Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
THƠNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế Quốc tế

TRẦN MINH NGUYỆT

Hà Nội - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------***--------

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
THƠNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 9310106

TRẦN MINH NGUYỆT
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Từ Thúy Anh


Hà Nội - 2021


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
người hướng dẫn khoa học PGS, TS Từ Thúy Anh vì những chỉ bảo, hướng dẫn tận
tình, quý báu trong thời gian nghiên cứu sinh thực hiện Luận án.
Thứ hai, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám
hiệu Trường Đại học Ngoại thương, cơ quan chủ quản của nghiên cứu sinh, đã tạo
điều kiện về tài chính, về tinh thần và về thời gian cho nghiên cứu sinh; tới Ban chủ
nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học Trường Đại
học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho nghiên cứu sinh trong thời
gian thực hiện Luận án.
Thứ ba, Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh
tế Quốc tế vì đã tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho nghiên cứu sinh, các giảng
viên khoa Kinh tế Quốc tế, đặc biệt là TS Chu Thị Mai Phương vì đã có những góp
ý bổ ích khi nghiên cứu sinh thực hiện Luận án.
Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới gia đình,
bạn bè đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để Nghiên cứu sinh thực hiện luận án.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập, và chưa
từng được cơng bố ở Việt Nam và trên thế giới. Các số liệu được thu thập từ các
nguồn số liệu chính thức của các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế và thông qua
trực tiếp điều tra thực địa. Mô hình nghiên cứu trong Luận án được thực hiện hồn

tồn mới. Nếu sai, nghiên cứu sinh xin chịu mọi trách nhiệm.
Nghiên cứu sinh

Trần Minh Nguyệt


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
CHƯƠNG MỞ ĐẦU .................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP THƠNG
MINH VỚI KHÍ HẬU ............................................................................................32
1.1 Biến đổi khí hậu và mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nơng nghiệp .32

1.1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu ..................................................................32
1.1.2. Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nơng nghiệp ..........................34
1.2 Nơng nghiệp thơng minh với khí hậu ..........................................................38

1.2.1 Khái niệm nơng nghiệp thơng minh với khí hậu ................................38
1.2.2 Nội dung của nông nghiệp thông minh với khí hậu ...........................39
1.2.3 Các tiêu chí của nơng nghiệp thơng minh với khí hậu.......................47
1.3 Phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu ........................................51

1.3.1: Khái niệm phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu .............51
1.3.2: Chủ thể phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu .................53
1.4 Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát

triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu .......................................................54

1.4.1 Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững ...............................................54
1.4.2 Khung sinh kế bền vững .......................................................................55
1.4.3 Ứng dụng khung sinh kế bền vững trong phát triển nông nghiệp
thông minh với khí hậu ..................................................................................57
CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP THƠNG
MINH VỚI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI ............................................................64
2.1 Phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Israel .......................64

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Israel .....................................64
2.1.2. Một số thành tựu nông nghiệp thông minh với khí hậu của Israel .64
2.1.3 Bài học phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu của Israel .66
2.2 Phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Thái Lan ..................71


iv

2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thái Lan .....................................71
2.2.2 Một số thành tựu nông nghiệp thông minh với khí hậu của Thái Lan.73
2.2.3 Bài học phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu của Thái Lan76
2.3 Phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Bangladesh ..............79

2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Bangladesh .................................79
2.3.2 Một số kết quả hoạt động nơng nghiệp thơng minh với khí hậu của
Bangladesh ...............................................................................................................81
2.3.3 Bài học phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu của Bangladesh .
.................................................................................................................................... 83
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THƠNG MINH
VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM ...........................................................................87

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam
...............................................................................................................................87
3.2 Thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh BĐKH toàn cầu 90

3.2.1 Thực trạng biến đổi khí hậu tồn cầu ở Việt Nam...................................90
3.2.2 Thách thức của nông nghiệp Việt Nam trước biến đổi khí hậu ............92
3.3 Thực trạng phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Việt Nam
...............................................................................................................................94

3.3.1 Các chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp thông minh
với khí hậu tại Việt Nam ........................................................................................94
3.3.2 Thực trạng vấn đề an ninh lương thực tại Việt Nam ..............................98
3.3.3 Thực trạng phát thải khí nhà kính trong nơng nghiệp Việt Nam .......100
3.3.4 Các biện pháp và mơ hình CSA tại Việt Nam ........................................103
3.4 Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp thơng minh với khí hậu tại
Việt Nam ............................................................................................................109
CHƯƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ÁP DỤNG NƠNG
NGHIỆP THƠNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI VIỆT NAM ............................112
4.1 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng phương
thức nông nghiệp thông minh với khí hậu tại Việt Nam ...............................112
4.2 Khu vực điều tra và đối tượng điều tra ....................................................116

4.2.1 Khu vực điều tra và đặc điểm khu vực điều tra .....................................116


v

4.2.2 Đối tượng điều tra: ......................................................................................119
4.3 Mô tả thống kê biến số ................................................................................120


4.3.1 Biến phụ thuộc .............................................................................................120
4.3.2 Biến độc lập ..................................................................................................126
4.4 Kết quả ước lượng mơ hình và thảo luận .................................................137

4.4.1 Kết quả ước lượng và thảo luận cho Mô hình hồi quy tuyến tính đa
biến ..........................................................................................................................137
4.4.2 Kết quả ước lượng và kiểm định cho mơ hình hồi quy Logit...............141
4.5 Đánh giá sự phù hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính
sách nơng nghiệp hiện hành với kết quả điều tra và ước lượng mô hình ....144
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP THƠNG MINH
VỚI KHÍ HẬU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM .........................149
5.1 Dự báo về biến đổi khí hậu của việt nam trong thời gian tới .................149
5.2 Định hướng phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Việt Nam
.............................................................................................................................150
5.3 Giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu ....................153

5.3.1. Giải pháp dành cho nhà nước ..................................................................153
5.3.2 Giải pháp dành cho chính quyền địa phương.........................................158
5.3.3. Giải pháp dành cho các cơ sở nông nghiệp và người nông dân ..........162
KẾT LUẬN ............................................................................................................165
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh


Tiếng Việt

ANLT

An ninh lương thực

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CCAFS

Climate Change, Agriculture,

Văn phịng Đơng Nam Á Chương

and Food Security

trình Biến đối khí hậu, Nơng
nghiệp và An ninh lương thực

CSA

Climaste-smart Agriculture

Nơng nghiệp thơng minh với khí
hậu

CS


Cộng sự

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

EU
FAO

European Union

Khối liên minh châu Âu

Food and Agriculture

Tổ chức Lương thực và Nông

Organization of the United

nghiệp Liên Hiệp Quốc/ Tổ chức

Nations

Nông lương Liên Hiệp Quốc


HTX
IPCC

Hợp tác xã
The Intergovernmental Panel on
Climate Change

KNK

Khí nhà kính
Nơng nghiệp và Phát triển Nơng

NN&PTNT
OECD
UNFCCC

Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH

thôn
The Organisation for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Co-operation and Development

Kinh tế

The United Nations Framework Công ước khung của Liên Hiệp
Convention on Climate Change

Quốc về BĐKH

USD


United State Dollar

Đô la Mỹ

WTO

The World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Tiêu chí liên quan đến CSA ......................................................................49
Bảng 3.1 Thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trong 50 năm qua ..................................91
Bảng 4.1: Độ tuổi và giới tính đối tượng điều tra ..................................................119
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Lượng khí thải nhà kính theo lĩnh vực tại Israel ..................................66
Biểu đồ 2.2: So sánh chi tiêu công cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp ở một
số quốc gia Châu Á (nhóm nước có thu nhập trung bình) ........................................72
Biểu đồ 2.3: Sản lượng gạo của Thái Lan 2010-2019 ..............................................73
Biểu đồ 2.4: Mức khí thải nhà kính phân theo khu vực của Thái Lan ......................75
Biểu đồ 2.5: So sánh sản lượng nông sản Bangladesh và Nam Á năm 2014 ...........81
Biểu đồ 2.6: Khí nhà kính theo khu vực năm 2013 (%) ............................................82
Biểu đồ 3.1: Đặc trưng việc làm theo độ tuổi lao động 2014 ...................................89
Biểu đồ 3.2: Phát thải khí nhà kính Việt Nam 2010 ...............................................101
Biểu đồ 3.3: Nguồn khí nhà kính trong nơng nghiệp tại Việt Nam .........................101

Biểu đồ 4.1 miêu tả tỉ lệ nông dân lựa chọn các biện pháp thích ứng BĐKH tại
ĐBSH. ......................................................................................................................121
Biểu đồ 4.2: Số lượng những biện pháp CSA của các hộ nông dân trước BĐKH .122
Biểu đồ 4.3: Các cách thức tưới nước ....................................................................123
Biểu đồ 4.4: Thu nhập trung bình của hộ gia đình .................................................127
Biều đồ 4.5: Hình thức kinh tế hộ nông dân tham gia điều tra ..............................127
Biểu đồ 4.6: Đánh giá về mức độ nắng nóng (0-4).................................................128
Biểu đồ 4.7: Đánh giá về mức độ hạn hán (0-4).....................................................129
Biểu đồ 4.8: Đánh giá về mức độ bão (0-4) ............................................................130
Biểu đồ 4.9: Đánh giá về mức độ Rét đậm rét hại (0-4) .........................................130
Biểu đồ 4.10:Đánh giá về mức độ xâm nhập mặn (0-4) .........................................131
Biểu đồ 4.11: Hiểu biết về CSA ...............................................................................132
Biểu đồ 4.12: Phân bổ đất trồng cây lương thực ....................................................133
Biểu đồ 4.13: Mức độ thuận tiện cho việc sử dụng máy móc cơ giới .....................134


viii
Biểu đồ 4.14: Khả năng tiếp cận nguồn nước ........................................................134
Biểu đồ 4.15: Khả năng vay vốn Khả năng vay vốn chính sách .............................135
Biểu đồ 4.16: Các cách xử lý rác thải nơng nghiệp hiện nay .................................136
Danh mục hình
Hình 0.1: Khung phân tích của luận án ....................................................................26
Hình 1.1: Nơng nghiệp thơng minh với khí hậu ........................................................40
Hình 1.2 Khung sinh kế bền vững .............................................................................55
Hình 1.3: Các điều kiện phát triển nơng nghiệp .......................................................58
Hình 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nơng nghiệp ....................................61
Hình 3.1: Phân bổ đất đai tại Việt Nam ...................................................................87
Hình 3.2: Diện tích đất nơng nghiệp được tưới tiêu từ hệ thống thủy lợi của nhà
nước ...........................................................................................................................88
Hình 3.3: Chỉ số an ninh lương thực Việt Nam ........................................................99



1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) tồn cầu diễn ra ngày càng trầm trọng trong những
năm gần đây đã trở thành thách thức to lớn với mọi ngành nghề trong nền kinh tế,
đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. BĐKH tác động đến nông nghiệp qua các biểu
hiện thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, rét hại, các cơn bão thất thường gây sâu
bệnh, giảm năng suất, mất mùa, xâm nhập mặn làm giảm diện tích đất trồng trọt
nơng nghiệp, từ đó làm thiếu hụt lương thực trầm trọng trên tồn thế giới. Theo
đánh giá của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) và Ủy ban Liên chính phủ về
BĐKH (IPCC), Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất
của BĐKH ở cả hiện tại và trong tương lai (WMO, 2020). Dưới tác động của
BĐKH, tần suất và cường độ các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng
trong những năm qua, gây nhiều tổn thất to lớn.
Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Các sản phẩm nông
sản xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng như ngũ cốc, trái cây, điều, cà phê, rau củ
quả v.v. Theo thống kê, xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm gần đây nằm
trong khoảng từ 6,4 – 7,0 triệu tấn gạo tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn với kim ngạch trên 2,8 tỷ
USD (Tổng cục thống kê, 2020). Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu
gạo, đặc biệt đứng đầu về xuất khẩu tiêu, điều cùng nhiều sản phẩm nông nghiệp
xuất khẩu khác, Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương
thực trên thế giới. BĐKH hiện nay được dự báo tiếp tục là nguy cơ hiện hữu đối với
mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới và sự phát
triển bền vững của quốc gia. Bên cạnh đó, dân số gia tăng, dịch bệnh Covid 19 diễn
ra từ cuối năm 2019 làm trầm trọng thêm thực trạng vốn đã khó khăn của nền nông
nghiệp và tạo nên áp lực trong việc đáp ứng đủ nhu cầu lương thực tại Việt Nam và

trên thế giới. Theo dự báo của Mạng lưới Thông tin An ninh Lương thực năm 2020
trên thế giới có tới 265 triệu người (gấp đôi so với năm 2019) đối mặt với tình trạng
mất an ninh lương thực nghiêm trọng (FSIN, 2020). An ninh lương thực nổi lên như
một mối quan ngại khơng chỉ với những nước nghèo mà với tồn bộ nền kinh tế
tồn cầu. Nơng nghiệp là ngành duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm và có


2
vai trị then chốt để giải quyết mục tiêu này.
Nơng nghiệp cũng là tác nhân gây ra lượng lớn phát thải khí nhà kính từ đó
làm gia tăng BĐKH. Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và nước tưới
với mục đích gia tăng năng suất đã khiến nơng nghiệp trở thành nguồn phát thải khí
nhà kính (KNK) lớn thứ hai đóng góp tới 24% lượng khí thải nhà kính sau ngành
năng lượng (25%) (IPCC, 2014)1. Mục tiêu giảm khí thải nhà kính đã trở thành mục
tiêu tồn cầu được các nước trên thế giới quan tâm thể hiện qua các cuộc họp
thượng đỉnh, chương trình, chính sách liên quan đến giảm khí nhà kính của các
quốc gia và liên quốc gia. Nông nghiệp cũng là một trong những ngành quan trọng
trọng cam kết cắt giảm khí nhà kính của Việt Nam trong cuộc họp thượng đỉnh G20
diễn ra tại Pháp về BĐKH năm 2015.
Phương thức nông nghiệp thơng minh với khí hậu (CSA) ra đời mở ra hướng
giải quyết cho những khó khăn thách thức ngành nơng nghiệp đang đối mặt. Phát
triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp thơng minh với khí hậu tại Việt Nam sẽ
giúp cải thiện khả năng thích ứng, ứng phó và giảm nhẹ BĐKH của các hệ thống
nông nghiệp nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học và thay đổi phương thức sản xuất.
Tồn cầu hóa cùng với các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra
những thay đổi mang tính đột phá trong nơng nghiệp. Hơn nữa việc phát triển nông
nghiệp theo hướng nông nghiệp thông minh với khí hậu thơng qua việc lồng ghép
mục tiêu thích ứng và giảm thiểu BĐKH, sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu đảm
bảo tăng năng suất và sản lượng một cách bền vững, đồng thời giữ vững vai trò là
quốc gia xuất khẩu nơng sản hàng đầu, góp phần ổn định an ninh lương thực trên

thế giới. Mặt khác, cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp phát triển theo
hướng nơng nghiệp thơng minh với khí hậu cũng sẽ đem lại cơ hội giảm lượng khí
thải nhà kính trong bầu khí quyển, từ đó góp phần giảm nhẹ BĐKH tồn cầu.
Mặc dù việc áp dụng biện pháp nơng nghiệp thơng minh với khí hậu chứng
minh đem lại hiệu quả cao, là mở ra hướng phát triển bền vững cho nơng nghiệp
Việt Nam nói riêng và đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới trong bối cảnh
BĐKH, nhưng việc áp dụng nơng nghiệp thơng minh với khí hậu ở Việt Nam còn ở

1

/>

3
mức thấp. Việt Nam có rất nhiều ưu thế lẫn cả các yếu tố trở ngại trong việc phát
triển nông nghiệp thơng minh với khí hậu. Tuy nhiên, đến nay cịn rất ít các nghiên
cứu về việc phát triển nơng nghiệp thơng minh, từ đó tìm ra các giải pháp thúc đẩy
phát triển nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tại Việt Nam. Thấy được sự cấp thiết
đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển nông nghiệp thơng minh với khí
hậu tại Việt Nam” nhằm góp phần tìm ra giải pháp phát triển nơng nghiệp thơng
minh với khí hậu tại Việt Nam, đưa nền nơng nghiệp Việt Nam đạt được sự phát
triển bền vững, tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực, giảm tác động của
BĐKH và giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ nơng nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trước đó
2.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nông nghiệp
Thời kỳ thế giới phát triển công nghiệp, trước cảnh báo nguy cơ trái đất ấm
dần lên, một số các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về BĐKH. Điều này thể
hiện ở việc ngay từ năm 1988, tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng Chương
trình Mơi trường Liên hiệp Quốc (UNEP) đồng thành lập Ủy ban liên chính phủ về
BĐKH IPCC. Tuy nhiên tại thời điểm này, các bài báo, nghiên cứu độc lập về
BĐKH còn chưa nhiều, các nghiên cứu chủ yếu do các tổ chức lớn kết hợp nghiên

cứu. Từ những năm 2000, trước tình hình BĐKH diễn ra ngày càng rõ nét gây ảnh
hưởng lớn đến toàn bộ các ngành nghề trong nền kinh tế của hầu hết tất cả các quốc
gia trên thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu chuyên sâu hơn về BĐKH. Nhiều
nghiên cứu trong thời gian gần đây khẳng định BĐKH đã diễn ra ngày một trầm
trọng và tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển
và sự BĐKH (Stern (2007), Smith, Joel B., Hans Joachim Schellnhuber, và M.
Monirul Qader Mirza (2001), Rohitashw Kumar, (2014)). Kết quả nghiên cứu của
LHQ cho thấy, tình trạng sa mạc hóa đang gia tăng với tốc độ đáng báo động, gấp
đôi so với những năm 1970. Theo tính tốn đến năm 2025, sẽ có 2/3 diện tích đất
canh tác ở Châu Phi, 1/3 ở Châu Á, 1/5 ở Nam Mỹ khơng cịn sử dụng được nữa
(UNDP, 2007).Nhiều tác giả đã nghiên cứu về tác động của BĐKH tới sản lượng
nông nghiệp và an ninh lương thực như bài báo “Ưu tiên nhu cầu thích ứng BĐKH
để đảm bảo an ninh lương thực năm 2030 (Lobell D và CS (2008), bài báo “An
ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp và BĐKH năm 2050: Bối cảnh và Kết quả -


4
Hàm ý chính sách” của Nelson G và CS (2010).
Ngồi các vấn đề như nhiệt độ tăng, khí hậu biến đổi thất thường ảnh hưởng
trực tiếp đến nông nghiệp, việc băng tan, mực nước biển dâng có thể gây mất diện
tích đất trồng trọt hoặc nhiễm mặn cản trở việc phát triển nông nghiệp. Mối quan hệ
giữa nông nghiệp và BĐKH ngày càng thể hiện rõ ràng hơn qua thực tế. Theo báo
cáo của Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tài nguyên
và Môi trường), dự kiến năm 2070 mực nước biển tại Việt Nam sẽ dâng cao từ 15
đến 90 cm; các vùng ven biển đều sẽ bị ảnh hưởng như Cà Mau, Kiên Giang, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình. Sẽ có khoảng 23% dân số bị
ảnh hưởng do diện tích đất bị thu hẹp nếu nước biển dâng cao 1m. (Bộ tài nguyên
Môi trường, 2017)
Tác động của BĐKH khơng có biên giới. Salim, 2014 đã khẳng định “BĐKH
tác động đến tất cả quốc gia nhưng các nước nông nghiệp đang phát triển chịu tác

động lớn nhất, sớm nhất và có ít khả năng đối ứng nhất. Các nước Đông Nam Á đặc
biệt chịu tổn thương của BĐKH do có dân số đơng tập trung ở các bờ biển dài cùng
với đặc điểm kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, mức sống của người dân
dưới 2 Đô la Mỹ, thậm chí 1 Đơ la Mỹ mỗi ngày” (Stern,2007). Năm 2010, sản
lượng nông nghiệp đều giảm ở châu Âu, Mỹ, Canada, Úc và rất nhiều quốc gia
khác. Kết quả là năng suất chung toàn cầu về lương thực giảm 25% và hậu quả là
giá lương thực tăng cao (Georgiy Safonov, 2013).
Tác động của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp tại các đồng bằng châu thổ
lớn tại Việt Nam đã hiển hiện nhanh hơn dự đoán gây nên các khó khăn, thách thức
tới ngành nơng nghiệp địa phương. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Việt Nam nằm trong danh sách năm nước dễ bị tổn thương nhất trước
BĐKH. Riêng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 35% dân số bị ảnh
hưởng và nguy cơ mất đi 40,5% tổng sản lượng lúa của cả vùng. Nguyễn Thị Lan
(2019) trong nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới kinh tế nông nghiệp Việt Nam
và theo kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn), năng suất của một số cây trồng chủ lực bị giảm do BĐKH:
Cụ thể, năng suất lúa vụ xuân sẽ giảm 0,41 tấn/ha vào năm 2030 và 0,72 tấn vào
năm 2050. Năng suất cây ngơ có nguy cơ giảm 0,44 tấn/ha vào năm 2030 và 0,78


5
tấn vào năm 2050… Dự báo đến năm 2100, khu vực ĐBSCL có nguy cơ bị ngập
89.473 ha, tương ứng khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước
biển dâng 100 cm. Khi đó, Việt Nam có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng, gia
tăng tỷ lệ đói nghèo. Nguyễn Văn Bé và CS (2017), Nguyễn Thị Lan (2019) cũng
đã chỉ ra xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng
đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống cịn 1-1,5 lần/năm; Tổng cục Thủy lợi, Bộ
NN và PTNT Viện Môi trường Nông nghiệp cũng đã đưa ra báo cáo về tình hình
xâm nhập mặn ở ĐBSCL phân tích tình hình xâm nhập mặn sâu tại vùng châu thổ
sơng Cửu Long đã phát triển trên diện rộng dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, làm

chết cây cối trên các cánh đồng lớn, gây ra hạn hạn đặc biệt trong vụ lúa đông xuân.
Thiệt hai ở Long An do xâm nhập mặn là 46 tỉ đồng, hạn mặn gây thiệt hại 8000 tỉ
đồng. Cũng theo Nguyễn Thị Lan (2019) Theo dự báo, nếu khơng có các biện pháp
ứng phó kịp thời, thì hiệu quả năng suất lúa xuân ở vùng Đồng bằng sơng Hồng có
thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa
sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào năm 2070. Phan Sĩ Mẫn, Hà Huy Tập
(2013) chỉ ra BĐKH làm cho mực nước biển dâng cao dẫn đến nguy cơ vỡ đê trong
các trận bão lớn. Riêng năm 2010, mưa, lũ, bão số 9 đã làm hư hỏng khoảng
155.700 m3 kênh mương, 50.000 m3 đê điều, hơn 322 công trình thủy lợi lớn nhỏ
các loại. Đây là những cơng trình quan trọng liên quan tới việc sản xuất nơng
nghiệp.
Bên cạnh các động từ BĐKH tới nơng nghiệp thì nơng nghiệp cũng có đóng
góp lớn tới BĐKH. Nguyên nhân gây ra BĐKH được xác định là do lượng khí nhà
kính ngày càng lớn bị thải ra bầu khí quyển. Francesco N. Tubiello cùng đồng
nghiệp (2015) với đề tài “Ước tính lượng phát thải khí nhà kính trong nơng nghiệp,
cách làm thủ công để đưa ra yêu cầu số liệu cho các nước đang phát triển” đã chỉ ra
khí thải nhà kính trong nơng nghiệp phát sinh từ nhiều nguồn nhỏ khác nhau như
canh tác lúa, lên men dạ cỏ gia súc nhai lại, sử dụng đất nông nghiệp… Francesco
N. Tubiello, Rocío D. Cóndor-Golec và CS (2015), Nguyễn Thi Minh Thu (2012)
khẳng định các loại khí phổ biến được thải ra tư hoạt động trong ngành nơng nghiệp
như khí Metan được thải ra từ các cánh đồng, khí ni tơ oxit từ việc sử dụng phân
bón, carbon từ phá rừng và thối hóa đất. Ngồi ra hoạt động nơng nghiệp truyền


6
thống thường bao gồm việc đốt cháy rơm rạ, phế phẩm nơng nghiệp và các loại khí
phát sinh từ đất, NMVOCs và CO cũng là tiền thân của các KNK trong khí quyển
và được coi là phát thải gián tiếp. Để xác định được cơ cấu phát thải, việc tính tốn
phát thải KNK từ các hoạt động sản xuất nơng nghiệp có vai trị vơ cùng quan
trọng.

Như vậy BĐKH và nơng nghiệp có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại
lẫn nhau. Đối với hoạt động nông nghiệp thơng thường, thời tiết đóng vai trị quan
trọng, đơi khi là quyết định cho thành công hay thất bại, được mùa hay mất mùa.
Ngược lại, Sự phát quang, phá rừng để trồng trọt, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật trong nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra lượng khí thải nhà kính lớn
bị thải ra bầu khí quyển làm trầm trọng hóa thêm vấn đề BĐKH.
2.2 Các nghiên cứu về nơng nghiệp thơng minh với khí hậu
2.2.1. Nơng nghiệp thơng minh với khí hậu tăng cường thích ứng với BĐKH,
tăng năng suất lao động một cách bền vững, từ đó đảm bảo an ninh lương thực.
Mỗi quốc gia có đặc điểm về tự nhiên, địa lý, thời tiết, khí hậu khác nhau, do
đó mức độ ảnh hưởng của BĐKH và các ứng phó với BĐKH cũng khác nhau. Việc
đánh giá và đưa ra những giải pháp thích ứng với BĐKH đặc biệt trong ngành nông
nghiệp là một trong những điều cần thiết đối với mọi quốc gia trên thế giới.
Aslihan Arslan, Nancy McCarthy và CS (2015) cho thấy sự thay đổi thời tiết
dẫn đến năng suất bị giảm và hạn chế sự phát triển của cây trồng. Nhiều nghiên cứu
trên thế giới và tại Việt Nam như Madhusudan(2019), Jenifer A Mathew (2018),
Đặng Thị Hoa, Quyền Đình Hà (2014) đã cho thấy khi các hộ nông dân thay đổi
phương thức nông nghiệp sang các cách thức CSA, nền nơng nghiệp có thể thích
ứng dễ hơn với các hiện tượng khí hậu cực đoan, từ đó năng suất và thu nhập từ
nông nghiệp tăng lên đáng kể. Alon Tah, 2009, CIAT, World Bank, 2017 (CIAT,
2017) đã nghiên cứu các cách phát triển nơng nghiệp thích ứng BĐKH tại một số
quốc gia và chứng minh rằng các nước như Isarel, Hà Lan, Bangladesh đã có những
phương thức thay đổi trong nông nghiệp và đã đạt được các thành tựu to lớn. Trong
các phương thức đó phải kể đến sự thay đổi đột phá trong công nghệ tưới tiêu đặc
biệt là cơng nghệ tưới nhỏ giọt, trồng cây trong nhà kính, công nghệ sau thu hoạch
để bảo quản và giữ được chất dinh dưỡng trong các sản phẩm nông nghiệp, kiểm


7
sốt cơn trùng, ứng dụng các cơng nghệ kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng .v.v.

để thích ứng với BĐKH. Quốc gia thành công nhất về CSA là Israel với thành tựu
xuất sắc trong việc áp dụng công nghệ cao. Những sản phẩm rau quả từ vùng Arava
của Israel, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới, lại chiếm tới trên 60% tổng
sản lượng xuất khẩu rau quả của Israel và 10% tổng sản lượng thực phẩm xuất khẩu
của thế giới góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới. Israel được mệnh
danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực CSA và công nghệ
nước(Alon Tah, 2009). Aslihan Arslan (2015) nghiên cứu mơ hình CSA trên cây
ngơ của các hộ gia đình nhỏ ở Zambia. Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình CSA
ảnh hưởng đến cả mức sản lượng lẫn chất lượng và khả năng chống trọi, thích ứng
với khí hậu trước sự khắc nghiệt của khí hậu của cây ngơ. Kết quả thực nghiệm cho
thấy sản lượng ngô ổn định và bền vững hơn trong CSA so với nông nghiệp thông
thường. Đức là quốc gia đã đạt được kết quả khả quan trong nông nghiệp khi tập
trung nâng cao nhận thức và tăng cường hệ thống thông tin, trao đổi giữa các bên
liên quan, tăng cường nghiên cứu về BĐKH và khả năng thích ứng của ngành
(Md Kamrul Hasan, 2018). Ở Banglades, một trong những quốc gia chịu tác động
nặng nề nhất của BĐKH đã phải thực hiện các biện pháp như xây dựng đê điều,
ngọt hóa nguồn nước, trữ nước cho nông nghiệp, tăng cường công tác dự báo, cảnh
báo rủi ro thời tiết (Ngô Thị Thu Hà, 2017). Birtha và CS (2014) cũng xác định, tại
Ấn Độ CSA là giải pháp cần thiết và quan trọng giúp nền nông nghiệp ứng phó và
thích ứng được với BĐKH. Ấn Độ hướng tới nền nông nghiệp bền vững với chiến
lược Ấn Độ xanh. Ấn Độ thực hiện chiến lược “more crop per drop” nghĩa là chiến
lược tạo ra năng suất cao hơn cho mỗi đơn vị nước sử dụng (Rohitashw Kumar,
2014); đưa ra các giải pháp để phát triển nông nghiệp như tập trung vào cơng nghệ
cơng tác dự báo chính xác và kịp thời (VUM 2007). Về hiệu quả, Liên đoàn Bộ tài
nguyên Nước của Ấn Độ đã thực hiện một chương trình nghiên cứu trên phạm vi
hơn 2000 làng khắp đất nước để đánh giá tác động của công nghệ tiết kiệm nước lên
sản lượng nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sản lượng và thu nhập của
người nông dân tăng lên từ 50-100% vào hầu hết các mùa vụ sau khi sử dụng công
nghệ tiết kiệm nước. Mỗi ha sản lượng tăng lên 1 tấn thông qua việc theo dõi tưới
tiêu phù hợp, hiệu quả. Các loại cây lương thực như lúa, mía ưa nước nên thường



8
được trồng vào mùa mưa hay những nơi có lượng nước dồi dào (MoWR, 2018).
Nghiên cứu tại Nga, Georgiy Safonov, Yullia Safonov (2013) chỉ ra rằng tổn thất
kinh tế của Nga do BĐKH xét về sản lượng nông nghiệp là khá lớn, chẳng hạn năm
2012 vụ mùa ở Voronezh mất khoảng 1.4 tỉ RUB tương đương 46 triệu USD. Nga
đã đặt ra mục tiêu phát triển CSA là mục tiêu cấp thiết.
Tại Việt Nam có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về CSA trong đó
nhấn mạnh khả năng thích ứng với khí hậu như Lê Đức Minh, Hồng Văn Thắng
(2011) đã nghiên cứu tác động của BĐKH lên đa dạng sinh học ở Việt Nam;
Nguyễn Hữu Ninh (2007) với Báo cáo Đánh giá lần 4 về BĐKH: Gắn thích ứng
BĐKH với quản lý rủi ro thiên tai, nghiên cứu điển hình ở Việt Nam. Hồ sơ quốc
gia về CSA ở Việt Nam đã được xây dựng trên cơ sở hợp tác giữa rất nhiều cơ
quan, tổ chức như Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Chương trình
Nghiên cứu BĐKH, Nơng nghiệp và An ninh lương thực CGIAR (CCAFS), Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Tổ chức Winrock,
USAID, Viện Chính sách và chiến lược Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD).
BĐKH làm quy luật thời tiết trở nên thất thường hơn. Việc nhiệt độ tăng cao
không hẳn là tăng đều vào các mùa trong năm mà có thể làm mùa đơng đến sớm
hơn, mùa hè đến muộn hơn, mùa đông rét hơn, mùa hè nóng hơn. Vì vậy một
phương thức được đề ra trong CSA là thay đổi thời gian gieo trồng. Vũ Thị Hồi
Thu (2015) cho rằng thay vì cấy lúa sớm hoặc muộn hơn thì người nơng dân có thể
cấy hoặc thu hoạch lúa sớm hoặc muộn hơn để tránh các thời điểm thời tiết cực
đoan trong các giai đoạn quan trọng của cây trồng như lúa trổ đòng, hoa trái thụ
phấn hay tại thời điểm thu hoạch. Năng suất cây trồng từ đó cũng được đảm bảo.
Vấn đề nhiễm mặn đất đồng bằng, nước biển dâng khiến diện tích gieo trồng
bị thu hẹp gây ra hiện tượng thiếu đất canh tác. Trước những thách thức này, người
dân đã thực hiện rửa mặn cũng như thay đổi giống cây trồng để giữ vững năng suất
đảm bảo vấn đề an ninh lương thực (TS. Nguyễn Văn Thắng và CS, 2010). Tác giả

Vũ Thị Hoài Thu (2015) cho rằng sự xâm nhập mặn ở khu vực ven biển có khả
năng làm cho diện tích đất canh tác giảm, hệ số sử dụng đất giảm từ 3-4 lần/năm
xuống còn 1-1,5 lần/năm.


9
Các nghiên cứu về các phương thức CSA cũng cho thấy ngoài việc thay đổi
giống, việc trồng theo phương thức thâm canh các giống hoặc các loại cây khác
nhau cũng đem lại hiệu quả đáng kể. Theo đánh giá của Bộ TN & MT (2017) việc
thay đổi cơ cấu giống có thể giúp giảm tổn thất đến 18% và thay đổi mùa vụ có thể
hạn chế khoảng 4% tổn thất trong sản xuất lúa. Cách thức ứng dụng các giống ngắn
ngày làm giảm được thời gian lưu nước trên ruộng trong quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây trồng và giảm lượng phát thải CH4. Theo tác giả Trần Văn Hiếu
(2014) người dân đã thay các loại lúa thông thường thành các loại lúa nổi để thích
ứng với tình hình ngập lụt tại đồng bằng sông Cửu Long. Madhusudan (2019), Trần
Thọ Đạt và Nguyễn Thị Hoài Thu (2012), Đặng Thị Hoa, Quyền Đình Hà (2014)
đều khẳng định việc thay đổi cách thâm canh đem lại hiệu quả cao hơn. Nguyễn
Tuấn Anh chỉ ra việc thay đổi phương thức canh tác bằng cách cấy một nửa giống
lúa cao sản và một nửa đất còn lại trồng giống lúa chất lượng cao tại Ninh Bình sẽ
làm người dân vừa giữ được năng suất vừa thu hoạch được gạo có chất lượng tốt
phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh đó việc thay đổi hoàn toàn loại
cây trồng cũng là một cách được người dân lựa chọn. Chẳng hạn một số vùng miền
Trung Việt Nam chuyển đổi san trồng các loại cây dung ít nước như khoai tây, lạc.
Những vùng chịu tác động mạnh của BĐKH đã chuyển đổi khoảng 627.700 ha gieo
trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả và các cây màu, cây làm thức ăn chăn
nuôi hay ni trồng thủy sản được đánh giá có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đã có
nhiều địa phương phát triển nhiều cánh đồng lớn sản xuất lúa gạo, rau, hoa, đồng
thời kết hợp việc sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đem lại hiệu quả
cao. Bên cạnh đó, các địa phương cịn quy hoạch vùng sản xuất cây công nghiệp tập
trung quy mô lớn, thâm canh cao; tập trung các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung

đem lại giá trị cao (Nguyễn Bích Hồng, 2019).
Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc áp dụng mơ hình CSA đem lại hiệu
quả chéo. Các loại cây ăn quả trồng xen với cà phê đều có tác dụng điều tiết nhiệt
độ khơng khí, độ ẩm khơng khí, độ ẩm đất, tốc độ gió và khả năng bổ sung hữu cơ
cho vườn cà phê (Nguyễn Văn Thường và CS, 2004).
Khi BĐKH tác động làm hoạt động sản xuất nơng nghiệp trở nên khó khăn,
một số bộ phận nơng dân đã thay đổi hồn tồn phương thức sinh kế. Trong nghiên


10
cứu “Nông nghiệp thông minh và sự chuyển đổi phương thức sinh kế phi nông
nghiệp”, tác giả John Lellin và Eleanor Fisher (2019) đã chứng minh do ảnh hưởng
của BĐKH, nền nơng nghiệp nên có hướng chuyển sang nơng nghiệp thông minh
sử dụng nhiều ứng dụng công nghệ, đồng thời chuyển đổi bớt lực lượng lao động
sang ngành nghề khác. Theo nghiên cứu này trung bình diện tích đất của mỗi người
nông dân ở Phillipin là 0,6ha/người. Vấn đề BĐKH dẫn đến tỉ lệ nghèo đói khơng
giảm. Việc thay đổi theo hướng loại bỏ dần những hộ nông dân quy mơ nhỏ lẻ,
khuyến khí chuyển đổi sang ngành nghề khác để tập trung và làm nông nghiệp quy
mô lớn hơn sẽ dễ dàng áp dụng nhiều công nghệ và cho năng suất cao hơn. Điều
này mở ra cơ hội cho chính người nơng dân thốt nghèo cũng như nền nơng nghiệp
phát triển theo hướng tiên tiến hơn, hạn chế các rủi ro từ BĐKH (John Lellin và
Eleanor Fisher, 2019). Cùng quan điểm này rất nhiều các nghiên cứu khác trên thế
giới và Việt Nam cũng nêu ra sự thay đổi ngành nghề công việc từ nông nghiệp
sang các ngành nghề khác như nghiên cứu của D Leclère và CS (2014) Trần Thọ
Đạt và Vũ Thị Hoài Thu (2013).
Như vậy, các quốc gia có thể giảm thiểu thậm chí là ngăn chặn được những
tác động tiêu cực do BĐKH gây ra, tuy nhiên, điều đó địi hỏi việc hệ thống và ứng
dụng đồng bộ hàng loạt các kế hoạch, chiến lược trong cả ngắn và dài hạn.
2.2.2 Nông nghiệp thông minh với khí hậu giúp giảm nhẹ BĐKH
Đến nay, nhiều nghiên cứu tại Việt nam và trên thế giới đã chứng minh CSA

là giải pháp giúp tăng năng suất mà vẫn giảm thiểu được phát thải khí nhà kính.
Theo Smith (2014) các phương pháp CSA thực hiện nhiều cách để giảm lượng khí
thải nhà kính cũng như giảm nồng độ khí thải trên mỗi đơn vị sản phẩm. Để thực
hiện được điều này, nền nông nghiệp cần áp dụng những tiến bộ khoa học để tăng
hiệu quả sử dụng đầu vào như tài nguyên, năng lượng, tăng lượng tái sử dụng và
giảm thiểu phế phẩm, khí thải…
Theo nghiên cứu của M Ariani và CS (2018) CSA đưa ra các nhóm giải pháp
giải quyết được các vấn đề như khí hậu, kinh tế, kỹ thuật và kết quả là vừa đạt được
hiệu quả về mặt kinh tế vừa giảm thiểu khí nhà kính bảo vê mơi trường. Nghiên cứu
tập trung vào 3 quận ở Java bao gồm Banjarnegara, Purbalingga và Banyumas . Các
nhà nghiên cứu xây dựng một khu vực thử nghiệm áp dụng CSA và so sánh với các


11
khu vực làm nông nghiệp truyền thống. Công nghệ CSA được sử dụng bao gồm
cơng nghệ sử dụng phân bón đặc biệt, bộ kiểm tra đất trồng để xem xét lượng phân
bón, các chất hữu cơ thay đổi như thế nào và công nghệ tưới tiêu. Nghiên cứu này
đã chứng minh bằng thực tiễn rằng sử dụng phương pháp CSA có khả năng giảm
lượng khí nhà kính hơn hẳn (từ 7-30%) so với phương pháp nông nghiệp truyền
thống, không những thế, lợi ích kinh tế tăng lên từ 42-129% (M Ariani và CS,
2018).
Theo báo cáo của Fundación Global Nature (Tây Ban Nha), Blanca Hurtado
Solagro (Pháp), Philippe Pointereau (Đức) (COMAGRI, 2014) tại châu Âu, nơng
nghiệp đóng góp 10.1% (tương đương 464,3 triệu tấn CO2) tổng lượng khí nhà
kính các quốc gia này phát thải. Để hoàn thành các cam kết trong việc giảm phát
thải, các quốc gia này đã áp dụng rất nhiều giải pháp trong nông nghiệp. Các quốc
gia này đã nghiên cứu các biện pháp ở mức độ trang trại để làm giảm khí nhà kính
cho nền nơng nghiệp EU, các tác giả đã nghiên cứu rất nhiều trường hợp thực tế và
đo lường lượng khí phát thải trước và sau khi áp dụng CSA. Cụ thể nghiên cứu tiến
hành áp dụng các biện pháp và điều tra ở 120 nơng trại, trong đó 24 ở Pháp, 24 ở

Đức, 24 ở Ý, 48 ở Tây Ban Nha. Các kết quả đều cho thấy việc áp dụng nông
nghiệp thông minh đều giúp lượng phát thải khí nhà kính giảm và tác động tốt tới
môi trường so với nông nghiệp truyền thống. Báo cáo của Worldbank cho biết tại
Uruguay, dự án Quản lý bền vững tài nguyên tự nhiên và BĐKH đã hỗ trợ nông
nghiệp áp dụng phương thức CSA cho gần 3 triệu ha nông nghiệp giúp lượng CO2
giảm 9 triệu tấn mỗi năm. Tại Mexico, trong phạm vi áp dụng các dự án CSA, sau
khi sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường trong nông nghiệp, đã có gần
3,4 triệu tấn CO2 được căt giảm (World bank, 2020).
Theo Nathalie Mikhailova (2019) khi nông dân sử dụng phân bón, cây sẽ
chuyển hóa phân bón thành các chất dinh dưỡng cho cây để phát triển. Tuy nhiên,
điều này cũng tạo ra những hậu quả không mong muốn như tạo ra khí thải nhà kính
N2O, CO2, CH4. Việc sử dụng quá nhiều phân bón sẽ tạo ra lượng lớn các khí nhà
kính gây BĐKH. Theo FAO (2012) việc sử dụng phân bón trong nơng lâm nghiệp
hiện nay đóng góp 12% vào lượng khí nhà kính phát thải trong nơng nghiệp. Brazil
là một trong những quốc gia sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới, nền nông


12
nghiệp ở đây có thể sản xuất ra sản lượng nơng nghiệp lớn gấp 5 lần nhu cầu của
tồn bộ dân số của họ. Các nhà khoa học Brazil đã nghiên cứu thấy Urea là nguồn
Ni tơ tổng hợp được sử dụng nhiều nhất của Brazil do đó đất nước này đã tìm cách
giảm sử dụng urea mà vẫn tăng được lượng Ni tơ một cách hiệu quả bằng cách dùng
các chất kìm hãm. Nhờ vào đó, Brazil có thể giữ được Ni tơ trong đất và giảm thiểu
phát thải N2O (Nathalie Mikhailova, 2019).
Thay đổi cách canh tác như trồng sát hơn, trồng lỗ nhỏ, trồng trọt kết hợp
bón phân cùng một rãnh đã giúp cho nông trại tại EU tiết kiệm được chi phí và
nhiên liệu tới 50%. Phương pháp che chắn khu vực nông nghiệp giúp đất giữ được
chất dinh dưỡng, độ ẩm, giảm sâu bệnh đồng thời giảm đáng kể lượng CO2 và N2O
phát thải ra môi trường, các nơng trại tiết kiệm được 9 lít nhiên liệu/ha, tiết kiệm
được phân bón, giảm được 10kg Ni tơ/ha và giảm lượng CO2 lên tới 22,8 triệu

tấn/năm (COMAGRI, 2014). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cây họ đậu rất tốt
cho cải tạo đất. Việc trồng xen kẽ các cây họ đậu ở các vùng đất cằn sẽ đem lại hiệu
quả về cả kinh tế lẫn môi trường. Với đặc điểm các loại vi khuẩn cộng sinh trong
nốt sần ở cây họ đậu có khả năng cố định Ni tơ trong khơng khí, chất lượng đất
được cải tạo một cách tự nhiên khơng gây hại cho mơi trường (Hà Đình Tuấn,
2008). Tại EU sau khi xen kẽ việc trồng thêm các cây họ đậu, các nhà nghiên cứu
đo được một lượng lớn N2O, CO2 thải ra từ đất đã giảm đi. 7,4 triệu ha đất trồng áp
dụng phương pháp này đã có thể giúp EU hồn thành 10% mục tiêu cắt giảm khí
nhà kính. Khơng những thế, ước tính mùa tiếp theo có thể giảm tới 35kg khí ni
tơ/ha (COMAGRI, 2014. ) BRAC, tổ chức phi chính phủ lớn nhất ở Bangladesh, đã
và đang biện pháp CSA vào việc trồng hoa hướng dương trên đất mặn và sau đó thu
mua lại hạt hoa để lấy tinh dầu đã giảm được lượng lớn khí nhà kính đồng thời vẫn
đảm bảo tăng thu nhập cho người dân ( Bangladesh Delta Plan 2100, 2019)
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2001-2011, có khoảng 2 tỷ tấn CO2/năm đã
được gỡ bỏ từ bầu khí quyển nhờ vào việc tự cô lập một lượng lớn carbon trong các
khu rừng (Nguyễn Thị Minh Thu, 2012). Theo báo cáo của sở NN và PTNT Quảng
Nam (2018), tại Quảng Nam hiện có trên 10.000 ha ứng dụng giải pháp giảm phát
thải khí nhà kính trong nơng nghiệp trong khi tại Thừa Thiên Huế mới chỉ triển khai
thử nghiệm trên 6 ha. Một đề tài nghiên cứu khác đã chứng minh việc thay đổi quy


13
trình canh tác có thể làm giảm lượng khí phát thải nhà kính tại đồng bằng sơng Cửu
Long. Kết quả nghiên cứu và đánh giá các mơ hình cho thấy lượng khí thải nhà kính
trong canh tác lúa đã giảm rõ rệt khi nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật
như thực hiện làm đất bằng phẳng; xử lý tốt rơm rạ, hạn chế cho rơm phân hủy
trong điều kiện yếm khí; gieo cấy thưa; tưới nước và bón phân tiết kiệm, hợp lý
(Nguyễn Minh Anh, 2019).
Như vậy, có thể áp dụng rát nhiều phương pháp biện pháp CSA như thay đổi
cách tưới tiêu, cách dùng phân bón, thuốc trừ sâu, sử dụng công nghệ, trồng xen canh

.v.v. để giảm nhẹ các tác động mơi trường nói chung và giảm khí nhà kính nói riêng.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu
Có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh các điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội có tác động rất lớn tới việc phát triển nơng nghiệp nói chung
và CSA nói riêng. Timothy và CS (2015), cho biết yếu tố tự nhiên, đất, nước, khí
hậu là các đầu vào của hoạt động sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp tới
việc sản xuất nông nghiệp. Osana và Fanny (2019) cho rằng các điều kiện kinh tế
xã hội có vai trị then chốt ảnh hưởng đến định hướng phát triển của ngành nông
nghiệp. Abdul và CS (2016) khẳng định ngày nay vai trò của khoa học công nghệ
ngày càng lớn. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt trong cuộc cách mạng
4.0 đã làm thay đổi cả ngành nông nghiệp. Các công nghệ như công nghệ GPS đã
chuyển nền nông nghiệp sang nơng nghiệp chính xác giúp ngành nơng nghiệp tiết
kiệm được đầu vào mà vẫn đạt được năng suất cao nhất. Các chính sách của nhà
nước có ảnh hưởng lớn tới định hướng và sự phát triển nơng nghiệp. Chính sách của
nhà nước được tiến hành với mục tiêu riêng và có vai trị dẫn dắt nền nơng nghiệp.
Sally và CS (2007) cho biết sử dụng đất đai là vấn đề trọng tâm trong lịch sử phát
triển nông nghiệp của Việt Nam và điều này cũng đúng cả với những nước khác
trên thế giới. Những chính sách đất đai có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển nông
nghiệp. Các chính sách hỗ trợ vốn cũng đóng vai trị quan trọng giúp ngành nơng
nghiệp có tiền đề phát triển. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, 2016, khi
xem xét các thị trường yếu tố sản xuất và thị trường hàng hóa thì mơ hình phổ biến
ở Việt Nam là sự chi phối nhiều của nhà nước như nhà nước sở hữu đất đai và hầu
hết các hệ thống thủy lợi. Tuy nhiên đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp Việt Nam năm


14
2013 đã chỉ ra nhiều thách thức, cơ hội nêu trên, cho thấy sự thay đổi trong tư duy
về vai trò của Nhà nước tạo điều kiện tốt cho sự phát triển CSA. Ngay từ năm 1993,
Carlo Cafiero đã chỉ ra rằng sự thay đổi chính sách nơng nghiệp đã mở ra cơ hội to
lớn cho các nước đang phát triển trên thế giới. Các thành tựu nông nghiệp đạt được

ở các quốc gia đang phát triển sau này có được nhờ sự thay đổi chính sách ở thời
gian trước đó.
Đối với yếu tố dân số, con người, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra con người
đóng vai trị quyết định trong sự phát triển CSA. Đứng trước diễn biến BĐKH diễn
ra trên quy mơ tồn thế giới ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, người
nông dân thường đưa ra các quyết định thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp
sao cho phương thức mới tránh hoặc giảm thiểu được tác động từ BĐKH. Tuy vậy
các hộ nông dân có xu hướng thay đổi từng bước, nhỏ lẻ từ thay đổi giống cây
trồng, thời gian trồng, sử dụng máy móc kỹ thuật hay ở quy mơ lớn hơn là sử dụng
cơng nghệ, thay đổi tồn bộ kỹ thuật canh tác tiên tiến, sử dụng robot nông nghiệp...
Sự thay đổi này thường cho kết quả trong dài hạn. Các thành quả là sự tổng hòa
nhiều yếu tố nên rất khó đánh giá hồn chỉnh mối liên hệ giữa sự thay đổi của một
vài yếu tố đơn lẻ tới sự thay đổi trong kết quả thu được. Chính vì vậy người nông
dân thường đắn đo cân nhắc trong việc ra quyết định liệu có nên phát triển theo
hướng CSA hay không. Các yến tố như quy mô sản xuất, đặc điểm khu vực sản
xuất, thơng tin, nguồn tài chính, chính sách và đặc biệt là yếu tố con người… có vai
trò quan trọng trong việc gia quyết định của các hộ nông dân (Francesco Pagliacci
(2020), Victor và CS (2019)).
Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng phương thức
nơng nghiệp thơng minh với khí hậu khá đa dạng. Có rất nhiều yếu tố được các
nghiên cứu trước đó đề cập đến, tuy nhiên, có thể phân chia các yếu tố đó thành các
nhóm dưới đây:
Các yếu tố nhân khẩu học. Trong bất cứ hoàn cảnh nào con người cũng luôn
được coi là yếu tố trọng tâm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CSA trong
đó liên quan đến nhân khẩu học có yếu tố động lực làm nông nghiệp (Franks
Emery, 2013, Defrancesco và CS, 2008); yếu tố vốn con người và xã hội (nghĩa là
trình độ, khả năng tiếp nhận thơng tin) (Jeetendra và CS, 2018, Klerkx và CS,


15

2009; Moschitz và CS, 2015); yếu tố cấu trúc kinh tế xã hội (Long và CS, 2016,
Schulte Rogier và CS., 2016). Nghiên cứu của Carmona và CS, 2015 khẳng định
yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển CSA chính là hành vi, nền tảng học vấn, văn
hóa, xã hội của người làm nơng nghiệp. Trình độ học vấn càng cao người nông dân
càng dễ dàng tiếp cận với các cách thức nông nghiệp mới, tiên tiến hiện đại như
CSA. Victor O. Abegunde và CS (2019) nhận định các yếu tố như trình độ, kinh
nghiệm, mối quan hệ xã hội, nhận thức về BĐKH là các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển của CSA Khi người nơng dân có kinh nghiệm càng nhiều, hoạt động sản
xuất của họ càng đạt hiệu quả cao hơn dẫn đến thu nhập cao hơn, vốn tích lũy cao
hơn, từ đó khả năng phát triển CSA cao hơn. Nghiên cứu của Jeetendra Prakash
Aryal và CS (2018) đã phân chia rất nhiều nhóm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
CSA. Nghiên cứu này cho rằng các yếu tố liên quan đến con người, đặc điểm của
nông hộ bao gồm giới tính, tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ và những người trong
hộ, quy mô hộ gia đình và cả yếu tố nhập cư hay khơng đều có ảnh hưởng đến việc
phát triển CSA. Sau khi đưa các số liệu thống kê thu được vào mô hình kinh tế
lượng, nghiên cứu này cho kết quả: Các yếu tố nếu chủ hộ là nam giới, trình độ học
vấn càng cao thì khả năng hộ sản xuất đó thực hiện phát triển CSA cao hơn nữ. Độ
tuổi càng cao thì việc quyết định đa dạng hóa cây trồng, quản lý dinh dưỡng đặc
biệt cho từng khu vực sản xuất càng dễ dàng dựa trên kinh nghiệm của họ. Các nhận
định này cũng khá tương đồng với nghiên cứu của Gill (2014), Jat và CS (2015),
Francesco và CS (2020). Theo nghiên cứu của Victor (2019), Jeetendra và CS
(2019) ngoài các yếu tố kể trên, cịn có thêm yếu tố mức thu nhập trung bình ngồi
hoạt động nơng nghiệp; có hay khơng là thành viên của các hội. Ngồi ra tác giả
đưa thêm các yếu tố như, hình thức hộ gia đình (thuần nơng hay hỗn hợp), quy mơ
hộ gia đình (gia đình có bao nhiêu thành viên). Nghiên cứu nhận định khi người dân
có thu nhập ngồi nơng nghiệp cao họ có khả năng có nhiều thơng tin và nhiều
nguồn vốn hơn dẫn đến khả năng chuyển đổi sang phương thức CSA cao hơn. Đối
với gia đình đơng thành viên trong những lúc công việc nông nghiệp vào mùa cao
điểm, một số thành viên khác của gia đình khơng làm nơng nghiệp có thể trở thành
lao động tạm thời. Hộ gia đình có hình thức hỗn hợp có khả năng chuyển đổi sang

nông nghiệp thông minh cao hơn.


×