reports, statistics, news,
books, magazines, the judgment, the assessment of economic experts, and so
on. Besides, the primary data was collected by interview 90 households in Phu
Xuyen district. The method of disaggregated information, comparative,
statistical described, and graphs were used in analysis database.
The result show the theory of progressive technology; the role of advancement
technology in crop development. The current application of advanced technology in
cultivation in Phu Xuyen District, Hanoi is advanced technology, new technology for soil
preparation, breeding, planting methods, fertilizer, pest control were applied by farmers and
extends to economic, social and environmental. There were more 70% of total households
have applied advanced techniques in agricultural production in Phu Xuyen district in recent
years. High quality, high yield, and economic crops were choosed by local farmers and
agricultural extension centers. In addition, the application of technical advances in the
district is affected by factors such as the level and resources of the household, information,
communication, natural conditions and so on. Based on the analysis of the difficulties,
advantages and factors affecting the application of advanced technology in the district, a
number of solutions to enhance application of advanced technology such as (1) planning: to
develop the cultivation of Phu Xuyen district to develop commodities, with concentrated
production areas, high economic efficiency. (2) Promote the transfer of technical advances
and application of scientific technology to production. (3) To develop production associated
with the processing industry and expand the agricultural market.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành nông nghiệp Việt Nam, trong những năm qua đã đạt được những
thành tựu to lớn, là nước đứng thứ nhất về xuất khẩu hạt điều, hạt tiêu; đứng thứ
hai về xuất khẩu lúa gạo, cafe; đứng thứ năm về xuất khẩu chè, cao su… Một số
mặt hàng nông sản khác cũng ln giữ được vị trí ổn định và chiếm tỷ trọng đáng
kể trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta như rau, hoa quả.... Các tiến bộ khoa

học kỹ thuật đóng vai trị rất quan trọng trong ứng dụng sản xuất sản phẩm.
Tuy nhiên, nơng nghiệp Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn và bất cập khi
đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như diện tích đất nơng nghiệp cịn
nhỏ lẻ, manh mún; cơ cấu ngành nơng nghiệp chậm chuyển dịch; chưa
hình thành được nhiều vùng chuyên canh cây trồng; giá trị sản phẩm nơng
sản hàng hóa thấp, sức cạnh tranh trên thị trường yếu và một yếu tố quan
trọng nữa đó là năng lực của người nông dân, khả năng ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật... nên việc ứng dụng chưa thực sự mạnh mẽ và đồng bộ.
Thành phố Hà Nội là trung tâm về chính trị, văn hóa xã hội và khoa học kỹ
thuật đồng thời là trung tâm về giao dịch kinh tế trong nước và quốc tế. Với mục
tiêu phát triển toàn diện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên các lĩnh vực thì ngành
nơng nghiệp được quan tâm và đầu tư với chủ trương tái cơ cấu ngành nông
nghiệp. Mặc dù hiện nay tốc độ cơng nghiệp hố, đơ thị hố đang diễn ra nhanh
chóng song phát triển nơng nghiệp vẫn là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội của thành phố (Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, 2011). Những năm
gần đây, với sự mở rộng và phát triển của các khu công nghiệp, khu đô thị mới trên
địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Phú Xun nói riêng đã làm cho diện
tích đất nông nghiệp giảm nhanh, lực lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển
sang cơng nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, u cầu cấp thiết đặt ra là phải tăng cường ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt, nhằm làm tăng năng suất lao động,
tăng năng suất và chất lượng nơng sản, góp phần đảm bảo an ninh lương thực,

thực phẩm, tăng sức cạnh tranh của nơng sản hàng hố trên thị trường trong nước
và ngoài nước. Đồng thời, các vùng các huyện khu vực nông thôn thực hiện chủ
trương “dồn điền đổi thửa”. Hiện nay, huyện Phú Xuyên đã và đang thực hiện chủ
trương “dồn điền đổi thửa đất nơng nghiệp” từ đó quy mơ sử dụng ruộng đất của
nơng dân đã tăng lên, phần nào khắc phục tình

1


trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán trước đây; cùng với đó hệ thống
tưới tiêu, giao thơng nội đồng... được xây mới, cải tạo; huyện cũng đã hình
thành những vùng chuyên canh sản xuất những loại cây trồng cho hiệu quả
kinh tế cao như lúa hàng hóa, khoai tây, đậu tương, rau, hoa các loại, đây là
tiền đề để thực hiện ứng dụng TBKT vào sản xuất có hiệu quả.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn và nghiên
cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất
ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT)
trong sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành
phố Hà Nội. Từ đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
ứng dụng TBKT trong sản xuất ngành trồng trọt nói chung và một số
cây trồng chính của huyện nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng

dụng TBKT trong trồng trọt;

- Đánh giá thực trạng ứng dụng TBKT trong ngành trồng trọt

trên địa bàn huyện Phú Xuyên, Hà Nội;
- Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng

TBKT trong ngành trồng trọt trên địa bàn huyện;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường ứng dụng
TBKT vào sản xuất một số cây trồng chính của huyện trong thời gian tới;

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề kinh tế và kỹ thuật liên
quan đến việc ứng dụng TBKT vào sản xuất trồng trọt trên địa bàn huyện.
Chủ thể nghiên cứu: Nghiên cứu các tác nhân tham gia hoạt động ứng
dụng TBKT vào sản xuất trồng trọt như: Hộ nông dân, cán bộ huyện và xã, cán
bộ kỹ thuật trồng trọt, khuyến nông, người tham gia liên kết sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm... trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.

2


1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu thực trạng và đề

xuất giải pháp tăng cường ứng dụng TBKT trong sản xuất ngành
trồng trọt trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội.
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu một cách tổng quát trên địa
bàn huyện Phú Xuyên. Nghiên cứu điển hình các tiểu vùng kinh tế - sinh
thái của huyện. Chọn 3 xã đại diện gồm: Hồng Thái, Nam Triều, Đại Thắng.
- Thời gian nghiên cứu:

+ Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017.
+ Các số liệu về thực trạng được thu thập trong 3 năm (2014 -

2016), số liệu điều tra khảo sát thu thập trong năm 2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Đề tài “Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất ngành trồng trọt trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố
Hà Nội” đã có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:
- Đề tài cung cấp một số lí luận về tiến bộ kỹ thuật và ứng dụng

tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt. Đặc biệt, cung cấp thực tiễn những
vấn đề liên quan tới ứng dụngTBKT trong ngành trồng trọt tại một số
quốc gia trên thế giới, Việt Nam và địa bàn huyện Phú Xuyên.
- Đề tài đã phân tích thực trạng ứng dụng TBKT trong trồng trọt đối với tất
cả các khâu như: làm đất, chọn giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế
biến. Bên cạnh đó, đề tài đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả
trong ứng dụng TBKT trong sản xuất trồng trọt của huyện Phú Xuyên như: điều
kiện tự nhiên, điều kiện nguồn lực của hộ và chính sách của địa phương.

- Đề tài đã có những giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằm nâng

cao ứng dụng TBKT trong trồng trọt trên địa bàn huyện.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Lý luận về kỹ thuật và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp


2.1.1.1. Kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
Trong sản xuất cũng như trong đời sống, các cụm từ “kỹ thuật” và “tiến
bộ” được dùng khá phổ biến. “Kỹ thuật” được hiểu là "Việc ứng dụng một cách
sáng tạo những nguyên lý khoa học vào việc thiết kế hay phát triển các cấu
trúc, máy móc, cơng cụ, hay quy trình chế tạo, hay những cơng trình sử dụng
chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay để tạo ra một sản phẩm cụ
thể như đất, phân, giống để sản xuất ra lúa gạo. Nó được hiểu như phần cứng
của một q trình sản xuất tạo ra một sản phẩm. Còn “tiến bộ” thì có nghĩa
rộng hơn nó bao gồm quy trình sản xuất (sự phối hợp, kết hợp giữa các yếu tố
đầu vào, máy móc thiết bị trong q trình sản xuất), các biện pháp chế biến và
tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trong điều kiện nông nghiệp như hiện nay các
yếu tố cho phép áp dụng một quy trình cơng nghệ đồng bộ và hiện đại như ở
trong cơng nghiệp cịn rất nhiều hạn chế (Đỗ Kim Chung, 2005).

2.1.1.2. Tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
Theo tác giả Đỗ Kim Chung (2005) kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp
là những kỹ thuật được khẳng định là phù hợp về sinh thái, kinh tế xã hội
trên đồng ruộng của nông dân, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng
nguồn lực trong nông nghiệp tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế xã
hội và môi trường cho nông nghiệp và nơng thơn. Tính từ tiến bộ ở đây thể
hiện sự tốt hơn và mới hơn so với kỹ thuật hiện có. Kỹ thuật tiến bộ góp
phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh cải thiện đời sống
của nông dân và cư dân nông thôn. Kỹ thuật tiến bộ mang tính tiến bộ phải
phù hợp với nhu cầu của địa bàn mà chuyển giao.
Khi xem xét khả năng ứng dụng và phổ cập của một kỹ thuật tiến bộ vào
thực tiễn cần phải tính đến sức đẩy của cơng nghệ và sức kéo nhu cầu của
TBKT đó. Vì thế vẫn theo hai tác giả trên khi lựa chọn kỹ thuật tiến bộ để
chuyển giao cần không những xem xét tính tiến bộ mà quan trọng hơn phải làm
rõ được nhu cầu thật của địa bàn sẽ tiếp thu công nghệ. Kỹ thuật tiến bộ mang


4


tính tương đối. Kỹ thuật tiến bộ có thể là mới đối với cộng đồng này,
vùng này, quốc gia này mà có thể là khơng mới đối với cộng đồng
khác, vùng khác và quốc gia khác.
TBKT là những kỹ thuật mới hiện chưa có ở địa phương và là một yếu tố
biến động theo thời gian và không gian. Động theo không gian được hiểu là một
TBKT chỉ phù hợp với một không gian nhất định, khái niệm không gian ở đây có
thể thu hẹp trong phạm vi một hệ sinh thái nơng nghiệp và cũng có thể rộng trong
phạm vi một vùng. Cịn khái niệm về thời gian thì một TBKT có thể phù hợp với nền
nơng nghiệp tự cung tự cấp và không phù hợp nền nông nghiệp hàng hóa.

TBKT có thể là sản phẩm của các cơ quan nghiên cứu và chuyển
giao cũng có thể là kết quả của quá trình tự đánh giá, lựa chọn và đổi mới
của nông dân cho phù hợp hơn với nhu cầu sản xuất và đời sống của họ.
Việc áp dụng TBKT là quá trình đưa các TBKT đã được khẳng định là đúng
đắn trong thực tiễn vào áp dụng trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu của sản
xuất và đời sống của con người (Nguyễn Văn Phúc, 2002).
Để thúc đẩy và tạo điều kiện thực hành tiến bộ khoa học cơng nghệ có hiệu
quả, phải tạo lập được nguồn vốn thích đáng, phân bổ nguồn vốn có trọng điểm và
sử dụng đúng mục đích. Đổi mới cơng nghệ là một việc làm thường xuyên, liên tục
trong mọi tổ chức. Nó có tác dụng nâng cao hiệu quả cơng nghệ.
Hầu hết các cơng trình khoa học cơng nghệ được nghiên cứu và áp dụng
đều nhằm mục đích làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và cũng chỉ có con
đường là áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất mới có thể tạo
ra những bước tiến vượt bậc về năng suất và chất lượng sản phẩm.

Việc áp dụng TBKT có thể sử dụng để phát triển khoa học công nghệ.
Áp dụng TBKT là việc sử dụng chính xác các kiến thức thuộc một hay nhiều

lĩnh vực của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội của TBKT đó để giải
quyết những vấn đề thực tế. Nó có liên hệ mật thiết hoặc đồng nhất với kỹ
nghệ. Đối với ngành nơng nghiệp nói riêng, tiến bộ kỹ thuật là những sản
phẩm lần đầu tiên được tạo ra từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ; giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp ứng dụng...
được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Quy chế công nhận tiến bộ
kỹ thuật và công nghệ mới của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5


2.1.1.3. Chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp
Để thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ phải chú trọng nhân
lực khoa học công nghệ bằng các biện pháp như:
+ Xây dựng nền văn hố cơng nghệ và đánh giá đúng giá trị lao

động khoa học cơng nghệ từ đó tạo mơi trường thuận lợi cho phát
triển khoa học cơng nghệ.
+ Có chương trình đào tạo nhân lực khoa học đồng bộ, dài hạn và nhất

quán.
+ Sử dụng lực lượng cán bộ khoa học và cơng nghệ hiện có.
Để thúc đẩy và tạo điều kiện thực hành tiến bộ khoa học công nghệ có
hiệu quả trước tiên phải tạo lập được nguồn vốn, phân bổ nguồn vốn đúng
mục đích sử dụng và có trọng điểm. Đổi mới công nghệ cũng là một nhân tố
để thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ. Đây là một việc làm thường xuyên,
liên tục trong mọi tổ chức. Nó có tác dụng nâng cao hiệu quả cơng nghệ.
Hầu hết các cơng trình khoa học cơng nghệ được nghiên cứu và áp

dụng nhằm mục đích làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nhờ áp dụng
các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất mới có thể tạo ra những bước
phát triển vượt bậc về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm.

Như vậy có thể thấy, chuyển giao KTTB là một công đoạn tiếp
theo của quá trình nghiên cứu. Nếu một kỹ thuật được coi là tiến bộ,
khi đem tiến hành chuyển giao thử nghiệm nếu phù hợp sẽ được
triển khai chuyển giao trên diện rộng.
Có một mối quan hệ khá chặt chẽ giữa chính sách chuyển giao KTTB
trong nơng nghiệp và chính sách nghiên cứu. Xuất phát từ thực tiễn, những
khó khăn và yêu cầu của cộng đồng mà nghiên cứu được tiến hành. Nhưng
một nghiên cứu không thể được coi là thành công nếu khơng có sự chuyển
giao những thành quả đó vào thực tiễn. “Nếu nghiên cứu mà không gắn với
chuyển giao thì kết quả nghiên cứu khơng góp phần giải quyết các vấn đề
thực tiễn, sẽ có khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tiễn. Nếu chuyển
giao mà không gắn với nghiên cứu thì cơng tác chuyển giao sẽ khơng có
các kỹ thuật tiến bộ để đưa tới người nơng dân” (Đỗ Kim Chung, 2005).

6


Cần phân biệt sự khác nhau giữa thuật ngữ “chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật” với “chuyển giao kỹ thuật tiến bộ” trong nông nghiệp. Chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật là sự chuyển giao một yếu tố kỹ thuật nào đó được coi là tiến bộ
nhưng chưa thật khả thi ở thực tiễn. Còn chuyển giao kỹ thuật tiến bộ là những
thành tựu khoa học và công nghệ đã được khẳng định là phù hợp ở trong thực
tiễn, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường (Đỗ Kim Chung, 2005).

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là
nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại

hóa nơng nghiệp nơng thơn và là tiêu chí quan trọng trong chương trình
xây dựng nơng thơn mới. Trong thời gian qua có nhiều tiến bộ khoa học và
công nghệ trong sản xuất lúa được phổ biến đến nông dân như quản lý
dinh dưỡng tổng hợp, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm với nhiều hình thức
khác nhau. Trong thực tế sản xuất lúa cho thấy rằng mức độ tiếp cận và
ứng dụng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, tập quán canh
tác và điều kiện sản xuất của nông hộ (Trần Thanh Sơn, 2011).

2.1.2. Vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với phát triển ngành trồng trọt
2.1.2.1. Đối với phát triển kinh tế
Các TBKT trong nghiên cứu ứng dụng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên và trong nghiên cứu khoa học cơ bản đã được xem như luận cứ khoa
học quan trọng đối với các phương án phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các chương trình nghiên cứu trọng điểm trong những ngành khoa
học khác như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơng nghệ vật
liệu, tự động hố, cơng nghệ cơ khí - chế tạo máy, đã góp phần nâng cao
năng lực nội sinh trong một số lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nâng cao
năng suất, chất lượng và hiệu quả của nhiều ngành kinh tế.
Việc áp dụng TBKT và sản xuất và đời sống đã góp phần quan trọng
trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các cơng
nghệ nhập từ nước ngồi. Nhờ đó, trình độ cơng nghệ trong một số ngành
sản xuất, dịch vụ đã được nâng lên đáng kể, nhiều sản phẩm hàng hố có
sức cạnh tranh cao hơn và chiếm nhiều ưu thế hơn so với các sản phẩm cũ
không áp dụng TBKT. Trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học và công nghệ
đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng và năng suất cao.
Việc ứng dụng TBKT trong những năm qua đã góp phần đào tạo và nâng

7



cao trình độ nhân lực, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ mơi trường,
giữ gìn bản sắc và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

2.1.2.2. Đối với phát triển ngành nông nghiệp – ngành trồng trọt
Đối với ngành nơng nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng, việc áp
dụng TBKT đã được cụ thể hóa thành những chương trình phát triển sản xuất
nơng nghiệp, chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, góp phần tăng nhanh sản
lượng nông nghiệp trên cả nước. Tạo ra sản phẩm nơng nghiệp an tồn (rau
sạch, hoa quả an tồn…) và thân thiện với môi trường (“3 giảm 3 tăng” sử
dụng giống chống chịu bệnh tốt góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu…).
Nhiều giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao và các biện pháp tổ
chức sản xuất phù hợp đã được chuyển giao tới nơng dân, góp phần tăng năng
suất, chất lượng và sản lượng nông nghiệp. Tất cả các hình thức áp dụng
TBKT đã tác động tích cực và hiệu quả đến đời sống kinh tế xã hội và tinh thần
của người nông dân; nhất là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa góp
phần thực sự vào cơng cuộc "xóa đói giảm nghèo" cho người dân. Việc áp
dụng TBKT cũng đã góp phần nâng cao trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật và kỹ
năng tổ chức sản xuất, quản lý để tăng thu nhập, cải thiện đời sống người
nơng dân và góp phần quan trọng trong cơng cuộc "xố đói giảm nghèo".

Song song với việc áp dụng TBKT, các chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về sản xuất nông nghiệp cũng được thông tin
kịp thời đến với người nông dân. Các kết quả hoạt động về thông tin tun
truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như báo nói, báo viết, báo hình, báo
điện tử đã có hiệu quả tích cực và khơng thể thiếu được đối với sự nghiệp
phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và nông dân.
Việc áp dụng TBKT đã tạo ra mối liên hệ hợp tác với những tổ chức cá nhân
đơn vị nghiên cứu khoa học khác trong và ngoài nước, như Viện nghiên cứu,
trường đại học, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp theo ngành

hàng khiến các nhà khoa học và người nông dân nhạy bén hơn trước sự thay đổi
của kinh tế thị trường, áp dụng linh hoạt năng động các kỹ thuật đáp ứng nhu cầu
và ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp của địa phương (Nguyễn Văn Phúc, 2002).

2.1.3. Đặc điểm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành trồng trọt
Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng TBKT trong sản xuất nơng
nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng có một số đặc điểm cơ bản như sau:

8


a) Để tạo ra được những TBKT trong nông nghiệp phải mất rất nhiều thời
gian, đặc biệt là các nghiên cứu về giống cây trồng, vật nuôi. Các giống cây con
mới muốn đưa vào sản xuất đại trà thành công phải trải qua các công đoạn: Kiểm
định giống - Khảo nghiệm giống - Khu vực hoá giống với thời gian khá dài.

b) Do điều kiện tự nhiên (chất đất, nước, khí hậu…), nguồn lực

thực hiện (vốn đầu tư, trình độ và kinh nghiệm người sản xuất) nên
Những TBKT trong nông nghiệp có phạm vi ứng dụng nhất định và
tạo ra đặc thù riêng của mỗi loại sản phẩm khác nhau.
c) Để ứng dụng, phù hợp với trình độ ứng dụng của phần lớn các tác
nhân tham gia sản xuất nông nghiệp thì các TBKT trong nơng nghiệp khi đưa
vào thực tiễn sản xuất thường là những kỹ thuật dễ học hỏi, với mức độ chủ
yếu là cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ, phân tán. Tuy nhiên, đặc điểm này
cũng góp phần làm cho các TBKT trở nên dễ làm theo - một trong những đặc
tính quan trọng của hàng hố cơng. Do vậy việc thực thi các quyền và nghĩa vụ
theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ gặp nhiều khó khăn, địi hỏi cần có sự
can thiệp nhiều và sâu của các cơ quan quản lý Nhà nước.


d) Việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố rủi
ro do sản xuất nông nghiệp phân bố trên địa bàn rộng lớn, chịu ảnh hưởng
rất lớn của thiên tai, dịch bệnh. Hiệu quả ứng dụng các TBKT trong nông
nghiệp rất khác nhau giữa các vùng miền, giữa các đối tượng tiếp nhận
chuyển giao, ứng dụng TBKT do sự khác biệt lớn về điều kiện tự nhiên,
nguồn lực, về trình độ chun mơn, về khả năng đầu tư và qui mô sản xuất.
e) Đặc điểm cần được lưu ý khi xây dựng chính sách khuyến khích,
thúc đẩy chuyển giao TBKT trong nơng nghiệp: Trong hoạt động nghiên
cứu, chuyển giao TBKT trong nông nghiệp của Việt Nam cơ bản không vận
hành theo cơ chế thị trường mà tồn tại dưới dạng “hàng hóa cơng” nên
hoạt động ứng dụng chủ yếu theo “đơn đặt hàng” của Nhà nước và người
nhận chuyển giao không phải chi trả hoặc chỉ phải trả rất ít chi phí.

2.1.4. Nội dung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong ngành trồng trọt
Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và giải quyết đồng bộ các
vấn đề nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Trong đó, Đảng ta
xác định, đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng
cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng,

9


từng địa phương nhằm bảo đảm các khu nông nghiệp cơng nghệ cao. Vì vậy,
để đủ sức hội nhập với nền nơng nghiệp thế giới địi hỏi phải tăng nhanh các
ngành sản xuất có hàm lượng KH&CN và giá trị tăng cao nhằm hình thành nền
nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, bền vững, vì vậy việc đưa tiến bộ KH&CN
vào phát triển nơng nghiệp là vấn đề có ý nghĩa quyết định.Tiến bộ kỹ thuật
không chỉ bao gồm công nghệ, mà còn hàm chứa cả những đổi mới mang tính
cơng nghệ phi truyền thống như những tiến bộ trong quản lý, phương thức tổ
chức sản xuất mới. Một thực tiễn trong những năm vừa qua là nói đến ứng

dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu đề cập tới những
tiến bộ về mặt công nghệ, tác động đến đối tượng sinh vật hoặc những công
nghệ tác động đến môi trường sống của sinh vật.
Ứng dụng TBKT trong ngành trồng trọt trước hết phải thực hiện quy
hoạch đất đai phù hợp với lợi thế so sánh của vùng, nâng cao hiệu quả sản
xuất cây trồng. Quy hoạch đất đai ln giữ vai trị quan trọng trong hình thành
vùng sản xuất chuyên canh, thực hiện sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại,
ứng dụng chun mơn hóa, cơng nghiệp hóa trong sản xuất. Quy hoạch đất đai
nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của đất, vùng sản xuất và phù hợp với
từng đặc tính sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Quy hoạch đất đai nhằm
thực hiện mục tiêu nâng cao giá trị kinh tế trong trồng trọt, chun mơn hóa và
thực hiện hướng sản xuất hàng hóa (Nguyễn Văn Phúc, 2002).
Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn tạo sự chuyển
biến mới trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập bình qn trên một diện
tích đất sản xuất, cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng đa dạng, năng suất và
hiệu quả kinh tế nâng lên, ô nhiễm môi trường được giảm thiểu, đảm bảo chất
lượng sản phẩm nông sản, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần
thực hiện các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Các mơ hình kinh tế VAC mang lại hiệu quả cao được nhân rộng,
một số mơ hình tiêu biểu như: kết hợp giữa phát triển kinh tế trang trại, trồng
cây ăn quả và phát triển du lịch; mơ hình nơng lâm kết hợp... Nghiên cứu, triển
khai mơ hình sản xuất phù hợp. Trong trồng trọt ứng dụng những giống cây
trồng cho năng suất cao, có hiệu quả kinh tế và phù hợp với thổ nhưỡng, điều
kiện địa lý và nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, ứng dụng TBKT trong bối cảnh cơ giới hóa, hiện đại hóa là nhu
cầu tất yếu để phát triển ngành. Các tiến bộ kỹ thuật và khoa học đã và đang

10



được ứng dụng nhằm nâng cao năng suất lao động trong ngành nơng nghiệp
nói chung và trồng trọt nói riêng.Phát triển trồng trọt trên quy mô lớn, thực
hiện chuyên môn hóa địi hỏi phải có sự phù hợp trong phương tiện cơ giới,
hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn. Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu tiêu
dùng đang thôi thúc với những sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn
vệ sinh. Trong những năm tới, việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp và nông thôn tiếp tục xác định là lĩnh vực được ưu
tiên hàng đầu; các cấp hội trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cần tiếp tục
đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển những vùng kinh tế nông nghiệp tập trung
như: vùng trồng rau, hoa; cây công nghiệp, lâm nghiệp và vùng nuôi gia súc,
gia cầm, thủy sản. Tuyển chọn các giống cây, giống con, lai tạo và nhập một số
giống cây, con có năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào các vùng
quy hoạch, tạo nhiều đột phá mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
và trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
trong ngành trồng trọt
2.1.5.1. Nhóm yếu tố bên trong
a) Nơng hộ
+ Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố có vai trị quan trọng nhất trong
ứng dụng KTTB trong nơng nghiệp. Kết quả của hoạt động ứng dụng KHKT phụ
thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng nguồn nhân lực này - không chỉ là lực
lượng cán bộ ứng dụng mà còn bao gồm cả nhân lực tiếp nhận chuyển giao là đối
tượng ứng dụng các TBKT. Nguồn lực gồm: i) Số và chất lượng nguồn nhân lực
(Trình độ văn hóa, giới tính, lứa tuổi, trình độ chun mơn kỹ thuật, kinh nghiệm và
tay nghề của nông dân), ii) Tài nguyên đất đai (Đất thổ cư, vị trí,...). Đây là các yếu
tố quan trọng để hộ có thể mở rộng sản xuất.

+ Nguồn lực tài chính và cơng nghệ; iii) Hình thức tổ chức sản


xuất (quy mơ lớn hay nhỏ); iv) Khả năng marketing và mạng lưới tiêu
thụ sản phẩm; v) Khả năng về vốn đầu tư.
+ Trình độ dân trí: Việc ứng dụng các TBKT trong sản xuất trồng trọt địi hỏi
người nơng dân phải có trình độ và khả năng tiếp thu nhanh nhạy các TBKT mới.
Tuy nhiên hiện nay nhận thức cũng như trình độ của người nông dân chưa cao và
đây là cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng các TBKT

11


vào sản xuất.
+ Khả năng giao tiếp xã hội và cộng đồng của nông dân như sự tiếp

xúc với cán bộ khuyến nông, tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng,
với hàng xóm và bạn bè cũng là những nhân tố ảnh hưởng tích cực tới
hiệu quả của việc áp dụng TBKT đồng thời cũng quyết định đến sự
thành công của việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp của hộ nông dân.
+ Phong tục tập quán: Từng địa phương phong tục tập quán,

phương thức sản xuất khác nhau. Từ đó cũng ảnh hưởng đến việc
ứng dụng TBKT vào sản xuất trồng trọt.
Nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ và đã góp phần to lớn vào sự
phát triển sản xuất nông nghiệp của nước ta trong những năm qua. Tất
cả những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ
yếu được thực hiện thông qua nông hộ. Do đó, nơng dân là đối tượng
nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thơn.
Tóm lại, hộ nơng dân chuyển từ sản xuất nơng nghiệp tự cấp, tự túc
sang sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ ở các mức độ khác nhau
tùy thuộc vào trình độ, điều kiện kinh tế - xã hội và các chính sách của nhà
nước hỗ trợ, thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp hiện

nay, để áp dụng thành công một tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng nông sản và giá trị thu nhập/ đơn vị diện tích canh tác thì
cần phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ, trợ giá của nhà nước.

b) Qũy đất
Đất đai ln là vấn đề sống cịn của bất kỳ một nông hộ nào dù là lớn hay
nhỏ. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, là nguồn lợi tự
nhiên cung cấp năng lượng và vật chất cho cây trồng. Đất đai và khí hậu hợp thành
phức hệ tác động vào cây trồng do vậy cần phải nắm được đặc điểm mối quan hệ
giữa cây trồng với đất thì mới xác định được cây trồng hợp lý.
Hiện nay, q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp và giao thông phát triển đã làm
mất đáng kể diện tích canh tác nơng nghiệp. Điều đó dẫn đến việc giảm bình qn
diện tích đất nơng nghiệp/ đầu người và ảnh hưởng tới tính ổn định trong sản xuất
nơng nghiệp. Dẫn đến quy mô đất đai của các nông hộ hiện nay quá nhỏ và manh
mún. Trong khi khả năng tập trung ruộng đất diễn ra rất chậm chạp. Q trình
chun mơn hóa sản xuất ở nơng hộ diễn ra yếu. Phần lớn số hộ còn lại

12


×