Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá khả năng phát hiện b agonist trong thức ăn chăn nuôi bằng kit elisa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 75 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN β-AGONIST
TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI BẰNG KIT ELISA

Chuyên ngành:

Thú y

Mã số:

60 64 01 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trịnh Đình Thâu

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đối với TS. Trịnh Đình Thâu đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Giải Phẫu – Tổ chưc – Phôi thai, Khoa Thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trung tâm Kiểm tra
vệ sinh thú y Trung ương I- Cục Thú y đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hằng

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan........................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn........................................................................................................................................... ii
Mục lục............................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................................ vii
Danh mục hình................................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn............................................................................................................................. ix
Thesis abstract..................................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu của đề tài............................................................................................................. 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu........................................................................................................ 3
2.1.

Tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm hiện nay........................................................... 3

2.1.1.

Tình hình an tồn thực phẩm trên thế giới................................................................... 4

2.1.2.

Tình hình ở Việt Nam........................................................................................................ 5


2.2.

Những hiểu biết cơ bản về nhóm β-agonist................................................................. 6

2.2.1.

Lịch sử phát hiện................................................................................................................ 6

2.2.2.

Khái niệm và phân loại..................................................................................................... 6

2.2.3.

Dược động học của β–agonist......................................................................................... 8

2.2.4.

Cơ chế hoạt động của β–agonist..................................................................................... 8

2.2.5.

Sơ lược về salbutamol và clenbuterol........................................................................... 9

2.3.

Tình hình sử dụng β-agonist trên thế giới và tại Việt Nam.................................... 12

2.3.1.


Tình hình sử dụng β-agonist trên thế giới.................................................................. 12

2.3.2.

Tình hình sử dụng β-agonist tại Việt Nam................................................................. 15

2.4.

Tồn dư β-agonist trong thức ăn chăn nuôi và ảnh hưởng của chúng đối
với sức khỏe cộng đồng................................................................................................. 18

2.4.1.

Khái niệm về tồn dư........................................................................................................ 18

2.4.2.

Ảnh hưởng của tồn dư β-agonist đối với sức khỏe cộng đồng.............................. 21

2.5.

Kĩ thuật phân tích dư lượng β-agonist trong thức ăn chăn nuôi........................... 24

iii


2.5.1.

Phương pháp định tính ELISA..................................................................................... 24


2.5.2.

Phương pháp định lượng................................................................................................ 26

Phần 3. Nguyên vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu....................... 27
3.1.

Vật liệu nghiên cứu......................................................................................................... 27

3.1.1.

Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 27

3.1.2.

Địa điểm nghiên cứu....................................................................................................... 27

3.1.3.

Thời gian nghiên cứu...................................................................................................... 27

3.1.4.

Vật liệu, hóa chất và thuốc thử..................................................................................... 27

3.1.5.

Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm..................................................................................... 28


3.2.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................................... 28

3.3.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 29

3.3.1.

Thí nghiệm nghiên cứu tính phù hợp của kit ELISA dùng cho phân tích
định tính xác định β-agonist trong mẫu thức ăn chăn nuôi. 29

3.3.2.

Ứng dụng kết quả nghiên cứu của phương pháp để phân tích mẫu thực............32

3.3.3.

Phương pháp phân tích số liệu...................................................................................... 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận................................................................................................. 36
4.1.

Kết quả điều tra tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi từ tháng
10/2015 đến tháng 5/2016

4.2.

36


Kết quả nghiên cứu tính phù hợp của kit elisa dùng cho phân tích định
tính xác định β-agonist trong thức ăn chăn ni

37

4.2.1.

Kết quả nghiên cứu tính ổn định của kit ELISA...................................................... 37

4.2.2.

Kết quả xác định giới hạn phát hiện (LOD) của kit ELISA.................................. 40

4.2.3.

Kết quả nghiên cứu khả năng phát hiện của kit (ccβ)............................................. 41

4.2.4.

Kết quả xác định độ chính xác (accuracy:AC), độ đặc hiệu
(specificity:SP), độ nhạy (sensitivity:SE), độ lệch dương (positive
deviation:PD) và độ lệch âm (negative deviation: ND).

4.2.5.

42

Kết quả nghiên cứu đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm của kit
ELISA 44


4.3.

Áp dụng phương pháp để phân tích mẫu thực tế...................................................... 45

4.3.1.

Kết quả phân tích dư lượng β-agonist trong mẫu thức ăn chăn nuôi bằng
kit ELISA

iv

45


4.3.2.

Kết quả phân tích dư lượng β-agonist trong mẫu thức ăn chăn nuôi bằng
kỹ thuật LC/MS/MS. 47

4..3.3.

So sánh sự tương đồng kết quả phân tích giữa ELISA và LC/MS/MS...............48

Phần 5. Kết luận và kiến nghị................................................................................................ 50
5.1.

Kết luận.............................................................................................................................. 50

5.2.


Kiến nghị........................................................................................................................... 50

Tài liệu tham khảo........................................................................................................................... 51
Phụ lục................................................................................................................................................ 54

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AC

Độ chính xác (Accuracy)

CCα

Giới hạn quyết định

CCβ

Khả năng phát hiện

CP

Chính phủ


Cty TNHH

Cơng ty trách nhiệm hữu hạn

EC

European Commission

ELISA

Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay

EU

European Union

FAO

Food Agricultural Organization

FDA

Food and Drug Administration

FSIS

Food Safety and Inspection Service

HPLC


High-performance liquid chromatograph

LC/MS/MS

Sắc ký lỏng khối phổ (Liquid Chromatography/Mass Spectrometer)

LOD

Giới hạn phát hiện (Limit of Detection)

MRL

Maximum Residue Limit

MRPL

Minimum Required Performance Limit

ND

Độ lệch âm (Negative deviation)

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


PD

Độ lệch dương (Positive deviation)

ppb

Phần tỷ (Parts per billion)

SE

Độ nhạy (Sensitivity)

SP

Độ đặc hiệu (Specificity)

TĂCN

Thức ăn chăn ni

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WTO

World Trade Organization

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quy định của Codex được cập nhật tại hội nghị của CAC lần 32 tháng
7/ 2009 ..........................................................................................................
Bảng 1.2. Giới hạn yêu cầu tối thiểu cho phép (MRPL) của PTN tham chiếu
CRL của Đức ................................................................................................
Bảng 1.3. Ngưỡng MRPL của β-agonist trong các loại mẫutại việt Nam (Bộ NN
và PTNT, 2016) ............................................................................................
Bảng 4.1. Kết quả điều tra tình hình sử dụng chất cấm trong chăn ni từ tháng
10/2015 – 5/2016 ..........................................................................................
Bảng 4.2. Kết quả phân tích kiểm tra đường chuẩn ......................................................
Bảng 4.3. Kết quả phân tích và kết quả tính tốn giới hạn phát hiện (LOD) βagonist trong thức ăn chăn nuôi ....................................................................
Bảng 4.4. Kết quả xác định khả năng phát hiện của kit ................................................
Bảng 4.5. Kết quả phân tích 20 mẫu trắng và 20 mẫu thêm chuẩn ở nồng độ 2 ppb .........
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá độ chính xác (AC), độ đặc hiệu (SP), độ nhạy (SE),
độ lệch dương (PD) và độ lệch âm (ND) của kit ..........................................
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra mẫu mù ..............................................................................
Bảng 4.8. Kết quả phân tích dư lượng β-agonist trong mẫu thức ăn chăn nuôi
bằng kỹ thuật ELISA ....................................................................................
Bảng 4.9. Kết quả phân tích dư lượng β-agonist (salbutamol, clenbuterol) trong
mẫu thức ăn chăn nuôi bằng kỹ thuật LC/MS/MS .......................................

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Bao chất tạo nạc Super Weight 02 được phát hiện tại Đồng Nai ngày


10/3/2011 ......................................................................................................
Hình 1.2. Chất tạo nạc được trộn vào thức ăn gia súc ..................................................
Hình 4.1. So sánh kết quả điều tra tình hình sử dụng chất cấm
2/2016 và tháng 3-5/2016 .............................................................................
Hình 4.2. Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ chuẩn β-agonist
và độ hấp thụ của kit .....................................................................................
Hình 4.3. Tỷ lệ % mẫu thức ăn chăn ni nhiễm β-agonist .........................................
Hình 4.4. Sự tương đồng kết quả phân tích salbutamol trong mẫu thức ăn chăn
nuôi giữa ELISA và LC/MS/MS ..................................................................

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Tên luận văn: Đánh giá khả năng phát hiện β-agonist trong thức ăn chăn nuôi bằng
kit ELISA
Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60 64 01 01

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích
Đánh giá sự phù hợp của kit ELISA được lựa chọn để phân tích định tính dư
lượng β-agonist trong thức ăn chăn nuôi.
-

Ứng dụng kit ELISA được lựa chọn để phân tích mẫu thực.

Phương pháp nghiên cứu

Chuẩn hóa và phê duyệt phương pháp phân tích dư lượng β-agonist trong thức
ăn chăn ni bằng kit ELISA
-

Phân tích mẫu thực

+
Phân tích sàng lọc dư lượng β-agonist trong mẫu thức ăn chăn nuôi bằng kit
ELISA theo phương pháp đã được chuẩn hóa
+

Phân tích khẳng định dư lượng β-agonist bằng kỹ thuật LC/MS-MS đối với

các mẫu thức ăn chăn ni có kết quả phân tích sàng lọc dương tính hoặc nghi ngờ bằng
ELISA.
Kết quả
-

Trên cơ sở nghiên cứu tính ổn định, giới hạn phát hiện, khả năng phát hiện, độ

đặc hiệu, độ chính xác, độ nhạy, độ lệch dương, độ lệch âm và kết quả nghiên cứu đảm
bảo chất lượng kết quả thử nghiệm của kit ELISA, đưa ra kết quả: Khả năng phát hiện
(CCβ) là 1,5 µg/kg; Độ chính xác (AC): 92,5%; Độ đặc hiệu (SP): 90%; Độ nhạy (SE) :
95%; Độ lệch dương (PD): 9,5%; Độ lệch âm (ND): 5,3%.
-

Có 5 mẫu thức ăn chăn ni phân tích dương tính với β-agonist (3,7 %)

Kết luận
TM


Kit ELISA β-agonist của hãng Biooscientific (MaxSignal
β-agonist, mã
1009) trong điều kiện phòng thử nghiệm ở Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu
của một phương pháp phân tích định tính quy định trong quyết định 657/2002/EC.
Trong 135 mẫu thức ăn chăn ni phân tích, có 05/135 mẫu dương tính với βagonist (tỷ lệ 3,7 %).

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu Hang
Thesis title: Evaluation of the commercially available ELISA test kit for the

screening analysis of β-agonist in animal feed
Major: Veterinary

Code: 60 64 01 01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives

-

Assessment of the suitability of the ELISA test kit for the screening

analysis of β-agonist in animal feed.
Application of the ELISA test kit for the screening analysis of β-agonist
in real animal feed samples.
Materials and Methods

Standardized and approved analytical methods β-agonist residues in animal
feed by ELISA kit
-

Real sample analysis:

+
Screening β-agonists in animal feed samples by the validated ELISA
method
+

Suspicious samples are confirmed by validated LC/MS-MS method

Main findings
-

On the basis of the stability studies, limits of detection, detection capability,

specificity, accuracy, sensitivity, positive deviation, negative deviation and results of
research quality assurance test results ELISA kit of, given the results: detection
capability (CCβ) is 1,5 µg/kg; Accuracy (AC): 92,5%; Specificity (SP): 90%; Sensitivity
(SE): 95%; Positive deviations (PD): 9,5%; Negative deviation (ND): 5,3%.
There were 5 samples positive with β-agonist accounting for 3,7
percent
Conclusions
-

ELISA Kit β-agonist Biooscientific firm (MaxSignalTM β-agonist, code 1009)

in laboratory conditions in Vietnam fully meet the requirements of a quantitative

analysis method specified in the decision 657/2002 / EC.
In total of 135 animal feed samples analyzed, there were 05 positive results
with β-agonist (3,7% rate).
x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của con người được cải
thiện rõ rệt. Người tiêu dùng không chỉ quan tâm về mặt số lượng như trước kia
mà cịn địi hỏi phải có một sản phẩm an tồn và đảm bảo về mặt chất lượng. Bên
cạnh đó, đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập khu vực và kinh tế quốc tế
khi tham gia một sân chơi lớn như WTO, một trong những thách thức mà Việt
nam luôn luôn phải đối mặt là cam kết đảm bảo các biện pháp vệ sinh kiểm dịch
động thực vật mà bản chất của nó là việc phịng chống các dịch bệnh của động
thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bảo vệ sức khỏe con người.
Những năm gần đây nhiều nguồn thông tin đại chúng đã đưa các thông tin
về sự lạm dụng kháng sinh và các hóa chất để phịng, trị bệnh và kích thích tăng
trưởng dẫn tới sự tồn dư trong thực phẩm nguồn gốc từ động vật, gây ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe người tiêu dùng. Dư lượng kháng sinh cũng như các chất kích
thích tăng trưởng trong thực phẩm gây khó khăn cho việc điều trị và khống chế
dịch bệnh do sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng, ảnh hưởng tới công nghệ
chế biến thực phẩm và đã gây ra nhiều vụ ngộ độc và tai biến do ăn thịt có tồn dư
chất β-agonist vì thế chất này đã bị cấm sử dụng để chăn nuôi trên thế giới và ở
Việt Nam . Đặc biệt, trong thời gian gần đây, một vấn đề nhức nhối đang được cả
xã hội cũng như các nhà chun mơn quan tâm, là tình hình sử dụng chất hc
mơn tăng trưởng ở dạng bột có nhiều tên gọi khác nhau (super tạo nạc…) để trộn
trực tiếp vào thức ăn trong các trang trại chăn nuôi và ngay cả các hộ chăn ni
nhỏ lẻ nhằm mục đích rút ngắn thời gian ni, kích thích chuyển hóa protein,
giảm độ mỡ lưng cho lợn, tăng tỷ lệ thịt nạc, thịt có màu sắc đỏ tươi hơn. việc sử

dụng chất kích thích tăng trọng này trong chăn ni sẽ gây tồn dư trên thịt, khi
người tiêu dùng ăn vào cơ thể sẽ gây nhiều chứng bệnh và tác hại nghiêm trọng
như gây kích động, co giật, rối loạn nhịp tim, giảm kali trong máu, nhức đầu, run
tay chân, buồn nôn, làm tăng hoặc hạ huyết áp, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,
nếu nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để giải quyết tốt vấn đề này, ngày 05/02/2010 Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn ni, trong đó quy định rõ
trách nhiệm của người sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn ni đối với chất
lượng của nhóm hàng hóa này. Để triển khai thực hiện nghị định này, ngày
1


15/09/2010 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư số 54/2010/TTBNNPTNT quy định việc kiểm tra giám sát các chất thuộc nhóm β-agonist trong
chăn ni.
ELISA (Enzyme – Linked ImmunoSorbent Assay) là một kỹ thuật sinh
hóa để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu cần phân tích. Hiện nay
ELISA được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như y học, nông
nghiệp và đặc biệt là trong các quy trình kiểm tra an tồn chất lượng các sản
phẩm thực phẩm. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại kit ELISA của các hãng
khác nhau để phân tích dư lượng β-agonist trong thịt Tecna, Randox, Eurodiagnostica, Biooscientific, Taiwan Advance... Mỗi loại kit ELISA để phân tích
định tính dư lượng β-agonists trong thức ăn chăn nuôi của các hãng khác nhau là
khác nhau rất nhiều về khả năng ứng dụng theo mục đích sử dụng và điều kiện
thực tế tại phòng thử nghiệm ở Việt Nam. Việc đánh giá loại kit ELISA phù hợp
cho phân tích định tính dư lượng β-agonist trong thức ăn chăn nuôi phải phù hợp
với quy định trong Quyết định số 2002/657/EC do Ủy ban Châu Âu thiết lập cho
phương pháp bán định lượng và cần được khẳng định bằng phương pháp định
lượng Sắc ký lỏng khối phổ (LC/MS/MS).
Để góp phần giúp cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là Cục Thú y lựa chọn
loại kit ELISA phù hợp cho phân tích định tính dư lượng β-agonist trong thức ăn
chăn ni, góp phần xây dựng các chiến lược phòng ngừa chất tồn dư độc hại trong

thực phẩm có nguồn gốc động vật, đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn cho nguời
tiêu dùng, việc nghiên cứu: “Đánh giá khả năng phát hiện β-agonist

trong thức ăn chăn ni bằng kit ELISA” là rất có ý nghĩa khoa học và
hoàn toàn cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá sự phù hợp của kit ELISA được lựa chọn để phân tích định tính
dư lượng β-agonist trong thức ăn chăn nuôi.
- Ứng dụng kit ELISA được lựa chọn để phân tích mẫu thực.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH VỆ SINH AN TỒN THỰC PHẨM HIỆN NAY
An tồn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với
thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực
phẩm an tồn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khỏe con người, chất lượng
cuộc sống và chất lượng giống nòi. Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực
phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và
cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi
phí cho chăm sóc sức khỏe. An tồn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp,
thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả
phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an tồn thực
phẩm góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo và hội
nhập quốc tế.
Vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới nói chung và của nước ta nói riêng
đang tạo nhiều lo lắng cho người dân. Thực chất, nhiều sự kiện như việc tiếp tục
sử dụng hóa chất cấm dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông thủy sản,
thực phẩm; việc sản xuất một số thực phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình

chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường...đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất
khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều
thông tin liên tục về tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm ở một vài nước trên thế
giới cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát, bệnh heo tai xanh ở một số địa phương
trong nước càng làm bùng lên sự lo âu của mọi người chúng ta.
Gần đây, một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm,
sự khác biệt giữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm vừa gây
khơng ít khó khăn cho người sản xuất vừa tạo thêm lo lắng cho người tiêu dùng
trong khi chúng ta đang cố gắng tạo những ưu thế cạnh tranh trong xuất khẩu
nông, lâm, thủy sản với cương vị là một thành viên bình đẳng của WTO.
Bệnh truyền qua thực phẩm là nhóm bệnh khá phổ biến hiện nay và là một
vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Theo báo cáo của Cục an tồn thực phẩm,
hiện nay có hơn 200 bệnh lây truyền qua thực phẩm, trong đó 1 tỷ lệ khơng nhỏ là
các bệnh gây ra do các lồi vi khuẩn. Ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực
phẩm do vi khuẩn rất phổ biến hiện nay do trình độ, nhận thức về
3


an tồn thực phẩm của người dân cịn thấp, do tập quán ăn uống…Mặc dù phần
lớn các ca bệnh không được ghi nhận và báo cáo đầy đủ nhưng theo Tổ chức Y tế
thế giới, ước tính có khoảng 2 tỉ trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua thực
phẩm mỗi năm. Những nước đang phát triển có số lượng lớn các hộ gia đình
tham gia sản xuất thực phẩm quy mơ nhỏ và có nhiều chợ truyền thống lại càng
phải đối mặt với nhiều thách thức trong cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe người.
Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được tốt chất lượng nông thủy
sản, thực phẩm khơng nhiễm vi sinh, khơng chứa hóa chất bị cấm, hóa chất ngồi
danh mục cho phép, hay bị nhiễm hóa chất quá giới hạn cho phép nâng cao năng
lực cạnh tranh doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp
được phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2.1.1. Tình hình an tồn thực phẩm trên thế giới

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm ngày
càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi sự liên quan trực tiếp của
nó đến sức khỏe và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự duy trì và phát triển
nịi giống, cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế (DeWaal C S
and Robert N, 2005a; Trần Đáng, 2007). Theo báo cáo của Tổ chức
Y tế thế giới (WHO, 2002), hàng năm hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh
hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra. Các vụ ngộ độc thực phẩm có xu
hướng ngày càng tăng. Ở Mỹ, mỗi năm có 76 triệu ca ngộ độc thực phẩm với
325.000 người phải vào viện và 5.000 người chết. Trung bình cứ 1.000 dân có
175 người bị NĐTP mỗi năm và chi phí cho 1 ca NĐTP mất 1.531 đôla Mỹ
(DeWaal C S and Robert N, 2005b).

các nước phát triển khác như EU, Hà Lan, Nga, Trung Quốc, Hàn
Quốc... có hàng ngàn trường hợp người bị NĐTP mỗi năm và phải chi phí hàng tỉ
USD cho việc ngăn chặn nhiễm độc thực phẩm (WHO, 2004; DeWaal C S and
Robert N, 2005c). Ở Anh cứ 1.000 dân có 190 ca bị NĐTP mỗi năm và chi phí
cho 1 ca NĐTP mất 789 bảng Anh. Tại Nhật Bản, vụ NĐTP do sữa tươi giảm béo
bị ô nhiễm tụ cầu vàng tháng 7/2000 đã làm cho 14.000 người ở 6 tỉnh bị NĐTP.
Nước Úc có Luật thực phẩm từ năm 1908 nhưng hiện nay mỗi năm vẫn có
khoảng 4,2 triệu ca bị NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm, trung bình mỗi
ngày có 11.500 ca mắc bệnh cấp tính do ăn uống gây ra và chi phí cho 1 ca
NĐTP mất 1.679 đôla Úc. Tại Trung Quốc, ngày 7/4/2006 đã xẩy ra vụ NĐTP ở
trường học Thiểm Tây với hơn 500 học sinh bị, ngày 19/9/2006 vụ NĐTP ở
4


Thượng Hải với 336 người bị do ăn phải thịt lợn bị tồn dư Clenbuterol, Tháng
2/2009, trên 70 người ở Quảng Đơng bị ngộ độc khi ăn lịng heo có dư lượng
Clenbuterol. Tại Nga, mỗi năm trung bình có 42.000 chết.
Đối với các nước đang phát triển, tình trạng trầm trọng hơn nhiều. Năm

1998, khoảng 1,8 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm độc thực phẩm (tiêu chảy), và
đến nay con số đó là hơn 2,2 triệu người tử vong hàng năm, trong đó cũng hầu
hết là trẻ em (Black R.E and Lanata C.F. , 1995).

các nước Đông Nam Á như Thái Lan, trung bình mỗi năm có 1 triệu
trường hợp bị tiêu chảy. Riêng trong năm 2003, có 956.313 trường hợp tiêu chảy
cấp, 23.113 ca bị bệnh lỵ, 126.185 ca ngộ độc thực phẩm. Trong 9 tháng đầu năm
2007, ở Malaysia, đã có 11.226 ca NĐTP, trong đó có 67% là học sinh, tăng
100% so với cùng kỳ năm trước. Tại Ấn Độ 400 ngàn trẻ em bị tử vong do tiêu
chảy mỗi năm (DeWaal C S and Robert N, 2005d; WHO/SEARO, 2008).
2.1.2. Tình hình ở Việt Nam

nước ta, tỷ lệ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) hiện còn ở mức cao. Hàng
năm, có khoảng 150 - 250 vụ NĐTP được báo cáo với từ 3.500 đến 6.500 người
mắc, 37-71 người tử vong. NĐTP do hóa chất, đặc biệt là hóa chất sử dụng trong
nơng nghiệp như hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), một số hóa chất bảo quản
thực phẩm, chiếm khoảng 25% tổng số các vụ NĐTP. Tuy nhiên trong thực tế con
số này có thể cao hơn nhiều do công tác điều tra, thống kê báo cáo chưa đầy đủ
(Cục An toàn thực phẩm , 2011).
Giai đoạn 2006 - 2010, bình qn hàng năm có 189 vụ NĐTP với 6.633
người mắc và 52 người tử vong, số người mắc và số tử vong do NĐTP chưa thay
đổi nhiều so với giai đoạn trước. Đây là một thách thức lớn với cơng tác phịng
chống NĐTP ở nước ta (Cục An toàn thực phẩm , 2011). Số vụ NĐTP có nguyên
nhân do vi sinh vật có xu hướng giảm rõ, trong khi đó nguyên nhân ngộ độc do
hóa chất có xu hướng tăng lên (Nguyễn Cơng Khẩn, 2009).
Ơ
nhiễm hóa chất, chất tồn dư trong thịt và sản phẩm động vật tươi sống
bao gồm ô nhiễm kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trọng,
chất kháng sinh… Sự tích lũy các chất này trong cơ thể người và động vật là
nguyên nhân gây rối loạn quá trình trao đổi chất, biến đổi một số chức năng sinh

lý, trong đó có bệnh tim mạch và gây ung thư. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua
vấn đề VSATTP gây nhức nhối cho cả xã hội đó là thông tin lạm

5


dụng chất tạo nạc như Salbutamol và Clenbutarol trong chăn nuôi lợn thịt. Chất
này được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, tồn dư trong thịt và dễ hấp thụ vào
cơ thể người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng đặc biệt là
phụ nữ mang thai và trẻ em nhỏ.
Tháng 06 năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành
Quyết định 54/2002 QĐ-BNN cấm sử dụng các hoạt chất thuộc nhóm β-agonist
trong chăn nuôi. Tuy vậy, chất này vẫn được lén lút sử dụng trong sản xuất thịt
lợn, chủ yếu ở phía Nam với nguồn cung cấp chủ yếu từ Trung Quốc. Ở Việt
Nam, mặc dù vẫn chưa phát hiện ca ngộ độc nào trên người liên quan đến sự tồn
dư hormone trong thịt lợn, nhưng cần đề phòng những tác hại của nó gây ảnh
hưởng đến nền kinh tế và sức khỏe của người dân.
2.2. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ NHÓM β-AGONIST
2.2.1. Lịch sử phát hiện
Mặc dù việc sử dụng thuốc Ephedrine – một chất có tính adrenergic đã
từng sử dụng như một thuốc từ thảo dược ở Trung Quốc từ khoảng 3.000 năm
trước công nguyên (3.000 BC), được biết đến như Epinephrine. Song, mãi đến
năm 1903 thì Epinephrine được công nhận như thuốc β-agonist được tổng hợp
lần đầu tiên. Những cải tiến đáng kể sau đó đã làm tăng tính đặc hiệu đã tạo ra
nhiều dẫn chất β-agonist sau đó để điều trị bệnh hen phế quản, đặc biệt
là Isoproterenol trong

những

năm


1940, Isoetharine năm

1951 và

Metaproterenol năm 1961, nói chung đã mang lại và cải thiện chỉ số kết quả chữa
khỏi bệnh đáng kể.
2.2.2. Khái niệm và phân loại
Chất cấm trong chăn ni là các loại hóa chất, kháng sinh, hóa dược khi sử
dụng trong chăn ni gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe vật nuôi, người sử
dụng sản phẩm chăn nuôi và môi trường sinh thái. Hầu hết các nước trên thế giới
đều ban hành danh mục các sản phẩm cấm sử dụng trong chăn nuôi. Ở Việt Nam,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành danh mục các chất cấm sử
dụng trong chăn nuôi trong đó các chất thuộc nhóm β-agonist là phức tạp nhất, do
nhóm này có nhiều dẫn xuất (khoảng 12 chất) và đa tác dụng vẫn được chỉ định
trong điều trị một số bệnh trong nhân y. Ngoài hỗ trợ điều trị các bệnh hen suyễn,
các chất β-agonist cịn có tác dụng đối với hệ vận động như một chất “doping”
trong thể thao và chuyển hóa mỡ, tạo nạc với động vật, nhất là các loại
6


gia súc cho thịt. Sử dụng các chất β-agonist trong chăn ni đem lại 4 tác dụng
chính: (i) Tăng tốc độ sinh trưởng; (ii) tăng hiệu quả dử dụng thức ăn; (iii) tăng
tích lũy mơ nạc, giảm tích lũy mỡ; (iv)cải thiện màu sắc của thịt (thịt lợn). Do
vậy, từ cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 các chất β-agonist được sử dụng nhiều
trong chăn ni.
β-agonist là một nhóm chất hóa học được tổng hợp phỏng theo cấu trúc
của nhóm catecholamine (epinephrine, norepinephrine, dopamine), tên hóa học là
phenethanolamine, do tuyến thượng thận tiết ra. Thuốc được sử dụng để điều trị
giãn phế quản trong bệnh hen suyễn ở người. Khi sử dụng với liều cao, các chất

này có tác dụng định hướng lại sự tổng hợp các dưỡng chất trong tế bào, làm tăng
quá trình phân giải mỡ và giảm phân hủy protein do đó làm tăng tỷ lệ nạc ở thịt,
ít mỡ và tạo màu đỏ của thịt. Có nhiều chất thuộc nhóm β–agonist, những chất
thường được sử dụng trong chăn nuôi là clenbuterol, sabutamol (Dương Thanh
Liêm và cs., 2002).
Chất tăng trọng hay chất tạo nạc là một hợp chất hóa học thuộc họ β–
agonist được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên tồn thế
giới. Họ β–agonist gồm 2 nhóm:
Nhóm β1-agonist: gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng để
điều trị sốc tim, suy tim cấp tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol,
Epinephrine….
Nhóm β2-agonist: Gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen
suyễn, bệnh phổi mãn tính: Salbutamol (Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine,
Epinephrine , Fenoterol, Formoterol, Isoproterenol (β1 và β2), Metaproterenol,
Salmeterol, Terbutaline, Clenbuterol, Isoetarine, pirbuterol, procaterol, ritodrine,
epinephrine.
Trong những chất kể trên thì Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là
ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng
trong chăn ni.
Hầu hết các chất thuộc nhóm β–agonist đều bền với nhiệt. Clenbuterol hầu
0

như không biến đổi và mất đi khi nấu ở 100 C, ngay cả khi nướng …Tuy nhiên,
0

nếu chiên ở nhiệt độ 260 C trong khoảng 5 phút thì có thể mất đi (Rose et al.,
1995). β-agonist hấp thu tốt khi cấp qua đường uống của người và động vật.
Ngồi ra, salbutamol cịn được cấp qua đường hô hấp khi điều trị hen suyễn trên

7



người. Thuốc đạt nồng độ cao nhất trong máu ở hấu hết các loài sau 2-4 giờ khi
cấp qua đường miệng. Thuốc phân bố rộng rãi đến các mô và qua nhau thai trên
thú mang thai ở một số loài như chuột, chó, khỉ, bị, trên các lồi này clenbuterol
lưu lại lâu nhất ở gan, thận. Bên cạnh đó, một phần clenbuterol và salbutamol
khơng chuyển hóa kịp sẽ được tích lũy trong một số mô với nhiều mức độ khác
nhau như mật, mắt và giảm dần theo thời gian khi ngừng sử dụng. ở hầu hết các
loài, clenbutrol bài tiết qua nước tiểu chiếm ưu thế ở dạng không biến đổi.
2.2.3. Dược động học của β–agonist
Sự hấp thu của β-agonist: β-agonist hấp thu tốt khi cấp qua đường uống cho
động vật thí nghiệm, người và các lồi khác. Ngồi ra, salbutamol cịn được cấp
qua đường hơ hấp khi điều trị hen suyễn trên người. Và thuốc được hấp thu dọc
theo dạ dày ruột và một phần tái hấp thu ở thận.
Sự phân bố của β-agonist: thuốc đạt nồng độ cao nhất trong máu ở hấu hết
các loài sau 2-4 giờ khi cấp qua đường miệng. Thuốc phân bố rộng rãi đến các
mô và qua nhau thai trên thú mang thai ở một số lồi như chuột, chó, khỉ, bị, trên
các loài này clenbutrol lưu lại lâu nhất ở gan, thận. Bên cạnh đó, một phần
clenbuterol và salbutamol khơng chuyển hóa kịp sẽ được tích lũy trong một số
mơ với nhiều mức độ khác nhau như mật, mắt và giảm dần theo thời gian khi
ngừng sử dụng.
Sự bài tiết β-agonist: ở hầu hết các loài, clenbuterol bài tiết qua nước tiểu
chiếm ưu thế ở dạng không biến đổi. Rice et al. (1974) cho rằng trong vịng 96
giờ có 74% thuốc đã được bài tiết, 30% trong nước tiểu và 44 % trong phân. Ở
gia súc, uống salbutamol với liều 1mg/kg thể trọng thì sau 8 giờ nó bài thải
khoảng 40-70% qua nước tiểu. Trong đó, khoảng 48% liều ở dạng khơng hoạt
tính và 24-33% ở dạng có hoạt tính.
2.2.4. Cơ chế hoạt động của β–agonist
Thuốc kích thích tăng tần số tim, giãn động mạch vành, giãn cơ phế quản,
cơ tử cung và kích thích làm giảm insuline và enzyme phân giải glycogen.

Tác dụng của β-agonist trên bệnh hen suyễn: nhóm β-agonist làm tăng
lượng AMP vòng do ức chế phosphodiesterase làm giãn cơ trơn khí quản. Đồng
thời ức chế adenosin tại điểm tiếp nhận do adenosin gây co thắt khí quản và tăng
phóng thích histamin từ tế bào phổi, làm ổn định màng tế bào mast nên giảm tiết
các chất trung gian, tăng sự vận chuyển nhầy nhờ các lông trên đường hô hấp.
8


Tác dụng của β-agonist trên tổ chức cơ: sự hoạt động của nhóm β-agonist
thơng qua các điểm tiếp nhận-β nằm trong các loại tế bào trong cơ thể, bao gồm
tế bào thần kinh, đặc biệt tế bào cơ và tế bào mỡ. β-agonist là tác nhân phân phối
mỡ, làm giảm sự tăng trưởng của mô mỡ và mô cơ trên gia súc, gia cầm. Để đạt
được kết quả này, cần sử dụng liều gấp 5-10 lần so với liều điều trị thông thường
(Beerman et al., 1984).
Nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng β - agonist là yếu tố cần thiết trong việc
mở đầu kích thích sự phát triển của cơ. Dưới tác động của β-agonist, thì khả năng
gia tăng protein trong cơ là do sự giảm thoái biến protein và đồng thời gia tăng
tổng hợp protein. Các chất dinh dưỡng thay vì đi vào mơ để dự trữ lại phân bố
vào mô cơ.
2.2.5. Sơ lược về salbutamol và clenbuterol
Trong những chất thuộc nhóm β-agonist thì Salbutamol, Clenbuterol và
Ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị
cấm sử dụng trong chăn ni ở nước ta (Bộ Nơng nghiệp và PTNT, 2002). Trong
đó hai chất đầu gần như cả thế giới đều cấm, riêng với Ractopamine lại có đến 24
nước chấp nhận sử dụng (2002), trong đó có cả những nước phát triển như Mỹ,
Canada, Úc , Brazin, Mehico, Thái Lan…Tuy nhiên cũng có rất nhiều nước cấm,
đứng đầu là Liên hiệp châu Âu, Trung Quốc, Malayxia, vùng lãnh thổ Đài Loan.
Do đó việc kiểm sốt hàm lượng các chất thuộc nhóm β-agonist trong các chế
phẩm dùng trong chăn nuôi trở thành một yêu cầu cấp thiết của xã hội.
2.2.5.1. Cấu trúc và cơ chế tác động trong cơ thể của Salbutamol

Sabutamol (Ibuterol) là một thụ thể β 2-agonist tác dụng nhanh tạo
ephedrine, được sử dụng để làm giảm co thắt phế quản trong các bệnh như hen
suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Sabutamol được bán lần đầu tiên trên thị
trường vào năm 1968, bởi hãng Allen và Hanburys dưới tên thương phẩm
Ventolin. Thuốc này nhanh chóng được mở rộng thị trường và từ đó được sử
dụng để điều trị hen suyễn. Salbutamol sulfate thường được dùng qua hít thở, có
tác dụng trực tiếp đến cơ trơn phế quản. Salbutamol được sử dụng chủ yếu để
điều trị co thắt khí quản cũng như bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính. Ngồi ra,
salbutamol cũng được sử dụng trong sản khoa. Salbutamol dạng dịch truyền có
thể được sử dụng như là thuốc đỡ đẻ, làm giãn cơ mềm tử cung có tác dụng làm
chậm sự đẻ non. Salbutamol cũng được hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa, là
loại thuốc dùng cắt cơn hen, giãn phế quản, giãn cơ trơn.
9


Các tác dụng phụ của salbutamol thường thấy nhất là run, lo lắng, đâu đầu,
rút cơ, khô họng và hồi hộp. Các triệu chứng phụ khác có thể có mạch đập nhanh,
rối loạn nhịp tim, thiếu máu cục bộ cơ tim và rối loạn giấc ngủ và hành
vi. Còn salbutamol dùng số lượng lớn gây hiện tượng tim đập nhanh, hệ thống
thần kinh hưng phấn quá mức.
a. Công thức phân tử: C13H21NO3: 2-(hydroxymethyl)-4-(1-hydroxy-2-tertbutylamino-ethyl)-phenol.
b.

Công thức cấu tạo:

c. Cơ chế tác động:
Cũng như các Agonist β2-adrenergic khác, salbutamol kết hợp với các thụ
thể β2-adrenergic với ái lực cao hơn các thụ thể β 1. Trong đường hơ hấp, sự họat
hóa các thụ thể β2 làm giãn các cơ ở khí quản và do đó khí quản mở rộng ra và
lượng khơng khí vào phổi sẽ tăng lên. Salbutamol sulfate cho hiệu quả khá nhanh

chỉ trong vòng 5-15 phút sau khi xịt mũi.
Trong sản khoa, hoạt động của các thụ thể β 2 làm giãn cơ trơn tử cung và
vì vậy nó có tác dụng làm trì hỗn việc đẻ non.
2.2.5.2. Cấu trúc và cơ chế tác động trong cơ thể của Clenbuterol
Clenbuterol là một chất thường được dùng để trị các rối loạn về hô hấp
như thuốc thông mũi và thuốc trị viêm phế quản. Clenbuterol thường được sử
dụng dưới dạng muối clenbuterol hydrochloride. Những người có rối loạn hơ hấp
mạn tính như hen suyễn thường sử dụng như một thuốc giãn phế quản để trợ giúp
cho việc thở dễ dàng hơn. Liều dùng khơng được vượt q 200 µg /lần và trong
khi điều trị phải giữ cho huyết áp luôn dưới 140/90.
Trong nhân y, clenbuterol được sử dụng như là một thuốc cấp cứu với quy
trình sử dụng có sự kiểm soát chặt chẽ và phải cảnh giác với các tác dụng phụ
thường là run tay, mất ngủ, đổ mồ hôi, tăng huyết áp, buồn nơn. Clenbuterol có
thể làm mở rộng tâm thất, gây phì đại tim và thậm chí có thể gây
10


hoại tử. Khi dùng trên động vật với liều cao hơn liều điều trị có tác dụng đặc biệt
là làm tăng khối cơ và giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Chính vì điều này,
một số người chăn ni đã cố tình lạm dụng clenbuterol trong chăn ni động vật
làm thực phẩm.
Clenbuterol là adrenergic agonist với một vài đặc điểm tương tự như
ephedrine, nhưng hiệu quả của nó mạnh hơn và lâu hơn. Nó làm tăng nhịp tim,
tăng sự tuần hoàn máu, tăng huyết áp, trao đổi chất và oxy. Nó làm tăng tỷ lệ sử
dụng chất béo và protein của cơ thể cũng như giảm tích lũy glycogen. clenbuterol
cũng được dùng để làm giảm hiện tượng căng cơ trơn.
Trong thú y, clenbuterol có tên thương phẩm là Ventipulmin, được sử dụng
rộng rãi trong điều trị các dị ứng hơ hấp ở ngựa, có tác dụng làm giảm cơ đường
hơ hấp, nó có thể được sử dụng bằng được miệng hay tiêm tĩnh mạch.
Clenbuterol rất bền dưới tác dụng của nhiệt nên không hề phân huỷ hoặc

bay hơi khi nấu chín. Khi heo ăn thức ăn có trộn clenbuterol, chất này tồn dư ở
tất cả các bộ phận, tập trung chủ yếu ở các cơ, nội tạng... Người ăn thịt lợn tồn dư
clenbuterol có thể bị ngộ độc cấp với những triệu chứng như: Rối loạn nhịp tim,
co thắt phế quản, phù nề, liệt cơ, tăng huyết áp, rối loạn trao đổi chất...
a. Công thức phân tử: C12H18N2Cl2: 4-amino-3,5-dichloro-phenyl hay
(tertbutylamino) ethanol
b.

Công thức cấu tạo:

c. Cơ chế tác động:
Là một loại thuốc cường giao cảm có tác động kích thích receptor β2–
adrenergic, sẽ làm tăng hoạt tính adenylyl cyclase, dẫn đến tăng lượng AMP
11


vòng, AMP vòng làm giãn cơ trơn phế quản, ổn định màng tế bào mast nên giảm
tiết chất trung gian và kích thích cơ vân (gây run), tăng sự vận chuyển dịch nhày
nhờ các lông trên đường hô hấp.
Clenbuterol là một đại diện đặc trưng của nhóm β2-agonist thường được
dùng để kích thích những receptor β ở mỡ và cơ trong cơ thể. Clenbuterol có ảnh
hưởng đặc trưng nhất trong nhóm β–agonist vì nó có thể kích thích cả loại 2 và 3
của các receptor. Thật ra, clenbuterol giúp giảm mỡ trong cơ thể thơng qua việc
tăng q trình đồng hóa. Tác động này được thực hiện bằng cách làm tăng nhẹ
0

nhiệt độ của cơ thể. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên 10 C thì cơ thể sẽ đốt cháy thêm
5% năng lượng dùng duy trì sự sống. Khi đó, cơ thể sẽ thích ứng bằng cách giảm
tiết thyroxin cho các hoạt động trong cơ thể, sẽ dẫn tới bệnh của tuyến giáp.
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG β-AGONIST TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI

VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình sử dụng β-agonist trên thế giới
Clenbuterol được công chúng biết đến lần đầu tiên trong Olympic mùa hè
Barcelona năm 1992, hai vận động viên đã bị cấm thi đấu do dùng thuốc này.
Thuốc này được các vận động viên, những người ăn kiêng dùng nhằm mục đích
làm chắc cơ, giảm béo.
Clenbuterol cũng được sử dụng trong chăn ni cũng với mục đích như
các vận động viên điền kinh là làm trương nở cơ và tăng tỷ lệ thịt nạc. Để đạt
được mục đích kích thích sinh trưởng, tạo thịt lợn siêu nạc người ta dùng βagonist với liều lượng gấp 5-10 lần liều trị bệnh (Miller et al., 1988). Đây chính
là lý do của việc sử dụng trái phép β-agonist trong thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là
chăn nuôi lợn dẫn đến việc tồn dư các chất này trong sản phẩm động vật.
Khi động vật ăn phải thức ăn chăn ni có chứa β-agonist thì chúng sẽ tích
tụ tại thịt, gan và một số cơ quan nội tạng. Kết quả nghiên cứu tồn dư β-agonist
trên một số động vật cho biết 100% dư lượng của thuốc này tồn dư ở trong cơ và
60% dư lượng tồn dư ở gan ở dạng không biến đổi. Thời gian tồn lưu ở gan và
thịt cơ khoảng từ 25 – 30 ngày hoặc lâu hơn (Gianfranco Brambilla et al., 2000).
Khi người tiêu thụ ăn những sản phẩm chế biến từ những vật nuôi này, họ
bộc lộ các triệu chứng tương tự như người sử dụng Clenbuterol xịt khi lên cơn
suyễn. Đã có hàng trăm vụ ngộ độc Clenbuterol đã được ghi nhận tại Mỹ và
12


Châu Âu do ăn thịt bị nhiễm chất này. Các triệu chứng được ghi nhận như đau
cơ, rung cơ, nhịp tim nhanh, đau đầu kéo dài khoảng 6 ngày.
Clenbuterol được sử dụng bất hợp pháp để tăng lượng cơ của gia súc cho
dù chúng rất ít vận động. Người chăn nuôi thường trộn chất này vào thức ăn cho
vật nuôi với hàm lượng cao cho đến khi giết mổ, một phần chất này sẽ được bài
tiết ra ngoài hay được biết đổi thành các chất khác nhưng một số vẫn tồn dư
trong vật nuôi ở gan, cơ hay thận. Clenbuterol bị phân hủy tại gan. Ở Tây Ban
Nha, vào năm 1994, 140 người đã nhập viện sau khi ăn phải thịt heo bị nhiễm

Clenbuterol. Họ bị chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, run tay và nhức đầu (Lê
Quốc Thịnh, 2012). 43 gia đình ở Tây Ban Nha đã bị nhiễm Clenbuterol và
Salbutamol sau khi ăn gan heo. Triệu chứng xảy ra trong vòng 30 - 360 phút. Kết
quả kiểm tra nước tiểu của các bệnh nhân cho thấy hàm lượng Clenbuterol là 160
- 291ppb.


Italy đã có 16 người ngộ độc thực phẩm khi ăn thịt bị fillet và thịt

mơng bị có chứa trên 0.5 ppm Clenbuterol . Ở châu Âu, tất cả các loại trong
nhóm β-agonist bị cấm sử dụng cho mục đích tăng trưởng với chỉ thị 96/22/EC
(EC, 1996). Ở một số nước trên thế giới, Ractopamine được sử dụng làm chất
kích thích tăng trưởng cho heo thịt với một số điều kiện nhất định.
Tại Pháp, ngày 24-9-1990 có 22 bệnh nhân từ 8 gia đình tại các khu vực
khác nhau sau khi ăn thịt bê đã bị nhiễm Clenbuterol bị các triệu chứng như cơ
bắp run, đau đầu, tim đập nhanh (Pulce et al., 1991).
Vào năm 1990, Trung Quốc cũng đã cấm sử dụng Clenbuterol trong chăn
nuôi gia súc. Tuy nhiên, theo Báo Thanh Niên, ngày 2/11/2005: Ở Trung Quốc,
hàng nghìn người dân đã bị ngộ độc do ăn thịt heo có tồn dư Clenbuterol. Tạp chí
chăn nuôi Trung Quốc kỳ 3, quyển 40 năm 2004 đã thơng tin về "Shó ró Jing"
là chế phẩm tăng nạc, chứa tồn dư Clenbuterol trong thịt lợn. Tháng 5-1998 đã có
17 người dân Hong Kong ăn thịt heo bị trúng độc, chân tay run rẩy, đau đầu, tim
đập nhanh, miệng khô, mắt bị trợn. Trung tâm khống chế và dự phòng Triết
Giang đã lấy mẫu thịt tiến hành kiểm tra, phân tích và phát hiện"Shó ró Jing"
chứa hàm lượng Clenbuterol trong các mẫu từ 80 - 1.020 microgam/kg.
Tháng 9/2006, 336 người ở Thượng Hãi bị ngộ độc do ăn thịt heo có chứa

13



chất Clenbuterol. Tháng 2/2009, trên 70 người ở Quảng Đông bị ngộ độc khi ăn
lịng heo có dư lượng Clenbuterol. Tháng 3/2011, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc
mở đầu một chiến dịch kéo dài 1 năm để truy quét thức ăn chăn ni có chứa
Clenbuterol, sau khi một cơng ty con của tập đoàn Shuanghui (sản xuất thịt lớn
nhất TQ) bị phát hiện Clenbuterol trong thịt heo của công ty. Tổng cộng có 72
người bị bắt và bị cảnh sát giam giữ vì bị cáo buộc sản xuất, bán hoặc sử dụng
thịt heo nhiễm Clenbuterol (Lê Tấn Lam Anh, 2012). Ngày 25/7/2011, Trung
Quốc xét xử những người sản xuất Clebuterol làm thực phẩm chăn nuôi heo siêu
thịt. Kẻ chủ mưu Lưu Tương phải chịu mức án tử hình, đồng phạm Hề Trung
Kiệt bị kết án chung thân, các bị cáo còn lại lãnh án từ 9-15 năm tù giam.
Một trường hợp ngộ độc Clenbuterol khác được ghi nhận tại Bồ Đào Nha
gồm 4 người bị ngơ độc cấp tính trong số 50 người ăn thịt bò và cứu tồn dư
Clenbuterol. Triệu chứng được ghi nhận ở những bệnh nhân này là rung tứ chi, tim
đập nhanh, buồn nôn, đau đầu và choáng váng (Taylor & Francis Issue, 2005).

Vào tháng 7/1997, châu Âu đã cấm sử dụng β-agonist (ngoại trừ dùng làm
thuốc thú y). Sau khi cung cấp cho vật nuôi ở liều dùng để kích thích tăng trưởng,
β-agonist sẽ vẫn cịn tồn dư trong thức ăn chăn nuôi của vật nuôi sau 5 ngày
ngưng cung cấp thuốc, trong gan là 25-30 ngày và đặc biệt là trong võng mạc của
mắt, chất này lưu lại đến 140 ngày sau khi ngưng thuốc.
Châu Âu cho rằng dù với một liều lượng cực nhỏ (khoa học gọi là trace)
đi nữa, hormone vẫn có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Mối liên hệ
giữa sự tiêu thụ thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu) và ung thư đã được giới khoa học nhìn
nhận từ lâu và họ rất nghiêm túc trong việc sử dụng các hormone kích thích sinh
trưởng ở trâu và bị, lợn, cừu.
Ngày 23/7/2003 Uỷ ban an tồn thực phẩm EU chính thức khẳng định
việc ban bố lệnh cấm sử dụng tất cả các loại chất kích thích sinh trưởng trong
thức ăn chăn ni và lệnh cấm này đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Ngày 18 tháng 11 năm 2005, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa
kỳ (FDA) đã cảnh báo rằng các bệnh nhân sử dụng thuốc chứa β2-agonist có tác

dụng lâu dài để trị bệnh hơ hấp làm tăng nguy cơ bệnh viêm phế quản ở một vài
người và đề nghị các nhà sản xuất các lọai thuốc này phải ghi thêm các cảnh báo
như trên vào nhãn hàng hóa của họ.

14


×