Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghệ thuật trữ tình thơ nôm truyền tụng của hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.73 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Khoa Ngữ Văn
========

NGUYỄN THỊ HUẾ
NGHỆ THUẬT TRỮ TÌNH
TRONG THƠ NƠM TRUYỀN TỤNG CỦA HỒ XN HƯƠNG.
BẢN TĨM TẮT KHỐ LUẬN
(CHUN NGÀNH VĂN HỌC VIÊT NAM)

Người hướng dẫn : TS TRƢƠNG XUÂN TIẾU.

VINH, NĂM 2003.

MỤC LỤC.
Lời giới thiệu.

Trang

Mở đầu

1


1. Lý do chọn đề tài.

5

2. Phạm vi nghiên cứu.


6

3. Lịch sử vấn đề.

7

4. Phƣơng pháp nghiên cứu.

10

10
5. Cấu trúc khố luận.

10

Nội dung
Chƣơng 1. Nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm Đƣờng luật.
1.1.

Giới thuyết chung về nghệ thuật trữ tình.

11
11

1.1.1 Khái niệm trữ tình.

11

1.1.2 Bút pháp trữ tình.


11

1.1.3 Một số dạng thức trữ tình thƣờng gặp.

12

1.2.

Nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm Đƣờng luật.

1.2.1 Các dạng thơ trữ tình trong thơ Nơm Đƣờng luật.

12
12

1.2.1.1

Thơ trữ tình đạo lý.

12

1.2.1.2

Thơ trữ tình thế sự.

15

1.2.1.3

Thơ trữ tình phong cảnh.


18

1.2.1.4

Thơ trữ tình có ý nghĩa phê phán xã hội.

20

1.2.2 Nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm Đƣờng luật.

23

Trữ tình bằng ƣớc lệ tƣợng trƣng.

23

1.2.2.1

2


Trữ tình bằng tả cảnh ngụ tình.

1.2.2.2

25
1.2.2.3

Trữ tình bằng trào lộng, trào phúng.


27

1.2.2.4

Trữ tình bằng tự bạch, tự thán.

29

Tiểu kết chƣơng 1.

31

Chƣơng 2. Nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xuân
Hƣơng.

33

2.1. Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng chủ yếu là thơ trữ tình.

33

2.2.

Thơ trữ tình của Hồ Xn Hƣơng khơng phải là thơ của nhà nho… 37

2.3.

Nội dung trữ tình trong thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng. 41


2.3.1 Thái độ bất bình, tố cáo sự bất công của xã hội phong kiến…

41

2.3.2 Đề cao con ngƣời phụ nữ, con ngƣời cá nhân.

43

2.4.

Nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng. 50

2.4.1 Trữ tình bằng tự tình.

50

2.4.2 Trữ tình bằng tả cảnh ngụ tình.
55
2.4.3 Trữ tình bằng trào lộng, trào phúng.

60

2.4.4 Trữ tình bằng các biện pháp tu từ.

65

2.4.5 Ẩn dụ.

65


2.4.5.1

Chơi chữ.
66

2.4.5.2

Từ láy và thủ pháp trƣơng phản.

68

2.4.5.3

Trữ tình bằng nhịp thơ, câu thơ.

71

Kết luận.

74

Thƣ mục.

75

3


LỜI GIỚI THIỆU.
Hồ Xuân Hƣơng không chỉ là nữ sĩ nổi tiếng trong thơ ca Trung đại mà

còn là một nhà thơ có vị trí lớn trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Khi nhắc đến
những nhà thơ có cái gì đó đặc biệt, phá cách hẳn khơng ai khơng nghĩ đến Hồ
Xuân Hƣơng. Bà rất xứng đáng với danh hiệu mà nhà thơ Xuân Diệu đã từng
gọi - ―Bà Chúa thơ Nôm‖.
Từ trƣớc đến nay, khi nghiên cứu, tiếp cận thơ Hồ Xuân Hƣơng, ngƣời
ta vẫn cho bà là một nhà thơ trào phúng.Từ đó, ngƣời ta thƣờng chú ý nhiều
đến tiếng cƣời trào phúng trong thơ bà. Hoặc cũng có ngƣời chú ý nhiều đến
vấn đề ―dâm‖và ―tục‖(Trần Thanh Mại), có ngƣời cho thơ bà là ―thi trung hữu
quỷ‖ (Tản Đà), có ngƣời lại cho bà là ―nhà đại tƣ tƣởng, đại cách mạng‖ (Hoa
Bằng Hoàng Thúc Trâm)v.v… Nhìn chung, đã có rất nhiều vấn đề đƣợc quan
tâm trong thơ Hồ Xn Hƣơng song có lẽ khơng nhiều ngƣời nhìn nhận Hồ
Xuân Hƣơng với tƣ cách là nhà thơ trữ tình, đặc biệt, nghệ thuật trữ tình trong
thơ Hồ Xn Hƣơng thì ngƣời ta đề cập đến cịn rất ít. Là một ngƣời yêu thích
Hồ Xuân Hƣơng, nhân một lần đƣợc đọc quyển ―Hồ Xuân Hƣơng - Thơ trữ
tình‖ của Nhà xuất bản Hội nhà văn do Lại Nguyên Ân biên tập và đƣợc sự
gợi ý của thầy giáo hƣớng dẫn, tơi đã đi vào tìm hiểu về Hồ Xuân Hƣơng dƣới
4


góc độ là một nhà thơ trữ tình mà cụ thể là đi vào tìm hiểu nghệ thuật trữ tình
trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Vậy, Hồ Xuân Hƣơng thực
chất là nhà thơ trữ tình hay nhà thơ trào phúng? Nghệ thuật trữ tình trong thơ
Nơm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Luận văn
của chúng tôi sẽ cố gắng đi vào tìm hiểu những vấn đề đó. Trong q trình tìm
hiểu, chúng tôi không chỉ khẳng định Hồ Xuân Hƣơng là nhà thơ trữ tình,
khơng chỉ tìm hiểu về nghệ thuật trữ tình mà qua đó cịn chỉ ra các khía cạnh
trữ tình sâu xa trong thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng để từ đó thấy
đƣợc hồn thơ của nữ sĩ họ Hồ.
Trong thời gian thực hiện luận văn này, chúng tơi đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ tận tình của thầy giáo hƣớng dẫn và các thầy cô trong khoa Ngữ văn cùng

nhiều bạn bè. Chúng tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cơ
và các bạn, xin kính chúc thầy cơ, các bạn sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.
Vinh, tháng 5 năm 2003
Ngƣời thực hiện :
Nguyễn Thị Huế
Sinh viên 40A3-Văn

5


Phần I

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Mặc dù việc nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hƣơng đƣợc bắt đầu chậm hơn so
với các tác gia Nguyễn Du, Nguyễn Trãi…Nhƣng từ đầu thế kỷ XX đến nay
đã có hàng loạt các cơng trình, chun luận, khố luận, các bài viết nghiên cứu
về thơ Hồ Xuân Hƣơng. Thơ Hồ Xuân Hƣơng trở thành một đề tài hết sức
quen thuộc cho các nhà nghiên cứu khám phá. Đặc biệt, thơ Hồ Xuân Hƣơng
có một số bài đã đƣợc chọn đem vào giảng dạy trong chƣơng trình văn học ở
trƣờng phổ thơng (Tự tình I, Tự tình II, Mời trầu, Bánh trơi nƣớc, Đề đền Sầm
Nghi Đống …). Thực tế và hoàn cảnh tiếp nhận ở trƣờng phổ thông là một gợi
ý cho chúng tơi đi vào tìm hiểu, nghiên cứu thơ Hồ Xn Hƣơng nói chung,
nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng nói riêng.
Trong giới nghiên cứu, ngƣời ta chƣa thống nhất về hiện tƣợng Hồ
Xuân Hƣơng. Có ngƣời cho bà là nhà thơ trào phúng, lại có ngƣời cho bà là
nhà thơ trữ tình, cũng có ngƣời cho bà là nhà thơ hiếu dâm đến cực độ…Thực
chất, thơ Hồ Xuân Hƣơng cũng có một số bài thiên về trào phúng: Trách


6


Chiêu Hổ, Mắng học trò dốt, Vịnh sƣ, Sƣ bị ong châm …Nhƣng đa số thơ Hồ
Xuân Hƣơng là thơ trữ tình. Và thực chất những bài mà ta cho là thiên về trào
phúng thì xét đến cùng bản chất của nó vẫn là những tiếng nói trữ tình mang
giá trị nhân văn sâu sắc.
Nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xn Hƣơng rất
độc đáo, chính nó tạo nên những yếu tố kỳ diệu, tạo nên sức hấp dẫn cho
ngƣời đọc. Cho nên đi vào tìm hiểu nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm truyền
tụng của Hồ Xuân Hƣơng chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị. Đây cũng là một
nguyên nhân khiến chúng tôi đi vào tìm hiểu đề tài này.
Nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hƣơng, có ngƣời cho bà là nhà ―đại tƣ tƣởng,
đại cách mạng‖(Hoa Bằng) nhƣng có ngƣời cho thơ bà ―chỉ là tiếng nói địi
hỏi dục vọng bản năng thấp hèn‖(Trần Thanh Mại). Đó những quan niệm cực
đoan, phiến diện. Đi vào nghiên cứu thơ Hồ Xuân Hƣơng chúng tôi chỉ muốn
khẳng định bà là một nhà thơ lớn, là nhà thơ trữ tình độc đáo nhất trong làng
thơ Nơm Việt Nam.
2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đối tƣợng nghiên cứu của khoá luận là thơ Nơm truyền tụng của Hồ
Xn Hƣơng. Vì vậy, trong q trình tìm hiểu chúng tơi sẽ dựa vào một số tài
liệu đƣợc nhiều ngƣời thừa nhận nhƣ: ―Thơ Nơm Đƣờng luật‖ (Lã Nhâm
Thìn), ―Hồ Xn Hƣơng – thơ và đời‖ (Lữ Huy Nguyên), ―Lạm bàn thơ Hồ
Xuân Hƣơng‖ (Trần Khải Thanh Thuỷ) và gần đây trong tủ sách thơ trữ tình
của Nhà xuất bản Hội nhà văn- Trung tâm văn hố ngơn ngữ Đơng Tây- cùng
với việc cho xuất bản thơ trữ tình của các nhà thơ nhƣ: Nguyễn Bính, Xuân
Diệu, Hàn Mạc Tử… đã cho xuất bản cuốn thơ trữ tình của Hồ Xuân Hƣơng.
Tất cả những tài liệu này đều xác định thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân
Hƣơng có khoảng 50 bài và một số bài trữ tình đƣợc rút trong tập ―Lƣu


7


Hƣơng ký‖ đƣợc viết bằng chữ Hán, phát hiện năm 1964. Ở đây, chúng tơi chỉ
đi vào tìm hiểu những bài thơ trong phần thơ Nơm truyền tụng cịn phần ―Lƣu
Hƣơng ký‖ chúng tôi chỉ dùng để đối chiếu khi cần thiết.
Thơ Nơm trữ tình cũng đã đƣợc nhiều giáo trình, chun luận, nhiều
cơng trình nghiên cứu về các mặt nhƣ: nội dung, ngôn ngữ, đề tài. Về nghệ
thuật, ngƣời ta đã có nghiên cứu về mặt kết cấu, về các biện pháp tu từ, về thể
loại….và đã có những đóng góp hết sức quan trọng. Ở đây, với tƣ cách là một
khố luận tốt nghiệp, chúng tơi chỉ đi vào nghiên cứu nghệ thuật trữ tình trong
thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng trên phƣơng diện thể loại chứ
không bao quát hết đƣợc tất cả các mặt.
Trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn sẽ cần so sánh đối chiếu, chúng
tôi cũng sẽ chỉ so sánh, đối chiếu với những bài thơ Đƣờng luật của các tác giả
khác chứ không so sánh đối chiếu với các tác phẩm không cùng thể loại.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
Khi nghiên cứu một tác phẩm văn học ngƣời ta không chỉ nghiên cứu
phần nội dung mà còn quan tâm nhiều đến mặt nghệ thuật. Nội dung tạo nên
hình thức cịn hình thức lại biểu hiện nội dung. Do vậy, nghiên cứu về thơ Hồ
Xuân Hƣơng chúng ta cũng cần đi vào mặt nghệ thuật, tìm hiểu xem nghệ
thuật trữ tình trong thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng đƣợc biểu hiện
nhƣ thế nào? Bằng hình thức gì ?
Về nghệ thuật trữ tình trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng
từ trƣớc đến nay chƣa có một cơng trình nào chun sâu. Các nhà nghiên cứu
thƣờng bàn nhiều về tiếng cƣời, tiếng khóc; về vấn đề dâm, tục; vấn đề tƣ
tƣởng…Cịn nghệ thuật trữ tình chỉ là một mục nhỏ nằm lẫn vào trong các vấn
đề khác rất ít đƣợc nói đến. Điều đó cũng gây nên một số khó khăn trong việc
tìm kiếm tài liệu, trong việc định hƣớng chung nhƣng lại tạo cơ hội cho việc


8


phát hiện ra những điều mới lạ. Từ giới hạn là một khố luận tốt nghiệp,
chúng tơi chỉ có thể giới thiệu rất khiêm tốn một số bài viết, bài nghiên cứu có
đề cập đến nghệ thuật trong thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng nhƣ
sau:
Phạm Thế Ngũ trong khi nói về ―Đặc sắc trong thơ Nơm Hồ Xn
Hƣơng‖ đã cho thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng là ―lối thơ Nôm thuần tuý‖ : ―Về
mặt nghệ thuật ta cũng chỉ thấy thơ Hồ Xuân Hƣơng chính là sự vƣơn lên của
văn nghệ bình dân‖, là ―thơ tả nghĩa chân đơi‖ : ―Bài thơ thƣờng có hai nghĩa,
một nghĩa gần gũi và ngay thực về sự vật ở nhan đề, một nghĩa xa xôi ranh
mãnh là câu chuyện tục‖. (Hồ Xuân Hƣơng – Về tác gia và tác phẩm NXBGD
– H. 2002, tr. 120,121 ).
Ta thấy rằng, ở đây Phạm Thế Ngũ mới chỉ chú ý đến mặt nghệ thuật
thơ Hồ Xuân Hƣơng nói chung chứ chƣa chú ý đến nghệ thuật trữ tình. Hơn
nữa , nếu nói về nghệ thuật thơ Hồ Xn Hƣơng mà chỉ có chừng đó thì vẫn
chƣa bao quát hết đƣợc các mặt nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hƣơng.
Nguyễn Hồng Phong cũng giành một phần để viết về nghệ thuật thơ Hồ
Xuân Hƣơng.Trƣớc hết, tác giả này cũng đồng ý kiến với Phạm Thế Ngũ ở
chỗ khẳng định mặt nổi bật nhất trong nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hƣơng là ―do
nơi bà đã hấp thu và phát huy đƣợc vốn văn nghệ dân gian phong phú. Những
cái gì thành cơng, những cái gì là tinh tuý, là tuyệt diệu của nghệ thuật thơ Hồ
Xuân Hƣơng đều có liên quan đến nền văn nghệ dân gian mà thi sĩ đã rất thấm
nhuần‖ (Hồ Xuân Hƣơng – Sđd tr. 131). Từ điểm nhìn đó, tác giả nhấn mạnh
nghệ thuật trào lộng và nghệ thuật tả cảnh độc đáo cùng nghệ thuật tả thực sắc
sảo ở thơ Hồ Xuân Hƣơng. Tác giả viết: ―Xuân Hƣơng là nhà thi sĩ độc nhất
có ngịi bút tả thực một cách sắc sảo, có ngịi bút tả thực trào lộng bậc thầy‖
(Hồ Xuân Hƣơng - Sđd, tr.135).


9


Ta thấy rằng, Nguyễn Hồng Phong đã chú ý nhiều đến nghệ thuật trong
thơ Hồ Xuân Hƣơng nhƣng tác giả này lại xuất phát từ điểm nhìn văn hố dân
gian và xem đó có ảnh hƣởng thế nào đến nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hƣơng
chứ chƣa đứng ở khía cạnh qua đó tác giảc bộc lộ tình cảm chủ quan của
mình.
Thanh Lãng khi nói đến nghệ thuật thơ Hồ Xn Hƣơng đã chú ý so
sánh những cái mới của thơ bà với các tác giả trƣớc và cùng thời với bà.
Thanh Lãng đã nhấn mạnh đến lối thơ phá cách của Xuân Hƣơng trên nhiều
phƣơng diện: Tả cảnh, ngôn ngữ, đề tài và đặc biệt Thanh Lãng có đả động
một chút đến cách diễn tả tình cảm của Hồ Xuân Hƣơng. Thanh Lãng viết:
―Hồ Xuân Hƣơng là một trong những ngƣời đầu tiên dùng chữ nơm na để diễn
tả tình ý. Và là ngƣời tiên phong trong phong trào dùng toàn tiếng Việt Nam
để diễn tả tƣ tƣởng‖. (HồXuân Hƣơng –Sđd, tr.139).
Thanh Lãng đã nói những cách bộc lộ tình cảm Hồ Xuân Hƣơng. Tuy
nhiên ―cách dùng chữ nôm na‖ và ―cách dùng tồn tiếng Việt Nam‖ để diễn tả
―tình ý‖, ―tƣ tƣởng‖ mới chỉ là một yếu tố trong nghệ thuật trữ tình của thơ
Nơm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng.
Trong bài viết ―Luận về thơ Hồ Xuân Hƣơng‖, Hà Nhƣ Chi lại một lần
nữa khai thác nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hƣơng ở chỗ thơ bà thƣờng dùng lời
thơ của ca dao, tục ngữ, thốt ra ngồi khn sáo, không dùng điến cố Hán
văn … Hà Nhƣ Chi viết : ―lời thơ lại mau lẹ không cầu kỳ óng chuốt chứng tỏ
rằng thơ của bà đã trực tiếp biểu lộ tình cảm của bà‖. (Hồ Xuân Hƣơng-Sđd,
tr. 149).
Ở đây, Hà Nhƣ Chi đã phát hiện ra Hồ Xuân Hƣơng bộc lộ tình cảm
một cách trực tiếp, khơng vịng vo, không dùng sáo ngữ. Tuy nhiên không
phải Xuân Hƣơng bao giờ cũng bộc tuệch, nói thẳng về tình cảm, tâm sự của


10


mình. Nhiều khi, thi sĩ của chúng ta cũng rất kín đáo, rất nhẹ nhàng, nữ tính,
gián tiếp bộc lộ tình cảm, khát vọng của mình. Tất nhiên, ta cũng không chê
trách Hà Nhƣ Chi đã phiến diện bởi ―Luận về thơ Hồ Xuân Hƣơng‖ của ông
không phải là công trình chuyên sâu về nghệ thuật trữ tình của thơ Hồ Xuân
Hƣơng.
Nhƣ thế, qua một vài bài viết, một vài cơng trình của các tác giả về
nghệ thuật thơ Nơm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng ta thấy rằng các nhà
nghiên cứu vẫn chƣa đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm
truyền tụng của Hồ Xn Hƣơng. Những cơng trình có đề cập đến thì chỉ là
một phần nhỏ nằm lẫn với các phần khác và nó cũng chƣa trọn vẹn. Điều đó
nói lên rằng ―mảnh đất‖ mà chúng tôi khám phá vẫn chƣa đƣợc cày xới nhiều
mà mới chỉ có những nhát cuốc vỡ vạc đầu tiên. Trong q trình tìm hiểu
chúng tơi sẽ cố gắng khám phá để đem lại sự mới mẻ cho ngƣời đọc trên cơ sở
kế thừa và phát huy. Kế thừa ở đây là kế thừa phƣơng pháp, cách nhìn còn
phát huy là phát huy về mặt nội dung vấn đề, tức tìm hiểu cụ thể về nghệ thuật
trữ tình trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng không phải là một việc dễ dàng cho
nên không thể tiến hành nghiên cứu một cách tự do, tự phát. Với mục đích
tìm hiểu và giải quyết đề tài một cách sâu sắc, tồn diện chúng tơi sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp nhằm cụ thể hố, khái qt hố để rút
ra những kết luận có cơ sở khoa học về đặc điểm nghệ thuật trữ tình trong thơ
Nơm truyền tụng của Hồ Xn Hƣơng.
Sử dụng phƣơng pháp miêu tả, so sánh, đối chiếu để thấy đƣợc nét độc
đáo, riêng biệt trong nghệ thuật trữ tình của Hồ Xuân Hƣơng.


11


Sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân loại để tìm ra đặc trƣng chung,
tìm ra các mặt biểu hiện của nghệ thuật trữ tình một cách có khoa học (dựa
trên những số liệu cụ thể).
Chúng tôi nghiên cứu thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng dựa
trên hai nguyên tắc là: Nguyên tắc đồng đại (đặt trong mối quan hệ với các tác
giả cùng thời) và nguyên tắc lịch đại (đặt trong mối quan hệ với tiến trình phát
triển của lịch sử văn học dân tộc) để từ đó thấy đƣợc nét tƣơng đồng và dị biệt
trong nghệ thuật trữ tình của thơ Hồ Xn Hƣơngv.v...
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN.
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung khóa luận này có
hai chƣơng :
Chƣơng 1 : Nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm Đƣờng luật.
Chƣơng 2 :

Nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm truyền tụng của Hồ

Xn Hƣơng.
Phần II

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng1. NGHỆ THUẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ NƠM ĐƢỜNG LUẬT.
1.1. Giới thuyết chung về nghệ thuật trữ tình:
1.1.1. Khái niệm trữ tình.
Theo nghĩa của từ Hán Việt, ―trữ‖ có nghĩa là kéo ra, rút ra, bộc lộ, bày
tỏ cịn ―tình‖ có nghĩa là tình cảm, cảm xúc. (Theo khố luận tốt nghiệp ―
Nghệ thuật trữ tình trong truyện ngắn của R.Tagor – Thạc sỹ Nguyễn Văn

Hạnh hƣớng dẫn, tr.10). Hiểu một cách cơ bản nhất ―trữ tình‖ nghĩa là bộc lộ
tình cảm, thái độ, cảm xúc.
Theo ―Từ điển thuật ngữ nghiên cứu văn học‖ (Lê Bá Hán chủ biên –
NXBĐHQG – H.2000, tr.316) thì trữ tình là một trong ba phƣơng thức thể

12


hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch ) làm cơ sở cho loại tác phẩm văn học.
Nếu tự sự thể hiện tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả bằng con đƣờng tái hiện một
cách khách quan các hiện tƣợng đời sống thì trữ tình lại phản ánh đời sống
bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con ngƣời nghĩa là con ngƣời tự cảm
thấy mình qua cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh. Ở
đây nguyên tắc chủ quan là nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực,
là nhân tố cơ bản quy định những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình.
Nhƣ vậy, trữ tình là bộc lộ thái độ, tình cảm và nó gắn bó chặt chẽ với
tính chủ quan của nhân vật trữ tình.
1.1.2. Bút pháp trữ tình.
Theo ―Từ điển tiếng Việt‖: ― Bút pháp là cách dùng ngơn ngữ hoặc
đƣờng nét, màu sắc, hình khối, ánh sáng để biểu hiện hiện thực, thể hiện tƣ
tƣởng trong tác phẩm nghệ thuật‖ (Từ điển tiếng Việt – NXB Đà Nẵng 2002 ).
Ở đây, bút pháp trữ tình là cách sử dụng chất liệu ngôn từ để biểu hiện hiện
thực và tƣ tƣởng.
Cũng có thể hiểu rằng bút pháp trữ tình là cách biểu hiện một hành động,
một cách thức mà dƣới góc độ văn học ngƣời ta gọi là bút pháp trữ tình.
Đỗ Minh Tuấn trong ―Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong truyện
Kiều‖ viết : ―Tìm hiểu nghệ thuật trữ tình là tìm hiểu bút pháp trữ tình của tác
giả trong tồn bộ nội dung mà nó thể hiện cũng nhƣ cách thể hiện của nó với
nội dung ấy‖. (Theo Luận văn ―Nghệ thuật trữ tình trong truyện ngắn của
R.Tagor‖ – Nguyễn Văn Hạnh hƣớng dẫn).

Từ đó, ta có thể kết luận, nghệ thuật trữ tình chính là cách thức, biện pháp
bộc lộ tình cảm của tác giả trong tồn bộ nội dung mà nó thể hiện.
1.1.3. Một số dạng thức trữ tình thường gặp.
1.1.3.1.

Trữ tình phong cảnh.

13


1.1.3.2.

Trữ tình thế sự.

1.1.3.3.

Trữ tình giọng điệu.

1.1.3.4.

Trữ tình ngoại đề…

Sau đây, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thêm về nghệ thuật trữ tình và các
dạng thức trữ tình trong thơ Nơm Trung đại nói chung và trong thơ Hồ Xn
Hƣơng nói riêng.
1.2. Nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm Đường luật:
1.2.1. Các dạng thơ trữ tình trong thơ Nơm Đường luật.
1.2.1.1. Thơ trữ tình đạo lý.
Thơ trữ tình đạo lý là loại thơ lấy đạo đức, lễ giáo phong kiến làm
tƣ tƣởng chủ đề. Ở đây, con ngƣời, sự việc, tình cảm, các mối quan hệ đều

đƣợc nhìn nhận từ góc độ đạo đức, tƣ tƣởng phong kiến. Tức nó phải tuân
theo, phải hƣớng đến cái chuẩn đã định sẵn trong xã hội. Thơ trữ tình đạo lý
hƣớng đến việc chấn chỉnh kỷ cƣơng, đạo thánh hiền, xây dựng một nhà nƣớc
phong kiến vững chắc.
Đạo đức phong kiến thƣờng lấy ―Tam cƣơng ngũ thƣờng ‖ làm cơ sở tƣ
tƣởng. Vì thế thơ trữ tình đạo lý thƣờng là tiếng nói ca ngợi những con ngƣời
trung, hiếu, tiết, nghĩa; là tiếng nói tun truyền về bổn phận làm tơi, bổn phận
làm con; là tiếng nói ca ngợi những ơng vua sáng, những bậc tơi hiền.
Thơ trữ tình đạo lý trong thơ ca Trung đại nói chung, trong thơ Nơm
Đƣờng luật nói riêng chiếm số lƣợng khá lớn. Ngay trong lực lƣợng sáng tác
và số lƣợng các tác phẩm, đề tài đạo lý luôn chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt trong
những năm từ thế kỷ XVI trở đi, khi chế độ phong kiến bắt đầu suy vi, những
hành vi xấu xa, những hiện tƣợng tiêu cực đầy rẫy trong xã hội thì vấn đề đạo
lý trở thành một nơi dung chủ yếu trong sáng tác của các nhà thơ. Lực lƣợng
sáng tác thơ đạo lý đa phần là vua quan hoặc những nhà nho có ƣớc muốn

14


đƣợc sđem thân mình, tài năng của mình ra giúp đời. Tiêu biểu Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ…
Nguyễn Bỉnh Khiêm là một đại biểu nổi bật của thơ văn đạo lý, ln lo
ngại trƣớc thế tình điên đảo, lòng ngƣời ngả nghiêng, con ngƣời chạy theo
điều ác, chạy theo danh lợi, việc danh nghĩa chẳng ai màng. Nguyễn Bỉnh
Khiêm muốn đƣa hết sức mình ra giúp nƣớc nhƣng ― sau nhiều năm rong ruổi,
gắng hết sức mình mà vẫn khơng thể nào xoay chuyển đƣợc tình thế, đem lại
cảnh thái bình thịnh trị cho đất nƣớc Nguyễn Bỉnh Khiêm đành ngậm ngùi trở
về quê để bảo toàn danh tiết ‖, nhà thơ nêu cao đạo lý làm ngƣời, chỉ vạch
cho ngƣời đời: ― nếu biết lấy trung làm bến chính , giữ đƣợc đúng mức thì
mọi việc trong thiên hạ cứ do đó mà thi thố ra để đi đến chỗ tận thiện‖ (Đinh

Gia Khánh - Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVI, tr.398).
Những điều mà Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên răn ngƣời đời đều nằm trong
khuôn khổ lễ giáo phong kiến.
Thơ đạo lý của Nguyễn Trãi là tiếng nói của một tâm hồn yêu nƣớc
nồng nàn. Nguyễn Trãi ƣớc mơ đƣợc đem cái tài của mình ra giúp nƣớc. Và
quả thật, suốt cả cuộc đời mình Nguyễn Trãi đã đƣa hết tài năng ra giúp dân,
cứu nƣớc. Thơ văn của ông là khát vọng hành đạo để thực hiện lý tƣởng của
mình. Thơ Nguyễn Trãi thể hiện lý tƣởng chiến đấu vì độc lập của tổ quốc, vì
một lý tƣởng nhân nghĩa:
Bui một tấc lòng ƣu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nƣớc triều đông.
(Thuật hứng 5)
Con ngƣời ấy bao giờ cũng gắn bó với nhân dân, với đất nƣớc, với cuộc
đời. Vì thế cho nên dù là khi ở tuổi xơng pha trên chính trƣờng hay khi đã về

15


sống ẩn dật nơi Cơn Sơn thanh bạch thì tâm hồn Nguyên Trãi cũng chƣa bao
giờ nguôi khát khao đƣợc lo cho dân và ―dĩ đáp ân quân‖ (báo đáp ơn vua ).
Nếu nhƣ tiếng thơ đạo lý của Nguyễn Trãi là khát vọng đƣợc hành đạo
thì thơ trữ tình đạo lý của Lê Thánh Tơng lại là tiếng nói tự hào về đất nƣớc
thời thịnh trị.
Vì là ngƣời cầm đầu bộ máy cai trị, thơ Lê Thánh Tông thƣờng liên quan
sâu sắc đến chế độ phong kiến. Thơ ông thƣờng là những lời thuyết giáo cho
đạo đức phong kiến hoặc những câu tán tụng minh quân lƣơng tƣớng (vua
hiền tƣớng tốt), hiếu tử trung thần (con hiếu tôi trung). Thơ Lê Thánh Tông
bám sát nhiệm vụ mà giai cấp ông đòi hỏi.
Thời Lê Thánh Tông là thời hƣng thịnh của nhà hậu Lê, cho nên ngoài
những lời thuyết giáo cho một chính quyền phong kiến vững chắc cịn có

những bài ca ngợi xã hội, đất nƣớc thịnh trị:
Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tự
Bát bách Cơ Chu lạc trị bình.
(Minh lƣơng)
(Cháu hiếu là Hồng Đức này nối giữ nghiệp lớn
Vui thấy cuộc trị bình sẽ đƣợc lâu nhƣ đời Cơ Chu 800 năm).
Có khi nhấn mạnh trách nhiệm của mình với nhân dân :
Lịng vì thiên hạ những sơ âu
Thay việc trời dám trễ đâu.
(Tự thán)
Có khi là lịng tự hào vì non sơng đất nƣớc tƣơi đẹp, hùng vĩ. Trong bài
―Vịnh làng Chế ‖, tác giả ca ngợi cảnh non nƣớc hữu tình, chợ búa tấp nập
đồng thời có liên hệ đến chính sách h dân :
Mênh mang khóm nƣớc nhuộm màu lam

16


Chận ngất đỉnh non lồng bóng quế
Chợ họp bên sơng gẫm có chiều
Thuyền bày trên đất xem nhiều thế
Cảnh vật bằng dây hoạ có hai
Vì dân khoan giản bên tơ thuế.
Nhìn chung, dù là buồn hay vui, dù tích cực hay tiêu cực thì thơ trữ tình
đạo lý cũng xoay quanh các mối quan hệ ―Tam cƣơng ngũ thƣờng‖, cũng là
những vấn đề về quốc gia dân tộc. Điều này xuất phát từ đặc điểm đạo đức và
tƣ tƣởng của xã hội phong kiến. Trong xã hội đó, một tác phẩm nổi tiếng phải
có những nội dung đề cập đến những vấn đề to lớn, những mối quan hệ cơ bản
trong xã hội. Ngƣời ta ít quan tâm đến những vấn đề trong cuộc sống đời
thƣờng, hoặc nếu có quan tâm thì mục đích cuối cùng vẫn là mục đích xây

dựng một nhà nƣớc phong kiến vững chắc mà trong xã hội đó ―Dân giàu đủ
khắp địi phƣơng‖. Vì vậy, cũng dễ hiểu vì sao trong thơ trữ tình Trung đại thể
loại này lại ln là chủ đạo.
1.2.1.2. Trữ tình thế sự.
Trữ tình thế sự là loại thơ ―ghi lại những xúc động, những cảm nghĩ về
cuộc đời và thế thái nhân tình. Trong những thời kỳ lịch sử nhiều biến động,
nhiều sự việc chƣa rõ ràng thì thơ trữ tình thế sự gợi ý cho ngƣời đọc đi sâu,
suy nghĩ về thực trạng trong xã hội‖ (Lí luận văn học - Sđd, tr. 364) .
Các nhà Nho xƣa thƣờng có hai loại: một lọai nhà nho có khả năng
thực hiện lí tƣởng của mình thì xuất thế, hăng hái giúp đời. Loại nhà Nho thứ
hai là những nhà Nho bất nhƣ ý, họ ở ẩn, không màng danh lợi. Thực sự
những ngƣời về ở ẩn có xa rời thế thái nhân tình hay khơng ? Thiết nghĩ, một
con ngƣời ln có khát khao xây dựng xã hội, kỷ cƣơng thì ở ẩn chẳng qua chỉ
là một hình thức quan tâm đến thế sự một cách gián tiếp chứ không phải hoàn

17


tồn rũ bỏ tất cả. Và chính những nhà Nho đó cũng sẽ ghi lại những cảm xúc
(dù là cảm xúc tiêu cực) về cuộc đời và nhân tình thế thái .
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phản ánh đƣợc nỗi lòng, tâm sự, suy nghĩ của
mình trƣớc thời cuộc - xã hội phong kiến mục nát kìm hãm con ngƣời. Qua rất
nhiều bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện điều này .
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra trong xã hội mục nát, cƣơng thƣờng rệu rã,
ông đã sống nhƣ một ẩn sĩ, cố quên đi thời cuộc nhƣng rồi với tấm lịng của
một con ngƣời có trách nhiệm với dân với nƣớc, dù có về ở ẩn, vị cƣ sĩ này
vẫn khơng ngi nỗi ái ƣu vì đất nƣớc. Có khi Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện
thái độ ung dung, lãnh đạm trƣớc cuộc đời :
Yên đòi phận dầu tƣ tại
Lành giữ khen chê cũng mặc ai.

(Thơ Nôm , bài 14)
Hay :

Ái ƣu vằng vặc trăng in nƣớc
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
(Thơ Nôm, bài 1)

Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thái độ nhàn, tiên, vô sự, là lâng
lâng, tự tại…Đó là những tƣ tƣởng tiêu cực, muốn thốt ly thực tại xã hội .
Thơ Nguyễn Trãi là nỗi buồn của một con ngƣời muốn lo cho dân mà
chƣa vẹn nghĩa. Thấy cuộc đời buồn, quanh co, phức tạp, ông viết :
Miệng thế nhọn hơn chơng mác nhọn
Lịng ngƣời quanh tựa nƣớc non quanh.
Tác giả sống một cuộc sống giản dị :
Cơm ăn chẳng quản dƣa muối
Áo mặc nài chi gấm thêu.
(Thuật hứng, bài 23)

18


Thơ ơng ít nặng về thế sự đã đành, thỉnh thoảng ơng có nói đến thì ơng
cũng chỉ nói qua lịng mình, trữ tình thế sự qua nội tâm là chủ yếu. Đến Hồ
Xuân Hƣơng những con ngƣời cụ thể đã xuất hiện: anh học trị dốt, cơ gái
chửa hoang, ngƣời phụ nữ chết chồng, sƣ hổ mang… Xuân Hƣơng cũng đề
cập đến nhiều mặt của cuộc sống: đánh đu, dệt cửi, tế tự nơi chùa chiền, thăm
thú các danh lam… Nó khơng cịn là thơ nói đến thế sự chung chung kiểu
―ngƣ tiều canh mục‖ trong ―Hồng Đức quốc âm thi tập‖; những nghèo giàu,
sang hèn nhƣ trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nó cũng khơng mang tính phạm
trù, cơng thức có sẵn mà là những con ngƣời, những sự việc cụ thể, đời

thƣờng.
Nếu Nguyễn Bỉnh Khiêm khi bất đắc chí đã tìm đƣờng thốt tục thì trái
lại, Nguyễn Cơng Trứ lại theo tƣ tƣởng nhập thế. Nguyễn Công Trứ có ý thức
về cuộc sống và chú ý nhiều đến các vấn đề của cuộc sống. Đó là cảnh nghèo :
Kìa ai bốn vách tƣờng mo ba gian nhà cỏ
Đầu kèo mọt tạc vẽ sao, trƣớc cửa nhện giăng màn gió.
Cũng có khi là những lời tố cáo sắc sảo về thế thái nhân tình. Thế thái
nhân tình của Nguyễn Cơng Trứ là thấm thía tình cảnh của ngƣời lép vế trong
xã hội, về đạo đức của bọn phong kiến, quan lại :
Đéo mẹ nhân tình đã biết rồi
Lạt nhƣ nƣớc ốc bạc nhƣ vơi.
Xn Hƣơng cũng có thái độ phẫn khích trƣớc xã hội nhƣng cái quan
tâm của bà không phải là những vấn đề về đạo đức phong kiến mà là những
tình cảm nhƣ là gố bụa, làm lẽ, chửa hoang…
Nhƣ thế có thể khẳng định trữ tình thế sự cũng là một dạng thức rất
tiêu biểu trong văn học Trung đại .
1.2.1.3. Trữ tình phong cảnh .

19


Đây là những bài thơ nói về mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên
nhiên, biết nhận ra vẻ đẹp của thiên nhiên, biết giao hồ tình cảm với thiên
nhiên.
Với các nhà thơ cổ điển, thiên nhiên là đề tài muôn thuở cho nên hầu
nhƣ các nhà thơ Trung đại ai cũng có thơ viết về phong cảnh. Các thi nhân
thƣờng mƣợn phong cảnh để nói lên nỗi lịng tâm sự của mình. Lã Nhâm Thìn
có viết : ―Đề tài thiên là mảng tƣờng để treo lên những bức tranh cuộc sống và
tâm trạng tác giả ‖. (Thơ Nôm Đƣờng luật – Sđd, tr. 57). Quả thật, một tiếng
chim kêu, một ngọn gió thoảng, một mảnh trăng thu đều có thể làm rung động

tơ lòng nhà thơ.
Nguyễn Trãi viết rất nhiều về thiên nhiên. Thiên nhiên trong thơ
Nguyễn Trãi phong phú và đa dạng, là ― một kích thƣớc để đo tâm hồn‖ (Xuân
Diệu). Nguyễn Trãi viết về một trong những loại cây của bộ tứ bình :
Hoa nẩy cây nên thƣở đốc sƣơng
Chẳng tàn chẳng cỗi hãy phong quang.
(Mai già)
Cây mai già ở đây nở giữa lúc trời sƣơng rất lạnh, rất nặng hạt thế
nhƣng cây không bị tàn rữa mà trái lại càng đẹp ra, càng ―phong quang‖
hơn. Có thể thấy, Nguyễn Trãi viết về hoa mà cũng nhƣ đang viết về mình.
Hoa già nhƣng vẫn đứng trong mùa đông giá lạnh cũng nhƣ nhà thơ dù trải
bao sóng gió dập vùi vẫn giũ mình trong sáng thanh cao. Nguyễn Trãi còn viết
về thiên nhiên để thể hiện niềm yêu mến sự tuyệt mĩ, trong sạch của thiên
nhiên, thể hiện năng lực cảm xúc thẫm mĩ rất mực tinh tế của mình trƣớc vẻ
đẹp của thiên nhiên :
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
Đầy buồng lạ mầu thâu đêm

20


Tình thƣ một bức phong cịn kín
Gió nơi đâu gƣợng mở xem.
(Cây chuối)
Quét trúc bƣớc qua lòng suối
Thƣởng mai về đạp bóng trăng.
(Ngơn chí ,bài 14)
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có những câu thơ hay về thiên nhiên :
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

(Thơ Nôm, bài 74)
Hay thơ Bà huyện Thanh Quan với những câu thơ tả cảnh đậm phong
vị Đƣờng thi :
Bƣớc tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dƣới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
(Qua Đèo Ngang)
Hồ Xuân Hƣơng cũng viết nhiều về thiên nhiên (khoảng 15/50 bài)
với ―những cảnh bình thƣờng mà cao rộng, có hình khối, có cây, có gió, có âm
thanh sắc màu‖ (Nguyễn Lộc—Sđd , tr. 404), cảnh nào cũng cựa quậy, cũng
sống động, cũng vui… Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hƣơng không tiêu tao
nhẹ nhàng mà là ―xiên ngang‖, ―đâm toạc‖, là ―lún phún‖, ―lam nham‖ đầy
sức sống và nhiều khi pha chút trào phúng hóm hỉnh:
Giữa in chiếc bích khn cịn méo
Ngồi khép đơi cung cánh vẫn khòm.
(Trăng thu )

21


Trời đất sinh ra đá một chịm
Nứt làm đơi mảnh hõm hịm hom.
(Hang Cắc Cớ)
Chính những điều đó làm nên nét riêng cho thơ Hồ Xn Hƣơng.
1.2.1.4. Trữ tình có ý nghĩa phê phán xã hội:
Tức là những bài thơ ghi lại, thể hiện thái độ bất bình của nhà thơ
trƣớc thực tại trái quy luật, trái thiết chế phong kiến.
Những nhà thơ ―ƣu thời mẫn thế ‖ thƣờng có nhiều thơ viết về xã hội.
Và hẳn rằng dù là ở thơ trữ tình thế sự hay trữ tình phong cảnh thì các nhà thơ

cũng thể hiện thái độ của mình trƣớc thời cuộc. Thái độ của các nhà thơ trong
thơ trữ tình có ý nghĩa phê phán xã hội là bất mãn với xã hội đƣơng thời, bất
bình với những gì mình thấy. Các nhà Nho, một mặt muốn mình ―phải có
danh gì với núi sơng‖, nghĩa là muốn mình làm một cái gì đó cho dân tộc, cho
xã hội mà cụ thể là cho chế độ phong kiến mà mình đang phụng sự. Cái chế
độ đó, nếu đã tốt thì họ ca ngợi hết mình và ra sức xây đắp nhƣng nếu nó tiêu
cực thối nát thì lại muốn dựng nên một thiết chế phong kiến khác tích cực
hơn. Và khi chí lớn khơng thành, các nhà Nho mặt khác lại tìm đến chữ
―nhàn‖, tìm về ở ẩn. Thơ của họ thƣờng thể hiện thái độ phê phán sâu sắc trật
tự xã hội mà mình đang sống.
Nguyễn Cơng Trứ khơng chỉ có những câu thơ buồn về ―nhân tình thế
thái‖, khơng chỉ có những câu thơ tỏ chí nam nhi mà ơng cịn có những câu
thơ đập thẳng vào bộ mặt xấu xa thối nát của bộ máy cai trị hay nói đúng hơn
là bọn vua quan đại diện cho bộ máy cai trị đó.
Điều này cũng có thể lý giải đƣợc vì Nguyễn Cơng Trứ sống trong
một giai đoạn lịch sử ―đặc biệt‖- nhà Tây Sơn bị diệt vong, Nguyễn Ánh lên
thay.

22


Nhà Nguyễn vào thời kỳ này không phải tiêu biểu cho một lực lƣợng mới
trong xã hội nhƣ sự thay thế các triều đại ta vẫn thƣờng thấy. Xã hội này, triều
đình chỉ là cơng cụ để thực hiện ý muốn của nhà vua. Tuy nhiên, những thối
nát xấu xa vẫn đƣợc che đậy bằng một bộ mặt giả tạo, nhiều khi đánh lừa
đƣợc những Nho sĩ thuộc quan lại lớp dƣới. Nguyễn Cơng Trứ xuất thân trong
một gia đình quan lại nhỏ, mới một đời làm quan, ân huệ vói triều đại cũ
khơng có là bao. Khơng bị vƣớng mắc trong triều đại cũ, ông hăm hở bƣớc đi
dƣới triều đại mới nhƣng càng đi sâu vào xã hội, Nguyễn Cơng Trứ càng thấy
rõ dần tính chất thối nát của xã hội ấy. Những bài thơ ―trách đời‖, viết về thế

thái nhân tình của ơng có ý nghĩa phê phán, tố cáo xã hội sâu sắc:
Tuổi tác tuy rằng chửa mấy mƣơi,
Đổi thay mắt đã thấy ba đời.
Ra trƣờng danh lợi vinh liền nhục,
Vào cuộc trần ai khóc trƣớc cƣời.
Chuyện cũ trải qua đà chán mắt ,
Việc sau nghĩ lại chẳng thừa hơi .
Đã hay đƣờng cái thời ra thế ,
Sạch nợ tang bồng mới kể ngƣời.
(Tình cảnh làm quan )
Nói về bọn vua quan lộng hành ;
Mặc sức đâm thùng và tháo đáy
Tha hồ tráo đấu lại lừa thƣng.
Phê phán xã hội mà đồng tiền có thể thâu tóm cả trời đất :
Đủ vng trịn tƣợng đất tƣợng trời
Khẳm hoạ phúc nguy yên tử hạt.

23


Đƣơng om sịm chóp giật sấm ran
Đang xóc xách lại gió hồ mƣa thuận.
Tiền tài hai chữ son khun ngƣợc
Nhân nghĩa đôi đƣờng nƣớc chảy xuôi.
Không chỉ Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trãi cũng có những câu thơ có ý nghĩa
phê phán xã hội:
Miệng thế nhọn hơn chơng mác nhọn
Lịng ngƣời quanh tựa nƣớc non quanh.
Hoa thƣờng hay héo cỏ thƣờng tƣơi
Bởi Nguyễn Trãi cũng sống trong thời mà bọn gian thần thƣờng xoay

quanh xu nịnh vua, nội bộ triều đình tranh giành quyền lực ráo riết, một số
khơng ít những kẻ có quyền lực trƣớc đây là những ngƣời lãnh đạo nhân dân
trong cuộc kháng chiến giờ đây thoái hoá trở thành những kẻ bóc lột, đàn áp
nhân dân trong hồ bình. Có thể nói những câu thơ của Nguyễn Trãi đã phơi
bày tất cả cái xấu xa, bất nhẫn đáng buồn của xã hội và thái độ căm phẫn của
tác giả:
Hai chữ công danh chẳng cảm cộc
Một trƣờng ân oán những hầm hè.
(Trần tình , bài 8)
Dễ hay ruột bể sâu cạn
Khơn biết lịng ngƣời vắn dài.
( Ngơn chí , bài 5)

24


Hồ Xuân Hƣơng cũng có thơ phê phán xã hội nhƣng bà khơng phê
phán nhân tình thế thái, phê phán những kẻ ham danh lợi, những kẻ xu thời.
Thơ Hồ Xuân Hƣơng chỉ châm biếm những đối tƣợng cụ thể vì lí do cơ bản là
những cái đó tƣớc đi quyền sống, quyền đƣợc yêu của con ngƣời, đặc biệt là
ngƣời phụ nữ. Tiếng nói phê phán chế độ đa thê, phê phán bọn hiền nhân quân
tử, vua chúa… đều xuất phát từ sự địi hỏi quyền lợi đó. Cho nên, nếu nói thơ
Hồ Xuân Hƣơng phê phán xã hội một cách khái quát nhƣ ở Nguyến Trãi,
Nguyễn Công Trứ thì chƣa đúng nghĩa. Hồ Xn Hƣơng phê phán khơng
nhằm mục đích xây dựng lại một xã hội tốt hơn nhƣ Nguyễn Cơng Trứ,
Nguyễn Trãi. Tiếng nói trữ tình phê phán trong thơ Hồ Xuân Hƣơng vì thế
cũng khác. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở những phần sau.
Trên đây là những dạng thức trữ tình tiêu biểu mà chúng ta thƣờng
gặp trong thơ Nôm Đƣờng luật. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nghệ
thuật trữ tình trong thơ Nơm Đƣờng luật nói chung.

1.2.2. Nghệ thuật trữ tình trong thơ Nơm Đường luật:
1.2.2.1. Trữ tình bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng.
Xã hội phong kiến là một xã hội quy phạm, nền văn học phong kiến do
đó cũng là văn học quy phạm. Quy phạm trong thể loại, trong ngôn ngữ, trong
đề tài … Thể loại thƣờng là thất ngôn bát cú hoặc là thất ngôn tứ tuyệt, ngơn
ngữ thƣờng dùng chữ Hán với những điển tích, điển cố Trung Hoa… Văn học
phong kiến, khi nói về con ngƣời thì thƣờng nói về những con ngƣời thuộc
tầng lớp trên với những ―trang‖, ―đấng‖, ―bậc‖, hoặc ít ra cũng là những giai
nhân tài tử, cung tần mĩ nữ chứ không đề cập đến cuộc sống của những ngƣời
dân lao động hay các tầng lớp khác; khi nói về thiên nhiên thì nói đến tùng,
trúc, cúc, mai; sự vật là long, ly, quy, phƣợng. Chính vì tính chất quy phạm
này quy định đối tƣợng phản ánh cho nên văn học phong kiến không phản ánh

25


×