Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.66 KB, 145 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

LƯƠNG ĐÌNH HUY

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN
VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH
HƯNG YÊN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trịnh Thị Thanh Thủy

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu
trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu và kết quả trình bày trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào khác.

Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2019


Tác giả luận văn

Lương Đình Huy

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thiện luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn TS.Trịnh Thị Thanh
Thuỷ đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện.
Tơi xin chân thành cảm ơn bộ môn kinh tế – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
đã tạo điều kiện để tơi hồn thành khóa học và trình bày Luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tư liệu và
kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đền nghiên cứu của Luận văn.
Tơi xin cám ơn các phịng chun mơn của huyện Tiên Lữ: Chi cục Thống kê,
trạm khuyến nơng, phịng Nơng nghiệp & phát triển nơng thơn, phịng Tài ngun &
mơi trường... Tôi xin cảm ơn các cán bộ và nhân dân địa phương nơi tôi tiến hành điều
tra nghiên cứu đề tài, đã giúp đỡ tơi để hồn thành cơng việc. Tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, khích lệ, động viên tơi trong
q trình học tập nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Lương Đình Huy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan............................................................................................................................... i

Lời cảm ơn.................................................................................................................................. ii
Mục lục....................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.............................................................................................................. vi
Danh mục bảng........................................................................................................................ vii
Danh mục biểu đồ, hình, sơ đồ............................................................................................... ix
Trích yếu luận văn...................................................................................................................... x
Thesis abstract.......................................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu........................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung............................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể........................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu................................................................................................. 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới của luận văn.......................................................................... 3

1.5.1.

Về lý luận..................................................................................................................... 3

1.5.2.

Về thực tiễn.................................................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ........5
2.1.

Cơ sởlýluâṇvề phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững.......................................... 5

2.1.1.

Mơṭsố lý luận liên quan.............................................................................................. 5


2.1.2.

Vai trị, ý nghĩa của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ................................. 8

2.1.3.

Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững......................................... 10

2.1.4.

Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững................................................. 11

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ................................. 15

2.2.1.

Tınhh̀ hınhh̀ chăn nuôi lơṇ thiṭtrên thế giớ............................................................... 15

2.2.2.

Tình hình chăn ni lơṇ thiṭtaịViêṭNam............................................................... 17

2.2.3.

Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững ở một số địa phương

iii



trong nước
2.2.4.

18

Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững cho

địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên 21
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 24
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................................ 24

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên...................................... 24

3.1.2.

Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ............................ 26

3.1.3.

Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến
phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên

30


3.2.

Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 31

3.2.1.

Phương pháp chọn mẫu điều tra............................................................................. 31

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................. 34

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu....................................................................................... 35

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin........................................................................... 35

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận....................................................................... 39
4.1.

Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vừng trên địa bàn huyện Tiên

Lữ, tỉnh Hưng Yên


39

4.1.1.

Thực trạng phát triển quy mô chăn nuôi Lợn thịt................................................ 39

4.1.2.

Tổ chức kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt............................................................... 43

4.1.3.

Phát triển các điều kiện kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt .................................... 47

4.1.4.

Phát triển sản xuất chăn nuôi lợn thịt.................................................................... 56

4.1.5.

Liên kết trong chăn nuôi lợn thịt............................................................................ 57

4.1.6.

Phát triển thị trường.................................................................................................. 60

4.1.7.

Lao động việc làm và xóa đói, giảm nghèo.......................................................... 65


4.1.8.

Vấn đề về môi trường.............................................................................................. 67

4.1.9.

Đánh giá chung vê tính bền vững của phát triển chăn ni lợn thịt ................. 70

4.2.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt bền
vững trên địa bàn huyện

71

4.2.1.

Nhân tố khách quan.................................................................................................. 71

4.2.2.

Nhân tố chủ quan...................................................................................................... 82

4.2.3.

Đánh giá chung những tồn tại hạn chế.................................................................. 86

iv



4.2.4.

Phân tích SWOT trong chăn ni lợn thịt bền vũng........................................... 86

4.3.

Định hướng, quan điểm và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi

lợn thịt theo hướng bền vững của huyện trong thời gian tới

89

4.3.1.

Định hướng phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững............................................ 89

4.3.2.

Quan điểm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững .............................................. 89

4.3.3.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
trên địa bàn huyện

90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................... 100
5.1.


Kết luận.................................................................................................................... 100

5.2.

Kiến nghị................................................................................................................. 101

5.2.1.

Đối với Nhà nước................................................................................................... 101

5.2.2.

Đối với các Bộ, Ban, Ngành, Chính quyền các cấp.......................................... 102

Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 103
Phụ lục..................................................................................................................................... 106

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân


CC

Cơ cấu

ĐV

Đơn vị

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đơng nhân dân

KTXH

Kinh tế xã hội

KHKT

Khoa học kỹ thuật



Lao động

NN


Nông nghiệp

PNN

Phi nông nghiệp

PT

Phát triển

QMCNL

Quy mô chăn nuôi lớn

QMCNN

Quy mô chăn nuôi nhỏ

QMCNV

Quy mô chăn nuôi vừa

SL

Số lượng

SX

Sản xuất


TT

Trang trại

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Tiên Lữ qua 3 năm (2016-2018) ......................27
Bảng 3.2. Mẫu điều tra hộ chăn nuôi lợn thịt..................................................................... 33
Bảng 4.1. Số lượng, quy mô hộ chăn nuôi lợn thịt huyện Tiên Lữ qua các năm ..........39
Bảng 4.2. Kết quả đàn lợn thịt giai đoạn 2016-2018........................................................ 40
Bảng 4.3. Đóng góp tăng trưởng GDP của ngành chăn nuôi lợn so với tăng
trưởng GDP của huyện 41
Bảng 4.4. Phương thức chăn nuôi lợn thịt giai đoạn 2016-2018 ..................................... 42
Bảng 4.5. Phương thức chăn nuôi lợn thịt ở các nhóm đối tượng khảo sát ...................42
Bảng 4.6. Những thông tin cơ bản về hộ điều tra tại 4 xã ................................................ 44
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2018 ............................... 45
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra qua các năm ........................... 46
Bảng 4.9. Tình hình phát triển doanh nghiệp..................................................................... 47
Bảng 4.10. Tình hình sử dụng chuồng trại chăn nuôi của các hộ điều tra ...................... 48
Bảng 4.11. Nguồn cung cấp lợn giống trong chăn nuôi lợn.............................................. 50
Bảng 4.12. Tình hình sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn của các hộ điều tra ............52
Bảng 4.13. Tình hình đầu tư vốn cho chăn ni lợn của các hộ điều tra ........................53
Bảng 4.14. Tình hình đầu tư vốn cho chăn ni lợn.......................................................... 53
Bảng 4.15. Bình qn lao động phục vụ chăn nuôi lợn tại các hộ gia đình .................... 55

Bảng 4.16. Tình hình lao động việc làm trong chăn nuôi lợn thịt tại huyện Tiên
Lữ

56

Bảng 4.17. Năng suất bình qn của các hộ chăn ni lợn phân theo quy mơ ..............57
Bảng 4.18. Năng suất bình qn của các hộ chăn nuôi lợn qua các năm ........................ 57
Bảng 4.19. Tình hình tiêu xuất bán lợn thịt của hộ............................................................. 58
Bảng 4.20. Giá bán lợn theo các năm................................................................................... 58
Bảng 4.21. Kết quả phát triển sản xuất chăn nuôi lợn thịt của hộ .................................... 63
Bảng 4.22. Hiệu quả kinh tê trong chăn ni lợn thịt của các hộ.................................... 64
Bảng 4.23. Tình hình lao động việc làm trong phát triển chăn ni lợn thịt huyện
Tiên Lữ

65

Bảng 4.24. Tình hình xóa đói giảm nghèo trong phát triển chăn nuôi lợn của
huyện năm 2018

67

Bảng 4.25. Nguồn phát sinh chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra ..........68

vii


Bảng 4.26. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt ở các hộ điều tra ...........69
Bảng 4.27. Trình độ nhận thức của chủ hộ nơng dân......................................................... 76
Bảng 4.28. Kết quả và hiệu quả công tác tập huấn đào tạo cho các hộ nông dân .........77
Bảng 4.29. Khả năng tiêu thụ thịt lợn................................................................................... 79

Bảng 4.30. Tình hình tham gia đào tạo kỹ thuật chăn nuôi của các hộ chăn ni ở
huyện Tiên Lữ 83
Bảng 4.31. Phân tích ma trận SWOT trong phát triển chăn nuôi lợn thịt .......................87
và tiêu thụ lợn thịt ở huyện Tiên Lữ...................................................................................... 87

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng ngành kinh tế trong nông nghiệp.................................................... 17
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng ngành chăn ni trong nơng nghiệp............................................... 18
Hình 3.1.

Sơ đồ vị trí địa lý huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên....................................... 24

Hình 3.1.

Cơ câu kinh tế của huyện Tiên Lữ năm 2018............................................... 29

Sơ đồ 4.1.

Kênh tiêu thụ sản phẩm thịt lợn ở các hộ chăn nuôi trên địa bàn
huyện Tiên Lữ 59

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lương Đình Huy
Tên luận văn: “Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện Tiên Lữ

tỉnh Hưng Yên”
Ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Tiên Lữ là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn đặc biệt là
chăn ni lợn thịt theo hướng sản xuất hàng hóa và đã đạt được những thành tựu nhất định.
Tổng đàn lợn thịt trong toàn huyện liên tục tăng lên với tốc độ nhanh và ổn định. Chăn nuôi
lợn thịt đã mang lại thu nhập ổn định cho các hộ chăn nuôi. Chăn nuôi lợn thịt đang trở thành
xu hướng mạnh mẽ trong các xã trên địa bàn huyện đặc biệt phát triển mạnh

ở 4 xã Ngô Quyền, Hải Triều, Thủ sỹ, Hưng Đạo.... Luận văn đi đánh giá thực trạng phát
triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện Tiên Lữ, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển chăn ni lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thơng qua bảng câu hỏi có sẵn
bao gồm: phiếu phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý về nông nghiệp, thú ý ở xã,
huyện và các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu. Nội dung thông tin thu thập ở
từng đối tượng tập trung vào việc đánh giá thực trạng, nguyên nhân và các vấn đề phát
sinh trong q trình phát triển chăn ni lợn thịt. Các phương pháp thống kê mô tả,
thống kê phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT là những
phương pháp chính để phân tích. Các nhóm chỉ tiêu đánh giá bao gồm các chỉ tiêu về
thông tin chung của đối tượng được khảo sát, các chỉ tiêu phản ánh thực trạng chăn
nuôi lợn thịt và Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong phát
triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn.
Nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững nhằm đánh giá hiệu quả
về mặt kinh tế, xã hội và môi trường xuyên suốt nội dung nghiên cứu của đề tài:
Về măṭkinh tế chăn nuôi lợn thiṭbền vững tối ưu hóa đươcc̣lơịnhṇhơn chăn

ni lơṇ thịt truyền thống ̉ơchỗ giá tri hc̣ àng hóa cao hơn. Nhu cầu về ̉nsaphẩm lợn thịt
ngày càng tăng, ta c̣o nên lượng cầu lớnàhiêm c̣n ta c̣i lượng cung chưa đáṕng ư được. Điều
h̀ynata c̣o tiền đề tónlơđểpháttriển chăn ni lợn thi c̣t bền vững trong th̀ hơi gian tới trên
điạbàn nghiên cứu. Bên canḥ đóchăn ni lơṇ thiṭbền vững ıı́tcótıı́nh rủi ro về dicḥ bệnh,
người chăn ni có thểtiết kiêṃ đươcc̣chi phıı́thúy, chữa bênḥ....
Về măṭxa ̃hôịchăn nuôi lơṇ thiṭbền vững taọcông viêcc̣vàthu nhâpc̣ổn đinḥ

x


cho các lao đôngc̣ taịđiạphương. Giúp phần không nhỏtrong giảm tỷlê cc̣ ác hô c̣nghèo và
dần nâng cao đờisống của người dân. Chăn nuôi lơṇ thiṭbền vững cũng đảm bảo tıı́nh ổn
đinḥ trong cơ cấu lao đôngc̣ taịđiạphương, đăcc̣biêṭnhững khoảng thời gian nông
nhàn.Vừa taọthu nhâpc̣vừa tránh tıh̀nh trangc̣ lao đôngc̣ khơng cóviêcc̣làm dâñ đến cá tê c̣
naṇxa h ̃ ơị.
Về măṭmơi trường chăn ni lợn thịt bền vững cóưu thế hơn hẳn so với chăn
nuôi thông thường. Các chất thảitrong chăn nuôi đươcc̣xử lýthành khıı́gas thông qua hê c̣
thống hầm biogas, taọthành nguồn nhiên liệu khıı́đốt phục cuộsống của người dân. Bên
canḥ đóđảm bảo về vệsinh nguồn nước, khơng khí, đất... đối vớingc̣cô đồng dân cư trên
địa bàn. Chăn nuôi lợn thịt bền vững cũng giảm thiểu viêcc̣bùng nổ dicḥ bênḥ. Haṇchế tối
đa một số bệnh truyền nhiễm cóthể lây sang người như bênḥ ly, c̣tu hc̣ uyết trùng...
Thực tế việc phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trong các hộ dân trên địa
bàn huyện tồn tại một số khó khăn bất cấp cần được khắc phục đó là: Chính sách phát
triển chăn ni lợn; Nguồn lực cho phát triển chăn ni lợn thịt (vốn, lao động); chăm
sóc và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; Liên kết của các tác nhân tham gia trong
chăn nuôi lợn thịt; Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn ni lợn. Ngồi ra, trình độ của
cán bộ, người sản xuất, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tác nhân chưa đủ để giúp
cho việc phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện theo kịp xu thế.
Để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện Tiên Lữ, dựa trên
các quan điểm, định hướng và căn cứ khoa học, luận văn đề xuất một số các giải pháp

chủ yếu sau:1) Nâng cao chất lượng con giống; 2) Phát triển sản xuất, chế biến và
cung ứng thức ăn chăn nuôi; 3) Tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch bệnh và
phòng chống thiên tai đối với chăn nuôi lợn thịt; 4) Nâng cao hiệu quả công tác
khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; 5) Không ngừng củng cố, ổn
định thị trường; 6) Huy động, sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn lao động cho
phát triển chăn nuôi lợn thịt; 7) Đổi mới và hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển và
đầu tư trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện; 8) Quy hoạch phát triển chăn nuôi
lợn thịt; 9) Chú trọng đến vấn đề xử lý chất thải và vệ sinh mơi trường; 10) Tăng
cường liên kết và hài hịa lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm
chăn nuôi lợn thịt. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đầy đủ và đồng bộ mới phát
huy hết tác dụng phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững. Từ đó kết luận và kiến nghị
đến Nhà nước và chính quyền huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên, doanh nghiệp và các hộ
chăn nuôi nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Luong Dinh Huy
Thesis title: “Sustainable pork breeding development in Tien Lu district, Hung Yen province”

Major: Economics management

Code: 8340410

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture
Tien Lu is a district whose natural conditions are favorable for the development of
pig breeding, especially pig raising in the direction of commodity production and has
achieved certain achievements. The total number of pigs in the district has continuously
increased at a rapid and stable pace. Pig meat production has brought stable income for

livestock households. Pig meat farming is becoming a strong trend in communes in the
district, especially thriving in 4 communes of Ngo Quyen, Hai Trieu, Prime Minister,
Hung Dao. The research assess the situation of sustainable pig raising development in Tien
Lu district, analyzes the key factors affecting sustainable pig raising development, based
on that, to propose solutions to develop sustainable pig raising in the local area of Tien Lu
district, Hung Yen province.

The research utilized direct interview method through available questionnaires
including: questionnaires for staff working in agriculture management and veterinary
in communes, districts and pig raising households in the researcg area. The content of
information collected in each subject focuses on assessing the situation, causes and
problems arising in the process of pig breeding developing. Descriptive statistical
methods, analytical statistics, comparison methods, SWOT analysis methods are the
main methods for analysis. The groups of evaluation criteria include the general
information criteria of the surveyed subjects, the indicators reflecting the actual
situation of pig breeding and indicators reflecting the econo-social and environmental
efficiency in sustainable pig breeding development at the area.
Research on sustainable development of pig raising to evaluate economic,
social and environmental efficiency throughout the research content of the thesis:
In economic terms, sustainable pig breeding optimizes profit than traditional pork
production by higher value. Demand for pork products is increasing, creating a large
demand that supply is not met. This creates a great premise for the development of
sustainable pig raising in the future at the study area. In addition to sustainable pig raising,
there is little risk of disease, farmers can save on veterinary and medical expenses ....
In term of social, sustainable pig raising creates jobs and stable income for local
laborers, contributes an important part in reducing the rate of poor households and

xii



gradually improving the local people’s lives. Sustainable pig breeding also ensures
stability in the local labor structure, especially the leisure periods. It not only helps to
prevent the unemployment but also prevent the society’s vices.
In terms of environment, sustainable pig breeding is superior to traditional
livestock. Livestock wastes are processed into gas through biogas systems, which
constitutes a fuel source for the local people. Besides, it is ensuring hygiene for water,
air, soil, etc for the community in the area. Sustainable pig raising also minimizes the
outbreak of disease, minimizes some infectious diseases that can spread to people such
as dysentery, septicemia ...
In fact, the development of sustainable pig raising in households of the district has
some difficulties and shortcomings that need to be overcome: the development policy of
pig breeding; resources for development of pig breeding (capital, labor); caring and
scientific-technical advances transfer; linkage of actors involved in pig raising; Consumer
market for pig breeding products. In addition, the qualifications of officials, producers and
the support of all levels officers, other industries, and agents are not enough to help the
development of pig meat production in the district to keep up with the trend.
To develop sustainable pig raising in Tien Lu district, based on the views,
orientations and scientific basis, the research proposed some key solutions: 1) Improve the
quality of breed; 2) Development of production, processing and supply of animal feed; 3)
Strengthening veterinary, preventing epidemics and preventing natural disasters for pig
raising; 4) Improve the effectiveness of agricultural extension, transfer of scientific and
technological advances; 5) Constantly strengthening and stabilizing the market; 6)
Mobilize, utilize and improve the quality of labor resources for the development of pig
raising; 7) Renovate and improve development mechanisms and policies in pig raising in
the district; 8) Planning for development of pig breeding; 9) Pay attention to waste
treatment and environmental sanitation; 10) Strengthen linkages and benefit
harmonization among actors participating in the value chain of pork products. The above
solutions need to be implemented fully and synchronously to promote the development of
sustainable pig raising. From that conclusion, to suggest and recommend to the State and
authorities of Tien Lu district, Hung Yen province, enterprises and livestock households to

develop sustainable pig-breeding in the district.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thịt lợn là nguồn thực phẩm phổ biến và thiết yếu đối với cuộc sống con
người. Theo thống kê trên thị trường lượng tiêu thụ thịt lợn chiếm 70% trong các
loại thịt tiêu dùng. Hiện nay, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ở nước ta chiếm
trên 40% và định hướng sẽ tăng lên và đạt 42% năm 2020. Với mục tiêu phát triển
ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa với quy mơ trang trại, cơng
nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn cho
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, ngành chăn ni nói chung và chăn ni lợn thịt
nói riêng có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ chăn nuôi tự cung, tự cấp, nhỏ lẻ phân tán
sang chăn nuôi tập trung, tiếp cận dần tới cơng nghiệp hóa chăn ni. Chăn ni
lợn thịt phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng nhiều và đa dạng của
nhân dân về sản phẩm thịt lợn, nâng cao tính cạnh tranh năng suất, chất lượng sản
phẩm chăn nuôi giữa các đơn vị sản xuất.
Tiếp thu công nghệ, tiến bộ khoa học mới, là nhân tố sức mạnh thúc đẩy
ngành chăn ni phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chăn ni lợn thịt theo
quy mơ lớn, quy mô trang trại đã và đang là xu hướng phát triển tất yếu của ngành
chăn nuôi. Chăn nuôi tập trung mới cho được số lượng sản phẩm lớn, mới đủ khả
năng để áp dụng các tiến bộ khoa học, các cơng nghệ phục vụ chăn ni cao sản,
kiểm sốt dịch bệnh dễ dàng hơn so với chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ.
Mặt khác, việc phát triển kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt làm tăng khả năng
khai thác đất, tiềm năng về vốn, kỹ thuật của mọi thành phần kinh tế xã hội đầu tư
mạnh mẽ vào chăn nuôi cơng nghiệp. Trên cơ sở đó góp phần phát triển nông
nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích làm giàu đi đơi với

xố đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới.
Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi gia súc của quốc gia đến năm 2020
đã đề ra mục tiêu xây dựng một nền chăn ni an tồn sinh học, bền vững. Nhưng,
hiện nay chăn ni nước ta cịn nhỏ lẻ, sản xuất thủ công chưa chú trọng tới vấn đề
an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng tới đời
sống con người. Do đó, chăn ni nói chung và chăn ni lợn thịt an toàn hiện nay
được xem là con đường tất yếu của ngành chăn ni để có được sự phát triển bền
vững.

1


Tiên Lữ là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn
thịt đặc biệt là chăn ni lợn thịt sản xuất hàng hóa và đã đạt được những thành
tựu nhất định. Tổng đàn lợn thịt trong tồn huyện liên tục tăng lên. Chăn ni lợn
thịt đã trở thành một hướng đi mới, mang lại thu nhập cho các hộ chăn ni.
Tuy nhiên trong q trình phát triển chăn nuôi, các hộ chăn nuôi lợn thịt
trong huyện vẫn cịn có những khó khăn nhất định về chất lượng con giống, khó
khăn về vốn dùng trong chăn ni, kỹ thuật trong chăn ni, phịng chống dịch
bệnh… cũng như các khó khăn liên quan khác như thị trường tiêu thụ khơng ổn
định, khơng nắm bắt chính xác giá cả thị trường, thiếu các thông tin về chăn nuôi
lợn thịt, vấn đề mơi trường... làm cho q trình chăn ni lợn thịt của các hộ cịn
gặp nhiều khó khăn.
Nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện
Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển chăn
nuôi lợn thịt trong các hộ dân ở địa phương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng
Yên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên địa bàn
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên để đánh giá các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh
hưởng đến chăn nuôi lợn thịt bền vũng trên địa bàn huyện.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững trên
địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt
bền vững .
Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vũng trên địa bàn
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
tại các trang trại ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững tại các
trang trại ở huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là một số vấn đề lý luận và thực tiễn

chăn nuôi lợn thịt tại các trang trại trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Đối tượng khảo sát: Các trang trại chăn ni lợn thịt theo 3 nhóm quy mô:
quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu
những đối tượng khác như: Người kinh doanh buôn bán, cơ quan tổ chức Nhà
nước và các tổ chức xã hội khác liên quan.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu vào trụ cột phát triển chăn nuôi lợn thịt
bền vững về kinh tế trong ba trụ cột của phát triển chăn nuôi bền vững trên địa
bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
*Phạm vi không gian
Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.
*Phạm vi thời gian
Số liệu về tình hình phát triển chăn nuôi lợn thịt được thu thập qua 3 năm
(2016- 2018).
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tiên
Lữ tỉnh Hưng Yên ?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển chăn nuôi lợn thịt bền
vững trên địa bàn huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên ?
Giải pháp nào để chăn nuôi lợn thịt của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên
phát triển bền vững ?
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chăn ni lợn
như khái niệm, vai trị, đặc điểm về chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Tiên Lữ
tỉnh Hưng Yên.
Luận văn đã chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại, nguyên nhân về chăn
nuôi lợn thịt ở huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở đó đã đề xuất một số

3


giải pháp để ngành chăn nuôi lợn thịt phát triển bền vững trên địa bàn huyện Tiên
Lữ, tỉnh Hưng Yên.

1.5.2. Về thực tiễn
Luận văn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế
chăn ni lợn thịt để có cơ sở khoa học nhằm định hướng ngành chăn nuôi lợn thịt
trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho sinh viên, học viên... quan tâm đến phát triển chăn ni lợn thịt. Ngồi ra, một
số giải pháp được đề xuất trong luận văn có thể giúp các cơ quan, đơn vị và người
dân trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên áp dụng nhằm phát triển ngành
chăn nuôi lợn thịt theo hướng bền vững.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI LỢN THỊT BỀN VỮNG
2.1. CƠ SỞLÝLUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN NI LỢN THỊT BỀN
VỮNG
2.1.1. Mơṭsốlý luận liên quan về phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển
Sự phát triển (Deverlopment) về nghĩa hẹp đó là sự mở rộng, phát đạt, mở
mang của sự vật hiện tượng, hoặc ý tưởng, tư duy trong đời sống một cách tương
đối hoàn chỉnh trong một giai đoạn nhất định.
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận
động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn của sự vật. Mục tiêu chung của sự phát triển là nâng cao quyền lợi
về kinh tế, chính trị, văn hố xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân,
không phân biệt nam, nữ, các dân tộc, các tôn giáo, các chủng tộc, các quốc gia.
(Nguyễn Ngọc Long và cs., 2009).
Nhìn chung, phát triển là một thuộc tính cơ bản của phép duy vật biên
chứng vì vậy có thể suy rộng ra quan niệm về sự phát triển theo các khía cạnh sau:

Là hiện tượng luận được diễn biến theo đúng quy luật trong tồn giới vơ sinh, hữu
sinh của xã hội loài người; Trong xã hội loài người sự phát triển gắn liền với sự
thay đổi hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguyên
nhân chủ yếu và cơ bản làm thay đổi hình thái kinh tế xã hội; Về lĩnh vực kinh tế,
một nền kinh tế được phát triển phải bao gồm hai nội dung chủ yếu: Đó là sự gia
tăng về của cải vật chất và dịch vụ cùng với sự cải tiến, tiến bộ về cơ cấu kinh tế
và đời sống xã hội. Riêng về cơ cấu kinh tế phải được thể hiện qua: công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp hay dịch cụ - công nghiệp - nông nghiệp. Hay một nền kinh
tế phát triển phải đảm bảo hài hịa, tồn diện các mục tiêu: “ hiệu quả kinh tế - bền
vững - bảo vệ môi trường”.
+ Phát triển chăn nuôi:
-

Phát triển chăn nuôi thể hiện là tăng quy mô đàn (gia cầm), tăng số đầu

con (gia súc) cả về chiều rộng và chiều sâu, có thể tự phát theo quy luật tự nhiên
của động vật, nhưng cũng có sự tác động của con người.

5


Phát triển theo chiều rộng: là quá trıh̀nh tăng về quy mô đầu con, tăng số
lượng các đơn vị chăn nuôi: Mở rộng quy mô theo thời gian, tuy nhiên phải đảm
bảo lợi ích chung của tồn xã hội và lợi ích của người chăn ni, phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, từng địa phương nhằm khai thác lợi thế so
sánh, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.
Cùng với quátrıh̀nh tăng về sốlươngc̣ hô,c̣đơn vi c̣chăn nuôi thì số lượng đầu lợn cũng
tăng theo.
Phát triển theo chiều sâu: là quá trình tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
chăn ni bằng cách đầu tư thêm vốn hồn thiện cơ sở ha c̣tầng, áp dụng năng xuất,
chất lượng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng nhằm tăng năng suất trên

một đơn vị diện tích ngày một cao hơn, từ đó tăng hiệu quảsản suất.
-

Phát triển chăn nuôi phải thể hiện ở chỉ tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh tế,

hiệu quả xã hội mang lại, đó là sự gia tăng về tỷ lệ GO (giá trị sản xuất) trong cơ
cấu kinh tế, là những vấn đề thuộc đời sống xã hội nhằm góp phần hạn chế tỷ lệ
thất nghiệp, tăng thu nhập lao động.
-

Phát triển chăn ni cịn thể hiện ở chính sách tạo điều kiện cho sản xuất

của ngành không bị ách tắc, ở sự đầu tư hợp lý, đảm bảo thuận lợi cho chăn nuôi,
những trang thiết bị, những công cụ sản xuất tiên tiến, theo kịp sự nghiệp CNH HĐH của ngành (Hoàng Ngọc Hoà, 2006).
2.1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững
Khái niệm về phát triển bền vững theo IUCN thì “Sự phát triển của nhân
loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những
nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Quan
điểm, khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
Brundtland (còn gọi là báo cáo Tương lai chung của chúng ta) của Ủy ban Môi
trường và Phát triển thế giới - WCED của Liên Hợp Quốc. Báo cáo này ghi rõ:
“Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai”(WCED, 1987).
Phát triển bền vững dưới góc độ chung: là nhu cầu cấp bách và xu thế tất
yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Phát triển bền vững cần được
đề cập một cách đầy đủ hơn. Bên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên,
yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng.

6



Phát triển bền vững là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý,
hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn
đề xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự
tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác
hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng
môi trường sống.
Phát triển bền vững dưới góc độ kinh tế - xã hội thuần túy thì phát triển bền
vững là “mơ hình chuyển đổi kinh tế - xã hội và cấu trúc nhằm tối ưu hố các lợi
ích có giá trị ở hiện tại mà khơng hủy hoại tiềm năng của nó trong tương lai”
(Robert Goodland and George Ledec, 1987).
Tóm lại, Phát triển bền vững là quá trình phát triển cần sự kết hợp hợp lý,
hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tốt các vấn đề xã hội
và mơi trường. Sự phát triển đó địi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu hiện tại
mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai (Hoàng Ngọc Hoà, 2006).
2.1.1.3. Một số đặc tính sinh học của lợn thịt
Lợn là lồi ăn tạp, trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp được với
nhiều loại thức ăn khác nhau. Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có
chất lượng thấp và nhiều xơ. Điều này đã được chứng minh trong thực tế ở một số
quốc gia mà ở đó người ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ xung một lượng nhỏ
protein. Tuy nhiên trong hệ thống chăn ni thịt hiện đại thì khẩu phần ăn có tỷ lệ
xơ cao, thấp protein sẽ làm hạn chế khả năng sinh trưởng của lợn cho hiệu quả
thấp và chất lượng khơng cao.
Khả năng thích nghi cao: Lợn là một những vật ni có khả năng thích nghi
cao. Lợn có lớp da dầy để chống lạnh cịn vùng nóng chúng tăng cường hô hấp và
giải nhiệt. Trước đây lợn thịt được chăn nuôi theo phương thức tận dụng thức ăn
thừa nên chúng sinh trưởng chậm nhưng lại có khả năng chống chịu bệnh tật và
duy trì sự sống cao. Người dân chỉ bỏ chút thời gian để chăm sóc và ni dưỡng

chúng. Tất cả các đặc tính đó đã đáp ứng yêu cầu của con người, giúp con người
có nhiều thời gian để làm các công việc khác, nâng cao thu nhập để đảm bảo cuộc
sống gia đình họ tốt hơn
Lợn thịt là loại vật nuôi dễ huấn luyện: Lợn là loại động vật dễ huấn luyện
thông qua việc thiết lập phản xạ có điều kiện. Ví dụ như ta có thể huấn luyện cho
lợn trong chuồng vị trí nào ăn, vị trí nào nằm và vị trí nào thải phân.

7


Lợn thịt có khả năng sản xuất phân bón tốt: Giống như loại gia súc, gia
cầm, lợn thịt đóng góp một lượng phân bón đáng kể cho trồng trọt. Một con lợn
thịt trưởng thành có thể sản xuất từ 600-730kg phân bón/năm. Hàm lượng nitơ
trong phân tươi vào khoảng 0.5-0.6%; phôtphát 0.5%, kali 0.4%. Ở Việt Nam phân
lợn là phân hữu cơ chủ yếu cung cấp cho trồng trọt, đặc biệt là nghề trồng rau. ở
một số quốc gia nơi mà trồng mía là một nghề chủ đạo như Philipin phân lợn được
dẫn trực tiếp từ trại nuôi lợn ra đồng mía để vừa có chức năng tưới tiêu và nâng
cao độ màu mỡ cho đất.
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
* Vai trị của phát triển chăn ni lợn thịt bền vững
+ Cung cấp phân bón cho trồng trọt
Một trong những sản phẩm của chăn ni lợn là phân bón hữu cơ, phân bón
hữu cơ sau khi được xử lý sẽ được bón cho cây giúp tăng sản lượng và cung cấp
dưỡng chất trực tiếp cho cây. Phân bón hữu cơ có thể cải thiện sự đa dạng sinh
học, tăng sự màu mỡ và khả năng sản xuất lâu dài của đất; làm giảm đáng kể nhu
cầu sử dụng các loại thuốc trừ sâu, năng lượng, và phân bón vơ cơ. Bởi vậy, phát
triển chăn nuôi lợn thịt bền vững sẽ cung cấp một lượng phân bón ổn định cho sản
xuất nơng nghiệp giúp giảm thiểu được việc sử dụng phân bón vơ cơ, góp phần
bảo vệ và cải thiện mơi trường đất (Vũ Đình Tơn, 2009).
+ Cung cấp nguồn thực phẩm ổn định, đảm bảo chất lượng và VSATTP

Khi kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được
nâng lên. Trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa cao địi hỏi cường độ lao động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu thực
phẩm từ sản phẩm động vật sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày
của người dân. Chăn ni lợn nói chung và chăn ni lợn thịt nói riêng sẽ đáp ứng
được u cầu đó. Chăn ni lợn thịt là nguồn cung cấp thực phẩm ổn định cho con
người. Các sản phẩm chăn ni lợn thịt đều là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng
cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao hơn các thức ăn
có nguồn gốc thực vật. Vì vậy thực phẩm chăn nuôi lợn thịt luôn là các sản phẩm
quý trong dinh dưỡng con người (Vũ Đình Tơn, 2009).
+
vững

Tạo kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn thịt ổn định bền
Mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh chăn nuôi lợn thịt là đem lại

8


hiệu quả kinh tế cao nhất, trong khi đó quá trình sản xuất kinh doanh lợn thịt chịu
sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó thị trường tiêu thụ và giá sản phẩm chăn
nuôi lợn thịt tác động rất lớn. Điều kiện thuận lợi là khi người chăn nuôi xuất bán
các sản phẩm trong những thời điểm giá thịt tăng cao sẽ làm tăng hiệu quả sản
xuất, góp phần tái đầu tư phát triển chăn nuôi và ngược lại do điều kiện khó khăn
nên người sản xuất bán vội sản phẩm khi giá cịn ở mức thấp, từ đó sẽ làm giảm
thu nhập của người sản xuất. Do đó, phát triển chăn nuôi lợn thịt ổn định và hướng
bền vững sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho sản xuất kinh doanh chăn ni
lợn thịt (Vũ Đình Tôn, 2009).
+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân
Phát triển bền vững chăn nuôi lợn thịt tạo và giải quyết việc làm cho người

lao động, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xố đói giảm nghèo. Thực tế phát
triển chăn nuôi lợn thịt không những tạo việc làm ổn định cho lao động trực tiếp
chăn ni lợn thịt, mà cịn giải quyết việc làm cho hàng loạt lao động trong vùng.
Tuy nhiên có một số nơi chăn nuôi lợn thịt chưa mang lại kết quả như mong muốn.
Nguyên nhân chủ yếu do người chăn nuôi không đủ vốn và cả kỹ thuật chăn nuôi,
sản phẩm vật nuôi cho năng suất thấp, chất lượng không cao, đặc biệt là với các hộ
nghèo. Vì vậy, phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững sẽ tạo ra và ổn định công ăn
việc làm cho người nông dân và góp phần xố đói giảm nghèo (Vũ Đình Tơn,
2009).
+ Góp phần bảo vệ, cải thiện môi trường
Trong phát triển chăn nuôi lợn thịt, vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi rất quan
trọng. Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững đồng nghĩa với vấn đề xử lý chất thải
chăn ni được giải quyết triệt để, góp phần hạn chế ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm
nguồn nước, qua đó góp phẩn bảo vệ và cải thiện môi trường xung quanh vùng
chăn ni lợn (Vũ Đình Tơn, 2009).
* Ý nghĩa của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
Chăn nuôi lợn thịt có vị trí hàng đầu trong ngành chăn ni nước ta. Sự hình
thành sớm nghề ni lợn thịt cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định
nghề ni lợn thịt có vị trí hàng đầu. Khơng những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong
các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là một
loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng (người già, trẻ, nam
hoặc nữ). Nói cách khác, thịt lợn được coi là “nhẹ mùi” và không gây ra hiện
tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Do

9


đó, thịt lợn là món ăn ưa thích và hợp khẩu vị với mọi người. Tuy nhiên, để thịt
lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người, điều quan trọng là
trong quá trình chọn giống và ni dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải ln ln khỏe

mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có
chất lượng tốt và có giá trị sinh học.
Chăn ni lợn thịt phải có hiệu quả kinh tế, năng suất và chất lượng sản phẩm
tốt, được người tiêu dùng tin cậy. Do vậy, việc chăm sóc, ni dưỡng và quản lý
đàn lợn thịt phải đảm bảo cho chúng sinh trưởng, phát dục bình thường, có tốc độ
tăng trọng nhanh, có sức đề kháng tốt. Muốn vậy, người chăn nuôi lợn phải nắm
chắc kỹ thuật chăn ni lợn thịt, phịng trừ dịch bệnh và tiếp cận tốt với thị trường
(Vũ Đình Tơn, 2009).
2.1.3. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
*
Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững mang đặc điểm của phát triển bền
vững nói chung
Phát triển chăn ni lợn thịt bền vững cần đảm đảm thực hiện được 3 mục
tiêu về kinh tế, xã hội và mội trường, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững của các ngành, lĩnh vực khác. Như vậy để phát triển chăn nuôi lợn thịt bền
vững cần coi trọng việc bảo tồn các nguồn tài nguyên đất, nước, bảo vệ môi trường
không bị suy thối, ứng dụng cơng nghệ thích hợp để chăn ni đạt hiệu quả và có
sức cạnh tranh cao được đời sống người dân và được xã hội chấp nhận.
Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững là phải phát triển cả chiều rộng và
chiều sâu. Về chiều rộng: Khuyến khích phát triển chăn ni lợn thịt ở những vùng
có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô. Về chiều sâu: Trên cơ sở công nghệ cao
nhằm đạt hiệu quả, chất lượng với sức cạnh tranh cao, phát triển tương thích với
mơi trường sinh thái, phù hợp với mơi trường. Và để đạt hiệu quả kinh tế cao
ngành chăn nuôi lợn thịt cần được phát triển một cách đồng bộ từ khâu chọn giống
đến khâu khai thác, chế biến và tiêu thụ; ngồi ra cịn cần phải phát triển tương
ứng với các dịch vụ cung ứng các yếu tố đầu vào và đầu ra (Vũ Đình Tơn, 2009).
*
Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững cần gắn kết chặt chẽ với phát triển
sản xuất nơng nghiệp nói chung
Chăn ni lợn thịt là một bộ phận trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển

nông nghiệp bền vững là nền sản xuất trong đó hoạt động của con người phù hợp

10


với các quy luật phát triển của tự nhiên, khai thác và bồi dưỡng được tự nhiên
được thực hiện trong cùng một q trình, nhờ đó duy trì được mơi trường tự nhiên
cho đời sống trường tồn của mọi thế hệ. Phát triển sản xuất nơng nghiệp bền vững
nói chung cũng như phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững nói riêng cần đảm bảo
tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, dựa trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại sản xuất. Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực nhưng
vẫn đảm bảo sự tăng trưởng, đảm bảo được công ăn việc làm cho người lao động,
tăng thu nhập, tạo được cơ sở vật chất cho phát triển nơng thơn mới (Trần Đình
Thao, 2013).
*
Phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững luôn gắn với đặc điểm đặc thù của
chăn nuôi lợn thịt, gắn với nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Phát triển chăn ni lợn thịt bền vững địi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. Để
phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững cần có hệ thống chuồng trại và các thiết bị
cho chăn nuôi, đặc biệt là con giống. Tất cả các yếu tố đều có giá trị rất lớn, ngồi
các khoản đầu tư ban đầu ra nó cịn có các khoản đầu tư thường xuyên như: Thức
ăn, điện, thú y, phối giống.... Mặt khác chăn ni lợn thịt có thể tận
dụng được những phế phẩm của gia đình sản xuất ra góp phần làm giảm chi phí
chăn ni.
Lợn là loại động vật có hệ thần kinh cao cấp. Chúng rất mẫn cảm với những
tác động bên ngoài đặc biệt là các yếu tố về sinh thái môi trường như nhiệt độ, độ
ẩm, độ ẩm, thức ăn, các điều kiện vệ sinh.... Ngồi ra chúng cịn chịu tác
động của sự chăm sóc, ni dưỡng. Thực hiện tốt q trình chăm sóc, phịng trừ
các tác động tiêu cực từ mơi trường sẽ hạn chế những rủi ro khách quan do điều
kiện tự nhiên gây ra, góp phần giảm thiểu thiệt hại, ổn định sản xuất chăn ni lợn
thịt (Nguyễn Đức Chính, 2004).

2.1.4. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn thịt bền vững
2.1.4.1. Phát triển bền vững về kinh tế
Phát triển kinh tế chính là làm cho nền kinh tế tăng lên về quy mô theo thời
gian và gia tăng về mặt chất lượng, là cơ sở tạo nên sự phồn thịnh chung của xã
hội. Tăng trưởng kinh tế bền vững được xác định bằng lượng hàng hóa cực đại có
thể tiêu thụ mà không làm giảm đi giá trị của tài sản vốn. Như vậy, phát triển kinh
tế là sự tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đồng thời
chất lượng tăng trưởng phải được thể hiện ở hiệu quả kinh tế - xã hội của

11


×