Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Tìm hiểu đặc điểm phong cách ngôn ngữ ký nguyễn tuân qua hà nội ta đánh mỹ giỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.65 KB, 70 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nguyễn Tuân, người đặt nền móng cho văn xi Việt Nam hiện đại, được
xem là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam [14,203], là thầy chữ
[29,256], là nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp thăng hoa [1,45], là một phong cách
nghệ thuật độc đáo [4,97], là huyền thoại của một thời [21,145], là người đi
săn tìm cái đẹp [24,165]…
Với tài hoa độc đáo, với sự uyên bác và phong cách riêng của mình,
Nguyễn Tuân đã tạo được những nét riêng về cách sáng tạo và sử dụng ngôn
ngữ, xứng đáng để nhiều người học tập. Chính ơng đã đặt viên đá riêng vào
cái mới mẻ của văn xuôi tiếng Việt ta, viên đá ấy là một hịn đá tảng [25,541].
Và vì thế, trên văn đàn Việt Nam, Nguyễn Tuân là người có vị trí quan trọng.
Ơng là cái mốc đánh dấu cho sự đổi mới thể văn xuôi tiếng Việt ra khỏi lối
văn biền ngẫu. Chúng ta học được ở ông rất nhiều về cách dùng từ, đặt câu,
cách sáng tạo từ mới cũng như tinh thần lao động khổ hạnh vì nghệ thuật.
Cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu hoặc lớn, hoặc nhỏ về
Nguyễn Tuân. Đặc biệt là về loại truyện ngắn và tuỳ bút. Tuy nhiên về thể
loại ký các bài nghiên cứu cịn rất ít. Ta thấy nổi lên trên hết là tác giả
Nguyễn Lai với bài thể loại ký và Nguyễn Tuân [12], tiếp đó là Hồi Anh với
Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi [2]. Các bài viết này hoặc là dừng lại ở những kết
luận chung, khái quát, hoặc là đi tìm cái đẹp về mặt nội dung mà chưa chú
đến việc khai thác cái hay, cái đẹp trong sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy để thấy
được phong cách độc đáo, đa tài, đa dạng vẻ của Nguyễn Tuân, chúng tôi đã
chọn đề tài này. Hơn thế Nguyễn Tuân là một trong chín tác gia ở trường phổ
thông nên việc lựa chọn đề tài này là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp
chúng tơi có cái nhìn tồn diện hơn về nhà văn này, tạo tiền đề cho việc
giảng dạy ở trường phổ thông trung học. Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi là một tập

1



ký hay, nó ghi lại cuộc đấu tranh kiên cường, anh dũng của nhân dân Hà Nội
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại. Nghiên cứu phong cách
ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong tác phẩm này không những khẳng định
được tài năng của ơng mà cịn cho ta thấy được tấm lịng của ơng đối với Hà
Nội, đối với cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu :
Phải nói rằng cho đến bây giờ đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về nhà
văn Nguyễn Tuân. Hoặc lớn hoặc nhỏ về quy mơ, song nhìn chung các tác giả
đã khái qt lên được những nét đặc trưng về phong cách của nhà văn tài hoa
độc đáo này. Trước một số lượng khá lớn những bài nghiên cứu, chúng tôi
tạm chia ra làm hai khuynh hướng. Một khuynh hướng nghiên cứu trên
phương diện văn học và một khuynh hướng nghiên cứu trên phương diện
ngôn ngữ học.
Trên phương diện văn học, do giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ xin được
đưa ra nhận xét khái quát nhất của Nguyễn Đăng Mạnh [16,239] về nhà văn
Nguyễn Tuân. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng trước Cách Mạng, Nguyễn Tuân
là một hiện tượng phức tạp với quan điểm duy mỹ, chỉ chú ý đến cái đẹp hình
thức. Sự phức tạp ấy còn thể hiện ở chủ nghĩa “xê dịch”, ở cái “bệnh tôi” mà
Nguyễn Tuân cố ném ra để chơi ngơng với đời. Sau Cách Mạng, ngịi bút
này đã có sự chuyển biến về phong cách. Đề tài cổ khơng cịn là linh hồn của
tác phẩm của Nguyễn Tuân mà trong những trang viết của ông luôn có sự
hiện diện của cuộc sống thực tại. Cái đẹp vẫn được ông nâng niu nhưng là cái
đẹp của lối sống thanh lịch, nhã nhặn.
Cùng với Nguyễn Đăng Mạnh là rất nhiều các nhà nghiên cứu khác như:
Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Tạ Ty, Nguyễn Vĩ, Trương Chính, Vương Chí
Nhàn, Nguyễn Đình Thi, Hà Minh Đức, Ngọc Trai, Hồi Anh… Nói chung,
các nhà nghiên cứu nàyđều thống nhất rằng Nguyễn Tuân là một nhà văn tài
hoa độc đáo.

2



Trên phương diện ngôn ngữ học cho đến nay quả thực chưa có nhiều cơng
trình nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên trong các bài nghiên cứu về văn
học, các tác giả đã ít nhiều đã đề cập đến. Với sự tìm tịi, khám phá rất cơng
phu đến nay người ta đã khái quát lên được những đặc trưng về khái quát
ngôn ngữ về nhà văn này.
Tạ Ty kết luận: tồn bộ tác phẩm của Nguyễn Tn khơng nhiều nhưng
mơĩ tác phẩm đều súc tích và chứa đựng sự bắt bng, vượt thốt của ngơn
ngữ đi vào thế giới riêng biệt mà chỉ có Nguyễn Tuân mới đủ sức phung phí
và sử dụng để hình thành một kiến trúc vĩ đại. Mỗi chữ Nguyễn Tuân dùng
đều trở nên quý giá, Nguyễn Tuân viết mà như điêu khắc, cần cù chạm trổ
vào mặt đá qúy những hình nét trác tuyệt [28,58]. Và ơng cịn cho rằng: nói
đến Nguyễn Tn là nói đến một giá trị hiển nhiên là khơi sáng lại dịng thời
gian đã chìm khuất, là nhắc nhở đến vùng trời xơn xao của thanh âm ngơn
ngữ. Hành trình vào tác phẩm của Nguyễn Tuân như hành trình vào một cung
điện tráng lệ đầy màu sắc diễm ảo. Từng nguồn ánh sáng lung linh chiếu rọi
vào mỗi dòng, mỗi chữ. Thứ ánh sáng kì lạ làm mê hoặc cả gỗ đá vô tri và
làm nhũn từng ý nghĩ bứt đi tự niềm cơ đơn nhất [26,57].
Có thể nói, tiêu biểu nhất trên phương diện ngôn ngữ là bài viết của
Nguyễn Lai. Nguyễn Lai cho rằng: Nguyễn Tuân là một nhà văn ln có ý
thức tơn trọng, nâng niu và giữ gìn sự phong phú, giàu có của tiếng Việt, ơng
đã tích luỹ cho mình một vốn từ hết sức phong phú. Câu văn của Nguyễn
Tuân giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm cùng với nhịp điệu không bị gị
bó. Câu văn của Nguyễn Tn rất khó bắt mạch ngữ pháp có quy luật.
Nguyễn Lai thống kê: trong số 2426 câu tuỳ bút trước và sau Cách Mạng, câu
dài khoảng 50 từ trở lên chiếm 11,8%. Nguyễn Lai cho rằng: Câu dài của văn
Nguyễn Tn khơng chỉ góp phần khắc phục lối văn biền ngẫu mà nó cịn là
sự gợi mở về cách dùng tiếng Việt với những câu dài phóng khống nhất
Nguyễn Tn thường biến những câu miêu tả thành những câu tình thái trong


3


khi miêu tả. Văn Nguyễn Tuân có nhiều câu dài ít chủ ngữ. Các sắc thái tự
nhiên được đưa vào văn viết mà không xô bồ, rối rắm. Văn Nguyễn Tuân
chấm câu khá tự do, cực đoan trong việc dùng dấu phẩy, mạnh dạn dùng dấu
nối để tạo những tổ hợp định danh mới. Do vậy, Nguyễn Lai kết luận rằng
tiếng Việt của Nguyễn Tuân là thứ tiếng Việt tự do, nằm ngồi khn mẫu
nhà trường. [12, 141].
Đồng ý với Nguyễn Lai, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: ngôn từ Nguyễn
Tuân có một thứ ma lực, văn xi của anh giàu hình tượng, giàu nhạc điệu và
chất thơ: câu văn của Nguyễn Tuân có nhiều kiểu cấu trúc đa dạng và ông là
nghệ sỹ ngôn từ biết chú trọng đến âm điệu, nhịp điệu của câu văn xuôi.
[15,385].
Phải kể đến tiếp theo trong giới nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Tuân là giáo
sư Phan Ngọc. Trong bài viết của mình, Phan Ngọc cho rằng Nguyễn Tuân có
một lối văn như khắc, câu văn của Nguyễn Tuân vừa rất quy tắc vừa phá quy
tắc và như khắc vào đá, nhưng lại quần tụ trong một kiến trúc bấp bênh,
chênh vênh. [18,198]. Phan Ngọc khẳng định chỉ có Nguyễn Tuân mới nắm
được cái đẹp của câu văn đơn tiết.
Như vậy, tuy các cơng trình nghiên cứu ngôn ngữ của Nguyễn Tuân đã thu
được những kết quả đáng mừng song do xuất phát từ nhiều mục đích, ở
những điều kiện khác nhau nên các kết luận ít nhiều cịn mang tính khái qt,
chưa thực sự đi sâu vào các biện pháp tu từ thể hiện trong các tác phẩm cụ thể
thuộc các thể loại cụ thể.
Trong luận văn này, chúng tôi muốn đề cập đến cái độc đáo trong phong
cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân ở một tác phẩm ký cụ thể là: Hà Nội ta đánh Mỹ
giỏi trên các phương diện: dùng từ, đặt câu, giọng điệu và đặc biệt là sự pha
trộn của ngôn ngữ các thể loại khác trong ký Nguyễn Tuân.

3. Giới hạn đề tài.
3.1. Về dẫn liệu khảo sát.

4


Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 190 trang ký của Nguyễn Tuân in trong
tập ký Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi - Nxb Hà Nội 1983.
3.2. Về nội dung nghiên cứu.
Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu cách lựa
chọn sử dụng ngơn ngữ của Nguyễn Tuân trong cuốn Hà Nội ta đánh Mỹ
giỏi, từ đó rút ra một số kết luận về phong cách ngơn ngữ ký của ơng.
4. Mục đích, phương pháp nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích xun suốt tồn bộ đề tài này là tìm ra những đặc điểm đặc ngôn
ngữ ký của Nguyễn Tuân và rút ra một số đặc điểm riêng về ký của ông.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trong cơng trình này chúng tơi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp thống kê phân loại nhằm tìm ra sự lặp lại của các yếu tố ngôn
ngữ trong ký Nguyễn Tuân và phân loại chúng.
+ Phương pháp đối chiếu, so sánh: Từ những số liệu có được chúng tơi tiến
hành đối chiếu, so sánh với các tác phẩm khác của Nguyễn Tuân và của các
nhà văn khác nhằm tìm ra được cái riêng, cái độc đáo của phong cách ngôn
ngữ ký Nguyễn Tuân.
+ Phương pháp phân tích phong cách học: Từ những ngữ liệu chúng tơi tiến
hành phân tích để thấy được cái hay trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ
của Nguyễn Tuân.
5. Bố cục luận văn.
Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được triển khai bằng ba chương:

Chương 1. Một số vấn đề chung.
Chương 2. Đặc điểm ngôn ngữ ký Nguyễn Tuân trong Hà Nội ta đánh Mỹ
giỏi.
Chương 3. Thể loại ký và đặc điểm của phong cách ký Nguyễn Tuân.

5


Chương 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.
1.1. Phong cách nghệ thuật.
Hiện nay, từ phong cách được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội với nhiều nghĩa khác nhau. Trong văn học, khái niệm này cũng
còn rất nhiều cách hiểu. Song nhìn chung, phong cách nghệ thuật là một phạm
trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của các hệ thống hình tượng,
của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng
tác của một nhà văn, trong một tác phẩm cụ thể, một trào lưu văn học của một
dân tộc cụ thể nào đó. Các dấu hiệu của phong cách dường như nổi lên trên bề
mặt của tác phẩm như một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của
tất cả các yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật. Trong nghĩa rộng, phong
cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem
lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và
một sắc thái thống nhất. Phong cách bao gồm phong cách thời đại, phong
cách trào lưu, phong cách dân tộc, phong cách cá nhân tác giả. Phong cách là
tiêu chí để nhận diện, phân biệt nhà văn này với nhà văn khác, trào lưu văn
học này với trào lưu văn học khác, thậm chí dân tộc này với dân tộc khác. Cái
tạo nên sự thống nhất ở mỗi nhà văn, trào lưu, dân tộc thể hiện tập trung ở
cách đánh giá, nhìn nhận thế giới khách quan và hệ thống bút pháp nghệ thuật
phù hợp với cánh nhìn nhận ấy. Đặc trưng của phong cách là tính thống nhất
giữa các bộ phận trong một chỉnh thê hay chính là tính cấu trúc. Tính cấu trúc

của phong cách biều hiện ở chỗ chỉ nhìn một bộ phận ta đốn được cái tồn

6


thể, khẳng định được năm tháng ra đời, tác giả của nó. Chính vì vậy mà giáo
sư Phan Ngọc định nghĩa: Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các
kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị
lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm
hay một tác giả. [21, 31].
Phong cách nghệ thuật có tính bền vững nhưng cũng có sự phát triển đổi
mới. Sự phát triển đổi mới đó diễn ra trên cơ sở của sự kế thừa.
1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật.
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học vì vậy văn học được
gọi là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ nhân dân là cuội nguồn của ngôn ngữ
nghệ thuật. Mỗi nghệ sĩ khi sử dụng ngơn ngữ đã lấy nó ra từ kho ngôn ngữ
chung mà chọn lọc, gọt dũa qua lao động nghệ thuật chân chính của mình.
Đến lượt nó, ngơn ngữ của nhà văn lại góp phần nâng cao, làm phong phú
thêm ngôn ngữ nhân dân. Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo,
phong cách, tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là một tấm
gương sáng về mặt hiểu biết ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động, trau dồi
ngôn ngữ trong quá trình sáng tác. Ngơn ngữ nghệ thuật khác với ngơn ngữ
hành chính, khoa học… ở chỗ: ngơn ngữ nghệ thuật có tính chính xác tính
hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu cảm. [6, 186]. Căn cứ để
phân biệt ngơn ngữ nghệ thuật với các hình thái ngôn ngữ khác ở chỗ ngôn
ngữ nghệ thuật là thứ ngơn ngữ mang ý nghĩa thẩm mỹ. Tính hình tượng là
thuộc tính bản chất nhất xuyên suốt, quy định mọi thuộc tính khác. Trong
mối quan hệ với văn hố, khi đã hố thân vào nghệ thuật, ngơn ngữ đã vượt
khỏi chức năng sơ đẳng ban đầu, phát huy tối đa tiềm năng của mình để dựng
lên một bức tranh tổng hợp và sinh động về bộ mặt tinh thần của xã hội. Ngôn

ngữ nghệ thuật vưà là công cụ tư duy vừa chuyển tải hình tượng nghệ thuật
chủ quan của nghệ sĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng là thứ tín hiệu giàu
phẩm chất tâm lý xã hội vừa giàu tính truyền thống vừa giàu tính hiện đại

7


nhất. Ngôn ngữ ở đây không đơn thuần chỉ là nghĩa mà trong đó là cả một
kho kiến thức, một truyền thống văn hoá, một chiều sâu thẩm mỹ mà muốn
chiếm lĩnh được nó, người đọc phải tự nâng mình lên một cách tồn diện.
Ngơn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng là phương tiện và chất liệu để tạo ra những
mạch truyền cảm. Như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ được chọn
lọc từ ngôn ngữ nhân dân, là biểu hiện đầy đủ nhất, nổi bật nhất của ngơn ngữ
văn hố và rộng hơn ngơn ngữ tồn dân. Nó có khả năng khơi gợi và đem lại
cho người đọc sự hưởng thụ thẩm mỹ dồi dào. Nó mang dấu ấn của người tạo
ra và sử dụng. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ hoạt động mở, giàu tiềm
năng phái sinh các sắc thái nghĩa tâm lý. Loại ngôn ngữ này kết tinh trong nó
chiều dài truyền thống văn hố dân tộc.
1.3. Phong cách ngơn ngữ.
Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của một chỉnh thể nghệ thật.
Có bao nhiêu yếu tố cấu thành tác phẩm nghệ thuật thì có bấy nhiêu phương
diện biểu hiện phong cách nghệ thuật của nhà văn. Phong cách có thể biểu
hiện qua hệ thống nhân vật, qua hệ thống cảm hứng, qua đề tài, qua hệ thống
các biện pháp nghệ thuật, qua việc lựa chọn thể loại, đặc biệt là qua ngôn ngữ.
Vậy, phong cách ngôn ngữ là một khái niệm nằm trong phong cách nghệ
thuật, nó thể hiện ở việc cá thể hố ngơn ngữ của tác giả. Nằm trong tính tồn
vẹn của cơ cấu nghệ thuật, tác phẩm văn học bao giờ cũng là một cơ thể sinh
động có sự thống nhất của nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố ngôn ngữ bao giờ
cũng là yếu tố khởi đầu và là điểm tựa. Ngôn ngữ của người nghệ sĩ khơng tự
nhiên mà có. Nó là thứ của cải lâu đời và quý giá do con người tạo ra trong cả

một quá trình lịch sử, là lời ăn tiếng nói của nhân dân. Ngơn ngữ vừa là tài
sản riêng của nghệ sĩ vừa là tài sản của toàn dân. Nó được tinh luyện, mang
tính chuẩn mực, điển hình. Đó là sự kết tinh, nâng cao, chọn lọc những âm
thanh ta vẫn nghe, những lời ta vẫn nói, những chữ ta vẫn đọc. Tuy nhiên, khi
đứng trước kho tài sản chung ấy, mỗi nghệ sĩ chọn cho mình những chất liệu

8


riêng làm cơng cụ truyền đạt ý mình mà khơng ai giống ai. Việc lựa chọn từ
ngữ, lựa chọn cách diễn đạt hồn tồn mang tính chủ quan, cá nhân của người
nghệ sĩ. Đối với người nghệ sĩ, sáng tạo văn học, đứng ở một góc độ nào đó,
là quá trình điều hành, tổ chức ngơn ngữ theo một cơ cấu riêng mang tính chủ
quan. Ở đây ngơn ngữ vừa là một phương tiện vừa là một chất liệu cơ bản để
khách quan hố những hình tượng trong tư duy của tác giả. Mỗi nhà văn, do
xu hướng, thị hiếu, tập qn, tâm lý xã hội, cá tính mà hình thành nên cái
giọng riêng. Đối với nhà văn cái giọng riêng đó là cái quyết định sự sống cịn.
Vì vậy mà mỗi nhà văn đều muốn tạo cho mình một giọng riêng khơng lặp lại
ở các nhà văn khác.
Ta có thể thấy ngôn ngữ Hồ Xuân Hương là thứ ngôn ngữ độc đáo, kỳ dị
bởi việc khai thác các từ tượng thanh, tượng hình, cách nói lái, cách chơi chữ;
Ngơn ngữ Tú Xương giản dị, hồn nhiên mà sắc cạnh vì biết khai thác hết
nghĩa đen của ngơn ngữ sinh hoạt hàng ngày; ngơn ngữ Nguyễn Khuyến nhẹ
nhàng, kín đáo mà sâu cay chứa đựng nhiều hàm ý, ngôn ngữ Tố Hữu thiết
tha trữ tình, sâu lắng, giàu nhạc điệu; ngôn ngữ Nguyễn Tuân độc đáo, tài
hoa và uyên bác. Cái giọng văn riêng của nghệ sĩ thể hiện ở sở trường lựa
chọn, sử dụng từ ngữ của họ. Nếu Tố Hữu với lòng mến thương tha thiết đã
lựa chọn thứ ngơn ngữ giàu tính nhạc, giàu chất chữ tình thì Nguyễn Tn với
cái tơi độc đáo lại ưa chọn cho mình một lối chơi độc tấu, đứng bên trên là
trêu gẹo kẻ khác.

Vốn ngôn ngữ là của chung song việc vận dụng nó lại phụ thuộc vào bản
thân mỗi nhà văn. Ngôn ngữ văn chương là thứ ngôn ngữ mang tính chủ
quan của người nghệ sĩ. Phong cách ngơn ngữ không chỉ thể hiện ở cách sử
dụng từ ngữ mà còn thể hiện ở lối diễn đạt, sử dụng chúng thế nào cho đắc
địa, thể hiện ở cách đặt câu, kết đoạn và cách sử dụng các biện pháp tu từ.
Tuy nhiên, ngôn ngữ riêng của mỗi nhà văn không phải là một hiện tượng
riêng lẻ, tách riêng ra khỏi tồn bộ chuẩn mực ngơn ngữ của tồn dân tộc. Mà

9


ngôn ngữ riêng của nhà văn là sự đổi mới có tính hệ thống dựa trên cơ sở kế
thừa và được mọi người chấp nhận. Chính vì thế, những nhà văn lớn thường
là những người có cơng trong việc đổi mới ngôn ngữ dân tộc. Việc xác định
phong cách ngôn ngữ của một nhà văn đòi hỏi phải khảo sát sự kế thừa và đổi
mới của nhà văn đó đối với kho ngôn ngữ dân tộc trên mọi cấp độ làm nên hệ
thống ngôn ngữ.
1.4. Phong cách thể loại.
Cũng như phong cách nhà văn, phong cách thể loại là nét riêng, nét khu
biệt giữa thể loại này với thể loại khác. Phong cách thể hiện ở chỗ mỗi thể
loại văn học có một hệ thống đề tài, nhân vật, cách xây dựng văn bản, ngôn
ngữ riêng. Nếu thể loại sử thi nghiêng về các đề tài mang ý nghĩa lịch sử
trọng đại của cộng đồng, dân tộc thì thể loại tiểu thuyết lại đi sâu khai thác
đời sống riêng tư, cá nhân của con người. Nếu trong thơ tác giả có quyền bộc
lộ trực tiếp tư tưởng, tình cảm của mình thì trong truyện ngắn, tư tưởng tình
cảm đó bao giờ cũng bộc lộ gián tiếp qua nhân vật. Nếu tính cách nhân vật là
điểm mấu chốt thể hiện chủ đề tác phẩm trong tiểu thuyết và truyện ngắn thì
trong kịch chủ đề được khai thác qua mâu thuẫn và hành động kịch.
Thực ra, nếu không đi sâu vào đặc trưng thể loại thì cũng khó khai thác hết
những gì gọi là phong cách tác giả. Cùng một chủ đề, cùng một cảm hứng

nhưng ứng với những thể loại khác nhau, ta có những cách thể hiện khác
nhau. Mỗi thể loại phù hợp với một loại đề tài, một sở trường ngơn ngữ riêng.
(Nói về ngơn ngữ thể loại, chúng tôi nhắc lại ở mục phong cách ngôn ngữ thể
loại trong chương 3).
Như vậy, dù văn xuôi hay thơ, mỗi thể loại đều mang một nét riêng, đó
chính là phong cách thể loại. Chính nét phong cách đó mà khi đọc một văn
bản nghệ thuật, chúng ta phân biệt được tác phẩm đó theo thể loại nào. Tuy
nhiên thể loại khơng đồng nhất với phong cách mà chỉ có thể loại nào có được
một cách nhìn mới, riêng của nó lúc đó mới có phong cách.

10


1.5. Phong cách nhà văn.
Trong sáng tạo nghệ thuật, cái riêng, cái độc đáo quyết định sự tồn tại của
nghệ sĩ. Ai cũng muốn tạo cho mình một nét riêng, khác biệt, tuy nhiên không
phải nhà văn nào cũng tạo được cho mình một phong cách riêng mà chỉ có
những nhà văn có tài thực sự, có bản lĩnh vững vàng thì mới tạo cho mình
được một phong cách. Một tác giả chỉ có được phong cách riêng khi đọc một
vài câu văn của người đó, người đọc biết được tác giả của nó là ai, và khi cái
phong cách mà tác giả ấy xây dựng nên góp phần vào truyền thống văn học,
trở thành mẫu mực cho nhiều người noi theo và học tập. Phong cách nhà văn
là nét riêng, nét độc đáo để phân biệt nhà văn này với nhà văn khác. Những
nét riêng ấy là sự lặp đi lặp lại có hệ thống trên nhiều tác phẩm hoặc trên một
tác phẩm của cùng một tác giả những yếu tố nghệ thuật. Nét riêng đó thể hiện
cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn đối với thế giới khách quan và tài năng
của nhà văn đó trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện biểu đạt.
Phong cách nhà văn chịu sự chi phối của các yếu tố như thế giới quan, tâm lí,
khí chất, và cá tính của mỗi người. Phong cách nhà văn vừa mang những nét
riêng, cá nhân vừa mang dấu ấn của dân tộc và thời đại. Phong cách nhà văn

một khi đã hình thành thì nó có tính bền vững và tương đối ổn định. Tuy
nhiên vẫn có sự thay đổi, phát triển trong từng điều kiện nhất định.
Như vậy, khi nghiên cứu phong cách một nhà văn chúng ta nhất thiết phải
tìm ra nét riêng của nhà văn đó, phải tìm xem nhà văn đó đã kế thừa những gì
ở truyền thống văn học dân tộc và họ đã có những gì đổi mới, phát triển, đóng
góp của họ cho văn học dân tộc là gì. Muốn vậy, chúng ta phải tiến hành khảo
sát trên nhiều tác phẩm hoặc nếu ở một tác phẩm thì phải thấy cho được sự
lặp lại nhiều lần những yếu tố nghệ thuật. Từ đó khái quát nó lên, đặt nó trong
hệ các nhà văn khác mà đối chiếu, so sánh để rút ra những kết luận về phong
cách.
1.6. Đặc trưng thể loại ký.

11


Trong nghiên cứu văn học Việt Nam đương đại, ký là một thuật ngữ dùng
để gọi tên một thể loại văn học bao gồm nhiều thể khác như: Bút ký, hồi ký,
du ký, ký chính luận, phóng sự, tản văn. Có thể nói, ký là một thể loại nằm
giữa văn báo chí và văn học. Ký gần với văn báo chí ở chỗ nó viết về cuộc
sống thực tại, về người thật, việc thật. Ký thường được viết như là sự phản
ứng trực tiếp đối với những biến cố thời sự, trước những vấn đề nóng bỏng
đặt ra trong cuộc sống. Về mặt truyền đạt sự kiện, ký đòi hỏi sự trung thực,
chính xác. Tuy vậy, ký vẫn gần với văn học ở chỗ nó có những phẩm giá như:
Tính giọng điệu, tính đa nghĩa của văn bản, câu văn trong tác phẩm ký có
hồn, tạo được những bối cảnh, những nhân vật đặc sắc, những hư cấu tài tình.
Thể loại này vừa có yếu tố của truyện vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy
nghiên cứu. Những yếu tố truyện thể hiện ở chỗ nó tạo ra những hình ảnh có
hồn. Tư duy nghiên cứu trong ký thể hiện ở chỗ nó cung cấp những dữ kiện,
những tri thức nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người. Sự hợp nhất
giữa tư duy nghệ thuật và tư duy nghiên cứu là đặc trưng của tư duy viết ký.

Trong ký, yếu tố chính luận là vai trị cốt yếu còn cốt truyện chỉ là căn cứ cho
sự kiện, làm bàn đạp thực tại cho tư tưởng chính luận. Vì vậy nên ngồi hiệu
quả gây khối cảm mỹ học, thể loại ký còn gây cho người đọc những khối
thú thuần trí tuệ bằng việc cung cấp cho họ những tri thức mà họ quan tâm,
có khi chỉ là những kiến thức thoả mãn óc tị mị thơng thường của con người.
Ở thể ký, tác giả có quyền bộc lộ trực tiếp nỗi niềm của mình [9,122]. Trong
thể loại ký, chất liệu ngôn ngữ được sử dụng là những chi tiết hiện thực trực
tiếp gắn với môi trường xảy ra sự kiện. Tính hiện thực ở đây thiên về mặt
phản ánh quá trình xảy ra theo logic tự nhiên.
Khác với truyện ngắn, tiểu thuyết, ký không nhằm vào việc miêu tả q
trình hình thành tính cách cá nhân trong tương quan với hoán cảnh. Những
câu chuyện đời tư khi chưa nâng lên thành vấn đề xã hội thì cũng không phải
là vấn đề quan tâm của ký. Đối tượng nhận thức thẩm mỹ của ký thường là

12


một vấn đề, một trạng thái đạo đức, phong hoá xã hội, một trạng thái tồn tại
của con người hoặc những vấn đề nóng bỏng của xã hội [8,7]. Ký chỉ dừng
lại ở những sự thực đời sống cá biệt chứ chưa xây dựng được hình tượng
mang tính khái qt.
Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi không nghiên cứu thể loại ký nói
chung mà chỉ đi vào nghiên cứu thể bút ký trong thể loại ký.
Bút ký là một thể thuộc loại hính ký, thường có quy mơ tương ứng với
truyện ngắn nhưng khác với truyện ngắn là nó khơng sử dụng yếu tố hư cấu
trong việc phản ánh hiện thực. Bút ký ghi lại những con người và sự việc mà
nhà văn đã tìm hiểu nghiên cứu cũng như cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện
một tư tưởng nào đó. Bút ký có thể thiên về khái quát các hiện tượng đời sống
có vấn đề hoặc thiên về chính luận. Ở việc khái quát các hiện tượng đời sống
có vấn đề, bút ký có thể chú ý đến việc điển hình hố những tính cách bằng

các biện pháp nghệ thuật như xây dựng cốt truyện, sử dụng các yếu tố liên
tưởng trữ tình… Ở mặt chính luận, bút ký nổi lên với những hiện tượng của
đời sống xã hội mà tác giả nắm bắt được cái thực chất bên trong và mơ tả nó
một cách chính xác, sinh động, có kèm theo nhận xét [6, 23].
1.7. Nguyễn Tuân với thể loại ký.
Nguyễn Tuân là một trong số những tác giả lớn của văn học Việt Nam, là
người đặt nền móng cho văn xi tiếng Việt hiện đại. [25,543]. Ơng là một
trong số ít những nhà văn Việt Nam đã tạo được cho mình một phong cách
riêng độc đáo, và là người luôn ý thức được tài năng của mình, lao động nghệ
thuật một cách khổ hạnh để vun đắp thêm tài năng đó. Trên văn đàn Việt
Nam hiện đại, Nguyễn Tuân nổi lên như một ngôi sao sáng với những nét
phong cách khá ổn định cả trước và sau Cách mạng. Sự thống nhất trong
phong cách Nguyễn Tuân chính là điều đã tạo ra một Nguyễn Tuân trong tuỳ
bút [17, 27], thể loại mà Nguyễn Tuân đã lựa chọn từ khi mới khởi nghiệp và
cho đến bây giờ chưa ai vượt qua được ông ở thể loại này.

13


Nhìn chung, trước và sau Cách mạng Nguyễn Tuân chủ yếu gắn bó với thể
loại ký và sớm thành cơng với nó. Khi gắn bó với ký, Nguyễn Tuân đã đem
lại cho thể loại này một sắc thái mới, một sức phóng khống mới nhờ sự sắc
sảo và độc đáo trong cách nhìn ngắm cuộc đời, đặc biệt qua ngơn từ biểu
hiện. Qua tập bút ký Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, ta hiểu thêm một phần nào đó
tài năng chữ nghĩa của Nguyễn Tuân . Tập ký là một bằng chứng khẳng định
thêm rằng ông là bậc thầy ngôn ngữ, một nhà văn độc đáo vơ song mà mỗi
dịng chữ tn ra đầu ngịi bút đều như có một dấu hiệu riêng, một Nguyễn
Tuân yêu thiết tha vốn từ dân tộc và ln có ý thức làm giàu thêm kho ngơn
ngữ đó [ 3, ]. Với Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi Nguyễn Tuân đã làm cho ta yêu
thêm Hà Nội, hay ít nhất là hiểu thêm về Hà Nội[ 2,306] . Sau cách mạng, nhà

văn Nguyễn Tuân với sự lịch lãm và những hiểu biết sâu rộng của mình đã
sớm trở thành một nhà văn -chiến sĩ với những chiến cơng phải nói là sáng
chói. Sự độc đáo của Nguyễn Tuân bây giờ thật là đắc dụng. Đứng về phía tác
dụng mà xét thì những bài viết về Hà Nội đánh mỹ của ông thuộc vào loại mà
trừ phi Nguyễn Tuân không ai làm nổi [19, 129].
Tiểu kết 1: Trong chương này, chúng tôi đề cập đến một số vấn đề lý luận có
liên quan. Cụ thể là thống nhất những khái niệm như: phong cách nghệ thuật,
ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách thể loại, phong cách ngôn ngữ, phong cách
nhà văn. cũng trong chương 1 này chúng tôi đã đi đến khái quát đặc điểm
chung của thể loại ký, phân biệt nó với thể loại khác và vị trí của Nguyễn
Tuân trong việc phát triển thể loại văn học này.

14


Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ KÝ NGUYỄN TUÂN TRONG
HÀ NỘI TA ĐÁNH MỸ GIỎI.
2.1. Vốn từ vựng phong phú.
Từ ngữ là sản phẩm chung của tồn dân, nó là kết quả của một q trình
lịch sử, văn hố lâu dài. Tài năng của mỗi nhà văn thể hiện ở chỗ họ biết vận
dụng vốn từ ngữ đó như thế nào trong sáng tạo nghệ thuật của mình. Đối với
Nguyễn Tuân, ông đã khai thác khá triệt để vốn từ dân tộc để làm giàu thêm
vốn từ ngữ của mình. Và vì thế mà ơng ln ln cho ta một cảm giác rất
giàu chữ [21, 135]. Với lòng say mê tiếng mẹ đẻ, Nguyễn Tn ln có ý
thức tích luỹ cho mình một vốn từ phong phú. Vốn ỳư đó thể hiện trên các
lĩnh vực sau:
2.1.1. Từ Hán Việt.
Nếu như trước Cách mạng, ta thấy một Nguyễn Tuân ngạo ngễ, khinh bạc,
luôn muốn chơi ngông với cuộc đời khi ông tìm về với nền văn hố cổ. Thì
sau Cách mạng, cùng với những anh chị em nhà văn, nhà thơ xông xáo vác ba

lô vào chiến dịch. Cái tôi cô đơn trước kia của ông đã bị lôi cuốn vào khơng
khí sơi động của những ngày kháng chiến, hồ nhập với cuộc đời lớn của đất
nước, với tập thể lớn nhân dân. Con người cũ trong ông đã bị tiêu diệt. Ơng
khơng cịn là một gã kiêu căng mà đối với cuộc sống, ta chỉ thấy một Nguyễn
Tuân khiêm tốn, có thái độ khuất phục và thể hiện rõ sự phục thiện của mình.
Cách mạng tháng Tám đối với Nguyễn Tuân là một cuộc hồi sinh. Và điều đó
chi phối rất lớn đến phong cách của ông. Nếu như trước đây, để tìm cho mình
một nơi trú ẩn, ơng đã quay về với một thời quá khứ vàng son, nhặt nhạnh
tinh hoa cịn sót lại của một thời vang bóng. Nguyễn Tuân đã đưa chúng ta về
thế giới cổ xưa bằng một lớp từ cổ, khơi gợi cái linh thiêng của quá khứ đã
chìm khuất như: phiến trát, thơ lại, án thư, sinh bình, biết nhỡn liên tài, bãi
lĩnh, sở nguyện, thành phủ... (Chữ người tử tù).

15


Thì bây giờ cũng với vốn từ Hán Việt giàu có của mình, ơng khơng dùng
nó để gọi hồn sự vật nữa mà dùng nó với tư cách là những thuật ngữ khoa
học. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi toàn dân đang ngày đêm
canh giữ đất trời tổ quốc dưới đạn bom khói lửa, thì với ngịi bút tài hoa của
mình, Nguyễn Tuân đã chiến đấu với kẻ thù bằng những áng văn sắc sảo. Một
lần nữa, Nguyễn Tuân tỏ ra rất uyên bác khi sử dụng lớp từ Hán Việt. Với lớp
từ này, ông đã chứng tỏ mình là một người có hiểu biết rộng và un thâm
trong khoa học quân sự. Chẳng hạn:
Phi công, Hoa Kỳ , đích danh, địa điểm, chỉ huy, phổ biến, mục tiiêu, vị trí
địa lí, cao xạ, trận địa, pháo thủ, đại bác, phản lực, dân vận, giải phóng,
khẩu hiệu, truyền đơn, cứu quốc, chiến đấu, chiến lợi phẩm, tiêu ngữ, đại
chiến, ....
(Ở mặt trận Hà Nội)
Chế tạo, cảnh giới, tự vệ, giải giáp, bình trị, nghi trang, phi thuật, chiến xa,

phi vũ công, không lực, bại binh, …(Giải tù Mỹ qua phố Hà Nội)
Đó cũng là một điều dễ hiểu. Khi lao ngịi bút của mình vào để miêu tả
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, việc dùng vốn từ
Hán Việt giúp cho Nguyễn Tuân gọi tên sự vật, sự việc một cách chính xác,
khoa học – sắc thái nghĩa mà từ thuần việt không có được. Nói như vậy
khơng có nghĩa là Nguyễn Tn không dùng những từ cổ. Trong ký của ông
thỉnh thoảng ta vẫn thấy có phảng phất một chút phong vị cổ xưa khi tác giả
nói đến những truyền thống văn hoá, những tập tục xưa kia của người Việt.
Và lúc này chính là lúc để ơng dùng những từ cổ, vốn một thời đã là sở
trường riêng. Như:
Cổ kính, cổ truyền, cổ điển, thất sủng, biệt viện, vọng, tạ, thiết lĩnh, đồng
phịng, điều, liệt hạng, ....(Nhớ Huế).
Tuy đã có sự chuyển biến cơ bản về phong cách nghệ thuật nhưng con
người cổ đôi khi vẫn hiện về trong văn ông. Viết về bất cứ đề tài gì Nguyễn

16


Tn cũng có một chút hồi niệm về cái cũ, có khi cái cũ trở thành một ám
ảnh nặng nề đối với anh [5, 112]. Viết về Huế nổi lửa mậu Thân, 1968 mà
vẫn thấy Cả một Huế xưa cũ hiện về xao xuyến, ám ảnh, thấy rờn rợn (...)
những câu thơ trăng Huế của Hàn Mặc Tử. Trong dư vang tiếng súng phong
trào Thừa Thiên Huế, mở đầu năm 1968, thấy cịn xao xuyến nơi lịng mình,
nào là đị tuần hị ơ cơn gió phá, nào là mái đẩy trận mưa cồn, súng nổ mở
cổng thành và sáu nhịp cầu Tràng Tiền hiện lên như ba cặp lông mày trắng
thần lãng mạn nào đang soi vào mặt sông không mỏi. (Nhớ Huế)
Chỉ một từ Hán Việt dư vang cũng đủ cho người đọc lắng mình hồi niệm
về thời q khứ đã qua. Nguyễn Tuân đã biết vận dụng ngôn ngữ điện ảnh,
ngôn ngữ hội hoạ để làm giàu thêm ngơn ngữ văn chương của mình. Cầu
Tràng Tiền hiện dần như một cảnh quay mờ ảo từ xa lại. Và nét vẽ quyết định

là ba cặp lông mày trắng. Quả thực có ít người có thể làm nên điều kỳ diệu
này. Tuy không nhiều nhưng từ Hán Việt trong Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi đã
góp phần làm nên cái hay của tác phẩm. Nếuđọc ký TơHồi, ta thấy ơngcó sở
trường dùng từ Thuần Việt thì với vốn từ Hán Việt, ít có nhà văn nào vượt
qua được Nguyễn Tn.
2.1.2. Từ vay mượn gốc Âu.
Bên cạnh lớp từ Hán Việt, ký Nguyễn Tuân còn phong phú về từ vay
mượn gốc Âu. Đó là những từ được du nhập vào nước ta từ sau khi có cuộc
giao lưu văn hố hồi đầu thế kỷ. Phù hợp với thể loại ký, ngôn ngữ cũng phải
mang tính thời sự, tính hiện đại. Nếu như ở lớp từ HánViệt Nguyễn Tuân đã
làm tăng thêm tính chính xác, khoa học trong ký của mình thì với những từ
vay mượn, ký Nguyễn Tuân mang tính hiện đại. Từ vay mượn ở đây có thể là
tên gọi của một số sự vật, hiện tượng cũng có thể là tên gọi của người. Chẳng
hạn:

17


Ét xăng, đô la, kaki, ra vơ bông, ôtô, com măng ca, nilon, mit tinh, xích lơ,
Nin Giơn, Rua Năm Bơ, Hít Le, Phát xít, Nơ en, Bia, King co bra, Zun ker, Đa
Co Ta, phooc mon, Pho Ret Tan, Ri Cooc đơ, Mich Kên...
2.1.3. Từ địa phương.
Bên cạnh lớp từ Hán Việt, từ vay mượn gốc Âu, Nguyễn Tuân còn đưa
người đọc đi đến những miền quê đất Việt qua cả một lớp từ địa phương giàu
có. Nếu ký Nguyễn Thi, Anh Đức khơi dậy cách nói, nối sống văn của miền
Nam bằng lớp từ địa phương miền Nam Việt Nam, thì Nguyễn Tuân lại đưa
độc giả dọc theo chiều dài đất nước, theo chân của cuộc kháng chiến đi đến
những miền đất anh hùng, nơi đang diễn ra cuộc tranh đấu đầy oanh liệt.
Chẳng hạn:
Khá hung, năm ni, như rứa, chừ, o, tít cù lèo, thiệt, lộn, vơ, đờn, thúi, coi,

mu, chi, tê, rú, ri, hè, tợn, đàng, ...(Nhớ Huế) gợi ta nhớ đến xứ Huế xa xôi
nhưng lại rất anh hùng. Khi kể về Huế, ông không ngần ngại làm một con
người xứ Huế với lớp từ địa phương dày đặc. Ta hãy nghe một câu nhận xét
của ơng về cờ Mỹ:
Cờ Hoa Kỳ có tới năm chục ông sao, sao chi mà nhiều rứa. (Nhớ Huế).
Những từ địa phương được sử dụng lặp lại nhiều lần nhằm tạo cho người
đọc có được một ấn tượng mạnh mẽ về địa danh đang nhắc đến. Không chỉ
Huế, Hà Nội trong những ngày này cũng đang rền vang tiếng súng chống
quân thù. Lớp từ địa phương Bắc Bộ được Nguyễn Tuân sử dụng như một
biện pháp nghệ thuật. Cách nói của người Hà Nội đã làm cho ký ơng thêm
sinh động. Ví dụ như: chửa chắc, giồng, giời,.... (Ở mặt trận Hà Nội).
Phải nói rằng, từ địa phương trong Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi đã góp phần
làm cho những trang ký dễ đi sâu hơn vào lòng người đọc, giúp cho việc phản
ánh những sự kiện được sâu sát hơn, có sức thuyết phục hơn.
2.1.4. Tạo từ đồng nghĩa lâm thời.

18


Đối với Nguyễn Tuân, chỉ sử dụng những từ có trong dân tộc khơng thơi
thì chưa đủ. Ơng vốn là người ln ln muốn tạo cho mình một lối riêng.
Cho nên, bên cạnh sự kế thừa, ông đã sáng tạo ra nhiều tổ hợp từ mới đã làm
giàu thêm cho vốn từ dân tộc. Trong ký Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi ta bắt gặp rất
nhiều kết hợp lạ. Có thể nói, Nguyễn Tn là một người ln đi tìm và săn
chữ đẹp. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên, là khơi sáng
lại dòng thời gian đã chìm khuất, là nhắc nhở đến một vùng trời xôn xao của
thanh âm ngôn ngữ [28, 268]. Ngày xưa, Nguyễn Tuân vốn sở đắc một kho từ
vựng có giá trị tạo hình khá phong phú mà ơng thường đem ra hoặc để khoe
khoang với đời hay để khiêu khích với thiên hạ, hoặc để gật gù, nhấm nháp
với rượu giang hồ. Thực ra, chỉ khi nào Nguyễn Tuân say thì chữ nghĩa của

ơng mới phơ ra hết màu sắc của chúng. Cho nên, vấn đề đặt ra một cách hợp
lý đối với ông lúc này là chuyển cái say giang hồ, cái say hoài cổ sang cái say
men nồng Cách mạng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ lúc này có thể nói là chất
men nồng đối với ơng. Cái tài hoa, uyên bác trước kia giờ được ông tung vào
đất trời kháng chiến. Ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân, chữ nghĩa của ông
lắm lúc đột nhiên kết thành những vần thơ trầm bổng. Trong cuộc kháng
chiến trước, Nguyễn Tuân viết nhiều về sinh hoạt của chiến sĩ và nhân dân.
Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ lần này, ông không tản cư mà ở ngay trong
thành phố để viết nên Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Cái Tôi của Nguyễn Tuân lúc
này đã hoà vào cái Ta chung của toàn dân tộc. Tuy nhiên, lúc cần, cũng như
trước Cánh mạng, ngơn ngữ Nguyễn Tn có thể xù những bộ lơng Nhím gai
ngạnh sắc sảo ra, khơng phải để thách thức với đời mà chĩa vào kẻ thù, chiến
đấu với kể thù dân tộc. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân dường như không giàu lắm
những từ ấm cúng, đôn hậu nhưng lúc cần diễn tả một cái gì phóng túng, tài
hoa, hoặc giữ dội mạnh mẽ, lúc cần tố cáo, vạch mặt kẻ thù thì ngơn ngữ của
ơng lại giàu có, phong phú lạ thường. Những từ vác trong kho dân tộc ra dùng
chưa đủ, ông sáng tạo ra một loại các từ đồng nghĩa lâm thời khác để chỉ ra

19


cho được bộ mặt, bản chất của thằng giặc Mỹ. Ta hãy nghe ông gọi những
thằng giặc lái của Mỹ:
Thằng bay, giặc bay, phi công Mỹ, kẻ cướp Mỹ, giặc trời, tù dây, thần chết,
thứ khắm thối Hoa Kỳ, khuôn mặt tội ác của Hoa Kỳ, kẻ cướp Mỹ vân phỉ, hổ
báo thú dữ Hoa Kỳ, lũ điên rồ hiếu chiến, bọn phát xít Hoa Kỳ hợm hĩnh, quỷ
sứ lâu la viễn chinh Mỹ, quỷ sứ ma vương Hoa Kỳ, thần chết Hoa Kỳ, con ác
thú Mỹ, cái đàn cái lũ thú Mỹ, bóng đen Hoa Kỳ, bầy quỷ sơng phi công Mỹ,
thằng phản lực Hoa Kỳ, tù Hoa Kỳ gãy cần lái....
Thường khi tập trung miêu tả một sự vật, để tránh sự lặp lại nhàm chán, nhà

văn tung ra hàng loạt các từ đồng nghĩa để miêu tả một cách triệt để, tỉ mỉ. Để
chỉ thằng thiếu tá Níc Kên, Nguyễn Tuân đã gọi những tên như: Kên, viên
quan tư tù Mỹ, hung thần, quan tư Kên, quan tư khơng lực Hoa Kỳ, cái bóng
tối Hoa Kỳ, .... (Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào).
Hay chỉ giặc Mỹ nói chung Nguyễn Tuân có: giặc Mỹ, chính quyền diều
hâu Mỹ, rơm rác Hoa Kỳ, thằng Mỹ lợn lòi, con Mỹ, cục Mỹ, Hổ Hoa Kỳ, ....
Khi tập trung vào giặc Mỹ, ngôn ngữ Nguyễn Tuân như có cạnh săc, đâm
trúng vào tận tim của chúng, gọi rõ đúng bản chất của chúng ra để mà đánh,
để mà chê bai, giễu cợt. Ngòi bút của Nguyễn Tuân lúc này thực sự trở thành
một vũ khí lợi hại, đâm thọc vào hang ổ kẻ thù. Để gọi máy bay Mỹ ngày
đêm quấy phá trời Hà Nội, Nguyễn Tuân đã gọi:
Con thần sấm phản lực Hoa Kỳ, con đại bàng Mỹ B52, cục Mỹ to chềnh
ềnh, đầu lâu Đuy ra khổng lồ, cục Mỹ giết người, ....
Nguyễn Tn như trút hết lịng căm thù của mình vào từ ngữ. Ơng đã khơng
ngần ngại vật hố giặc Mỹ, tạo cho người đọc một sự liên tưởng thú vị, từ đó
mà ném ra cái cười đầy khinh bỉ. Với những từ như cục, đống, lũ, đàn, con,
..., Nguyễn Tuân đã gợi lên cho người đọc những hình ảnh cụ thể. Và cũng
qua đó mà nói được thái độ, tình cảm của mình. Cũng là máy bay, nhưng với

20


máy bay của không quân Việt Nam, Nguyễn Tuân lại gọi là: Cánh bạc, mình
thoi phản lực, ... một cách đầy trân trọng.
Việc tạo ra các tổ hợp từ mới chứng tỏ tài năng và vốn sống của Nguyễn
Tuân. Ông ln có một cách nhìn mới rất riêng về cuộc sống. Những từ ngữ
Nguyễn Tuân đưa ra, ngoài cái nghĩa vốn có, nó cịn thể hiện kinh nghiệm
sống, sự từng trải của ông. Không chỉ đưa ra hàng loạt từ đồng nghĩa để miêu
tả sự vật mà ký Nguyễn Tuân cịn hấp dẫn người đọc bằng những định ngữ.
Khi nói về Hà Nội, thủ đô thiêng liêng của tổ quốc, Nguyễn Tn khơng ngần

ngại phong cho nó là: Hà Nội cố đô, Hà Nội triệu phú, Hà Nội cả tin, Hà Nội
cũ, Hà Nội mới, Hà Nội thân mến, Hà Nội ngàn năm văn hiến, Hà Nội dũng
cảm, Hà Nội anh hùng, .... Khi nói về hồ bình, mơ ước đến cuộc sống hồ
bình thì cái gì ơng cũng gắn với nó. Ví dụ:
Chủ nhật hồ bình, cơm hồ bình, mái bếp hồ bình, pháo hồ bình. (Bên ụ
súng Hà Nội một đám cưới phịng khơng).
Nói về Huế thì có: Huế cổ điển, Huế cổ kính. Đã ca ngợi là ca ngợi hết
lịng, đã nói là nói hết những đặc tính của sự vật. Khi nói về Mỹ, Nguyễn
Tn có: Giơn Xơn giặc già, Lầu năm góc hiếu chiến, Nhà trắng hiếu sát….
Có lẽ khơng cịn từ nào, câu nào chính xác hơn, đúng bản chất bọn Mỹ hơn
là những định ngữ của Nguyễn Tuân. Có được sự sắc cạnh đó, khơng phải chỉ
có tài năng mà cịn có cả tấm lòng yêu nước của Nguyễn Tuân.
2.1.5. Tạo ra cách nói mới.
Khơng những tạo ra định ngữ cho từ mà khi cần thiết, Nguyễn Tn cịn
tạo ra cách nói mới, độc đáo, khác lạ. Để tránh đau thương cho cái chết của
nhân dân, Nguyễn Tuân đã nói: Ghi sổ máu với tổng thống Hoa Kỳ, biến ta từ
thế bị động thành thế chủ động. Hoặc cũng có khi ơng biến nỗi đau mất mát
thành một chuyện bình thường. Người chết trước lấy hậu sự của người chết
sau thì ơng gọi là vay xổi hậu sự . Cũng có lúc ta thấy Nguyễn Tuân rút gọn
từ lại để tiết kiệm. Chỉ điểm và gián điệp ông gọi là điểm điệp. Thái Bình

21


dương thì ơng gọi là dương Thái Bình theo cấu trúc từ tiếng Việt. Hồ hồn
kiếm thì gọi là hồ trả gươm nhằm Việt hố từ Hán Việt. Điều đó cho ta thấy
lòng yêu say mê tiếng mẹ đẻ, ý thức trau dồi ngôn ngữ và ý thứ về bản sắc
dân tộc của ơng.
2.1.6. Dùng từ chính xác.
Có thể nói, phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Tuân không dừng lại ở vốn

từ vựng giàu có mà cịn thể hiện ở chỗ ơng dùng vốn từ đó một cách chính
xác. Từ của ông dùng diễn tả được cái hồn, cái thần của sự vật. Văn Nguyễn
Tuân rất kỹ chọn từ như mấy bà nội trợ đảm đang chọn quả (...). Trong mỗi
câu văn mỗi từ như cựa quậy được chọn vào đúng chỗ nên câu văn có sức
sống [23,213]. Khi nói về bọn giặc Mỹ vào đề lao, tác giả viết: Và giặc bay
Mỹ thì cứ lũ lĩ đút đầu vào cái cổng đề lao. Chỉ một từ lũ lĩ ta cũng mường
tượng được cái cảnh một đoàn tù binh Mỹ đi chậm chạp, cúi đầu xuống, sợ
sệt. Có thể từ lũ lĩ là một từ mới do sự kết hợp giữa hai từ lũ lượt và lầm lĩ mà
thành. Ta hãy nghe ông tả tiếng thét đả đảo đế quốc Mỹ của dân Hà Nội:
Tiếng thét trong hành lang phố dài lùa rền đi hàng đợt, hàng tràng. Từ lùa
rền nói lên được sự vang dội và sự kế tiếp nhau không ngớt của những tiếng
căm thù thốt ra từ trong lịng dân Hà Nội. Gọi phi cơng Mỹ là giặc bay thì
khơng có ai ngồi Nguyễn Tn gọi được. Bác Hồ kính yêu của chúng ta
cũngchỉ gọi là giặclái, có nghĩa là xem những phi cơng Mỹ là giặc, còn
Nguyễn Tuân lại gọi chúng là giặc bay,nghĩa là bất cứ ai ngồi trên máy bay
chiến đấu của Mỹ cũng đều là giặc. Như vậy là hay hơn, chính xác hơn. Hay
khi miêu tả tiếng nấc của Níc Kên, Nguyễn Tuân viết: Cái tiếng nấc Hoa Kỳ
của một thằng tù Kên, có nốt lại nghe ẳng lên như bị hóc xương ở cổ. Chỉ một
từ ẳng cũng đủ để tên Níc Kên nằm ở tầm thú vật. Hay khi thẻ hiện thái độ ủa
mình đối với Níc Kên ơng viết: Tôi cắm một điếu thuốc Điện Biên vào mồm
thằng giặc. Chỉ một từ cắm ta cũng thấy được lòng căm thù đến tột độ của
Nguyễn Tuân. Khi nói về bọn giặc Mỹ bị ta bắn rơi từ máy bay xuống, tác giả

22


đã dùng từ đống: mặt trận phía chùa Quốc Ân ngổn ngang một đống Mỹ. Từ
đống đã làm cho bọn Mỹ trở thành một thứ phế thải ô uế, đáng đổ đi.
Cần phải nói rằng, sức mạnh của ngơn ngữ khơng chỉ ở số lượng từ phong
phú mà cịn ở khả năng nhạy cảm về ngữ nghĩa của từ, ngữ điệu của câu. Để

có được điều đó, trước hết là do yếu tố thiên bẩm mà ông trời ban phát cho
mỗi nhà văn, sau nữa là do sự học hỏi, tích luỹ lâu dài, tinh thần lao động
nghệ thuật một cách nghiêm túc của mỗi nghệ sĩ. Tinh thần ấy ta dễ dàng thấy
được qua từng câu, từng chữ của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân đã mài sắc
mình để làm đắt cho trang văn, đã khéo léo lựa chọn và gọt dũa ngơn từ làm
cho nó thêm phần sắc cạnh và bóng bẩy. Đó cũng là một cách thể hiện lịng
u dân tộc u ngơn ngữ mẹ đẻ của ơng. Ơng đã từng nói trong bài về tiếng
ta: Trong năm giác quan đem ra làm công cụ kiểm nghiệm, cặp mứt soi
xuống dòng (... ). Nhưng cặp mắt chưa đủ để lọc hết những bụi bặm còn bám
theo cái tiếng vừa mới phát biều cho mình. Cho nên phải dùng cả tai của
mình nữa. Và để pháp huy tốt cùng hiệu năng của tiếng nói mình có khi phải
dùng cả năm giác quan. Ngồi việc soi lại cịn phải ngửi lại, nếm lại cái mình
viết ra kia, trước khi bưng nó ra cho người khác thưởng thức (...). Có khi lại
như chính lịng bàn tay mình phải sờ lại những góc cạnh câu viêt của mình,
xem lại nó có nên gồ ghề, chân chất như thế hay là gọt nó trịn trĩa đi thì nó
dễ vào lỗ tai người khác hơn [27, ]. Nguyễn Tuân không những kĩ càng, tỉ
mẩn trong việc lựa chọn và sử dụng từ ngữ mà qua đó ơng cịn thể hiện tơn
trọng của mình đối với nền văn hoá nước nhà và đối với độc giả. Tinh thần
lao động hết mình đó là một tấm gương sáng cho mỗi chúng ta học tập. Cũng
không phải là ngẫu nhiên khi Nguyễn Tuân tuyên bố: Mỗi khi cầm bút ướm
thử lên tờ giấy trắng tinh khiết, tôi thấy sung sứng vô vàn, sung sướng đến
chảy nước mắt ra đến nỗi có thể tưởng tượng rằng mình sẽ chết ngay nếu
mình mất quyền viết [27,12].

23


Đọc: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, bên cạnh cái điêu luyện của một cây bút già
dặn, ta còn thấy ở Nguyễn Tn một sức trẻ, một lịng nhiệt tình khơng những
với cánh mạng mà cịn với cả chữ nghĩa. Ông yêu quý chữ nghĩa của dân

gian, sử dụng ngôn ngữ rất sống, rất tài tình. Phần lớn ơng dùng chữ cũ, có
sẵn của dân gian, nhưng dùng đến nát nghĩa, tận dụng hết công suất và năng
lượng của chữ ấy. Ông đã huy động những con chữ vào một thế trận ngơn
ngữ có tập kích và thu hồi, có nghi binh và phịng ngự, và thỉnh thoảng có
anh đặc công chữ lọt vào... [2,309].
2.1.7. Dùng khẩu ngữ.
Khẩu ngữ là ngơn ngữ nói thơng thường trong cuộc sống hàng ngày, nó có
đặc điểm khác với phong cách viết. Tuy nhiên khi đã đi vào tác phẩm nghệ
thuật, nó tạo ra một màu sắc tu từ riêng. Trong cách nói hàng ngày người ta
có thể dùng những từ thơng tục, thơ thiển nhưng khi viết thì nhà văn phải
dùng nhã ngữ hoặc cách nói giảm nhẹ. Văn chương rất kiêng với những từ
tục. Tuy nhiên, mỗi tác giả đều do dụng ý nghệ thuật riêng của mình mà dùng
khẩu ngữ. Thơng thường trong văn Nguyễn Tuân, ta bắt gặp những từ ngữ
hoa mỹ, cầu kỳ, sang trọng nhất. Thế nhưng ở Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi nhà
văn lại dùng rất nhiều khẩu ngữ, những câu chửi rủa rất tục vừa khinh bỉ, vừa
xách mé. Điều đó gắn với cách nhìn, và quan niệm về con người của ông. Hà
Nội ta đánh Mỹ giỏi là tập ký đánh Mỹ, mà đã đánh giặc thì người ta có thể sử
dụng bất kỳ loại vũ khí nào khơng loại từ vũ khí văn chương. Giặc Mỹ là
những tên giết người, chúng huỷ diệt sự sống của con người Việt Nam, huỷ
diệt cái đẹp vốn có của đất nước. Với bọn đó Nguyễn Tuân có một thái độ
khinh bỉ ơng xem chúng là một loại chó sói mới, hổ mới, báo mới mới xích từ
rừng nguyên sinh Hoa Kỳ lôi tuột về đây. (Đêm xuân nằm ngẫm đến bầy Hổ
Mỹ). Nhìn kẻ thù ở phương diện thú vật, Nguyễn Tuân đã ném ra rất nhiều
những lời thô bạo đối với chúng. Chẳng hạn:

24


Cái hèn hạ của bọn này đã là chối (...). Ném vào trung tâm Hà Nội, tang
chứng rành rành ra kia mà vẫn cứ xoen xoét leo lẻo. Đến lúc hết đường chối

quanh, thì một cách thật là ngang bửa, hỗn láo quen thân.(Nơ en Mỹ).
Cả một đoạn văn tồn dùng khẩu ngữ. Nào là rành rành ra kia, xoen xoét
leo lẻo, chối quanh, ngang bửa, hỗn láo có tác dụng tố cáo sự hèn hạ, dối trá
của bọn phi cơng Mỹ. Giọng văn quyết liệt, lí lẽ sắc sảo đã dồn bọn Mỹ đến
chân tường. Có khi, để đập lại giọng điệu của kẻ thù ơng viết: Nói chẻ hoe ra
thì cái vơ tình ấy đã được kế hoạch hoá mấy năm nay rồi bởi bọn lái súng và
bọn tâm lý chiến tranh. Nói chẻ hoe ra kết hợp với thì, ấy, rồi tạo nên sự
hùng hồn của câu văn. Ta như thấy nhà văn chửi thẳng vào mặt bọn Hoa Kỳ
với động tác đập bàn quát mắng. Trong các cuộc đối thoại với bọn Mỹ, lòng
căm thù trong ông cứ hừng hực bốc lên. Ông không ngần ngại mà lôi cả gia
tộc họ hàng bọn mỹ ra để chửi:
Cả lò nhà mày, cả họ nhà mày đúng là một bọn ăn cướp nhà nghề. Ông
nội mày, (...) Bố mày hiện giờ cịn là đơ đốc ở đại Tây Dương. (Đèn điện phố
phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào).
Hay: Trơng ba cái kiểu người có thể vui mắt được ấy, có ba người đã nói
nhỏ rằng là nên tống cổ mẹ nó ra khỏi chợ hoa đi.(Có ba phi cơng Mỹ trong
chợ hoa sơ tán).
Nguyễn Tn dùng khẫu ngữ rất tài, những câu chửi tục được sử dụng để
tăng thêm sắc thái biểu cảm và gây ấn tượng mạnh. Có khi ơng dùng những
từ có sức cơng phá lớn như: chết ngồi, chết mịn với ngực ứa máu tim, ăn
đạn… Bao nhiêu ngôn từ thô bạo được Nguyễn Tuân ném vào mặt bọn hiếu
chiến. Ông đã góp phần đánh Mỹ bằng thứ vũ khí thiết thực nhất là ngơn từ.
Khi nghe tên Lạc Xon nói Tơi không đánh Hà Nội, ông đã thốt lên: Á à, câu
mở đầu của người quan năm chỉ huy cuộc đánh phá Hà Nội kia là một câu
chối cãi. (...). Thế thì ai? Ai? (Tơi định bảo: thế thì là chó à, nhưng tơi đã
ghìm lại).(Hà Nội ta đánh mỹ giỏi).

25



×