Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Những giá trị đặc sắc của truyện kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.85 KB, 55 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học vinh

Nguyễn Quốc Thắng

Những giá trị đặc sắc của truyện Kim Lân

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Luận văn tốt nghiệp

Người hướng dẫn khoa học:
T. S. Phan Huy Dũng

Vinh - 2003

1


Mục lục
Trang
Mở đầu
Chương 1:

Tư tưởng nghệ thuật của kim lân

1.1. Về khái niệm tư tưởng nghệ thuật.
1.2. Tư tưởng nghệ thuật của Kim Lân.
Chương 2:

Giá trị nhân bản của truyện kim lân


2.1 Cảm thông, bênh vực quyền sống của con người.
2.2 Ca ngợi tinh thần lạc quan, nghị lực, nhân phẩm
của con người.
2.3 Khẳng định đời sống tâm hồn phong phú của người
dân thơn q, khẳng định nền văn hố dân tộc.
2.4 Ca ngợi tình người, tình quê hương đất nước.
Chương

Bút pháp, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật
trong truyện kim lân

3:

3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện.
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
3.3 Giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật.
Kết luận
Tài liệu tham khảo

2


Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Kim Lân là một trong những cây bút viết truyện, truyện ngắn tài
năng của văn học Việt Nam hiện đại. Số lượng tác phẩm của Kim Lân
không nhiều: chỉ trên hai mươi truyện, truyện ngắn và một truyện phim.
Vẫn biết rằng, đánh giá một nhà văn phải tính cả chất lượng lẫn số lượng
tác phẩm của nhà văn ấy. Nhưng dù sao, vẫn phải nhấn mạnh điều này: văn

chương nghệ thuật vốn không quen đo đếm ở số lượng. Cho nên, tuy khơng
có những đỉnh cao, những kiệt tác nhưng khi kể ra những gương mặt làm
nên bản sắc của văn xuôi Việt Nam trong mấy chục năm trở lại đây thì khó
có thể bỏ sót tên tuổi của Kim Lân. Bằng phong cách viết truyện độc đáo,
tự nhiên, tinh tế, Kim Lân đã có những đóng góp quý báu vào bức tranh
phản ánh những phương diện khác nhau của hiện thực xã hội, phong tục tập
quán, phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, qua tìm hiểu,
chúng tơi thấy: cho đến nay, những bài nghiên cứu, phê bình, tiểu luận về
sáng tác của Kim Lân đang cịn rất ít. Nghiên cứu tác phẩm của Kim Lân
trên cơ sở lý luận mới, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn trong văn
học Việt Nam hiện đại là cần thiết và hứa hẹn nhiều phát hiện mới mẻ.
1.2. Văn học là một loại hình nghệ thuật, đồng thời là yếu tố để lưu
giữ, bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Từ những sáng tác đầu tay,
Kim Lân chuyên viết về làng quê Việt Nam, về những nỗi thống khổ của
con người và các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá
dân gian của vùng đất Kinh Bắc. Ông rất sành về cảnh quê, người quê, đã
tạo nên những trang viết sâu sắc, cảm động với một vốn hiểu biết thấu đáo
và một tấm lịng tha thiết hiếm có về thế giới của hương đồng gió nội này.
Đề tài vì vậy sẽ mang một ý nghĩa thiết thực trong việc tìm hiểu những giá
trị văn hoá, lịch sử của dân tộc qua văn học - nghệ thuật – một nhiệm vụ
cần thiết của việc giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc trong thời hiện đại.
1.3. Từ lâu, tác phẩm của Kim Lân đã được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường Phổ thông ở lớp 9-THCS: Truyện Làng (Văn 9, tập 1, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2000) và lớp 12 – THPT: truyện Vợ nhặt (Văn 12, tập 1, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, 2000). Chính vì vậy, tìm hiểu những đặc sắc nghệ thuật

3


trong truyện của Kim Lân còn mang một ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn

dạy - học các tác phẩm của Kim Lân trong nhà trường Phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi mới chỉ
được tiếp xúc với một số bài viết hoặc là tóm tắt, nhận xét, đánh giá khái
quát sự nghiệp văn học của Kim Lân, hoặc là phân tích, bình giá một số tác
phẩm tiêu biểu của nhà văn. Bên cạnh hai loại bài viết trên, cịn có một số
bài ghi chép những ý kiến của Kim Lân qua các cuộc phỏng vấn. Ngồi ra,
chúng tơi chưa biết tới một cơng trình nào cả.
Ở loại bài viết thứ nhất, trừ hai bài tìm hiểu khá sâu, đánh giá khá toàn
diện các tác phẩm của Kim Lân là Văn xuôi Kim Lân [3] của Lại Nguyên
Ân và Kim Lân với những thú chơi ngày xuân Kinh Bắc [45] của Lữ Huy
Nguyên, còn lại hầu hết các ý kiến đánh giá thường được viết xen kẽ với
phần tiểu sử của nhà văn như trong Từ điển văn học [48], Nhà văn của các
em [2] Tổng tập văn học Việt Nam [40], Lời giới thiệu trong Tuyển tập Kim
Lân [37], phần Tiểu sử và sự nghiệp văn chương trong sách Nhà văn và tác
phẩm trong trường Phổ thông: Nguyễn Huy Tưởng – Kim Lân [56]. Trong
những bài viết này, các tác giả đều có những điểm thống nhất khi cho
rằng: Văn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám viết nhiều về đời tư, mang
tính chất tự truyện và các phong tục văn hố dân gian; cịn sau Cách mạng
tập trung vào phương diện xã hội chính trị của đời sống người nông dân
gắn liền với vận mệnh của đất nước.
Đi sâu vào phân tích, Lại Nguyên Ân trong Văn xuôi Kim Lân cho
rằng: “Đọc văn xuôi Kim Lân ta bắt gặp cái thế giới của những thường dân
nghèo khổ, là hạng “hạ lưu” của xã hội, những đầu thừa đi thẹo ở khắp
các xó xỉnh của cuộc sống ” và “Ơng khơng bao giờ qn nêu lên những
nét đẹp đáng q của họ, những nét thậm chí vẫn có thể là tiêu biểu cho
đạo lý truyền thống” [3, 56]* . Tuy nhiên, trong bài viết này, Lại Nguyên
Ân đã không đề cập tới mảng truyện viết về phong tục của Kim Lân. Còn
trong Từ điển văn học, Trần Hữu Tá viết: “Tuy nghiêng nhiều về phía



Các chú thích trong luận văn này được đặt vào ngoặc đơn. Số đầu chỉ thứ tự theo danh mục Tài liệu tham
khảo. Số thứ hai là số trang của tài liệu được trích dẫn.

4


phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện
một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng. Những
người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông
minh, tài hoa” và “Sau Cách mạng ông đề cập đến sự đổi mới về mặt tình
cảm của người nơng dân” [48, 360]. Cũng vậy, Nguyên An viết: “Giữa
cuộc sống nhọc nhằn đầy bức xúc lúc bấy giờ, những trang văn ấy của Kim
Lân đã giúp người đọc củng cố thêm một ý nghĩ rằng: Sau luỹ tre xanh kia
từ bao đời nay, người nông dân sống lam lũ thế nhưng tháng ba ngày tám
và những buổi sang xuân, họ vẫn tổ chức được những trị vui, mà qua đó đã
thể hiện một sự thông minh, tài hoa, một tâm hồn tươi sáng lành mạnh” [2,
34]. Mở rộng vấn đề này, Lữ Huy Nguyên trong Kim Lân với những thú
chơi ngày xuân Kinh Bắc khẳng định: “Nếu có dịp đọc lại toàn bộ tác phẩm
của Kim Lân mà chủ yếu là truyện ngắn, ta sẽ thấy ông không chỉ là đại
diện văn học của loại nhân vật đầu thừa đuôi thẹo, ông còn là đại diện văn
học sáng giá của những lớp người tài hoa, bặt thiệp, phong lưu” [45, 7].
Đánh giá về sự lựa chọn, cách tổ chức nghệ thuật trong truyện của
Kim Lân ở loại bài viết thứ nhất này tuy khơng nhiều nhưng cũng có những
ý kiến xác đáng. Trên đặc san Văn học và tuổi trẻ (Tập 12, 1996), Nguyên
An nhận định: “Ông là nhà văn kỹ lưỡng, tinh tế trong việc lựa chọn chi
tiết, kỳ khu, tài hoa trong việc lựa chọn ngơn từ, hình ảnh” [1, IV]. Đi sâu
và nghiên cứu toàn diện hơn vẫn là bài Văn xuôi Kim Lân của Lại Nguyên
Ân. Tác giả của bài viết đã chỉ ra những thành công cơ bản của truyện ngắn
Kim Lân trên các phương diện như: miêu tả nhân vật : “các nhân vật người

nghèo, chủ yếu là nông dân trong các truyện ngắn của ông đều được mô tả
hết sức chân thật, từ cách nghĩ, cách cư xử đến lời ăn tiếng nói, dù đó là
các nhân vật phụ hay đó là các nhân vật chính”. Về kiểu cấu tứ, tác giả đã
chỉ ra ở Kim Lân có ba kiểu truyện chính: truyện tính cách, truyện tình
huống và truyện ngụ ý. Cịn về giọng điệu, Lại Nguyên Ân cho rằng:”Chất
giọng thường xuyên trong các truyện của Kim Lân là chất giọng thực sự
văn xuôi” [3, 56-60].
Loại bài viết thứ hai, có tính chất nhận xét, đánh giá một sốtác phẩm
tiêu biểu của Kim Lân như: Vợ nhặt, Làng… Loại bài viết này được viết
dưới dạng bình văn, phân tích, bình giảng như trong Giảng văn văn học
5


Việt Nam [53], Tiếng nói tri âm [52]. Các bài viết này chủ yếu đi sâu phân
tích, bình giảng những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của từng tác
phẩm. Tuy vậy các tác giả có đan xen những lời nhận xét khái quát về giai
đoạn sáng tác hoặc tồn bộ qúa trình sáng tác của Kim Lân. Trong Tiếng
nói tri âm, Nguyễn Thanh Văn với bài Phẩm giá con người trong truyện
ngắn Vợ nhặt đã nhận định: “Với Vợ nhặt giọng miêu tả phong tục tỉ mỉ
xen những chi tiết hóm hỉnh ở loại truyện Đơi chim thành, Con mã mái,
Chó săn khơng cịn nữa. Nó khơng phù hợp với khơng khí lúc “cái đói đã
tràn đến””. Tác giả nhấn mạnh: “Ở Vợ nhặt ống kính nhà văn dừng lâu hơn
ở các chi tiết đen tối, tàn nhẫn và ngơn ngữ dường như thơ tháp, chì chiết
hơn cho đúng với tâm tính hồn cảnh nhân vật” [52, 134]. Trần Đồng Minh
trong Bóng tối và ánh sáng trong câu chuyện nhặt vợ cho rằng: “Đọc văn
Kim Lân, ngoài những từ ngữ như vắt ra từ cuộc sống bình dị, ta cịn thích
thú nhận ra rằng, ngịi bút ơng đây đó cứ chợt điểm vào cái huyệt dễ mỉm
cười… . Xét ở khía cạnh nhân bản thì những cái cười, giọng cười đơn giản
ấy, có nghĩa lý sâu xa của chúng” [52, 145].
Trong loại bài viết thứ hai này, đáng lưu ý là những nhận định của Đỗ

Kim Hồi về Vợ nhặt, nhân đó nói nhiều hơn về văn phong Kim Lân. Ngoài
việc khẳng định Kim Lân là một trong những nhà văn viết ít mà ngày càng
được khâm phục, là nhà văn có hai trong bốn tác phẩm được xếp vào loại
gần như “thần bút” của văn xuôi Việt Nam hiện đại, tác giả còn nhận định
ở Kim Lân “Vốn liếng ngơn ngữ giàu có và đặc sắc, cái lối viết văn tưởng
như dễ dàng mà không dễ phỏng theo, giản dị vô cùng mà sao cứ thấy ánh
lên chất hào hoa Kinh Bắc” [53, 527].
Đề cập tới những hạn chế trong truyện của Kim Lân, cả hai loại bài
viết trên đều thống nhất cho rằng ở nhiều tác phẩm vẫn cịn “hơi hướng
ghi chép” [3,65], và đơi chỗ có phần “gượng gạo” [53, 531], ở một số tác
phẩm sau Cách mạng cịn mang tính chất “tun truyền”.
Ngồi ra, một số ghi chép qua những cuộc phỏng vấn mang tính chất
tự bạch của nhà văn cũng được lưu ý như trong Nhà văn nói về tác phẩm
[11], Nhà văn Kim Lân: Văn chương là một thứ tôn giáo [22], Nhà văn Kim
Lân nói về truyện “Vợ nhặt” [15]. Nội dung của loại bài này nghiêng về
mục đích sáng tác, quan điểm nghệ thuật. Chẳng hạn, những phát biểu của
6


Kim Lân như: “Tôi thấy văn chương là một thứ đạo, một thứ tơn giáo”,
“ngịi bút của tơi hướng vào cái thật, cái đẹp, giúp cho con người sống thật
đẹp với nhau” [22, 9], “Tôi quan niệm: truyện ngắn cũng là tiểu thuyết và
điều quan trọng là nhân vật. Nhân vật phải có tính cách và phải hành động
một cách tự nhiên, không giả tạo, sáo rỗng” [11, 35], “Ngôn ngữ truyện
ngắn phải tinh, gọn, kỹ và phải có ý tứ bên trong” [15, 3].
Như vậy, việc nhận xét, đánh giá về Kim Lân tuy chưa thật quy mô,
tập trung, tuy chưa có một cơng trình nghiên cứu tồn diện, chi tết, song
cũng đã đề cập tới nhiều khía cạnh về nội dung tư tưởng cũng như hình
thức nghệ thuật của tác phẩm. Chúng tôi thấy, đây là những ý kiến hết sức
q báu có tính chất gợi ý, định hướng để chúng tôi thực hiện đề tài này.

3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Như ở mục 1 (1.2) đã giới thiệu, Kim Lân là nhà văn chuyên viết
truyện, truyện ngắn. Số lượng tác phẩm của ơng khơng nhiều: có trên hai
mươi truyện, truyện ngắn và một truyện phim. Hiện tại, có một số tác phẩm
của Kim Lân chúng tơi chưa sưu tầm được: Cơ Dí, Người kép già, Cơ Vịa,
Tông chim Cả Chuống, Pháo Đồng Kỵ, Thổi ống suỳ đồng, Tha hương.
Chúng tôi cũng không đặt truyện phim Cô gái cơng trường [33] trong đối
tượng nghiên cứu của mình.
Để khảo sát toàn bộ tác phẩm của Kim Lân là một việc làm cơng phu,
địi hỏi phải có nhiều thời gian. Vì điều kiện, trong q trình nghiên cứu,
chúng tơi chỉ khảo sát những tác phẩm truyện, truyện ngắn của Kim Lân
được in và in lại từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Bước đầu xác lập nội hàm khái niệm tư tưởng nghệ thuật (idée poétique)
và từ sự phân tích đề tài, chủ đề, cảm hứng tư tưởng, hình tượng nghệ thuật
trong truyện của Kim Lân, chỉ ra những đặc điểm cơ bản trong tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn.
4.2. Từ những đặc điểm về tư tưởng nghệ thuật của Kim Lân, luận văn
sẽ phân tích, đánh giá các phương diện của giá trị nhân bản trong truyện
của Kim Lân.
7


4.3. Chỉ ra, phân tích và lý giải những đặc sắc nghệ thuật trong truyện
của Kim Lân qua hệ thống các yếu tố hình thức thể hiện: nghệ thuật xây
dựng cốt truyện và nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong mối
quan hệ phù hợp với tư tưởng nghệ thuật, giá trị nhân bản trong truyện của
Kim Lân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi kết hợp vận dụng nhiều

phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích văn học dựa vào đặc trưng của thể loại
(truyện, truyện ngắn) để thấy được những đặc sắc về tư tưởng và nghệ
thuật trong truyện của Kim Lân.
- Phương pháp so sánh: Trong q trình phân tích, tiến hành so sánh
giữa các chi tiết, yếu tố trong tác phẩm, so sánh giữa tác phẩm đó với tác
phẩm khác của nhà văn và của nhà văn khác để làm rõ vấn đề, tìm ra đặc
trưng riêng của đối tượng nghiên cứu.
Ngồi ra, chúng tơi cịn vận dụng một số phương pháp nghiên cứu
khác như: phương pháp khảo sát-thống kê, phương pháp hệ thống, phương
pháp tổng hợp.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 51 trang chính văn và 64 đơn vị T.L.T.K.
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần Mở
đầu ( 6 tr.) và phần Kết luận ( 2 tr.), nội dung của luận văn được triển khai
trong 3 chương:
Chương 1: Tư tưởng nghệ thuật của Kim Lân.
Chương 2: Giá trị nhân bản của truyện Kim Lân.
Chương 3: Bút pháp, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật trong
truyện Kim Lân.
Cuối cùng là phần Tài liệu tham khảo.

8


Chương 1

Tư tưởng nghệ thuật của Kim Lân
1.1. Về khái niệm tư tưởng nghệ thuật
Tư tưởng nghệ thuật (idée poétique) là một trong những khái niệm

trung tâm của khoa nghiên cứu văn học, được nhiều nhà nghiên cứu phê
bình văn học định nghĩa, phân tích. Cho đến nay, trên thế giới có một số
lượng lớn những quan niệm khác nhau về tư tưởng nghệ thuật. Xanhtơ
Bơvơ ( Ste Beuve) cho rằng: tư tưởng nghệ thuật là “phẩm chất sâu kín và
cốt yếu của tinh thần ”, Ippôlit Ten (H. Taine) gọi là “năng lực chủ đạo”.
Philaredơ Saxlơ (Ph.Chasles) gọi là “tụ điểm của những tia sáng khác nhau
trong đời sống tinh thần của nhà văn”, Pơn Buốcgiê (P.Bourget): “hình thái
cảm nhận đặc thù của nhà văn”. Pôn Lacôngbơ (P.Lacombe): “khuynh
hướng cảm xúc”, Gióoc Rơna (G.Renard) nói đến “cơ cấu nội tại của thiên
tài” hay là những “năng lực cơ bản” của nhà văn. Giăng Rútxê (J. Rousset) gọi
là “cấu trúc cơ bản của trí tưởng tượng”, Êmin Phaghê (E.Faguet) thì nói gọn:
“tư tưởng cơ bản” [ Dẫn theo 43, 8]. Đó là những quan niệm về tư tưởng
nghệ thuật có tính chất cơ bản nhưng cịn ở mức độ khái quát, chưa cụ thể.
Biêlinxky là người bàn nhiều nhất về tư tưởng nghệ thuật. Ông quan niệm:
“Tư tưởng nghệ thuật không phải là một tam đoạn luận, một giáo điều hay
một quy tắc, đó là một say mê mãnh liệt, một nhiệt hứng… Trong tâm
trạng nhiệt hứng, tư tưởng xâm chiếm nhà thơ một cách đắm say như một
người tình xinh đẹp bằng xương bằng thịt mà ông ta chiêm ngưỡng, khơng
phải bằng lý trí, bằng ngộ tính, bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của
tâm hồn, mà bằng tồn bộ con người tinh thần của mình với tất cả nội dung
phong phú và tính tổng thể tồn vẹn của nó, vì thế, tư tưởng trong thơ
khơng phải là một tư tưởng trừu tượng hay một hình thái chết, mà là một
sáng tạo sống động ”[ Dẫn theo 43, 9]. Biêlinxky thiên về hiểu tư tưởng
nghệ thuật là cảm hứng sáng tạo. Cần nhớ rằng: trong sáng tạo nghệ thuật,
cảm hứng thẩm mĩ là một trạng thái tình cảm mang tư tưởng, gắn với tư
tưởng. Nhưng cảm hứng không phải là tư tưởng, cảm hứng chỉ là một yếu
tố quan trọng của tư tưởng mà thôi. Xét về mặt cấp độ, cảm hứng khơng
đồng nghĩa với tư tưởng.
Nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam trong
Giáo trình Lí luận văn học khơng dùng khái niệm tư tưởng nghệ thuật

9


nhưng đã đề cập đến các phương diện chủ quan của nội dung tư tưởng tác
phẩm văn học. Thực ra, đó cũng là những luận điểm phân tích về tư tưởng
nghệ thuật. Bởi vì, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn biểu hiện ở hình tượng
nghệ thuật của tác phẩm văn học. Mặc khác, “tư tưởng nghệ thuật tạo ra
tính thống nhất, tính hệ thống, tính chỉnh thể cho tồn bộ thế giới nghệ
thuật của nhà văn” [43, 8]. Các tác giả của Giáo trình Lí luận văn học
khẳng định: “Tư tưởng trong tác phẩm văn học không tách rời khỏi đề tài
và chủ đề, nhưng biểu hiện tập trung ở ba phương diện: lý giải chủ đề, cảm
hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ ” [57, 44]. Cũng vậy, trong Từ điển
văn học các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định
nghĩa: “Tư tưởng tác phẩm văn học là sự nhận thức, lý giải và thái độ đối
với toàn bộ nội dung cụ thể, sống động của tác phẩm văn học, cũng như
vấn đề nhân sinh đặt ra ở trong đó” [17, 315]. Nguyễn Đăng Mạnh là người
tâm huyết với khái niệm tư tưởng nghệ thuật. Trong chuyên luận Con
đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn tác giả đã dành hẳn phần 1
để bàn về khái niệm tư tưởng nghệ thuật với tư cách là một khái niệm và
với tư cách là khái niệm hữu dụng có tính chất phương pháp luận trong
nghiên cứu tác giả văn học. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Tư tưởng nghệ
thuật là thứ tư tưởng có tính tổng hợp cao rút ra từ tồn bộ tác phẩm của
nhà văn. Nói cách khác, đó là một tư tưởng bao gồm cả sự nghiệp sáng tác
của nhà văn, chi phối về căn bản thế giới nghệ thuật của ông ta ” [43, 8].
Những luận điểm của Nguyễn Đăng Mạnh trong chuyên luận Con đường đi
vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là những kiến thức quý báu cho quá
trình nghiên cứu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên, tác giả
chuyên luận lại chưa “gọi tên” một cách cụ thể “tư tưởng nghệ thuật là gì ?
”.
Theo chúng tơi, tư tưởng nghệ thuật là hình thức nhận thức, phản ảnh

thế giới bằng hình tượng nghệ thuật biểu hiện quan niệm, thái độ của nhà
văn về hiện thực được miêu tả trong tác phẩm, chi phối đến sự lý giải và tổ
chức toàn bộ các yếu tố của tác phẩm văn học.
Như vậy, tư tưởng nghệ thuật khơng phải là một thứ tư tưởng trừu
tượng, có tính tiên nghiệm mà được nảy sinh từ những tiếp xúc của nhà văn
với hiện thực khách quan. Nếu tư tưởng triết học nhận thức, quan niệm thế
giới bằng các phạm trù, quy luật, mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, tư
tưởng đạo đức nhìn nhận con người bằng các chuẩn mực của hành vi thì tư
10


tưởng nghệ thuật biểu hiện quan niệm về hiện thực của nhà văn bằng hình
tượng nghệ thuật. Cho nên, khơng thể tìm hiểu thực chất và nguồn gốc của
tư tưởng nghệ thuật của nhà văn qua những tiền đề ngoài phạm vi của thế
giới nghệ thuật. “Hình tượng nghệ thuật là căn cứ duy nhất để người
nghiên cứu có thể “tóm bắt”được tư tưởng nghệ thuật của ơng ta” [43, 16].
Tuy nhiên, để xác định tư tưởng nghệ thuật của nhà văn phải đi từ việc tìm
hiểu quá trình sáng tác của nhà văn, hồn cảnh của q trình sáng tác đó,
đề tài và cách xử lý đề tài, chủ đề và sự lý giải chủ đề, cảm hứng. Chúng
tôi sẽ đi vào tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của Kim Lân qua các q trình
phân tích như trên.
1.2. Tư tưởng nghệ thuật của Kim Lân
1.2.1. Kim Lân bước vào sự nghiệp văn chương như một lẽ tự nhiên
của cuộc sống, như cái duyên trời của tài hoa. Có lẽ vì thế mà ơng thuộc
vào số ít nhà văn có thể chứng minh cho chân lý “quý hồ tinh bất quý hồ
đa” trong nghệ thuật. Kể từ khi in tác phẩm đầu tay (1942) cho đến nay,
Kim Lân đã có sáu mươi năm cầm bút. Vậy mà nhà văn chỉ có khoảng trên
hai mươi truyện, truyện ngắn và một truyện phim. Cho nên, khi đọc Kim
Lân , Đỗ Kim Hồi có cảm tưởng rằng “Kim Lân làm văn chương theo lối
tài tử nhiều hơn là theo lối nhà nghề, dẫu biết rằng ông vẫn được coi là nhà

văn chuyên nghiệp” [53, 527].
Để đi vào tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của Kim Lân một cách cụ thể
và có cơ sở xác đáng, chúng tôi tiến hành sắp xếp các tác phẩm truyện của
nhà văn theo trật tự thời gian từ sáng tác đầu tay cho đến nay. Chỗ cần lưu
ý ở đây là về thời điểm ra đời của các tác phẩm: trong quá trình sáng tác
của một nhà văn, có những tác phẩm nhà văn viết đã lâu trước khi đăng báo
hoặc in thành sách. Cho nên, có thể nhầm lẫn khi xác định những tác phẩm
hay nhóm tác phẩm đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong sự vận
động, biến đổi của tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Ở Kim Lân, thời điểm
ra đời của các tác phẩm gần với thời điểm công bố tác phẩm * . Có một số
trưởng hợp đặc biệt, chúng tơi sẽ ghi chú sau.
Tên tác phẩm

Thời điểm ra đời



Về thời điểm ra đời của tác phẩm Kim Lân, một số chúng tôi lấy từ kết quả sưu tầm của Lữ Huy Nguyên
trong Tuyển tập Kim Lân [37], số khác do chúng tôi sưu tầm tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

11


- Đứa con người vợ lẽ

1942 (Trung Bắc chủ nhật, 120, 26.7.1942)

- Nỗi này ai có biết

1943 (Tiểu thuyết thứ bảy, 468, 3.7.1943)


- Đôi chim thành

1943 (Trung Bắc chủ nhật, 164, 4.7.1943)

- Cơm con

1943 (Tiểu thuyết thứ bảy, 476, 28.8.1943)

- Cầu đánh vật – Từ ngơi đất
“Hình
nhân bái tướng” đến chuyện“Voi

1943 (Tiểu thuyết thứ bảy,487, 13.11.43)

cái ngựa lồng”
- Trả lại đòn

1944(Tiểu thuyết thứ bảy, Nguyệt san)

- Con mã mái

1944(Tiểu thuyết thứ bảy, 1.6.1944)

- Thượng tướng Trần Quang Khải


1944(Tiểu thuyết thứ bảy, 4.9.1944)
Trạng vật


- Đuổi ta

1945 (Trung Bắc chủ nhật,239, 4.2.1945)

- Vợ nhặt  (Xóm ngụ cư)

1945

- Làng

1948 (Tạp chí văn nghệ)

- Nên vợ nên chồng, Tìm em, Chị
Nhâm, Người chú dượng, Ông
Cả

1954 (Văn nghệ xuất bản)

Luốn gốc me.
- Ông lão hàng xóm
- Con chó xấu xí, Bố con ơng gác
máy bay trên núi Côi Kê

1957 (Văn nghệ xuất bản)
1962

- Anh chàng hiệp sĩ gỗ, Ông Cản Ngũ

1958 (Nhà xuất bản Kim Đồng)


- Bà mẹ Cẩn

1969 (Tác phẩm mới)

Như vậy, Kim Lân sáng tác từ trước đến sau Cách mạng. Trước Cách
mạng, gia đình và bản thân ơng sống trong cảnh ngộ cơ cực, nghèo nàn.
Kim Lân viết văn từ khi còn là anh thợ sơn guốc mới hơn hai mươi tuổi.
Với động cơ sáng tác ban đầu là “đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ
đứng trong cuộc sống nhỏ bé, quẩn quanh của quê hương ” [4., 393]. Kim
Lân bước vào làng văn với tác phẩm đầu tay mang tính chất tự truyện: Đứa


Theo lời Kim Lân, “Truyện Vợ nhặt được rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư – cuốn tiểu thuyết viết dở ở thời
kỳ trước Cách mạng. Hồ bình lập lại, nhân số kỷ niệm Tổng khởi nghĩa, báo Văn đặt, tôi mới viết lại, rồi
đưa in ở đấy”[11, 33]. Cho nên, chúng tôi vẫn xếp thời điểm truyện Vợ nhặt vào năm 1945.

12


con người vợ lẽ (1942). Truyện kể về nỗi đói nghèo của một thanh niên.
Với sáng tác đầu tay này, ngòi bút Kim Lân chưa phản ánh được những vấn
đề có ý nghĩa hiện thực một cách sâu sắc. Nhân vật hiện lên cịn mờ nhạt,
chưa có sức nặng về nghệ thuật. Kim Lân thử bút mình ở tác phẩm thứ hai:
Nỗi này ai có biết. Thiên truyện kể về những tình cảm u đương của tuổi
trẻ có khuynh hướng thiên về cảm hứng lãng nạm. Đề tài này không trở lại
trong các tác phẩm sau của Kim Lân. Có lẽ nhà văn cảm nhận được rằng:
đây không phải là “vùng thẩm mĩ” và “sở trường” của mình. Kim Lân trở
nên độc đáo và hấp dẫn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê”
hay “phong lưu đồng ruộng”. Đôi chim thành là thành công đầu tiên của
nhà văn trong lĩnh vực này. Một loạt tác phẩm của Kim Lân tiếp theo miêu

tả những sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê rất thành công: Cầu đánh
vật- Từ ngơi đất “Hình nhân bái tướng” đến chuyện “Voi cái ngựa lồng”,
Trả lại đòn, Con mã mái, Thượng tướng Trần Quang Khải – Trạng vật,
Đuổi tà. Đương thời, có nhiều cây bút khác viết về đề tài này. Chẳng hạn:
Toan Ánh, Nguyễn Tất Thứ với những tác phẩm viết về tục kéo chữ, bơi
thuyền, hát ví…ở nơng thơn ngày xưa. Nhưng nếu đọc những tác phẩm của
Toan Ánh, Nguyễn Tất Thứ ta chỉ thu nhận được những tri thức văn hố
cổ truyền, thì đọc Kim Lân, hơn thế, người ta thấy được những tâm hồn
nghệ sĩ, qua cách tổ chức nghệ thuật, xây dựng hình tượng đầy tài năng.
Đọc những tác phẩm này, độc giả nhận ra “chất Kinh Bắc” tài hoa, tinh tế
của nhà văn. Đất Kinh Bắc – một vùng đất cổ của người Việt với biết bao
di tích lịch sử, biết bao đền đài miếu mạo cùng với những truyền thuyết,
huyền thoại, cổ tích và những thú chơi văn hoá truyền thống. Sinh ra và lớn
lên ở vùng quê Kinh Bắc, tâm hồn Kim Lân gắn bó máu thịt với vùng đất
cổ kính này, gắn bó với từng cảnh vật, với mỗi con người, với nhứng giá trị
văn hố tinh thần hàng ngàn đời của ơng cha để lại. Tình yêu tha thiết, say
mê vùng quê Kinh Bắc ấy vốn tiềm tàng, chất chứa bấy lâu trong tâm hồn
ông nay được thể hiện bằng những trang văn trong sáng, tự nhiên, bằng
những hình tượng nghệ thuật sinh động.
Năm 1944, Kim Lân giác ngộ Cách mạng, tham gia Hội văn hoá Cứu
quốc, trở thành bạn tri kỷ với Nguyên Hồng, Nam Cao – những nhà văn
của lớp người cùng khổ. Nhà văn tâm sự: “Đề cương (Đề cương văn hố
Việt Nam- người trích dẫn ghi chú) đã thấm vào chúng tôi… Do tiếp xúc,
trao đổi nhiều, sáng tác của Nguyên Hồng đã ảnh hưởng tốt đối với tôi. Tôi
13


bắt đầu chuyển từ loại truyện phong tục, thú vui ở nơng thơn sang loại
truyện xã hội, những truyện có nội dung nhân đạo. Đây là một bước ngoặt
quan trọng trong đời sáng tác của tôi… Truyện Vợ nhặt tôi viết sau Cách

mạng tháng Tám. Có lẽ đây là truyện đầu tiên tôi viết sau khi tiếp nhận Đề
cương (truyện này chữa từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư) xem đó là bước chuyển
đầu tiên cũng được. Thứ hai mới đến truyện Làng ” [50, 72]. Ngòi bút Kim
Lân đã mở rộng ra với nhiều quan hệ xã hội mới. Tuy nhiên, làng quê Việt
Nam – mảng sống mà từ lâu Kim Lân đã hiểu biết khá kỹ lưỡng vẫn là
“vùng thẩm mĩ” có “chất dính” với ngịi bút nhà văn. Kim Lân đề cập đến
những khát vọng hạnh phúc trong cuộc sống đói nghèo, tăm tối của người
nơng dân (Vợ nhặt), phản ảnh, ngợi ca sự đổi mới nhận thức và tình cảm
của người nơng dân trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp (Làng),
sự đổi đời của họ trong Cải cách ruộng đất (Nên vợ nên chồng), cuộc sống
mới dần dần cất cho con người những uất ức, tủi nhục (Người chú dượng),
những hoạt động bình thường nhưng cảm động và đáng quý của họ (Bố con
ông gác máy bay trên núi Côi Kê)… Như vậy, trong cả hai giai đoạn sáng
tác, tuy viết không nhiều, nhưng Kim Lân có những đóng góp tích cực
trong thể tài truyện, truyện ngắn và về mảng hiện thực nơng thơn. Ơng viết
về mảng hiện thực này bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con
đẻ của đồng ruộng. Nói như Ngun Hồng, “ơng là nhà văn một lịng đi về
với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống” [23,
214].
1.2.2. Qua quá trình sáng tác của Kim Lân trình bày ở trên, chúng tơi
thấy, ngịi bút của nhà văn tập trung vào hai mảng đề tài chính:
- Cuộc sống và tâm tư tình cảm của những kiếp người nghèo khổ.
- Những sinh hoạt văn hoá cổ truyền, những thuần phong mỹ tục của
người dân thôn quê.
Kim Lân từng tâm sự: “Những truyện tơi thích và cũng được nhiều
người thích, đều là những cái tơi viết về chính mình, về làng xóm mình,
người thân mình ” [15, 9]. Cho nên, hầu hết các truyện của Kim Lân mang
tính chất tự truyện. Mỗi truyện như một mảng đời của nhà văn, được “xắn
ra” (chữ dùng của Tơ Hồi) từ mảnh đất sống của những kiếp người nghèo
khổ thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả những nụ cười hồn nhiên xúc động.

Nhà văn Nguyên Hồng từng kể lại: “Từ giữa năm 1943-1944 ấy, tôi được
14


đọc mấy truyện của Kim Lân … Thoạt tiên, tôi chẳng những khơng để ý
mà cịn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định
chọi, định đả chữ nhau với một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương, Hoài
Trạch… lúc bấy giờ vậy. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi
thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái gì chân
chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung
cảm, thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với mình thì tơi liền tự trách và giữ
ngay số báo đó”(Chú ý: phần in nghiêng trong đoạn trích dẫn là nhấn mạnh
của tác giả luận văn) [24, 78].
Truyện của Kim Lân không chỉ “chân chất của đời sống và con người
nghèo hèn” như Ngun Hồng nhận xét mà cịn ẩm áp tình người, tình
cảm của những con người lao động đơn hậu, nhân ái, thuỷ chung và giàu
khát vọng. Những tác phẩm đầu tay như Đứa con người vợ lẽ, Cơm con
biểu hiện mong muốn của nhà văn: con người đối xử với nhau bao dung,
nhân hậu hơn. Từ Cách mạng tháng Tám trở về sau Kim Lân vẫn viết về
những mảnh đời bình dị, cuộc sống thơn q nhưng tư tưởng của tác phẩm
sâu sắc hơn, hình tượng nhân vật mang ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn. Tiêu
biểu cho những tác phẩm này là Vợ nhặt, Làng, Nên vợ nên chồng, Con chó
xấu xí. Vợ nhặt tốt lên ý nghĩa: trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ
hồn cảnh khốn khổ nào, người nông dân vẫn khao khát vươn lên trên cái
chết, cái thảm đạm, để mà vui, để mà hy vọng. Viết Vợ nhặt Kim Lân
muốn khẳng định cái chất NGƯỜI: trong bất kỳ hồn cảnh nào, tình nghĩa
và hy vọng không thể bị tiêu diệt. Nên vợ nên chồng nói về nỗi bất hạnh,
nghèo đói của gia đình mẹ Thế: “Một năm đói kém, người ta thấy mẹ Thế
đem bốn đứa con nhỏ lên đất Triều Dương này kiếm việc. Việc khơng có
ngày ngày mẹ con bồng bế, dắt díu khắp làng xin ăn. Ngày được vài bát

cháo, ngày được vài củ khoai, có ngày chẳng được hột nào, mấy mẹ con
nghèo đói chỉ cịn thấy răng với mắt. Rồi hai người chị lớn Thế chết. Mẹ
Thế như người mất trí, hai mắt lơ láo…Mấy hơm sau thì mẹ Thế cũng chết
nốt” . Đọc Vợ nhặt, Nên vợ nên chồng, khiến chúng ta liên tưởng đến
truyện Đây bóng tối của Nguyên Hồng viết về hai vợ chồng Nhân và Mũn
can đảm xây dựng hạnh phúc trong cảnh nghèo hèn –nhưng một người bị
mù vì lao động cực nhọc, một người bị chết đuối vì chen chúc bán hàng
trên tàu thuỷ. Rồi Nhân, người chồng loà phải dắt con đi ăn mày “trên con
đường cát bụi đã chứng kiến biết bao thây chết dưới những nanh vuốt của
15


thiếu thốn, của khổ sở, của đoạ đày” [25]. Đây là điểm gặp gỡ trong việc
phản ánh hiện thực và tư tưởng nhân đạo của những nhà văn “của những
con người cùng khổ”. Còn ở truyện Làng, Kim Lân xây dựng hình tượng
nhân vật ơng Hai – một nơng dân đơn hậu gắn bó tha thiết với nhà cửa,
ruộng vườn, đường làng, ngõ xóm. Vậy mà, ơng phải rứt ruột rời bỏ tất cả
để tản cư, đi theo kháng chiến. Trước kia, ơng u làng bằng một tình u
tự nhiên của con người “chôn rau cắt rốn” nơi đồng ruộng. Bây giờ, khi
nhận thức rõ ràng ý nghĩa của công cuộc kháng chiến, ông yêu làng trong
tư thế một quê hương đã thay đổi, đứng lên từ Cách mạng tháng Tám.
Hình tượng nhân vật ơng Hai được xem là một phát hiện có ý nghĩa điển
hình cho văn học kháng chiến. Ở Con chó xấu xí , Kim Lân đặt ra vấn đề
có tính chất “ngụ ý”. Nhà văn xây dựng hai hình tượng đối lập nhau độc
đáo: con chó xấu xí, ốm yếu bị mọi người xem thường, hắt hủi và anh
chàng “trí thức nửa mùa” Nhược Dự lúc nào cũng kiêu căng, lăm le đợi khi
con chó “có chút lông da” sẽ làm một bữa no say. Một bên là con vật, một
bên là con người. Vậy mà, sau những ngày chạy giặc vất vả, con chó vẫn
khơng bỏ chủ, tìm đường trở về căn nhà cũ. Qua đây, phải chăng nhà văn
muốn nói đến tấm lịng chung thuỷ, nhân nghĩa của con người. Còn Nhược

Dự, sau đợt loạn ly đã “dinh tê…viết báo, viết truyện chửi kháng chiến”.
Xây dựng nhân vật Nhược Dự, Kim Lân bộc lộ những tâm sự chua xót, nỗi
đau về tình trạng băng hoại nhân cách của con người.
Trong các truyện ngắn về các phong tục văn hố, viết cho thiếu nhi,
ngịi bút Kim Lân cũng luôn luôn hướng tới điều thiện, phát hiện và ca
ngợi những con người lương thiện, giàu lòng bao dung, mang trong mình lẽ
sống cơng bằng. Đó là nhân vật cụ Cả Lẫm trong keo vật quyết liệt với đô
vật tăm tiếng lẫy lừng Cản Ngũ đã dùng miếng võ tuyệt chiêu chắc thắng,
bõng dừng tay, chịu thua vì một ngun cớ cao đẹp: “Đã là người đơ vật
mình, dù ở đâu, cũng là người dân Việt ta… Trong cái buổi cịn đang nước
mất, nhà tan này có nên vì hơn, thua một keo vật mà đánh một người nghĩa
khí, một người vì dân, vì nước như ơng bác đây thành một người tàn phế,
bỏ đi được không ? Được như vậy, có thể gọi là được, được khơng ? ” (Ơng
Cản Ngũ). Đó là anh chàng hiệp sĩ Gỗ cháy bỏng một mơ ước được trở
thành “người” để đi khắp nơi “cứu khổ cho con người” nhưng phải đứng
trước một thử thách mà mụ phù thuỷ hứa giúp chàng toại nguyện: “Chàng
phải giết chết một cô gái lương thiện…giết chết một con người, lại là một
16


cơ gái lương thiện để bản thân mình được hố thân từ “Gỗ” thành “Người”
ư ? Không thể được, không bao giờ nên…thà suốt đời làm hiệp sĩ Gỗ giúp
đỡ những con rối, những chú khỉ con, những đồ chơi bé nhỏ mà thân phận
thường gặp nhiều khổ đau ”. (Anh chàng hiệp sĩ Gỗ).
Quy chung lại, cảm hứng tư tưởng xuyên suốt trong các tác phẩm của
Kim Lân xuất phát từ chiều sâu nhân bản. Tư tưởng ấy đã có lần nhà văn
bộc lộ: “Tơi thấy văn chương là một thứ đạo, một thứ tôn giáo, mà tôn giáo
nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, địi hỏi con
người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái” [22, 14].
1.2.3. Trong Nhà văn Việt Nam hiện đại, Kim Lân viết: “Tôi nghĩ

muốn theo đuổi nghề văn thì người viết phải là người tử tế đã. Dĩ nhiên,
không phải cứ là người tử tế ắt hẳn viết văn hay được. Viết văn phải có tài.
Cái tài đến với nhà văn rất tự nhiên, mất đi cũng từ nhiên ” [54, 370]. Cái
“tử tế” của nhà văn mà Kim Lân tâm sự ở trên chính là tấm lòng của người
viết, cái tâm trong nhân cách của người nghệ sĩ.
Từ quan niệm ấy, ngòi bút Kim Lân đã tạo ra được cho mình những
bản sắc, giá trị riêng trong tư tưởng nghệ thuật. Tìm hiểu truyện của Kim
Lân từ những sáng tác đầu tay cho đến nay chúng tơi thấy nổi lên ba đặc
điểm chính:
- Một tinh thần nhân bản sâu sắc hướng về tầng lớp cùng khổ, “dưới
đáy” của xã hội.
- Một sự gắn bó máu thịt, một niềm đam mê hết mực với những giá trị
văn hoá truyền thống của dân tộc.
- Một niềm tin không bao giờ lụi tắt ở nghị lực, nhân phẩm của con
người.
Có thể nói, Kim Lân bước vào nghề văn do sự thôi thúc của những nỗi
thống khổ. Cái động cơ sáng tác ban đầu “địi cho mình một nhân phẩm
trong cuộc sống nhỏ bé, quẩn quanh” [48, 359] thực ra có nguồn gốc từ
những nỗi thống khổ mà nhà văn nếm trải và chứng kiến. Cái “chất dân
nghèo” đã hướng ngòi bút Kim Lân “đầu thai” vào những nhân vật gần gũi
và quen thuộc trong “cái đáy” của nông thôn ngày trước. Cũng như Nguyên
Hồng, Kim Lân trước hết là “nhà văn của những người cùng khổ”. Ngòi
bút ông đã bắt rất sâu vào những cảnh thương tâm, những kiếp người bất
hạnh, nghèo đói. Nhưng khơng nên qn rằng, Kim Lân cịn có một mảng
17


sáng tác gắn bó máu thịt với những giá trị văn hố truyền thống của dân
tộc. Dưới ngịi bút Kim Lân, hình ảnh những con người tài hoa, bặt thiệp,
phong lưu với những thú chơi lành mạnh biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm

hồn của người dân thôn quê - những người sống cực nhọc, khổ nghèo
nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thơng minh, tài hoa. Cho nên, có thể khẳng
định: Kim Lân là một trong số ít những cây bút hướng tới phản ánh nơng
thơn một cách có tính chất toàn diện.
Miêu tả nỗi thống khổ hay vẻ đẹp tâm hồn của con người cũng đều cốt
khẳng định một niềm tin. Với Kim Lân, ở những người nông dân vơ cùng
vất vả, lam lũ ấy vẫn có một niềm u đời, vui sống, và một lịng tin khơng
gì lay chuyển được về lẽ tất thắng của chính nghĩa. “Ai giàu ba họ, ai khó
ba đời”, “Ác giả ác báo, ở hiền gặp lành”… tư tưởng lạc quan hồn nhiên,
chất phác đó đã là linh hồn của biết bao cổ tích, truyện nơm của người bình
dân xưa, giúp họ vượt qua bao thử thách. Giờ đây, ở Kim Lân cái “chất dân
nghèo” đã tạo nên một tinh thần lạc quan đặc biệt vững chãi. Tinh thần lạc
quan ấy càng được củng cố mạnh mẽ khi nhà văn tiếp nhận lý tưởng cách
mạng của Đảng. Cho nên, giá trị nhân bản trong truyện của Kim Lân là một
nội dung có tính chân thực, gắn bó sâu nặng với truyền thống dân tộc,
không hề chung chung, trừu tượng. Chúng tôi sẽ đi vào phân tích, lý giải
một cách cụ thể giá trị nhân bản của Kim Lân với những nội dung tiêu biểu
của nó trong chương 2.

18


Chương 2

Giá trị nhân bản của truyện Kim Lân
2.1. Cảm thông, bệnh vực quyền sống của con người
Lấy tinh thần nhân bản làm mục đích sáng tạo nghệ thuật, Kim Lân đã
hướng về nông thôn để miêu tả. Trong các sáng tác của Kim Lân, trừ một
số truyện viết về phong tục văn hố lấy bối cảnh cuộc sống thơn q bình
n, êm ả, cịn hầu hết đều tạo dựng bức tranh về một cuộc sống vất vả đói

nghèo. Sinh ra từ nông thôn, Kim Lân hiểu sâu sắc nông thôn Việt Nam.
Cùng với Ngô Tất Tố (1892-1954) Nam Cao (1917-1951) Thạch Lam
(1910-1942)… Kim Lân đã phản ánh khá toàn diện khơng khí nơng thơn
Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến – một nơng thơn nghèo đói,
tiêu điều, xác xơ.
Trong văn học hiện thực Việt Nam 1930-1945, chúng ta đã từng bắt
gặp hình ảnh làng Vũ Đại trong Chí Phèo của Nam Cao, làng Đơng Xá
trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố… Giờ đây, qua các tác phẩm của Kim Lân ta
lại thấy thôn quê Việt Nam hiện lên với một “xóm ngụ cư” của Tràng
trong Vợ nhặt, một làng Triều Dương ở Nên vợ nên chồng, một xã Đồng
Thịnh trong Chị Nhâm. Hiện lên trên những không gian đó là những cảnh
đời cơ cực, những người nơng dân đói khổ, nhọc nhằn, bị áp bức, bị bóc lột
cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng điểm khác biệt của Kim Lân so với Ngô
Tất Tố, Nam Cao là ở chỗ: người nông dân của Ngô Tất Tố, Nam Cao khổ,
nghèo nhưng vẫn là người dân gốc của nơi mình sống. Chị Dậu cịn có
ruộng, Lão Hạc cịn có vườn. Đến như Chí Phèo, khơng có một thước đất
cắm dùi nhưng xét ra Chí vẫn là người làm th, làm mướn chính nơi mà
mình sinh ra. Cịn trong nhiều truyện của Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới
của những thường dân khốn khổ, những người nông dân miền xuôi mất đất,
xiêu dạt lên miền ngược, họ bám vào một xóm chợ, bến sơng, một góc núi
hay ven một đồn điền, xóm trại để vật lộn với miếng cơm manh áo sơ đẳng
hàng ngày.
Dưới ngòi bút của Kim Lân, chân dung của những người dân không
nhà, không đất hiện lên rất rõ. Họ là “mẹ Thế đem bốn đứa con nhỏ lên đất
Triều Dương này kiếm việc. Việc khơng có, ngày ngày mẹ con bồng bế, dắt
díu đi khắp làng xin ăn. Ngày được vài bát cháo, ngày được vài củ khoai,
có ngày chẳng được hột nào, mấy mẹ con gầy đói chỉ cịn nom thấy răng và
19



mắt ” (Nên vợ nên chồng). Họ là những ông bố, bà mẹ vì con cài mà phải
lần hồi kiếm sống: “Sáng, bố cõng một con đi một phương, mẹ cõng một
con đi một phương. Tối về, mấy bố con mới lại gặp nhau hi hút thổi nấu ở
một cái lều góc chợ ” (Tìm em). Cịn đây, hình ảnh gia đình ơng Tư Mủng,
một hình ảnh rất điển hình để minh chứng cho cái “lý lịch” của những
người dân ngụ cư Việt Nam: “Ông Tư Mủng vốn là người làm ruộng khơng
có đất, thèm ruộng đất xưa nay. Từ đời người ông nội, đến đời ông, mấy
đời người ao ước có một mảnh đất mà sinh sống, mấy đời người bỏ làng
quê, mồ mả ông cha, phiêu dạt khắp đó đây đi tìm đất… Mười một con
người đói khát, vừa lớn vừa bé trong gia đình mỗi lần nghe người ông nội
nhắc đến Thái Nguyên, Bắc Giang lại tỉnh ra, vui lên, lại hi vọng, tin
tưởng, lại lếch thếch bồng bế, dắt díu nhau đi…” (Bố con ơng gác máy bay
trên núi Côi Kê). Sống ở một nước nông nghiệp, đất đai là hàng đầu, thế
mà gia đình ơng Tư Mủng có đến mấy đời ước ao có được miếng đất để
sinh sống. Nhà văn đã hiểu sâu sắc cái khổ tâm, đau xót nhất của người
Việt Nam lúc bấy giờ là khơng có đất. Cái tâm lý tất yếu “Sống ngơi nhà,
chết ngơi mồ ”, có “an cư” mới “lạc nghiệp” đã ăn sâu trong họ. Do vậy,
không gì khổ tâm hơn là cảnh “sống vơ gia cư, chết vơ địa táng”. Người
Việt Nam u q đất nhiều khi hơn cả bản thân mình. Lão Hạc trong tác
phẩm cùng tên của Nam Cao đã nhất quyết không bán mảnh đất cằn cỗi của
mình dù nghèo, đói đến kiệt cùng. Thấu hiểu nét tâm lý này, Kim Lân đã
chỉ ra cái nghịch cảnh để người đọc rõ hơn thực trạng khốn khổ của người
nơng dân Việt Nam.
Khơng có đất, tất yếu dẫn tới cái đói. Trên một đất nước thiên tai và
giặc giã triền miên, chế độ phong kiến lạc hậu, trì trệ kéo dài, cái đói là
một nỗi ám ảnh đối với mỗi người dân và đã trở thành một đề tài trong
nhiều xu hướng văn học. Cũng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng,…Kim Lân dành nhiều tâm lực để miêu tả cái đói.
Nam Cao cất lên tiếng kêu cứu lấy nhân phẩm con người đang bị cái đói
bào mịn. Cịn Kim Lân lại hướng về miêu tả những kiểu đói, kiểu nghèo và

sự huỷ diệt tàn bạo của nó đối với con người. Dòng đầu tiên của truyện
ngắn đầu tay Đứa con người vợ lẽ người đọc đã thấy: “Tư nằm dán mình
trên giường, bụng hóp lại, mặt phờ phạc… Tư đói quá, đói lả người đi ”.
Những cảnh đói tương tự như vậy đều có trong Vợ nhặt, Nên vợ nên chồng,
Chị Nhâm, Tìm em. Nhưng nếu cái đói ở Đứa con người vợ lẽ mới chỉ “dày
20


vị” Tư, mới chỉ làm cho Tư “ốn trách ngấm ngầm trong thâm tâm” thì cái
đói trong các truyện sau này dữ dội hơn nhiều. Trong Nên vợ nên chồng cái
đói đã làm “hai người chị lớn Thế chết”, làm cho “mẹ Thế như người mất
trí, hai mắt lơ láo, cả ngày chỉ ngồi ở gốc cây đa ngoài bến đị nói lảm
nhảm một mình. Ai đi qua cũng hỏi “Có lấy trẻ con tơi cho mấy đứa đây
này”. Rồi lại cười khí khí trả lời một mình “Chả cho, chả cho đứa nào cả”.
Mấy hơm sau thì mẹ Thế cũng chết nốt”. Trong Tìm em cũng chỉ vì cái đói
mà “bố Viên tự tử, mẹ Viên chết, anh em Viên thất lạc, Viên phải đi làm
thuê từ lúc mười ba tuổi”. Đặc biệt, trong Vợ nhặt, cái đói đã lộ hết sức huỷ
diệt cuộc sống đến mức khủng khiếp. Chỉ mấy chữ “cái đói đã tràn đến ”
đủ gợi lên hoài niệm kinh hoàng cho người dân xứ Việt về một hiểm họa
lớn của dân tộc đã quét đi xấp xỉ gần một phần mười dân số trên đất nước
này. Kim Lân đặc tả chân dung con người năm đói “khn mặt hốc hác, u
tối”. Nhưng đáng sợ nhất là có tới hai lần ơng so sánh người với ma:
“Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt
bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma… Người chết như
ngả rạ”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng
ma”. Kiểu so sánh ấy thể hiện một cảm quan đặc biệt của Kim Lân về cái
thời ghê rợn: đó là cái thời mà ranh giới người và ma, cái sống và cái chết
chỉ mong manh như sợi tóc. Khó có thể tìm thấy được một tác phẩm văn
học nào có sự miêu tả chi tiết, sống động, xác thực về cái đói như vậy. Sự
quan sát tỉ mỉ, tinh tế các chi tiết của hiện thực và nhất là mối đồng cảm

sâu sắc, niềm phẫn nộ cao độ đã tạo nên một bút lực hiếm có.
Viết về cái đói và sức huỷ diệt tàn bạo của nó, Kim Lân đồng thời
khắc họa nỗi khổ của người dân và phê phán sự bóc lột của thực dân,
phong kiến. Rất nhiều nhân vật trong truyện của Kim Lân không có nổi
một thước đất cắm dùi. Bị bóc lột tàn tệ, chỉ còn hai bàn tay trắng, họ phải
phiêu dạt hi vọng kiếm một mảnh đất sinh sống. Song, đó là một ước mơ
không thể trở thành hiện thực. Thời ấy, sống ở làng nào, xã nào không là
“làm nô lệ cho thằng Tây”. Ở làng nào, xã nào không có “bọn kỳ lý chun
mơn khua kht …ra vào hống hách trong cái đình và cái đình như của
riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa tồn những sự ức hiếp đè
nén…anh nào ho hoe, hóc hách một ít thì chúng nó tìm hết cách để hại, cắt
phần ruộng, truất ngơn, trừ ngồi, tống ra khỏi làng…” (Làng). Kim Lân đã
có sự bổ sung đáng ghi nhận cho bản danh sách chân dung bọn quan lại độc
21


ác, nham hiểm trong nền văn học lúc bấy giờ. Đó là địa chủ Khang đã giết
bố Hồ, dùng mưu mẹo ngăn không cho Thế lấy vợ (Nên vợ nên chồng).
Đó là địa chủ thị Tồn đã đánh mẹ Viên đến chết. Cịn em Viên chỉ vì “đói
q em ăn của nhà nó mấy quả chuối xanh trong bếp. Nó bắt được xích em
vào gốc cau, như xích con chó. Khi sáng ra nó hỏi “Có rét khơng ? ”em sợ
khơng trả lời thế là “Nó ra bể múc mấy gầu nước lã dội từ đầu đến chân”
(Tìm em). Trong Chị Nhâm , tên tổng Đáng khét tiếng một vùng chỉ vì một
đồng ba bạc, nó đã bắt Nhâm mười ba tuổi “làm khơng thiếu một việc gì:
qt nhà, nấu cơm, chăn trâu, xay lúa, giã gạo…Nhâm làm từ mờ đất cho
tới tối đêm không lúc nào ngơi tay. Thế mà nó vẫn đánh, vẫn chửi”. Khi
Nhâm lớn lên xinh đẹp, vợ chồng tổng Đáng bèn dụ dỗ cho ăn ngon, mặc
đẹp để chuẩn bị “đem chôn sống làm thần giữ của”. Tuy nhiên, phải nhận
định một cách khách quan rằng: mức độ điển hình của tính cách những
nhân vật phản diện trong truyện của Kim Lân chưa cao. Miêu tả những tên

địa chủ cụ thể như trên, Kim Lân đã chỉ ra cái căn nguyên của những cảnh
đói nghèo mà người dân gánh chiụ. Mặt khác, đó chính là sự cảm thơng sâu
sắc, tinh thần đấu tranh địi quyền sống cơ bản, tất yếu cho người dân
nghèo.
2.2. Ca ngợi tinh thần lạc quan, nghị lực, nhân phẩm của con người.
Cảm thơng sâu sắc với nhứng đói nghèo của người dân, Kim Lân
đồng thời nhận ra trong họ những khát vọng sống, khát vọng làm người
chân chính. Những người dân nghèo trong truyện Kim Lân là những người
tiềm ẩn sức sống mãnh liệt của dân tộc, những người giữ gìn truyền thống
của cha ông. A.G.Botsarov từng cho rằng: “Khi muốn thể hiện tính vĩnh
cửu, khơng phai tàn của nền tảng đạo đức, người ta lại khai thác cảnh thơn
cùng xóm vắng: ở đấy có thể tìm được tính cách cần thiết, hồn cảnh như ý
muốn mà khơng vi phạm sự thật cuộc sống, không cưỡng ép chất liệu mà
nghệ sĩ đã biết” [6, 26]. Trong các sáng tác của mình, Kim Lân đã thể hiện
tinh thần lạc quan, yêu đời của con người. Nhà văn đã nhận ra ở thôn q
“khi đói người ta khơng nghĩ tới con đường chết mà chỉ nghĩ tới con đường
sống” [15, 9]. Nhà văn cũng từng tâm sự: “Trong sự túng đói quay quắt,
trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân vẫn khao khát vươn lên
trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, để mà hi vọng ” [49, 85]. Trên trang
sách Kim Lân, sự sống lan toả như ánh bình minh, ấm áp và đầy ước vọng.

22


Sự sống đã tạo cho văn Kim Lân ánh lên niềm tin và nghị lực con người.
Các nhân vật trong truyện của Kim Lân, dù ở trong hồn cảnh khó khăn
vẫn tin vào một tương lai tươi sáng, dù phải bôn ba kiếm sống, dù phải đối
mặt hàng ngày với cái đói, cái rét, cực nhọc vẫn nghĩ tới một ngày mai tốt
lành. Hình ảnh “những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội
chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên…” (Vợ nhặt) tiềm ẩn một khát vọng

được sống. Trong Tìm em người mẹ của Viên dỗ con “Con ơi ! Về nhà thì
đói lắm ! Mẹ đưa con đi trên ấy có cơm khơng phải ăn củ”. Ở Bố con ông
gác máy bay trên núi Côi Kê, người ơng nội của ơng Tư Mủng, trong tiếng
nói run run vì kiệt sức do đói kém vẫn động viên con cái: “Cố lên ! Cố lên
các con ơi ! Bắc Giang, Thái Nguyên dất rộng người thưa… lên được đến
trên ấy là có cái sống rồi !”. Cịn trong Chị Nhâm, khi phải lựa chọn giữa
cái sống và cái chết, Nhâm đã “cắm đầu chạy, Nhâm chạy không kể gì gai
góc đâm toạc chân, toạc mặt”. Nhâm chạy bởi Nhâm “tha thiết muốn
sống”, lúc nào “ý nghĩ muốn sống” cũng trỗi dậy, cũng làm cho “rạo rực
trong người”. Khát vọng sống đã trở thành nội lực mạnh mẽ, ý nghĩ muốn
sống đã giúp Nhâm vượt qua tất cả.
Ngợi ca tinh thần lạc quan, khát vọng sống của con người, ngịi bút
Kim Lân đã tạo ra những tình huống thật đắc địa. Trong bối cảnh cái đói lộ
hết sức mạnh huỷ diệt cuộc sống đến mức khủng khiếp, Tràng trong Vợ
nhặt đã “tính chuyện trăm năm” cho mình. Khi “nhặt ” vợ về, Tràng khơng
phải khơng biết chờn: “Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có
ni nổi khơng, lại cịn đèo bịng”. Nhưng rồi anh ta chặc lưỡi: “Chậc,
kệ!”. Một quyết định có vẻ rất “tầm phơ” đối với một sự việc trọng đại bậc
nhất của đời người. Nhưng, cũng có thể hiểu, khi chặc lưỡi như vậy là
Tràng đã đánh cuộc cùng cái đói, để được sống cuộc sống bình thường như
mọi người. Nghĩa là, khát vọng sống, niềm tin đã tạo ra nghị lực giúp
Tràng quyết định như vậy. Và niềm tin về một ngày mai tươi sáng hơn đã
hiện lên trong tâm trí mỗi người “hình như ai nấy đều có ý nghĩ thu xếp
cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ
khấm khá hơn”. Cũng vậy, Thế và người yêu trong Nên vợ nên chồng dù
đang phải sống cuộc đời đi ở, vẫn ước mơ, vẫn “bàn tính với nhau: cưới
xong, sẽ ở riêng, làm một túp lếu nhỏ, hai vợ chồng cày cấy mướn nuôi
nhau, nhất định không đi ở cho thằng Khang nữa”. Niềm tin, ước mơ đã
tăng thêm sức sống cho người dân nghèo. Vì vậy, càng khó khăn, gian khổ,
thì sức sống càng mạnh mẽ. Thơng điệp mang ý nghĩa nhân văn ấy của


23


Kim Lân gợi cho chúng ta nghĩ đến sự suy ngẫm của nhân vật Paven
Corsaghin trong tiểu thuyết nổi tiếng Thép đã tơi thế đấy của nhà văn
Nhicơlai Ơtrơpxki: “Hãy biết sống cả những khi cuộc đời trở nên không
chịu được nữa” [47]. Đọc văn Kim Lân, độc giả có thể lý giải được sức
sống mãnh liệt của người dân Việt Nam, lý giải được tinh thần lạc quan –
một yếu tố giúp họ trụ vững trên mảnh đất khắc nghiệt, nhiều tai họa của
mình.
Sự sống là cần thiết, nhưng phải sống xứng đáng với hai chữ Con
Người (viết hoa) mới là điều quan trọng. Kim Lân ca ngợi nghị lực sống
của người dân nghèo, đồng thời ông cũng thất được rằng “trong cảnh đói
nghèo nhưng con người ta vẫn giữ gìn đạo lý” [15, 9]. Phần đơng các nhân
vật trong truyện của Kim Lân đều khao khát được sống, song họ cũng luôn
nghĩ: sống cho ra sống. Trong Đứa con người vợ lẽ, bà mẹ của Tư “Dẫu
rằng nghèo nhưng không muốn chịu tiếng nhờ ai”, cho dù “nhiều khi khơng
có việc làm, mẹ con đành nhịn đói”. Rồi Tư “nghiến răng ném mạnh bát
phở ra sân” trong khi đã hai ngày khơng có một chút gì vào bụng. Nhân vật
Cả Chuẩn trong Con mã mái rất thích câu “bần thanh còn hơn phú trọc”.
Sống thanh tao, trong sạch là lẽ sống đáng trân trọng. Lẽ sống ấy đã giúp
Tràng (Vợ nhặt) trong lúc đã kề bên “cái đói chết người” vẫn không tơ hào
một li khi kéo xe thóc Liên đồn lên tỉnh. Lẽ sống này cũng đã giúp Thế và
người yêu chỉ ước “làm một túp lều nhỏ, hai vợ chồng cày cấy nuôi nhau”
chứ “nhất định không đi ở cho thằng Khang nữa” (Nên vợ nên chồng). Yêu
cuộc sống, sống trong sạch đó là những đức tính nổi bật của người dân Việt
Nam. Những đức tính này bổ sung cho nhau tạo nên sức mạnh trong mỗi
con người. Chính vì vậy, người đọc sẽ khơng lạ lẫm khi thấy những nhân
vật nghèo khổ này lại là những người hồ hởi đi theo Cách mạng. Lúc ấy, họ

đã được Cách mạng trao cho quyền sống, quyền làm người. Nội lực tiềm ẩn
trong mỗi con người được dịp phát huy. Đó là những Hồ, Thế trong Nên
vợ nên chồng, là Viên trong Tìm em, là Nhâm trong Chị Nhâm, là ông Hai
trong Làng, là ông Tư Mủng trong Bố con ông gác máy bay trên núi Côi
Kê… Khẳng định nghị lực sống, ý thức làm người, mỗi tác phẩm của Kim
Lân là một bài ca ngợi ca những phẩm chất đáng quý của người dân nghèo.
2.3. Khẳng định đời sống tâm hồn phong phú của người dân thôn
quê, khẳng định nền văn hoá dân tộc.

24


Bằng một loạt truyện viết về những thuần phong mĩ tục ở nơng thơn,
những sinh hoạt văn hố cổ truyền của dân tộc, Kim Lân đã cho người đọc
thấy được rằng: “Sau những luỹ tre làng xanh xanh kia, từ bao đời nay
người nông dân sống lam lũ thật, nhưng tháng ba ngày tám và những buổi
sang xuân, họ vẫn tổ chức được những trị vui mà qua đó, đã thể hiện một
sự thông minh, tài hoa, một tâm hồn tươi sáng, lành mạnh” [2, 34]. Là
người sinh ra và lớn lên trên đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá, Kim
Lân đã sớm cảm nhận được những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Viết về các phong tục dân gian, trước hết Kim Lân muốn khẳng định tâm
hồn của người dân thôn quê. Đọc Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn,
Cầu đánh vật – từ ngơi đất “Hình nhân bái tướng”đến truyện “Voi cái
ngựa lồng”, ta thấy hiện lên cuộc sống thôn quê lành mạnh. Bao nhiêu nỗi
nhọc nhằn thường nhật của người dân giờ đây nhường chỗ cho sự thảnh
thơi trong cuộc sống thanh bình êm ả. Họ đã tạo ra được nhiều thú chơi:
thả chim, chọi gà, đánh vật…
Đọc các truyện viết về phong tục của Kim Lân, ta thấy tình cảm sâu
đậm của người nơng dân đối với các vật ni của mình. Họ vui vẻ, hồ hởi
khi các con vật khoẻ mạnh, chiến thắng trong ngày hội. Họ lo lắng khi các

con vật ốm đau. Họ buồn phiền khi các con vật của mình thi đấu kém hiệu
quả. Tình cảm của họ đối với vật nuôi thật đằm thắm. Nhân vật Cả Chuẩn
“suốt ngày chỉ lăn lóc với gà. Ngay từ mờ sáng chưa dậy được, nằm trên
giường, ông đã để ý xem hôm nay con Chuối gáy mấy tiếng, con Bạch
Nhạn gáy mấy tiếng, có được mạnh mẽ khơng ”. Khi thấy gà ốm “…ruột
gan Cả Chuẩn rối bời lên để chạy thuốc cho hai con gà. Đứng không yên,
ngồi không yên, ai mách lối nào ông cũng làm”. “Cả Chuẩn như mất hồn,
trông người sút hẳn đi, phờ phạc xanh xao, suốt đêm không ngủ ” (Con mã
mái). Trong Đôi chim thành Trưởng Thuận cũng phát sốt khi thấy đàn chim
bị gió đánh lạc. Khi chim về “ơng Trưởng đang rên hừ hừ, vùng trở dậy,
run lẩy bẩy chạy ra sân miệng hỏi: Đâu! Thật không ? ”. Thấy chim “hai
mắt ơng sáng lên vì sung sướng. Cặp mơi héo của ông nở một nụ cười rất
tươi”. Sự quan sát tinh tế đã giúp nhà văn nhìn thấy những tình cảm chân
thành của người nông dân đối với nhứng con vật ni của mình. Khơng
chỉ có nhằm vào các lễ hội mà người dân mới có tình u với các con vật
như vậy. u vật ni vốn là bản tính của người nông dân. Sau này, khi
viết về người nông dân ở tư thế khác, tư thế cùng cả dân tộc đánh giặc,
25


×