Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số dòng đậu tương triển vọng trong vụ xuân, vụ hè và vụ đông tại gia lộc, hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.28 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỢI

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ
DÒNG ĐẬU TƯƠNG TRIỂN VỌNG TRONG VỤ XUÂN,
VỤ HÈ VÀ VỤ ĐÔNG TẠI GIA LỘC, HẢI DƯƠNG

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Ninh Thị Phíp

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học do tôi trực tiếp thực
hiện, dưới sự hướng dẫn của TS. Ninh Thị Phíp. Các số liệu và kết quả nghiên cứu
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng
trình nào khác.
Tơi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hợi

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài và hồn thành cuốn luận văn này, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các tập thể, cá nhân và gia đình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo TS. Ninh Thị Phíp – Bộ môn Cây
công nghiệp và Cây thuốc – Khoa Nông học – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cơ giáo trong Bộ môn Cây công nghiệp
và Cây thuốc – Khoa Nông Học - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã quan tâm giúp
đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để luận văn của tơi đựơc hồn thiện hơn.
Tơi xin cảm ơn Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam là cơ sở đào tạo để tôi đạt được
kết quả tốt như ngày hôm nay.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Cây lương thực và Cây thực
phẩm, các đồng nghiệp trong Bộ môn Kỹ thuật Canh tác và Cơ cấu cây trồng - Viện
Cây lương thực và Cây thực phẩm, Phịng Nơng nghiệp huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương
đã giúp tơi hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã cổ vũ, động viên,
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hợi


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn… ............................................................................................................... ii
Mục lục

.................................................................................................................. iii

Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục hình ........................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục đích, yêu cầu............................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam...................................4

2.1.1.

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới .......................................................4

2.1.2.

Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ........................................................7

2.2.

Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam .............9

2.2.1.

Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới ...........................9

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam.......................... 14

2.2.3.


Một số kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng đậu tương ...................................20

2.2.4.

Một số kết quả nghiên cứu về khả năng thích ứng của cây đậu tương .............22

2.3.

Đặc điểm khí hậu và tình hình sản xuất đậu tương tại gia lộc Hải Dương ....... 25

2.3.1.

Đặc điểm khí hậu thời tiết ..............................................................................25

2.3.2.

Tình hình sản xuất đậu tương tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ..................27

2.3.3.

Đánh giá chung về tình hình sản xuất đậu tương tại Hải Dương .................... 29

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 31
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................31

3.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 31


3.3.

Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 32

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32

iii


3.4.1.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 32

3.4.2.

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...................................................................33

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................37
4.1.

Đặc điểm thực vật học của các dòng đậu tương. ............................................. 37

4.1.1.


Đặc điểm thân, cành đậu tương ......................................................................37

4.1.2.

Đặc điểm lá đậu tương ...................................................................................37

4.1.3.

Đặc điểm hoa, quả, hạt đậu tương ..................................................................38

4.2.

Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống đậu tương ................ 40

4.2.1.

Các giai đoạn sinh trưởng của các dòng, giống đậu tương .............................. 40

4.2.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dịng, giống đậu tương ..........43

4.2.3.

Chỉ số diện tích lá của các dịng, giống đậu tương ..........................................45

4.2.4.

Khả năng hình thành nốt sần của các dòng, giống đậu tương ..........................48


4.2.5.

Khả năng tích lũy chất khơ của các dịng, giống đậu tương ............................54

4.2.6.

Một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống đậu tương .........................56

4.3.

Khả năng chống chịu của các dòng, giống tham gia thí nghiệm. .....................60

4.3.1.

Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại. ......................................................................... 60

4.3.2.

Khả năng chống đổ và mức độ tách vỏ quả. ................................................... 63

4.4.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .................................................. 64

4.4.1.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống đậu tương ......................64

4.4.2.


Năng suất của các dòng, giống đậu tương ...................................................... 69

4.5.

Chất lượng hạt (hàm lượng protein và LIPIT) .................................................. 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 74
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 74

5.2.

Đề nghị .......................................................................................................... 74

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 78
Phụ lục

.................................................................................................................. 85

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BNN & PTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CCCC

Chiều cao cuối cùng

Cs

Cộng sự

Đ/C

Đối chứng

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LAI

Chỉ số diện tích lá

m1000

Khối lượng 1000 hạt

MS

Màu sắc


NSTT

Năng suất thực thu

USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới ............................4
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của một số nước trên thế giới trong
những năm gần đây .....................................................................................5
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương Việt Nam ................................7
Bảng 2.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết tại Gia Lộc, Hải Dương ................................... 26
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương tại Gia Lộc, Hải Dương ………28
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương theo mùa vụ tại Gia Lộc,
Hải Dương………………………………………………………………….29
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái một số dịng, giống đậu tương trong thí nghiệm...........39
Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống đậu tương ở vụ Xuân, Hè
và Đông..................................................................................................... 41
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các dịng, giống đậu
tương trong điều kiện vụ xuân, hè và đông ............................................... 44
Bảng 4.4. Chỉ số diện tích lá của các dịng, giống đậu tương...................................... 47
Bảng 4.5. Số lượng nốt sần hữu hiệu của các dòng, giống đậu tương ........................ 50
Bảng 4.6. Khối lượng nốt sần của các dòng, giống đậu tương ................................... 52
Bảng 4.7. Khả năng tích lũy chất khơ của các dịng, giống đậu tương ...................... 55

Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng, giống đậu tương........................ 56
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng, giống đậu tương........................ 59
Bảng 4.10. Mức độ nhiễm sâu hại của các dòng giống đậu tương ................................ 61
Bảng 4.11. Mức độ nhiễm bệnh hại của các dòng, giống đậu tương .............................62
Bảng 4.12. Khả năng chống đổ và mức độ tách vỏ quả của các dòng, giống đậu tương........ 63
Bảng 4.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống đậu tương.................. 67
Bảng 4.14. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống đậu tương.................. 69
Bảng 4.15. Năng suất của các dòng, giống đậu tương .................................................. 70

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Chiều cao cây cuối cùng của các dịng, giống đậu tương thí nghiệm ở
vụ Xn, Hè, Đơng ..................................................................................45
Hình 4.2. Năng suất thực thu của các dịng, giống đậu tương thí nghiệm ở vụ
Xn, Hè, Đơng ....................................................................................... 72

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hợi
Tên Luận văn: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
của một số dòng đậu tương triển vọng trong vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông tại Gia Lộc,
Hải Dương.
Ngành: Khoa học Cây trồng
Mã số: 60 62 01 10
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các
dòng đậu tương mới ở các mùa vụ khác nhau tại Gia Lộc – Hải Dương nhằm xác định
được 1- 2 dòng, giống đậu tương mới thích hợp trên đất Gia Lộc – Hải Dương.
Phương pháp nghiên cứu
Các thí nghiệm nghiên cứu được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB)
với 3 lần nhắc lại.
Các số liệu, kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Excel 2007, chương
trình IRRISTAT 5.0.
Kết quả chính và kết luận
Đã xác định được 3 dịng có năng suất thực thu cao vượt trội so với giống đối
chứng DT84 ở cả 3 vụ Xuân, Hè, Đơng là: VD1-2-2, VD1-2-1 và VD1-9-1. Bên cạnh
đó, dịng VD1-4-4, VD1-10-3, VD1-13-2 cao hơn ở vụ Hè; Dòng VD1-1-2 ở vụ Xuân
và Đông cũng cho năng suất thực thu vượt trội giống đối chứng DT84.
Chiều cao cây cuối cùng của 14 dịng, giống tham gia thí nghiệm cho thấy chiều
cao cuối cùng của các dòng, giống trong điều kiện vụ Hè cao hơn so với vụ Xuân và
Đông. Chiều cao cuối cùng của 14 dòng, giống nghiên cứu thấp nhất ở vụ Đơng.
Số cành cấp 1: có 2 dịng (VD1-2-1,VD1-9-1) số cành cấp1 cao hơn giống đối
chứng DT84 ở cả 3 mùa vụ xuân, hè và đông.
Số đốt mang quả trong điều kiện vụ hè cao hơn so với vụ xn và vụ đơng
Các dịng, giống đậu tương trong thí nghiệm nhiễm sâu bệnh hại ở mức độ nhẹ
và có khả năng chống đổ tương đối tốt.
Tổng quả trên cây của các dịng, giống tham gia thí nghiệm biến động mạnh qua
ba vụ thí nghiệm.
Các dịng VD1-9-1, VD1-4-4 và VD1-2-1 có khối lượng 1000 hạt tương đối ổn
định. Dịng VD1-9-1 và VD1-4-4 có khối lượng 1000 hạt lớn nhất (trên 210g), dịng
VD1-10-3 và VD1-3-1 có khối lượng 1000 hạt nhỏ nhất ở cả 3 vụ thí nghiệm.

viii



Các dòng VD1-1-2, VD1-2-2, VD1-2-1, VD1-4-4, VD1-9-1, VD1-10-1, VD110-4, VD1-13-2 có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng DT84 (18,48 tạ/ha) ở
mức có ý nghĩa thống kê. Đã xác định được 3 dịng có năng suất thực thu cao vượt trội
so với giống đối chứng DT84 ở cả 3 vụ Xuân, Hè và vụ Đông là: VD1-2-2, VD1-2-1 và
VD1-9-1. Bên cạnh đó, dịng VD1-4-4, VD1-10-3, VD1-13-2 ở vụ Hè; Dịng VD1-1-2
ở vụ Xn và Đơng cũng cho năng suất thực thu vượt trội giống đối chứng DT84.
Qua đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của các dòng, giống nghiên cứu, cho thấy các dịng, giống nghiên cứu thích
hợp tốt nhất trong vụ Hè, với chiều cao cây lớn, khả năng phân cành mạnh, số đốt hữu
hiệu cao, tổng số quả trên cây nhiều, năng suất thực thu cao vượt trội, lớn nhất trong
ba vụ thí nghiệm.
Có thể đưa ba dòng triển vọng VD1-2-2, VD1-2-1 và VD1-9-1vào khảo nghiệm
quốc gia.

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Hoi
Thesis title: Evaluating the growth, development, yield and quality of some prospective
soybean lines in Spring, Summer and Winter seasons in Gia Loc, Hai Duong.
Major: Crop Science Department

Code: 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Study on the adaptability of new soybean lines in different seasons in Gia Loc Hai Duong to identify 1-2 lines of new soybean varieties which suitable to soil in Gia
Loc - Hai Duong.
Materials and Methods
The research trials were arranged in Randomized Complete Design (RCB) with 3

replications.
The data and results of experiments were processed by Excel 2007 software and
IRRISTAT 5.0 program.
Main findings and conclusions
It was determined that 3 lines had higher yield than the control variety- DT84 in 3
crops of Spring, Summer and Winter: VD1-2-2, VD1-2-1 and VD1-9-1. In addition,
VD1-4-4, VD1-10-3, VD1-13-2 have higher productivity in Summer crop; Series VD11-2 in Spring and Winter crops also remarkably higher yield compared to the control
variety- DT84.
The height of the last tree of 14 lines, varieties in the experiment, shows the final
height of the lines, in which varieties in Summer crop are higher than those in Spring
and Winter crop. The final height of 14 lines, varieties is lowest in the Winter crop.
Number of 1st level branch: There are two lines (VD1-2-1, VD1-9-1) number
of branches higher than the control variety- DT84 in all 3 seasons of spring, summer
and winter.
The number of joint bearing fruit in conditions of summer crop is higher than
spring and winter crop.
Soybean lines and varieties in the experiment had potential for pest infestation is
not serious and resistance is relatively good.
The total number of fruit of the lines, varieties in the experiment varied sharply
across the three crops.

x


The VD1-9-1, VD1-4-4 and VD1-2-1 lines have m1000 beans relatively stable.
VD1-9-1 and VD1-4-4 had m1000 biggest beans (above 210g), VD1-10-3 and VD1-3-1
had m1000 smallest beans in all three crops of experiment.
VD1-1-2, VD1-2-2, VD1-2-1, VD1-4-4, VD1-9-1, VD1-10-1, VD1-10-4 and
VD1-13-2 have higher yield than the control variety- DT84 (18.48 quintals / ha) at a
statistical significance level. It was determined that 3 lines had higher yield than DT84

in 3 spring, summer and winter crop are: VD1-2-2, VD1-2-1 and VD1-9-1. In addition,
VD1-4-4, VD1-10-3, VD1-13-2 in the summer crop; VD1-1-2 in Spring and Winter
crops also is remarkably higher yield than the control variety- DT84.
By assessing the growth, development, yield and components of yield of lines,
varieties in the experiment, we found that lines, varieties best adapt in summer crop,
with high trees, strong branching ability, high number of effective joints, high total
number of fruit on the tree, superior productivity, with the highest yield in the three
experiments.
It is possible to put three promising lines VD1-2-2, VD1-2-1 and VD1-9-1 into
the national trials.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đậu tương (Glycine max (L.) Merill) là một trong những cây trồng quan
trọng cung cấp protein và dầu thực vật trên thế giới (Khan et al., 2004). Đây là
cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao được các nhà khoa học xếp vào một trong
những cây trồng thuộc dạng “thực phẩm chức năng” và đóng vai trị thiết yếu để
nâng cao tiêu chuẩn thực phẩm cho con người ở những nước đang phát triển
trong tình trạng thiếu hụt protein (Chaudhary, 1985). Lượng dầu của cây đậu
tương đứng ở vị trí thứ nhất trong tổng số dầu thực vật tiêu thụ trên thế giới.
Sản phẩm từ đậu tương được sử dụng rất đa dạng như: dùng trực tiếp hạt
khô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu tương, nước tương, làm
bánh kẹo, sữa đậu nành... đáp ứng một phần nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn
hàng ngày của con người và gia súc.
Ngồi ra đậu tương cịn có tác dụng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất
nhờ khả năng cố định nitơ của khí quyển thơng qua bộ rễ cộng sinh với vi
khuẩn nốt sần Rhizobium japonicum và để lại trong đất 60-80 kg N/ha/vụ chưa

kể chất hữu cơ trong thân lá. Do đó nó cũng góp phần tăng năng suất cây trồng
cho cây trồng khác.
Với khả năng thích ứng rộng của cây đậu tương và nhu cầu ngày càng
lớn của xã hội, hiện nay trên thế giới có khoảng 80 nước đang sản xuất và
phát triển cây đậu tương, trong đó các nước có diện tích và sản lượng đậu
tương lớn nhất là Mỹ, Brazin, Achentina, Trung Quốc... Ở Việt Nam, cây đậu
tương đã có từ lâu và được gieo trồng ở nhiều vùng trong cả nước. Tuy nhiên,
do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, nhiều năm qua nước ta đã phải nhập khẩu
hàng triệu tấn đậu tương hạt mỗi năm. Theo hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt
Nam (www.vietrade.gov.vn): Hiện nay sản lượng trong nước mới chỉ đạt gần
300 nghìn tấn đậu tương (đáp ứng khoảng 7,5% nhu cầu), số còn lại phải nhập
khẩu từ bên ngoài... Cụ thể năm 2013, Việt Nam nhập khoảng 556 nghìn tấn
đậu tương từ Hoa Kỳ, giảm 3.7% so với năm trước nhưng tăng 145% so với
năm 2011 để phục vụ ngành thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước. Đến
hết năm 2013, tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương lên tới 2,97 triệu tấn khô
đậu tương, tăng 19% so với năm trước do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm
protein tăng cao và sự sụt giảm của ngành công nghiệp xay xát trong nước;

1


trong đó nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt 376 nghìn tấn tăng 158% so với năm 2012,
còn lại đến từ các nước Argentina, Canada, Uruguay và các quốc gia khác...
Dự kiến đến năm 2016 Việt Nam cần khoảng 5,5 triệu tấn và năm 2020 cần
6,5 triệu tấn cho thức ăn chăn nuôi. Cũng đến năm 2016, theo cam kết với
UPOV (Hiệp hội bảo vệ giống cây trồng quốc tế), Việt Nam phải hoàn thành
bảo hộ cho tất cả các loài cây trồng. Điều này sẽ thúc đẩy các nhà khoa học
Việt Nam tiếp tục nghiên cứu để cho ra các loại giống cây trồng tốt hơn, trong
đó có đậu tương. Tại Gia Lộc nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung nhu cầu
sản xuất và tiêu thụ đậu tương của địa phương là rất lớn nhưng vẫn cịn khó

khăn về giống chưa xác định được bộ giống phù hợp với cơ cấu luân canh, kỹ
thuật canh tác chưa đảm bảo, thời vụ bố trí chưa phù hợp, sử dụng phân bón
chưa đúng liều lượng, mất cân đối, vẫn coi đậu tương là cây trồng phụ. Như
vây,trước thực trạng về giống, diện tích, sản lượng đậu tương trong vùng
nghiên cứu và trong cả nước sụt giảm, nhập khẩu nhiều, trong khi nhu cầu sử
dụng mặt hàng này ngày càng tăng. Cục trồng trọt cho rằng, cần phải tăng
diện tích trồng đậu tương và cải thiện năng suất trồng đậu tương trong thời
gian tới. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:
"Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của
một số dòng đậu tương triển vọng trong vụ Xuân,vụ Hè và vụ Đơng tại Gia
Lộc, Hải Dương”. nhằm góp phần đa dạng bộ giống và nâng cao hiệu quả
sản xuất đậu tương ở các tỉnh miền Bắc.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng
của các dòng đậu tương mới ở các mùa vụ khác nhau tại Gia Lộc – Hải Dương
nhằm xác định được 1- 2 dòng, giống đậu tương mới thích hợp trên đất Gia
Lộc – Hải Dương.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng
suất của một số dòng, đậu tương trong điều kiện vụ Đông năm 2015 tại Gia
Lộc, Hải Dương.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất
và chất lượng của một số dòng đậu tương trong điều kiện vụ Xuân năm 2016 tại
Gia Lộc, Hải Dương.

2


- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu

bệnh, năng suất và chất lượng của một số dòng đậu tương trong điều kiện vụ Hè
năm 2016 tại Gia Lộc, Hải Dương.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển, mức độ nhiễm sâu
bệnh hại, năng suất và chất lượng của 13 dòng, giống đậu tương mới, trong điều
kiện vụ Xuân, Hè và Đông trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm tài liệu tham khảo
phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu về cây đậu tương dưới ảnh hưởng của
các mùa vụ khác nhau.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định và giới thiệu một số dịng, giống đậu tương mới có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt trong vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông tại Hải Dương.
- Sử dụng giống đậu tương mới có năng suất cao, phục vụ sản xuất, đem lại hiệu
quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người nơng dân, kích thích sản xuất để mở
rộng và phát triển cây đậu tương ở tỉnh Hải Dương.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là cây trồng ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế
cao, đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngơ. Do khả năng thích ứng khá
rộng nên nó đã trở thành một trong những cây trồng chiến lược của nhiều quốc
gia trên thế giới. Đậu tương được trồng ở khắp năm châu lục, nhưng tập trung
nhiều nhất là châu Mỹ 73,03%, tiếp đến là châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ) 23,15%
(Lê Độ Hoàng và cs., 1977)… Trong những năm gần đây, diện tích trồng đậu

tương cũng như sản lượng đậu tương tăng dần qua các năm. Tình hình sản xuất
đậu tương trên thế giới những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương trên thế giới
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2004
2005

91,60
92,57

22,44
23,18

205,53
214,56

2006
2007

95,31

90,16

23,29
24,37

221,97
219,73

2008
2009

96,47
99,34

23,97
22,49

231,27
223,41

2010
2011

102,81
103,80

25,78
25,23

265,04

260,94

2012
2013

104,92
108,16

22,98
24,84

241,14
276,40

2014

109,98

26,01

285,89
Nguồn: FAOSTAT (2016)

Số liệu thống kê tại bảng 2.1 cho thấy: Diện tích đậu tương trên toàn thế
giới năm 2014 là 109,98 triệu ha, tăng 18,38 triệu ha so với năm 2004 và
13,51 triệu ha so với năm 2008. Cùng với việc mở rộng diện tích, năng suất
đậu tương trên thế giới cũng khơng ngừng được nâng cao, năng suất đậu
tương bình quân của toàn thế giới năm 2014 là 26,01 tạ/ha tăng so với năm
2004 là 3,57 tạ/ha.
Do sự gia tăng về diện tích mạnh, mặc dù năng suất biến động nhỏ vẫn giúp

sản lượng đậu tương của thế giới không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2004

4


sản lượng đậu tương của thế giới đạt 205,53 triệu tấn nhưng đến năm 2014 đạt
285,89 triệu tấn, tăng 80,36 triệu tấn. Nhìn chung, diện tích trồng đậu tương hàng
năm trên thế giới tăng lên bình quân trên dưới 1 triệu ha. Năng suất có tăng
nhưng chậm, trung bình khoảng 1 tạ/ha/năm. Sản lượng đậu tương trên toàn thế
giới giai đoạn 2004 – 2014 đạt cao nhất là 285,89 triệu tấn vào năm 2014.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương của một số nước trên thế giới
trong những năm gần đây
Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2014

2012 2013 2014

2012

2013

2014


Quốc gia

2012

Thế giới

103,80 104,92

111,27

25,23 22,98 24,84

261,94

241,14

27,64

Mỹ

29,86

30,80

30,70

28,20 26,64 29,14

84,19


82,05

89,48

Brazil

23,97

24,98

27,86

31,21 26,37 29,32

74,81

65,85

81,70

Argentina

18,75

17,58

19,42

26,07 22,81 25,39


48,88

40,10

49,30

Trung Quốc

7,89

6,75

6,60

18,36 19,33 18,94

14,48

13,05

12,50

2013

Nguồn: FAOSTAT (2016)

Hiện nay 4 nước trồng đậu tương đứng hàng đầu trên thế giới (bảng 2.2) về
diện tích gieo trồng và sản lượng là Mỹ, Brazil, Argentina và Trung Quốc (Phạm
Văn Thiều, 2006). Các nước này chiếm khoảng 80% về diện tích và khoảng 90%
về sản lượng đậu tương của thế giới. Ba nước Mỹ, Brazil, Argentina có năng suất

đậu tương cao hơn trung bình của thế giới cụ thể từ: 0,84 - 5,98 tạ/ha(2012); 0,17
- 3,66 tạ/ha (2013); 0,55- 4,48 tạ/ha (2014). Đó là thành quả của việc áp dụng các
kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp, các giống chuyển gen năng suất
cao và kháng sâu bệnh. Ở Mỹ diện tích trồng đậu tương đứng thứ 3 sau lúa mỳ,
ngơ và được coi là mặt hàng có giá trị chiến lược trong xuất khẩu và thu hồi
ngoại tệ. Với diện tích hơn 30 triệu ha trồng hàng năm, Mỹ là nước xuất khẩu
đậu tương lớn nhất trên thế giới với 60% thị trường xuất khẩu. Theo báo cáo
Cung cầu Nông Nghiệp của Mỹ năm 2014 thì sản lượng đậu tương của Mỹ là
89,48 triệu tấn, cao hơn so với năm 2013, điều đó chứng tỏ cây đậu tương ngày
càng được chú ý và quan tâm phát triển hơn. Diện tích trồng tăng trên 95% tại
các bang như Indiana, Iowa, Kansas, Missouri, South Dakota và Nebrasks. Nhu
cầu tăng cao phần lớn là dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, thức ăn cho gia
súc và thực phẩm.
Sau Mỹ, Brazil là cường quốc đứng thứ 2 về sản xuất đậu tương tính đến
năm 2014. Về diện tích chiếm 25,04% so với thế giới, còn về sản lượng chiếm

5


khoảng 29,56% so với sản lượng đậu tương của thế giới, năm 2014 sản lượng
đậu tương đạt 81,70 triệu tấn. So với Trung Quốc, diện tích gieo trồng đậu tương
của Brazin lớn gấp 4,2 lần, năng suất cao gấp 1,5 lần và sản lượng cao gấp 6,5
lần theo số liệu thống kê năm 2014.
Argentina là nước sản xuất đậu tương lớn thứ 3 trên thế giới. Vào đầu
những năm 70 của thế kỷ XX, năng suất đậu tương của Argentina đạt tới 2,3
tấn/ha. So với Trung Quốc, năm 2014 diện tích gieo trồng đậu tương của
Argentina cao gấp 2,9 lần, gấp 1,3 lần về năng suất và 3,9 lần về sản lượng.
Trung Quốc là nước đứng thứ 4 trên thế giới và là nước đứng đầu châu Á về
sản xuất đậu tương, cây đậu tương ở Trung Quốc chủ yếu được trồng ở vùng
Đông Bắc (Đường Hồng Dật, 1995). Năm 2014, năng suất đậu tương ở Trung

Quốc đạt 18,94 tạ/ha và sản lượng đạt 12,05 triệu tấn.
Trên thế giới hiện nay có khoảng 101 nước trồng đậu tương nhưng khơng
phải tất cả đều cung cấp đủ nhu cầu đậu tương của nước đó, phần lớn các
nước đều phải nhập khẩu đậu tương từ bên ngoài. Châu Á là châu lục có nhiều
nước sản xuất đậu tương nhất nhưng sản lượng cũng chỉ đáp ứng được khoảng
một nửa nhu cầu cho các nước khu vực này. Đó là lý do hàng năm các nước
châu Á vẫn phải nhập khẩu trên 8,00 triệu tấn hạt đậu tương; 1,5 triệu tấn dầu;
1,8 triệu tấn sữa đậu nành. Những nước nhập khẩu nhiều: Trung Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan, Triều Tiên, Indonexia, Malayxia, Việt Nam... Trong đó nước
nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới là Trung Quốc. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ
(USDA) Trung Quốc nhập khẩu 41,10 triệu tấn đậu tương hạt chiếm khoảng
40,34% trên toàn thế giới, tiếp đến là Nhật Bản, Đài Loan…
Nguyên nhân năng suất đậu tương của châu Á thấp (chỉ bằng khoảng 53%
năng suất trung bình thế giới) do khu vực này chủ yếu là các nước nghèo, đang
phát triển, người dân chủ yếu sống bằng nơng nghiệp, trình độ dân trí thấp, khả
năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế do thiếu vốn, diện
tích canh tác nhỏ lẻ, phân tán.
Nhìn chung, sản xuất đậu tương của thế giới trong những năm gần đây
phát triển rất mạnh do giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của nó mang lại.
Năng suất và sản lượng đậu tương tăng là do nhiều yếu tố mà yếu tố tác động
nhiều nhất là giống, đó là lý do vì sao mà từ xưa đến nay con người rất chú
trọng phát triển bộ giống đậu tương.

6


2.1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Theo Phạm Văn Thiều (2006), đậu tương đã được trồng ở nước ta từ rất
sớm. Tuy nhiên trước Cách mạng tháng 8/1945 diện tích trồng đậu tương cịn ít,
mới đạt 32.200 ha (1944), năng suất thấp 4,1 tấn/ha. Sau khi đất nước thống nhất

(1976) diện tích trồng đậu tương cả nước 39.400 ha và năng suất đạt 5,2 tấn/ha,
từ đó sản xuất đậu tương bắt đầu được mở rộng và phát triển. Diện tích trồng đậu
tương của nước ta mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng diện tích gieo
trồng, khoảng 1,5 - 1,6% (Phạm Văn Thiều, 2002).
Hiện nay cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương, vùng Đơng
Nam Bộ có diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 26,2%), miền núi Bắc Bộ 24,7%,
đồng bằng sông Hồng 17,5%, đồng bằng sơng Cửu Long 12,4%, cịn lại là đồng
bằng ven biển, miền Trung và Tây Nguyên. Đậu tương được trồng trong vụ xuân
chiếm 14,2% diện tích, vụ hè thu 31,3%, vụ mùa 2,68%, vụ thu đông 22,1%, vụ
đông xuân 29,7% (Ngô Thế Dân và cs., 1999).
Trong thời kỳ 1985–1993, diện tích bình qn đạt 106.000 ha, tăng gấp 2
lần so với thời kỳ 1975–1980, năng suất bình quân tăng từ 5,0 tấn/ha – 7,8 tấn/ha
– 9,0 tấn/ha. Các số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2000 đến nay, sản xuất đậu
tương của nước ta có sự biến động khá lớn. Giai đoạn 2000-2005, diện tích, năng
suất và sản lượng đậu tương của nước ta liên tục tăng. Sau 5 năm, diện tích tăng
80 ngàn ha (tăng 64,5%), năng suất bình quân đạt 13,3 tạ/ha (tăng 19,2%).
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương Việt Nam
2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014*


2015*

Diện tích
(nghìn ha)

192,1

147,0

197,8

181,4

120,7

117,2

120

130

Năng suất
(tạ/ha)

13,93

14,64

15,10


14,70

14,52

14,36

14,70

14,80

Sản lượng
(nghìn tấn)

267,6

215,2

298,6

266,5

175,3

168,3

176,4

192,4


Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
*số liệu dự báo của USD

Theo bảng số liệu dưới đây cho thấy diện tích trồng đậu tương có nhiều
biến động, năm 2008 diện tích trồng đậu tương là 192,1 nghìn ha, năm 2011
giảm cịn 181,4 nghìn ha, giảm so với năm 2010 (197,8 nghìn ha) là 16,4 nghìn
ha, giảm so với năm 2008 là 10,7 nghìn ha. Nguyên nhân của sự giảm sút trên là

7


do thời tiết bất lợi do từ cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, mưa to
kéo dài cũng như diện tích cây trồng bị thu hẹp, cộng với sự chuyển hướng cơ
cấu đất nông nghiệp sang những mục đích khác (xây dựng các khu cơng nghiệp,
khu dân cư, làm đường giao thông…).
Năng suất cây đậu tương trên cả nước có xu thế tăng nhưng cịn ở mức
độ rất thấp. Năng suất đậu tương tăng do nhiều yếu tố tác động vào như điều
kiện canh tác, giống đưa vào sản suất có giá trị ngày càng cao. Tuy nhiên mức
độ tăng rất nhẹ do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, đất đai, sự phá hoại của
sâu bệnh hại và các giống năng suất cao mất nhiều thời gian để kiểm nghiệm sự
thích nghi với từng vùng và đưa ra sản suất đại trà. Năm 2008 năng suất đậu
tương chỉ đạt 13,93 tạ/ha, đến năm 2010 năng suất tăng lên đạt 15,10 tạ/ha, tăng
1,17 tạ/ha. Năm 2011 năng suất đậu bị giảm sút còn 14,70 tạ/ha. Năm 2013
năng suất đạt 14,36 tạ/ha, tăng 0,43 tạ/ha so với năm 2008 nhưng giảm 0,74
tạ/ha so với năm 2010.
Tổng sản lượng của cả nước biến động nhẹ lên xuống rất không ổn định.
Năm 2008 tổng sản lượng là 267,6 nghìn tấn, năm 2009 giảm xuống cịn 215,2
nghìn tấn. Năm 2011 là 266,5 nghìn tấn giảm so với 2008 là 1,1 nghìn tấn. Đến
năm 2014 theo số liệu dự đoán của USDA tổng sản lượng khoảng 176,4 nghìn
tấn, tăng 8,1 nghìn tấn so với năm 2013.

Theo số liệu thống kê chính thức, năm 2012 đậu tương đang được trồng tại
25 trong số 63 tỉnh thành cả nước, với khoảng 65% tại các khu vực phía Bắc và
35% tại các khu vực phía Nam. Tuy nhiên, sản xuất đậu tương trong nước mới
chỉ đáp ứng được 8% nhu cầu tiêu thụ của người dân, cịn lại phải nhập khẩu từ
nước ngồi (chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Canada, Argentina).
Theo quyết định số 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước đến
năm 2010 và tầm nhìn 2020 đã nêu rõ: “Đến năm 2010 diện tích khoảng 400 ngàn
ha, trong đó trồng trên đất chuyên màu 200 ngàn ha, còn lại bố trí luân canh trên
đất 2 vụ lúa, 1 lúa - 1 màu. Định hướng năm 2020 khoảng 430 ngàn ha. Bố trí chủ
yếu trồng ở đồng bằng sơng Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và
đồng bằng sông Cửu Long”. Như vậy, cây đậu tương đã và đang được nhà nước
nhìn nhận, đánh giá đúng vị trí và tầm quan trọng của nó. Tình hình sản xuất đậu
tương ở nước ta ngày càng khả quan, diện tích trồng đang được mở rộng với quy
mô phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, sản lượng, năng suất đậu tương đang còn thấp.

8


Nguyên nhân do chế độ thâm canh còn thấp, chưa áp dụng được những biện pháp
kỹ thuật làm tăng năng suất, đồng thời các giống sản suất có khả năng thích nghi
hẹp khó sinh trưởng phát triển tốt được với thay đổi của khí hậu.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
Trên thế giới hiện nay ở những quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến,
những nghiên cứu mới nhất về đậu tương đều tập trung về tích hợp hệ gen, xác
lập bản đồ di truyền qua đó tìm hiểu chức năng gen, xác định gen ứng cử viên
của từng tính trạng và sử dụng phương pháp Marker phân tử để chọn tạo giống
mới có các đặc tính mong muốn, trong đó đóng góp nhiều nhất là Mỹ và Trung

Quốc. Với sự cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường các Công ty đã tạo ra nhiều
giống đậu tương mới cho sản xuất (Jim Dunphi, 2012). Thực tế hiện nay cho
thấy, để tăng năng suất, sản lượng đậu tương, chúng ta cần tập trung vào công tác
chọn tạo giống. Nhận thức được tầm quan trọng của cây đậu tương, cũng như
nhu cầu sử dụng các sản phẩm được chế biến từ đậu tương ngày một gia tăng,
nhiều quốc gia trên thế giới đã đầu tư lớn cho việc chọn tạo giống và thâm canh
tăng năng suất. Diện tích gieo trồng khơng phải là vơ hạn, do vậy địi hỏi các nhà
khoa học trong lĩnh vực chọn tạo giống đậu tương bằng các kỹ thuật như lai tạo,
nhập nội, chọn lọc hoặc dùng các tác nhân vật lý, hóa học để tạo giống mới có
năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, khả năng thích ứng rộng để thường
xuyên bổ sung giống mới cho sản xuất.
Nghiên cứu và đánh giá vật liệu khởi đầu là bước rất quan trọng trong công
tác chọn tạo giống. Đã có rất nhiều thành tựu trong cơng tác nghiên cứu của các
nhà khoa học về đánh giá vật liệu khởi đầu.
Nguồn gen đậu tương trên thế giới hiện được lưu trữ chủ yếu ở 14 nước:
Đài Loan, Trung Quốc, Úc, Pháp, Ấn Độ, Nigieria, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Indonexia, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Nga (Liên Xơ cũ) với tổng số
45.038 mẫu (Trần Đình Long và cs., 2005).
Hiện nay có rất nhiều các tổ chức được thành lập và đang nghiên cứu về đậu
tương như: Trung tâm nghiên cứu và đào tạo nông nghiệp cho vùng Đông Nam Á
(The Southeast Asian Regional Center for Graduate Studyan Research in
Agriculture - SEARCA); Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (The International
Institute of Tropical Agriculture - IITA); Chương trình hợp tác nghiên cứu cây thực

9


phẩm của các nước Trung Mỹ (CPPCCMA); Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau
mầu châu Á (The Asian Vegetable Research and Development Center - AVRDC);
Chương trình đậu tương quốc tế INTSOY và ISVEX…

Thí nghiệm quốc tế về đánh giá đậu tương thế giới (ISVEX) lần thứ nhất vào
năm 1973 đã tiến hành với quy mơ là 90 điểm thí nghiệm được bố trí ở 33 nước
đại diện cho các đới môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong phạm vi các
địa điểm thí nghiệm từ xích đạo đến vĩ tuyến 30o và độ cao dưới 500m, năng suất
trung bình và khối lượng hạt giảm khi vỹ tuyến tăng. Tuy vậy, chiều cao cây
không đạt mức tối ưu ở tất cả các đới. Mức độ đổ cây giảm khi vĩ tuyến tăng. Mức
tách quả rụng hạt đều, không nặng ở tất cả các đới (Hoàng Văn Đức, 1982).
Trung tâm AVRDC đã thiết lập hệ thống đánh giá Soybean - Evaluation Aset gia đoạn 1 đã phân phát được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của
164 nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống
đậu tương đã đưa vào trong mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc
gia.Ví dụ AK03 bắt nguồn từ giống đậu tương nhập nội G2261 được đưa vào sản
xuất năm 1998 ở Việt Nam, giống Kaosung N3 năm 1991 tại Đài Loan, giống
KPS292 năm 1992 tại Thái Lan (Nguyễn Thị Út, 2006).
Mỹ là một trong những quốc gia có nền khoa học kỹ thuật hiện đại và tiên
tiến nhất, là nước có nhiều thành tựu trong công tác chọn tạo các giống đậu tương,
kết quả đã chọn tạo ra nhiều giống đậu tương mới. Mỹ luôn là nước đứng đầu thế
giới về diện tích và sản lượng đậu tương thơng qua các con đường nhập nội, chọn
lọc, lai tạo và gây đột biến và chuyển gen. Năm 1893, Mỹ đã có trên 10.000 mẫu
giống đậu tương thu thập từ các nước trên thế giới. Mục tiêu của công tác chọn tạo
giống đậu tương của Mỹ là chọn ra những giống có khả năng thâm canh, phản ứng
với quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, hàm lượng
protein cao, dễ bảo quản và chế biến (Johnson and Bernard, 1976).
Năm 2009 các nhà khoa học của Mỹ đã nghiên cứu thành cơng hệ gen của
cây đậu tương. Bộ gen có hơn 46.000 gen, trong đó có 1.110 gen có liên quan
đến quá trình tổng hợp lipit. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng
của hai trường hợp bộ gen trùng lặp riêng biệt, một trong khoảng 59 triệu năm
trước và một khoảng 13 triệu năm trước đây, kết quả là một sự chép lại nhân đôi
bộ gen với gần 75% các gen hiện diện trong nhiều bản sao. Hệ Genome cho phép
các nhà nghiên cứu xác định một gen cung cấp tính kháng với bệnh gỉ sắt đậu
tương châu Á. Bên cạnh đó chọn tạo giống đậu tương mới theo hướng năng suất


10


cao, chống chịu sâu bệnh hại cũng được các nhà khoa học tại Mỹ quan tâm. Bằng
các kỹ thuật của công nghệ sinh học (chuyển gen, kỹ thuật phân tử, dung hợp tế
bào trần, tái tổ hợp…) và đột biến, các nhà khoa học Mỹ đã chọn tạo thành công
các giống đậu tương mới có năng suất, chất lượng và chống chịu với điều kiện
bất lợi của môi trường.
Là nước đứng thứ hai trên thê giới về diện tích và sản lượng đậu tương,
Brazil rất coi trọng công tác chọn tạo giống. Từ năm 1976 đến nay Trung tâm
nghiên cứu quốc gia đã chọn từ 1.500 dòng đậu tương những giống thích hợp.
Nhiều giống được tạo ra như DoKo, Numbaira, Cristalina… trong đó năng suất
cao nhất là giống Cristalina đạt 3,8 tấn/ha. Thời gian tới Brazil chọn tạo giống
đậu tương theo hướng có thời gian sinh trưởng 107-120 ngày, có năng suất cao,
chất lượng tốt, kháng sâu bệnh.
Trung Quốc cũng đã tạo ra nhiều giống đậu tương mới trong những năm
gần đây như: giống Trung Chi số 8, năng suất tiềm năng có thể đạt từ 3,0-4,5
tấn/ha, thích ứng cho vùng Hồ Bắc; giống Trung Đậu 29 được chọn tạo từ tổ hợp
78-141/merit kết hợp đột biến bằng tác nhân vật lý có tỷ lệ quả 4 hạt cao, tiềm
năng năng suất 2,6-3,7 tấn/ha; Đặc biệt bằng phương pháp đột biến thực nghiệm
đã tạo ra giống Tiefeng 18 do xử lý bằng tia gamma có khả năng chịu được phèn
cao, không đổ, năng suất cao, phẩm chất tốt; Giống Heinoum N06, Heinoum
N016 xử lý bằng tia gama có hệ rễ tốt, lóng ngắn, nhiều cành, chịu hạn, khả năng
thích ứng rộng. Bên cạnh đó các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu và
chọn giống đậu tương bằng phương pháp lai hữu tính và ứng dụng cơng nghệ gen
từ năm 1913, đến năm 2005 đã chọn được khoảng 1.100 giống theo các mục tiêu
như năng suất cao, hàm lượng dầu cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu
tốt... Trong đó có giống Lunxuan 1 đạt năng suất 5,97 tấn/ha, giống lai đầu tiên là
Hybsoya 1 có năng suất cao hơn 21,9% so với giống gốc ban đầu (Yayun Chen et

al., 2006). Gần đây Trung Quốc lai tạo được một số giống đậu tương có năng
suất cao, một trong số đó được nhập khẩu vào Việt Nam là giống Tạp Hoàng số
4, có tiềm năng năng suất 4,0-5,0 tấn/ha (Võ Minh Kha, 1996).
Đài Loan bắt đầu chương trình chọn tạo giống đậu tương từ năm 1961 và đã
đưa vào sản xuất các giống Kaoshing 3, Tai nung 3, Tai nung 4 cho năng suất
cao hơn giống khởi đầu và vỏ quả không bị nứt. Đặc biệt giống Tai nung 4 được
dùng làm nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở
khác nhau như trạm thí nghiệm Major (Thái Lan), Trường Đại học Philipine (Vũ
Tuyên Hoàng và cs., 1995).

11


Ở Thái Lan hai trung tâm MOAC và CGPRT đã phối hợp với nhau nghiên
cứu cải tiến các giống có năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh hại
chính (gỉ sắt, sương mai, vi khuẩn…) để có khả năng chịu được đất mặn, hạn hán
và ngày ngắn (Judy and Jackobs, 1979).
Hiện nay có khoảng 80% lượng đậu tương thương mại là đậu tương chuyển
gen (GMO), Mosanto là công ty đứng đầu về việc kinh doanh đậu tương chuyển
gen trên thế giới. Giống đậu tương chuyển gen RG7008RR được các nhà khoa
học của trạm thử nghiệm Nông nghiệp thuộc Đại học North Dakota chọn lọc và
phát triển, hiện cũng được cơng ty Mosanto có bản quyền kinh doanh hạt giống.
Giống RG7008RR là giống có khả năng kháng thuốc trừ cỏ Roundup, năng suất
cao hơn RG6008RR là 1,8 tạ/mẫu (NDSU, 2007).
Nghiên cứu thử nghiệm để lựa chọn những giống thích hợp năm 2009 cho
vùng Đông Nam Carolina, đã chọn được 6 giống gồm Pioneer 95Y70, Pioneer
95Y41, Pioneer 95Y40, Pioneer 95Y20, Stine 5020-4 và Southern States RT95
30N đều cho năng suất trên 4,0 tấn/mẫu. Một số giống thuộc nhóm V gồm NO2417, NO2-7002, NCCO2-20578 đạt năng suất cao nhất là 50 tạ/mẫu, nhóm VI có
NCRoy đạt 6,1tấn/mẫu. Các giống này đều rất phù hợp trồng ở Đông Nam
Carolina ở các thời vụ khác nhau (Roy Roberson, 2009).

Ấn Độ tiến hành khảo nghiệm các giống địa phương và nhập nội tại trường đại
học tổng hợp Pathaga. Tổ chức AICRPS (The All India Coordinated Research
Project on Soybean) và NRCS (National Research Center for Soybean) đã tập trung
nghiên cứu và phát hiện ra 50 tính trạng phù hợp với khí hậu nhiệt đới, đồng thời
phát hiện những giống chống chịu cao với bệnh khảm virus (Brown, 1960).
Theo Brown (1960), khi tiến hành khảo nghiệm các giống địa phương và
nhập nội tại trường đại học tổng hợp Pathaga. Tổ chức AICRPS (The All India

Coordinated Research Project on Soybean) và NRCS (National Research
Center for Soybean) đã tập trung nghiên cứu và đã phát hiện ra 50 tính trạng phù
hợp với khí hậu nhiệt đới, đồng thời phát hiện những giống chống chịu cao với
bệnh khảm virus.
Theo Kamiya et al. (1998), Viện tài nguyên sinh học Nông nghiệp Quốc gia
Nhật Bản hiện đang lưu giữ khoảng 6000 mẫu giống đậu tương khác nhau, trong
đó có 2000 mẫu giống đậu tương nhập từ nước ngoài về phục vụ cho công tác
chọn tạo giống.

12


Hiện nay, nguồn gen đậu tương được lưu giữ chủ yếu ở 15 nước trên thế
giới: Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ, Indonesia, Nhật
Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Liên Xô (cũ) với tổng số
45.038 mẫu (Trần Đình Long và cs., 2005).
Tại Châu Á, Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC)
đã thiết lập hệ thống đánh giá (Soybean - Evaluation trial - Aset) giai đoạn 1 đã
phân phát được trên 20.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước nhiệt đới và
á nhiệt đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương là đã đưa vào
trong mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia (Nguyễn Thị Út, 2006).
Một hướng chọn tạo cây trồng tiên tiến hiện nay là cây trồng biến đổi gene.

Đi đầu là Mỹ đã nghiên cứu thành công chuyển gen tạo ra vật liệu chọn giống ở
đậu tương. Úc đã áp dụng công nghệ tế bào để phân lập được gen chịu hạn thành
công. Theo Peter (2007), công nghệ sinh học và kiểu gen chức năng đồng hành với
sinh lý học, sinh học và chọn tạo giống để nghiên cứu cải tiến giống đậu tương
nhiều hạt, chất lượng hạt cao và giá thành rẻ. Trường đại học Qeensland, Úc đã
cập nhật các công cụ nghiên cứu gen. Nhiều QTLs điều khiển các cặp tính kháng
bệnh, cấu trúc rễ, hàm lượng dầu và Protein đã được phát hiện liên kết với phân tử
chỉ thị đồng trội cho phép chọn tạo giống thông minh. Bản đồ phân tử đậu tương
đã được thiết lập ở tất cả các vị trí của 1110 megabase bộ gen. Có thể thương mại
hóa “Affymetrix genechip” để phân tích 37000 gen đậu tương đồng thời với dịch
vụ tại Trung tâm hội đồng nghiên cứu của Úc của Trường, để đo đếm kiểu gen
nhanh của các bộ phận cây khác nhau trong các điều kiện môi trường và giai đoạn
phát triển khác nhau. Tại Trung tâm này đã thành công trong việc nhân vô tính
(cloning) vị trí đầu tiên của bất cứ gen đậu tương nào (Peter, 2007).
Sự kết hợp gen của các loài đậu tương hoang dại với các giống đậu tương
thương mại, đã hứu hẹn tạo ra được nhiều giống đậu tương chịu hạn ở mức cao.
Từ những năm 1980, để tạo ra những giống đậu tương chịu hạn cho vùng đất cát
đồi ở Bắc Carolina- Mỹ, Carter và cộng sự đã sử dụng phương pháp lai qui ước
lai các giống đậu tương có năng suất cao. Từ hàng ngàn tổ hợp lai, đến năm 2000
đã xác định và được công nhận 5 giống tiến bộ.
Tại Trung Quốc, bằng các thí nghiệm so sánh truyền thống trong chậu và
ngoài đồng kết hợp với phân tích các chỉ số chịu hạn đơn lẻ và chỉ số chịu hạn tổng
hợp, đã xác định được 2 giống đậu tương Jinda 74 và Jinda 53 có khả năng chịu
hạn tốt hơn cả bằng phương pháp gây hạn nhân tạo 1 tháng từ sau khi cây mọc đã

13


×