Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

(Luận văn thạc sĩ) thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự; đặc điểm sinh học, sinh thái loài pieris rapae linnaers (lepidoptera

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 83 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LINH SOUKKHAMTHATH

THÀNH PHẦN SÂU HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH
TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ; ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC,
SINH THÁI LOÀI PIERIS RAPAE LINNAEUS.
(LEPIDOPTERA: PIERIDAE) NĂM 2016 - 2017
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Chiến

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thơng tin
trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Linh Soukkhamthath

i


LỜI CẢM ƠN
Để bản luận văn được hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập, nghiên cứu, tôi
đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, của các tập thể, cá
nhân, sự động viên của gia đình và bạn bè.
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Đình
Chiến – Học Viện Nơng nghiệp Việt Nam đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình
trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu hồn thành đề tài.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo Bộ môn Côn trùng, Khoa
Nông học, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân và gia
đình đã ln động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành bài báo cáo này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Linh Soukkhamthath

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................ iii
Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................................ v
Danh mục bảng ..................................................................................................................... vi
Danh mục hình .................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn .............................................................................................................. viii
Thesis abstract ...................................................................................................................... xi
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể .................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu .................................................................................................. 3
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài........................................................................................ 3

2.2.


Tình hình nghiên cứu ngồi nước............................................................................ 4

2.2.1.

Nghiên cứu thành phần sâu hại trên rau HHTT ...................................................... 4

2.2.2.

Nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus. ................................. 5

2.2.3.

Nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự ..................... 9

2.2.4.

Biện pháp phòng trừ .............................................................................................. 10

2.3.

Nghiên cứu trong nước .......................................................................................... 12

2.3.1.

Nghiên cứu về thành phần sâu hại rau họ thập tự ................................................. 12

2.3.2.

Nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng ..................................................................... 13


2.3.3.

Thiên địch của sâu hại rau HHTT ......................................................................... 15

2.3.4.

Biện pháp phòng trừ sâu hại rau họ thập tự và sâu xanh bướm trắng Pieris
rapae Lin. .............................................................................................................. 17

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 19
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................... 19

3.2.

Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ........................................................... 19

3.2.1.

Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 19

3.2.2.

Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................... 19

iii


3.2.3.


Dụng cụ phục vụ nghiên cứu ................................................................................. 19

3.3.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 19

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 20

3.4.1.

Điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự
tại Đặng Xá vụ Đông Xuân năm 2016-2017. ........................................................ 20

3.4.2.

Điều tra diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu xanh bướm trắng (Pieris
rapae Linnaeus) ..................................................................................................... 21

3.4.3.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae
Linnaeus) ............................................................................................................... 21

3.4.4.

Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với sâu non sâu xanh
bướm trắng Pieris rapae Linnaeus. trong phòng .................................................. 23


3.4.5.

Các chỉ tiêu theo dõi và tính tốn .......................................................................... 24

Phần 4. Kết quả và thảo luận ........................................................................................... 27
4.1.

Thành phần và mức độ phổ biến của sâu hại trên rau họ hoa thập tự năm
2016-2017 tại Đặng Xá, Gia Lâm. ........................................................................ 27

4.2.

Thành phần và mức độ phổ biến của thiên địch trên rau họ hoa thập tự năm
2016 - 2017 tại Đặng Xá, Gia Lâm ....................................................................... 30

4.3.

Sự phát sinh gây hại của sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus trên
rau HHTT vụ Đông Xuân 2016-2017 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội ................. 34

4.4.

Đặc điểm sinh học của sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus ................... 39

4.4.1.

Đặc điểm hình thái của sâu xanh bướm trắng Pieris repae Linnaeus ................... 39

4.4.2.


Đặc điểm sinh học của sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. .............................. 45

4.4.3.

Mức độ gây hại của sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. ................................... 54

4.5.

Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trong phòng trừ sâu xanh bướm trắng
Pieris rapae Linnaeus. .......................................................................................... 55

4.6.

So sánh tỷ lệ chết của sâu non sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus
qua các tuổi khác nhau khi sử dụng thuốc Prevathon 5SC ................................... 56

Phần 5. Kết luận và kiến nghị........................................................................................... 58
5.1.

Kết luận ................................................................................................................. 58

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................... 59

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 60
Phụ lục ............................................................................................................................... 65

iv



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

STT

Số thứ tự



Nước đường

NSP

Ngày sau phun

MONC

Mật ong nguyên chất

NLBM

Nhện lớn bắt mồi


SN

Sâu non

SXBT

Sâu xanh bướm trắng

TB

Trung bình

TT

Trưởng thành

ĐBSH

Đồng bằng sông hồng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HHTT

Họ hoa thập tự

ĐNB


Đông Nam Bộ

QCVN

Quy Chuẩn Việt Nam

BNN

Bộ Nông Nghiệp

PTNT

Phát Triển Nông Thôn

Gv

Granulosis virus

PbGv

Pieris brassicae Granulosis virus

Bt

Bacillus thuringiensis

NPV

Nuclear Polyhedrosis virus


IPM

Integrated Pest Management

%RH

Relative Humidity

toC

Temperature degree celsius

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Thành phần sâu hại thuộc bộ, họ côn trung trong sinh quần ruộng rau thập tự
vụ đông xuân, tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội năm 2016-2017 ..................... 27

Bảng 4.2.

Tỷ lệ các loài sâu hại thuộc bộ, họ côn trùng trong sinh quần ruộng rau thập
tự tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội vụ Đông Xuân 2016-2017 ........................ 29

Bảng 4.3.

Thành phần thiên địch (Côn trùng và nhện lớn bát mồi) trên rau họ hoa thập

tự tại Đặng Xá, Gia Lâm năm 2016-2017 ...................................................... 31

Bảng 4.4.

Tỷ lệ các họ và lồi thiên địch (cơn trùng và NLBM) trong sinh quần ruộng
rau thập tự tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội vụ đông xuân 2016-2017............ 34

Bảng 4.5.

Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus trên cải bắp
KK cross vụ Đông Xuân 2016-2017 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội ............ 35

Bảng 4.6.

Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus

trên

súp lơ (Brassica oleracea var. Botrytis.) tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội ..... 37
Bảng 4.7.

Diễn biến mật độ sâu non sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus trên su
hào (Brassica oleracae var.gongylodes.) tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội .... 37

Bảng 4.8.

Diễn biến mật độ sâu non sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus trên
cây cải canh (Brassica juncea L.) và cải ngọt (Brassica integryfolia) vụ Đông
Xuân 2016-2017 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội ........................................... 38


Bảng 4.9.

Kích thước các pha phát dục của Pieris rapae Linnaeus ............................... 39

Bảng 4.10. Thời gian phát dục của Pieris rapae Lin. trên cải bắp ................................... 47
Bảng 4.11. Tỷ lệ đực cái của trưởng thành sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. trong
phịng thí nghiêm ........................................................................................... 48
Bảng 4.12. Tỷ lệ trứng nở của Pieris rapae L. ................................................................. 49
Bảng 4.13. Sức sinh sản của trưởng thành Pieris rapae L. .............................................. 50
Bảng 4.14. Vòng đời của sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. trên các ký chủ khác
nhau ................................................................................................................ 52
Bảng 4.15. Thời gian sống của trưởng thành đực, cái SXBT Pieris rapae L. trên các thức
ăn khác nhau ................................................................................................... 53
Bảng 4.16. Diện tích lá cải bắp bị sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) gây hại ........ 54
Bảng 4.17. Khối lượng lá cải bắp bị sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) gây hại ..... 55
Bảng 4.18. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trong phòng trừ sâu xanh bướm trắng
Pieris rapae L. ................................................................................................ 56
Bảng 4.19. So sánh tỷ lệ chết của sâu non sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus
qua các tuổi khác nhau khi sử dụng thuốc Prevathon 5SC............................. 57

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1.

A. ni sâu từng cá thể, B. Lồng ni trưởn thành ghép đơi ......................... 22

Hình 3.2.


A. Cân thuốc; B. Pha thuốc; C. Nhúng lá; D. Phơi lá .................................... 24

Hình 4.1.

Thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự tại Đặng Xá, Hà Nội 2016-2017 ........ 29

Hình4.2.

Thành phần thiên địch trên rau họ hoa thập tự tại Đặng Xá, Hà Nội 20162017 ................................................................................................................ 33

Hình 4.3.

Trứng sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. .................................................. 40

Hình 4.4.

Sâu non Tuổi 1 Pieris rapae L. ...................................................................... 41

Hình 4.5.

Sâu non Tuổi 2 Pieris rapae L. ...................................................................... 41

Hình 4.6.

Sâu non tuổi 3 Pieris rapae L. ........................................................................ 42

Hình 4.7.

Sâu non tuổi 4 Pieris rapae L. ........................................................................ 42


Hình 4.8.

Sâu non tuổi 5 Pieris rapae L. ........................................................................ 43

Hình 4.9.

Nhộng SXBT Pieris rapae L. ......................................................................... 44

Hình 4.10.

Trưởng thành đực Pieris rapae L. .................................................................. 45

Hình 4.11.

Trưởng thành cái Pieris rapae L. ................................................................... 45

Hình 4.12.

Triệu chứng hại SXBT trên cải bắp ............................................................... 46

Hình 4.13.

Triệu chứng hại SXBT trên su hào ................................................................ 46

Hình 4.14.

Triệu chứng hại SXBT trên cải ngọt .............................................................. 46

Hình 4.15.


Trưởng thành SXBT trên súp lơ ..................................................................... 46

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Linh Soukkhamthath
Tên Luận văn: “Thành phần sâu hại và thiên địch trên rau họ hoa thập tự; đặc
điểm sinh học, sinh thái của loài Pieris rapae Linnaeus (Lepidotera: Pieridae) năm
2016 - 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội”.
Ngành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60 62 01 12

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên cây rau
họ hoa thập tự, đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm biện
pháp phòng trừ hóa học đối với lồi sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) nhằm
xây dựng biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự
năm 2016 - 2017 tại Đặng Xá, Gia Lâm.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của sâu xanh bướm trắng (Pieris
rapae L.) (Thời gian phát dục các pha, sức sinh sản, nhịp điệu sinh sản)
- Điều tra diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu xanh bướm trắng (Pieris
rapae L.) trên rau họ hoa thập tự dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái.
- Xác định hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng của 4 loại thuốc
BVTV: Prevathon 5SC, Brightin 1,8EC, Emathion 65WG, Delfin WG ở trong
phịng thí nghiệm.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội, vụ Đơng Xn 20162017 và Phịng thí nghiệm Khoa Nông học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu: Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. (Lepidoptera:
Pieridae) hại rau họ hoa thập tự.
Đề tài tiến hành Điều tra thành phần sâu hại thuộc bộ cánh vảy Lepidoptera
và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự. Điều tra diễn biến mật độ loài sâu
xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus. trên rau họ thập tự như: cải bắp, súp lơ, cải

viii


canh và cải ngọt. Xác định một số đặc điểm sinh học của loài sâu xanh bướm trắng
Pieris rapae L. và khảo nghiệm hiệu lực một số thuốc hóa học phòng chống sâu
xanh bướm trắng Pieris rapae L. trong phòng thí nghiệm.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng như điều tra
thành phần, diễn biến, tỷ lệ sâu hại, đồng thời tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh
học, đánh giá hiệu lực thuốc.
Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Độ thường gặp, mật độ, kích thước sâu... Các
số liệu thu thập được phân tích thống kê bằng phầm mềm IRRISTAT 5.0.
Kết quả chính và kết luận

1. Thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự vụ đông xuân 2016 – 2017 tại
Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội gồm 17 lồi thuộc 12 họ. Trong đó, 5 lồi xuất hiện phổ
biến là sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.), sâu tơ (Plutella xylostella L.), bọ
nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata Fabricius), sâu khoang (Spodoptera litura F.)
và bọ xít nâu 2 chấm trắng (Eusarcoris guttiger Thunberg). Thành phần thiên địch
của chúng gồm 18 lồi thuộc 12 họ. Trong đó, 3 loài xuất hiện phổ biến là cánh cộc
đỏ (Paederus fuscipes Curt), chân chạy đen (Harpalus calceatus Duftsch midt) và
chân chạy nâu nhỏ 4 chấm trắng (Tachiura lactifica Bates).


2. Vụ đông xuân 2016-2017 tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội SXBT Pieris rapae
L. phát sinh gây hại suốt cả vụ gieo trồng (từ giai đoạn cây con đến thu hoach) trên
các cây rau HHTT. Cây cải bắp đạt mật độ cao nhất 5,7 con/m2 vào giai đoạn trải lá
bàng (26/11/2016), cây su hào đạt 13,3 con/m2 vào giai đoạn phát triển thân lá
(1/12/20016), cây súp lơ đạt mật độ 4,2 con/m2 vào giai đoạn ngù hoa (6/12/2016),
cây cải canh và cải ngọt đều đạt mật độ cao nhất vào giai đoạn phát triển thân lá
(7/12/2016) là 9,1 con/m2 và 10,3 con/m2.

3. Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. có thể gây hại nhiều lá rau. Diejn tích
lá rau bi hại tăng dần từ sâu non tuổi 1 đến sâu non tuổi 5, cao nhất là sâu non tuổi 4
. Một sâu non tuổi 4 ăn trung bình 41,58 cm2 lá, thấp nhất là sâu non tuổi một, trung
bình ăn hết 0,19 m2 lá rau.

4. Vòng đời của SXBT Pieris rapae L. trung bình 25,61 ± 1,51 ngày ở nhiệt độ
27.33 oc, ẩm độ 83,89%. Một trưởng thành cái đẻ 97,20 – 138,80 quả trứng trong
vòng 7 – 8 ngày. Tỷ lệ đực cái là 1:1,17. Thức ăn thêm (mật ong nguyên chất, mật
ong 50%, nước đường 50% và nước lã) có ảnh hưởng đến tuổi thọ của trưởng thành
SXBT tương ứng là 12,45 ngày, 9,32 ngày, 11,94 ngày và 1,67 ngày.

ix


5. Các loài thuốc BVTV (Prevathon 5SC, Brightin 1,8EC, Emathion 65WG,
Delfin WG) đều co hiệu quả cao phòng trừ SXBT, cao nhất là thuốc Prevathon 5SC
đạt 100% thấp nhất là thuốc Delfin WG 83,2% sau 48 giờ xử lý. Tuổi sâu càng lớn
hiệu lực thuốc càng giam, sâu non tuổi 1 và tuổi 2 có tỷ lệ chết cao nhất (100%),
thấp nhất là sâu non tuổi 5 (75%).

x



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Linh Soukkhamthath
Thesis title: “The pest components and their natural enemies on the cruciferous
vegetables; the biological, ecological characteristics of Pieris rapae Linnaeus
(Lepidotera: Pieridae) period 2016-2017 in Gia Lam, Hanoi.”
Major: Plant protection

Code: 60 62 01 12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Investigating insect and their natural enemies on the cruciferous vegetables,
studying the biological and ecological characteristics and experimenting on
chemical control measures for the white moths (Pieris rapae L.). Develop effective
preventive measures. Specific objectives include:
- Identify the insect and their natural enemies on the vegetable of the cross in
2016 - 2017 in Dang Xa, Gia Lam.
- Research on some biological characteristics of white butterfly caterpillars
(Pieris rapae L.) (Phases of fertility, fertility, reproductive rhythm).
- Investigation of the density and damage rate of the white butterfly
caterpillars (Pieris rapae L.) on the cruciferous vegetables under the influence of
some ecological factors.
- Determine the effectiveness of pesticide protection of four pesticides:
Prevathon 5SC, Brightin 1.8EC, Emathion 65WG, Delfin WG in the laboratory.
Materials and Methods
The subject was conducted in Dang Xa, Gia Lam, Hanoi, Winter-Spring crop
2016-2017 and Laboratory of Agronomy, Agricultural University of Vietnam.
Subjects: White caterpillars Pieris rapae L. (Lepidoptera, Pieridae) damaged
the cruciferous vegetables.

Investigation of insect of Lepidoptera and their natural enemies on the
cruciferous vegetables. Investigation of the density of white moths Pieris rapae L.
on cruciferous vegetables such as cabbage, cauliflower, broccoli and choysum.
Identification of some biological characteristics of Pieris rapae L. white caterpillars
and validation of some chemical pesticides against Pieris rapae L. white-lipped

xi


moths in the laboratory.
The thesis uses common research methods such as composition survey, pest
and disease incidence, concurrent biology study, and drug validity.
The research indicators include: Frequency, density, depth size ... The data
collected were statistically analyzed using IRRISTAT 5.0 software.
Main findings and conclusions
1.
The lepidopteran pests on the cruciferous vegetables in Dang Xa, Gia
Lam, Hanoi consist of 17 species belonging to 10 families. Of these, five are
commonly found: cabbage white butterfly (Pieris rapae L.), diamondback moth
(Plutella xylostella L.), striped flea beetle (Phyllotreta striolata Fabricius),
armyworm/ cluster caterpillar (Spodoptera litura F.), two-dot brownish stink bug
(Eusarcoris guttiger T.). Their constituent natural enemies encompass 18 species of
12 families. Of these, the three most popular species are red paederins (Paederus
fuscipes Curt.), black carabids (Harpalus calceatus Duftsch midt) and small brown
carabids with four white dots (Tachiura lactifica Bates).
2.
Winter-spring crop 2016-2017 in Dang Xa, Gia Lam, Ha Noi
Mouthwash Pieris rapae L. caused damage throughout the growing season (from
seedling to harvest) on vegetable crops. Cabbage reached the highest density of 5,7
caterpillars/m2 and spreading stage (26/11/2016), in kohlrabi field was 13,3

caterpillars/m2 at the stage of leaf development (1/12/2016), cauliflowers with a
density of 4,2 caterpillars/m2 in the flower season (6/12/2016), broccoli and
choysum reached the highest density at the stage of leaf development (7/12/2016)
was 9.1 caterpillars/m2 and 10,3 caterpillars/m2.
3.
The cabbage white butterfly Pieris rapae L. Can cause many leaf
damage to vegetables. The area of infected leaves increased gradually from
caterpillars ages 1 to 5, the highest is caterpillars age 4. A young caterpillar age 4
eats on average 41,58 cm2 of leaves, the lowest is caterpillars age 1, ate an average
of 0,19 m2 of vegetables.
4.
Life cycle of The cabbage white butte Pieris rapae L. average 25,61 ±
1,51 days at 27,33 oc, moisture 83.89%. An adult calving 97,20 – 138,80 eggs
within 7 - 8 days. Male ratio is 1: 1,17. Extracts (pure honey, honey 50%, sugar
water 50% and water) affect the lifespan of adult females, respectively 12,45 days,
9,32 days, 11,94 days and 1,67 days.

xii


5.
The pesticides (Prevathon 5SC, Brightin 1.8EC, Emathion 65WG,
Delfin WG) are highly effective in preventing SXBT, the highest is Prevathon 5SC
100% lowest is Delfin WG 83,2 % after 48 hours of processing. Age between 1 and
2 years old has the highest mortality rate (100%), the youngest is age 5 (75%).

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Rau xanh là một nguồn thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
Rau là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như prôtêin, axit
hữu cơ, vitamin và các chất khống, ngồi ra rau cịn là nguyên liệu và mặt hàng
xuất khẩu có giá trị (Tạ Thu Cúc, 2005; Trần Khắc Thi, 1996).
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng rau của người tiêu dùng, diện tích trồng rau của
nước Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Theo Cục trồng trọt thì tổng diện tích trồng
rau xanh trong nước Việt Nam năm 2013 là 834,5 nghìn ha. Diện tích rau được
phân bổ đều khắp các vùng trong nước Việt Nam. Những tỉnh có năng suất đạt cao
nhất là Lâm Đồng, Đăk Lăk (Tây Nguyên), Hải Dương, Thái Bình, Hải Phịng
(ĐBSH), Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang (ĐBSCL), TP Hồ Chí Minh (ĐNB),
năng suất rau trung bình đạt trên 200 tạ/ha.
Rau xanh gồm nhiều họ khác nhau trong đó rau họ hoa thập tự (HHTT)
chiếm tới 50% sản lượng rau và xuất hiện quanh năm trên thị trường tiêu dùng.
Điều này có nghĩa rằng rau HHTT được trồng quanh năm và được thâm canh tăng
vụ, trồng gối vụ, do đó hậu quả tất yếu là kéo theo sự gây hại mạnh mẽ của dịch hại
như sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang,… gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến năng suất và phẩm chất rau.
Trong tập đoàn sâu hại rau HHTT thì sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.)
là loài dịch hại nguy hiểm ở nhiều vùng trồng rau trong cả nước. Để phòng trừ sâu
hại rau HHTT, cho đến nay người nông dân vẫn chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học
là chính nhưng việc tn thủ 4 nguyên tắc (thời gian phun, chủng loại thuốc, số lần
phun và nồng độ sử dụng đều cao hơn nhiều so với khuyến cáo, thậm chí người
nơng dân cịn trộn một số loại thuốc với nhau) bảo vệ thực vật chưa được quan tâm.
Chính vì vậy đã xuất hiện nhiều sâu hại với tính kháng thuốc cao như sâu tơ, sâu
xanh bướm trắng,…
Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus.) là sâu hại gây thiệt hại lớn đối
rau HHTT ở khắp các vùng trồng rau trong cả nước, đặc biệt là ở phía Bắc. Sâu phá
hại từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau, gây hại nặng nhất trong tháng 2. Vì
vậy nhằm mục đích tìm hiểu về SXBT để có thể phịng trừ được SXBT trên đồng

ruộng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thành phần sâu hại và thiên địch

1


trên rau họ hoa thập tự; đặc điểm sinh học, sinh thái loài Pieris rapae Linnaeus
(Lepidotera: Pieridae) năm 2016 - 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ
Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên cây rau
họ hoa thập tự, đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và thử nghiệm biện
pháp phịng trừ hóa học đối với lồi sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) nhằm
xây dựng biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định thành phần sâu hại và thiên địch của chúng trên rau họ hoa thập tự
năm 2016 - 2017 tại Đặng Xá, Gia Lâm.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của sâu xanh bướm trắng (Pieris
rapae L.) (Thời gian phát dục các pha, sức sinh sản, nhịp điệu sinh sản).
- Điều tra diễn biến mật độ và tỷ lệ hại của sâu xanh bướm trắng (Pieris
rapae L.) trên rau họ hoa thập tự dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái.
- Xác định hiệu lực phòng trừ sâu xanh bướm trắng của 4 loại thuốc
BVTV: Prevathon 5SC, Brightin 1,8EC, Emathion 65WG, Delfin WG ở trong
phịng thí nghiệm.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả điều tra cho biết sự xuất hiện gây hại của sâu xanh bướm trắng
(Pieris rapae L.) trên các cây rau HHTT tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội.
- Bổ sung một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học sâu xanh
bướm trắng (Pieris rapae L.).
 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu giúp người dân nhận biết được sâu xanh bướm trắng
(Pieris rapae L.) cũng như mức độ gây hại của nó trên cây rau HHTT.
- Từ những kết quả nghiên cứu về thuốc BVTV bà con nông tăng hiểu biết về
thuốc BVTV vận dụng vào trong việc phòng trừ sâu bệnh hại tốt hơn đặc biệt là sâu
xanh bướm trắng (Pieris rapae L.).

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Các cơng trình nghiên cứu về sinh thái học đều khẳng định hệ sinh thái đồng
ruộng luôn luôn tồn tại nhiều mối quan hệ giữa các sinh vật với cây trồng và điều
kiện mơi trường. Chúng có mối quan hệ khăng khít, khơng ngừng tác động qua lại
lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Số lượng quần thể của mỗi lồi khơng thể tăng lên
hay giảm đi vơ hạn mà được điều hồ bởi các yếu tố vô sinh như nhiệt độ, ẩm độ,
ánh sáng, lượng mưa…và các yếu tố hữu sinh như cây trồng, thiên địch…trong đó
có cả tác động của con người (Phạm Văn Lầm, 1995; Vũ Quang Cơn, 1990; Phạm
Bình Quyền, 1994).
Đối với cây rau nói chung, rau họ Hoa thập tự nói riêng có vai trị rất quan
trọng trong đời sống hàng ngày của con người. Bởi rau là nguồn cung cấp nhiều
chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như prôtêin, axit hữu cơ, vitamin và các chất
khống, ngồi ra rau cịn là nguyên liệu và mặt hàng xuất khẩu có giá trị (Tạ Thu
Cúc, 2005; Trần Khắc Thi, 1996).
Rau xanh gồm nhiều họ khác nhau trong đó rau họ Hoa thập tự (Cruciferae)
chiếm tới 50% sản lượng rau và xuất hiện quanh năm trên thị trường. Điều này có
nghĩa rằng rau họ Hoa thập tự được trồng quanh năm, vòng đời ngắn quay vòng
nhanh, thâm canh tăng vụ, trồng gối và hậu quả tất yếu là kéo theo sự gây hại mạnh
mẽ của các loài dịch hại như sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang,…
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng rau. Dẫn đến giá thành hạ

xuống làm thiệt hại tới kinh tế của người nông dân.
Nguyễn Văn Thuần và Hà Quang Hùng (2011) đã viết rằng: Về thành phần
sâu hại trên rau họ hoa thập tự vụ Đông-Xuân 2008-2009 tại Hà nôi rất phong phú.
Qua kết quả điều tra và thu thập mẫu đã xác đinh được 22 loài sâu hại thuộc 7 bộ và
14 họ; xác định được 27 loài thiên địch thuộc 5 bộ và 14 họ.
Theo Phạm Thị Thùy và Lại Văn Hưng (2008) cho biết kết quả điều tra về
thành phần thiên địch trên một số cây trồng chính ở Lâm Đồng 2006 -2007 thì thành
phần thiênđịch trên cây cải bắp có 11 lồi thiên địch ở 3 nhóm, trong đó nhóm bắt
mồi có nhện, bọ rùa đỏ, kiến đen ăn thịt trứng sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu
khoang, rệp...

3


Kết quả của Nguyễn Quang Cường và cs., (2008) cho biết đối với sâu tơ thì
ong mắt đỏ và bọ rùa đã làm giảm, kìm hãm sự phát sinh, phát triển của sâu tơ và
rệp muội trên cây rau màu.
Như vậy có thể thấy, rau thập tự có vai trị rất quan trọng đối với đời sống
của con người, tuy nhiên do hiện nay tình trạng thâm canh tăng vụ quá cao tạo điều
kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển. Các nghiên cứu đã chỉ ra trên rau
thập tự có rất nhiều loại sâu gây hại cũng như các loại thiên địch. Đây là căn cứ
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài trên.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
2.2.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại trên rau HHTT
Rau họ hoa thập tự là loài cây trồng quan trọng và được trồng ở nhiều nơi
trên thế giới (Lim and Ooi, 1985), chúng thường xuyên bị nhiều loại tấn cơng và
gây hại. Nhóm rau này thường bị một số lồi sâu hại chính như bọ nhảy
(phyllotreta striolata F.), sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus, sâu xanh bướm trắng
Pieris rapae Linnaeus, sâu khoang Spodoptera litura.… tấn công từ đầu vụ tới cuối
vụ gây nên những tổn thất đáng kể cho nghề trồng rau.

Số lượng các loài sâu hại trên rau HHTT nhiều nhưng chỉ có một số lồi
gây hại nguy hiểm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng rau. Tùy theo vùng địa
lý mỗi vùng sinh thái và những thời gian khác nhau thì có những lồi gây hại chủ
yếu khác nhau.
Ở vùng bán đảo Thái Bình Dương, sâu tơ Plutella xylostella Linnaeus là loài
gây hại phổ biến, các loài khác như Cidolomia binotalis, Hellula undalis cũng khá
phổ biến nhưng ít quan trọng hơn so với sâu tơ Plutella xylostella L. (Waterhouse,
1993); (Lê Thị kim Oanh, 2003).
Ở Indonesia có 5 lồi gây hại chính là bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata
F., sâu tơ Plutella xylostella L., rệp muội Brevicoryne brassicae L., sâu xanh bướm
trắng Pieris rapae L., sâu khoang Spodoptera litura F. (Sastrosiswojo, 1990).
Nghiên cứu của (Talekar et al., 1986) cho biết ở Đài Loan có 8 lồi sâu hại chính
trên rau HHTT, riêng su hào, cải bắp, súp lơ thường bị sâu phá hại nặng nhất. Ở
Philippines có 8 lồi (Andreas, 1992). Trung Quốc có 7 lồi (Liu and Wang, 1995).
Nhật Bản có 5 lồi (Shirai, 1995).
Ở Malaysia bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata F., sâu tơ Plutella
xylostella L., sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L., sâu đục nõn Hellula undalis là

4


những sâu hại quan trọng trên rau cải bắp (Lim and Ooi, 1985). Theo Bhala and
Buibey (1995) ở vùng phía Tây Ấn Độ có 6 lồi sâu hại thường xun gây hại.
Tuy số lồi gây hại chủ yếu có khác nhau nhưng, bọ nhảy sọc cong Phyllotreta
striolata F., sâu tơ Plutella xylostella L., sâu khoang Spodoptera litura F., sâu xanh
bướm trắng Pieris rapae L. đều được coi là những đối tượng gây hại quan trọng ở
hầu hết các nước (Bhala and Buibey, 1995).
2.2.2. Nghiên cứu về sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus
1. Phân loại
Sâu xanh bướm trắng được xác định như sau:

Giới (Kinhdom): Animalia
Ngành (Phylum): Arthropoda
Lớp (Class): Insecta
Bộ (Order): Lepidoptera
Họ (family): Pieridae
Giống (Genus): Pieris
Loài (Spesies): Pieris rapae
2. Phạm vi ký chủ và phân bố
Theo Capinera (2013) Pieris rapae L. có phổ thức ăn chủ yếu trên các loại
cây rau họ hoa thập tự, nhưng cũng đơi khi chúng cịn được tìm thấy trên các cây
khác có chứa tinh dầu mù tạt. Thức ăn thông thường của chúng là các nhóm cây rau
như cây cải xanh, cải Bruxen, cải bắp, súp lơ, cải xoăn, su hào,… Ngồi ra cịn có
các loại cây khác thuộc họ hoa thập tự nhưng mức độ thấp hơn như cây sen cạn, cây
cải gió,… Ngài trưởng thành hút mật hoa ở các loại cây kí chủ trên.
Hiện nay SXBT (Pieris rapae L.) do phạm vi phân bố hầu như khắp các
nước trên thế giới. Nó có phạm vi ký chủ rộng gần 35 lồi cây trồng thuộc 9 họ thực
vật khác nhau như họ thập tự, họ bách hợp, họ cúc… Nhưng chúng phát sinh gây
hại ít trên các cây họ khác mà chủ yếu gây hại trên rau họ hoa thập tự và là đối
tượng phải phòng trừ ở một số nước như: Trung Quốc và một số nước khác (Liu et
al., 1995).
SXBT (Pieris rapae L.) là loài gây hại mạnh ở các đồng rau ở miền nam
Ontario – Canada, Ở Trung Quốc, SXBT là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên rau
HHTT chỉ sau sâu tơ.

5


3. Triệu chứng gây hại
Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae L. thường gây hại trên diện rộng, tạo
những lỗ thủng rải rác trên lá. Sâu non thường nằm trên lá, chúng có thể ăn thủng lá

hoặc gặm ngồi cạnh lá sâu vào trong. Sâu non khi còn nhỏ thường ăn vịng ngồi
lá, khi lớn hơn chúng có thể ăn các phần lá già hơn. Khi bị Pieris rapae L. phá hại
sẽ gây ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây, ở mật độ cao chúng làm cho các ruộng
rau trở nên xơ xác, mất năng suất.
Capinera (2013) cho thấy ấu trùng của Pieris rapae L. thường ăn lá cây kí
chủ, nếu khơng tiêu diệt chúng thì sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây. Thậm chí
sâu non cịn chui vào bắp của cải hoa, cải bắp để gây hại. Đặc biệt là chất thải của
chúng rất lớn ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây rau.
4. Sự phát sinh và mức độ gây hại của sâu xanh bướm trắng
* Sự phát sinh gây hại
Ở miền Nam Ontario – Canada, từ mùa xuân cho đến tháng 9, hoặc từ giữa
tháng 10 tới giữa tháng 4 năm sau. Càng cách xa phía Bắc thì vòng đời của Pieris
rapae L. càng ngắn lại .
Ở Trung Quốc, SXBT (Pieris rapae L.) là đối tượng gây hại nghiêm trọng
trên rau HHTT chỉ sau sâu tơ, nên tài liệu nghiêm cứu về SXBT nhiều hơn các nước
khác. Ở khu vực phía Bắc và Đơng bắc Trung Quốc có 3 - 4 lứa/năm, nhưng ở phía
Nam và Tây nam lên tới 7 - 8 lứa/năm.
Pfaue - Vogt (1983) có nhận xét: Những khu đồng trồng cải bắp xen với các
loại cây có hoa hoặc nhiều cây hoa dại trên bờ ruộng, thì mật độ SXBT (Pieris
rapae L.) hại cải bắp bao giờ cũng cao hơn rõ rệt và sự phân bố thiệt hại của sâu
non trên ruộng rau rộng hơn so với khu đồng trồng cải bắp thuần túy.
Mc Cully and Solas-Ariaza. (1992), đã cho biết ở Mehyco có 2 giai đoạn cao
điểm sâu non vào tháng 6 - 9 và tháng 11, rau cải cuốn thường bị SXBT hại nặng
hơn súp lơ. Theo Liu et al. (1995), thời tiết ấm áp (24 – 30oC) và ẩm độ trong
khoảng 82 - 90% là điều kiện thuận lợi cho phát triển số lượng quần thể SXBT trên
đồng ruộng. Do vậy ở Trung Quốc SXBT phát sinh phá hại nặng thậm chí thành
dịch trên rau HHTT vào các tháng mùa xuân (tháng 3 - 5) và mùa thu (tháng 7 – 9).
Ở nhiệt độ cao (40oC), tỷ lệ bướm vũ hóa và số lượng trứng đẻ của bướm thấp. Liu
and Wang (1995), cho rằng nhiệt độ khơng khí cao và mưa là 2 yếu tố hạn chế sự
phát triển quần thể SXBT trên đồng ruộng. Hai yếu tố này ngoài tác động làm giảm


6


tỷ lệ bướm vũ hóa, gây chết cho sâu non và làm giảm khả năng sinh sản của bướm
còn liên quan đến sự phát triển của virus Gv (PbGv), ong ký sinh Apanteles
glomeratus, A. rubecula.
* Mức độ gây hại
Thiệt hại do SXBT gây ra gồm các lỗ lớn, có kích thước đồng đều khắp nơi
trên lá. Sâu thường được tìm thấy trên các vị trí tiếp xúc trên lá, mà chúng ăn hoặc
gặm từ các cạnh, làm cho lá rách (Fullaway and Krauss, 1945). Ăn hại nhiều trên lá
có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng thực vật (Ronald and Jayma, 2007).
SXBT ăn hại trên lá, và nếu không được kiểm soát thường xuyên sẽ làm
giảm sự sinh trưởng của cây tới thân và gân chính của lá (Capinera, 2013).
Pieris rapae L. Là sâu hại rất nghiêm trọng trên rau HHTT ở châu Âu, Bắc
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc và New Zealand. Trừ khi kiểm sốt được, nếu
khơng thiệt hại do sâu non Pieris rapae L. gây ra, có thể dẫn đến thiệt hại hoàn toàn
cây trồng (Hely et al., 1982).
Thiệt hại do SXBT có thể gây ra một giảm sút lớn về chất lượng tới 100% và
25- 60% năng suất của cây cải bắp. Cách gây hại của chúng có thể giết chết các cây
con và trì hỗn sự phát triển của các cây lớn hơn. SXBT có khả năng ảnh hưởng đến
100% mẫu Anh (tương đương 4.046,8564224 m2). Thiệt hại năng suất có thể lên
đến 100% đối với những vùng bị hại nghiêm trọng (Lee, 1999).
5. Đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.)
Các đặc điểm về hình thái và sinh học của sâu xanh bướm trắng đã được
nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Trong một số tài liệu có nêu rõ thời gian vòng đời
sâu xanh bướm trắng khoảng 19 - 34 ngày, trong đó thời gian trứng là 3 - 5 ngày,
sâu non 10 - 20 ngày, nhộng 5 - 7 ngày và thời gian tiền đẻ trứng của bướm từ 1 - 2
ngày. Sâu non có 5 tuổi và thời gian từ tuổi 1 đến tuổi 3 sức ăn của sâu ít nên gây
hại nhẹ cho cây, nhưng ở tuổi 4 và 5 sâu phá hại nặng do lượng thức ăn chiếm từ

84,1 - 90% tổng lượng thức ăn trong suốt thời kỳ sâu non. Các nghiên cứu của Liu
et al. (1995) cho thấy trong suốt thời kỳ sâu non, sâu xanh bướm trắng ăn được từ
14,5- 50 cm2 lá cải bắp, trong đó riêng tuổi 4 - 5 ăn từ 11,4 - 44 cm2, gấp 3,7 - 7,3
lần so với thức ăn tuổi 1 - 3. Kết quả còn cho thấy sâu non gây hại nặng trên cải bắp
lai hơn các giống địa phương. Tatchell (1982) đã tìm hiểu tác động nhiệt độ tới sinh
trưởng phát triển của sâu xanh bướm trắng và cho rằng 9,4oC là ngưỡng nhiệt độ
dưới cho sự phát dục của sâu non. Các nghiên cứu về thời gian phát dục của sâu

7


xanh bướm trắng đều chỉ rõ hoạt động giao phối và đẻ trứng diễn ra thuận lợi trong
những ngày nắng đẹp, gió nhẹ. Một cá thể bướm cái có thể đẻ từ 100 - 200 trứng,
thậm chí lên tới 506 trứng.
Vòng đời của Pieris rapae L. thường khoảng từ 3 đến 6 tuần tùy thuộc vào
thời tiết. Theo số liệu báo cáo hằng năm vịng đời của chúng thường có 2 - 3 lứa ở
Canada, 3 lứa ở New England States, 3 – 5 lứa ở California và 6 – 8 lứa ở các vùng
phía nam như ở Florida có thể tìm thấy Pieris rapae Lin. hầu như quanh năm. Trứng
và ấu trùng của lồi sâu này khơng thể phát triển ở nhiệt độ dưới 10oC và trên 32,2oC.
Trứng Pieris rapae L. có màu vàng nhạt, hình viên đạn, thường được đẻ ở
đầu mút mặt dưới bề mặt lá, xếp riêng lẻ, không bao giờ trứng được đẻ thành đám.
Trứng rộng 0,5 mm và dài 1,0 mm, ban đầu có màu trắng dần về cuối chuyển thành
màu vàng nhạt, thường nở sau khi đẻ khoảng 3 – 7 ngày.
Sâu non của Pieris rapae L. có màu xanh, thân mềm, có 5 cặp chân cùng với
5 chấm dọc thân. Sâu non có sọc vàng mảnh chạy dọc giữa lưng và các sọc vàng
không liên tục chạy dọc 2 bên thân. Thân sâu non có phủ 1 lớp lơng nhung ngắn,
mọc sít nhau có màu trắng và đen. Đầu sâu non của Pieris rapae L. hình quả nang,
rộng khoảng 0,4; 0,6; 0,97; 1,5; và 2,2 mm theo từng độ tuổi. Thân sâu non sau khi
nở dài khoảng 3,2 mm và khi đẫy sức khoảng 30,1 mm. Thời gian phát dục của ấu
trùng khoảng 11 – 33 ngày, nhiệt độ thích hợp của sâu non Pieris rapae L. là 19oC.

Nhộng của Pieris rapae L. thường có màu xanh, có màu sắc biến đổi thường
là chuyển dần thành màu vàng, màu xám hoặc có đốm nâu khi gần vũ hóa. Nhộng
của Pieris rapae L. có hình ăng-le, phần lưng của nhộng có các mấu nhọn lồi ra 2
bên cạnh thân. Nhộng thường được đính vào mặt dưới của lá cây kí chủ bằng sợi tơ
nối ở mút cuối nhộng. Thân nhộng dài khoảng 18 – 20 mm, sâu non thường hóa
nhộng ở trên cây kí chủ hoặc một số trường hợp chúng hóa nhộng cách cây kí chủ
khơng xa. Nhộng hồn thành q trình vũ hóa trong khoảng 1 đến 2 tuần, vào mùa
hè thì thời gian vũ hóa khoảng 11 ngày. Nhưng giai đoạn nhộng thường được xem
là giai đoạn qua đông của Pieris rapae L. ở các nước ôn đới nên thời gian vũ hóa có
thể kéo dài hơn rất nhiều vào mùa đơng.
Trưởng thành Pieris rapae L. vũ hóa ra khỏi nhộng có sải cánh khoảng 4,5 6,5cm. Hai cánh có màu trắng với màu đen ở đầu mút nằm ở cánh trước. Ở mặt trên
cánh có điểm những chấm màu đen nhưng số lượng khác nhau ở 2 giới, con cái có 2
chấm đen và có màu đậm hơn, ở con đực thì chỉ có 1 chấm ở trên cánh. Mặt dưới

8


của cánh thường có màu vàng mơ, hiện lên những chấm đen mờ xuyên qua cánh.
Cánh sau tương đồng ở cả 2 giới đều có 1 chấm đen ở mép trước của cánh. Thân
của ngài được phủ một lớp lông dày có tác dụng bảo vệ. Thơng thường ngài trưởng
thành sống khoảng 3 tuần, mỗi con cái đẻ khoảng 300 – 400 trứng trong một vòng
đời. Trưởng thành hoạt động mạnh vào ban ngày, thường di chuyển từ cây trồng tới
hoa cây dại để tìm thức ăn.
2.2.3. Nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu hại rau họ hoa thập tự
Từ lâu nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu và ứng dụng về thiên
địch trong phòng chống sâu hại. Biện pháp này tuy không mang lại hiệu quả tức
thời như biện pháp hoá học, nhưng về lâu dài lại ổn định hơn và còn bảo vệ được
con người và môi trường sống. Thành phần của thiên địch rất phong phú bao gồm
các loại ong ký sinh, côn trùng và nhện bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus. Việc xác định
thành phần thiên địch, đánh giá vai trò của chúng là cơ sở khoa học trong việc sử

dụng chúng để phòng trừ dịch hại. Ở các vùng sinh thái khác nhau, số lượng các
loài thiên địch đã phát hiện được cũng khác nhau. Theo Mohd (2007) trong số gần
900 lồi cơn trùng đã biết thì sâu hại chỉ chiếm trên 10% còn lại phần lớn là kẻ thù
tự nhiên của sâu hại.
Tại Châu Âu, thành phần thiên địch của các loài sâu hại cũng được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Fitton and Walker (1992) đã cho biết thành phần
thiên địch trên rau họ hoa thập tự ở Anh gồm 41 loài ong ký sinh, 6 loài nấm và 6
loài virus. Avciu (1994) cho thấy sâu hại rau có 500 lồi thiên địch, trong đó 70% là
lồi đa thực, 20% là loài đa thực hẹp.
Theo tập hợp kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc của Liu and Wang (1995),
có tới 19 lồi ong ký sinh, 34 lồi bắt mồi ăn thịt là thiên địch của sâu xanh bướm
trắng. Trong số các lồi ong ký sinh có tới 5 lồi đóng vai trị quan trọng trong điều
hồ số lượng quần thể của sâu xanhh bướm trắng là: Pteromalus sp, Apanteles
glomerams, A. mbecula, và Phryxe vulgaris. Loài P. puparum phát sinh mạnh trong
tháng 5 và tháng 6, tỷ lệ nhộng sâu xanh bướm trắng bị ký sinh khoảng 60% ở Hàng
Châu, khoảng 35 – 60 % ở Quý Châu và tới 70 – 80 % ở An Huy. Còn A.
glometalus lại là ký sinh quan trọng ở vùng thung lũng sông Trường Giang với tỷ lệ
ký sinh lên tới 90% trong tháng 6 và tháng 7. Còn P. vulgaris là lồi ký sinh nhộng
chủ yếu ở vùng đơng bắc Trung Quốc, gây tỷ lệ ký sinh trên nhộng sâu xanh bướm
trắng từ 40-60%.

9


Ở Mỹ các lồi bắt mồi ăn thịt có thể làm giảm mật độ trứng và sâu non sâu
xanh bướm trắng từ 51 – 79% (Shelton et al., 1996). Ngoài ra cịn xác định được hai
lồi ong ký sinh trứng sâu xanh bướm trắng là P. vulgaris và Compsilura consinata,
nhưng hai lồi này có tỷ lệ ký sinh thấp (Capinera, 2013).
2.2.4. Biện pháp phòng trừ
Rau họ hoa thập tự trên đồng ruộng bị rất nhiều loài sâu phá hại nặng ảnh

hưởng đến năng suất và chất lượng của rau.
* Biện pháp sinh học
Các kết quả nghiên cứu về thiên địch trên ruộng rau đều thấy các lồi thiên
địch có vai trị khá quan trọng trong điều hồ số lượng quần thể các loài sâu hại
trong sinh quần đồng ruộng. Hiệu quả khống chế sâu hại của thiên địch ở các vùng,
các nước rất khác nhau (Alam,1992). Vì vậy các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy sự
gia tăng số lượng các thiên địch tự nhiên là một bộ phận quan trọng của hệ thống
phịng trừ tổng hợp sâu hại.
Nhiều cơng trình nghiên cứu của các nước đều chỉ rõ việc dùng các loại
thuốc có phổ tác dụng rộng hoặc lạm dụng thuốc hoá học để trừ sâu trên rau họ hoa
thập tự đã làm ảnh hưởng đáng kể đến quần thể thiên địch. Đây là một trong số các
nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tái phát các quần thể của sâu hại. Vì vậy việc dùng
thuốc hố học có tính chọn lọc một cách hợp lý trên rau họ hoa thập tự là hướng
chiến lược trong điều khiển tính kháng thuốc của sâu hại (Uk and Harris, 1996),
đồng thời là biện pháp quan trọng để bảo vệ các loài thiên địch trên ruộng rau.
Thành cơng lớn nhất trong phịng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự là việc nghiên cứu,
sản xuất quy mô công nghiệp và sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học như NPV,
Gv đặc biệt là chế phẩm Bacillus thuringiensis.
Một trong những nghiên cứu biện pháp sinh học được quan tâm nhiều là
nhân thả các loại ký sinh có hiệu quả cao trong khống chế sâu hại, việc nhân thả các
loài ký sinh được tiến hành dưới hai phương thức: nhân thả tràn ngập với số lượng
đủ gây áp lực khống chế số lượng quần thể sâu hại.
* Biện pháp canh tác:
Là biện pháp rẻ tiền dễ áp dụng, đem lại hiệu quả cao đã và đang được
nghiên cứu và triển khai áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Chelliah and
Srinivasan (1985) xác định việc trồng xen hành tỏi, lúa mạch, thì là, hướng dương
với cải bắp có thể làm giảm mật độ sâu tơ còn 20- 50%.

10



Bẫy cây trồng là biện pháp canh tác quan trọng trong phòng trừ sâu hại rau.
Srinivasan and Krishma Moothy (1992) viết rằng: Loại cải mù tạt Ân Độ Brassica
juncea là ký chủ mà sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự rất ưa thích đến đẻ trứng,
đặc biệt là sâu tơ. Các tác giả này đều đề xuất biện pháp trồng xen cải mù tạt với cải
bắp với tỷ lệ hợp lý (một luống cải mù tạt xen một luống cải bắp) để thu hút bướm
sâu tơ và các loại sâu hại khác vào cải mù tạt sau đó tiêu diệt chúng bằng thuốc hoá
học. Việc làm này giúp giảm mật độ sâu và giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên
cải bắp, góp phần đảm bảo chất lượng rau đồng thời làm tăng năng suất và hiệu quả
kinh tế.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
Bẫy dính mầu vàng, bẫy đèn, quây lưới xung quanh ruộng rau, cũng được
các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
* Biện pháp hóa học:
Capinera (2013) thì các loại thuốc hóa học có tác dụng rất mạnh đối với
Pieris rapae Lin, bao gồm thuốc trừ sâu vi khuẩn Bt.
Kết quả nghiên cứu cũng tương tự Ronald and Jayma (2007) thì với lồi cơn
trùng này có thể dễ dàng được kiểm sốt bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu và một số
sản phẩm Bt. Nông dân được hưởng lợi rất nhiều từ việc áp dụng thuốc xịt khi sâu
non đang trong giai đoạn phát triển sớm. Bởi vì nhiều thuốc trừ sâu có dư lượng độc
hại, sâu non có thể được kiểm sốt với các sản phẩm Bt. Ứng dụng này có thể kiểm
sốt sâu non mà không để lại dư lượng độc hại trong cây.
Biện pháp hóa học để phịng trừ lồi sâu này, chúng ta nên phun vào giai
đoạn sâu non khi mật độ SXBT Pieris rapae Lin. đã đến ngưỡng phòng trừ với liều
lượng đã được quy định. Một sô loại thuốc nên sử dụng là vi khuẩn Bt, Tianda
Diflubenzuron, Fastac, Phoxim, Dipterex, Dakang, Mirador…
Theo Vincent et al. (2009), nếu cải bắp bị sâu hại ăn, phá hoại nghiêm trọng
thì phương pháp điều trị được đề nghị là: azinphosmethyl (Guthion) tại 1/2 đến 3/4
bảng cho mỗi mẫu Anh. Công thức thuringiensis trực khuẩn được dán nhãn,
carbaryl (Sevin) tại 1 ½ đến 2 kg mỗi mẫu Anh, fenvalerate (Pydrin) tại 0,05-0,1 kg

mỗi mẫu Anh, hoặc permethrin (Pounce hoặc phục kích) tại 0,05-0,1 kg mỗi mẫu
Anh. Khi SXBT có mặt với số lượng lớn, fenvalerate, permethrin hoặc spinosad có
thể được sử dụng. Hai ứng dụng thuốc trừ sâu cách nhau 4-7 ngày ngoài trước khi thu
hoạch được đề nghị để loại bỏ hoặc giảm thiểu các chất gây ô nhiễm côn trùng. Trong

11


×