Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước tân sơn, tỉnh phú thọ (luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 147 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ VIẾT TÂM

TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Tác giả luận văn



Hà Viết Tâm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bàn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn thạc sĩ, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Kế hoạch và đầu tư, Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức Kho bạc nhà nước
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Tác giả luận văn

Hà Viết Tâm

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ ........................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3


1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước qua kho bạc nhà nước ................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước.................... 5

2.1.1.

Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 5

2.1.2.

Đặc điểm, phân loại và vai trò chi thường xuyên ngân sách nhà nước ............ 10


2.1.3.

Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước............ 17

2.1.4.

Các nội dung kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho
bạc nhà nước ................................................................................................. 27

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà
nước qua Kho bạc nhà nước ........................................................................... 33

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 38

2.2.1.

Kinh nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho
bạc nhà nước ở Việt Nam .............................................................................. 38

iii


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn trong kiểm soát chi thường

xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ...... 42

2.2.3.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ..................................... 43

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 45
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 45

3.1.1.

Đặc điểm địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ............................................. 45

3.1.2.

Đặc điểm Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ...................................... 48

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 53

3.2.1.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ......................................................... 53

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 55


3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 55

3.3.

Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................. 56

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 57
4.1.

Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc
nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .................................................................... 57

4.1.1.

Thực trạng kiểm soát chi các khoản thanh toán cho cá nhân ........................... 60

4.1.2.

Thực trạng kiểm soát chi các khoản chi cho nghiệp vụ chun mơn ............... 66

4.1.3.

Thực trạng kiểm sốt chi các khoản mua sắm tài sản, sửa chữa duy tu tài
sản phục vụ công tác chuyên môn và chi sự nghiệp có tính chất đầu tư .......... 73

4.1.4.


Thực trạng kiểm sốt các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước
khác ............................................................................................................... 78

4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách
nhà nước qua kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .................................... 82

4.2.1.

Yếu tố thuộc về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách nhà nước ................................................................. 82

4.2.2.

Yếu tố thuộc Kho bạc Nhà nước .................................................................... 88

4.2.3.

Yếu tố thuộc Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước .......................................... 98

4.3.

Giải pháp tăng cường cơng tác kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhà
nước qua kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .......................................... 104

4.3.1.

Mục tiêu và phương hướng tăng cường cơng tác kiểm sốt chi thường
xun ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.... 104


4.3.2.

Một số giải pháp tăng cường cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên ngân
sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ...................... 106

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 119
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 119

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 121

5.2.1.

Kiến nghị với Bộ Tài chính .......................................................................... 121

5.2.2.

Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước ................................................................. 122

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 124
Phụ lục .................................................................................................................... 127

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AP

Phân hệ quản lý chi

BHXH

Bảo hiểm xã hội

ĐVSDNS

Đơn vị sử dụng ngân sách

GDV

Giao dịch viên

GL

Phân hệ sổ cái

HĐND

Hội đồng nhân dân


KBNN

Kho bạc Nhà nước

KSC

Kiểm soát chi

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

KTT

Kế toán trưởng

KTV

Kế toán viên

MLNS

Mục lục ngân sách

NDKT

Nội dung kinh tế

NHTM


Ngân hàng thương mại

NSNN

Ngân sách nhà nước

SL

Số lượng

TABMIS

Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc

THHC

Tổng hợp Hành chính

THPT

Trung học phổ thơng

TTSP

Thanh toán song phương

TTV
TKTG


Thanh toán viên
Tài khoản tiền gửi

UBND

Ủy ban nhân dân

VPHC

Vi phạm hành chính

XDCB

Xây dựng cơ bản

YCTT

u cầu thanh tốn

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu cán bộ công chức KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ........................... 51
Bảng 3.2. Bảng phân bổ mẫu điều tra (N=83) ............................................................ 54
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp dự toán NSNN kiểm soát chi qua KBNN giao cho các
đơn vị trên địa bàn huyện Tân Sơn từ năm 2016-2018 ............................... 57
Bảng 4.2. Cơ cấu chi NSNN qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 20162018 .......................................................................................................... 58
Bảng 4.3. Tình hình thanh tốn các khoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Tân Sơn giai đoạn 2016-2018 .................................................................... 59

Bảng 4.4. Tình hình chi các khoản thanh tốn cho cá nhân qua KBNN Tân Sơn ............ 63
Bảng 4.5. Kết quả kiểm soát chi các khoản thanh toán cho cá nhân qua KBNN
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ............................................................................... 64
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá về kiểm soát chi các khoản thanh toán cho cá nhân qua
KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................... 66
Bảng 4.7. Tình hình thanh tốn các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn qua
KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................... 69
Bảng 4.8. Kết quả kiểm soát các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn qua
KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................... 71
Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá của khách hàng về kiểm soát các khoản chi cho nghiệp
vụ chuyên môn qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.................................... 72
Bảng 4.10. Tình hình thanh tốn các khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa duy tu
tài sản phục vụ công tác chun mơn và chi sự nghiệp có tính chất đầu
tư qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ........................................................ 75
Bảng 4.11. Kết quả kiểm soát chi mua sắm tài sản, sửa chữa duy tu tài sản phục vụ
công tác chuyên mơn và chi sự nghiệp có tính chất đầu tư qua KBNN
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .................................................................................. 76
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá về kiểm soát các khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa duy
tu tài sản và chi sự nghiệp có tính chất đầu tư qua KBNN Tân Sơn .............. 77
Bảng 4.13. Tình hình thanh tốn các khoản chi thường xuyên NSNN khác qua
KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................... 80

vii


Bảng 4.14. Kết quả kiểm soát chi các khoản chi thường xuyên NSNN khác qua
KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................... 81
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN khác
qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ............................................................ 82
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của yếu tố cơ chế, chính sách đến kiểm sốt chi thường

xun NSNN qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ....................................... 83
Bảng 4.17. Kết quả đánh giá về cơ chế, chính sách trong kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ....................................... 85
Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá mức độ cụ thể và khả năng tiếp cận với các cơ chế
chính sách về KSC thường xuyên NSNN ................................................... 87
Bảng 4.19. Kết quả đánh giá chung về trình độ, năng lực của cơng chức kiểm sốt
chi thường xun tại KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ .................................. 89
Bảng 4.20. Năng lực, trình độ chuyên môn của công chức KSC trong phát hiện các
lỗi khi kiểm soát hồ sơ, chứng từ ............................................................... 90
Bảng 4.21. Kết quả đánh giá về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công
chức KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ........... 91
Bảng 4.22. Đánh giá thái độ, trách nhiệm với công việc và kỹ năng giao tiếp của
công chức KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Tân Sơn ......................... 92
Bảng 4.23. Kết quả đánh giá của công chức KBNN Tân Sơn về việc trang bị cơ sở
vật chất kỹ thuật cho hoạt động KSC thường xuyên NSNN ....................... 93
Bảng 4.24. Đánh giá của công chức KBNN Tân Sơn về tổ chức bộ máy KSC
thường xuyên NSNN qua KBNN............................................................... 95
Bảng 4.25. Kết quả đánh giá quy trình kiểm sốt chi thường xun NSNN qua
KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................................................... 97
Bảng 4.26. Kết quả đánh giá ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về chế
độ, tiêu chuẩn và định mức của đơn vị sử dụng NSNN .............................. 99
Bảng 4.27. Kết quả đánh giá yếu tố dự toán chi thường xuyên NSNN qua KBNN
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ............................................................................. 100
Bảng 4.28. Đánh giá của công chức KBNN Tân Sơn về năng lực, trình độ chun
mơn nghiệp vụ của cán bộ kế toán tại ĐVSDNS ...................................... 102
Bảng 4.29. Kết quả kiểm soát về lập hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên NSNN ......... 104

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình kiểm sốt chi thường xuyên NSNN qua KBNN...........................24
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ...................................50

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Viết Tâm
Tên luận văn: Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho
bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà
nước huyện trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu của đề tài được thu thập từ các báo cáo của
Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi tất
cả các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Kết hợp với phương pháp thu thập số sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ
quản lý là chủ tài khoản (31 người), cán bộ kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà
nước (31 người), lãnh đạo phụ trách kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước và
cơng chức kiểm sốt chi tại Kho bạc Nhà nước Tân Sơn (10 người) và cán bộ ở cơ quan
lý ngân sách (11 người) nhằm thu thập thông tin, số liệu phục vụ cho nghiên cứu.

Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh nhằm làm rõ thực trạng kiểm soát
chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu đã phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn dưới các khía cạnh như: (i) Kiểm soát các
khoản thanh toán cá nhân đã theo đúng quy trình kiểm sốt chi thường xun ngân sách
nhà nước, các chế độ về tiền lương, tiền công chi cán bộ công chức và không để xảy ra
lỗi nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong q trình kiểm sốt chi các khoản thanh tốn cho cá
nhân cơng chức kiểm sốt chi đã phát hiện một số lỗi trên chứng từ chi của đơn vị như:
sai số tiền bằng chữ, không gửi bổ sung kịp thời đăng ký quỹ tiền lương, sử dụng khơng
đúng mẫu chứng từ kế tốn, thiếu danh sách truy lĩnh lương; (ii) Kiểm sốt các khoản
chi cho chun mơn nghiệp vụ, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện khá
nghiêm túc chế độ, hồ sơ thanh tốn khơng để xảy ra lỗi nghiêm trọng. Tuy nhiên, công

x


chức kiểm soát chi Kho bạc nhà nước Tân Sơn đã phát hiện ra một số sai phạm trên
chứng từ chi của đơn vị như: sai số tiền bằng số bằng chữ, sai mục lục ngân sách, thiếu
thông tin trên hợp đồng, thiếu hình thức hợp đồng, chi vượt dự toán; (iii) Kiểm soát các
khoản mua sắm tài sản, sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên mơn và chi sự
nghiệp có tính chất đầu tư, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện khá
nghiêm túc chế độ, hồ sơ thanh toán. Tuy nhiên, cơng chức kiểm sốt chi Kho bạc nhà
nước Tân Sơn đã phát hiện ra một số sai phạm trên chứng từ chi của đơn vị như: sai
bảng kê chứng từ thanh tốn, sai mục lục ngân sách, thiếu thơng tin trên hợp đồng, thiếu
hình thức hợp đồng, thanh tốn vượt khối lượng hồn thành; (iv) Kiểm sốt các khoản
chi thường xuyên khác, các đơn vi sử dụng ngân sách trên địa bàn huyện Tân Sơn thực
hiện đúng chế độ, định mức và tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cơng chức kiểm sốt chi Kho bạc
nhà nước Tân Sơn đã phát hiện ra một số sai phạm trên chứng từ chi của đơn vị như: sai

mẫu bảng kê chứng từ thanh toán, thiếu danh sách chi hỗ trợ, thông tin trên hợp đồng
không khớp với quyết đinh phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi ngân sách
nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ như: Cơ chế, chính sách của
Nhà nước về kiểm sốt chi thường xuyên ngân sách nhà nước, các yếu tố thuộc về Kho
bạc nhà nước và các yếu tố thuộc về đơn vị sử dụng ngân sách.
Để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước Kho bạc nhà
nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện một số giải pháp: Cập nhật, bổ sung và đề
xuất các qui định về chế độ, định mức và tiêu chuẩn chi thường xun; Nâng cao năng
lực, trình độ chun mơn và phẩm chất đạo đức của cơng chức kiểm sốt chi ngân sách;
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin trong kiểm
soát chi thường xuyên; Nâng cao chất lượng dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà
nước của các đơn vị sử dụng ngân sách; Thực hiện tốt công tác kiểm tra, tự kiểm tra và
kiểm tra chéo hồ sơ chứng từ chi ngân sách nhà nước; Thực hiện công khai minh bạch
thủ tục, quy trình và thơng tin trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Viet Tam
Thesis title: Enhancing the control of regular expenditures from the state budget at Tan
Son State Treasury, Phu Tho province.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives
Based on the assessment of the situation of the control of regular expenditures

from the state budget at Tan Son State Treasury, Phu Tho province last time the thesis
proposes solutions to enhance the control of regular expenditures from the state budget
at the State Treasury in the coming time.
Materials and Methods
The secondary data are collected form the reports of Tan Son State Treasury,
Phu Tho province. The thesis is carried out in Tan Son dictrict, Phu Tho province with
all agencies using the state budget. The primary data are collected by interviewing the
staffs who are managers (31 people) and accounting staffs of the agencies using the
state budget (31 people), leaders in charge of controlling regular expenditures of the
state budget the staffs of Tan Son State Treasury, Phu Tho province (10 people) and
officials at the budget management agency (11 people) to collect information and
numbers Data for research.
The data analysis methods include the descriptive statistical method and the
comparison method to clarify the situation of the control of regular expenditures from
the state budget at Tan Son State Treasury, Phu Tho province.
Main findings and conclusions
The research results have analyzed the situation of controlling state budget
recurrent expenditure through Tan Son State Treasury in the following aspects: (i)
Controlling individual payments in accordance with the expenditure control process
regularly state budget, the regime of salaries and wages for public servants and not to
cause serious errors. However, in the process of controlling expenditures for
individuals, the expenditure control officer has discovered some errors on the
expenditure voucher of the unit such as: wrong amount of money in writing, no
additional timely submission of registration salary fund, improper use of accounting
voucher forms, lack of payroll list; (ii) Controlling expenditures for professional skills,

xii


units using the state budget have taken seriously the regimes and payment documents so

as not to cause serious errors. However, the control officer of Tan Son State Treasury
has discovered a number of errors on the unit's vouchers such as: wrong amount in
words, inaccurate budget items, lack of information on the contract, lack of contract
form, over-estimate; (iii) Control asset purchases, repair and maintenance of assets in
service of professional work and investment expenditures of investment nature, the
units using the state budget to strictly implement the regime, Payment profile. However,
the control officer of Tan Son State Treasury discovered a number of errors on the unit's
vouchers such as: wrong list of payment documents, wrong budget items, lack of
appropriate information VND, lack of contract form, payment of completed volume;
(iv) Control other recurrent expenditures, budget use applications in Tan Son district to
comply with the regime, norms and standards. However, the control officer of Tan Son
State Treasury has discovered a number of violations on vouchers of the unit such as:
wrong sample of payment voucher form, lack of support and information list above. The
contract does not match the decision approving the contractor selection results.
The results also pointed out that three factor groups affecting the control of state
budget expenditure through Tan Son State Treasury, Phu Tho province, such as:
mechanisms and policies of the State on control of regular state budget, elements belonging
to the state treasury, and elements belonging to the agencies using the state budget.
In order to enhance the control of regular expenditures of the state budget of Tan
Son State Treasury, Phu Tho province, the thesis recommends some policy implications
sung as: updating, supplementing and proposing regulations on regimes, norms and
standards of regular expenditures; improving the capacity, professional qualifications
and moral qualities of public staffs; enhancing facilities, equipment and modernizing
information technology in regular expenditure control; improving the quality of the state
budget regular expenditure plans of agencies using the state budget; implementing the
inspection, self-inspection and cross-checking documents of state budget expenditures;
implementing transparency of procedures, processes and information in the control of
regular state budget expenditures.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống Kho bạc Nhà nước được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1990 và
trở thành cơ quan quản lý Nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, quỹ tài chính
nhà nước và các quỹ khác được giao quản lý. Trong đó, ngân sách nhà nước
được coi là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào việc
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là thực
hiện các chính sách an sinh xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia.
Quản lý chi ngân sách nhà nước đã được thể chế hóa và trở thành công cụ để Nhà
nước quản lý vĩ mô nền kinh tế, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
hệ thống Kho bạc nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà
nước luôn là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, góp
phần quan trọng trong việc phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài
chính quốc gia, chống thất thốt và lãng phí ngân sách nhà nước; tăng cường kỷ
luật tài chính, nâng cao uy tín của Nhà nước trong điều hành NSNN.
Huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một huyện có giá trị sản xuất nhỏ và lực
lượng sản xuất chưa phát triển, mới thoát nghèo cuối năm 2018 nên nhu cầu chi
cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội là rất lớn, nhất là các khoản chi thường xuyên
của ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực giáo dục, y tế và an sinh xã hội để nâng
cao đời sống nhân dân nên đòi hỏi cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản chi
thường xuyên ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Trong thời gian qua, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua
Kho bạc nhà nước đã đạt được những kết quả và thành công đáng khích lệ, đã có
những chuyển biến tích cực từ khâu lập dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách,
chấp hành ngân sách, quyết toán ngân sách; thanh tra kiểm tra ngân sách đã được
chú trọng hơn cả về chất lượng và thời gian. Đặc biệt là khi Luật ngân sách nhà
nước năm 2015 có hiệu lực thi hành, các khoản chi thường xuyên NSNN đã dần

đi vào nề nếp theo đúng chế độ quy định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ chung của toàn hệ thống Kho bạc nhà nước, hoạt động kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã bộc lộ
nhiều tồn tại, hạn chế và bất cập cần khắc phục như: Quy trình kiểm sốt chi

1


thường xuyên ngân sách nhà nước thay đổi liên tục, trong nhiều trường hợp vẫn
chưa linh hoạt không thể hiện được tính chủ động, nhiều vấn đề cấp bách chưa
đáp ứng được kịp thời hoặc chưa có hướng xử lý thích hợp; Cơng tác điều hành
ngân sách của chính quyền trên địa bàn còn nhiều bất cập. Khâu lập dự toán chưa
sát với nhiệm vụ chi của đơn vị sử dụng ngân sách nên 100% các đơn vị phải
điều chỉnh và bổ sung dự tốn. Vai trị quản lý NSNN trên địa bàn chưa được
quan tâm đúng mức; phân công nhiệm vụ kiểm sốt chi NSNN cịn bất cập chưa
tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng; Năng lực công chức làm kiểm sốt chi
thường xun cịn hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm chưa đáp
ứng kịp thời với những đổi mới; Tình trạng kiểm sốt các khoản chi thường
xuyên NSNN vẫn còn chưa bao quát hết, nhiều khoản chi sai chế độ, chi không
đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, trên
3.000 hồ sơ chứng từ chi thường xuyên NSNN từ chối thanh toán hàng năm với
số tiền từ chối thanh toán trên 9.000 triệu đồng hoặc chưa xử lý rõ ràng trách
nhiệm của cá nhân hay tổ chức đối với các khoản chi sai chế độ. Vì vậy, kiểm soát
chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
cần phải được hồn thiện một cách có hệ thống và khoa học.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Tăng cường
kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân
Sơn, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà
nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp
tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà
nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi
thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước;
- Đánh giá thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua
Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi thường xuyên ngân
sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đoạn 2016-2018;

2


- Đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan
đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ:
1) Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho
bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ những năm qua diễn ra như thế nào? Đã đạt
được những kết quả gì? Cịn những tồn tại, hạn chế gì? Nguyên nhân gì?
2) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua
KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ?
3) Cần có những giải pháp nào để tăng cường kiểm soát chi thường xuyên
NSNN qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi
thường xuyên NSNN qua Kho bạc nhà nước.
Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo và một số cơng chức làm cơng tác kiểm sốt
chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc nhà nước Tân Sơn, một số đơn vị sử dụng
ngân sách trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Kho bạc nhà nước
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng kiểm sốt chi thường xun
NSNN trong thời gian 3 năm (từ năm 2016-2018), đề xuất giải pháp cho những
năm tiếp theo.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5/2018 đến tháng 5/2019. Đề xuất
giải pháp đến năm 2025.
- Phạm vi về nội dung:
+ Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ theo
tính chất nội dung kinh tế của các khoản chi thường xuyên NSNN gồm: Kiểm

3


soát chi các khoản thanh toán cho cá nhân; Kiểm sốt các khoản chi cho nghiệp
vụ chun mơn; Kiểm sốt các khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa duy tu tài
sản phục vụ cho công tác chuyên môn và chi sự nghiệp có tính chất đầu tư; Kiểm
sốt các khoản chi thường xuyên NSNN khác.
+ Các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận về

kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước;
thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà
nước ở nước ta thời gian qua, những thành công và thách thức đặt ra trong cơng
tác kiểm sốt chi thường xun ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước; kinh
nghiệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua KBNN ở một số địa
phương của nước ta, rút ra một số bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường
xuyên NSNN có giá trị tham khảo cho KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Về thực tiễn: Luận văn đã đánh giá được thực trạng kiểm soát chi các
khoản thanh toán cho cá nhân, kiểm sốt chi các khoản cho nghiệp vụ chun
mơn, kiểm soát chi các khoản mua sắm tài sản, sửa chữa duy tu tài sản phục vụ
công tác chuyên môn và chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, chi thường xuyên
NSNN khác và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường
xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2016-2018.
Luận văn đã chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn và rút
ra các bài học kinh nghiệm về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
cho KBNN Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp
tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà
nước Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI
THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm ngân sách nhà nước

Theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 25/6/2015 quy
định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà
nước” (Quốc hội, 2015).
Về bản chất NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và
xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài
chính nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế
xã hội của mình. Do vậy, NSNN thực hiện hai chức năng cơ bản:
- Huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán
của Nhà nước;
- Thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của
Nhà nước.
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương.
Luật NSNN năm 2015 đã chú trọng đến vấn đề lớn khi đề cập đến khái
niệm NSNN:
- Một là, tính cụ thể của ngân sách nhà nước biểu hiện ở: “Toàn bộ các
khoản thu chi của Nhà nước”, tức là nội dung của ngân sách nhà nước bao gồm
hai yếu tố thu và chi;
- Hai là, phải được “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định” ở nước
ta là Quốc hội, cơ quan có quyền lực cao nhất có đủ thẩm quyền phê duyệt dự
tốn hàng năm do Chính phủ trình;

5


- Ba là, thời hạn thực hiện NSNN được tính trong một năm. Như vậy, mỗi
năm sẽ có một dự toán ngân sách khác nhau;

- Bốn là, thực hiện NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của Nhà nước.
Theo Luật ngân sách nhà nước, NSNN có vị trí và vai trị cơ bản sau:
- Với chức năng phân phối, NSNN có vai trị huy động nguồn tài chính để
đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện cân đối thu, chi tài chính của
Nhà nước. Đó là vai trị truyền thống của NSNN trong mọi mơ hình kinh tế, nó gắn
chặt với các chi phí của Nhà nước trong q trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
- NSNN là cơng cụ tài chính của Nhà nước góp phần thúc đẩy sự tăng
trưởng của nền kinh tế, điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng NSNN như
là cơng cụ tài chính để kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trường, cũng như
giải quyết những nguy cơ tiềm ẩn bất ổn định về kinh tế xã hội. Muốn thực hiện
tốt vai trị này NSNN phải có quy mơ đủ lớn để Nhà nước thực hiện các chính
sách tài khố phù hợp (nới lỏng hay thắt chặt) kích thích sản xuất, kích cầu để
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội.
- NSNN là cơng cụ tài chính góp phần bù đắp những khiếm khuyết của
kinh tế thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển bền vững. Trong nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó là
phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội, tạo ra sự bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn định xã hội,... Vì vậy, Nhà nước sử
dụng NSNN thơng qua cơng là chính sách thuế khố và chi tiêu cơng để phân
phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và cung cấp hàng hố dịch vụ cơng
cho xã hội.
Ngân sách nhà nước vừa là nguồn lực để nuôi dưỡng bộ máy Nhà nước
vừa là cơng cụ hữu ích để Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế quốc dân và
giải quyết các vấn đề xã hội.
Theo Luật NSNN, Ngân sách nhà nước có 5 đặc điểm:
- Thứ nhất: Việc tạo lập và sử dụng quỹ Ngân sách nhà nước vừa luôn gắn
liền với quyền lực kinh tế chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên
cơ sở những luật lệ nhất định. Ngân sách nhà nước vừa là một bộ luật tài chính
đặc biệt, trong Ngân sách nhà nước các chủ thể của nó được thiết lập dựa vào hệ

thống các pháp luật có liên quan như hiến pháp, các luật thuế,… nhưng mặt khác

6



×