Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

(Luận văn thạc sĩ) góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.19 MB, 94 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HỒI

GĨP PHẦN XÁC ĐỊNH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG
PHÂN BÓN NPK CHO GIỐNG CÀ PHÊ VỐI TRONG
THỜI KỲ KINH DOANH TẠI TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành:

Khoa học Cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Lai

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
-

Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong

luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận
văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hoài

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận
văn, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy
cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc TS. Nguyễn Xuân Lai đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Các thầy cô trong
Ban đào tạo sau đại học - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức
Viện Thổ nhưỡng Nơng hóa, Bộ mơn Dinh dưỡng cây trồng, Bộ môn
Kinh tế sử dụng đất và phân bón đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt,
động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hoài

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................. i
Lời cảm ơn...................................................................................................................................... ii
Danh mục bảng............................................................................................................................. v
Danh mục biểu đồ....................................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... vii
Thesis abstract............................................................................................................................ iix
Phần 1. Mở đầu.............................................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu, yêu cầu của đề tài................................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu............................................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài........................................................................................................ 2
1.3.

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn đề tài....................................................................... 3


1.3.1. Ý nghĩa khoa học.......................................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................................... 3
Phần 2. Cơ sở khoa học thực hiện đề tài....................................................................... 4
2.1.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê trên thế giới........................................ 4

2.3.

Yêu cầu đặc điểm đất, vai trò và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê 8

2.3.1. Yêu cầu về đặc điểm đất đối với cà phê.......................................................... 8
2.3.2. Vai trò của N, P, K đối với cây cà phê............................................................. 10
2.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê.............................................................. 13
2.4.

Các kết quả nghiên cứu và khuyến cáo phân bón cho cây cà phê 15

2.4.1. Các kết quả nghiên cứu và khuyến cáo phân bón cho cà phê trên thế giới. 15
2.4.2. Các nghiên cứu về phân bón cho cà phê tại Việt Nam.........................17
2.4.3. Hiệu suất sử dụng phân bón của cà phê...................................................... 20
2.5.

Những thách thức chính với cây cà phê của việt nam........................22

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu............................... 25
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 25


3.2.

Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 25

3.3.

Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 25

3.3.1. Nội dung 1: Điều tra, tổng hợp, thu thập tài liệu về quy trình canh tác
và hiện trạng sử dụng phân bón cho cà phê tại Đắk Lắk....................26

iii


3.3.2. Nội dung 2: Quan trắc thực tế sử dụng phân bón và năng suất trên các
vườn của nơng dân.................................................................................................. 26
3.3.3. Nội dung 3: Xác định yếu tố hạn chế chính về dinh dưỡng đa lượng,
hiệu quả nơng học và hiệu suất sử dụng N, P, K đối với cà phê.....27
3.3.4. Phương pháp phân tích đất, thực vật:........................................................... 29
3.3.5. Phương pháp xác định hiệu quả của việc sử dụng phân bón..........29
3.4.

Phương pháp xử lý số liệu................................................................................... 30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận..................................................................... 31
4.1.

Đặc điểm của khu vực nghiên cứu.................................................................. 31

4.1.1. Điều kiện về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. 31

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.................................................. 37
4.2.

Hiện trạng sản xuất cà phê tại đắk lắk............................................................ 38

4.3.

Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng phân bón cho cà phê tại các vùng

trồng chính thuộc đắk lắk..................................................................................... 43
4.3.1. Diễn biến về diện tích, sản lượng của các vùng điều tra..................... 43
4.3.2. Hiện trạng sử dụng phân bón theo kết quả điều tra............................... 44
4.4.

Quan trắc phản ứng của cây cà phê với thực tế sử dụng phân bón của

nông dân......................................................................................................................... 51
4.5.

Yếu tố hạn chế và hiệu suất sử dụng n, p, k của cà phê...................... 56

4.5.1. Tính chất đất trước khi thí nghiệm................................................................... 56
4.5.2. Ảnh hưởng của bón khuyết thiếu đến các yếu tố cấu thành năng suất
57

4.5.3. Ảnh hưởng của bón khuyết thiếu đến năng suất và hiệu suất sử dụng
phân bón......................................................................................................................... 58
4.6.

Đề xuất cơng thức phân bón NPK chuyên dùng nâng cao hiệu suất sử


dụng n, p, k của cà phê.......................................................................................... 59
Phần 5. Kết luận và đề nghị.................................................................................................. 61
5.1.

Kết luận............................................................................................................................ 61

5.2.

Đề nghị............................................................................................................................. 61

Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 65

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê các vùng trên thế giới...4
Bảng 2.2. Xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới........................................ 5
Bảng 2.3: Ngưỡng thể hiện trạng thái dinh dưỡng của cây cà phê..............15
Bảng 2.4. Hiệu quả phối hợp của phân hóa học và phân hữu cơ.................. 21
Bảng 2.5. Hệ số sử dụng phân bón (N - P2O5 - K2O) của cà phê vối thời kỳ kinh

doanh trên đất đỏ bazan................................................................................... 21
Bảng 4.1. Phân loại đất của tỉnh Đắk Lắk..................................................................... 36
Bảng 4.2. Phân bố diện tích trồng cà phê tại Đắk Lắk.......................................... 39
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê kinh doanh của các điểm

nghiên cứu tại Đắk Lắk...................................................................................... 43
Bảng 4.4. Lượng phân bón sử dụng cho cà phê thời kỳ kinh doanh...........44

Bảng 4.5. Lượng, dạng và tỷ lệ phân đạm, lân, kali trung bình giữa các điểm tại

tỉnh Đắk Lắk............................................................................................................. 45
Bảng 4.6. Cơng thức phân bón khuyến cáo chun dùng cho cà phê có trên thị

trường tỉnh Đắk Lắk............................................................................................ 49
Bảng 4.7: Lượng và tỷ lệ N:P2O5:K2O được sử dụng theo mức năng suất cho cà phê

.............................................................................................................................................................. 51

Bảng 4.8. Số lần bón đạm, lân, kali trong vụ giữa các mức năng suất.......52
Bảng 4.9. Năng suất và hàm lượng dinh dưỡng trong đất, trong lá cà phê của các

vườn theo dõi tại Đắk Lắk................................................................................ 54
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế từ các mức phân bón khác nhau trên các mức năng

suất cà phê tại các vườn theo dõi............................................................... 55
Bảng 4.11: Các tính chất lý tính của đất trước khi thí nghiệm......................... 56
Bảng 4.12. Mốt số tính chất hóa học đất tại điểm thí nghiệm........................... 56
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của từng yếu tố N, P, K đến sinh trưởng, phát triển và

yếu tố cấu thành năng suất cà phê............................................................. 57
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của từng yếu tố đến yếu tố cấu thành năng suất. 57
Bảng 4.15. Năng suất và lượng dinh dưỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch
............................................................................................................................................................. 58

Bảng 4.16. Lượng dinh dưỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch hàng năm
............................................................................................................................................................. 58

Bảng 4.17. Hiệu lực và hiệu suất sử dụng phân bón của cà phê ...................59

Bảng 4.18: Lượng dinh dưỡng cần bổ sung theo mức năng suất................59
Bảng 4.19: Thời điểm và tỷ lệ các loại phân bón..................................................... 60


v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2015. .6
Biểu đồ 2.2. Biến động diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực 7
Biểu đồ 2.3: Lượng dinh dưỡng tích lũy theo từng bộ phận của cây..........14
Biểu đồ 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk............................................................ 32
Biểu đồ 4.2. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại TP Buôn Ma Thuột......33
Biểu đồ 4.3. Bản đồ các loại đất của tỉnh Đắk Lắk.................................................. 35
Biểu đồ 4.4: Diện tích, sản lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk qua các năm..38
Biểu đồ 4.5: Năng suất cà phê bình quân qua các năm của tỉnh Đắk Lắk . 40
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ hộ, lượng bón và số lần sử dụng phân đạm trong vụ...46
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ hộ, lượng bón và số lần sử dụng phân lân trong vụ......46
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ hộ, lượng bón và số lần sử dụng phân kali trong vụ.....47
Biểu đồ 4.9: Mối tương quan giữa lượng phân đạm bón và năng suất cà phê
............................................................................................................................................................. 47

Biểu đồ 4.10: Mối tương quan giữa năng suất và lượng phân lân bón ......48
Biểu đồ 4.11: Mối tương quan giữa năng suất và lượng phân kali bón .....48
Biểu đồ 4.12. Lượng và thời điểm trong năm sử dụng phân bón cho cà phê trong

vụ của các nhóm hộ NS cao........................................................................ 53

vi



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1.

Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hồi

2. Tên luận văn: Góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón
NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đắk Lắk.
3. Ngành: Khoa học cây trồng.

4. Mã số: 60.62.01.10

5.

Tên cở sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam

6.

Mục đích của đề tài:

Xác định được hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho cà phê
vối thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đắk Lắk nhằm ổn định và nâng cao
năng suất; giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.
Đề xuất được công thức phân bón NPK chuyên dùng phù hợp
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tránh dư thừa phân
bón và bảo vệ môi trường đất.
7.

Phương pháp nghiên cứu:
- Nội dung:


+
Điều tra, tổng hợp, thu thập tài liệu về quy trình canh tác và
hiện trạng sử dụng phân bón cho cà phê tại Đắk Lắk.
+
Quan trắc thực tế sử dụng phân bón và năng suất trên các vườn của
nơng

dân.
+
Xác định yếu tố hạn chế chính về dinh dưỡng đa lượng, hiệu
quả nông học và hiệu suất sử dụng N, P, K đối với cà phê.
- Đối tượng nghiên cứu:
+

Loại đất: đất bazan

+

Cây trồng: cà phê Robusta thời kỳ kinh doanh

+

Địa điểm nghiên cứu: tỉnh Đắk Lắk

- Các thí nghiệm:

vii



8.

Kết quả chính và kết luận:
Thực trạng sử dụng phân bón cho cây cà phê vối tại Đắk Lắk
mất cân

đối, vượt liều lượng theo quy trình khuyến cáo: đạm sử dụng từ 100 - > 900 kg
N/ha/vụ, số lần bón 3 - 5 lần/vụ; lượng lân bón từ 60 -> 420 kg P 2O5/ha/vụ, số lần
bón từ 3 – 4 lần/ vụ; lượng kali bón từ 100 - >700 kg K2O/ha/vụ, số lần bón 3

- 4 lần/vụ. Chủ yếu phân NPK (chiếm hơn 90 %), lượng bón trung bình
cao hơn khuyến cáo là 108 kg N + 68 kg P 2O5 và 45 kg K2Oha/vụ. Trên
thị trường Đắk Lắk rất đa dạng về chủng loại và tỷ lệ phân bón.
-

Kết quả quan trắc theo mức năng suất tối ưu, khả thi của cây cà phê vối

hiện nay của tỉnh Đắk Lắk là 4-5 tấn/ha. Tỷ lệ giữa N/P 2O5 từ 2,16 - 3,09/1 và tỷ lệ
K2O/P2O5 từ 1.49 - 2.7/1. Lượng NPK cho mức năng suất cao, phù hợp là

473 kg N + 153 kg P2O5 + 420 kg K2O/ha. Số lần bón thích hợp nhất
4-5 lần đối với N, 2 -3 lần đối với lân và 3-5 lần đối với kali; hệ số
đầu tư từ phân bón từ 4,3 - 8,26.
-

Yếu tố dinh dưỡng hạn chế là N tiếp đến là K và P đối với cây cà phê vối

thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đắk Lắk. Hiệu suất sử dụng đạm 39,23 %, lân 8.93 %

và kali 30.82 %. Hiệu lực phân bón đạm 9,33 kg nhân/1 kg N, lân

14,67 kg nhân/kg P2O5 và kali 8,17 kg nhân/kg K2O.
-

Lượng phân bón N:P2O5:K2O khuyến cáo phù hợp cho cà phê vối

thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đắk Lắk: 252 kg N + 91 kg P 2O5 và 211 kg
K2O/ha/năm cho mức năng suất 3 tấn/ha; 336 kg N + 122 kg P 2O5 và 281
kg K2O/ha/năm cho mức năng suất 4 tấn/ha; 420 kg N + 152 kg P 2O5 và
352 kg K2O/ha/năm cho mức năng suất 5 tấn/ha. Số lần bón 4 lần: mùa
khơ 1 lần (tháng 1,2); mùa mưa 3 lần: tháng 4, 5, tháng 6, 7 và tháng 8, 9.

viii


THESIS ABSTRACT
1.

Master candidate: Nguyen Thi Thu Hoai

2. Thesis title: Contributing to determine the performance using NPK
fertilizer for Robusta coffee during trading in Dak Lak province.
3. Major: Crop Science

4. Code:

60.62.01.10

5.
Educational organization: Vietnam National University of
Agriculture


6.
-

Research objectives:
To determine the efficiency of NPK fertilizer for robusta coffee

trading period in Dak Lak to stabilize and improve productivity;
reducing investment costs, increasing economic efficiency.

Recommended NPK formulas are appropriate specialized
contribute to improving fertilizer efficiency, avoid excess fertilizer
and soil environmental protection.
7.
-

Materials and Methods:
Content:

+
Investigate, synthesize, collecting materials about farming
processes, and current use of fertilizer for coffee in Dak Lak.
+
Observation of actual use of fertilizers and productivity on the
farmers.

+
Determine the main limiting factor on macronutrient,
agronomic efficiency and performance using N, P, K for coffee.
-


-

Research objectives:
+

Soil type: bazan;

+

Crop type: Robusta coffee in trading period;

+

Research area: Dak Lak province.

Experiments:


ix


8.
-

Main findings and conclusions:
Fertilizer was being used for robusta coffee trees in Dak Lak imbalance,

excess doses recommended process: Nitrogen fertilizer use from 100 -> 900 kg N


/ ha / crop, frequency of fertilizing 3-5 times /crop; phosphate fertilizer from 60 - >
420 kg P2O5/ha/crop, the number of fertilizer from 3-4 times /crop; potassium
fertilizer from 100 -> 700 kg K2O/ha/ crop, the number of fertilizer 3-4

times/crop. NPK primarily (over 90%), higher average application
rate of 108 kg recommended 68 kg N + P2O5 and 45 kg K2O/ha/crop.
The market in Dak Lak is very diverse in types and rates of fertilize.
-

Monitoring results under optimum productivity levels, the feasibility of

robusta coffee trees currently Dak Lak is 4-5 tonnes /ha. The ratio of N/P 2O5 from
2.16 to 3.09/1 and the ratio of K2O/ P2O5 from 1:49 - 2.7/1. NPK output for high
productivity levels, suitable as 473 kg N + 153 kg P 2O5 + 420 kg K2O/ha. Hits 4-5
times most suitable fertilizer for N, 2 -3 times for 3-5 times for the phosphorus
and potassium; investment ratio from fertilizers from 4.3 to 8.26.
-

Nutritional factors limiting the N followed by K and P for robusta coffee

trees trading period in Dak Lak. Performance is 39.23% nitrogen, phosphorus

and potassium 8.93% 30.82%. Effect of nitrogen fertilizer's 9.33 kg
coffee beans/1 kg N, phosphate fertilizer is 14.67 kg coffee beans/kg
P2O5 and potassium fertilizer is 8.17 kg coffee beans /kg K2O.
The amount of fertilizer N: P 2O5: K2O appropriate
recommendations for robusta coffee trading period in Dak Lak: 252 kg
N + 91 kg P2O5 and 211 kg K2O/ha/ year for the yield 3 tons/ha; 336 kg N
+ 122 kg P2O5 and 281 kg K2O/ha/year for a yield of 4 tons/ha; 420 kg N
+ 152 kg P2O5 and 352 kg K2O/ha/year for a yield of 5 tons/ha. Fertilizer

hits 4 times: 1 times the dry season (November 1,2); 3 times the rainy
season: April, May; June, July and August, September.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay cà phê mang lại giá trị xuất khẩu cao cho ngành nông nghiệp;
theo kết quả thống kê tổng giá trị xuất khẩu năm 2015 đối với cà phê là >3 tỷ
USD, chiếm hơn 20 % tổng xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước và tạo việc làm
cho 5 triệu lao động khu vực nông thôn. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, diện
tích trồng cà phê của cả nước là 670,0 nghìn ha và tổng sản lượng 1,7 triệu
tấn/năm, năng suất trung bình đạt 2,3 tấn/ha (cao hơn năng suất trung bình cà
phê thế giới 2,5 lần), trong đó diện tích cà phê kinh doanh chiếm 89,35 %. Hiện
nay, diện tích trồng cà phê tại Tây Nguyên (gồm Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắc Nông,
Gia Lai và Kon Tum) chiếm 89,83 % diện tích cà phê của cả nước (Cục Trồng
Trọt, Bộ NN&PTNT, 2012). Đánh giá được tầm quan trọng của cây cà phê Chính
phủ cũng như Bộ NN&PTNT đã chú trọng và lập đề án riêng cho việc phát triển
cà phê. Đồng thời trong đề án tái cơ cấu ngành nơng nghiệp của Thủ tướng
Chính phủ, số 899/QĐ - TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 nhấn mạnh: Đẩy mạnh áp
dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất
lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ổn định diện tích trồng
cà phê khoảng 500 ngàn ha, tập trung ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ,
Duyên hải miền Trung và Tây Bắc…Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững,
thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và
xử lý các chất thải nông nghiệp; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước.
Đối với cà phê thời kỳ kinh doanh thì phân bón là một trong yếu tố đầu
vào chính, chiếm tới 30 - 40 % chi phí đầu tư hàng năm của người trồng. Tuy
nhiên hiệu quả sử dụng phân N, P, K vơ cơ rất thấp, trong đó hiệu suất sử dụng

đạm, lân và kali tương ứng là 33 - 43 %; 3 - 7 % và 35 - 48 % (Tôn Nữ Tuấn Nam,
Trương Hồng, 1999). Nguyên nhân do bón phân khơng cân đối, vượt liều lượng
theo quy trình 10 - 23 %, khoảng 50 % số hộ bón NPK khơng phù hợp với quy
trình sản xuất, chưa chú trọng bón phân hữu cơ, phương pháp bón chủ yếu qua
đất, đất có biểu hiện chua hóa, nhiều lơ trồng cà phê pH dưới 4,5 do bón phân
khơng cân đối và chênh lệch (Nguyễn Văn Sanh, 2006). Mất cân bằng sinh
dưỡng trong đất dẫn đến suy thối tính chất hóa lý, hóa sinh và giảm sức sản
xuất của đất. Theo ước tính, với tổng diện tích cà phê kinh doanh hiện nay riêng
ở vùng Tây Nguyên hàng năm sử dụng khoảng 1,29 triệu tấn phân NPK thương
phẩm (tương ứng với 10 % lượng phân bón sử dụng hàng năm của cả nước) và

1


tổng chi phí phân bón tương ứng khoảng 9.068 tỷ đồng, trong đó lãng phí gây
nên do hiệu quả sử dụng phân bón thấp thất thốt 4.591 tỷ đồng, và thất thốt do
bón phân khơng cân đối và sai lệch với khuyến cáo khoảng 2.637 tỷ đồng.
Cà phê là một trong những cây trồng trọng điểm nên mức độ quan tâm về
nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao cũng tương ứng với mức độ quan trọng
của cây trồng này như: về giống, kỹ thuật canh tác, đặc biệt là các nghiên cứu về
đất và phân bón. Trong nghiên cứu này phương pháp tiếp cận mang tính ứng
dụng từ các kết quả nghiên cứu trước, được kết hợp giữa điều tra thực trạng sử
dụng phân bón và quan trắc nhiều điểm (đại diện tính chất đất, phân bón và các
biện pháp canh tác khác nhau) đến sinh trưởng, năng suất, hiệu quả kinh tế,
đồng thời cùng với thí nghiệm chính quy để điều chỉnh và xây dựng công thức
NPK chuyên dùng cho cà phê nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Với những lý do trên đề tài “Xác định hiệu suất sử dụng phân bón
NPK cho giống cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đắk Lắk” là
cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón góp phần nâng cao

năng suất, chất lượng theo hướng áp dụng tiêu chuẩn VietGap, UTZ, Rain
Forest,... và phát triển cà phê bền vững tại vùng Tây Nguyên Việt Nam.

1.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu
Xác định được hiệu suất sử dụng phân bón NPK cho cà phê
vối thời kỳ kinh doanh tại tỉnh Đắk Lắk nhằm ổn định và nâng cao
năng suất; giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.
Đề xuất được công thức phân bón NPK chuyên dùng phù hợp
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tránh dư thừa phân
bón và bảo vệ môi trường đất.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
Dựa trên phương pháp tiếp cận hệ thống, kế thừa và nghiên
cứu trên thực địa thực hiện các nội dung sau:
+
Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu về phân bón cho
cà phê trên thế giới và Việt Nam.
+

Điều tra thực tế, mô tả thống kê về hiện trạng sử dụng phân bón (liều

lượng, dạng và tỷ lệ, các thời kỳ sử dụng) cho cà phê tại tỉnh Đắk Lắk.

2


+
Quan trắc, đánh giá biến động về lượng, dạng, loại, tỷ lệ, thời
kỳ bón với các chế độ canh tác và địa điểm khác nhau (30 vườn cà
phê kinh doanh tại Đắk Lắk).

+
Thí nghiệm chính quy trên đồng ruộng đánh giá hiệu suất,
hiệu lực, hiệu quả sử dụng phân bón.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
+
Kết quả đề tài góp phần xác định hiệu suất sử dụng phân bón
trên cây cà phê tại Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất cơng thức phân
bón hợp lý đối với cây cà phê tại Đắk Lắk.
+
Kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học phục vụ cho những
nghiên cứu tiếp theo về bón phân cho cây cà phê nhằm ổn định
năng suất và chất lượng trên cây cà phê của các địa phương.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xây dựng được cơng thức phân bón NPK chun dùng cho cà
phê thời kỳ dinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk góp phần nâng cao
hiệu quả sản suất cho người dân địa phương.
Cơng thức phân bón được đề xuất cho cà phê tại Đắk Lắk có
thể làm nguồn tài liệu tốt phục phục cho công tác khuyến nông,
hướng dẫn, mở rộng mơ hình áp dụng nhằm duy trì, nâng cao năng
suất, sản lượng, hiệu quả và thu nhập của người lao động trong
ngành cà phê tại Đắk Lắk và những vùng có điều kiện tương tự.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ CÀ PHÊ TRÊN THẾ GIỚI
Cà phê là cây công nghiệp đặc sản của vùng nhiệt đới. Hoạt chất chủ

yếu chứa trong hạt là cafein chiếm 0,8 - 3 % (trọng lượng chất khơ), có tác
dụng kích thích thần kinh, tăng hoạt động của tế bào não và còn có chứa
nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người như: đường sacaroza
(5,30 - 7,95 %) đường khử (0.30 - 0,44 %) protein hòa tan (5,23 - 5,25 %), các
loại protein khơng hịa tan (5,02 - 6,04 %), các chất sinh tố nhóm B (B1, B2,
B6,...) và vitamin PP. Bên cạnh đó, cịn có hương vị độc đáo nên trở thành
thức uống được sử dụng rộng rãi hầu hết ở các nước trên thế giới. Ngồi ra
cịn là nguyên liệu cho thực phẩm chế biến như: bánh, kẹo, rượu,...
Sản xuất và chế biến cà phê là một ngành mang lại thu nhập lớn của
nhiều nước trên thế giới. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 10
tỷ USD, có khoảng hơn 80 nước trồng với tổng diện tích trên 10 triệu ha.

Bảng 2.1. Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê các vùng trên thế giới
Vùng
Châu Phi
Trung Mỹ
Nam Mỹ
Châu Á
Những vùng trồng cà phê chính trên thế giới là Nam Mỹ (4.112 ngàn
ha), tiếp đến Châu Phi, Trung Mỹ và Châu Á. Sản lượng nhiều nhất là Nam
Mỹ (2.965 ngàn tấn), tiếp sau Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á. Năng suất
bình quân theo vùng thấp nhất là Châu Phi (359 kg/ha/năm) và cao nhất là
Châu Á (718 kg/ha/năm). Trong đó, giống cà phê chè chiếm 70 % sản
lượng cà phê thế giới. Diện tích trồng cà phê chè tập trung chủ yếu ở
Châu Mỹ La Tinh, một số nước ở Đông Phi như: Ethiopia, Tanzania,
Kenya, Cameroon và một phần ở châu Á như Ấn Độ, Philippin, Indonesia.

4



Bảng 2.2. Xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới
Đơn vị tính: ngàn bao 60 kg

Loại cà phê/quốc gia
Tổng
Cà phê chè
Cà phê vối
Brazil
Việt Nam
Colombia
Indonesia
Peru
Ấn Độ
Uganda
Ethiopia
Guatemala
Mexico
Côte d’lvoire
Ecuador
Các nước khác
Nguồn: ICO

Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, đặc biệt là giống mới và trồng dày nên đã
có 9 nước đạt năng suất bình quân trên 1 tấn nhân/ ha. Trong đó đáng chú ý là
Costarica (Trung Mỹ) với diện tích là 85.000 ha đạt năng suất bình qn 1.407
kg/ha. Philippin có 110.000 ha đạt năng suất bình qn 1.273 kg/ha và thực
nghiệm trồng dày đối với cà phê thấp cây Caturra (2 x 1,5 m) đã cho năng suất cà
phê nhân lên tới 5,8 tấn/ha và có thể đạt 10 tấn nhân/ha ở vụ thứ sáu.
Theo thống kê thương mại cà phê của ICO, xuất khẩu cà phê thế giới lên tới
111.830 ngàn bao (60 kg/bao) trong niên vụ 2015/2016 so với 112.645 ngàn bao trong

niên vụ 2014/2015, giảm -0.7 % (Bảng 2.2). Trong đó, Braxil vẫn là nước xuất khẩu cà
phê vối lớn nhất thế giới, tiếp đến là Việt Nam đứng thứ hai trên

5


Colombia và các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Indonesia,
Ấn Độ, Peru, Uganda, Ethiopia. Việt Nam xuất khẩu 22.925 ngàn bao
trong niên vụ 2015/2016 tăng 7.7 % so với niên vụ 2014/2015.
Trong những nước có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn là Mỹ
(1,14 triệu tấn), Đức (0,60 triệu tấn), Pháp (0, 31 triệu tấn), Italy (0, 24
triệu tấn), Tây Ban Nha (0,16 triệu tấn) và Hà Lan (0,15 triệu tấn).
2.2. SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM
Cây cà phê được đưa vào Việt nam vào cuối thế kỷ thứ 19, được
trồng rộng rãi trong các đồn điền vào đầu thế kỷ thứ 20. Các giống được
trồng là cà phê Arabica với chủng chủ yếu là Typica, cà phê Canephora
với chủng Robusta và cà phê Liberica cùng với Dewevrei chủng Excelsa.
Năm 1930 diện tích cà phê ở Việt Nam là 5.900 ha, trong đó có 4.700 ha cà
phê Arabica, 900 ha cà phê Excelsa và 300 ha cà phê Robusta.
Đến nay, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về sản lượng xuất khẩu. Diện
tích và sản lượng qua các năm không ngừng tăng, từ 500.000 ha năm 2007
lên tới 670.000 ha năm 2015. Sản lượng từ 900 ngàn tấn năm 2007 thì đến nay
đạt sản lượng trên 1.700 ngàn tấn chỉ sau Braxil. Tạo việc làm ổn định hàng
năm cho hơn 5 triệu người người lao động và đem lại kim ngạch xuất khẩu
hơn 3 tỉ đô la Mĩ, chiếm hơn 20 % so với tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm
thủy sản cả nước (Trương Hồng và cộng sự, 2013).

Biểu đồ 2.1. Diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam, giai đoạn 2006 - 2015

6



Biểu đồ 2.2. Biến động diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực
Nguồn: Bộ NN&PTNT,Sở NN&PTNT các tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu

- Diện tích cà phê Việt Nam giai đoạn 2013-2015:
Tỉnh
- Đắk Lắk:
- Lâm Đồng:
- Đắk Nông:
- Gia Lai:
- Đồng Nai:
- Bình Phước:
- Kontum:
- Sơn La:
- Bà Rịa Vũng Tàu:
- Quảng Trị:

7


- Điện Biên:
- Các tỉnh khác:
- Tổng:
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT các tỉnh, doanh nghiệp xuất khẩu

Diện tích trồng cà phê tại Việt Nam niên vụ năm 2015 tăng hơn 5.300 ha
so với niên vụ năm 2014. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ giảm diện tích
cà phê cịn 600 nghìn ha, chuyển đổi những vườn cà phê ở những chân đất
khơng thích hợp sang trồng các loại cây trồng khác để mang lại hiệu quả

kinh tế cao hơn. Đồng thời, khơng mở rộng diện tích mà đi sâu vào đầu tư
thâm canh ở những vườn cà phê có chân đất thích hợp, ít sâu bệnh để mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, diện tích cà phê già cỗi chiếm 20 %
tổng diện tích cà phê hiện nay sẽ được chuyển sang trồng cây cho giá trị cao
hơn. Những diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, hiệu quả kém, không
chủ động được nguồn nước, không nằm trong vùng quy hoạch, được tuyên
truyền, vận động nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác có
hiệu quả kinh tế cao hơn hoặc trồng tái canh bằng các giống mới để mang lại
hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tốt yêu cầu xuất khẩu.

2.3. YÊU CẦU ĐẶC ĐIỂM ĐẤT, VAI TRÒ VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG
CỦA CÂY CÀ PHÊ
2.3.1. Yêu cầu về đặc điểm đất đối với
cà phê a.Tính chất lí học của đất:
Các vùng trồng cà phê có chất lượng tốt trên thế giới phụ thuộc rất nhiều
vào độ cao so với mực nước biển, biên độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm và lý
tính đất bởi nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cà phê. Đất tốt nhất để trồng cà
phê là đất có tầng canh tác dày, tầng đất sâu tối thiểu từ 70 cm trở lên, đất tơi
xốp, mực nước ngầm ở độ sâu tối thiểu là 100 cm, độ xốp 64 %, dung trọng 0,9 3

1,0 g/cm và tỉ trọng bằng 2,54 (Hoàng Thanh Tiệm và cộng sự, 1999).
-

Dung trọng và độ xốp của đất: xác định chỉ tiêu dung trọng và tỷ trọng

của đất trồng cà phê để đánh giá độ tơi xốp của đất. Theo Vũ Cao Thái (1985) đất
nâu đỏ bazan trên các vườn cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất
cao thì ở tầng đất mặt (từ 0 đến 20 cm) có trị số trung bình của dung trọng là
0,88 g/cm, tỉ trọng là 2,54 g/cm, độ tơi xốp là 64,25 %. Theo Nguyễn Tri


8


Chiêm và Đoàn Triệu Nhạn (1974) đất bazan được xem là loại đất lý
tưởng nhất để trồng cà phê với tầng đất canh tác dày, độ tơi xốp
3

cao từ 60 đến 65 %, dung trọng thấp từ 0,8 đến 1,0 g/cm , có đồn
lạp bền, thốt nước nhanh, thống khí và giữ ẩm rất tốt.
-

Đoàn lạp bền trong nước: Theo Hoàng Thanh Tiệm và cộng sự (1999) trên

đất đỏ bazan tại tầng đất mặt từ (0 đến 20 cm) ở các vườn cà phê sinh trưởng và
phát triển tốt lượng đồn lạp có cấp hạt lớn hơn 0,25 mm đạt trung bình 66,05 %,
ngược lại ở các vườn cà phê sinh trưởng và phát triển kém thấp hơn 59,34 %.
-

Thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: thành phần cơ giới đất giữ vai trò

quan trọng trong việc giữ nước, giữ phân, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
sinh trưởng và phát triển. Đối với cây trồng lâu năm nói chung và cây cà phê nói
riêng có nhu cầu dinh dưỡng trong mọi thời kỳ trong năm thì đất sét pha thịt là
thích hợp nhất. Theo Tơn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng (1999) các vườn cà phê
cho năng suất cao trên 5 tấn nhân/ha/năm đều có độ dầy tầng đất mặt lớn hơn 1
m. Đất nâu đỏ và nâu vàng phát triển trên đất bazan có tầng đất mặt trung bình
dày trên 70 cm rất thích hợp cho việc trồng và phát triển cây cà phê.

Ẩm độ đất: Theo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
Tây nguyên đã phân cấp vùng ẩm để đánh giá khả năng cung cấp

nước của đất đối với cà phê như sau:
- Độ ẩm đất < 25 % trọng lượng đất khô: vùng ẩm cây héo;
- Độ ẩm đất > 25 - 34 % trọng lượng đất khô: vùng ẩm bán khô hạn;

- Độ ẩm đất > 34 - 46 % trọng lượng đất khơ: vùng ẩm thích hợp;

- Độ ẩm đất > 46 % trọng lượng đất khô: vùng ẩm thừa nước.


Tây Ngun nói chung, trong điều kiện khơng tưới nước độ ẩm

đất vào các tháng cuối mùa khô thường dưới 30 % và có thể giảm thấp
đến 27 %, gần độ ẩm cây héo. Trong khi đó, sau khi tưới nước từ 7 đến
10 ngày, độ ẩm đất đạt 35 - 43 % tùy theo lượng nước tưới.

b. Tính chất hóa học của đất:
Đất trồng cà phê ở Việt Nam thích hợp tốt khi hàm lượng dinh dưỡng tổng số
trong đất từ 0,10 - 0,20 % N; 0,10 - 0,12 % P 2O5; 0,10 - 0,12 % K 2O và hàm lượng chất
hữu cơ trong đất lớn hơn 2 % . So với nhiều loại đất khác, hàm lượng các chất dinh
dưỡng khống trong đất bazan thường khơng cao, hàm lượng lân và kali dễ tiêu
thấp nhưng đất bazan có chứa hàm lượng các nguyên tố vi lượng rất

9


cần thiết cho cây cà phê để tạo ra sản phẩm cà phê chất lượng cao
như: Bo, Fe, Zn, Cu.
Kết quả nghiên cứu về tiêu chuẩn đất thích hợp cho cà phê của Nguyễn
Tri Chiêm và Đoàn Triệu Nhạn (1974) cho thấy năng suất cà phê có liên quan
chặt chẽ với hàm lượng chất hữu cơ, đạm tổng số, kali và lân dễ tiêu.


Tóm lại, các tác giả đều thống nhất cho rằng đất tốt nhất để trồng
cà phê là đất có tầng canh tác dày, thốt và giữ ẩm tốt, tơi xốp, độ
chua nhẹ, giàu hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu cao.

2.3.2. Vai trò của N, P, K đối với cây cà
phê a. Nguyên tố nitơ (N)
Hàm lượng N trong cây cà phê Vối biến động từ 1,5 - 2,0 % (trọng lượng
chất khô) trung bình cho thân, cành, lá. Chỉ tính trong lá biến động từ 2,2 - 3,5 %,
trong hạt chứa từ 3,5 - 4,5 %. Đạm là động lực cho quá trình sinh trưởng của cà
phê bao gồm cả quá trình hình thành năng suất. Đạm tham gia cấu thành năng
suất từ 32,6 - 49,4 %. Cung cấp đầy đủ một lượng đạm thích hợp sẽ giúp cho cây
hút các chất khác tốt hơn, đặc biệt là kali. Mức đạm cần thiết trong đất cho cây
cà phê là 0,9 g/kg (WASI 2010; Nguyễn Hữu Thành và cộng sự, 2010).

Thừa N: Bón thừa đạm, do cây phải hút nhiều nước để giảm nồng độ
+

amôn (NH4 ) trong cây nên tỉ lệ nước trong thân lá cao, cành vươn dài, mềm,
che bong lẫn nhau ảnh hưởng đến quang hợp mặt khác dễ quyến rũ mọt đục
cành và đục quả. Đạm hữu cơ hòa tan (amino, amid) trong cây, cành nhiều,
cây dễ mắc bệnh. Bón nhiều đạm tỷ lệ diệp lục trong lá cao, lá có màu xanh
tối hấp dẫn cơn trùng nên thường bị sâu bệnh phá hoại mạnh. Bón thừa đạm,
cây khơng dùng hết, đất không giữ lại được (như trên các loại đất nhẹ, nghèo
hữu cơ) dẫn đến đạm bị kéo xuống sâu (trực di), hoặc bị xói mịn làm ơ
nhiễm nguồn nước (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2007; SFRI, 2005).
Thiếu N: cây sinh trưởng kém, mất cân đối, cà phê khơng có cây che bóng
thì tồn cây lá có màu vàng, kích thước lá và chồi nhỏ hơn bình thường. Cây cà
phê có cây che bóng chỉ có lá già bị vàng. Trường hợp thiếu N trầm trọng thì
tồn cây bị vàng. Trên đất đỏ bazan với cà phê đang thời kỳ kinh doanh cần N

khoảng 220 - 250 kg/ha (năng suất từ 2,5 đến 3 tấn nhân/ha), từ 280 - 320 kg/ha
(năng suất từ 3,5 - 4,5 tấn nhân/ha), cà phê ở giai đoạn 1 đến 2 tuổi thì cần 120 150 kg/ha. Cây cà phê bị thiếu đạm được phát hiện bằng mắt thường thì hàm
lượng đạm trong lá từ 1,3 - 1,8 % (WASI, 2010; Iloyanomon và cộng sự, 2011).

10


Khắc phục: trường hợp muốn chữa trị nhanh (tức thời) có thể dùng ure
0,1-0,3 % hoặc dung dịch đạm sul phát amôn (SA) với nồng độ 0,3 - 0,5 % phun 2
lần trên lá cách nhau từ 15 - 20 ngày. Sau đó bổ sung đạm vào đất (WASI, 2010).

b. Nguyên tố phốt pho (P)
Hàm lượng lân (P) trong lá, cành và thân cây cà phê Robusta biến động từ
0,07 - 0,15 % P2O5, trong hạt chứa 0,35 - 0,50 % trọng lượng khơ. Lân có vai trị
trong phát triển rễ đặc biệt khi giai đoạn cà phê còn non. Lân giúp cho quá trình
thụ phấn, thụ tinh thuận lợi và hình thành quả tốt hơn, giúp cây dự trữ tinh bột,
cùng với kali tăng khả năng chống chịu của cây. Mặt khác, lân tham gia cấu
thành các chất dự trữ cao năng lượng như ATP, ADP, NADP. Lân tham gia cấu
thành axít nucleic, axít photphoglyxeric, photpholypit,… Đối với vườn cà phê
đang thời kỳ kinh doanh, lân đặc biệt cần cho quá trình ra hoa và thụ tinh. Lân
chỉ tham gia cấu thành năng suất từ 7,8 - 8,6 %. Lượng lân cần thiết duy trì trong
đất ở mức 6 mg/kg là tốt cho cà phê (Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm, 2007; Nguyễn
Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2003). Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh
dưỡng đạm. Cây được bón cân đối đạm - lân sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh
(ít sâu bệnh), nhiều hoa sai quả và phẩm chất nông sản tốt.

Thừa lân: Cây hút kẽm yếu bởi thừa P làm giảm Zn dễ tiêu trong đất,
xuất hiện hiệu ứng hịa lỗng đối với Zn trên ngọn cây do P tăng cường
sinh trưởng của cây, làm nhiễu loạn chức năng của Zn (theo Olssen, 1972
và Katyal, 1992). Do vậy, thừa lân đối với cây cà phê thường dẫn đến cây

thiếu Zn và vỏ quả cà phê dày hơn, tỉ lệ kg quả tươi/kg nhân cao.
Thiếu lân thường xuất hiện ở lá già và các cành sai quả. Lúc đầu lá có
màu vàng sáng sau đó chuyển sang đỏ thẫm hoặc nâu đỏ pha tím, đơi khi có
màu huyết dụ. Đầu tiên lá biến màu một phần (thường ở gân lá), cuối cùng cả
lá biến màu và rụng. Cây cà phê có triệu chứng thiếu lân khi hàm lượng P 2O5
trong lá từ 0,05 - 0,08 % (WASI, 2010; Iloyanomon và cộng sự, 2011).
Khắc phục: cần quan tâm bón lân đầy đủ cho cà phê thời kỳ kiến thiết cơ
bản. Khi mới trồng cần bón từ 500 - 700 gam lân (dạng phân nung chảy như lân
Văn Điển, Ninh Bình hoặc supe. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đối với cà phê kinh doanh trên đất nâu đỏ
bazan ở Đắk Lắk việc bón lân khơng phải là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm.
Chỉ cần bón một lượng từ 400 - 600 kg lân nung chảy/ha, kết hợp với các biện

11


pháp canh tác đồng bộ khác sẽ tạo điều kiện cho đất cung cấp một
lượng lân hữu hiệu đáng kể cho cây đủ đáp ứng để đạt năng suất từ
3,5 - 5,0 tấn nhân/ha (WASI, 2010; Trương Hồng và cs, 1998; kỹ thuật
chăm sóc và bón phân cho cây cà phê tại ).
Trường hợp bị thiếu trầm trọng có thể dùng hợp chất phốt phát kali
(KH2PO4 hoặc K2HPO4) với nồng độ 0,3 - 0,4 % phun trên lá 2 lần, cách
nhau 20 - 30 ngày nhằm chữa trị nhanh triệu chứng thiếu lân (WASI,
2010; Sinh lý Dinh dưỡng Cây cà phê tại ).

c. Nguyên tố kali (K)
Có thể nói kali là một nguyên tố dinh dưỡng cây cà phê cần với lượng
lớn trong suốt vòng đời phát triển, nhất là trong giai đoạn ni trái và trái sắp
chín. Cà phê Vối có hàm lượng kali chứa trong cây biến động từ 1,1 - 1,6 %
K2O (trọng lượng chất khô), trong hạt từ 3,0 - 3,7 % K 2O. Kali tham gia vào

hoạt tính của hơn 60 enzym, giúp hình thành và vận chuyển hydrat cacbon,
quá trình tổng hợp protein và các hợp chất hữu cơ trong cây. Kali làm tăng
khả năng hút nước, giúp cây tăng được khả năng chịu hạn, chịu rét và chịu
mặn, kali có tác dụng làm giảm tỉ lệ rụng quả, tăng trọng lượng quả và trọng
lượng nhân, đồng thời cũng làm cho cây ít bị nhiễm sâu bệnh hơn do cây
sinh trưởng phát triển khỏe hơn. Do tác động đến q trình hơ hấp và quang
hợp, kali ảnh hưởng tích cực đến việc trao đổi đạm và tổng hợp protein.
+

+

Thiếu kali mà nhiều NH4 , NH4 tích lũy độc cho cây. Do vậy, kali hạn chế việc
tích lũy nitric trong lá. Kali tham gia cấu thành năng suất từ 27,4 - 44,7 % và
chất lượng cà phê (WASI, 2010; Iloyanomon và cộng sự, 2011).

Bón thừa kali sẽ đối kháng với quá trình cây hút Mg, B và đạm.
Nhưng bón kali cân đối cây sẽ tăng cường hút đạm, do vậy ranh giới
giữa hiệp đồng và đối kháng là rất mong manh (Vũ Hữu Yêm, 1982,
1985). Do vậy, cần chú ý đến việc bón cân đối lượng dinh dưỡng giữa
các nguyên tố phân bón để phát huy hết tác dụng của phân bón.
Thiếu kali thường biểu hiện ở các lá già, trên cành mang nhiều quả. Các vệt
màu nâu thường xuất hiện ở rìa mép lá già, rồi lan dần vào giữa phiến lá, cuối cùng
thì lá rụng. Thời kỳ cây cà phê mang quả nếu thiếu kali quả sẽ bị rụng nhiều, vỏ quả
có màu xám nâu, khi chín vỏ quả có màu vàng đỏ nâu, khô và không mọng nước,
màu không tươi, nhân nhỏ và nhẹ hơn bình thường. Cây thiếu kali thì hàm lượng
K2O trong lá dao động từ 0,9 - 1,3% (WASI, 2010; Ngô Thị

12



×