Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp tăng cường huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.75 KB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM MINH ĐIỆP

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ
KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM, CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Thị Kim Loan

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Minh Điệp

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Chu Thị Kim Loan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Marketing, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ngân hàng thương
mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận
văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Minh Điệp

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Danh mục biểu đồ, hình, sơ đồ.........................................................................................ix
Trích yếu luận văn.............................................................................................................................. x
Thesis Abstract................................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu....................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung.................................................................................................... 3


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể....................................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................3

1.3.2.

Phạm vi về nghiên cứu........................................................................................ 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn từ khối khách
hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại........................................................4
2.1. Lý luận về huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của ngân hàng thương
mại.......................................................................................................................4
2.1.1. Khái niệm, vai trị và tính chất của huy động vốn đối với ngân hàng thương
mại.......................................................................................................................4
2.1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại........................................ 8
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại............13
2.1.4. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của khách hàng cá nhân đối với ngân hàng
thương mại........................................................................................................ 18
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động huy động vốn từ khối khách
hàng cá nhân của ngân hàng thương mại..........................................................21
2.2. Cơ sở thực tiễn về huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của các ngân

hàng thương mại................................................................................................28
2.2.1. Kinh nghiệm huy động vốn khối khách hàng cá nhân của các ngân hàng của
các nước trên thế giới........................................................................................28

iii


2.2.2. Kinh nghiệm huy động vốn khối khách hàng cá nhân của các ngân hàng ở
Việt Nam........................................................................................................... 29
2.2.3. Bài học kinh nghiệm huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân..........................30
Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................32
3.1. Đặc điểm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, chi nhánh Hải Dương.............................................................................. 32
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Hải Dương..............................32
3.1.2. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương...............................................................34
3.1.3. Nguồn nhân lực ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, chi nhánh Hải Dương.............................................................................. 35
3.1.4. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, chi nhánh Hải Dương.......................................................................37
3.1.5. Tình hình cơ sở vật chất của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương...................................................... 38
3.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương qua các năm................................. 40
3.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................43
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................43
3.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu................................................................ 44
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin...........................................................................44
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................... 45
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận......................................................................47

4.1. Thực trạng huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương................47
4.1.1. Hoạt động huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của ngân hàng BIDV
Hải Dương thời gian qua...................................................................................47
4.1.2. Kết quả huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương................59
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh
Hải Dương
75
4.2.1. Môi trường pháp lý................................................................................................75
4.2.2. Mơi trường kinh tế.................................................................................................77
4.2.3. Yếu tố tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng...............................................77
4.2.4. Sự phát triển của các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Hải Dương............80

iv


4.2.5. Lãi suất huy động vốn của Ngân hàng BIDV Hải Dương.....................................81
4.2.6. Các sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng BIDV Hải Dương...........................82
4.2.7. Năng lực, trình độ và thái độ phục vụ của nhân viên............................................ 84
4.2.8. Các quy đinh, thủ tục gửi tiền của Ngân hàng BIDV Hải Dương.........................86
4.2.9. Cơ sở vật chất và mạng lưới huy động vốn của Ngân hàng BIDV Hải
Dương 87
4.3. Giải pháp tăng cường huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải
Dương 89
4.3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương


89

4.3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn từ khối khách hàng các nhân của ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải
Dương 91
Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................105
5.1. Kết luận...................................................................................................................105
5.2. Kiến nghị................................................................................................................ 106
Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 108
Phụ lục: Phiếu điều tra khách hàng............................................................................... 110

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATM

Automatic teller machine (Thẻ thanh toán tự động)
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển

BIDV

Việt Nam

BQ


Bình quân

CBNV

Cán bộ nhân viên

CD

Certificate of deposit (Chứng chỉ tiền gửi)

ĐVT

Đơn vị tính

HĐV

Huy động vốn

KH

Khách hàng

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước


NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

VNĐ

Việt Nam đồng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương

36

Bảng 3.2. Tình hình cơ sở vật chất của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và

Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương 39
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV Hải Dương...................40
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra.....................................................................................44
Bảng 4.1. Các sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm của BIDV Hải Dương..................49
Bảng 4.2. Lãi suất tiền gửi bằng VNĐ theo kỳ hạn của BIDV Hải Dương....................54
Bảng 4.3. Hệ thống mạng lưới huy động vốn của Ngân hàng BIDV Hải Dương...........57
Bảng 4.4. Tổng lượng vốn huy động của BIDV Hải Dương...........................................60
Bảng 4.5. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng BIDV Hải Dương
Bảng 4.6 Tình hình thực hiện kế hoạch huy động v

62

ốn từ khối khách hàng cá

nhân của BIDV Hải Dương năm 2015

63

Bảng 4.7 Kết quảhuy đ ộng vốn từ khối khách hàng cá nhân của các phòng giao
dịch của ngân hàng BIDV Hải Dương

65

Bảng 4.8. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng BIDV Hải Dương theo các sản
phẩm 68
Bảng 4.9. Kết quả huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân phân theo kỳ hạn............70
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của hoạt động huy động vốn đến hoạt động tín dụng của
ngân hàng BIDV Hải Dương 74
Bảng 4.12. Mục đích lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng BIDV Hải Dương của

khách hàng cá nhân

78

Bảng 4.13. Lý do khách hàng lựa chọn ngân hàng BIDV Hải Dương............................79
Bảng 4.14. So sánh lãi suất huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của một số
ngân hàng trên địan bàn tỉnh Hải Dương

81

Bảng 4.15. Danh mục sản phẩm tiền gửi của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hải
Dương 83
Bảng 4.16. Đánh giá của khách hàng về các sản phẩm huy động vốn của Ngân
hàng BIDV Hải Dương

vii

84


Bảng 4.17. Đánh giá của khách hàng về đội ngũ cán bộ, nhân viên của Ngân
hàng BIDV Hải Dương

85

Bảng 4.18. Đánh giá của khách hàng về thủ tục giầy tờ khi làm thủ tục gửi và rút
tiền tại ngân hàng BIDV Hải Dương 86
Bảng 4.19. Đánh giá của khách hàng về cơ sở vật của các phòng giao dịch tại chi
nhánh ngân hàng BIDV Hải Dương 88
Bảng 4.20. Đề xuất lãi suất huy động vốn theo bậc thang đối với khách hàng cá

nhân cho BIDV Hải Dương 93

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương

37

Hình 4.1. Hình ảnh minh họa một số sản phẩm huy động vốn của
Ngân hàng
BIDV Hải Dương

58

Biều đồ 4.1. Tỷ trọng tiền vốn huy động được từ khối khách hàng cá nhân trong
tổng vốn huy động của ngân hàng BIDV Hải Dương 73

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Ngân hàng BIDV Hải Dương là một trong những ngân hàng có thị phần lớn
trong hoạt động tín dụng tại Hải Dương. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây Ngân hàng
BIDV Hải Dương gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng thương mại khác trên
địa bàn như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngân hàng Ngoại
thương,… Cùng với đó, trong vài năm trở lại đây để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô nên Ngân hàng Nhà nước đã quy định hạ trần lãi suất cho vay và huy động vốn,

do vậy việc huy động vốn khối khách hàng cá nhân là rất khó khăn vì với lãi suất huy
động tiền gửi thấp như hiện nay thì các khách hàng cá nhân thường lựa chọn các kênh
đầu tư khác để có kỳ vọng vào lợi nhuận đầu tư cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng.
Nguyên nhân chủ yếu là các sản phẩm huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của
BIDV Hải Dương không đa dạng, ít cạnh tranh, lãi suất không hấp dẫn so với các ngân
hàng thương mại khác trên địa bàn, BIDV chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động xúc
tiến hỗn hợp,...
Luận văn đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, thang đo Likert
đã phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn từ khối
khách hàng cá nhân là môi trường pháp lý; môi trường kinh tế; yếu tố tâm lý, thói quen
tiêu dùng của khách hàng; sự phát triển của các ngân hàng cạnh tranh trên địa bàn tỉnh
Hải Dương; lãi suất huy động vốn của khách hàng; các sản phẩm huy động vốn của
ngân hàng ít có tính cạnh tranh; năng lực trình độ thái độ phục vụ của nhân viên ngân
hàng còn nhiều hạn chế; các quy định, thủ tục gửi tiền của ngân hàng; cơ sở vật chất và
mạng lưới huy động vốn của ngân hàng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
kết quả huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân tại BIDV Hải Dương là: đa dạng hóa
các hình thức huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân; nâng cao chất lượng dịch vụ;
tập trung hơn vào chăm sóc khách hàng; tăng cường cơng tác quảng bá hình ảnh, nâng
cao uy tín và thương hiệu của BIDV Hải Dương; hoàn thiện cơ sở vật chất, đưa các
trang thiết bị và công nghệ mới vào hoạt động của ngân hàng; nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của BIDV Hải Dương; hồn thiện chính sách, hàng lang pháp lý.

x


THESIS ABSTRACT
Hai Duong BIDV is one of the largest market share banks in credit activities in
Hai Duong province. However, recently, BIDV Hai Duong has faced a lot of
competition from other commercial banks in Hai Duong province such as Agribank,
Vietcombank,... Moreover, In order to reduce inflation rate, stabilize macro economic of

Vietnam, National bank regulated to decline ceiling of interest rate for borrowing and
budget mobilization, therefore, budget mobilization activities of sole customers have
met difficulty because sole customers often select other investment channels to get
higher expectation of investment return instead of depositing money. In fact, primary
reasons are that budget mobilization products of sole customers in Hai Duong BIDV are
less diverse, competitive, attractive than these in other banks in Hai Duong province,
additionally, Hai Duong BIDV did not concern carefully to mixed promotion
activities,...
This thesis applied some research methods such as descriptive, comparative
analysis, Likert scale to analyze situation and factors influencing budget mobilization of
sole customers that are regulation environment, economic environment, psycho factor,
consumer behavior of customers, developments of competitive banks in Hai Duong
province, interest rate of budget mobilization of customers, noncompetitive products of
customer budget mobilization, limitations of awareness and behavior of bank staffs,
procedures and regulations of deposit of Hai Duong BIDV, infrastructures and channels
of customers budget mobilization. Thus some solutions to improve results of budget
mobilization of sole customers should be applied such as diversifying formalities of
budget mobilization; improving quality of services; concentrating to customer services;
enhancing image advertising, promotion, improving reputation and trademark of Hai
Duong BIDV; building infrastructures, applying new technology, equipment to activities
of Hai Duong BIDV; improving quality of human resources; developing policies, legal
procedures.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây
dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình hội

nhập kinh tế tồn cầu. Chính vì vậy phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của
đất nước, muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế thì một trong những yếu tố quan
trọng cần phải có là vốn. Vốn sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh
doanh, có cơ hội cạnh tranh trên thị trường vì vậy vốn là nhu cầu cấp thiết với bất
kỳ doanh nghiệp nào, trong khi nguồn vốn nhàn rỗi nằm rải rác khắp nơi vậy làm
thế nào để huy động được chúng và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp? Ngân
hàng với chức năng trung gian tài chính giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu
vốn, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư để đáp ứng nhu cầu cho sự phát
triển kinh tế xã hội. Trong doanh nghiệp, vốn là một trong những yếu tố quyết
định tới sự thành cơng trong q trình hoạt động. Đối với một ngân hàng, một
đơn vị kinh doanh vốn thì nguồn vốn lại càng quan trọng hơn. Nguồn vốn chủ
yếu của các ngân hàng là huy động từ các tổ chức kinh tế và từ các khách hàng cá
nhân, điều này càng đúng hơn đối với ngân hàng thương mại.
Nền kinh tế hiện nay đang rơi vào tình trạng chậm phát triển, các hoạt
động của ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn. Trước sự suy giảm kinh tế,
nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm nhân công, nhiều công ty đã phá sản, tâm lý của
các cá nhân ngại gửi tiền vào ngân hàng do lãi suất giảm, đã làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Có những lúc ngân
hàng rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, để đáp ứng được nhu cầu cấp bách
như thanh khoản, yêu cầu dự trữ bắt buộc...
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chúng ta cần khẳng định rằng không thể thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của Nhà nước cũng như mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp nếu khơng có vốn. Đối với các ngân hàng thương mại
(NHTM) với tư cách là doanh nghiệp, một định chế tài chính trung gian hoạt
động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có vai trò hết sức quan trọng. Huy động các
nguồn khác nhau trong xã hội là một hoạt động quan trọng nhất của các NHTM.
Đặc biệt là ngân hàng có quy mơ lớn. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến cơng
tác huy động vốn, nó quyết định đến sự tồn tại của mỗi ngân hàng.


1


Hiện nay các ngân hàng đang trong tình trạng thiếu nguồn vốn ổn định,
thêm vào đó là hiệu lực của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của
Ngân hàng Nhà nước quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng và
Thơng tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của Ngân hàng Nhà nước về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 13/2010/TTNHNN ngày
20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về tỷ lệ bảo đảm an tồn của tổ
chức tín dụng. Theo đó tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là 80%.
Bên cạnh đó, là trong vài năm trở lại đây để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô nên Ngân hàng Nhà nước đã quy định hạ trần lãi suất cho vay và huy động
vốn, do vậy việc huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là huy động vốn
từ khách hàng cá nhân là rất khó khăn vì với lãi suất huy động tiền gửi thấp như
hiện nay thì các khách hàng cá nhân thường lựa chọn các kênh đầu tư khác để có
kỳ vọng vào lợi nhuận đầu tư cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh
Hải Dương (gọi tắt là BIDV Hải Dương) là một trong những ngân hàng có thị
phần lớn trong hoạt động tín dụng tại Hải Dương. Tuy nhiên, trong vài năm trở
lại đây BIDV Hải Dương gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng thương
mại khác trên địa bàn như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Ngân hàng Ngoại thương,,... Cùng với đó là hoạt động huy động vốn của BIDV
Hải Dương cũng chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng khác, đặc biệt là
hoạt động huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương
mại cổ phần khác với lãi suất cao, nhiều sản phẩm linh hoạt. Cùng với đó cuộc
suy thối đã ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng cá nhân. Lượng tiền nhàn
rỗi trong dân cư là khá ít, nên việc đầu tư gửi tiền vào ngân hàng không còn như
trước, người dân tập trung các vào kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn như vàng,
chứng khoán... đã làm cho tình hình huy động vốn của BIDV Hải Dương hiện
nay càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, làm thế nào để thu hút khách hàng, đặc

biệt là khách hàng cá nhân? Làm thế nào để tăng lượng vốn huy động từ khối
khách hàng cá nhân cho ngân hàng BIDV Hải Dương? Để giải quyết vấn đề khó
khăn, bất cập trong việc huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của ngân hàng
BIDV Hải Dương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cường
huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương”.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động động vốn từ khối khách hàng cá
nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi
nhánh Hải Dương, từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh huy động vốn từ khối khách
hàng cá nhân cho ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
chi nhánh Hải Dương trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn từ

khối khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại;
- Đánh giá thực trạng huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của Ngân

hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương
trong những năm qua;
- Đề xuất giải pháp tăng cường huy động từ khối khách hàng vốn cá nhân

tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh
Hải Dương trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Dương.
1.3.2. Phạm vi về nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về thời gian
- Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập trong giai

đoạn 2013-2015;
- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập trong năm 2016.

1.3.2.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Hải Dương. Nội dung chuyên

sâu được nghiên cứu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, chi nhánh Hải Dương.
1.3.2.3. Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu thực trạng huy động vốn từ khối khách hàng cá nhân của

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải
Dương, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp thực tăng cường huy động vốn từ
khối khách hàng cá nhân cho ngân hàng.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN TỪ KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TỪ KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

2.1.1. Khái niệm, vai trị và tính chất của huy động vốn đối với ngân
hàng thƣơng mại
2.1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với các chức
năng cơ bản là: trung gian tín dụng, trung gian thanh tốn và chức năng làm thủ
quỹ cho xã hội. Các NHTM có thể được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau
như: ngân hàng quốc doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh. Dù được
tổ chức theo hình thức nào thì tối đa hóa lợi nhuận ln là mục tiêu hàng đầu của
các NHTM. Để đạt được điều đó, thì vốn ln là yếu tố tiền đề của mỗi ngân
hàng.
Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về vốn của các NHTM như sau: Vốn
của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo
lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ
kinh doanh khác.
2.1.1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Ngân hàng
cũng là một loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế và như những doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh khác, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh
doanh. Với đặc trưng của hoạt động ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện
kinh doanh chính mà cịn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Ngân
hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường đó là tiền tệ.
Chính vì thế có thể nói: Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân
hàng. Do đó, ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn
trong suốt quá trình hoạt động.
Vốn quyết định quy mơ hoạt động tín dụng và các hoạt động khác. Tùy
theo quy mô và cơ cấu vốn, các ngân hàng sẽ quyết định quy mô và cơ cấu đầu

4



tư. Với nguồn vốn huy động lớn, ngân hàng có đủ khả năng mở rộng phạm vi và
khối lượng cho vay không chỉ giới hạn trên thị trường trong nước mà còn cho
vay vượt ra khỏi lãnh thổ (cho vay trên thị trường quốc tế). Ngược lại, do khả
năng vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ khơng có những phản ứng nhanh nhạy
trước sự biến động lãi suất, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư. Nhìn
chung, một ngân hàng có vốn dồi dào sẽ đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu
tín dụng của khách hàng, tăng khả năng thanh toán và các hoạt động khác của
ngân hàng.
Vốn quyết định năng lực thanh toán, uy tín của ngân hàng. Hoạt động
ngân hàng ln có rủi ro, tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở lịng tin của khách
hàng, do đó, các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường. Uy tín đó phải
được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh tốn khi khách có u cầu.
Khả năng thanh tốn của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng
càng lớn. Để đảm bảo được các điều kiện trên, ngân hàng phải có vốn thỏa mãn
đồng thời cả hai yêu cầu: chất lượng và khối lượng. Vì vậy, để vốn huy động sử
dụng có hiệu quả thì trong kinh doanh ngân hàng cần phải mở rộng quy mô tín
dụng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng.
Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.Vốn lớn là điều kiện
thuận lợi cho ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả
về quy mô, khối lượng, thời gian và thời hạn cho vay. Đặc biệt ngày nay, sự xuất
hiện hàng loạt các tổ chức tín dụng đã làm cho tình hình cạnh tranh giữa các
ngân hàng trở nên gay gắt. Có vốn dồi dào, ngân hàng sẽ chủ động đưa ra các
mức lãi suất cho vay một cách hợp lý nhằm thu hút khách hàng. Với năng lực tài
chính vững mạnh, ngân hàng sẽ chủ động huy động vốn với lãi suất thấp nhất
nhưng cho vay với lãi suất cao nhất có thể nhằm tối đa hóa được lợi nhuận nhưng
vẫn đảm bảo thu hút được khách hàng về ngân hàng mình.
2.1.1.3. Nội dung và tính chất các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại
Vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn huy động; vốn đi vay; vốn

tự có; và các nguồn vốn khác.
Mỗi loại vốn đều có tính chất và vai trị riêng trong tổng nguồn vốn hoạt
động của ngân hàng và đều có những tác động nhất định đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.

5


a) Vốn huy động

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các
tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội. Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà
khơng có quyền sở hữu đối với nguồn vốn này và phải có trách nhiệm hoàn trả
đúng hạn cả gốc và lãi khi chủ sở hữu có nhu cầu rút vốn. Vốn huy động luôn
biến động nên ngân hàng không được sử dụng hết mà phải có dự trữ với một tỷ lệ
hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán.
Vốn huy động mang các đặc điểm:
+ Quy mô vốn huy động rất lớn so với các vốn khác. Thông thường vốn

huy động chiếm từ 70 - 80% tổng vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của
các NHTM.
+ Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các sở hữu khác nhau, ngân

hàng chỉ có quyền sử dụng mà khơng có quyền sở hữu và phải có trách nhiệm
hồn trả cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút trước hạn.
Vì vậy, ngân hàng khơng được phép sử dụng hết số vốn đó vào hoạt động kinh
doanh mà phải dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản.
+ Đây là nguồn vốn phải dự trữ bắt buộc nên chi phí cho nguồn vốn này

thường cao hơn các nguồn khác. Ngoài ra, các ngân hàng phải mua bảo hiểm tiền

gửi cũng làm cho chi phí huy động cao hơn.
+ Nguồn vốn này thường nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế

như lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ tiêu dùng,...
b) Vốn đi vay

Vốn đi vay là quan hệ vay vốn giữa NHTM và NHNN, hoặc giữa các
NHTM với nhau hay các tổ chức tín dụng khác.
Các NHTM sẽ đi vay vốn để bổ sung vào vốn hoạt động của mình khi
ngân hàng đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động hay nói
một cách khác: tạm thiếu vốn khả dụng.
Trong trường hợp vốn vay trên tiếp tục không đáp ứng được nhu cầu sử
dụng của NHTM thì NHTM sẽ đi vay của Ngân hàng Trung ương. Tùy theo mục
đích sử dụng và hình thức vay vốn, vốn vay Ngân hàng Trung ương được chia
thành các loại: Vốn vay ngắn hạn bổ sung; vốn vay để thanh toán; tái cấp vốn;
cho vay tái chiết khấu; cho vay có đảm bảo.

6


Vốn vay Ngân hàng Trung ương là quan hệ trực tiếp giữa các NHTM với
Ngân hàng Trung ương nằm trong sự điều tiết của chính sách tiền tệ. Khi Ngân
hàng Trung ương sử dụng công cụ thị trường mở, mua bán các trái phiếu, kỳ
phiếu ngắn hạn, hệ thống NHTM phải chịu sự kiểm soát gắt gao của Ngân hàng
Trung ương.
c) Vốn tự có

Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được,
thuộc sở hữu của ngân hàng. Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chính
ngân hàng, ngân hàng có tồn quyền sử dụng. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ

trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhưng vốn tự có lại có vai trị vơ cùng quan
trọng: là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng; tạo niềm tin
cho khách hàng, cổ đông và sự đảm bảo cho chủ nợ về sức mạnh tài chính của
ngân hàng; là nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng...
Vốn tự có của NHTM được hình thành từ vốn tự có cơ bản và vốn tự có
bổ sung. Theo Thơng tư số 13/2010-NHNN do Thống đốc NHNN ban hành thì:
Vốn tự có cơ bản - vốn điều lệ. Vốn điều lệ (vốn cổ phần). Quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ. Lợi nhuận không chia. Thặng
dư vốn. Vốn tự có bổ sung 50% số dư có tài khoản đánh giá tài sản cố định theo
quy định của pháp luật; 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tổ chức theo
quy định của pháp luật. Nguồn vốn này bao gồm: quỹ dự phịng tài chính; trái
phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành; các cơng cụ nợ khác.
d) Vốn khác

Trong quá trình làm trung gian thanh toán, NHTM cũng tạo được một
khoản vốn gọi là vốn trong thanh toán: vốn trên tài khoản mở thẻ tín dụng, tài
khoản tiền gửi séc bảo chi, séc định mức và các khoản tiền phong tỏa do ngân
hàng chấp nhận các hối phiếu thương mại,... Các khoản tiền tạm thời được trích
khỏi tài khoản này nhập vào tài khoản khác chở sử dụng nên tạm được coi là tiền
nhàn rỗi.
Thông qua nghiệp vụ đại lý, NHTM cũng thu hút được một lượng vốn
đáng kể trong quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho tổ chức tín
dụng khác, nhận hoặc chuyển vốn cho khách hàng hay một dự án đầu tư. Do việc
phát tiền được thực hiện theo tiến độ cơng việc nên ngân hàng có thể tạm thời sử
dụng tồn khoản đó vào kinh doanh.

7


2.1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại

Một hoạt động không thể thiếu của các NHTM là tiến hành huy động vốn
để tiến hành các hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ. Quá trình huy động
vốn tại các ngân hàng thường khơng có nhiều điểm khác biệt, dựa vào các tiêu
chí được lựa chọn để phân loại có thể chia thành các hình thức huy động chính
như sau:
2.1.2.1. Phân loại vốn theo thời gian huy động
Phân loại vốn theo thời gian có ý nghĩa rất quan trọng với ngân hàng vì nó
liên quan mật thiết đến việc sử dụng vốn huy động, tính an toàn, khả năng thanh
khoản, khả năng sinh lời của nguồn vốn này. Theo thời gian, hình thức huy động
được chia thành: huy động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Huy động ngắn hạn: Đây là hình thức huy động vốn chủ yếu của
NHTM, thông qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ
(kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi) và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi
thanh toán,... Phần lớn số tiền huy động được theo hình thức này được dùng để
cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để thực hiện cho
vay trung - dài hạn. Do thời gian huy động ngắn nên tính ổn định của lượng vốn
này không cao.
Huy động trung hạn: Đây là nguồn vốn huy động của ngân hàng thông
qua phát hành các công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi
trung hạn (từ 1 đến 5 năm). Vốn huy động này ngân hàng có thể sử dụng để đầu
tư trong các dự án trung - dài hạn hoặc thay đổi công nghệ tương đối ổn định và
thuận tiện. Chi phí huy động thường cao hơn hình thức huy động ngắn hạn.
Huy động dài hạn: Đây là nguồn vốn huy động của ngân hàng thông qua
phát hành các công cụ nợ trên thị trường vốn (trái phiếu, kỳ phiếu) với thời gian
dài (trên 5 năm). Nguồn vốn này có tính ổn định cao nhất, phù hợp để đầu tư các
dự án dài hạn. Tuy nhiên, chi phí huy động của hình thức này cũng thường cao
nhất.
2.1.2.2. Phân loại theo đối tượng huy động
Huy động vốn từ dân cư: Đây là khu vực huy động đầy tiềm năng cho
các ngân hàng. Ngân hàng huy động từ dân chúng, thường là các khoản dự phòng


8


tạm thời nhàn rỗi và sau đó chuyển đến cho những đối tượng cần vốn để mở rộng
đầu tư, kinh doanh. Nguồn vốn huy động từ dân cư tương đối ổn định.
Huy động từ khối khách hàng cá nhân làm việc tại các tổ chức kinh tế,
doanh nghiệp, cơ quan nhà nước: Hình thức huy động vốn này có thể áp dụng
bằng cách ngân hàng ký hợp đồng với các tổ chức kinh kế, doanh nghiệp để trả
lương cho cán bộ, nhân viên đang việc tại doanh nghiệp qua tài khoản thẻ. Đây là
nguồn huy động được đánh giá cao của mỗi ngân hàng vì khối lượng huy động
lớn và chi phí thấp vừa tạo ra nguồn vốn có thể huy động được cho ngân hàng,
vừa tiết kiệm thời gian và chi phí thanh tốn, giấy tờ thủ tục cho các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, tính ổn định và độ lớn của nguồn vốn này phụ thuộc nhiều
vào quy mô, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiện ích mà
ngân hàng đem lại cho doanh nghiệp và cá nhân mở thẻ thanh toán qua ngân
hàng. Điều này khiến cho việc huy động vốn từ các đối tượng này gắn liền với
việc mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
2.1.2.3. Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn
Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các NHTM sử dụng
hiện nay. Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn tạo sự thuận tiện cho ngân hàng
trong quá trình huy động cũng như trong quá trình sử dụng và quản lý nguồn
vốn. Các nghiệp vụ huy động vốn bao gồm:
a) Huy động vốn thông qua nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác

Giữa các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác thường xun có mối
liên hệ với nhau về nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng đều
gửi một lượng tiền nhất định ở các ngân hàng khác nhằm mục đích tạo sự thuận
tiện cho việc thanh toán, chuyển khoản hay mua bán, giao dịch khác,… Lượng
tiền gửi này thường khơng biến đổi nhiều nên ít ảnh hưởng tới nguồn vốn của

ngân hàng.
b) Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi của khách hàng
Trong các hình thức huy động vốn của NHTM, đây là phương thức huy
động vốn cổ xưa nhất và cho đến hiện nay nó vẫn là hình thức huy động vốn
quan trọng nhất về mặt kinh tế và chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy
động ở mỗi NHTM. Đây cũng là một hình thức huy động vốn đặc trưng riêng có
của các tổ chức tín dụng và của các tổ chức khác được nhà nước cho phép hoạt
động ngân hàng.

9


Khoản 9 điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng, đã đưa ra một định nghĩa khá
cụ thể về tiền gửi, cụ thể: “Tiền gửi là số tiền của tổ chức, cá nhân gửi tại tổ
chức tín dụng hoặc các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng dưới hình thức tiền
gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác.
Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hồn trả cho người
trả tiền”.
-

Tiền gửi khơng kỳ hạn tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán là các khoản tiền gửi không kỳ hạn trước hết được sử
dụng để tiến hành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các
khoản chi khác phát sinh trong q trình kinh doanh một cách thường xun, an
tồn và thuận tiện. Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là một
khoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc
nào. Tuy nhiên, trong mỗi ngân hàng, do có sự không khớp nhịp giữa xuất và
nhập trên mỗi tài khoản thanh toán của doanh nghiệp hay giữa các tài khoản của
các doanh nghiệp làm cho nhập lớn hơn xuất, tạo nên một tồn khoản mà ngân

hàng được phép sử dụng một phần làm vốn kinh doanh.
-

Tiền gửi không kỳ hạn phi giao dịch

Tiền gửi không kỳ hạn phi giao dịch là khoản tiền được ký gửi với mục
đích an tồn tài sản, khơng mang tính chất phục vụ thanh tốn. Khi cần khách
hàng có thể đến ngân hàng rút ra để chi tiêu. Cũng giống như tiền gửi thanh toán,
ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền và
chỉ được phép sử dụng tồn khoản khi đã đảm bảo khả năng thanh tốn, chi trả.
Nhìn chung, tiền gửi khơng kỳ hạn là nguồn tiền huy động tương đối quan
trọng ở những nước có tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cao. Với hình thức
gửi tiền này, khách hàng có thể gửi tiền vào và rút ra bất cứ lúc nào có nhu cầu.
Mục đích chính của người gửi tiền là đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các
giao dịch thanh tốn qua ngân hàng. Hình thức này có thể áp dụng cho cả khách
hàng cá nhân và tổ chức.
Thông thường ở các nước phát triển, ngân hàng không trả lãi cho khách
hàng mở tài khoản không kỳ hạn vì mục đích của khách hàng khi mở tài khoản
này là thanh tốn chứ khơng phải là tiết kiệm hay đầu tư. Hơn nữa ngân hàng còn
yêu cầu khách hàng duy trì một số dư tối thiểu để có thể hưởng các dịch vụ của
ngân hàng, nếu khơng duy trì được số dư tối thiểu khách hàng phải trả phí cho
ngân hàng để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

10


Ở Việt Nam, do thói quen sử dụng tiền mặt trong trao đổi và mua bán còn

phổ biến nên để thu hút khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán các ngân hàng
vẫn tiến hành trả lãi cho loại tiền gửi này, tuy nhiên mức lãi suất thấp hơn nhiều

so với tiền gửi có kỳ hạn.
Để tăng nguồn tiền gửi khơng kỳ hạn ngân hàng cần đa dạng hóa và nâng
cao chất lượng dịch vụ thanh toán, thu hút nhiều khách hàng lớn. Với quy mô
lớn, cơ cấu đa dạng, cơ chế hoán đổi thời gian đáo hạn của các khoản tiền gửi
được thực hiện tốt sẽ làm cho số dư tiền gửi bình qn tại ngân hàng ln cao và
ổn định, tạo điều kiện cho ngân hàng sử dụng nguồn tiền có chi phí thấp này để
cho vay mà khơng ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh tốn của ngân hàng.
-

Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng
về thời gian rút tiền. Đại bộ phận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích lũy và
xét về bản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. Thơng thường, các
khoản tiền gửi có kỳ hạn khơng được tiến hành thanh tốn như tiền gửi khơng kỳ
hạn và thường được gửi với thời hạn dài, với lãi suất cao. Đặc tính quan trọng
nhất của khoản tiền gửi này là có tính an tồn cao, tính ổn định khá cao do thời
gian hoàn vốn đã được xác định trước, các ngân hàng sẽ có cơ sở rất chắc chắn
cho việc hoạch định chiến lược quản trị nguồn vốn của mình. Chính vì vậy, các
NHTM chủ động hơn khi sử dụng nguồn vốn này, dự trữ thấp, có thể sử dụng
phần lớn tồn khoản vào kinh doanh, nhiều lợi nhuận hơn và NHTM có thể dùng
khoản tiền này để cấp các hạn mức tín dụng dài hạn hơn,… Tuy nhiên, hạn chế
lớn nhất của nó là chi phí cao do sự cạnh tranh lãi suất, lãi suất này cao hơn
nhiều so với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
-

Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích lũy tiền tệ trong lĩnh vực
tiêu dùng cá nhân. Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của cá nhân người

lao động chưa sử dụng cho tiêu dùng. Họ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích
tích lũy tiền một cách an tồn và để hưởng lãi từ số tiền đó. Theo quy định của
khoản 1 Điều 6 Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế
về tiền gửi tiết kiệm thì: “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi
vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi
theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy
định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi”.

11


Tiền gửi tiết kiệm có hai dạng là tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn và tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối
tượng khách hàng có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an
tồn và sinh lợi, nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương
lai. Khách hàng có thể rút tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại bất cứ chi nhánh
ngân hàng nào cùng hệ thống nên ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và
không chủ động được khi lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do đó
ngân hàng thường trả lãi suất thấp cho loại tiền gửi này.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Hình thức huy động này được thiết kế dành cho khách hàng có nhu cầu gửi
tiền vì mục đích an tồn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong
tương lai. Lãi suất có vai trò quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn ngân
hàng, kỳ hạn cũng như loại tiền tệ gửi tiết kiệm. Thơng thường mức lãi suất của
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao nhất trong biểu lãi suất huy động của ngân hàng.
c) Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá


Phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch huy động vốn khá thơng
dụng của các tổ chức tín dụng và thường được quy định một cách rõ ràng, cụ thể
trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Các giấy tờ có giá do tổ chức tín
dụng phát hành là một cơng cụ vay nợ trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn dưới
hình thức giấy nhận nợ hoặc chứng chỉ tiền gửi, trong đó tổ chức tín dụng cam
kết trả gốc, lãi cho người mua sau một thời gian nhất định.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế phát hành giấy tờ có giá ban
hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 03 năm 2008
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức
tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một
khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam
kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua”.
Căn cứ vào quyền sở hữu có thể chia giấy tờ có giá thành giấy tờ có giá
ghi danh và giấy tờ có giá vơ danh. Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờ có giá phát
hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vơ
danh phát hành theo hình thức chứng chỉ khơng có tên người sở hữu, quyền sở

12


hữu của người nắm giữ nó. Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá có thể chia thành
hai loại, tương ứng với thời hạn huy động: giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có
giá dài hạn.
Về cơ bản, huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá gồm có hai
hình thức chính, phát hành kỳ phiếu ngân hàng và trái phiếu.
+ Kỳ phiếu ngân hàng (còn gọi là chứng chỉ tiền gửi) là giấy nợ ngắn hạn

mà NHTM phát hành để huy động vốn ngắn hạn (thời hạn dưới 1 năm). Loại
cơng cụ này có khả năng tạo cho NHTM một nguồn vốn ổn định trong một thời

gian ngắn. Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ có giá có tính thanh khoản
cao, chủ thể sở hữu nó có thể dễ dàng chuyển đổi nó thành tiền mặt thơng qua
các giao dịch trên thị trường tiền tệ.
+ Trái phiếu là giấy nợ mà NHTM phát hành để huy động nguồn vốn ở

trung và dài hạn. Nhìn chung, đối với các NHTM, đây là nguồn vốn có tính ổn
định cao nhất và đặc biệt với hình thức huy động này, ngân hàng ln ở vị thế
chủ động khi huy động vốn: chủ động về thời gian, quy mô vốn,… tuy nhiên,
điểm hạn chế của loại hình huy động này là chi phí huy động cao hơn các loại
hình khác.
Huy động vốn thơng qua phát hành giấy tờ có giá, các NHTM thường
phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động. Nghiệp vụ này chỉ
được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi
khơng đáp ứng được. Do đó, khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng phải căn cứ
vào đầu ra để quyết định khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương
thức huy động. Việc phát hành giấy tờ có giá giúp ngân hàng huy động được
đúng số lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn
của ngân hàng. Tuy nhiên điều này cũng phụ thuộc vào uy tín của ngân hàng và
chi phí huy động tương đối cao hơn hình thức huy động truyền thống.
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại

Quy mô nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh tổng lượng vốn ngân hàng huy động được tại từng
thời điểm nhất định hoặc tính trung bình trong một khoảng thời gian, thường là
một năm để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Con số này
phản ánh xu hướng hoạt động huy động vốn mở rộng hay thu hẹp, cũng là cơ sở
để mở rộng quy mô cho vay và năng lực thanh tốn. Quy mơ nguồn huy động gia

13



×