Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

(Luận văn thạc sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện ninh phước, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.69 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ NGỌC ANH

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. Nguyễn Hữu Thành

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cám ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn


Lê Ngọc Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được nội dung này, tơi đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận
tình của Nguyễn Hữu Thành và các thầy cô giáo trong khoa Quản lý đất đai, Ban quản
lý đào tạo – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Nhân dịp này cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
GS - TS. Nguyễn Hữu Thành và những ý kiến đóng góp q báu của các thầy cơ giáo
trong Khoa Quản lý đất đai.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ UBND huyện, phịng Nơng nghiệp & PTNT,
phịng Tài ngun và Mơi trường, phịng Thống kê huyện Ninh Phước cùng chính
quyền các xã, đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Ngọc Anh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ............................................................................................................. v
Danh mục hình ............................................................................................................. vi
Danh mục chữ viết tắt..................................................................................................vii

Trích yếu luận văn ......................................................................................................viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

tính cấp thiết đề tài........................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 3
2.1.

Khái niệm về đất đai và đất nông nghiệp .......................................................... 3

2.1.1.

Khái niệm về đất đai ........................................................................................3

2.1.2.


Khái niệm về đất nông nghiệp..........................................................................3

2.2.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất đai theo FAO ..................... 4

2.2.1.

Khái niệm đánh giá đất đai theo FAO ..............................................................4

2.2.2.

Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai ..................................................................9

2.2.3.

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ......................................................11

2.3.

Tình hình nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở Việt Nam và định
hướng sử dụng đất nơng nghiệp ..................................................................... 14

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở Việt Nam .................14

2.3.2.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở xác định tiềm năng đất

đai .................................................................................................................18

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 20
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 20

3.2.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 20

3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 20

iii


3.3.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội huyện Ninh Phước ..................................20

3.3.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ninh Phước ..................................20

3.3.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25.000 .................20


3.3.4.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ninh Phước trên cơ sở chất
lượng đất đai ..................................................................................................20

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu.............................................................20

3.4.2.

Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .................................................21

3.4.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu ..............................................21

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 22
4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội .................................................... 22

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .................................................................22


4.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ..............................................................................27

4.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ninh Phước .......................... 31

4.2.1.

Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Ninh Phước .........................................31

4.2.2.

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ninh Phước ..........................34

4.3.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25.000 ................. 35

4.3.1.

Lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và phân cấp các chỉ tiêu.....35

4.3.2.

Các bản đồ đơn tính huyện Ninh Phước .........................................................38

4.3.3.


Bản đồ đơn vị đất đai huyện Ninh Phước .......................................................51

4.4.

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ninh Phước trên cơ sở chất
lượng đất đai ..................................................................................................57

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 65
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 65

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 65

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 66
Phụ lục ...................................................................................................................... 69

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện Ninh Phước......................................32

Bảng 4.2.

Các chỉ tiêu và ngưỡng phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất

đai huyện Ninh Phước ............................................................................38

Bảng 4.3.

Phân loại đất huyện Ninh Phước .............................................................41

Bảng 4.4.

Diện tích đất theo cấp độ dốc ở huyện Ninh Phước .................................43

Bảng 4.5.

Diện tích đất theo độ dày tầng đất của huyện Ninh Phước ......................45

Bảng 4.6.

Diện tích đất theo thành phần cơ giới ở huyện Ninh Phước ....................47

Bảng 4.7.

Diện tích đất theo khả năng tưới ở huyện Ninh Phước ............................49

Bảng 4.8.

Số lượng và đặc tính của các đơn vị đất đai ............................................53

v


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1.

Quy trình đánh giá đất đai của FAO ..........................................................8

Hình 2.2.

Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ................................................11

Hình 4.1.

Sơ đồ loại đất huyện Ninh Phước ............................................................42

Hình 4.2.

Sơ đồ độ dốc huyện Ninh Phước..............................................................44

Hình 4.3.

Sơ đồ độ dày tầng đất huyện Ninh Phước ................................................46

Hình 4.4.

Sơ đồ thành phần cơ giới đất huyện Ninh Phước .....................................48

Hình 4.5.

Sơ đồ chế độ tưới huyện Ninh Phước.......................................................50

Hình 4.6.


Sơ đồ đơn vị bản đồ đất đai huyện Ninh Phước .......................................52

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BHK

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

CLN

Đất trồng cây lâu năm

ĐGĐĐ

Đánh giá đất đai

LMU

Đơn vị bản đồ đất đai


NBD

Nước biển dâng

PTNT

Phát triển nông thôn

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Uỷ ban nhân dân

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lê Ngọc Anh
Tên đề tài: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông
nghiệp Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận
Ngành: Quản lý Đất đai

Mã số: 8850103

Khoa: Quản lý Đất đai
Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25.000.

- Xác định tiềm năng đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp
của huyện.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu thứ cấp về đặc điểm khí hậu, thổ
nhưỡng, độ dốc, độ dày tầng đất, chế độ tưới, thành phần cơ giới, tình hình sử dụng đất,
điều kiện kinh tế - xã hội.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Khảo sát thực tế các loại sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp huyện Ninh Phước.
+ Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu: Sử dụng phần mềm Excel
+ Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Sử dụng phần mềm ArcGis 10.1
để chống xếp 5 bản đồ đơn tính tỷ lệ 1/25.000: Bản đồ loại đất, bản đồ độ dốc, bản đồ
độ dày tầng đất, bản độ thành phần cơ giới, bản đồ chế độ tưới.
Kết quả chính
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ninh Phước.
Ninh Phước là huyện ven biển nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Thuận. Có 9 đơn vị
hành chính và 1 thị trấn. Địa hình chủ yếu là đồng bằng và trũng chiếm 66,64% diện
tích tự nhiên. Khí hậu khơ hạn, ít mưa, nắng gió nhiều, lượng bốc hơi cao. Tài nguyên
đất gồm 7 nhóm đất bao gồm 12 loại đất. Tài nguyên nước gồm có nước mặt là:
2.369.000.000 m3; nước ngầm là: 541.844 m3/ ngày. Tài nguyên rừng gồm rừng sản
xuất là: 3.674 ha; rừng phòng hộ là: 7.188 ha; Tài nguyên biển có bờ biển dài 4 km
vùng lãnh hải nhỏ.
+ Hiện trạng sử dụng đất huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện khá đa dạng và phong phú, bao gồm các

viii


nhóm cây: cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả. Dựa vào kết quả kiểm kê diện
tích gieo trồng cây nông nghiệp hàng năm và cây ăn quả của phịng thống kê huyện

Ninh Phước năm 2017. Tổng diện tích gieo trồng đạt 15.569,47 ha đạt 99,35%. Nhìn
chung, diện tích nơng nghiệp đang ngày càng giảm đi, diện tích đất phi nông nghiệp
ngày một tăng lên, những năm gần đây diện tích nơng nghiệp bị chuyển sang mục đích
khác là rất lớn do đơ thị hóa, cùng với đó là việc cung cấp nước tưới cho cây trồng hàng
năm khó và chi phí rất lớn.
+ Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai:
- Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu: Loại đất gồm 12 loại đất; độ dốc 6 cấp; độ
dày tầng đất 5 cấp; thành phần cơ giới 3 cấp; chế độ tưới 3 cấp.
- Xây dựng 05 bản đồ đơn tính.
- Đã xác định được 73 đơn vị đất đai.
+ Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ninh Phước.

- Đối với đất cát định hướng trồng chủ yếu là các cây hoa màu chịu hạn tốt hoặc
trồng rừng.
- Đối với đất mặn trung bình và mặn nhiều định hướng trồng chủ yếu là cây ăn
quả, cỏ chăn nuôi.
- Đối với đất phù sa không được bồi trung tính ít chua định hướng trồng chủ yếu
là các cây lâu năm, hoa màu, cỏ chăn nuôi.
- Đối với đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng định hướng trồng chủ yếu là
chuyên lúa và cây rau màu.
- Đối với đất phù sa glay định hướng trồng chủ yếu là chuyên lúa và rau màu.
- Đối với đất phù sa ngòi suối định hướng trồng chủ yếu là cây ăn quả, rau màu
chịu được khô hạn ( kết hợp tưới nước tích kiệm).
- Đối với đất đỏ nâu vùng bán khô hạn định hướng trồng rừng (phi lao, xoan Ấn Độ)
- Đối với đất xám nâu vùng bán khô hạn định hướng trồng rừng (xoan Ấn Độ)
- Đối với đất xám glay định hướng trồng chủ yếu các cây rau màu chịu được hạn
tốt, cỏ chăn nuôi, rừng.
- Đối với đất đỏ vàng trên đá granit và đất xói mịn trơ sỏi đá định hướng chủ
yếu là trồng rừng để cải thiện được chất lượng đất.


ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Le Ngoc Anh
Thesis title: Compiling the land unit map for agricultural land use orientation in Ninh
Phuoc district, Ninh Thuan province
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To Compile a land unit map in Ninh Phuoc district at the scale of 1 / 25,000.
- To Identify land potential for agricultural land use orientation in the district.
Materials and Methods
+ Method of data collection
- Secondary data collection: Collect secondary data on climatic and soil
characteristics, slope, soil thickness, irrigation regime, texture, land use situation, socioeconomic conditions.
- Primary data collection: Field survey of agricultural land use types in Ninh
Phuoc district.
+ Method of data aggregation and processing: Using Excel software
+ Method of land unit mapping: Using ArcGIS 10.1 software to overlay 6
thematic maps at the scale of 1 / 25,000: map of soil type, slope map, soil thickness
map, texture, irrigation map.
Main findings and conclusions
+ Natural and socio-economic conditions of Ninh Phuoc district.
Ninh Phuoc is a coastal district in the southern part of Ninh Thuan province.
There are 9 administrative units and 1 town. The terrain is mainly plain and hollow,
accounting for 66.64% of the natural area. Dry climate, less rain, more sunshine, high

evaporation. Soil resources consist of 7 soil groups categories including 12 soil units.
Water resources include surface water: 2,369,000,000 m3; Groundwater: 541,844 m3 /
day. Forest resources include production forests: 3,674 ha; Protection forest: 7,888 ha;
Coastal resources are 4 km long coast line in small territorial waters.
+ The current status of land use in Ninh Phuoc district, Ninh Thuan province.
Vegetal systems in the district are quite diverse, including groups of plants: food
crops, fruit trees. Based on the results of the annual inventory of agricultural crops and

x


fruit trees of the Statistical Office of Ninh Phuoc district in 2017, the total cultivated
area reached 15569.47 hectares, reaching 99.35%. In general, the area of agricultural
land is decreasing, the area of non-agricultural land is increasing, in recent years the
large area of agriculture has been shifted to other purposes due to urbanization, along
with It diffionlties in irrigation water supply for annuorl crops and the cost is very high.
+ Land unit mapping:
- Selection and decentralization of indicators: soil type unit including 12 soil types;
slope: 6 levels; soil thickness: 5 levels; soil texture: 3 levels; Irrigation regime: 3 levels.
- Establishing 5 thematic maps.
- 73 land units have been identified.
+ To orient for agricultural land use in Ninh Phuoc district.
- For sandy soils arenosols, the main crops are drought tolerant crops or plant forests.
- For strong and medium saline soils, haplic solonchars the main crops are fruit
trees, grass for livestock.
- For lowacid anh neutral non depasited alluvial soils eutric fluvisols, the
orientation is mainly perennial trees, cash crops and grass.
- For cambic fluvisols, orientation is mainly for rice and vegetable crops.

- For gleyic fluvisols, it should be used for rice and vegetables.

- For alluvial soils along streams (Dystric Fluvisols), it should be used for fruit
trees, vegetables with drought resistant (combined with economical irrigation).
- For semi-arid reddish brown soils, chromic lixisols it should be used for Indian
bead tree, casuarinas,
- For semi-arid, greyish brown soils, haplic lixisols it can be used for Indian
bead tree forests
- For gleyic acrisols, tend to plant mainly vegetables with good drought tolerance,
grass for livestocks and forests.
- For reddish yellow soil on granite rock haplic acrisols and rocky eroded soil
leptasols, it mainly can use for forest planting to improve soil quality.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu
sản xuất đặc biệt khơng có gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi
trường, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình văn hóa, kinh tế,
xã hội, an ninh quốc phòng, là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Ngày
nay, cùng sự phát triển về kinh tế, cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là bùng
nổ về dân số đã kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, con người đã tìm mọi
cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó trong khi
đất đai và tiềm năng đất đai là có hạn. Mặt khác việc quản lý và tổ chức sử dụng đất
chưa hợp lý đã dẫn tới hiện trạng diện tích đất vốn đã hạn hẹp ngày càng bị suy
thoái, đặc biệt là diện tích đất trong sản xuất nơng- lâm nghiệp.
Những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu đã làm cho tình hình
hạn hán trở nên nghiêm trọng ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và một số
tỉnh ở vùng núi phía Bắc nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng, trong những
vùng chịu ảnh hưởng đó có huyện Ninh Phước.

Huyện Ninh Phước – một huyện ven biển nằm ở phía Nam tỉnh Ninh
Thuận có địa hình phức tạp, lượng nước thấp nhất cả nước và nằm ở hạ lưu sông
Dinh nên thường xuyên bị ngập lụt vào khoảng tháng 10-11 hằng năm. Ngoài ra
Ninh Phước có khí hậu nhiệt đới Xavan đến cận hoang mạc với đặc trưng khơ
nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh làm khí hậu nắng nóng, khơ hạn kéo dài càng biến
tình hình hạn hán càng trở nên nghiêm trọng hơn, đi cùng với nó là tình trạng
hoang mạc hóa, thối hóa đất ngày càng trở nên rộng. Hầu hết các sông, suối
trong vùng đều bị khô kiệt vào mùa khô, nguồn nước phân bố không đồng đều,
nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình qn cả nước nên khơng đảm bảo cấp nước
cho các nhu cầu dùng nước.
Mặc dù khó khăn về nước, năm 2017 huyện vẫn thực hiện gieo trồng
15.455 ha lúa chiếm 66,7% diện tích gieo trồng cây hàng năm và 62,1% tổng
diện tích gieo trồng cây hàng năm và cây lâu năm của huyện (vượt so với kế
hoạch 1.209 ha). Nước sử dụng để tưới cho lúa sẽ ảnh hưởng đến diện tích được
tưới của các cây trồng hàng năm và lâu năm, do đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp của Ninh Phước.

1


Để có thể giải quyết những khó khăn trên, đồng thời để nâng cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp của huyện, một trong các giải pháp đang được nghiên
cứu là thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và phù
hợp với những điểm thuận lợi và khó khăn hiện tại của địa phương đang phải đối
mặt. Vì vậy xây dựng bản đồ đơn vị đất đai có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết
làm cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng đất đai, nền tảng cho chuyển dịch cơ cấu
và định hướng sử dụng đất nơng nghiệp, kịp thời ứng phó với những khó khăn về
điều kiện tự nhiên mà huyện Ninh Phước đang gặp phải.
Chính vì vậy, được sự đồng ý của khoa quản lý đất đai – Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam, cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo GS.TS Nguyễn Hữu

Thành, học viên thực hiện đề tài: “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định
hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Ninh Phước tỷ lệ 1/25.000.
- Xác định tiềm năng đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp
của huyện.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài được thực hiện trên tồn bộ quỹ đất nơng nghiệp và đất chưa sử
dụng của huyện.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp mới
Xác định được số lượng và chất lượng đất đai của huyện Ninh Phước.
1.4.2. Ý nghĩa khoa học
Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ sử dụng và quản lý đất nông
nghiệp của một huyện vùng khô hạn.
1.4.3. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được chất lượng đất đai huyện Ninh Phước làm cơ sở cho xác
định tiềm năng đất đai phục vụ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp của huyện.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT ĐAI VÀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm về đất đai
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu liên quan đến khái niệm, định nghĩa về đất. Có quan điểm cho rằng:
“Đất là một vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả quá trình hoạt
động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất, đó là: sinh vật, đá mẹ, khí hậu, địa

hình và thời gian”. Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần bổ sung yếu tố
con người. Chính do tác động của con người, nhiều tính chất của đất thay đổi, tạo
nên những đặc tính mới. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai
được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái (FAO, 1976). Với quan điểm này,
đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất
có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo
nghĩa đất đai bao gồm: khí hậu; dáng đất, địa hình; thổ nhưỡng; thủy văn;
thảm thực vật tự nhiên, cỏ dại trên đồng ruộng; động vật tự nhiên; những
biến đổi của đất do hoạt động của con người.
Đất đai là sản phẩm của thiên nhiên, có những tính chất đặc trưng riêng
khiến nó khơng giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào khác đó là: đất có độ phì,
có giới hạn diện tích, có vị trí cố định trong khơng gian và vĩnh cửu với thời gian
nếu biết sử dụng đúng.
2.1.2. Khái niệm về đất nông nghiệp
Theo điều 10, Luật đất đai Việt Nam năm 2013 thì đất tự nhiên được chia
thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nơng nghiệp, nhóm đất phi nơng nghiệp, nhóm
đất chưa sử dụng (Quốc hội, 2013). Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ
yếu sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây
lâu năm, đất rừng sản xuất, rừng phịng hộ, rừng đặc dụng, đất ni trồng thủy
sản, đất làm muối hoặc nghiên cứu thí nghiệm nơng nghiệp.
Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản
xuất nơng nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh
nuôi phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi

3


rừng bằng hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho
thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Theo

loại rừng lâm nghiệp bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phịng hộ, đất rừng
đặc dụng.
Đất ni trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích ni,
trồng thuỷ sản, bao gồm đất ni trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi
trồng nước ngọt.
Đất làm muối: Là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà
kính (vườn ươm) và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các
hình thức trồng trọt khơng trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, đất để xây dựng
trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ
sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá
nhân để chứa nơng sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ sản
xuất nơng nghiệp.
Đất nơng nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia. Đất nơng nghiệp tham gia vào q trình sản xuất và làm ra
sản phẩm cần thiết nuôi sống xã hội.
2.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI TRONG ĐÁNH GIÁ ĐẤT
ĐAI THEO FAO
2.2.1. Khái niệm đánh giá đất đai theo FAO
Nhận thức được tầm quan trọng, cấp thiết của thực tiễn sản xuất là cần
phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn
những tổn thất trong tài nguyên đối với đất đai. Năm 1970, tổ chức Nông –
Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã tập hợp các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu ở
nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng “Đề cương đánh giá đất đai”. Đến năm
1976, “Đề cương đánh giá đất đai (A Framework for land Evaluation)” đã
được ra đời. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước phát triển đề cương
này tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng cho
từng đối tượng nông nghiệp cụ thể. Tài liệu này được cả thế giới quan tâm
thử nghiệm, vận dụng và đã được chấp nhận và công nhận là phương tiện tốt

nhất để đánh giá tiềm năng đất đai.

4


Theo FAO, đánh giá đất đai (Land Evaluation) là quá trình so sánh, đối
chiếu những tính chất vốn có của vạn vật, khoanh đất cần đánh giá với những
tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Khi tiến hành ĐGĐĐ
cụ thể cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tuỳ thuộc vào yêu
cầu, điều kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ đánh giá đất đai
sơ lược, bán chi tiết hoặc chi tiết.
Như vậy, đánh giá đất đai là q trình thu thập thơng tin về đất đai, xem
xét toàn diện để phân hạng đất về mức độ thích nghi và các yếu tố kinh tế xã hội
khác. Kết quả đánh giá phân hạng đất được thể hiện bằng bản đồ, bản báo cáo và
các bảng số liệu kèm theo.
+ Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO
Đánh giá đất đai nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết về phương pháp
ĐGĐĐ trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương
thực cho một số nước trên Thế giới và giữ gìn nguồn tài ngun đất khơng bị
thối hóa, sử dụng đất được lâu bền.
+ Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO
- Thu thập được những thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng
khác nhau theo mục tiêu và nhu cầu của con người.
- Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi
quy hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hay cơ sở sản xuất.
- Mức độ thực hiện đánh giá đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ.
+ Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO
Theo FAO (1990) đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong đánh giá đất đai là:
- Các loại sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển

vùng hay của quốc gia, cũng như phải phù hợp với bối cảnh và đặc điểm về tự
nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Các loại sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ thuật
và kinh tế - xã hội.
- Việc đánh giá đất đai bao gồm sự so sánh của hai hay nhiều loại sử
dụng đất.

5


- Khả năng thích hợp của đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững.
- Đánh giá khả năng thích hợp đất đai bao gồm cả sự so sánh về năng suất
(lợi ích) thu được và đầu tư (chi phí) cần thiết của loại sử dụng đất.
- Đánh giá đất đai đòi hỏi một phương pháp tổng hợp đa ngành.
Với những nguyên tắc cơ bản trên, đánh giá đất đai sẽ bổ trợ cho việc quy
hoạch sử dụng đất bằng cách cung cấp cho tiến trình này những phương án về sử
dụng tài nguyên đất. Trong mỗi phương án là những thông tin về: Năng suất –
mức đầu tư (chi phí, lợi nhuận); cách quản lý đất đai, nhu cầu về cải thiện cơ sở
hạ tầng và ảnh hưởng của sử dụng đất đối với môi trường trong và ngồi vùng
nghiên cứu.
+ Đánh giá khả năng thích hợp
Theo FAO khả năng thích hợp đất đai là thước đo phản ánh mức độ thích
hợp như thế nào, của một ĐVĐĐ đối với một loại hình sử dụng đất được xác
định. Khả năng này có thể xem xét ở điều kiện hiện tại hoặc trong tương lai, sau
khi đã áp dụng các biện pháp cải tạo đất đai.
Cấu trúc phân loại khả năng thích hợp đất đai theo FAO dùng 4 cấp phân
vị trong ĐGĐĐ, gồm: Bộ (Order), Lớp (Class), Lớp phụ (Subclass) và Đơn vị
(Unit) thể hiện trong bảng cấu trúc (Sơ đồ).
* Bộ thích hợp - gồm 3 lớp thích hợp
S1- Thích hợp cao (Highly Suitable): Đặc tính đất đai khơng thể hiện

những yếu tố hạn chế hoặc chỉ thể hiện ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục và không
ảnh hưởng đến năng suất của các loại sử dụng đất. Sản xuất trên các hạng đất này
dễ dàng, thuận lợi và cho năng suất cao.
S2- Thích hợp trung bình (Moderately Suitable): Đặc tính đất đai có thể
hiện một số yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình có thể khắc phục được bằng các
biện pháp kỹ thuật hoặc tăng mức đầu tư. Sản xuất trên các hạng đất này khó
khăn hơn hoặc đầu tư tốn kém hơn S1 nhưng vẫn có thể cho năng suất khá.
S3- Ít thích hợp (Marginally Suitable): Đặc tính đất đai đã thể hiện nhiều
yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục. Sản xuất
trên các hạng đất này khó khăn hơn hoặc đầu tư tốn kém hơn S2 nhưng vẫn có
thể cho năng suất và có lãi.
* Bộ khơng thích hợp - gồm 2 lớp

6


N1- Khơng thích hợp hiện tại (Currently not Suitable): Đặc tính đất đai
khơng thích hợp với các loại sử dụng đất hiện tại vì có yếu tố hạn chế nghiêm
trọng. Tuy nhiên yếu tố hạn chế đó có thể khắc phục được bằng các biện pháp cải
tạo đất đồng bộ, đầu tư lớn trong tương lai để nâng lên hạng thích hợp.
N2- Khơng thích hợp vĩnh viễn (Permanently not Suitable): Đặc tính đất
đai thể hiện nhiều yếu tố hạn chế nghiêm trọng, hiện tại không thể khắc phục
được và cũng khơng nên đưa vào sử dụng trong tương lai vì khơng có hiệu quả .
+ Các phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất đai theo FAO
Sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế - xã hội
cũng như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử dụng đất được xây dựng có
thể tiến hành theo phương pháp 2 bước (Two Stages) hoặc phương pháp song
hành (Paralell).
- Phương pháp 2 bước: Bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá điều
kiện tự nhiên, sau đó là bước thứ 2 bao gồm những phân tích về kinh tế - xã hội.

- Phương pháp song hành: Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên
hệ giữa đất đai và loại
sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích kinh tế - xã hội.
Phương pháp hai bước thường được dùng trong các cuộc thống kê tài
nguyên cho mục tiêu quy hoạch rộng lớn và các nghiên cứu để đánh giá tiềm
năng sản xuất sinh học. Phân hạng thích hợp đất đai ở bước đầu tiên được dựa
vào khả năng thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất đã được
chọn ngay từ đầu cuộc khảo sát. Sự đóng góp của phân tích kinh tế - xã hội ở
bước này chỉ nhằm kiểm tra sự thích ứng của các loại hình sử dụng đất. Sau khi
giai đoạn một đã hồn tất, kết quả sẽ được trình bày dưới dạng bản đồ và báo
cáo. Những kết quả này có thể sau đó tùy thuộc vào bước thứ hai (Bước phân
tích chi tiết các hiệu quả kinh tế - xã hội).
Trong phương pháp song hành việc phân tích kinh tế - xã hội các loại hình
sử dụng đất được tiến hành song song với khảo sát và đánh giá các yếu tố tự
nhiên, các yêu cầu về số liệu và cách phân tích thay đổi khác nhau theo từng kiểu
sử dụng. Phương pháp song hành thích hợp cho các đề xuất rõ ràng trong các dự
án phát triển ở mức độ chi tiết và bán chi tiết, đòi hỏi thời gian ngắn hơn so với
phương pháp hai bước và thích hợp với quy hoạch sử dụng đất đai.

7


+ Quy trình của đánh giá đất đai theo FAO
+ Xác định các loại hình sử dụng đất.
+ Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
+ Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.
+ Phân hạng thích hợp đất đai.
Về nội dung phương pháp đánh giá đất đai của FAO biên soạn gắn liền
ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất, coi ĐGĐĐ là một phần của quá trình quy hoạch
sử dụng đất. Tiến trình ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất gồm các bước sau:

3
Xác định
loại sử
dụng đất
1

2

5

6

7

8

9

Xác định
mục tiêu

Thu thập
tài liệu

Đánh giá
khả năng
thích hợp

Xác định
hiện trạng

KT-XH và
mơi
trường

Xác định
loại sử
dụng đất
thích hợp
nhất

Quy
hoạch sử
dụng đất

Áp dụng
của việc
đánh giá
đất

4
Xác định
Đơn vị
đất đai

Hình 2.1. Quy trình đánh giá đất đai của FAO
Bước 1: Xác định mục tiêu của việc ĐGĐĐ có mối quan hệ chặt chẽ với
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của các cấp hành chính.
Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc
thù về tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
Đồng thời kế thừa và tham khảo các tài liệu sẵn có phục vụ công tác ĐGĐĐ.

Bước 3: Xác định loại sử dụng đất. Lựa chọn và mô tả các loại sử dụng đất
phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện sinh thái về tự nhiên,
điều kiện chung về kinh tế - xã hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu
(Đặc biệt là các hạn chế sử dụng đất). Xác định yêu cầu của mỗi loại sử dụng đất
đã lựa chọn.
Bước 4: Xác định các đơn vị đất đai dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ
tiêu phân cấp.

8


Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thông qua việc so sánh, đối
chiếu giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất đã lựa chọn với các
đặc tính đất đai của vùng nghiên cứu, qua đó phân loại khả năng thích hợp của
từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại sử dụng đất, gồm có:
+ Khả năng thích hợp trong điều kiện hiện tại.
+ Khả năng thích hợp trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo.
Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và mơi
trường tới tính thích hợp của các loại sử dụng đất đai được đánh giá.
Bước 7: Dựa trên phân tích tính thích hợp của các loại sử dụng đất trên
từng đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại sử dụng đất thích hợp nhất trong
hiện tại và tương lai.
Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đánh giá tính thích hợp của
cây trồng, các mục tiêu phát triển để bố trí sử dụng đất thích hợp.
Bước 9: Áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tế sản xuất.
Đề cương hướng dẫn của FAO khái quát toàn bộ những nội dung, các
bước tiến hành, những gợi ý và các ví dụ nêu ra để minh họa, tham khảo. Trên cơ
sở đó, tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia mà vận dụng cho
thích hợp.
2.2.2. Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai

+ Bản đồ đơn vị đất đai là bản đồ chuyên đề về đất đai được thành lập trên
cơ sở nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất, trên đó thể hiện đầy đủ và chính xác các
đơn vị đất đai theo ranh giới hiện trạng. Bản đồ đơn vị đất đai là tài liệu kỹ thuật
quan trọng trong quá trình đánh giá đất phục vụ cho các trương trình quy hoạch
sử dụng đất, cho cơng tác quản lý tài nguyên đất.
+ Đơn vị bản đồ đất đai (LMU) là một hợp phần của hệ thống sử dụng đất
trong đánh giá đất. LMU là một vạt hay một khoanh đất được xác định cụ thể,
được thể hiện trên bản đồ, có những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích
hợp đồng nhất cho từng loại sử dụng đất, có cùng điều kiện quản lý đất, cùng một
khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng (đặc tính và
tính chất) đủ để tạo nên một sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm đảm
bảo sự thích hợp của chúng với các loại sử dụng đất khác nhau.
- Đặc tính của đất đai: là các thuộc tính tác động đặc biệt đến tính thích

9


hợp của đất đó đối với loại sử dụng đất riêng biệt. Có thể thể hiện rõ rệt các các
điều kiện về đất cho loại sử dụng đất khác nhau.
- Tính chất đất đai: là thuộc tính của đất có thể đo đếm được hoặc ước tính
được dùng để phân biệt các đơn vị đất đai với nhau và để mơ tả đặc tính đất đai.
Các tính chất đất đai có thể ảnh hưởng cùng lúc đến một vài đặc tính đất đai và từ
đó sẽ ảnh hưởng đến tính thích hợp đất khác nhau.
- Đặc tính và tính chất đất đai là các đặc thù của các đơn vị đất đai, đó
chính là cơ sở xác định các u cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất trong
đánh giá đất.
+ Tập hợp các đơn vị bản đồ đất đai trong khu vực hoặc vùng đánh giá đất
được thể hiện bằng bản đồ đơn vị đất đai
+ Tỷ lệ bản đồ đơn vị đất đai: Bản đồ đơn vị đất đai được thành lập theo
các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh và quốc gia. Vì vậy hệ thống tỷ lệ bản đồ đơn

vị đất đai được lựa chọn trên cơ sở là phạm vi của khu vực nghiên cứu.
- Bản đồ đơn vị đất đai cấp xã: 1/5.000-1/10.000;
- Bản đồ đơn vị đất đai cấp huyện: 10/10.000-1/25.000;
- Bản đồ đơn vị đất đai cấp tỉnh: 1/50.000-1/100.000;
- Bản đồ đơn vị đất đai cấp toàn quốc: 1;250.000-1/1.000.000.
Việc lựa chọn tỷ lệ sẽ tùy thuộc vào diện tích tự nhiên, hình dạng khu vực
và mức độ phức tạp của đất đai.
+ Hệ quy chiếu trong bản đồ đơn vị đất đai: Bản đồ đơn vị đất đai được
thành lập trên cơ sở nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng, trong
khi đó các bản đồ này được thành lập trên nền là bản đồ địa chính hoặc bản đồ
địa hình. Vì vậy, hệ quy chiếu và tọa độ trong bản đồ đơn vị đất đai cũng tuân
theo hệ quy chiếu và tọa độ của bản đồ địa chính hay bản đồ địa hình.
+ Nội dung của bản đồ đơn vị đất đai bao gồm:
- Địa giới hành chính của đơn vị lập bản đồ và đơn vị hành chính cấp dưới
- Ranh giới các đơn vị đất đai, đây là nội dung chính của bản đồ đơn vị đất
đai. Ranh giới các đơn vị đất đai thể hiện dưới dạng đường viền khép kín, đúng
vị trí, hình dạng và kích thước.
- Mạng lưới thủy văn: Thể hiện đường bờ biển, sơng ngịi, ao, hồ.....

10


- Mạng lưới giao thông: Thể hiện đầy đủ đường sắt, đường bộ quốc gia
đến đường liên thôn, liên xã...
- Hệ thống các điểm dân cư, các cơng trình chun dùng quan trọng như
các khu cơng nghiệp...
2.2.3. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Xác định và phân cấp
chỉ tiêu các yếu tố


Xây dựng
các bản đồ đơn tính

Xây dựng
bản đồ ĐVĐĐ

Thống kê, mơ tả các ĐVĐĐ

Hình 2.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) gồm 4 bước:
Bước 1: Xác định và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ
+ Lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ.
Xác định các chỉ tiêu phân cấp của bản đồ ĐVĐĐ có ý nghĩa đảm bảo tính
chính xác của bản đồ ĐVĐĐ và phản ánh đúng điều kiện đất đai đối với nhu cầu
của các loại sử dụng đất. Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ
thuộc vào phạm vi chương trình ĐGĐĐ như: Phạm vi vùng lãnh thổ, tỉnh,
huyện... và phụ thuộc vào mối quan hệ giữa yêu cầu đánh giá đất (chi tiết, bán

11


chi tiết, tổng thể...) với tỷ lệ bản đồ cần thể hiện. Ví dụ: Để ĐGĐĐ cho một vùng
với mức độ chi tiết trên bản đồ 1/25.000 thì các yếu tố cần thiết cho việc xây
dựng bản đồ ĐVĐĐ gồm: Đất, độ dốc, địa hình tương đối, độ dày tầng đất, thành
phần cơ giới, độ phì nhiêu... ở các tỷ lệ bản đồ 1/5.000 hay lớn hơn thì ngồi các
yếu tố xây dựng bản đồ ĐVĐĐ kể trên cịn có thêm các yếu tố thể hiện mức độ
chi tiết hơn của quá trình ĐGĐĐ như: Độ dày tầng canh tác, điều kiện sản xuất,
chế độ mặn, phèn...
+ Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ.

Dựa vào yêu cầu, mục đích của chương trình đánh giá đất, kết hợp với các
nguồn tài liệu sẵn có hoặc bổ sung thêm để lựa chọn được chỉ tiêu phân cấp phù
hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp đất đai.
Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính
Bản đồ đơn tính là bản đồ chỉ thể hiện duy nhất một yếu tố đơn lẻ, mỗi yếu
tố đó là một chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ đã được lựa chọn (loại đất, độ dày
tầng đất, địa hình, độ dốc, lượng mưa, điều kiện tưới, tiêu...). Trong xây dựng
bản đồ ĐVĐĐ, ở các mức độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, chủ đề thể hiện
của các bản đồ đơn tính cũng khác nhau.
Bước 3: Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ
Các bản đồ đơn tính được biên soạn trên cùng một phép chiếu
(Projection), được chồng ghép để tạo thành bản đồ ĐVĐĐ. Kỹ thuật GIS là một
công cụ đắc lực trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. GIS thực hiện phép chồng
ghép nhanh chóng, có độ chính xác cao đồng thời hỗ trợ nhiều phép xử lý, phân
tích khơng gian (Spatial Analysis) phức tạp nhưng lại rất thuận tiện. Phần mềm
GIS quản lý các ĐVĐĐ đã tạo bằng các đơn vị không gian (Polygons trong kỹ
thuật Vector và Grid Cells trong kỹ thuật Raster) và mô tả chúng bằng các trường
dữ liệu thuộc tính (Attribute Data Fields).
Bước 4: Mơ tả bản đồ ĐVĐĐ
Theo “Sổ tay điều tra, phân loại đánh giá đất” của các tác giả Tôn Thất
Chiểu, Lê Thái Bạt, Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân (1999). Các ĐVĐĐ
được mô tả theo các chỉ tiêu thể hiện các đặc điểm (Đặc tính, tính chất) của đơn
vị đất đai đó. Nội dung và mức độ chi tiết mơ tả các ĐVĐĐ tùy thuộc vào các chỉ
tiêu lựa chọn và phân cấp của mỗi loại ĐVĐĐ.

12


Trong mô tả bản đồ ĐVĐĐ, phải chỉ rõ được:
+ Số ĐVĐĐ, diện tích từng đơn vị.

+ Số khoanh, diện tích, mức độ phân tán... của từng ĐVĐĐ.
+ Mơ tả các đặc điểm (Đặc tính, tính chất) của từng ĐVĐĐ (Đặc điểm khí
hậu, địa hình, thủy văn, thực vật, động vật và đặc điểm đất).
Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là bước đầu tiên, khơng thể thiếu trong quy trình
đánh giá đất đai theo FAO. Bản đồ ĐVĐĐ là cơ sở, xuất phát điểm cho tồn bộ
q trình đánh giá đất đai.
Việc xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở các
vùng khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên
cứu, cấp tỷ lệ bản đồ đơn vị đất đai cần xây dựng. Công tác xây dựng bản đồ đơn
vị đất đai là một khái niệm mới, chưa có cá chỉ tiêu phân cấp thống nhất cho từng
vùng sinh thái với các cấp tỷ lệ bản đồ khác nhau.
Mặt khác, do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Việt Nam phức tạp, nên
khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho từng vùng phải được tiến hành lập đề
cương với các chỉ tiêu cụ thể, chi tiết nhằm phục vụ cho công tác đánh giá đất đai
tốt hơn.
Tuy nhiên trên thực tế, khi xây dựng bản đồ đơn vị đất đai gặp nhiều hạn
chế trong khi làm bản đồ, khó thể hiện được hết các điều kiện thực tế nhất là ở
bản đồ tỷ lệ nhỏ, vì vậy khi xác định và lên bản đồ đơn vị đất đai cần tuân thủ các
yêu cầu sau:
+ Các đơn vị đất đai (LMU) cần đảm bảo tính đồng nhất tối đa hoặc các
chỉ tiêu phân cấp phải được xác định rõ, nếu chúng không thể hiện được lên bản
đồ thì phải được mơ tả chi tiết.
+ Lác LMU phải có ý nghĩa thực tiễn cho các loại sử dụng đất sẽ được đề
xuất lựa chọn.
+ Các LMU phải vẽ được trên bản đồ.
+ Các LMU phải được xác định một cách đơn giản dựa trên những đặc
điểm quan sát trực tiếp trên đồng ruộng hoặc qua sử dụng ảnh viễn thám.
+ Các đặc tính và tính chất của các LMU phải là đặc tính và tính chất khá
ổn định vì chúng sẽ là các yêu cầu sử dụng đất thích hợp cho các loại sử dụng đất
trong đánh giá đất


13


×