Tải bản đầy đủ (.docx) (159 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống đậu tương và ảnh hưởng của phân bón qua lá đến giống đ8 trồng vụ hè 2016 tại kim thành hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.85 MB, 159 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ MAI LAN

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG
SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN QUA LÁ ĐẾN GIỐNG Đ8
TRỒNG VỤ HÈ 2016 TẠI KIM THÀNH - HẢI DƯƠNG
Ngành

: Khoa học cây trồng

Mã số

: 60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học : TS. Phạm Tuấn Anh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng…năm 2017

Tác giả luận văn



Đặng Thị Mai Lan

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận
văn, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ
giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc TS. Phạm Tuấn Anh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động
viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày
Tác giả luận văn

Đặng Thị Mai Lan

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................................... i

Lời cảm ơn.............................................................................................................................. ii
Mục lục..................................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................... vi
Danh mục bảng................................................................................................................... vii
Danh mục hình..................................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn................................................................................................................ x
Thesis abstract...................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu...................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học............................................................................................. 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 2

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học................................................................................................... 3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu............................................................................................... 4
2.1.

Tình hình sản xuất đậu tương trêm thế giới và Việt Nam..................4

2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới..............................................4
2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam................................................. 6
2.2.

Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và ở

Việt Nam.................................................................................................................... 9
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới........9
2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương tại Việt Nam......10
2.3.

Một số kết quả nghiên cứu về phân bón, phân bón qua lá cho cây đậu tương.
12

2.3.1

một số kết quả nghiên cứu về phân bón................................................. 12

2.3.2. Đặc điểm dinh dưỡng qua lá......................................................................... 15
2.4.

Một số kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón lá................................ 18

2.4.1. Một số kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón lá trên thế giới .....18
2.4.2. Một số kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón lá ở Việt Nam........20


iii


2.5.
2.5.1.

Đặc điểm khí hậu và tình hình sản xuất đậu tương tại Kim Thành – Hải Dương
21

Đặc điểm khí hậu thời tiết.............................................................................. 21

2.5.2. Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Kim thành, tỉnh Hải Dương.....23
2.5.3.

Đánh giá chung về tình hình sản xuất đậu tương tại Hải Dương 25

Phần 3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu................................. 27
3.1.

Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 27

3.1.1. Giống đậu tương................................................................................................. 27
3.1.2. Phân bón lá:........................................................................................................... 27
3.2.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu.................................................................... 28

3.4.


Nội dung và phương pháp nghiên cứu..................................................... 28

3.4.1. Nội dung.................................................................................................................. 28
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 28
3.4.3. Các biện pháp kỹ thuật..................................................................................... 30
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi.......................................................................................... 31
3.4.5. Phương pháp xủ lý số liệu.............................................................................. 35
Phần 4. Kết quả và thảo luận........................................................................................ 36
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống

đậu tương trồng vụ hè năm 2016 tại huyện Kim Thành – Hải Dương....36

4.1.1. Thời gian từ gieo đến mọc của các giống đậu tương.......................36
4.1.2. Khả năng sinh tưởng, phát triển một số giống đậu tương.............37
4.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương
38

4.1.4. Đặc điểm về số lá/cây, số cành cấp 1 của các giống đậu tương . .40
4.1.5. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống tham gia thí nghiệm 43
4.1.6. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm
44

4.1.7. Khả năng tích lũy chất khơ và hiệu suất quang hợp của các giống đậu
tương tham gia thí nghiệm............................................................................. 46
4.1.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương
tham gia thí nghiệm........................................................................................... 48
4.1.9. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại......................................................................... 52
4.2.


Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát

triển và năng suất giống đậu tương đ8 trồng vụ hè 2016 tại Kim Thành –

Hải Dương.............................................................................................................. 53


iv


4.2.1.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến thời gian sinh trưởng của giống đậu

tương Đ8................................................................................................................. 54
4.2.2.

Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến động thái tăng trưởng chiều cao thân

chính cây đậu tương Đ8

55

4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lá/cây, số cành cấp 1 của giống đậu
tương Đ8................................................................................................................. 56
4.2.4. Ảnh hương của phân bón qua lá đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
(LAI) của giống Đ8.............................................................................................. 58
4.2.5. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng hình thành nốt sần của
giống đậu tương Đ8........................................................................................... 59

4.2.6. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khơ và hiệu
suất quang hợp của giống đậu tương Đ8............................................... 61
4.2.7. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống đậu tương Đ8 .......................................................... 64
4.2.8. Ảnh hưởng của việc phun phân bón qua lá đến mức độ nhiễm sâu bệnh
hại của giống đậu tương Đ8 trồng trong vụ hè 2016......................... 68
4.2.9.

Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón qua lá đối với cây đậu tương

giống Đ8 trồng trong vụ hè 2016................................................................. 69
Phần 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................................... 70
5.1.

Kết luận.................................................................................................................... 70

5.2.

Đề nghị..................................................................................................................... 70

Tài liệu tham khảo.............................................................................................................. 71
Phụ lục.................................................................................................................................... 76

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


CT

Công thức

Đ/c

Đối chứng

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

PBQL

Phân bón qua lá

SLNS

Số lượng nốt sần

KLNS

Khối lượng nốt sần

cs


Cơng sự

HSQH

Hiệu suất quang hợp

NS

Năng suất

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới từ năm 2008

– 2014.................................................................................................................. 4
Bảng 2.2. Tình sản xuất đậu tương của 4 nước đứng đầu thế giới............5
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam....................................7

Bảng 2.4. Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2014
9

Bảng 2.5. Điều kiện khí hậu, thời tiết tại Kim Thành, Hải Dương..............22
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương
tại Kim Thành - Hải
Dương (2015 - 2016)................................................................................... 24
Bảng 4.1. Thời gian mọc mầm của các giống đậu tương.............................36
Bảng 4.2. Các giai đoạn gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm. 37
Bảng 4.3. Chiều cao thân chính của các giống đậu tương...........................39
Bảng 4.4. Động thái ra lá của đậu tương các giống đậu tương.................41
Bảng 4.5. Đặc điểm phân cành của các giống đậu tương............................41
Bảng 4.6. Đặc điểm về diện tích lá (LA, dm2/cây) và chỉ số diện tích lá (LAI,
2

2

m lá/m đất) của một số giống đậu tương....................................... 43
Bảng 4.7. Đặc điểm sự hình thành nốt sần của một số giống đậu tương
45

Bảng 4.8. Khả năng tích lũy chất khơ của các giống đậu tương tham gia thí
2

nghiệm (g/cây) và hiệu suất quang hợp (g/ m lá/ ngày đêm) 46
Bảng 4.9. Đặc điểm các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương
49

Bảng 4.10. Đặc điểm năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm
51


Bảng 4.11. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống chụi của các giống
đậu tương tham gia thí nghiệm............................................................ 53
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến thời gian sinh trưởng giống đậu
tương Đ8.......................................................................................................... 55
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến động thái tăng trưởng chiều cao
thân chính cây đậu tương Đ8................................................................ 56
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến động thái ra lá của đậu tương Đ8
57

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng phân cành của các giống
Đ8........................................................................................................................ 58
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá
của giống đậu tương Đ8.......................................................................... 59
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng hình thành nốt sần của
giống đậu tương Đ8................................................................................... 61


vii


Bảng 4.18. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến khả năng tích lũy chất khơ của
giống đậu tương Đ8 và hiệu suất quang hợp................................62
Bảng 4.19. Đặc điểm các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương
Công thức....................................................................................................... 65
Bảng 4.20. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của đậu tương Đ8
67

Bảng 4.21. Ảnh hưởng của việc phun phân bón lá đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại
của giống đậu tương Đ8 trong vụ hè 2016...................................... 68

Bảng 4.22. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón qua lá cho đậu tương
trồng vụ hè 2016

viii

69


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Năng suất lý thuyết và thực thu của các giống đậu tương ........52
Hình 4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của đậu tương Đ8 . 68

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đặng Thị Mai Lan
Tên luận văn: Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một
số giống đậu tương và ảnh hưởng của phân bón qua lá đến giống Đ8
trồng vụ hè 2016 tại Kim Thành – Hải Dương.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp
Việt Nam Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được các đặc điểm về sinh trưởng, phát triển và năng suất của 05
giống đậu tương tham gia thí nghiệm nhằm tìm ra các giống đậu tương phù hợp với
điều kiện sinh thái Hải Dương. Xác định được phân bón lá có hiệu quả cho giống đậu
tương Đ8 sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao tại Kim Thành - Hải Dương.


Phương pháp nghiên cứu
-

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 05 giống đậu

tương (DT84; ĐT22; Đ8; Đ51; ĐVN6) trồng tại huyện Kim Thành - Hải Dương.
-

Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát

triển và năng suất của giống đậu tương Đ8 vụ Hè 2016 tại Kim Thành - Hải Dương.

Đề tài được thực hiện tại vụ Hè 2016, gồm 2 thí nghiệm độc lập bố
trí ngồi đồng ruộng theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại.
+ Thí nghiệm 1 với 05 công thức về giống gồm: DT84 - đối chứng;
ĐT22; Đ8; ĐT51; ĐVN6.
+ Thí nghiệm 2 nghiên cứu trên giống Đ8 với 4 dạng phân bón qua
lá gồm: Phun nước (đối chứng); phun Phân bón lá cao cấp ZK – 07;
phun Siêu kali; phun Siêu kali +TE.
Kết quả chính và kết luận
1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của 05 giống đậu tương (DT84;
ĐT22; Đ8; Đ51; ĐVN6):
Trong 05 giống đậu tương nghiên cứu: giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là
giống Đ8 (82 ngày); giống có chiều cao thấp nhất, số cành cấp 1 nhiều nhất là giống ĐVN6
(57,25cm và 3,65 cành/cây). Tổng số quả trung bình/cây đạt cao nhất là giống ĐT22 (49,03
quả/cây). Các giống tham gia thí nghiệm đều cho khả năng hích lũy chất khơ và hiệu suất
quang hợp cao hơn hẳn so với đối chứng (DT84). Cả 4 giống (ĐT22,

x



ĐT51, Đ8,ĐVN6) đều cho năng suất cao hơn giống đối chứng, trong đó
giống Đ8 có năng suất thực thu cao nhất đạt 27,47 ta/ha.
2.

Ảnh hưởng một số loại phân bón qua lá đến sinh trưởng phát

triển của giống đậu tương Đ8:
Sử dụng các loại phân bón qua lá có ảnh hưởng tích cực tới các q
trình sinh trưởng, phát triển, năng suất của giống đậu tương Đ8. Trong đó, sử
dụng phân bón lá loại Siêu kali + TE cho hiệu quả cao nhất về sinh trưởng, phát
triển, năng suất. Ở cơng thức bón này cho lãi thuần 34.470.000 đồng/ha cao
hơn đối chứng – phun nước (chỉ đạt 20.815.000 đồng/ha) là 13.655.000 đồng/ha.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Lan Mai Dang Thi
Thesis title: Characteristics of growth, development and yield of some
soybean varieties and influence of leaf fertilizers on soybean Đ8 2016
cultivated in summer season on Kim Thanh, Hai Duong.
Major: Crop science

Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National Univetsity of Agriculter (VNUA)

Research Objectives:

The growth, development and yield of 05 cultirar the soybean
(DT84; ĐT22; ĐT8; Đ51; ĐVN6) were deternimed to find suitable varieties
in Kim Thành District, Hải Dương .
Experiments 1 using 05 cultivates: DT84- as control, ĐT22, Đ8, ĐT51, ĐVN6.

Experiments 2 using 4 fertilizers includes:
1. Control- water spray.
2. Advanced foliar tertilizer ZK- 07.
3. Super potassium.
4. Super potassium + TE.
Main findings and conclusions:
1.
Growth and development characteristics of the 5 soybean
varieties (DT84, ĐT22, Đ8, ĐT51, ĐVN6):
Of the five soybean cultivars studied, the shortest growing time was the
Đ8 (82 days); ĐVN6 seedlings had the lowest height, highest number of
branches (57.25 cm and 3.65 branches/tree). The highest number of fruits/plants
was ĐT22 (49,03 fruits/tree). All varieties in the experiment gave the ability of
photosynthesis, accumulation of dry matter is higher than the control variety
(DT84). All 4 varieties (Đ8. ĐT22, ĐT51, ĐVN6) gave higher yield than the control
varieties, in which the highest yield was 2.747 ton /ha.

2.
Effect of some foliar fertilizers on growth, development and yield
of soybean variety Đ8.
Use of foliar fertilizers has a positive effect on the growth, development
and productivity of soybean variety Đ8. I n particular, using Siêu kali + TE leaf
fertilizer for the highest efficiency in terms of growth, development,
productivity. In this formula, the net profit is 34,470,000 VND/ha higher than
control - spraying water (only 20,815,000 VND/ha) is 13,655,000 VND/ha.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Cây đậu tương hay cây đậu nành(Glycine max (L.) Merrill) là
một trong những cây trồng cổ xưa nhất của nhân loại, được ví với
các tên gọi như: “cây thần diệu”, “vàng mọc từ đất”, “cây đỗ thần”…
Cây đậu tương có tác dụng nhiều mặt và là cây có giá trị kinh tế cao, sản
phẩm của nó cung cấp thực phẩm cho con người làm thức ăn cho gia súc,
nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến, mặt hàng xuất khẩu. Ngồi ra đậu tương
còn là cây trồng ngắn ngày, luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều cây trồng
khác. Một lợi ích khác rất quan trọng của cây đậu tương đó là khả năng cải tạo
đất rất tốt, bởi khả năng cố định nitơ của vi khuẩn Rhizobium japonicum sống
cộng sinh trên rễ cây họ đậu (Ngô Thế Dân và cs., 1999).
Đậu tương được nhân dân thế giới suy tôn là kim lương màu vàng, là
minh tinh của ẩm thực hiện đại bởi đậu tương chứa nhiều hoạt chất cần thiết
cho cơ thể. Giá trị kinh tế chủ yếu của cây đậu tương được thể hiện qua các
thành phần dinh dưỡng chứa trong hạt đậu tương, trong đó protein và lipit là
hai thành phần quan trọng nhất: Hàm lượng protein chiếm khoảng 40% - 50%
và lipit biến động từ 12%- 24%, Gluxit chiếm 10-15%, tùy từng giống và điều
kiện ngoại cảnh. Protein trong hạt đậu tương có đầy đủ và cân đối axit amin
cần thiết, đặc biệt là giàu lysin và triptophan (là hai loại axit amin không thay
thế cần thiết cho cơ thể người và gia súc). Lipit của đậu tương chứa một lượng
rất lớn các axit béo khơng no có hệ số đồng hóa cao, mùi vị thơm ngon. Ngồi
ra trong hạt đậu tương cịn có khá nhiều vitamin: B1, B2, PP, A, E, D, C, ...và các
loại muối khoáng (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).
Theo tác giả Chu Văn Tiệp (1981), cây đậu tương là một trong bốn cây trồng

chính trên thế giới sau lúa mì, lúa nước và ngô. Ở nước ta đậu tương là một cây họ
đậu quan trọng, khơng những có lịch sử trồng lâu đời mà điều kiện thiên nhiên
cũng thích hợp với cây đậu tương, đậu tương có thể trồng 3 vụ trong năm, vì vậy
đậu tương được coi là loại cây trồng rất có triển vọng ở nước ta.

Để phát huy tiềm năng, năng suất của cây đậu tương, việc không ngừng
đẩy mạnh cơng tác chọn tạo giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu
tốt với điều kiện bất thuận của ngoại cảnh, thích hợp với từng thời vụ ở các
vùng sinh thái khác nhau là điều rất cần thiết. Trong sản xuất muốn đưa năng

1


suất cây trồng lên cao ngoài các yếu tố như đất đai, khí hậu, trình độ
thâm canh... thì giống và phân bón là những yếu tố quan trọng, ảnh
hưởng tới năng suất và sản lượng.
Trên thực tế, việc sử dụng phân bón hóa học cho cây trồng đã làm
thiếu hụt các nguyên tố vi lượng trong đất cũng là một trong những nguyên
nhân làm năng suất đậu tương thấp, dễ nhiễm sâu bệnh. Chính vì thế mà
cần phải bổ sung dinh dưỡng cho cây, đặc biệt là việc bón phân qua lá.
Trên cơ sở đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm
sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống đậu tương và ảnh hưởng của
phân bón lá đến giống Đ8 trồng vụ Hè 2016 Kim Thành - Hải Dương”.

1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Chọn tạo và lựa chọn được các giống đậu tương mới có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt, tiềm năng năng suất cao luôn là mong muốn không chỉ
của các nhà nghiên cứu khoa học, nhà kinh tế, những người trực tiếp sản xuất
mà còn của những nguời chuyển giao tiến bộ và những người quan tâm điến
cây đậu tương. Ngoài chọn được giống tốt, giống phù hợp thì cần phải làm sao

để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng trên cây đậu tương. Một trong
những biện pháp mang lại hiệu quả cao, dễ thực hiện đó là sử dụng phân bón
phân qua lá. Vì thế, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm lựa chọn
được giống đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái Hải Dương và loại phân
bón qua lá phù hợp với giống đậu tương mới - Đ8.

1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

-

Đánh giá được các đặc điểm về sinh trưởng, phát triển và

năng suất của 05 giống đậu tương tham gia thí nghiệm nhằm tìm ra
giống đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái Hải Dương và xác
định được loại phân bón qua lá có hiệu quả cho cây đậu tương sinh
trưởng phát triển tốt cho năng suất cao tại Hải Dương.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đề tài được thực hiện tại vụ Hè 2016, gồm 2 thí nghiệm độc lập

bố trí ngồi đồng ruộng theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại.

+
Thí nghiệm 1 với 5 cơng thức về giống gồm: DT 84 – giống
đối chứng; ĐT22; Đ8; ĐT51; ĐVN6.

2



+ Thí nghiệm 2 trên giống Đ8 với 4 loại phân
bón gồm: CT1: Phun nước - Đối chứng;
CT 2 : Phân bón lá cao cấp ZK – 07;
CT3: Phun Siêu kali;
CT4: Phun Siêu kali +TE.
- Địa điểm: Kim Thành - Hải Dương
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu một cách có cơ sở khoa học các đặc điểm sinh
trưởng phát triển của một số giống đậu tương và đánh giá ảnh
hưởng của phân bón qua lá đến đậu tương Đ8.
Kết quả của đề tài được sử dụng làm dẫn liệu cho những nhà
nghiên cứu quan tâm trong lĩnh vực này.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Bổ sung thêm giống đậu tương cho năng suất cao, chất
lượng tốt vào cơ cấu cây trồng nông nghiệp tại Hải Dương.
-

Ứng dụng phân bón qua lá nhằm tăng năng suất trên giống

đậu tương mới Đ8, góp phần vào việc hồn thiện quy trình thâm canh
tăng năng suất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG TRÊM THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM


2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương là một trong tám cây lấy dầu quan trọng nhất trên thế giới
gồm đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ (Ngô Thế Dân

& cs., 1999) , đồng thời cũng là cây trồng đứng thứ tư trong các cây làm
lương thực, thực phẩm (sau lúa mỳ, lúa nước và ngơ). Chính vì vậy đậu
tương được trồng phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới, tập trung
nhiều nhất ở các nước châu Mỹ (chiếm tới 73,0%), sau đó là các nước
thuộc khu vực châu Á với 23,15%. Tình hình sản xuất đậu tương của thế
giới trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1 và 2.2.

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
từ năm 2008 – 2014
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Nguồn: FAOSTAT (2015)

Về diện tích: Qua bảng trên ta thấy diện tích cây đậu tương trên thế
giới đã tăng mạnh từ năm 2008 - 2012. Diện tích cây đậu tương năm 2008 là
96,87 triệu ha tăng lên thành 125,23 triệu ha năm 2012, tăng 28,36 triệu ha.
Về năng suất: nếu như năm 2008 năng suất đậu tương trung bình trên thế
giới đạt 23,84 tạ/ha đến năm 2011 là 24,36 tạ/ha. Do áp dung công nghệ sinh học
trong việc ứng dụng các thành tựu kỹ thuật mới trong công tác chuyển gen vào
chọn tạo giống mới thì năng suất đậu tương trung bình của thế giới đã đạt 24,84

tạ/ha năm 2012. Năm 2014 trên thế giới có 113,049 triệu ha đậu tương với tổng sản
lượng trên 283,873 triệu tấn, năng suất đậu tương tăng nhẹ ở mức 25,11

4


tạ/ha. Tốc độ tăng năng suất liên tục của cây đậu tương ghi nhận những đóng góp
to lớn của các nhà khoa học đối với quá trình sản xuất đậu tương của thế giới.
Trong vòng 3 thập kỷ gần đây, diện tích gieo trồng đậu tương ở Braxin tăng cao,
đạt 30,27 triệu ha, với tổng sản lượng 86,76 triệu tấn năm 2014. Cây đậu tương ở
Braxin đóng vai trị quan trọng góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và
được gieo trồng chủ yếu ở vùng miền Trung, miền Tây và miền Nam Braxin. Hạt
đậu tương được chế biến chủ yếu để làm thức ăn gia súc và gần đây, phần đậu
tương được sử dụng làm thực phẩm cho người đã tăng lên.

Về sản lượng: Cùng với sự gia tăng về diện tích và năng suất, sản lượng
đậu tương của thế giới cũng được tăng lên nhanh chóng từ năm 2008 sản
lượng đậu tương của thế giới chỉ đạt 230,95 triệu tấn thì năm 2012 tăng lên
thành 311,11 triệu tấn. Tuy nhiên từ năm 2013 đến 2014 lại có sự giảm nhẹ về
diện tích và sản lượng, nhưng năm suất có sự tăng nhanh rõ rệt.
Hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia trồng đậu tương, các quốc gia
như Mỹ, Braxin, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Thái Lan,
các nước thuộc Liên Xô cũ là những nước có diện tích đậu tương đứng hàng
đầu thế giới. Qua bảng 2.2 nhận thấy Mỹ là nước đứng đầu thế giới về diện tích
và sản lượng đậu tương của tồn thế giới. Braxin có biến chuyển tăng rõ rệt về
diện tích cũng như sản lượng đậu tương. Năm 2014 diện tích gieo trồng tăng
10,86% và năng suất tăng 1,06% so với năm 2013. Argentina cũng không ngừng
mở rộng diện tích là nước đứng đầu xuất khẩu bã đậu tương. Argentina hiện
đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu hạt đậu tương, đứng đầu về xuất khẩu cám
bã đậu tương, dầu ăn và dầu diesel chiết xuất từ đậu tương.


Bảng 2.2. Tình sản xuất đậu tương của 4 nước đứng đầu thế giới

Tên nước

Mỹ
Brazil
Argentina
Trung Quốc

5


Trung Quốc là nước đứng thứ 4 trên thế giới về sản xuất đậu tương.
Ở quốc gia này, đậu tương được trồng chủ yếu tại vùng Đơng Bắc, nơi có
nhiều mơ hình trồng đậu tương năng suất cao, đạt tới 83,93 tạ/ha đậu
tương hạt. Năm 2011 năng suất đậu tương của Trung Quốc đạt 18,14 tạ/ha
và sản lượng đạt 20,72 triệu tấn. Năm 2014 sản lượng đậu tương giảm chỉ
còn 12,20 triệu tấn nguyên nhân chủ yếu là do diện tích giảm.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng đậu tương nhưng
không phải nước nào cũng tự túc được nhu cầu đậu tương trong nước, phần
lớn các nước đều phải nhập khẩu đậu tương. Châu Á là nơi có nhiều nước sản
xuất đậu tương nhất nhưng chỉ mới sản xuất ra 1/2 sản lượng đậu tương cần
dùng. Hàng năm các nước Châu Á vẫn phải nhập khẩu 8 triệu tấn hạt đậu
tương, 1,5 triệu tấn dầu, 1,8 triệu tấn sữa đậu nành. Trong đó các nước nhập
khẩu đậu tương nhiều nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan….

Nơi đảm bảo đủ nhu cầu đậu tương trong nước và có để xuất khẩu
phải kể đến các nước Châu Mỹ. Quốc gia đứng đầu và chiếm thị trường
xuất khẩu đậu tương chủ yếu của toàn thế giới là Mỹ, sau đó đến Braxin.

Đậu tương là cây lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất của thế giới,
đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngơ. Do khả năng thích ứng khá
rộng nên nó đã được trồng ở khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất là
châu Mỹ 73,03%, tiếp đến là châu Á 23,15% …Hàng năm trên thế giới trồng
khoảng 54-56 triệu ha đậu tương với sản lượng khoảng 103-114 triệu tấn
(FAO,1992). Các nước trồng diện tích nhiều là Mỹ 23,6 triệu ha với sản lượng
59,8 triệu tấn, Braxin có 9,4 triệu ha với sản lượng là 9,7 triệu tấn. Achentina 4,9
triệu ha với sản lượng là 11,3 triệu tấn (Phạm Văn Thiều, 2009).

2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng đậu tương lâu đời, nhưng trước đây sản xuất đậu
tương chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ thuộc các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng
Sơn. Hiện nay cả nước đã hình thành 7 vùng sản xuất đậu tương. Trong đó, trung
du miền núi phía Bắc là vùng có diện tích trồng đậu tương lớn nhất (chiếm 37,1%
diện tích gieo trồng cả nước), tiếp theo là vùng đồng bằng sông Hồng với 27,21%.
Năng suất đậu tương cao nhất nước ta là vùng đồng bằng sông Cửu Long, bình
qn 22,29 tạ/ha trong vụ Đơng Xn và 29,71 tạ/ha trong vụ Mùa. Vùng trung du
miền núi phía Bắc có diện tích trồng đậu tương lớn nhất cả nước lại có năng suất
thấp nhất, chỉ đạt trên 10 tạ/ha. Theo nghiên cứu của

6


Lê Quốc Hưng (2007) nước ta có tiềm năng rất lớn để mở rộng diện tích trồng
đậu tương ở cả 3 vụ: vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông với diện tích có thể lên tới 1,5
triệu ha, trong đó trung du miền núi phía Bắc chiếm khoảng 400.000 ha.
Theo Ngô Thế Dân & cs. (1999) và Phạm Văn Thiều (2009), cây đậu tương đã
được trồng ở Việt Nam từ rất sớm. Trước năm 1945, diện tích đậu tương của nước
ta còn thấp với 32.000 ha, năng suất 4,1 tạ/ha (1944). Sau khi đất nước thống nhất
(1976), diện tích đậu tương cả nước là 39.400 ha, năng suất đạt 0,53 tấn/ha, từ đó

sản xuất đậu tương bắt đầu được mở rộng và phát triển. Tình hình sản xuất đậu
tương của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 được trình bày tại bảng 2.3.

Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016

Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến nay, sản xuất đậu tương của nước ta
có sự biến động khá lớn. Giai đoạn 2000 – 2005, diện tích, năng suất và sản lượng
đậu tương của nước ta liên tục tăng. Sau 5 năm, diện tích tăng 80,0 nghìn ha (tăng
64,5%), năng suất bình quân tăng 0,23 tấn/ha (tăng 19,2%) và sản lượng tăng 143,4
nghìn tấn (gấp gần 2 lần). Từ năm 2006, diện tích có biến động giảm và giảm thấp
nhất vào năm 2009, từ 204,1 nghìn ha năm 2005 cịn 147,0 nghìn ha năm 2009, giảm
54,4 nghìn ha, nguyên nhân do gặp điều kiện mưa lũ. Sau đó,

7


sản xuất phục hồi dần, tuy nhiên không ổn định qua các năm. Thậm
chí trong 3 năm liên tiếp từ 2011– 2015 diện tích, năng suất và sản
lượng liên tục có chiều hướng đi xuống.
Hiện nay, đậu tương nước ta được trồng ở chủ yếu ở 27 tỉnh. Theo số liệu
thống kê, diện tích trồng đậu tương chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc, khoảng gần 100
nghìn ha (chiếm hơn 80% tổng diện tích cả nước). Trong đó, hơn 60% đậu tương
nước ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không cần màu mỡ. Vùng Trung du
miền núi phía bắc có diện tích trồng đậu tương lớn nhất cả nước với 49,7 nghìn ha
(chiếm 45,1% tổng diện tích cả nước) và sản lượng đạt 62,2 nghìn tấn (chiếm 39,4%
tổng sản lượng). Tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng có diện tích đậu tương
đứng thứ 2, chiếm 36,5% tổng diện tích (40,2 nghìn ha) nhưng lại có sản lượng
đứng đầu cả nước, chiếm 40,2% tổng sản lượng (63,5 nghìn tấn).


Về thời vụ trồng đậu tương, nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, cây đậu tương đã được trồng rộng rãi ở miền Bắc, biến đất 2 vụ lúa
thành đất trồng được 3 vụ trong năm (Trần Đình Long, 1998). Vụ đậu tương
xuân gieo từ 10/2 – 10/3, (vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh có thể gieo sớm
hơn từ 20/1 – 10/2 để tránh gió Tây cuối tháng 4; vùng Tây Bắc Bắc bộ (Sơn La,
Lai Châu…) gieo muộn từ 1/3 – 20/3). Vụ đậu tương hè gieo từ 25/5 – 20/6 (một
số tỉnh có tập quán gieo đậu tương hè giữa 2 vụ lúa thì phải gieo kết thúc trước
1/6 và dùng giống ngắn ngày). Vụ đậu tương đông được gieo vào 05/9 – 05/10.



các tỉnh miền Nam thường chỉ có 2 vụ đậu tương trong năm và tùy

từng vùng địa lý cụ thể mà có thời vụ trồng thích hợp. Vùng Tây Ngun và
Đơng Nam Bộ: vụ 1 gieo tháng 4, 5 và thu hoạch tháng 7, 8 (hay gặp mưa,
chất lượng hạt kém); vụ 2 gieo tháng 7, 8 và thu hoạch tháng 10, 11. Vùng
đồng bằng sông Cửu Long vụ 1 gieo tháng 12, thu hoạch vào tháng 2, 3; vụ
2 gieo cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 và thu hoạch vào tháng 5.
Việt Nam được xếp hàng thứ 6 về sản xuất đậu tương ở châu Á (sau các
nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và Thái Lan). Trên 40% sản
phẩm đậu tương của nước ta được sử dụng để sản xuất dầu thực vật, phần
còn lại được dùng làm thực phẩm cho người, chế biến thức ăn chăn nuôi và để
làm giống. Hiện nay sản xuất đậu tương của Việt Nam mới chỉ đáp ứng hơn
10% nhu cầu trong nước. Do vậy, nhiều năm qua nước ta đã phải nhập khẩu
đậu tương với số lượng lớn và phần lớn được sử dụng vào mục đích chế biến
thức ăn chăn ni. Năm 2014, Việt Nam đã nhập 1.564 nghìn tấn đậu tương,
trong đó 45% nhập từ Mỹ, 35% từ Brazil còn lại từ các quốc gia khác.

8



Bảng 2.4. Tình hình nhập khẩu đậu tương của Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2014

Quốc gia
Tổng
Hoa Kỳ
Argentina
Canada
Paraguay
Khác

Những kết quả nghiên cứu thống kê cho thấy, diện tích trồng đậu tương
của nước ta ngày càng thu hẹp trong khi diện đậu tương của thế giới liên tục
tăng. Việt Nam hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn đậu tương của nước
ngoài để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tình trạng trên do
nhiều ngun nhân, trong đó năng suất vẫn là vấn đề hạn chế đối với sản xuất
đậu tương ở nước ta. Năng suất đậu tương ở Việt Nam những năm gần đây tuy
đã được cải thiện, nhưng vẫn thấp hơn so với thế giới, chỉ đạt khoảng 60% so
với trung bình chung tồn thế giới. Các biện pháp kỹ thuật canh tác chưa được
nghiên cứu cải tiến đồng bộ theo hướng giảm chi phí sản xuất. Giá thành đậu
tương trong nước vẫn ở mức cao, kém cạnh tranh so với đậu tương nhập
khẩu. Sản lượng đậu tương sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu.
Do vậy, cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu những yếu tố hạn chế đối với
năng suất đậu tương, đặc biệt tập trung nghiên cứu về giống và biện pháp kỹ thuật
phù hợp nhằm tăng năng suất, góp phần tăng sản lượng, hạ giá thành sản xuất vì
trong điều kiện hiện nay việc tăng diện tích để tăng sản lượng l à rất khó khăn.

2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG

TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới ở những quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến,
những nghiên cứu mới nhất về đậu tương đều tập trung về tích hợp hệ gen, xác lập
bản đồ di truyền qua đó tìm hiểu chức năng gen, xác định gen ứng cử viên của
từng tính trạng và sử dụng phương pháp marker phân tử để chọn tạo

9


giống mới có đặc tính mong muốn, trong đó đóng góp nhiều nhất có Mỹ và
Trung Quốc. Theo tác giả Trần Đình Long (2002), hiện nay nguồn gen đậu
tương của thế giới được lưu trữ chủ yếu ở 14 nước: Mỹ, Trung Quốc,
Australia, Pháp, Nigienia, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi,
Thụy Điển, Thái Lan và Liên Xô cũ với tổng 45.038 giống. Nhìn chung những
quốc gia sản xuất cũng như xuất – nhập khẩu đậu tương lớn trên thế giới
cũng đồng thời là những nước rất chú trọng nghiên cứu về cây trồng này.
Đối với khu vực châu Á, Trung tâm rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết lập hệ
thống đánh giá (Soybean – Evaluation tricel – Aset), giai đoạn 1 đã phân phát được
trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 quốc gia nhiệt đới và

á nhiệt đới. Kết quả đánh giá giống đậu tương của Aset đã được đưa vào
mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 2003).
Từ năm 1949 – 2003, Trung Quốc đã chọn tạo thành công khoảng
1000 giống đậu tương và liên tục đưa vào sản xuất. Hầu hết các giống này
đều có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt có khả năng chống chịu sâu
bệnh và điều kiện bất thuận của môi trường đặc biệt là giống Xindadou.

2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương tại Việt Nam
Với tiềm năng phát triển cây vụ Đông đặc biệt là trên các vùng đất trồng 2 vụ

lúa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã tập
trung cho việc chọn tạo các giống đậu tương cho vụ Đông, cũng như các biện pháp
thâm canh đậu tương phù hợp với từng vùng sinh thái, địa phương khác nhau. Với
những nổ lực đó, đã có một số giống đậu tương phù hợp cho vụ Đông tại đồng
bằng Sông Hồng, tuy nhiên số lượng giống đang cịn hạn chế.


Việt Nam, cơng tác chọn tạo giống được quan tâm nhiều kể
từ khi đất nước được đổi mới, đặc biệt là trong những năm gần đây
nhiều giống đậu tương được chọn tạo ra bằng các con đường khác
nhau như lại hữu tính, xử lí đột biến, chọn lọc cá thể, thu thập và
nhập nội. phương pháp sử dụng có hiệu quả là lai hữu tính
Trong những năm gần đây, công tác chọn tạo giống đậu tương liên tục
được phát triển, nhiều giống đậu tương mới được đưa vào sản xuất. đồng thời các
phương pháp chọn tạo giống mới cũng rất phong phú, nhất là lai hữu tính đã thu
được nhiều thành công đáng kể, các giống đậu tương được tạo ra bằng lai hữu
tính như D140, DT93, TL57. Viện Di truyền Nơng nghiệp đã tạo ra dịng lai từ tổ hợp
DT80 x DT76, đặc điểm là cứng cây, hạt to (180-220g), không nứt hạt, năng

10


×